Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương Iii Những Cuộc Độc Tham Của Mười Người Phương Tây Với Lão Sư Bạch Vân

Tuesday, July 10, 201200:00(View: 9249)
Chương Iii Những Cuộc Độc Tham Của Mười Người Phương Tây Với Lão Sư Bạch Vân

Thiền sư PHILIP KAPLEAU
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
BA TRỤ THIỀN
GIÁO LÝTU TẬPGIÁC NGỘ
Nguyên tác: The Three Pillars of Zen
Cập Nhật và Hiệu Đính
theo Ấn Bản Kỷ Niệm Năm Thứ 35 của Nguyên Tác Tiếng Anh

PHẦN MỘT
GIÁO LÝTU TẬP

Chương III 
Những Cuộc Độc Tham của Mười Người Phương Tây 
với Lão sư Bạch Vân

DẪN NHẬP CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP

 

 Sự tò mò lan rộng và ảnh hưởng thực tếPhật giáo Thiền đã khơi dậy ở phương Tây từ Thế Chiến thứ II – một ảnh hưởng chắc chắnảnh hưởng về ý nghĩa văn hóa và các hiện tượng tôn giáo của thời đại chúng ta – đã sản sinh ra một nền văn học có tầm vóc trong một số ngôn ngữ châu Âu. Một vài quyển trong trong các quyển phổ thông hơn thuộc loại sách này bằng Anh ngữ được Alan Watts tóm lược trong quyển The Way of Zen (Con Đường Thiền) của ông nêu ra rằng ngay cả Giáo sư Suzuki cũng không cho một “tường thuật dễ hiểu về Thiền bao gồm cả bối cảnh lịch sử và mối quan hệ của nó với các con đường tư tưởng Trung hoa và Ấn độ,” cũng không viết về “mối quan hệ của Thiền với Đạo giáo Trung hoa và Phật giáo Ấn độ”; rằng bộ Zen in English Literature and Oriential Classics (Thiền trong Văn học Anh ngữ và các Tác phẩm Cổ điển phương Đông) của R. H. Blyth cũng “thiếu thông tin về bối cảnh” và "không cố gắng trình bày có thứ tự về đề tài [Thiền]”; và rằng Chrismas Humphrey trong cuốn Zen Buddhism (Phật giáo Thiền) “không thực sự đặt Thiền trong mạch văn hóa.” Vì thế ông kết luận rằng đang có sự bối rối giữa những người phương Tây quan tâm đến Thiền vì thiếu “một tường thuật nền tảng, thứ tự và dễ hiểu về đề tài.”

 Kết luận ấy có tính cách dẫn dắt sai lầm cao độ. Sự kích thích tiến gần Thiền về mặt lý thuyết đối với các trí óc hàn lâm và những tò mò trí thức còn có thể được, song đối với những kẻ tìm kiếm hăng hái nhất mong đạt được giác ngộ thì nó còn tệ hơn là vô ích nữa, thật là nguy hiểm. Bất cứ ai nghiêm chỉnh cố gắng tu tập Thiền sau khi đọc những cuốn sách như thế không những chỉ thấy chúng đã chuẩn bị cho mình tọa thiền một cách nghèo nàn như thế nào mà thực tế còn cản đường mình đến đâu bằng cách trói buộc tâm mình vào những mảnh vỡ của các công án và những mảnh vụn của triết học, tâm lý học, thần họcthi ca khuấy động đầu óc, khiến cho mình trở nên khó khăn vô cùng trong việc tĩnh tâm va đạt trạng thái chánh định. Không phải không có lý do chính đáng khi các Thiền sư Trung hoa và Nhật bản cảnh cáo sự tiến gần có tính cách kiểu sức và lý trí đến kinh nghiệm chân ngộ sáng ngờivô ích.

 Cái gì đưa đến Tự chứng ngộ không phải là kiến thức về Trung hoa, Ấn độ hay những con đường tư tưởng khác mà là các phương pháp thực hành đúng đắn đặt căn bản trên lời dạy của các bậc thầy. Trái tim của tu thiềntọa thiền. Gạt bỏ trái tim này thì nó chỉ còn là cái xác không hồn. Bất chấp điều ấy, các quyển sách do ông Watts đã kể và những cuốn sách về Thiền của chính ông cũng không chứa gì hơn một sự thông tin sơ sài – và một vài cuốn cũng không được như thế nữa – về đề tài trọng yếu này. Cuộc đính ước tiến gần Thiền có tính cách triết họclý thuyết này quá ư bề ngoài, theo bản kê cứu của một tuyển tập gần đây về các bài viết của giáo sư Suzuki. Trong tập sách ngót 550 trang đó người ta chỉ có thể tìm thấy có hai chỗ nói đến tọa thiền, một là một chú thích và chỗ kia chỉ trơ trọi ba dòng trong bản văn.

 Một vài người khác giải thích Thiền, người châu Á cũng như người phương Tây, còn hướng dẫn sai lầm độc giả của họ theo một hướng khác nữa. Theo cách thưởng thức kịch, họ nhấn mạnh một cách không thích đáng sự la hét và đánh đấm của các sư Trung hoa thời xưa, dù cho họ câu độc giả bằng những trích dẫn giật gân, nghịch lý như “Phải giết Phật” và “Nói được, ba chục gậy! Không nói được, ba chục gậy!” Họ có thể cố gắng khích động độc giả chấp nhận một thứ Thiền huyền bí và bổ bang thánh tượng, chấp nhận những bí mật sâu kín nhất mà chỉ một số rất ít lọc lựa làm kẻ đồng mưu không? Vì mục đích gì, người ta có thể hỏi, một vài người viết, có lẽ ít bi đát hơn, nhưng cũng bằng các công ántính cách ngẫu hứng đào bới được bị đặt nhầm chỗ mà trước đây chưa từng được xuất bản bằng Anh ngữ, “giải đáp” chúng để cảm hóa những người đọc ít giác ngộ.

 Thiền như thực tế được thực hành ngày nay, đặc biệt là các sư dạy và hướng dẫn các học viên và môn đệ như thế nào trong những giây phút không có gì là kịch cả, đôi khi hơi buồn chánthất vọng trong việc huấn luyện Thiền hết ngày này đến ngày khác, hoặc về bản chất các vấn đề mà học viên hiện thời đưa ra trước các sư – về điểm này thì các tác giả ấy im lặng một cách kỳ lạ.

 Ấy là sự bóp méo Thiền và không phải là thiếu “sự trình bày có hệ thống và uyên bác” nằm tại gốc rễ của sự nhầm lẫn hiện nay. Vì một số không phải là không quan trọng những người phương Tây, do cái mũi nhọn hàn lâm này hướng dẫn lầm lạc về một thứ Thiền giả thiết mà nó là sản phẩm của lý thuyếtsuy diễn, không phải kinh nghiệm cá nhân, đã bị các hình thức phát biểu bí hiểm và dường như vô nghĩa của các công án cũng như cách hành xử mà bề ngoài có vẻ tàn nhẫn và phi lý của các Thiền sư Trung hoa bác bỏ. Kết quả là họ đã phản đối Thiền như là một cách tu hành kỳ quái và ngoại lai, không phù hợp với tâm trí người phương Tây. Những người khác lẹ làng khai thác sự tự do khoa trương về Thiền như là chuẩn y sự sùng bái tự do chủ nghĩa, lợi dụng tình trạng xuất bản không phân biệt rõ ràng và vô trách nhiệm các công án bị cô lập với bản thân giáo lý Thiền như là một toàn thể, làm giảm giá trịsai lạc Thiền vì các mục đích như thế.

 Hy vọng rằng sự tiết lộ những gì thực tế xảy ra giữa một Thiền sư và các học viên này sẽ không những chỉ đánh tan toàn bộ ý niệm sai lầm rằng Thiền là ngoại lai hoặc “huyền bí” hoặc chỉ là sự nghiên cứu văn hóa khá hấp dẫn nếu không nói là hơi kỳ quặc, mà còn tiết lộ Thiền như là một giáo lý thẳng thắnthực tiễn nổi bật và khi được hiểu và thực hành đúng thì rõ ràng Thiền có khả năng giải thoát con người khỏi những sợ hãilo âu sâu kín để họ có thể sống và chết với sự bình antrang nghiêm, trong thời đại hạch tâm của chúng ta cũng không ít hơn trong quá khứ.

 Biên tập những chỉ giáo và hướng dẫn đã được ban cho mười học viên phương Tây - người châu Mỹ và người châu Âu - cùng với những câu hỏi và đáp của họ, chúng tôi tin là một trình bày dễ hiểu đầu tiên xuất hiện bằng Anh ngữ hay bất cứ ngôn ngữ nào khác, về các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy thực tiễn của một Thiền sư theo chiều hướng huấn luyện Thiền đích thực. Toàn bộ gồm tám mươi lăm cuộc độc tham (dokusan). Chúng được góp nhặt trong một thời kỳ hai năm và thay đổi từ hai đến hăm bốn lần độc tham cho một học viên riêng biệt. Cuộc đối thoại xuất hiện giữa một nhóm các dấu sao là bản ghi lại một cuộc độc tham đầy đủ với vị lão sư từ lúc người học viên bước vào phòng cho đến khi trở ra. Nói chung, các cuộc độc tham của từng học viên riêng biệt được xếp theo thứ tự thời gian chúng diễn ra. Nhưng đây không phải là bản ghi lại liên tục mọi cuộc gặp gỡ với vị lão sư. Những cuộc độc tham chỉ gồm không hơn vài lời khuyến khích hay, nói chung, thiếu lợi ích đã được loại bỏ. Nơi nào có một số cuộc độc tham của một học viên can dự, ở đó có một thời kỳ một hay hai tháng xen vào.

 Mỗi cuộc độc tham trong số các cuộc độc tham này xảy ra trong thời kỳ biệt tu gọi là nhiếp tâm (sẽ được miêu tả đầy đủ trong một chương sau), trong khi đa số các cuộc độc tham đều ngắn gọn, cần thiết phù hợp với nhu cầu những ba mươi lăm hay bốn chục người, ba lần một ngày, thì thời gian của các cuộc độc tham đều do những đòi hỏi của cá nhân quyết định tối hậu chứ không do một thời hạn độc đoán nào cả.

 Tất cả các học viên ấy đều là người mới bắt đầu theo nghĩa chưa ai vượt qua được công án đầu tiên của họ (nghĩa là chưa chứng ngộ) trừ một trường hợp(1), và tất cả đã thực hành tọa thiền ở Nhật trong thời kỳ từ vài tuần lễ cho đến hai năm. Trong những trường hợp cá biệt, có thể phân biệt được một kiểu phát triển tri thức nhưng là một tri thức chưa trưởng thành để giác ngộ.

Người ta có thể nêu ra rằng những câu hỏi liên quan đến lý thuyết hay giáo lý – ví dụ, “Chỉ quán đả tọatọa thiền công án có gì khác nhau?” – không được vị lão sư bàn đến theo qui tắc trong độc tham, nhưng bởi vì những người

phương Tây này đều là người nước ngoài đến từ các nền văn hóa phi Phật giáo, nên ông trả lời họ. 

 Tài liệu sẽ tự nói cho nó, và bất cứ cố gắng phân tích hay giải thích nào về nó cũng sẽ không những chỉ là

----------------------------------------------

(1) Học viên H. .Ghi cả trường hợp này vào đây để người đọc có thể so sánh sự tiếp cận khác biệt của vị lão sư với một học viên ở mức cao hơn.

 

thừa mà còn có tính chất tự phụ nữa. Tuy nhiên, đối với những độc giả thiếu sự tiếp xúc với một bậc thầy có phẩm chất thì một lượng tin tức nhất định về bối cảnh có liên hệ đến thực hành độc tham ở Nhật ngày nay, đặc biệt như nó tác động lên người phương Tây, sẽ giúp họ có thể lợi dụng đến mức tối đa để thực hành theo tinh thần lời khuyên và chỉ giáo của vị lão sư như đã tiết lộ trong các cuộc độc tham ấy.

 Tọa thiền cùng với đề xướng (teisho) và độc tham tạo thành bộ ba để cho sự huấn luyện Thiền truyền thống đứng vững. Đối với người mới bắt đầu, cuộc gặp gỡ “mày đối mày” này với vị lão sư trong nội thất một cách riêng biệt có thể có điều gì đó khác biệt với kinh nghiệm hứng khởi và phong phú kỳ diệu, đem lại động cơ và chiều hướng thực hành cho y, đối với sự thử thách đáng sợ của những thất vọng to lớn tùy thuộc vào sức mạnhtính chất nhiệt tâm của y, cái điểm mà sự tọa thiền của y trưởng thành, và quan trọng nhất là tùy theo nhân cách và các phương thức chỉ dạy của vị lão sư.

Một khi người học viên bước vào phòng độc tham và cúi lạy như là dấu hiệu bày tỏ lòng kính trọng và khiêm tốn, y hoàn toàn có quyền tự do nói hoặc làm bất cứ diều gì cho đến khi nào nó còn là một biểu hiện chân chính của sự cầu tìm chân lýliên hệ một cách hợp lệ với sự tu tập của mình. Ngay từ lúc khởi đầu, khi y chưa kiểm soát được các tư niệm bất thường hay chưa chận đứng được sự vị ngã, thông thường và nhất là, nếu y có khuynh hướng triết học cố đưa vị lão sư vào những cuộc tranh luận trừu tượng, lý thuyết. Nhưng theo thời gian và qua thực hành tọa thiền đều đặn, tâm trở nên yên tĩnh hơn, sâu lắng hơn và qui nhất hơn, y sẽ hết quan tâm đến tranh luận trống rỗng và trở nên dễ chấp nhận hoàn toàn vị lão sư và các hướng dẫn của ông.

Với thực hành tọa thiền nhiều hơn, y sẽ dần dần bắt đầu kinh nghiệm, dù chỉ chốc lát, sự hài hòa và hợp nhất thâm sâu (nhất là các kỳ nhập chánh định), mà nó bắt đầu thế chỗ những cảm giác bất hòa và nhầm lẫn cảm thấy trước kia. Bấy giờ khi đến trước vị lão sư và khi được hỏi, y sẽ đáp với sự mạnh dạn và hoạt bát mà trước kia thì bối rối và ngập ngừng. Y có thể la hét với vị lão sư, song không phải vì bực bội hay tức giận, mà vì đã thoát khỏi đến một mức độ lớn lao những cơ cấu của trí óc và tình cảm đã ràng buộc y cho đến lúc này, và có thể gia tăng gom góp các năng lực của thể xác và tinh thần còn mơ màng bên trong. Khi sự tọa thiền trở nên sâu hơn và tâm đã được tẩy sạch các giá trị hư ngụy và các ý niệm mê hoặc, y bỗng nhiên có thể nắm lấy cây gậy của vị lão sư đập lên tấm nệm để trả lời câu hỏi châm chọc. Hoặc khi được yêu cầu đưa ra chứng minh cụ thể về sự tri giải công án, y không cần nhờ đến khái niệm hay lý thuyếttrả lời với toàn bộ con người mình. Một học viên có thể đáp không suy nghĩ theo kiểu này là y đang bay lượn trên bờ mép của ngộ, mặc dù chính y không biết. Chỉ có vị lão sư, với những năm dài kinh nghiệm và con mắt sắc bén phân biệt, là có thể phân định được độ hiểu biết chính xác của y và cho y sự hướng dẫn và khích lệ cần thiết ở điểm trọng yếu này.

Một vị lão sư có tài sẽ không ngần ngại dùng phương tiệnmánh lới, không loại trừ những cái đánh rất lẹ bằng cây hốt  (kotsu)(2) mà bất cứ lúc nào cũng có bên

---------------------------------------

(2) Kotsu (Hốt): Từ tiếng Nhật chỉ cây gậy hay thanh cây của các lão sư, dài độ 4 tấc có hình giống cột xương sống con người, các sư dùng để nhấn mạnh một điểm, hay đôi khi đánh lẹ để khiển trách một môn sinh.

 

ông khi ông tin rằng nó sẽ đánh thức và kích động tâm người học viên ra khỏi trạng thái vô thức mơ màng để bỗng nhiên nhận ra bản tánh chân thực của nó. Không phải là không thường xảy ra chuyện một người mới bắt đầu sẽ ngại xuất hiện trước vị lão sư ngay cả trong một cuộc độc tham hàng ngày. Thay vì hăng hái phóng nhanh đến vị trí xếp hàng khi nghe tiếng chuông độc tham vang lên,(3) y cứ ngồi dính chặt một chỗ sợ bị khiển trách vì chưa có sẵn lời giải đáp công án. Nếu không được các vị trưởng tăng (ở một tự viện) hay các vị trưởng tràng (ở một trung tâm) tảng lờ không biết đến sự do dự ấy, thì chứng tỏ y không đáng được ngay cả một cái đánh khuyến khích, mà rất có thể y sẽ bị lôi ra khỏi chỗ ngồi và tống cổ vào độc tham nếu ở một tự viện nghiêm khắc. Khi không hăng hái, cuối cùng y cũng phải xuất hiện trước vị lão sư, và ông có thể nghiêm trách y là nhút nhát, rồi vắng tắt đuổi khéo y ra mà không hỏi hay bình luận một lời nào. Hoặc ông có thể đánh y một hốt trong lúc y đang lạy và rồi rung chuông ra lệnh cho y đi ra. Trong lúc đi ra, y đau khổkinh ngạc, suy nghĩ lý do tại sao mình bị đuổi ra một cách độc đoán như thế.

 Chiến thuật đặt người học viên vào một tình thế tuyệt vọng, y bị đẩy tới một cách không nhân nhượng từ phía sau và lại bị bức lùi một cách mãnh liệt từ phía trước, thường tạo ra sức ép bên trong đưa y đến một vụ nổ bùng bên trong mà không có nó chân ngộ hiếm khi xảy ra.

--------------------------------------------------

(3) Những người phương Tây theo dự khóa nhiếp tâm đầu tiên thường bối rốihiểu lầm cảnh này, giải thích nó thuộc về phần nghi thức đã được qui định. Thực ra không phải thế. Tiếng chuông độc tham bỗng vang lên đủ để giải trừ sự căng thẳng tích lũy đã phát triển trong khi nỗ lực tập trung kịch liệt. Đồng thời lại có sự thúc đẩy chạy đua không thể kìm chế được đến trước vị lão sư để được trắc nghiệm. Đôi khi, có những học viên chạy trước vào phòng vị lão sư, không đợi ông ra hiệu.

 

Song những phương sách cực đoan như thế vô hình trung lại phổ biến trong Thiền. Nói chung, những phương sách như thế thường có trong phái Lâm Tế hơn là trong phái Tào Động. Ở các tự viện, kỷ luật thường cứng ngắt và thô bạo hơn. Dù vậy các khóa nhiếp tâm đột xuất ở chùa không vang dội những tiếng hét đinh tai để khuyến khích của các vị trưởng tràng và tiếng quất mạnh mẽ của kích trượng. Những người phương Tây thường không nghĩ ra rằng những cú đánh bằng gậy có thể đẩy người ta đến kiến tánh, và họ kinh ngạc thấy rằng không những kích trượng thường được sử dụng một cách không khoan nhượng đã làm cho nhiều người Nhật đạt ngộ ở các khóa nhiếp tâmthực tế nó còn được người ta yêu cầu đánh nữa. Một trong các môn đệ của Đạo Nguyên đã dẫn lại lời sư trong Chánh Pháp Nhãn Tạng Dị Văn Ký (Shobogenzo Zuimonki) kể rằng khi còn ở Trung hoa, sư đã nghe đoạn sau đây bàn về tọa thiền của một Thiền sư nọ nói: “… Khi còn trẻ, tôi thường viếng các bậc trưởng thượng của nhiều tự viện khác nhau, và một trong số các vị đó đã giải thích rằng: ‘Ngày xưa tôi thường đánh mấy ông tăng ngủ gật mạnh đến nỗi nắm tay tôi suýt vỡ mất. Bây giờ già yếu rồi, tôi không thể đánh mạnh như vậy được nữa. Vì vậy, khó có thể đào tạo được những bậc cao tăng. Ngày nay trong nhiều tự viện, các bậc thượng tọa không nhấn mạnh đầy đủ việc ngồi. Vì thế, Phật giáo đang xuống dốc.’ Vị ấy khuyên tôi: “Đánh càng nhiều, càng tốt.”(4)

Tất cả các bậc đại sư đã dạy rằng phải khơi dậy một nội lực mãnh liệt cho nỗ lực phi thường để đạt giác ngộ hoặc bằng cách thúc giục bằng gậy từ bên ngoài hoặc bằng

-----------------------------------------------

(4) Dẫn trong Sources of Japanese Traitions, trg. 254, William Theodore de Bary biên soạn

sức mạnh đích thực của ý chí từ bên trong. Chính đức Phật cũng đã nhấn mạnh điều này trong một kinh xưa qua những lời sau đây: “Phải cắn chặt hai hàm răng, lưỡi ép mạnh lên lợi, trấn áp, đè bẹp và khắc phục tâm bằng tâm, như một người khỏe đè trên đầu, trên vai một người rất yếu để trấn áp, đè bẹp, và khắc phục người yếu. Bấy giờ các tư niệm xấu xa, ác hại, có liên hệ đến dục vọng, oán ghét và mê hoặc sẽ qua đi, biến mất.”(5)

 

 Thực tế, có những sư Lâm Tế ở Nhật hiếm khi sử dụng kích trượng và một số sư Tào Động cố gắng dùng nó chỉ để chứng tỏ rằng, rốt ráo chính nhân cách riêng của vị lão sư cùng với phương pháp huấn luyện mà ông đã thọ nhận mới quyết định các phương pháp giáo huấn của ông, chứ không phải hoàn cảnh môn phái mà ngôi chùa ông tùy thuộc.

 Nơi con người của bậc chân sư, có thể giảng giải Phật pháp với niềm tin quyết phát sinh từ kinh nghiệm thâm sâu của ông về Chân lý, người ta sẽ thấy hiện thân của trí tuệuy nghi của Thiền. Một vị thầy như thế là một bậc đạo sưtinh thầntâm trí đồng nhất với tinh thầntâm trí của chư Phật và chư Tổ, mặc dù họ cách xa nhau hàng thế kỷ về thời gian. Không có những người như thế, quá khứ của Thiền không có sự sống, tương lai của Thiền “không có năng lực tái sinh.” Thiền như là một sự tâm truyền tâm, ấp ủ chân lý sinh động, sống thực – chân lý trong hành động. Giống như âm nhạc bị nhốt từ trong đĩa hát cần điện năng và phương tiện tái sản để có thể sống dậy. Tâm trí của Phật khắc ghi trong các kinh cũng cần một sức sống như thế nơi con người của người đã giác ngộ để

------------------------------------------------

(5) The Satipatthana Sutta of Majjhima Nikaya (Lord Chalmers dịch trong Further Dialogues of the Buddha, part 1).

 

tái tạo.

 Trong độc tham, vị lão sư thực hiện vai trò song đôi vừa là người cha vừa là người mẹ theo truyền thống. Đôi khi ông là người cha nghiêm khắc, hay khiển trách để thúc giục, rèn luyện và đôi khi ông là người mẹ dịu dàng, yêu thương, an ủi để khuyến khích. Khi người môn sinh chểnh mảng nỗ lực sẽ được vỗ về hay thúc giục; khi y tỏ vẻ kiêu căng sẽ bị quở trách, trái lại, khi y nghi ngờ hay thất vọng, y sẽ được khuyến khích và nâng đỡ. Như thế một vị lão sư có tài sẽ kết hợp sự lạnh lùng nghiêm khắc với sự quan tâm ấm áp, uyển chuyển và một tấm lòng không vị kỷ mà không bao giờ nên nhầm lẫn với nhu nhược hay yếu đuối, thêm vào đó là sự tự tin và một phong cách chỉ huy. Bởi vì lời ông nói chứa sức mạnh và trực thuộc nhân cách giải thoát của ông, những gì ông nói có năng lực làm tươi lại tinh thần ủ rũ của người môn sinh và khôi phục năng lực cho cuộc tìm ngộ của y bất chấp đau đớn, thất vọng hay phiền não nhất thời

 Nhưng những gì người môn sinh đáp một cách sắc bén nhất là bằng chứng cụ thể của tâm giải thoát của vị lão sư: sự tự phát như trẻ thơ, sự chiếu sáng, sự quan tâm nhiệt tình. Những người mới tu nhìn vị lão sư bảy mươi tám tuổi chứng minh một công án với sự lẹ làng như chớp và sự thâm nhập toàn bộ; và quan sát lòng bao dung tuôn chảy, không chút gắng gượng mà chính ông tham dự vào bất cứ hoàn cảnh nào với tất cả mọi cá nhân thì biết rằng họ đang chứng kiến một trong những sản phẩm tuyệt hảo của một hệ thống phát triển tâm và cá tánh độc nhất vô nhị, và họ sẽ tự nhủ mình trong giây phút thất vọng: “Nếu qua thực hành tọa thiền mà ta có thể biết được kinh nghiệm sống với sự tức thời và trực thức như thế thì đâu có phải là trả giá quá đắt.”

Tất cả những kỹ năng và bi tâm độc đáo của vị Thiền sư diễn ra trọn vẹn một khi ông cảm thấy tâm của người môn sinh đã chín muồi, tức không còn tư niệm phân biệtý thức rõ ràng – nói cách khác, trong trạng thái của cái Một tuyệt đốitiết lộ một cách khác biệt trong cách người môn sinh đánh cái chuông độc tham, cách y bước vào phòng độc tham, cách y lạy, và cách y nhìn và hành động trong lúc độc tham. Bằng nhiều cách khác nhau, vị lão sư sẽ thúc giục, xô đẩy tâm y làm một cái nhảy tối hậu vào ngộ. Đến điểm này, nỗ lực của vị lão sư có khuynh hướng vỗ về, phấn khích người môn sinh tự mình sử dụng năng lựcnhất tâm vào sự tập trung và không nhường bước cho chán nản, thất vọng. Nhưng bây giờ ông lại thay đổi chiến thuật, ông bắn những câu hỏi sắc bén vào người môn sinh, đòi hỏi câu trả lời tức khắc, hoặc thình lình ông dùng cây hốt đánh y hoặc đập mạnh xuống đệm hay vào bàn, tất cả đều là nỗ lực nhằm đẩy bật tâm mê hoặc của người môn sinh.

Do hiệu quả của những việc làm như thế tác động lên tâm người môn sinh, những cái thúc đẩy nhanh chóng của người thầy giống như những cơn mưa dông trên vùng đất khô cằn, hay những tia sáng lóe lên trong căn phòng u tối, chúng giúp cho tâm của người đệ tử tiến tới điểm sanh tử kế tiếp, giai đoạn mà y cảm thấy như bị đóng chặt trong một “khối băng” hay bị nhốt kín trong một “lâu đài thủy tinh.”(6) Bây giờ y đã thực thấy chân lý nhưng không thể thoát ra và giữ nó được. Người môn sinh biết rằng vị lão

 

-----------------------------------------

(6) Các ẩn dụ này được dùng trong Thiền để miêu tả “mùi vị” trước ngộ. Có thể vẫn bị dính ở diểm này hằng tuần, hằng tháng hay cả hằng năm.

 

sư không thể nói trước một cách chính xác giây phút ngộ sẽ đến lúc nào, ông cũng không thể “ban” ngộ cho y được. Chính ông cũng không thể làm gì khác hơn là nỗ lực hết sức mình và chủ yếu là làm kiệt quệ hết tư niệm cho tâm người môn sinh đạt đến trạng thái vô tâm như trẻ thơ (tức tâm trống rỗng)(7). Song cái đả thông tối hậu, cái “nhào lộn” đột xuất có tính cách quyết định của tâm (người môn sinh) báo hiệu ngộ sắp đến, và phải xảy ra. Trong thời cơ sinh tử này, sự cám dỗ luôn luôn có tiềm năng đột nhập, khi ngộ như một cú sét từ trời xanh giáng xuống, sẽ xảy ra, hoặc tốt hoặc xấu,(8) trở nên rất khó kháng cự. Ấy là cơ vận tuyệt vọng của cái ta thối lui để phá vỡ tâm tập trung, gây cho tâm chứng bệnh dịch tư niệm và chận đứng cái nhảy vọt tối hậu - nghĩa là sự quên ta trọn vẹn để tự do. Người thầy biết rõ rằng tâm của người môn sinh có thể bung lên thành cái nhảy vọt tối hậu này khi nó va phải một cú đánh, một câu nói hoặc một âm thanh duy nhất, nếu nó trống rỗng. Ông lấy làm đau đớn phải chỉ rõ sự cám dỗ này và cảnh cáo người môn sinh không làm mồi cho những quyến rũ của bản ngã.

 

 Ngộ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, không phải chỉ trong phòng độc tham. Thực tế, có một số môn sinh đã kinh nghiệm ngộ trong khi lắng nghe lão sư đề xướng. Tâm của họ bị buộc vào một câu nói đặc thù nào đó mà họ đã nghe vị lão sư nói nhiều lần nhưng chỉ bây giờ, vì tâm đã chín

 

-----------------------------------------------

 (7) Cố gắng hết sức để đạt vô tâm nghe có vẻ như nghịch lý, nhưng nghịch lý này là một nghịch lý hợp lý và không phải là phi lý.

(8) Một vài người có sự sợ hãi vô ý thức về ngộ, tin rằng nó có thể ảnh hưởng tai hại đối với tâm. Không cần nói, đây là một sự sợ hãi vô căn cứ.

 

muồi, nó mang một ý nghĩa mới và hốt nhiên tác dụng như

một tia sáng phát ra cái nổ bên trong báo hiệu sự khai mở của con mắt Tâm. Một vài người đã ngộ ngay trên tàu lửa hay trên chuyến xe buýt trên đường về nhà sau khóa nhiếp tâm. Thường nhưng không phải luôn luôn, kiến tánh theo sau một thời kỳ tập trung và thấm nhập kịch liệt.

 Theo cái nhìn của những người đi trước, những lời khêu gợi mà nhiều công án hay các cuộc vấn đáp (mondo) hay kết thúc: “Nghe câu ấy, bỗng nhiên ông tăng giác ngộ” hay “Bấy giờ con mắt Tâm của ông tăng mở ra,” người ta sẽ thấy những lời như thế ít có tính chất tưởng tượng như lúc đầu thoạt nghĩ. Những học viên bối rối thường hay hỏi: “Làm sao có thể đạt ngộ nhanh chóng và dễ dàng như thế được trong khi chỉ có một người tin các công án?” Điều quan trọng cần để ý ở đây là câu nói hay cú đánh của người thầy phá vỡ tâm mê hoặc của người môn sinhhiệu quả chỉ vì nó đến đúng lúc tâm của người sau đã chín muồi và sự chín muồi này là kết quả của một thời kỳ tọa thiền lâu dài và một số cuộc độc tham với thầy. Nói cách khác, các công án theo cách thức phát biểu riêng, chỉ đưa ra những hoàn cảnh thúc đẩy, chúng bất chấp những năm dài xao xuyến, không nguôi tìm kiếm chân lý, đã đưa đến kinh nghiệm vinh quang tột đỉnh này.

 Bằng chứng giác ngộ của người môn sinh nằm trong khả năng đáp tức khắc, bằng cách “sống,” những câu hỏi đòi hỏi sự chứng minh cụ thể tinh thần công án. Cái gì thuyết phục người thầy tin chắc không những chỉ là lời nói hay dáng điệu hay sự im lặng (mà nó cũng có thể có hiệu quả tương đương) của người môn sinh mà còn cả lòng tin quyết và sự thông báo chắc chắn những cái ấy, tức là cái nhìn hiểu biết trong đôi mắt, tính cách cương quyết trong giọng nói, và tính tức thời, sự tự do, sự thông suốt trong chính các điệu bộ và cử động. Như thế có thể đối với hai người khác nhau, một ngộ và một chưa ngộ, trả lời bằng những lời nóidáng điệu y nhau trong độc tham, và ông thầy chấp nhận những câu đáp của người này và từ chối những câu trả lời của người kia.

 Sự chấp nhận của người thầy đối với sự chứng minh của người môn sinh là xác định ngầm rằng người môn sinh đã đạt chân ngộ,(9) dù cho nó còn nông cạn như nhiều kinh nghiệm đầu tiên. Chỗ Thiền khác biệt với các phép tu khác của Phật giáo rõ ràng là nó khăng khăng rằng người môn sinh phải chứng minh cái hiểu của mình “ở bên kia mọi hiểu biết” mà không phải nói dông dài về nó. Cái gì có giá trị của Thiền là các điệu bộ thể hiện, những cử chỉ và câu nói phát xuất tức thời từ mức độ sâu nhất của toàn bộ con người mà không phải là ngững giải thích vô vị, dù vi tế. Một người thầy có kinh nghiệm có thể quyết định bằng một câu hỏi độc nhất – hoặc nếu là kinh nghiệm sâu xa thì chỉ bằng một cái liếc nhìn – sự kiện giác ngộ của người môn sinh, nhưng vẫn đòi hỏi người môn sinh chịu sự trắc nghiệm mà ông có thể thiết lập để xác định độ sâu và các giới hạn của cái ngộ, như thế, để người môn sinh cũng như chính ông được hài lòng.

 

Người ta vẫn thường công khai quả quyết rằng kinh nghiệm ngộ chân chính tự xác định giá trị cho nó và vì thế không cần phải trắc nghiệm. Nhưng ở đây sự tự lừa dối cũng mãnh liệt như trong các lãnh vực hành xử khác của con người, có lẽ còn mãnh liệt hơn là khác, vì chính bản chất của kinh nghiệm ngộ. Đối với người mới tu thì quá dễ

---------------------------------------------

(9) Không may, vô hình trung, điều này đúng một cách đồng dạng. Một vị lão sư dễ thông qua thường sẽ thông qua cho người môn sinh chưa có kinh nghiệm chân ngộ.

 

lầm các thị kiến, sự xuất thần, ảo ảnh, nội kiến, mật khải, trạng thái ngây ngất hay ngay cả sự tịch tĩnh của tâm là kiến tánh. Mặt khác, cái cảm giác mênh mang như biển cả của một vài loại người bị chứng thần kinh loạn cũng có thể nhầm cho là ngộ vì nó cũng mang ý nghĩa đồng nhất với vũ trụ. Vì tất cả những lý do đó, và nhất là vì mối nguy hiểm đối với nhân cách kết quả từ sự tự lừa dối như thế mà cho là chân thật, nên giáo lý Thiền luôn luôn khẳng định rằng ngộ phải được trắc nghiệm và xác nhận bởi một bậc thầy mà kinh nghiệm ngộ của ông đã được một bậc thầy đã giác ngộ khác ấn chứng.

 

 Nếu có thể có sự tự lừa dối mình về kiến tánh thì cũng có thể có kinh nghiệm kiến tánh mà không cho đó là giác ngộ. Lão sư Bạch Vân kể lại câu chuyện một trong các môn đệ của ông sống ở miền nam nước Nhật mà ông đã gặp mỗi năm một lần vào các tuần nhiếp tâm. Trong khoảng cách giữa các lần viếng thăm của lão sư, anh ta đã có sự thức ngộ nội tâm, nhưng không đồng thời có cơn xúc động trào dâng nước mắt vì vui sướng nên không tin rằng những gì mình đã nhận thức được là kiến tánh. Khi hỏi anh ta trong lúc độc tham, lão sư cảm thấy rằng nhận thức và nội tri của môn đệ mình như thế đáng được trắc nghiệm, và do đó, lão sư đã đưa ra nhiều câu hỏi “trắc nghiệm” anh ta. Ông ngạc nhiên vì thấy rằng anh ta đã có thể đáp đúng và đầy đủ và ông đã ấn chứng. Dù còn nông cạn, song kiến tánh ấy là thật. Điều phải quan tâm đầy đủ ở đây là bản chất của các phản ứng đối với cái ngộ của một người không những tùy thuộc vào độ sâu của kinh nghiệm ngộ mà còn vào cơ cấu tình cảm và tinh thần của y.

Cần phân biệt loại trắc nghiệm này với loại trắc nghiệm liên quan đến Pháp chiến (Hossen) mà ngày xưa hay xảy ra trong giới Thiền tăng Trung hoa và Nhật bản cho đến thời kỳ Bạch Ẩn (Hakuin), khoảng hai trăm năm qua. Các tăng nhân và cư sĩ(10) thuộc nhiều mức độ sức mạnh tinh thần khác nhau, thường chu du khắp xứ trong cuộc hành hương tinh thần, tìm các Thiền sưcao tăng thâm ngộ để đấu “pháp thuật” với họ như là một phương tiện phát triển sâu rộng hơn cái ngộ của mình và đồng thời phát triển các kỹ thuật huấn luyện qua trắc nghiệm sức mạnh tinh thần của “địch thủ” họ. Những cú đấm và những

cú đánh trả bằng ngôn ngữ đã tạo ra những cuộc tranh luận mà sau này được ghi lại và kết tập thành các tập công án vẫn được giới học Thiền ở Nhật dùng một cách rộng rãi.

 

Với sự vượt qua được công án đầu tiên của mình, người môn sinh bước vào một giai đoạn độc tham mới. Sự gắng sức căng thẳng và kịch liệt, sự thay đổi với những tâm thái không chắc chắn, chán nản và thất vọng đến đây đã trở thành sắc thái xuất hiện của người môn sinh trước thầy mà giờ đây nhường bước cho tự tin, thoải máitương hợp hầu như bình đẳng với vị lão sư, đã tạo nên phong cách người môn sinh có cá tính đặc biệt trước vị lão sư. Vị lão sư không còn là người cha hay người mẹ nữa mà chỉ là một người anh khôn ngoan. Chắc chắn những cử động của người môn sinh vẫn còn mò mẫm và không vững vàng,

 

---------------------------------------------

(10) Trong hàng cư sĩ, Bàng cư sĩ (Ho-koji) là người nổi tiếng nhất. Nhiều câu chuyện và truyền kỳ đã phát triển nói về cuộc đời say mê của ông. Ông là một học giả Khổng giáo và là một người giàu có đời nhà Đường, như đã được ghi lại, ông đã đổ toàn bộ của cải, vàng bạc của ông xuống sông, và từ đó cùng với gia đình lang thang khắp xứ, kiếm ăn bằng nghề làm vật dụng bằng tre và tham dự “Pháp chiến” với nhiều Thiền sư nổi tiếng đương thời. Xem thêm “Bàng cư sĩ” ở Chương X.

 

giống như những hoạt động của một con chó con vừa mới mở mắt nhìn thế giới và bước những bước đầu tiên, nhưng “cái vách sắt và hòn núi bạc” không còn cản trở mọi hướng nữa. Độc tham, khi không còn đáng sợ, nó trở nên buồn tẻ, nhưng giờ đây chuyển từ công án này đến công án khác, một hớp uống cạn hết mấy con sông và tái tạo lại trời đất bằng một cái giơ ngón tay(11) người ấy kinh nghiệm một cảm giác luôn luôn mở rộng đầy năng lựctự do. Để nắm được tinh thần các công án và tự phóng mình trọn vẹn vào các vai trò khác nhau do chúng sáng tạo, người ấy có thể diễn đạt một cách sống động và hùng hồn những tình huống cụ thể chân lý mà y nhận thức được. Nhưng có lẽ phép lạ vĩ đại nhất là tình cảm biết ơn của y đối với các Sư, Phật và Bồ-tát, đối với tất cả những ai đã giơ tay giúp đỡ và nói lời khuyến khích trong những giờ phút cần thiết. Bấy giờ lời nguyện thường được lặp lại của y là muốn đạt giác ngộ viên mãntoàn thể loài người mang một ý nghĩa mới và sâu xa.

 Theo những gì đã nói, rõ ràngvai trò của người thầy trong huấn luyện Thiền thực siêu việt. Không ai, không một cái gì có thể thay thế chỗ của một bậc thầy đã thâm ngộ, và thật may mắn cho người môn sinh có nghiệp

duyên đưa đến tiếp xúc với một bậc thầy như thế. Thế thì không có thầy không thể thực hiện việc tu tập Thiền được

 

-----------------------------------------------

(11) Đối chiếu với trường hợp thứ 19 của Bích Nham Lục (cũng như trường hợp thứ ba của Vô Môn Quan) thường được gọi là “Ngón Tay của Câu Chi,” lời dẫn nhập công án này nói:

 “Khi một hạt bụi dấy lên,

 Cả vũ trụ to lớn cũng lên theo. 

 Khi một đóa hoa nở ra,

 Toàn thể thế giới hiển hiện.”

 

sao? Không có cách nào hết. Theo tài liệu bao gồm trong chương này, người học có tâm nghiêm túc sẽ thấy mình được một vị lão sư xuất sắc đương thời trả lời một cách thực tế các câu hỏi liên quan đến việc thực hành có thể xảy ra với mình. Đọc thông suốt chương này cùng với các chương khác sẽ có thể khiến cho bất cứ ai cũng có khả năng để bắt đầu cuộc hành trình trên con đường đến giác ngộ.

 Xin thêm một lời để độc giả biết tài liệu độc tham này được biên tập như thế nào. Đặc quyền của tôi là có thể hành động như một thông dịch viên của Lão sư Bạch Vân trong nhiều năm, một hoàn cảnh đặt tôi ở vị trí duy nhất biết rõ các vấn đề tu tập Thiền của những người phương Tây dưới sự hướng dẫn của ông ở Nhật bản, biết rõ lời khuyênsự giáo huấn mà ông đã tặng họ. Đối với tôi, những câu hỏi và trả lời này nếu được ghi lại, chúng sẽ có giá trị vô lượng đối với những học viên ở phương Tây và những người ở các nơi khác muốn tự tu Thiền song còn thiếu một bậc chân sư có tài.

 Hơn nữa, tôi cảm thấy họ phải đi một đoạn đường dài để đánh tan quan niệm lan tràn rằng Thiền là sự huyền bí hóa kỹ lưỡng hay là một “biểu hiện bạo dâm của văn hóa Nhật bản,” như một vài nhà phê bìnhkiến thức nghèo nàn đã gọi như vậy.

Việc sử dụng băng ghi âm hay một phương tiện ghi lại nào khác bị đặt ngoài vấn đề vì nó sẽ khiến cho các học viên trở lại ý thức về mình làm cản trở việc độc tham của họ, và vì thế sẽ không bao giờ được Lão sư Bạch Vân cho phép. Mặt khác đối với tôi, cố gắng ghi chép những điều đáng ghi trong lúc độc tham cũng sẽ không được chấp thuận vì cùng lý do ấy, và trong bất cứ trường hợp nào cũng sẽ không được, nếu tôi phải làm công tác thông dịch tương ứng. Do đó, tôi quay sang ý nghĩ ghi lại bằng tốc ký ngay sau khi mỗi cuộc độc tham chấm dứt, trong lúc cuộc đối thoại vẫn còn mới mẻ trong tâm tôi, mọi điều đã được vén mở. Tôi tin rằng bất chấp sự ít thông thạo tiếng Nhật của mình, tôi cũng đã chuyển ngữ một cách trung thực bản chất những cuộc đối thoại diễn ra giữa Lão sư Bạch Vân và mười học viên phương Tây. Bất cứ khi nào nghi ngờ tôi đều cẩn thận kiểm chứng lại sự hiểu biết của tôi với ông. Song, có thể ở chỗ này hay chỗ kia tôi đã không nắm được đầy đủ sự uyển chuyển hay ý vị trong lời bình của lão sư, và bất cứ sơ sót nào như thế, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Cũng nên nói rõ rằng không nên xem nhẹ việc quyết định xuất bản tài liệu độc tham này. Thông thường độc tham được xem là vấn đề riêng tư giữa vị lão sư và người môn sinh, vì để bảo đảm sự thẳng thắn đầy đủ giữa thầy và trò, cả hai phải biết rằng những gì tiết lộ trong phòng độc tham sẽ không được tiết lộ ra ngoài. Song, Lão sư Bạch Vân đã bằng lòng cho xuất bản tài liệu này với điều kiện tôi cam kết với ông rằng nó phải thể hiện tối đa việc sửa lại nhiều hiểu lầm xuất hiện trong các sách viết về Thiền bằng Anh ngữ về bản chấtmục đích của độc tham. Tuy nhiên, ông đã ra điều kiện là không được tiết lộ bất cứ một giải đáp nào về các công án, như vậy những học viên sau này tu tập dưới sự hướng dẫn của một vị lão sư không thể gặp bất lợi vì đọc tin tức như thế. Điều kiện này đã được tôn trọng.


 

 CÁC CUỘC ĐỘC THAM

 

1. HỌC VIÊN A (đàn bà, 60 tuổi)

 

 Học viên: Tôi cảm thấy tôi là tù nhân của cái ta của tôi và tôi muốn chạy trốn. Tôi có thể làm được việc ấy qua tọa thiền không?

Lão sư: Chúng ta hãy nói về tâm trước. Có thể ví tâm bà như một tấm gương,(12) nó phản chiếu mọi vật xuất hiện trước nó. Từ lúc bà bắt đầu suy nghĩ, cảm biết và vận dụng ý chí, hình bóng ném lên tâm bà làm méo mó ảnh phản chiếu. Tình trạng ấy chúng tôi gọi là mê hoặc, là cái bệnh căn bản của con người. Hậu quả nghiêm trọng nhất là của căn bệnh này là nó tạo ra một cảm thức nhị nguyên, do đó bà qui định “tôi” và “không phải tôi.” Sự thực, mọi sự vật là Một, và dĩ nhiên đây không phải là một của số đếm. Thấy nhầm mình đương đầu với một thế giới hiện tượng hiện hữu tách rời, đây chính là cái tạo nên sự đối kháng, lòng tham và đương nhiên không thể tránh được đau khổ. Mục đích của tọa thiềnquét sạch những cái tối tăm hay nhiễm ô ấy để chúng ta có thể kinh nghiệm một cách thân thiết mối liên kết của mình với toàn bộ cuộc sống. Bấy giờ tình thươnglòng từ ái tự nhiên và tức khắc tràn tới.

* * *

---------------------------------------------

(12) Lão sư, giống như Lục Tổ Huệ Năng trong một bài kệ nổi tiếng, so sánh tâm không phải với hình thể tấm gương, vì tâm không hình thể, mà với sức phản chiếu của nó. Bài kệ của Tổ Huệ Năng đọc:

“Bồ đề bổn vô thọ “Bồ đề vốn không phải cây,

Minh cảnh diệc phi đài. Gương sáng chẳng phải đài.

Bổn lai vô nhất vật, Xưa nay không một vật,

Hà xứ nhạ trần ai?” Chỗ nào bám bụi trần.”

 

 Học viên: Tôi đang ngồi chỉ quán đả tọa như thầy đã chỉ dạy. Tôi thấy đau ở chân, nhưng có thể chịu đựng được. Tôi không bị tư niệm quấy nhiễu và tập trung tương đối tốt. Nhưng tôi thực không biết ngồi như thế có mục đích gì.

 Lão sư: Mục đích đầu tiên của việc ngồi là để hợp nhất tâm. Vì con người bình thường, tâm bị lôi kéo theo nhiều hướng, duy trì sự tập trung thực không thể được. Qua thực hành tọa thiền, tâm trở nên qui nhất và nhờ thế ta có thể kiểm soát được nó. Quá trình này có thể ví với việc sử dụng tia sáng mặt trời qua một kính lúp. Khi các tia sáng mặt trời qui tụ ở tiêu điểm, dĩ nhiên chúng trở nên mãnh liệt hơn. Tâm con người cũng vận hành một cách có hiệu quả khi nó được tập trung và hợp nhất. Dù bà có muốn thấy Tự tánh của mình hay không, bà cũng có thể biết rõ giá trị hiệu quả trạng thái sung mãn của sự hợp nhất tâm trọn vẹn.

 Học viên: Vâng, dĩ nhiên. Lúc ấy tôi đang ngồi yên lặng thực hành tọa thiền và rồi tôi cảm thấy bị đau rất nhiều. Tôi không biết tôi nên cố gắng chịu đựng cái đau hay bỏ cuộc khi nó quá kịch liệt. Nói cách khác vấn đề đích thực của tôi như vầy: Tôi nên dùng ý chí chịu đựng hay chỉ ngồi một cách thụ động, không cưỡng bức mình?

 Lão sư: Đây là vấn đề quan trọng. Đương nhiên là bà muốn đạt đến độ có thể ngồi một cách dễ chịu, không gắng sức cũng không đau đớn. Nhưng do thói quen sử dụng sai thân và tâm của chúng ta từ lâu, ngay từ đầu chúng ta phải vận dụng ý chí trước khi có thể ngồi với sự dễ dàng và quân bình. Và đương nhiên điều này gây ra đau đớn.

 Khi trọng tâm của thân được đặt ngay ở vùng dưới rốn, thì toàn thân sẽ vận hành với độ ổn định nhiều hơn. Trọng tâm nơi người bình thường ở hai vai. Hơn nữa, thay vì ngồi hay đi với cái lưng thẳng đứng, đa số người ta trầm xuống, đặt sự căng thẳng vô chừng ở khắp các phần của thân.

 Ngoài ra, chúng ta còn dùng nhầm tâm của mình nữa, chơi đùa hay chứa chấp tất cả mọi loại tư niệm vô ích. Đây là lý do tại sao chúng ta nỗ lực quyết tâm sử dụng thân tâm chúng ta một cách đúng đắn. Thoạt đầu, không thể tránh được đau đớn, nhưng nếu bà kiên trì, đau đớn sẽ dần dần nhường chỗ cho cảm giác thoải mái. Bà sẽ trở nên mạnh hơn về mặt thể xác và linh mẫn hơn về mặt tinh thần. Đây là kinh nghiệm của tất cả những người tọa thiền đều đặnthành khẩn.

 

* * *

 

 Lão sư: Bà có điều gì muốn hỏi?

 Học viên: Vâng, tôi có một số câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên là: Tại sao thầy bảo đặt nơi tôi ngồi bảng hiệu bảo không nên đánh tôi bằng kích trượng? Có phải thầy cảm thấy tôi vô hy vọng không?

 Lão sư: Tôi cảm thấy rằng bà, giống như đa số người phương Tây, không thích bị đánh. Người trưởng tràng đã đánh mọi người rất mạnh và tôi nghĩ nếu bà bị đánh, có thể làm trở ngại việc tọa thiền của bà. Bà không để ý việc bà bị đánh chứ?

 Học viên [mỉm cười]: À, hầu hết tôi không để ý nếu không bị đánh quá mạnh.

 Lão sư: Hôm qua người đàn bà trẻ ngồi đối diện với bà, mà tình cờ lại là người Nhật, bị đánh mạnh quá, dĩ nhiên là để thúc giục bà ấy. Đó là lần đầu tiên bà ấy bị đánh và bà ấy kinh ngạc, sững sờ đến nỗi sau buổi nhiếp tâm đã bỏ đi ngay. Cũng may hôm nay bà ấy trở lại và nói với tôi về việc đã xảy ra, vì thế tôi đã cho đặt bảng hiệu trên chỗ bà ấy ngồi bảo không đánh nữa.

 Học viên: Dù sao tôi cũng vui vì biết rằng thầy không nghĩ tôi là trường hợphy vọng.

 Điểm kế tiếp của tôi là: Sáng nay cảm thấy mình đầy năng lực, tôi bắt đầu nghĩ: “Mình phải quét sạch những tư niệm vô ích để trí tuệthể hiện ra được.” Rồi nhận ra đây là việc làm của cái ta, tôi lại trở nên thất vọng. Tôi cảm thấy mình giống như con lừa chỉ có thể khiến nó di động bằng cách treo tòn teng trước mắt nó một củ cà rốt.

 Lão sư: Bà có muốn giác ngộ không? 

 Học viên: Tôi không biết giác ngộ là gì. Hôm qua tôi đã nói với thầy là tôi muốn triệt hạ cái ta để có thể trở thành một người khôn ngoan hơn. Thiết nghĩ tôi muốn gạt bỏ cái ta hơn là muốn đạt giác ngộ

 Lão sư: Cái ta tự nó vốn không có – nó là cái gì đó do chính mình tạo ra. Song cũng chính cái ta do mình tạo ra này đưa chúng ta đến tọa thiền, vì thế không nên khinh nó. Tọa thiền, như bà đã có thể nhận biết, làm cho cái ta hao mòn. Bà cũng có thể loại bỏ cái ta bằng cách tuân theo các nội qui nhiếp tâm thay vì theo các xu hướng riêng của mình. Ví dụ, nếu bà không muốn đứng dậy khi chuông rung để mọi người đứng lên đi kinh hành là bà đang nuôi dưỡng cái ta của mình và đang làm nó gia tăng. Ăn cũng vậy, bà đầu hàng cái ta mỗi lần quyết định đi ăn trước cộng đồng và chỉ đi ăn một mình. Bây giờ, vì cái ta cắm rễ tận tiềm thức, cách duy nhất để nhổ rễ nó là giác ngộ hoàn toàn.

* * *

 

 Học viên: Tôi rất mệt mỏi và chân đau khủng khiếp. Tôi không thể tọa thiền tốt được nữa.

Lão sư: Tọa thiền đòi hỏi sức mạnh đáng kể. Nếu thân không khỏe mạnh, khó tọa thiền kịch liệt. Cho đến khi nào sức mạnh hồi phục bà mới ngồi thoải mái, không chút gắng sức. Khi nào bà cảm thấy khỏe lại, bà có thể dùng tận lực. Sau đó là vấn đề quyết tâm, đem ý chí ra chịu đựng. Năng lựcquyết tâm không lay chuyển, cả hai đều cần thiết.

* * *

 

 Học viên: Tôi đã tự tham công án “Bộ mặt trước khi cha sinh mẹ đẻ là gì?” Tôi tin tôi đã có câu trả lời nhưng muốn thầy xác nhận cho. Ví dụ, tôi cứ mãi nghĩ tôi giống như cái mà trước khi tôi sinh ra và cha mẹ tôi cũng giống cái ấy. Thực ra, theo sự tưởng tượng, tôi đã vùi chôn nắm tro tàn của mình ở một chỗ đáng ưa thích nhất. Tôi đã tham công án này đúng không?

 Lão sư: Không, không đúng. Những gì bà vừa nói chỉ là một bức tranh giả tưởng về công án này. Tham đúng nó bà có thể trả lời đúng những câu hỏi như: “Nếu thế giới này bị hủy diệt thì bộ mặt xưa nay ấy cũng bị hủy diệt theo phải không? Nếu thế, bằng cách nào?” 

 Học viên: Tôi không thể trả lời được những câu hỏi như thế.

 Lão sư: Công án này không có gì khác hơn công án Mu. Trong nhất thời, một cách đơn giản bà hãy tiếp tục ngồi chỉ quán đả tọa cho đến khi nào bà đạt đến độ muốn kiến tánh một cách mãnh liết. Bấy giờ, một công án như “Bộ mặt trước khi cha sinh mẹ đẻ là cái gì?” sẽ thích hợp hơn.

* * *

 

Học viên: Khi nói về ma cảnh, thầy có nói rằng ngay cả các nội kiến tâm lý học về chính mình cũng là ma cảnh. Điều này không những làm tôi bối rối mà còn làm tôi thất vọng nữa. Tôi đã có một số nội kiến trong khóa nhiếp tâm này và cảm thấy phấn khởi vô cùng. Nhưng bây giờ tôi bối rối và không biết nghĩ gì.

Lão sư: Khi sự thực hành của bà tiến bộ, nhiều ma cảnh sẽ xuất hiện. Tự chúng không có gì nguy hại mà có thể có ích ở một mức độ nào đó. Nhưng nếu bà trở nên bị chúng ràng buộc hay quyến rũ, chúng có thể làm trở ngại bà. Theo nghĩa sâu nhất, có thể nói rằng ngay cả Bồ-tát Quan Âm cũng bị ràng buộc với lòng thương xót, chỉ thành Phật mới thoát khỏi mọi ràng buộc. Một người bị ý nghĩ giúp đỡ người khác ám ảnh sẽ bị trói buộc vào sự trợ giúp những người khác mà tốt hơn không nên có sự trợ giúp như thế. Hãy lấy ví dụ một người có ít tiền sống một cách đơn giản. Cho người ấy những tiện nghi không cần thiết đối với cách sống đơn giản sẽ hủy diệt mất cuộc sống ấy. Đấy không phải là lòng tốt chi cả. Một vị Phật thì từ bi nhưng Ngài không bị dục vọng cứu vớt ám ảnh.

Dĩ nhiên các nội kiến về mình có giá trị nhưng mục đích của bà là vượt qua chúng. Nếu bà dừng lại để mừng mình vì các nội kiến ấy, thì việc tiến tới để nhận ra Phật tánh sẽ chậm lại. Theo nghĩa rộng nhất, mọi cái ngắn ngủi của chân ngộ đều là ma cảnh. Đừng trở nên quan tâm ma cảnh hay vui mừng vì chúng. Đừng để lòng mình bị những gì là kinh nghiệm nhất thời xoay hướng. Chỉ cần tiếp tục thực hành thành khẩn.

* * *

 

Học viên: Khoảng một giờ qua, trong lúc tọa thiền, sự đau đớn ở chân tôi bỗng nhiên biến mất trước khi tôi biết được điều ấy, nước mắt bắt đầu trào ra và tôi cảm thấy chính mình tan ra bên trong. Đồng thời một cảm giác yêu thương to lớn bao trùm lấy tôi. Điều ấy có nghĩa gì?

 Lão sư: Tọa thiền được thực hành với lòng sùng mộ và sức mạnh sẽ đánh tan cảm giác xa lạ của chúng ta đối với con người và sự vật. Sự suy nghĩ của con người thường có tính chất nhị nguyên, người ta suy nghĩ về mình và những gì đối nghịch với họ. Đây là những gì gây ra cảnh khốn đốn bởi vì nó khơi dậy sự đối kháng và bám giữ, và đến lượt, những cái này đưa đến đau khổ. Lúc ấy, lòng thương xót của bà tự nhiên trở nên sâu hơn, vì tình cảm và suy nghĩ của bà không tập trung vào một cái “tôi” không hiện hữu nữa. Đây là những gì đã xảy ra với bà. Dĩ nhiên nó làm thỏa mãn cao độ, nhưng bà phải đi nữa. Hãy tiếp tục toàn tâm tập trung.

* * *

 

 Học viên: Tôi thực hành chỉ quán đả tọa.

 Lão sư: Bà có điều gì muốn hỏi.

 Học viên: Vâng, hôm qua khi tôi đang gắng sức ngồi, như thầy đã thúc giục, tôi cảm thấy rằng nỗ lực của tôi có tính cách máy móc, bởi vì tôi phải rán tiến tới, nghĩa là phải đạt trạng thái ấy. Song tôi đã ngồi như thầy đã bảo, và khi tôi bị đánh nhiều lần bằng kích trượng, người sử dụng kích trượng bảo rằng tôi ngồi như thế rất tốt. Song tôi cảm thấy rằng lúc đó tôi ngồi một cách máy móc. Sáng nay, thay vì tiến tới, tôi cảm thấy bỗng nhiên mình bị đẩy tới, dường như vậy. Sức khỏe của tôi tự nhiên xuất hiện và tôi cảm thấy rằng chất lượng của tôi lúc ấy khá hơn chất lượng cái ngồi lúc tôi phải rán tiến tới. Song, sáng nay khi bị người trưởng tràng đánh, tôi được bảo rằng: “Bà đang buông lơi nỗ lực. Hãy rán lên!” Tôi thật bối rối.

 Lão sư: Trước hết, đừng giữ lại trong tâm bà những lời nói của người cố gắng khuyến khích bà. Hãy nghe những gì người ấy nói và rồi quên nó đi. Dĩ nhiên cái ngồi mà cường lực tự nhiên tràn ra, không phải “rán tiến tới” vẫn tốt hơn. Không may không phải lúc nào cũng có thể duy trì được một cường lực như thế. Đó là lý do tại sao phải tự cưỡng bách mình ngồi một cách kiên định khi sức mạnh không đến một cách tự phát. Hãy nhớ rằng, có sự quan hệ nhân quả giữa cái ngồi máy móc, như bà gọi nó, và cái ngồi tự nhiên, dễ dàng mà bà đã kinh nghiệm sau đó. Dù sao, người ngồi không phải lúc nào cũng là vị quan tòa tốt nhất về chất lượng cái ngồi của mình. Điều quan trọng là bà không buông lơi nỗ lực, không nhường bước cho trầm trệ và mệt mỏi.

* * *

 

 Học viên: Tôi cảm thấy có một cái gì đó nằm nơi trán tôi giữa hai mắt. Nó mạnh đến nỗi sự chú ý của tôi tự động trở nên bám chặt vào đó. Nhưng thầy đã chỉ, tôi tập trung tâm vào cái hốc ở bụng dưới, tôi đưa tâm tôi trở lại chỗ đó. Tôi nên tiếp tục cách ấy không?

 Lão sư: Nếu tâm bà tự nhiên và tự phát đi đến điểm giữa hai mắt, thì nên hướng sự tập trung của bà đến chỗ đó. Đó cũng là một cách tập trung khác.

 

* * *

 

 Lão sư: Có gì đặc biệt xảy ra với bà không?

 Học viên: Tôi có cảm giác phần sau đầu tôi bị hơi thở đẩy lên và hơi thở đi xuống đến vùng thắt lưng. Đây có phải là ma cảnh không? Nếu thế, tôi phải làm gì?

 Lão sư: Phải, đây cũng là ma cảnh, những cái ấy không có nghĩa gì đặc biệt. Chúng không có lợi cũng không có hại. Đừng ôm giữ chúng, bà chỉ cần hăng hái tiếp tục thực hành. Chúng xuất hiện, như tôi đã nêu rõ, khi người ta đang tập trung kịch liệt.

 Học viên: Nhưng tại sao chúng lại xuất hiện?

Lão sư: Vô số tư niệm, giống như những làn sóng trên biển, liên tục hiện lên bề mặt tâm chúng ta như là kết quả sự vận hành của sáu thức.(13) Bấy giờ, trong tiềm thức của chúng ta có thể thấy được các ấn tượng tồn lưu những kinh nghiệm của chúng ta của những kiếp sống khác nhau, trở lại với thời gian không thể nhớ được. Khi tọa thiền thâm nhập sâu đến độ mặt trên và các tầng lớp trung gian khác của thức đều tĩnh lặng, các yếu tố tồn lưu này nổi lên vùng ý thức. Những cái ấy gọi là ma cảnh.

 Bây giờ, đừng luyến ái khi chúng dễ yêu, cũng đừng sợ hãi khi chúng kỳ quái. Nếu bà bám vào đó – ngưỡng mộ hay sợ hãi – chúng có thể trở thành chướng ngại.

 

* * *

 

Học viên: Chân tôi đau lắm. Tôi có thể làm gì?

 Lão sư: Nếu đau quá, bà khó tập trung đấy. Khi sự tập trung trở nên mãnh liệt, thay vì cản trở, cái đau sẽ thúc giục bà tiến tới nếu bà can đảm lợi dụng nó.

 Học viên: Tôi có một câu hỏi khác. Tôi có thể làm gì khi tôi buồn ngủ?

 Lão sư: Cái ấy tùy thuộc vào bản chất sự buồn ngủ của bà. Nếu chỉ là mơ màng, bà có thể làm như vầy: đưa nhẹ thân mình từ bên này sang bên kia nhiều lần, hay dụi mắt cũng được. Nếu là buồn ngủ nặng hơn vì đêm trước không ngủ, bà có thể thử hụp mặt vào nước lạnh hay xoa nó thật mạnh. Để đánh thức tinh thần ủ rũ, cách sau đây rất hững ích: Hãy nghĩ rằng cái chết có thể đến bất cứ lúc nào hoặc vì tai nạn bất ngờ hoặc vì chứng bệnh trầm trọng, và hãy cương quyết đạt giác ngộ không trì hoãn.

 

* * *

----------------------------------------------

(13) Thức thứ sáu, theo Phật giáo, là khả năng phân biệt.

 

 Học viên: Tôi e rằng tôi đã làm việc một cách tệ hại trong khóa nhiếp tâm đầu tiên này của tôi. Tôi đã không thể tập trung được gì. Tâm tôi đã bị phân tán và quấy rầy vì sự la hét của các vị trưởng tràng cầm kích trượng, vì tiếng xe đò, xe tải, vì tiếng trẻ nít khóc ở nhà kế bên, vì tiếng chó sủa. Dù sao, tôi cũng đã tưởng mình đến một nơi yên tĩnh giữa những vùng chung quanh mộc mạc, nhưng hóa ra hoàn khác hẳn. Và tôi cũng thất vọng, xấu hổ vì tôi đã không thể làm việc tốt hơn được.

Lão sư: Bà không cần phải cảm nghĩ như vậy. Khởi đầu mọi người đều thấy khó tập trung, vì tâm rất dễ bị phân tán. Dĩ nhiên, một cách lý tưởng, tốt nhất là đến một nơi yên tĩnh khi khởi sự tọa thiền. Đó là lý do tại sao nhiều Thiền tăng đã đi và vẫn đi ẩn cư trong vùng núi non cô tịch. Nhưng ở lâu trong bầu không khí như thế không phải là tốt. Khi năng lực tập trung của một người đã phát triển và lớn mạnh, y có thể tọa thiền trong bất cứ hoàn cảnh nào – càng ồn ào càng tốt, thực vậy. Với sự tu dưỡng năng lực tập trung mạnh mẽ, người ta có thể xuống vùng ồn ào nhất của khu phố Ginza(14) để tọa thiền.

 

* * *

 

 Học viên: Tôi có một vấn đề dài dòng, muốn hỏi phải mất thì giờ. Tôi biết có nhiều người đang chờ gặp thầy nhưng vấn đề này đối với tôi rất quan trọng, tôi hy vọng thầy cho phép tôi hỏi.

Lão sư: Cứ hỏi đi.

 Học viên: Vì buổi nhiếp tâm vừa rồi tôi đã bị một số ý nghĩcảm giác không thích thú – và chúng không phải là ma cảnh – về chính tôi, về những gì tôi có thể gọi

----------------------------------------------

(14) Khu phố rộn rịp nhất của Tokyo, thủ đô Nhật bản.

 

bản tánh không thực của mình tấn công trong lúc trầm mặc. Trong bài giảng sáng nay, thầy nói rằng khi tâm chúng ta trống rỗng không một tư niệm, chân trí tuệ sẽ nhập vào. Thầy cũng nói về việc chỉ thấy khi nhìn, chỉ nghe khi lắng nghe. Tôi không thể làm được việc ấy vì cái ta của tôi luôn luôn chen vào. Bây giờ tôi không biết kiến tánh là gì, nhưng nếu nó là nhìn thấy bản tánh chân thực của mình, thì đối với tôi dường như những gì tôi đang làm đều trái ngược, nghĩa là nhìn thấy bản tánh không thực của mình.

 Lão sư: Trước khi tọa thiền chúng ta nghĩ mình là bậc thượng nhân, nhưng khi chúng ta thấy mình rõ hơn, chúng ta sẽ khiêm tốn hơn vì biết được những ý nghĩhành vi xấu xa của mình. Nhưng sự hiểu biết như thế chính là phản ảnh của chân tánh. Giả sử, nếu chúng ta đi trong bóng tối và đến bên một cây thông, chúng ta không thấy gì về nó. Bấy giờ một mảnh trăng xuất hiệnchúng ta quan sát thấy những lá thông trên mặt đất. Khi trăng trở nên lớn hơn, chúng ta thấy được thân cây, rồi khi trăng đầy đủ chúng ta thấy cả cây. Nhận thức của chúng ta trong tất cả quá trình ấy là phản ảnh của Chân ngã.

Học viên: Tôi có thể hỏi một câu nữa được không? Tôi đã gặp và nói chuyện với những người tôi nghĩ đã có loại kinh nghiệm ngộ nào đó. Song họ dường như bị cái mà tôi gọi là bản tánh không thực làm phiền. Sao lại có thể thế được?

 Lão sư: Thực ra có những người có kinh nghiệm kiến tánh, song họ dường như, nói về mặt tâm lý, còn kém hơn những người không có khinh nghiệm ấy. Bà hỏi tại sao như vậy? Những người giác ngộ ấy nhận thức sự thực rằng toàn bộ cuộc sống, trong bản chất của nó, thì không thể phân chia được, nhưng vì họ chưa tự làm sạch hết các tình cảm và xu hướng mê hoặc mà gốc rễ của chúng cắm sâu trong vô thức, họ không thể hành động hòa hợp với cái thấy bên trong của họ. Tuy nhiên, nếu họ tiếp tục tọa thiền, dần dần cá tính của họ sẽ được cải thiện khi họ trở nên sạch hết các ô nhiễm này, và theo thời gian họ sẽ trở thành những cá nhân xuất sắc.

Mặt khác, có những người không bao giờ có kinh nghiệm kiến tánh, dường như có một sự che dấu nhũn nhặn và không vị kỷ, nghĩa là tâm trạng đích thực của họ. Bề mặt, những người này có vẻ đạo đứcvững vàng, nhưng vì họ không bao giờ nhìn thấy chân lý và vì thế họ vẫn thấy vũ trụ và họ cách biệt, xa rời, dưới áp lực lớn, cá tính có vẻ tốt của họ, bước đi và cách đối xử của họ để lại nhiều ước muốn cho kẻ khác.

* * *

 

 Học viên [khóc]: Chỉ khoảng năm phút qua tôi đã có một kinh nghiệm đáng sợ. Bỗng dưng tôi cảm thấy cả vũ trụ tan biến vào dạ dày tôi và tôi bật khóc. Đến bây giờ tôi vẫn không thể ngừng khóc được.

 Lão sư: Nhiều kinh nghiệm kỳ lạ sẽ xảy ra khi bà tọa thiền, một vài kinh nghiệm giống như của bà hiện tại, đáng sợ. Nhưng chúng không có ý nghĩa nào đặc biệt cả. Nếu bà thấy phấn khởi vì sự việc xảy ra thích thú và bà sợ hãi khi nó đáng sợ, những kinh nghiệm như thế có thể làm trở ngại bà. Nhưng nếu bà không bám vào đó, tự nhiên chúng qua đi.

* * *

 

 Học viên: Hôm qua tôi đã kể lại cả vũ trụ đâm đầu vào dạ dày tôi và những cơn kích động kêu khóc hãi hùng của tôi. Sau khi nghĩ lại, tôi cảm thấy rằng nó như thế là vì tôi đã tự bức hách mình thế nào ấy. Tôi nghĩ nếu tôi không bức bách mình thì chuyện ấy sẽ không xảy ra.

Lão sư: Nếu bà muốn tọa thiền một cách dễ dàng, thoải mái cũng được thôi. Chúng ta có thể làm một cuộc so sánh như thế này. Ba người muốn lên một đỉnh núi, nơi ấy có quan cảnh rộng lớn phi thường. Người thứ nhất không muốn tận dụng sức mình, và muốn bước đi thong thả. Vì thế dĩ nhiên y phải mất một thời gian mới đến đỉnh núi. Người thứ hai vội vàng hơn, bước những bước dài, vừa leo vừa vung tay. Người thư ba vừa phóng vừa nhảy, người ấy lên đến đỉnh một cách nhanh chóng và kêu lên: “Ôi, quang cảnh hùng tráng làm sao!” 

Học viên: Cách nào tốt nhất? 

 Lão sư: Tất cả tùy thuộc vào tâm thái của bà. Nếu bà có nhiều thì giờ, cách thứ nhất sẽ làm bà hài lòng. Nhưng nếu bà hăng hái muốn lên nhanh tới đỉnh, tự nhiên một trong hai cách kia sẽ tốt hơn. Không cần nói ai cũng biết, đi nhanh tốn nhiều năng lực hơn. Hơn nữa, khi tận dụng sức lực với kịch liệt say mê bà có thể mong cho sự việc xảy ra – dù đáng thích hay đáng sợ - nói cách khác, ấy là những gì bà đã kinh nghiệm.

Học viên: Tôi cảm ơn thầy rất nhiều. Tôi cũng muốn nói rằng vì tôi sẽ trở về Hoa kỳ vào tuần tới, đây là buổi nhiếp tâm cuối cùng của tôi. Dù các buổi nhiếp tâmđau đớn thế nào cũng đã vén mở cho tôi rất nhiều. Không có buổi nhiếp tâm cuối cùng này, đặc biệt tôi không hiểu mình như tôi đã hiểu và sẽ không biết làm sao tiến xa hơn. Tôi rất cảm ơn thầy về sự trợ giúp phi thường mà thầy đã cho tôi.

 

2. HỌC VIÊN B (đàn ông, 45 tuổi)

 

Học viên: Tôi tham công án Mu.

 Lão sư: Muốn nhận ra tinh thần của công án Mu, ông phải du hành theo một con đường sắt trải dài đến vô tận mà không phải lạc đường. Một chút ngập ngừng cũng sẽ làm hỏng ngộ. Sự ly cách với Mu dù chỉ là tơ tóc cũng là ly cách hàng dặm. Thế nên ông hãy cẩn thận, hãy cảnh giác! Đừng để ly cách Mu dù chỉ trong giây lát trong khi ngồi, đứng, đi, hay làm việc.

* * *

 

Học viên: Dường như tôi không thể bám víu được Mu ở bất cứ chỗ nào. Tôi không biết tôi có hiểu gì hay không.

Lão sư: Nếu thực sự ông có thể nói: “Tôi không hiểu” sau khi suy nghĩ sâu xa, điều ấy đúng vì sự thực không có gì để hiểu. Theo nghĩa sâu xa nhất, chúng ta không hiểu gì cả. Những gì các nhà triết học và khoa học có thể hiểu được qua lý luận chỉ là một phần nhỏ của vũ trụ. Nếu chúng ta tưởng tượng cây bút máy mà tôi đang cầm đây là toàn thể vũ trụ, những gì có thể hiểu được bằng lý trí chỉ là cái đầu bé tí của ngòi bút. Bất cứ một nhà triết học hay khoa học nào thực có thể nói được tại sao hoa nở hay tại sao mùa xuân theo sau mùa đông. Khi chúng ta không suy tưởng, cái phần sâu kín nhất của chúng ta vận hành

Học viên [cắt ngang]: Vâng, tôi thấy điều đó rất rõ nhưng…

Lão sư [tiếp]: Vì thế nếu ông có thể thành thực nói: “Tôi không hiểu” là ông đã hiểu rất nhiều. Bây giờ hãy về tham công án này kịch liệt hơn nữa.

* * *

 Học viên [kích động]: Tôi biết Mu là gì rồi! Trong một tình thế, đây là Mu [nhặt cây hốt của lão sư lên]. Trong một tình thế khác, đây là Mu [nâng một vật khác lên]. Khác hơn nữa, tôi không biết. 

 Lão sư: Như thế không tệ đâu. Nếu ông thực biết những gì ông nói qua câu: “Tôi không biết,” câu trả lời của ông còn tốt hơn nữa. Hiển nhiên là ông còn nghĩ về mình như là một thực thể tách rời với những thực thể khác. 

 Tôi biết bản tóm lượt bằng tiếng Anh bài nói buổi sáng của tôi đã được phân phát cho tất cả những người nước ngoài. Ông có mặt ở đó không?

Học viên: Dạ có.

 Lão sư: Thế thì ông cần phải buông bỏ ý niệm về một cái ta đứng đối lập những cái người như thế nào. Đây là một hư vọng do cái thấy sai lầm về sự vật sản sinh ra. Để đi đến Tự chứng ngộ ông phải trực nghiệm chính mình với vũ trụ như là một. Dĩ nhiên ông hiểu điều này một cách lý thuyết, nhưng hiểu lý thuyết thì giống như một bức tranh, nó không phải chính sự vật mà chỉ là một phát biểu về sự vật đích thực.

 Học viên: Tôi có thể làm được điều ấy – vâng, tôi có thể làm được.

 Lão sư: Tốt lắm, hãy nói ngay kích thước cái “Ông” thực sự là gì nào?

 Học viên [ngập ngừng]: À…nó tùy thuộc vào hoàn cảnh. Trong tình thế này, tôi có thể là vật này, trong tình thế kia, tôi là một vật khác. 

 Lão sư: Nếu thấy rõ Chân lý ông đã có thể cho tức khắc một câu trả lời cụ thể.

 Khi tôi dang hai tay ra thế này [chứng minh], chúng sẽ xa đến đâu? Trả lời ngay!

 Học viên [ngập ngừng]: Tôi không biết. Tất cả những gì tôi biết là đôi khi tôi cảm thấy tôi là cây gậy này và đôi khi tôi cảm thấy tôi là một cái gì khác – tôi không chắc là cái gì.

 Lão sư: Ông hầu như đến rồi đó. Bây giờ đừng có buông lơi. Hãy làm việc hết sức mình.

 

3. HỌC VIÊN C (đàn ông, 43 tuổi)

 

 [Mỗi học viên theo lệ phải nói loại bài thực hành của mình ngay khi họ đến trước mặt vị lão sư để độc tham. Bài thực hành của học viên này là công án Mu, “nhưng câu nói, Tôi tham công án Mu,” đã được lược bỏ để tránh sự lặp đi lặp lại nhàm chán].

 

 Học viên: Tôi cảm thấy Mu là mọi vật và không phải vật nào hết. Tôi cảm thấy nó như ánh trăng phản chiếu trên cái hồ, không trăng không hồ, chỉ phản chiếu thôi.

 Lão sư: Ông có sự lãnh hội lý thuyết sắc bén về Mu, một bức tranh rõ ràng về nó trong tâm ông, bây giờ ông cần nắm ngay lấy nó. Có một câu do một Thiền sư nổi tiếng đã viết vào lúc ngộ: “Khi nghe chuông chùa rung, bỗng không chuông, không tôi, chỉ âm thanh thôi.” Nói cách khác, ông ấy không còn ý thức phân biệt giữa chính mình, chuông, âm thanh, và vũ trụ. Đây là trạng thái ông phải đạt đến. Đừng buông lơi, hãy cố gắng lên.

 

* * *

 

 Học viên: Tôi có điều phàn nàn. Tối qua, trong lúc đang chờ vào độc tham, tôi bị xô đẩy, la hét một cách thô bạo. Tôi biết sự xô đẩy này là có ý thúc giục tôi tiến tới, nhưng tôi cũng cảm thấy tức giận.

Lão sư: Ấy là ông nghĩ về ông như là một cái tôi nên ông bực tức kiểu đối xử này. Nếu thân và tâm ông có được một phần trăm hợp nhất với Mu thì ai làm ông tức giận được? Ở mức độ đó, ông giống như một gã khờ hay một cái bao đấm: dù bị xô đẩy bằng bất cứ cách nào ông cũng đi, vì cái tôi của ông, ý chí của ông đã bị loại bỏ. Đó là lúc ông trực nhận ra Mu. Khi ông đã đạt đến giai đoạn này, ông hoàn toàn thoát khỏi mọi tức giận.

 

* * *

 

 Học viên: Hôm qua tôi đã đạt đến cao điểm của nỗ lực, nhiệt tâm của tôi, theo thầy nói, đã lên đến chín mươi phần trăm. Nhưng hôm nay, niềm khát vọng bừng cháy bỗng dưng bỏ tôi. Tôi cảm thấy hoàn toàn thất vọng. Không biết tại sao.

 Lão sư: Đừng trở nên thất vọng, đó là cách thông thường của mọi người. Nếu ông là một cỗ máy, ông có thể vận hành đều đặn ở tốc độ cao, nhưng một con người thì không thể được. Hãy quan sát một người đang cưỡi ngựa. Nếu là tay cưỡi ngựa giỏi, y sẽ không phi nước đại một lúc, rồi giảm xuống đi bộ vào lúc kế. Nhưng bằng cách đi nước kiệu đều đặn, y sẽ ở một vị thế tốt hơn để gia tăng tốc độ khi mình muốn.

 Nếu ông buông lỏng hoàn toàntiếp tục đi bộ một cách vô định, hoặc tệ hơn nữa, thỉnh thoảng dừng lại, ông sẽ mất rất nhiều thì giờ để đến nơi ông cần đến. Điều phiền là một cách có ý thức hay không ý thức, ông nghĩ: “Nếu ta không ngộ kỳ nhiếp tâm này thì ta sẽ ngộ vào kỳ tới.” Nhưng nếu đây là kỳ nhiếp tâm cuối cùng của ông ở Nhật, ông sẽ tuyệt vọngtuyệt vọng sẽ quét ông thẳng vào giác ngộ.

 Hãy lấy những người đang theo dự tuần nhiếp tâm này đặc biệt này làm thí dụ. Một năm họ chỉ có một cơ hội nhiếp tâm duy nhất, và họ cảm thấy rằng nếu họ không đạt kiến tánh ở tuần nhiếp tâm này, họ sẽ phải chờ đến một năm nữa vào tuần nhiếp tâm kế. Vì thế họ tọa thiền với sức mạnhlòng thành khẩn cực độ. Ba người ngồi trong nhóm đã đạt kiến tánh.

 

 Đừng buông lơi nỗ lực, nếu không ông sẽ mất nhiều thời gian mới đạt được điều ông đeo đuổi.

 

* * *

 

 Học viên: Bây giờ, tâm tôi tự do hơn đối với tư niệm so với phần lớn thời gian trong kỳ nhiếp tâm này, nhưng tôi vẫn còn một số tư niệm bất chợt làm phiền. Tôi cho như thế là vì tôi đã đọc và suy nghĩ rất nhiều về Thiền trong quá khứ.

 Lão sư: Phải, ông sẽ chỉ nhận ra Chân tánh mình sau khi tâm ông trở nên trống rỗng mọi tư niệm, như một tờ giấy trắng tinh, không một vết bẩn. Một cách đơn giản, ấy chỉ là vấn đề ông tự dốc lực vào Mu trọn vẹn đến nỗi không còn chỗ cho tư niệm bất cứ loại nào, kể cả Mu.

 

* * *

 

 Lão sư: Đừng xao lãng dù chỉ trong phút chốc. Nếu ông chú tâm trong ngồi tọa thiền mà vẫn cứ để cho mắt và tâm lang thang thì khi tỉnh lại, ông sẽ phá vỡ tâm tập trung của ông. Ông có theo dõi những gì tôi đang nói không?

 Học viên: Dạ có, tôi có theo dõi, nhưng tất cả những điều ấy không liên quan gì đến tôi. Tôi luôn luôn chú tâm.

 Lão sư: Tốt, không chú tâm không thể nhận ra nó đâu. Vả lại có ba mức độ chú tâm. Nếu ở trên xe lửa đông người, ông phải cảnh giác để túi xách khỏi bị mất cắp, đây là một loại chú tâm. Nhưng nếu ông đang ở trong một tình thế có thể bị giết chết bất cứ lúc nào – trong thời chiến chẳng hạn – mức độ chú tâm của ông lớn hơn nhiều. 

 Trở nên lơ là dù chỉ trong một giây là tự tách rời mình với Mu. Ngay cả lúc đi ngủ ông cũng tiếp tục tự thấm nhập Mu, và khi ông thức dậy, hãy thức dậy với tâm tập trung vào Mu. Bất cứ lúc nào ông cũng phải tập trung toàn bộ chú tâm thâm nhập Mu – nhiều đến độ ông trở thành chiếm hữu – giống như một người đang yêu, chỉ bấy giờ ông mới có thể đạt ngộ được.

 

* * *

 

 Lão sư: Ông đã biết cách tọa thiền đúng, ông cũng đã có một bức tranh lý thuyết tuyệt hảo về Mu. Nhưng muốn kinh nghiệm thực tế Mu, ông phải xóa bỏ bức tranh này trong tâm phân biệt của ông. Gốc rễ của những ý niệm tạo nên cái ta nằm sâu trong tiềm thức, mà ý thức không thể với tới được, vì thế khó loại bỏ chúng. Muốn loại bỏ chúng ông phải tuyệt đối trở thành một với Mu khi đi, ăn, làm việc, ngủ, bài tiết. Ông không những phải tập trung tâm mình mà còn phải kiểm soát đôi mắt nữa, vì khi mắt không chăm chú nhìn xuống thì tư niệm xuất hiện, tâm lay động, và trước khi biết điều ấy, ông đã ly cách Mu rồi.

 Như tôi đã nói, ông biết cách tập trung đúng nhưng sự tập trung của ông còn yếu. Nhiều lúc ông còn thơ thẩn phí thì giờ hay bận bịu với những vấn đề bên ngoài. Điều này tự nó không phải là xấu, nhưng đối với một người nguyện nhận ra Chân tánh mình, khi tâm liên tục bị phân tán, ấy là vấn đề sanh tử. Ông chỉ ngộ được sau khi dốc toàn lực con người ông hợp nhất với Mu.

 

* * *

 

 Học viên: Tôi đã dốc toànn lực phấn đấu để trở thành một với Mu, nhưng vì cái không phải Mu cũng mạnh như thế, Mu không chiếm ưu thế. Thực ra thì Mu càng trở nên mạnh hơn thì sức mạnh đối lập với nó lại càng mạnh hơn nữa, vì thế tôi cảm thấy rằng tôi “ở giữa hai thế giới, một chết và một không có năng lực sinh sản.” Nói trắng ra, tôi mất tri giác, tôi không biết phải làm gì. Tôi cần có một sức mạnh to lớn hơn sức mạnh tôi đang có, tôi tin như thế.

 Lão sư: Những gì ông đang cố gắng làm có thể so sánh với cái này [dùng hai bàn tay đẩy nhau]. Một khi nhận ra Mu, ông sẽ nhận ra rằng không có gì đối lập nhau cả, vì mọi sự vật đều là Mu. 

 Bây giờ ông có thể bắt đầu hiểu được tại sao dùng kích trượng - để giúp ông nỗ lực vượt qua bên kia khả năng thông thường. Nhưng vì ông không thích kích trượng, tôi có thể yêu cầu người trưởng tràng vỗ mạnh sau lưng ông. Như thế có thể vận dụng sức mạnhnăng lực nhiều hơn hiện tại.

 

* * *

 

 Lão sư: Nếu đây là một tự viện lớn nào đó và ông đến độc tham trước vị Lão sư như ông đang làm bây giờ, vị lão ấy sẽ yêu cầu ông một cách gắt gao: “Hãy chỉ Mu tôi xem!” Nếu ông không thể chỉ ra được, ông ấy sẽ cảnh cáo ông, đừng trở lại độc tham cho đến khi nào ông có thể chỉ được. Hoảng hốt, ông sẽ xin khỏi độc tham, sợ bị khiển trách vì chưa có câu trả lời đúng cho Mu. Mặt khác, nếu ông không tự nguyện đi, ông sẽ bị vị trưởng tăng lôi ông ra khỏi chỗ ngồi và bị đẩy hoặc vào độc tham. Không biết xoay xở cách nào, vì tuyệt vọng hoàn toàn, ông có thể sản xuất ra câu trả lời cho Mu.

 Vì nhiều lý do, ở đây chúng tôi không dùng các phương thức như thế. Nhưng ông hãy tận lực thúc ép mình. Hãy đến trước tôi với cảm giác rằng dù thế nào cũng cứ đến, ông sẽ chứng minh được chân lý Mu. Bây giờ ông hãy trở về chỗ và làm việc hết sức mình.

 

* * *

 

 Lão sư: Tôi thấy ông chưa thấm nhập Mu…Sao vậy? Ông bắt đầu bằng cách tập trung kịch liệt và rồi lại buông lơi. Ông chỉ bám giữ Mu một lúc như tôi nắm cây hốt (kotsu) này [hai tay nắm chặt cây hốt]. Rồi ông buông rơi như thế này [buông cây hốt]. Như thế không được. Khi ông bước đi chỉ là Mu bước đi, khi ông ăn chỉ là Mu ăn, khi ông làm việc chỉ là Mu làm việc, và khi ông đến trước tôi chỉ là Mu xuất hiện. Khi ông lạy, ấy là Mu lạy. Khi nói, ấy là Mu nói. Khi nằm xuống ngủ, ấy là Mu ngủ và Mu thức. Khi đạt đến điểm ấy, cái thấy của ông, cái nghe của ông, cái sờ của ông, cái ngửi của ông, cái nếm của ông, và cái suy nghĩ của ông không là gì cả mà chỉ là Mu thôi, bỗng nhiên ông trực nhận ra Mu.

* * *

 

 Lão sư: Muốn nhận ra Mu, ông phải bước vào trạng thái của một người đang yêu mà tâm chỉ dành cho người mình yêu. Con người bình thường chỉ quan tâm đến một số các chi tiết vụn vặt: thời gian trong ngày, quần áo hằng ngày, những ý nghĩ bất chợt len vào tâm. Nhưng một người đang yêu, với tâm hoàn toàn tập trung vào người mình yêu, thì ở trong một trạng thái gần như xuất thần. Anh ta khá giống một tên ngố vì tâm chỉ tập trung về một hướng duy nhất. Chắc chắn ông sẽ ngộ một khi ông đạt đến trạng thái nhất tâm với Mu như thế. 

* * *

 

 Học viên: Nhiều lần thầy bảo tôi rằng mỗi sự vật riêng rẽ đều là Mu, tôi là Mu, và vân vân…Tôi phải làm gì với những ám chỉ ấy? 

Nghĩ về chúng trong lúc tọa thiền, nếu thế, bằng cách nào?

Lão sư: Không, đừng nghĩ đến chúng trong lúc tọa thiền. Những ám chỉ đó chỉ là nhất thời. Nếu chúng mở được tâm ông trực thức được Mu thì tốt lắm. Nếu không, hãy quên chúng đi và quay trở lại hỏi “Mu là gì?”

 Học viên: Xin trở lại một chút, khi tôi cố gắng tập trung vào Mu, các năng lực tập trung của tôi khá mạnh. Tôi có thể qui tụ tâm vào Mu dễ dàng, không bị tư niệm xen vào. Nhưng từ khi thầy bảo rằng tôi phải suy nghĩ về ý nghĩa của Mu, tôi phải luôn luôn tự hỏi: “ Mu là gì?” thì tâm tôi đã mở cho con đê tư niệm làm cản trở sự tập trung.

 Lão sư: Ông có thể giản lược “Mu là gì?” thành Mu thôi, vì toàn bộ câu hỏi bây giờ đã thấm vào tiềm thức của ông, và chữ Mu giản lược này sẽ đặt toàn bộ câu nói ấy vang vọng trong tâm ông. Mục đích của ông trong tọa thiền là để kinh nghiệm kiến tánh (kensho). Kiến tánhđịnh lực (joriki), là từ tiếng Nhật chỉ năng lực phát sinh từ tọa thiền, trong khi chúng quan hệ với nhau, song chúng là những cái khác nhau. Có những người tọa thiền nhiều năm, với định lực rất mạnh, nhưng không bao giờ thức tỉnh. Tại sao vậy? Vì tận trong vô thức sâu kín nhất, họ không thể tự thức tỉnh ý nghĩ rằng thế giới thì ở bên ngoài họ, và họ là một cá thể ngự trị đối lập với các cá thể khác. Từ bỏ những ý niệm như thế là đứng trong bóng tối(15). Bây giờ, ngộ đến từ cái “bóng tối” này, không phải từ “ánh sáng” của lý trítri thức thế gian. Trong khi kịch liệt hỏi, “Mu là gì?” là ông đưa tâm lý luận đến ngõ cụt không lối thoát, hoàn toàn không có tư niệm, ông còn có thể phá hủy được dần dần gốc rễ bền chắc của cái tôi và cái không phải tôi trong tâm vô thức. Loại tự hỏi năng động này là con đường đưa đến Tự chứng ngộ nhanh nhất.

 Dĩ nhiên, định lực là chủ yếu, nhưng nếu mục đích của ông không có gì khác hơn thế, ông có thể tọa thiền nhiều năm mà không thể đến gần mục tiêu giác ngộ. Mặt khác, có người có định lực yếu song vẫn đạt ngộ.

 Học viên: Vậy tại sao tôi phải phiền phát triển định lực?

 Lão sư: Chỉ vì ông không thể thực hiện được bài luyện tập tinh thần trừ phi tư tưởng và tình cảm của ông được hạn chế một cách tự nhiên. Một khi có được sự kiểm soát tự nhiên qua định lực, ông không còn bị xúi giục thúc bách nữa. Ông tự do kinh nghiệm những cảnh đẹp hay âm thanh hấp dẫn chẳng hạn, hoặc không còn biết đến các thứ ấy mà không hối tiếc về sau. Song cho đến khi ngộ, cái nhìn về thế giới và mối quan hệ của ông với nó vẫn lờ mờ - nói cách khác, vẫn còn bị ý niệm “ta” và “người” ngự trị - và ông sẽ bị lạc đường vì cái thấy phiến diện của mình.

 Như tôi đã nói, tự ngộ có thể đến dù chỉ với một chút tọa thiền và một chút định lực tương ứng. Nhưng không có định lực thì khó xoay hướng các hành động theo thói quen vì chúng phù hợp với thực tế mà người ta kinh

 

----------------------------------------------

(15) Trong Thiền người ta nói rằng: “Gương tuệ tròn lớn đen ngòm như vực thẳm.”

 

nghiệm. Chỉ sau khi ngộ, nghĩa là khi một người không còn thấy thế giới và mình là hai, thì các tiềm năng mở ra trọn vẹn nhất, miễn là luôn luôn tiếp tục tọa thiền và phát triển định lực

 Học viên: Tôi có thể hiểu trọn vẹn điều đó, song vấn đề của tôi vẫn là: Làm sao tôi phải chấp nhận câu hỏi “Mu là gì?” khi tôi thấy nó hoàn toàn vô nghĩa? Tôi không thể phát biểu ngay cả một cách hình thức vấn đề cho mình mà hầu như không giải quyết được? Nếu tôi nói với thầy “baba”(16) là gì? thì câu ấy không có ý nghĩa gì đối với thầy. Tôi thấy Mu cũng vô nghĩa như vậy.

 Lão sư: Thế thì rõ ràng tại sao Mu là một công án tuyệt diệu như thế! Muốn nhận ra Tự tánh mình, ông phải phá vỡ cái ngõ cụt lý luậnphân tách ấy đi. Câu hỏi thông thường đòi hỏi một câu đáp hợp lý, nhưng cố gắng trả lời “Mu là gì?” một cách hợp lý cũng giống như cố đấm nắm tay qua vách sắt. Câu hỏi này bức bách ông vào một lãnh vực bên kia lý luận. Nhưng nỗ lực của ông nhằm giải đáp nó không phải là không có ý nghĩa. Cái mà ông đang cố gắng tìm cho ra là “Cái ta thực của tôi là gì?” Bằng con đường tôi đã chỉ rõ, ông có thể khám phá ra nó. Nếu thích, ông có thể hỏi “Cái ta thực của tôi là gì?”

Học viên: Hoặc tôi là cái gì? Hoặc tôi là ai? 

Lão sư: Phải, đúng thế.

 

* * *

 

 Học viên [xông vào thở hổn hển]: Tôi phải kể cho thầy nghe những gì xảy ra trong chốc lát vừa qua. Tôi thực

 

---------------------------------------------

(16) Một cách không cố ý, học viên này chọn một từ có nhiều nghĩa trong tiếng Nhật.

 

đã hóa đen mất. 
Lão sư: Ông muốn nói mọi vật hóa đen và ông không thể nhìn thấy gì hết? 

 

 Học viên: Không hẳn thế. Mọi vật trở nên u tối nhưng có một lỗ sáng nhỏ trong cái tối đen đó. Điều này xảy ra nhiều lần, nó có nghĩa gì thế?

 Lão sư: Đấy là ma cảnh, chứng tỏ ông đã đến điểm sanh tử, điểm nửa đường. Ma cảnh không xuất hiện khi ông lơ là, nó cũng không xuất hiện khi sự thực hành chín muồi. Những gì xảy ra như thế chứng tỏ ông thực hành kịch liệt. Điều cực kỳ quan trọng là ông không tách rời công án dù chỉ bằng đường tơ kẽ tóc. Đừng lơ là dù chỉ một giây. Đừng để bất cứ điều gì phá vỡ sự tập trung của ông. Bây giờ ông phải trực nhận ra Mu. Chỉ “một bước nữa thôi.”

 Học viên: Tôi đã tập trung trọn vẹn. Tôi đã ở sâu trong chánh định. Tôi đã hỏi “Mu” là gì với tất cả tâm hồn mình.

 Lão sư: Tuyệt diệu!

 Học viên: Nhưng tôi có cái khó này. Bỗng nhiên tim tôi đập rất nhanh. Những lúc khác hơi thở biến mất ở mũi, và tôi cảm thấy nó ở trong dạ dày. Tôi không biết có gì phải lo hay không. Cũng như khi tôi nghe vị trưởng tràng đánh mọi người bằng kích trượng, hét họ phải tập trung với chút sức lực cuối cùng. Tôi nghe họ thở phì phào, khịt mũi, tôi không biết nên tiếp tục theo cách riêng của mình, im lặng thiền định hay cố gắng sấn tới như những người khác quanh tôi.

 Lão sư: Tôi chỉ có thể lặp lại rằng: Ông đã đến điểm sanh tử. Khi tôi thực hành ở chù Phát Tâm (Hosshin-ji) nhiều năm trước đây, tôi cũng đã đến giai đoạn tim tôi bắt đầu đập dữ dội và tôi không biết phải làm gì. Như ông biết, ở tự viện đó người ta sử dụng kích trượng không khoan nhượng và mọi người được thúc giục liên tục đến mức tối đa. Khi tôi đặt vấn đề này với Lão sư Đại Vân, ông ấy không nói – không nói gì cả. Điều đó có nghĩa là tôi phải tự cảm biết con đường đi của mình, không ai có thể bảo cho tôi biết phải làm gì. Nếu tiếp tục, tôi cảm thấy mình có thể bị xỉu. Mặt khác, nếu buông lơi nỗ lực, tôi biết tôi sẽ bật ngã. Tôi phải nói với ông như thế này: Nếu cứ ngồi im lặng và chú ý đến thời giờ, ông sẽ không bao giờ nhận ra Tự tánh mình được. Vì ngộ, ông phải tận lực bình sanh thâm nhập Mu, sự thâm nhập phải trọn vẹn và không lay động. Dưới sâu trong tiềm thức chúng ta, ý niệm “ta” và “người” rất mạnh. Chúng ta nghĩ: “Ta ở đây, cái gì không phải ta thì ở ngoài kia.” Đây là hư vọng. Vốn không có sự chia hai như vậy. Dĩ nhiên, về mặt lý thuyết ông biết tất cả điều ấy, nhưng cái “ta” này cắm rễ quá kiên cố đến nỗi lý luận không thể nhổ rễ nó được. Trong sự tập trung nhất tâm vào Mu, ông không ý thức “ta” đang đối lập với những gì “không phải ta.” Nếu sự thấm nhập Mu tiếp tục không gián đoạn, cái “ta” ấy sẽ chết trong tiềm thức. Bỗng nhiên, “Bốp” – Không còn gì chia đôi nữa! Trực nghiệm như vậy là kiến tánh.

 Bây giờ đừng do dự nữa. Ông đang ở giai đoạn sanh tử. Hãy ngồi thành khẩn!

* * *

 

 Lão sư: Ông vẫn chưa thấy Mu, phải không? 

 Học viên: Tôi cảm thấy rằng cái chuông bên cạnh thầy, cái cây ngoài kia và tôi phải là một, nhưng làm sao tôi không thể nhận ra cái một này. Tôi cảm thấy dường như tôi đang bị buộc bằng một sợi xích trong một nhà tù mà tôi không thể chạy trốn được. Tôi thực không thể phá vỡ nổi sự chia đôi này.

 Lão sư: Chính những ý niệm như thế đang phá hoại sự nhận ra Mu của ông. Hãy loại bỏ chúng đi! Chỉ qua sự thấm nhập không suy nghĩ vào Mu, ông mới có thể đạt được sự hợp nhất.

 Hãy để tôi hỏi ông một câu: “Khi ông chết mọi vật quanh ông cũng chết theo ông phải không?” 

 Học viên: Tôi không biết. Tôi chưa có kinh nghiệm đó. 

 Lão sư: Khi ông chết mọi vật chết theo ông, vì ông không biết gì về chúng nữa, chúng hiện hữu quan hệ với ông phải không?

 Học viên: Vâng, tôi tưởng thế.

 Lão sư: Thế thì khi ông biến mất, vũ trụ cũng biến mất, và khi vũ trụ biến mất, ông cũng biến mất theo. 

 Hãy nhớ rằng bất cứ sự kích thích nào cũng có thể sản sinh ra nhận thức đột nhiên về Mu, miễn là tâm ông trống rỗng, và ông không tự ý thức về mình. Còn năm tiếng đồng hồ nữa là kết thúc nhiếp tâm. Nếu ông tập trung với tất cả tâm mình, chắc chắn ông sẽ đạt ngộ.

 

* * *

 

 Lão sư: Ông có vẻ dường như đã nắm được Mu. Hãy nhìn cái quạt cái quạt điện bên cạnh tôi đây. Tôi bật nó [chứng minh]. Các cánh quạt quay tròn. Sự quay từ đâu đến? Bây giờ tôi tắt quạt. Cái gì xảy ra cho sự quay? Không phải là Mu đấy ư? Khi tôi yêu cầu các học viên chỉ Mu cho tôi xem. Một vài người nắm lấy cây hốt, vài người khác giơ một ngón tay, vài người khác nữa ôm lấy tôi giống như vầy [ôm lấy học viên].

 Học viên: Tôi biết tất cả chuyện ấy, nhưng nếu tôi làm thế là có mưu tính trước, không phải tự phát.

 Lão sư: Dĩ nhiên, đúng vậy. Khi ông thực có kinh nghiệm Mu, ông có thể đáp tức khắc. Nhưng ông phải chấm dứt lý luận và chỉ chú tâm vào Mu thôi.

 Học viên: Tôi cũng hiểu điều ấy và tôi đang cố gắng làm thế.

Tôi đã nếm được mùi vị Mu ngày hôm kia khi tôi hét ông trưởng tràng đánh tôi khi đã có bảng hiệu “Đừng đánh” treo bên trên tôi.

 Lão sư: Cảm giác Mu ấy có kỳ diệu không? Ngay lúc ông hét ông ta, không có sự chia đôi, không có ý thức về chính ông hay ông ta – chỉ có hét thôi. Nhưng vì cái trực quan ấy chỉ là một phần nên nó đã biến mất. Nếu là toàn bộ, nó sẽ sống mãi.

 Đừng để sẩy mất Mu dù bất cứ việc gì xảy ra. Hãy rán nữa lên.

* * *

 

 Học viên: Tôi không có vấn đề đặc biệt gì để hỏi. Tất cả những gì tôi muốn nói là hôm nay tôi trầm trệ. Tâm tôi lờ đờ và tôi không tập trung được gì cả.

 Lão sư: Con người là như thế. Đôi khi tâm chúng ta sắc bén và rõ ràng, những lúc khác thì trì trệ và không thích thú gì hết. Điều quan trọng là không để nó làm ông lo ngại và bối rối. Chỉ tiếp tục quyết tâm tọa thiền.

 

* * *

 

 Lão sư: Ông vẫn chưa đạt được ngộ. Tôi lấy làm lạ tại sao… Tôi lặp lại là ông phải loại bỏ lý luận, ngừng phân tích, từ giả các tri thức. Hãy giải phóng toàn bộ tâm ông ra khỏi tất cả quan niệm, niềm tin, giả thuyết. Tôi đánh ông bằng cây hốt này [đánh học viên], ông kêu: “Ui cha!” “Úi cha!” đó là toàn thể vũ trụ. Còn gì nữa không? Mu có khác với cái ấy không? Nếu đây là lửa và ông sờ nó, ông cũng kêu la và rụt tay lại, phải không? Đa số người ta nghĩ về lửa như là một nguồn cung cấp nhiệt hay như một quá trình kết quả từ sự cháy, và vân vân … Nhưng lửa chỉ là lửa, và khi ông tự đốt mình bằng lửa và kêu: “Ui cha!”, chỉ có “Ui cha!” thôi.

 Học viên: Tôi đang thiếu cái gì nào? Thầy thì giác ngộ còn tôi thì không. Thầy sờ vào lửa và tôi sờ vào lửa, có gì khác nhau?
Lão sư: Không có gì khác nhau cả, tuyệt đối không! Một bài kệ trong Vô Môn Quan viết:

 

 Trời nắng, đất sáng. 

 Trời mưa, đất ướt.”

 

 Ở đây không có đẹp cũng không có xấu, không có thiện cũng không có ác, không cái gì tuyệt đối, không cái gì giới hạn

 Học viên: Tôi muốn thấy nó cách đó, nhưng tôi không thể… 

 Lão sư: Không có gì để chấp nhận. Tất cả những gì ông cần là chỉ thấy khi nhìn, chỉ nghe khi lắng nghe. Nhưng con người bình thường không thể làm được điều ấy. Họ liên tục thêu dệt tư tưởng và trang sức các quan niệm cho những gì họ kinh nghiệm. Nhưng khi ông chạm phải cái lò nóng đỏ và kêu, “Úi cha!” Sự kiện đơn giảnhiển nhiên đó là “Ui cha.” Có ý nghĩa nào ở bên kia cái ấy không? 

 Học viên: Tôi hiểu tất cả điều ấy về mặt lý trí nhưng không ích gì.

 Lão sư: Hãy xem cái hiểu của ông chỉ là cái hiểu thôi. Ông phải loại bỏ tất cả mọi tư niệm.

 Học viên [cắt ngang]: Tôi không có tư niệm nào cả cho đến khi tôi đến đây. Tôi chỉ tập trung vào Mu với tất cả sức mình và không nghĩ đến bất cứ điều gì khác. 

 Lão sư: Tốt lắm, khi trở về chỗ ngồi, ông hãy ngừng cố gắng đạt hợp nhất với Mu và tự hỏi một cách sâu xa, “Tại sao tôi không nhận ra rằng khi tôi nghe không có gì khác hơn là nghe? Tại sao tôi không nhận ra rằng khi tôi nhìn không có gì khác hơn là thấy?”

 Học viên: Tôi biết tôi phải làm gì nhưng tôi không thể làm được.

 Lão sư: Không có điều gì ông tưởng phải làm, không có điều gì ông tưởng phải hiểu cả. Ông chỉ cần nắm được sự kiện khi mặt trời chiếu thì thế giới trở nên sáng, khi trời mưa thì đất ướt. Hãy xem hiểu là hiểu, không có gì khác nữa hết. Nếu ông nghĩ, “Tôi không phải hiểu” hay tôi “phải hiểu” là ông đang thêm một cái đầu khác vào cái đầu đã sẵn có của ông.(17) Tại sao ông không chấp nhận sự vật như chúng đang là và không phóng định những giá trịphán quyết của ông lên chúng? 

 Học viên: Tôi tưởng đây là nỗi phiền não của tôi, trong tiềm thức, tôi đang nghĩ: “Tôi là một cá nhân, thầy là một cá nhân khác.”

 Lão sư: Nhưng nếu ông tự thức tỉnh cái sai lầm nền tảng này, trong chớp mắt ngộ sẽ đến và ông sẽ kêu lên: “Ô, tôi được nó rồi!” Đây là ngộ. 

 

* * *

 

 Lão sư: Cái gì đây? [đập nhẹ cây hốt lên vai học viên]. 

 

-----------------------------------------------

(17) Đó gấp bội tư tưởng, không cần thiết.

 

[Không trả lời].

 Đó là Mu – chỉ là Mu! Khi tôi vỗ tay [vỗ tay], nó chỉ là Mu. Không có gì ông phải “hình dung ra” hay “suy diễn ra” cả. Nếu ông cố gắng làm một phép diễn dịch, dù là nhỏ bé nhất hay một sự phân tích trần trụi nhất, ông sẽ không bao giờ nhận ra Mu được.

 Học viên: Tôi cảm thấy rằng lúc nào tôi cũng tiến công tôi.

 Lão sư: Hãy cắt đứt sự suy diễn về nó đi. Hãy ngừng sử dụng cái đầu của ông đi. Chỉ hoàn toàn trở thành một với Mu thôi, và ông sẽ tự động đi đến Tự ngộ

 Sự thật không có cái “tôi” nào để tiến công cả. Mu là mọi sự vật, Mu không là cái gì cả . Bao lâu ông còn tin một cách có ý thức hay vô ý thức rằng ông là ông và mọi vật khác là khác ông, chừng ấy ông vẫn chưa thấm nhập được Mu. Ông đã gần kiến tánh. Chỉ một bước nữa thôi. Hãy cảnh giác. Đừng tách rời mình với Mu, dù chỉ với khoảng cách mỏng manh của một tờ giấy cũng là quá nhiều.

* * *

 

 Học viên: Như kết quả của sự phân tích của thầy hôm qua, tôi không còn liên kết “tôi” với thân xác tôi hay với các hành động nữa. Nhưng khi tôi tự hỏi: “Ấy là ai mà biết tất cả như thế?” Tôi kết luận rằng tôi là cái năng biết. Có phải tôi trở lại chỗ tôi đã bắt đầu không?

 Lão sư: Điều sau đây rất quan trọng đối với ông, hãy lắng nghe cho kỹ. 

 Tâm ông, giống như gương, phản chiếu mọi vật: cái bàn này, tấm nệm này – bất cứ cái gì ông nhìn thấy. Nếu ông không nhận thức vật nào cả, gương tự phản chiếu. Bây giờ, tâm mọi người thì khác. Làm sao tâm tôi phản chiếu sự vật khác với cách tâm ông phản chiếu? Bất cứ vật gì ở trong tâm ông đều là phản ảnh của tâm ông, vì thế nó là ông. Như thế khi tâm ông nhận thức cái bàn này, tấm nệm này là ông nhận thức chính ông. Lại nữa, khi tâm ông trống rỗng mọi niệm tưởng – tức là các quan niệm, tư tưởng, quan điểm, giá trị, ý niệm, giả thuyết – là tâm ông tự phản chiếu chính nó. Đây là trạng thái của vô phân biệt, của Mu.

 Bây giờ, tất cả điều ấy chỉ là một bức tranh. Những gì ông phải làm là trực nhận ra chân lý cho chính mình để ông có thể nói, “A, dĩ nhiên!” Đây là tỉnh ngộ.

 

* * *

 

 Lão sư: Ông vẫn chưa nắm được Mu? Thế thì tệ lắm.

 Học viên: Tôi chưa nắm được. Tôi buồn phải nói thế. 

 Lão sư: Mu là cái gì ông có thể cảm hay nếm hay sờ hay ngửi được. Và nếu nó có hình dáng hay hình thức thì không phải là Mu. Những gì ông có trong tâm chỉ là một bức tranh về Mu. Ông phải xóa nó đi. 

 Học viên [ngắt ngang]: Tôi có thể bảo đảm với thầy rằng trong tâm tôi không có bức tranh nào cả.

 Lão sư: Mu ở bên kia có nghĩa và không có nghĩa, không thể biết nó bằng giác quan hoặc bằng tâm phân biệt. Hãy loại bỏ các ý niệm hư vọng của ông đi và ngộ sẽ đến với ông tức khắc. Nhưng ông phải vận động mình nhiệt tình hơn nữa, như con chó đói bám lấy cục xương. Hãy tập trung vào Mu, Mu, Mu bằng trọn vẹn trái tim ông.

 

* * *

 

 Lão sư: Qua cách ông đi vào đây, tôi có thể nói ông vẫn chưa là một với Mu. Ông đang dao động – tâm ông phân tán. Nếu ông là một với Mu, ông sẽ bước đến trước tôi với dáng điệu không vội vã mà vững vàng, hoàn toàn thấm nhập, tựa như ông đang mang theo một kho tàng quí giá nhất trên thế gian này.

 Học viên: Dù sao tôi cũng không còn ở trong trạng thái phân đôi như tôi thường vậy. Khi tôi cười, tôi không nghĩ “Tôi đang cười” mà “chỉ cười” thôi. Cũng vậy, tôi cảm thấy đau, và với mọi sự vật khác cũng thế.

 Lão sư: Thế thì được rồi, nhưng nếu muốn nhận ra Chân tánh, ông không nên dừng lại, chìm đắm trong sự tự mừng mình. Nếu làm như vậy, ông sẽ tự tách rời mình với Mu, và tự mình rơi vào sự chia hai mà ông đang cố gắng chạy trốn. Để ngộ, tất cả những gì ông cần làm là đạt sự hợp nhất hoàn toàn với Mu, không có gì khác hơn. Ông phải làm tâm ông trống rỗng tất cả vọng niệmtrở thành giống như một người mộng du mang một kho tàng mong manh có thể vỡ tan ngay nếu bước nhầm một bước. Không được chao đảo dù chỉ một tí thôi.

 Học viên: Tôi cảm thấy mình không xa ngộ, nhưng sao tôi không thể thực hiện được cái sấn tới cuối cùng?

 Lão sư: Sự nhận ra Tự tánh mình có thể so sánh với cái này [đặt lòng bàn tay này lên lòng bàn tay kia]. Bàn tay trên giống như hòn đá lớn, nó biểu thị tâm người thường, cái tâm bị vọng niệm chế ngự. Bàn tay dưới biểu thị giác ngộ. Thực ra, đây chỉ là hai khía cạnh của cái Một. Bây giờ, muốn hất bàn tay trên, ông phải dùng sức mạnh phi thường, vì tâm này trĩu nặng mê hoặc. “Sức mạnh” có nghĩa là tập trung không ngừng. Nếu ông chỉ nâng nhẹ cái tâm này bên trên và rồi để nó “rơi” trở lại, ông sẽ không bao giờ kinh nghiệm được Chân tánh. Ông phải thình lình lật nhào nó một cái một, như thế này [chứng minh bằng một cử động nhanh mạnh]! Và ô kìa! Đó là tâm giác ngộ, sống động, không tỳ vết.

 Đừng buông lơi. Hãy làm hết sức mình.

 

* * *

 

 Lão sư: Ông có điều muốn nói, phải không? 

 Học viên: Vâng.

Lão sư: Nói đi. 

 Học viên: Thầy bảo tôi tự hỏi: “Tại sao tôi không thể chỉ thấy khi nhìn? Tại sao tôi không thể chỉ nghe khi lắng nghe? Tại sao không thể hiểu khi bị thầy đánh một gậy và kêu “Ui cha!” và “Ui cha!” đó là toàn thể vũ trụ? Câu trả lời của tôi là: tôi là thấy cây cốt- tử này, chẳng hạn, là cây hốt trong khía cạnh giới hạn của nó và không có gì khác hơn. Tôi thấy tấm nệm là tấm nệm. Tôi nghe âm thanhâm thanh và không là gì khác.

 Lão sư: Ông đang nhìn các sự vật này một cách phiến diện. Giả sử tôi lấy áo của tôi phủ lên đầu tôi và giơ hai tay lên không. Nếu ông chỉ thấy hai bàn tay tôi, ông có thể nghĩ chỉ có hai vật. Nếu tôi giở áo ra, ông thấy tôi cũng là một người, không phải chỉ có hai bàn tay. Cũng vậy, nhìn sự vật như là những thực thể tách rời, chỉ là một nửa chân lý.

 Bây giờ chúng ta tiến thêm một bước nữa. Hãy quan sát cái quạt điện bên cạnh tôi đây. Nó liên hệ với cái đế, cái đế liên hệ với cái bàn, cái bàn liên hệ với sàn nhà, sàn nhà với căn phòng, căn phòng với ngôi nhà, ngôi nhà với mặt đất, mặt đất với bầu trời, bầu trời với vũ trụ. Như thế, cái quạt này không chỉ hiện hữu một mình nó, nó liên hệ với toàn thể vũ trụ, và khi nó chuyển động, vũ trụ chuyển động theo. Dĩ nhiên, những gì tôi vừa nói với ông không phải là biểu hiện của thực tại mà chỉ là một giải thích về nó.

 Lại nữa, hãy lấy một đường tròn và một tâm điểm làm thí dụ. Không có tâm điểm không có đường tròn, không có đường tròn không có tâm điểm. Ông là tâm điểm, đường tròn là vũ trụ. Nếu ông hiện hữu, vũ trụ hiện hữu, và nếu ông biến mất, vũ trụ biến mất theo.(18) Mọi vật liên hệtùy thuộc vào nhau. Cái hộp trên bàn này không hiện hữu một mình. Nó hiện hữu với đôi mắt tôi, và mắt tôi thấy nó khác với mắt ông và lại khác với mắt người kế tiếp. Nhưng nếu tôi mù, cái hộp sẽ thôi hiện hữu đối với tôi.

 Chúng ta hãy lấy một ví dụ khác. Ví dụ, ông ăn đường trong lúc ông bệnh. Nó có vị đắng, vì thế, ông bảo đường đắng, nhưng người khác nói: “Nó là đường, nó ngọt chứ!” Song đối với ông, đương nhiên đường phải đắng. Cái đắng của đường lúc bấy giờ liên hệ với vị giác của ông, phẩm chất của nó tùy thuộc vào ông. Tất cả cuộc tồn sinh là tương đối, song mỗi người trong chúng ta tạo ra thế giới riêng của mình; mỗi người trong chúng ta nhận thức theo tâm trạng của mình.

 Học viên: Tôi hiểu tất cả điều ấy về mặt lý thuyết. Tôi có thể hiểu rõ rằng nếu mặt trời biến mất, tôi biến mất, nhưng tôi không thể tưởng tượng rằng tôi là mặt trời hay là toàn thể vũ trụ.

 Lão sư: Nhưng ông là thế. Khi ông chết, vũ trụ chết theo ông, ông và vũ trụ không riêng biệt và tách rời. Giác ngộ không có gì khác hơn là nhận ra rằng thế giới của phân biệtthế giới của không phân biệt không phải là hai. Khi ông trực nghiệm và minh bạch điều này là ông giác ngộ.

 Học viên: Thế thì Mu là gì? Có phải là sự nhận ra cái không phân biệt chăng?

 

---------------------------------------------

(18) Hãy so sánh: “Vì tôi có nên trời lững lờ và đất trì ngự. Vì tôi có nên mặt trăng quay tròn. Bốn mùa đến kế tiếp nhau, vạn vật sinh sản bởi vì tôi có, nghĩa là bởi vì tâm có.” Thiền sư Vinh Tây (Eisai Zenji) trong “Hưng Thiền Hộ Quốc Luận” (Gozen Gokoku Ron). 

 

 Lão sư: Nhận ra cái vô phân biệtbước đầu cần thiết. Nhưng sự nhận ra ấy sẽ không trọn vẹn nếu không tiếp tục thêm nữa. Sau khi ông thấy Chân tánh mình – tức trở nên giác ngộ, ông sẽ thấy mọi vật như là những hiện tượng nhất thời đang chịu sự biến dịch không ngừng, nhưng ông nhìn thấy chúng trong và qua khía cạnh như nhau. Rồi ông hiểu rằng không có cái vô phân biệt thì không thể có những hiện hữu cá thể.

 Tôi có thể minh họa những gì tôi đang nói với cây quạt giấy này. Một bên có nhiều sọc, như ông thấy, và bên kia thì trắng tinh. Có thể gọi bên trắng là vô phân biệt, bên sọc là phân biệt. Cái gì khiến sọc trở thành sọc là bên trắng hay vô phân biệt của cây quạt. Trái lại, những gì khiến cho bên trắng có ý nghĩa là những cái sọc. Chúng là hai khía cạnh của cái “Một.” Nhưng trong lúc khía cạnh phân biệt tùy thuộc vào sự biến đổi không ngừng thì cái vô phân biệt lại không biến đổi.

 Vì ông là một người có đầu óc triết học hơn là người cố gắng trở thành một với Mu, tôi nghĩ rằng đối với ông, đến đây, tốt hơn là ông nên chú tâm vào những điều tôi vừa nói cho đến khi nào ông nhận ra Tự tánh của mình. Thế có rõ ràng không? Kể từ bây giờ, đó sẽ là bài luyện tập tinh thần của ông.

 

4. HỌC VIÊN D (đàn bà, 40 tuổi)

 

 Học viên: Tôi đang thực hành chỉ quán đả tọa.

 Lão sư: Hôm qua tôi thấy bà ngồi với tay siết chặt trên đùi và gắng sức lắm. Trong chỉ quán đả tọa không cần thiết phải gắng sức.

 Học viên: Mọi người quanh tôi đều gắng sức tiến tới, vì thế tôi nghĩ tôi cũng phải vậy.

 Lão sư: Đa số họ là những người mới tu bắt đầu tham công án đầu tiên. Nếu họ không gắng sức, bất cứ định lực nào họ mới phát triển được cũng sẽ tiêu tan nhanh chóng. Vì thế họ phải đấu tranh liên tục để duy trì nó. Cũng giống như học viết chữ Hán, ban đầu bà phải dùng sức nhiều khi bà khó nhọc hình thành các chữ, nhưng về sau khi đã biết rành cách viết, dĩ nhiên bà có thể viết không chút gắng sức. Bà đã có kinh nghiệm tọa thiền, vì thế không cần phải gắng sức.

 Học viên: Tôi phải công nhận rằng có nhiều lúc khi sự tập trung đã mạnh thì không có sự gượng ép. Nhưng vì ngộ, không cần phải tọa thiền gượng ép ư?

 Lão sư: Chỉ quán đả tọa được thực hành trong niềm tin rằng tọa thiền như thế là thể hiện Phật tánh thanh tịnh của mình, như thế không cần thiết phải gắng sức vì ngộ một cách tự ý thức.(19) Bà phải ngồi với tâm linh mẫn, đồng thời bình tĩnh và không vội vã. Tâm này phải giống như dây đàn dương cầm lên đúng giọng, thẳng nhưng không căng. Cũng nên nhớ rằng trong nhiếp tâm bà được mọi người khác trợ giúp qua sự ngồi chung, vì thế bà không cần phải tự gắng sức.

 Tối hôm qua, tôi quan sát thấy bà vừa cười vừa khóc. Bà kinh nghiệm điều gì bất thường chăng?

 Học viên: Tôi tuyệt đối không muốn. Tôi cảm thấy dường như mình nghiền nát mọi vật, không còn gì cả, và tôi hân hoan.

 

--------------------------------------------

(19) Hãy so sánhNgộ và tu là một”Đạo Nguyên.

 

 Lão sư: Nói tôi nghe, bà đã từng lo nghĩ gì về cái chết.

 Học viên: Không, tôi không có.

 Lão sư: Những người lo phiền vì nghĩ đến cái chết thường có những kinh nghiệm như kinh nghiệm của bà làm cho vơi bớt.

 Cách nhìn sự vật của bà có gì thay đổi không?

 Học viên: Không, sau khi nó qua đi, tôi không cảm thấy có gì khác cả, tôi tiếc tôi phải nói thế [mỉm cười héo hắt].

 Lão sư: Cảm giác về sự đối nghịch, về chính bà đối lập với thế giới bên ngoài bất chợt tiêu tan, phải không? 

 Học viên: À, cảm giác của tôi chỉ là một sự phấn khởi lạ thường vì tôi cảm thấy rằng mọi vật tan biến tành hư không.

 Lão sư: Sau đó tâm thái của bà trước kia có quay lại không?

 Học viên: Có ạ.

 Lão sư: Được rồi, bà chỉ nên ngồi cần mẫn, không cần phải gắng sức.

 

 

5. HỌC VIÊN E (đàn ông, 44 tuổi)

 

Học viên: Tôi đang thực hành chỉ quán đả tọa.

Lão sư: Ông có gì muốn nói hay muốn hỏi?

 Học viên: Dạ có. Khi tôi bị một trong các vị trưởng tràng đánh tôi có phản ứng không thích chút nào. Tôi cảm thấy rằng bằng cách bạo hành ấy ông ta thực sự vui sướng khi đánh tôi. Vì thế, tôi không thể giơ tay lên cảm ơn ông ta như cảm ơn các vị trưởng tràng khác. Do đó, tôi yêu cầu đừng để ông ta đánh tôi nữa trong khóa nhiếp tâm này. Tôi không để tâm khi bị các vị trưởng tràng khác đánh, vì họ đánh là để khuyến khích tôi, nhưng khi ông ấy đánh tôi thì hiệu quả hoàn toàn trái ngược.

 Lão sư: Khi bị đánh ông không nên nghĩ, “Tên đó đánh ta như thế ấy,” hoặc cố đánh giá phản ứng của mình. Chỉ nên hai tay lại giơ lên cảm ơn. Có nhiều người cảm thấy khó chịu khi bị đánh và họ không thể tọa thiền tốt nếu bị đánh. Khi họ yêu cầu đừng đánh, sẽ có bảng hiệu không đánh đặt bên trên chỗ họ ngồi. Trường hợp của ông, nếu muốn, có thể làm như vậy.

 Học viên: Tôi không để tâm khi bị người khác đánh. Để trắc nghiệm mình, tôi đã ra dấu cho một vị trưởng tràng khác đánh tôi. Khi người này đánh, tôi không có phản ứng trái ngược như khi tôi bị con người đặc biệt ấy đánh. Sự thực, tôi thấy chắp tay giơ lên rất dễ dàng. Nhưng với ông ấy, thì khác hẳn.

 Lão sư: Dĩ nhiên, các vị trưởng tràng sẽ thận trọng chỉ đánh lên phần vai mềm nhất, không có xương. Đây đang là mùa hè, họ sẽ không đánh quá mạnh, vì mọi người đều mặc áo mỏng. Thực tế, hôm qua tôi đã cho người làm gậy mới bằng gỗ mềm với mục đích không làm đau. Nhưng dĩ nhiên, cũng có thể đau khi bị đánh quá mạnh. 

 Học viên: Tôi chỉ biết rằng phản ứng của tôi không phải là ma cảnh. Tự nhiên là tôi sẽ làm bất cứ điều gì thầy đề nghị, nhưng tôi nghĩ tôi nên nói với thầy điều ấy.

Lão sư: Điều quan trọng là không biến việc ấy thành vấn đề

* * *

 

 Học viên: Tôi đang thực hành như thầy đã chỉ. Tôi không có câu hỏi nào hết. Tôi đến là vì đây là buổi độc tham cuối cùng của tôi, tôi muốn cảm ơn thầy vì lòng tốt của thầy.

 Lão sư: Không có vấn đề gì để hỏi mà vẫn đến độc tham là tốt, vì lý do này: ông có xu hướng trở nên buông lơi việc ngồi. Việc đến trước tôi làm cho sự thực hành của ông trở nên khẩn trương, như thế ông có thể bắt đầu trở lại với năng lựcquyết tâm nhiều hơn.

 


6. HỌC VIÊN F (đàn bà, 45 tuổi)

 

 Học viên: Khi đến trước thầy, tôi cảm thấy căng thẳng khắp cả người. Tôi ngờ có gì sai.

 Lão sư: Đây là vấn đề của tâm. Đừng nghĩ, cũng đừng lấy làm phiền trong lúc tọa thiền. Chỉ thực hành với tâm bình tĩnh, tập trung sâu xa không cần gắng sức. Rồi sự căng thẳng sẽ biến mất và bà sẽ cảm thấy thư dãn.

thực hành chỉ quán đả tọa có tốt không? 

 Học viên: Dạ không, không tốt chút nào hết.

 Lão sư: Trong trường hợp ấy bà nên trở lại với bài tập theo dõi hơi thở cho đến khi nào bà có thể thực hiện tốt, sau đó bà có thể trở lại với chỉ quán đả tọa.

 Học viên: Tôi đã cố gắng, nhưng đau quá. Tôi cảm thấy ngực tôi khá đau khi làm thế. Thầy biết tôi đã bị phiền về việc thở rồi.

 Lão sư: Thế thì bắt đầu đếm hơi thở trở lại vậy. Bà có thể làm việc ấy dễ dàng không?

 Học viên: Dạ được. Tôi nghĩ được.

 Lão sư: Khi nào bà có thể tập trung luyện tập bài tập đó mà không đau hay khó chịu, hãy theo dõi hơi thở. Sau khi nắm vững được nó, bà hãy trở lại với chỉ quán đả tọa.

 Học viên: Thầy có vui lòng nói lại giúp tôi đếm hơi thở như thế nào và theo dõi hơi thở như thế nào không?

 Lão sư: Có nhiều cách đếm hơi thở khác nhau, như tôi đã giải thích trước, nhưng cách tốt nhất là: ở hơi thở ra thứ nhất, đếm “một,” ở hơi thở ra thứ hai, đếm “hai” và cứ như thế tiếp tục đến mười. Rồi trở lại với một và đếm cho đến mười. Bất cứ lúc nào bà bị mất đếm, hãy trở lại với một và bắt đầu lại.

 Theo dõi hơi thở là làm như thế này: với con mắt tâm, bà cố hình dung hơi hít vào và rồi cố hình dung hơi thở ra. Chỉ thế thôi.

* * *

 

 Học viên: Tối hôm qua, thầy bảo mọi người: “Những ai đang đếm hơi thở, cứ tiếp tục đếm hơi thở khi đi ngủ, như thế việc đếm sẽ tiếp tực trong tiềm thức.” Song tôi thấy rằng tôi quên đếm một cách khá tự nhiên khi hơi thở tôi nhịp nhàng, và khi nó không nhịp nhàng tôi phải đếm cho đến khi nó điều hòa trở lại. Tôi có nên đếm ngay cả khi hơi thở tự nhiên hơn để tôi ngừng đếm không?

 Lão sư: Hãy tiếp tục đếm khi bà đi ngủ và bà sẽ ngủ một cách tự nhiên. Nhưng đếm hơi thở không phải là tâm thái tự nhiên. Nó chỉ là bước đầu đối với việc tập trung tâm bà. Bước kế tiếptheo dõi hơi thở, nghĩa là cố gắng thấy rõ từng hơi hít vào và từng hơi thở ra. Cái này khó hơn vì bà không được chính sự đếm trở lại trợ giúp khi tâm bắt đầu lang thang. Ý niệm là hợp nhất tâm qua những bước tập trung kế tiếp nhau cho đến khi bà đạt đến điểm có thể thực hành chỉ quán đả tọa, mà như bà biết, nó không dính dáng gì đến đếm hơi thổ hay theo dõi hơi thở. Nó là hình thức tọa thiền thuần khiết nhất và hơi thở thì tự nhiên. Nhưng chỉ quán đả tọa cũng là hình thức tọa thiền khó nhất, vì bà không có vật gì phù trợ để nương tựa như trong các hình thức tọa thiền khác. Khi sự thực hành trưởng thành và sự tập trung khá mạnh, bà có thể thực hành chỉ quán đả tọa.

 Nếu nhìn kỹ các bức tranh vẽ tư thế Phật nhập Niết bàn, bà sẽ thấy rằng: Phật nằm nghiêng bên phải, bàn tay phải kê dưới đầu, các chi thể của thân hợp với nhau. Đây là tư thế nằm ngủ tốt nhất. Điểm trọng yếu là khi đi ngủ, bà không nên nằm xuống với cái thở dài như trút bỏ gánh nặng: “Ôi, sung sướng làm sao vì ngày đã qua, bây giờ tôi có thể quên hết tọa thiền được rồi!” Đây là thái độ sai lầm.

 Để trả lời trực tiếp câu hỏi của bà, nếu bà có thể tập trung được tâm mà không cần đếm thì không cần đếm.

 Học viên: Tôi sợ tôi đã nói không rõ ràng. Những gì tôi muốn nói là như thế này: Khi hơi thở trở nên nhịp nhàng thì tôi quên đếm. Thế có được không? 

 Lão sư: Được. Tương tự bà chỉ theo dõi hơi thở cho đến khi nào bà thấy không cần nữa. Sau đó bà tọa thiền thuần túy. Cái này không dính dáng đến đếm hay theo dõi hơi thở mà chỉ thở tự nhiên.

 

7. HỌC VIÊN G (đàn ông, 25 tuổi)

 

 Học viên: Mối liên hệ giữa tọa thiềngiới luật là gì? Tôi muốn hiểu rõ điều này. 

 Lão sư: Không kể tông phái, giáo lýthực hành của Phật giáo có ba khía cạnh cơ bản. Đó là giới (kai) hay giới luật, định (jo) hay tọa thiền, và huệ (e) hay trí tuệ. Trong kinh Phạm Võng (Bommo-kyo) có giải thích mối liên hệ giữa ba cái này. Giới luật giống như nền nhà. Nếu một người sống không đúng đắn, do đó tạo ra bất anphiền não cho chính mình và người khác, cái nền nỗ lực trong nhận thức tinh thần của người ấy bị phá hoại ngấm ngầm. Tọa thiền là khoảng trống để ở, tức là các phòng. Ấy là chỗ để nghỉ ngơi. Huệ có thể ví với các đồ vật trang bị và sử dụng trong nhà. Ba cái ấy có quan hệ với nhau. Trong tọa thiền, giới được giữ một cách tự nhiên, và qua tọa thiền người ta đi đến huệ. Như thế, các khía cạnh của Phật giáo bao gồm trong ba yếu tố này.

 

* * *

 

 Học viên: Tôi đã thực hành chỉ quán đả tọa trước khi đến đây, ít nhất tôi cho là như thế. Thầy có vui lòng nói cho biết chỉ quán đả tọa là gì không?

 Lão sư: Nếu anh đến dự khóa nhiếp tâm kế và nghe tất cả các bài nói chung, anh sẽ biết chi tiết về chỉ quán đả tọa. Trong khi chờ đợi, bây giờ tôi nói chút ít cho anh về nó.

 Chỉ quán đả tọa là loại tọa thiền thuần khiết nhất, là phương pháp thực hành được phái Thiền Tào Động nhấn mạnh. Đếm hơi thởtheo dõi hơi thở là những phương pháp thích đáng. Một người chưa có thể bước đi vững vàng cần sự trợ giúp và tất cả các phương pháp là những trợ giúp như thế. Nhưng đương nhiên anh phải vứt bỏ chúng và bước đi một mình. Chỉ quán đả tọa là cách tọa thiền mà trong đó tâm anh, chỉ quan hệ kịch liệt với việc ngồi, không có gì để nương tựa, vì thế nó là phương pháp thực hành rất khó. Trong các phương pháp đếm hơi thởtheo dõi hơi thở bằng con mắt tâm, anh sẽ biết ngay nếu anh thực hành không đúng, Nhưng trong chỉ quán đả tọa, anh ngồi như thế nào dễ trở nên buông lơi vì không có khí cụ nào để tự kiểm soát mình. Trong chỉ quán đả tọa, anh ngồi như thế nào là có tầm quan trọng sinh tử. Lưng phải tuyệt đối thẳng, thân thẳng nhưng không căng. Trọng tâm phải ở vùng ngay dưới rốn. Nếu anh có thể ngồi xếp chân theo tư thế kiết già hay bán già, anh sẽ có được sự ổn định và quân bình tuyệt đối cũng như phong cách trang nghiêmđại độ của Phật.

 Học viên: Làm thế nào một người có thể nhận ra Tự tánh của mình? Tôi biết rất ít về vấn đề này.

 Lão sư: Trước hết anh phải tin chắc rằng mình có thể làm được điều này. Tin chắc tạo ra quyết tâmquyết tâm tạo ra nhiệt tình. Nhưng nếu anh thiếu sự tin chắc này để khởi đầu, nếu anh nghĩ: “Có lẽ tôi có thể làm được; có lẽ tôi không thể làm được;” hoặc tệ hơn nữa: “Điều ấy vượt quá khả năng tôi,” anh sẽ không bao giờ nhận ra Chân tánh mình dù cho anh năng đến nhiếp tâm hoặc thực hành tọa thiền lâu đến đâu.

* * *

 

 Học viên: Sự khác nhau giữa tọa thiền công ánchỉ quán đả tọa là gì?

 Lão sư: Tọa thiên công án có hai mục tiêu: giác ngộ (satori) và thể hiện sự giác ngộ trong cuộc sống hàng ngày. Công án giống như cục kẹo để dụ đứa bé còn lưỡng lự. Mặt khác, với chỉ quán đả tọa anh phải đơn độc thực hành trong năm năm hay mười năm hoặc hơn nữa, vì anh không nhận được sự khuyến khích nào như thế. Trong chỉ quán đả tọa, vì anh ngồi với lòng tin chắc rằng Bản tánh của mình không khác với Bản tánh của Phật, không có sự gắng sức mục đíchgiác ngộ. Song anh phải tin rằng việc ngồi của mình một ngày nào đó sẽ đem đến kết quả giác ngộ.

 Trong tọa thiền công án, với ngộ anh sẽ nhận ra rằng tọa thiền, khi được thực hành đúng, là thể hiện Phật tánh, và theo khía cạnh này, nó sẽ kết thúc nơi chỉ quán đả tọa chấm dứt, nghĩa là khi chỉ quán đả tọa lên đến tột đỉnh trong giác ngộ.

 Đặc biệt trong chỉ quán đả tọa sự tập trung của anh phải tuyệt đối nhất tâm. Tâm anh, giống như tâm của một người bắn cung đang nhắm mục tiêu, phải tập trung cao độ, không có tạp niệm chen vào. Sự chệch hướng dù là nhỏ bé nhất cũng là vấn đề sinh tử.

 Học viên: Trước đây thầy bảo rằng chỉ quán đả tọa quan hệ với sự tập trung đúng và tư thế ngồi đúng. Yoga cũng thế. Thế thì có gì khác nhau?

 Lão sư: Tôi không biết nhiều về Yoga. Tôi hiểu rằng mục đích của Yoga như ngày nay nó thường được thực hànhtu dưỡng sức khỏe thể xác và tinh thần nhằm đạt sống lâu, và để thực hiện mục tiêu này nó có nhiều tư thế khác nhau. Các hình thức cao hơn của Yoga chắc chắn liên quan đến giác ngộ thuộc loại này hay loại khác. Nhưng sự giác ngộ ấy nhất thiết khác với sự giác ngộ của Phật giáo. Sự khác biệt chính là về mục đích. Trong chỉ quán đả tọa, anh không cần gắng sức vì ngộ một cách tự ý thức. Tốt hơn, anh hãy thực hành tọa thiền với lòng tin không lay chuyển rằng tọa thiềnthể hiện tâm thanh tịnh vốn có xưa nay, và một ngày nào đó anh sẽ nhận ra Bản tánh của Phật tâm này.

* * *

 
Lão sư: Anh có thể đếm hơi thở tốt không?

 Học viên: Tôi có thể đếm, nhưng tôi không biết thế nào là tốt. Thầy nói “tốt” có nghĩa là gì?

 Lão sư: Đếm tốt có nghĩa là có ấn tượng rõ ràngphân biệt từng số khi đếm. Tốt cũng có nghĩa là không mất đếm.

 Học viên: Tôi có thể làm được không mất đếm nhưng không phải lúc nào cũng rõ ràng.

 Lão sư: Lúc đầu thì khó vì thường có khuynh hướng làm một cách máy móc. Anh phải thấm nhập trọn vẹn vào việc đếm. Tôi biết một người dạy tính toán bằng bàn tính, như anh biết nó là một dụng cụ để tính toán. Ông ta là một chuyên gia nhưng ông ta thấy khó mà đếm hơi thở cho tốt. Nếu tự mình nỗ lựcthành khẩn luyện tập đếm, dần dần anh sẽ có thể làm được dễ dàng.

 

* * *

 

 Học viên: Tôi đang đếm hơi thở.

 Lão sư: Anh có thể đếm rõ ràngchính xác không?

 Học viên: Không, thưa không. Tôi muốn hỏi là tôi muốn vừa đếm hơi thở vừa thực hành chỉ quán đả tọa cùng một lúc có được không?

 Lão sư: Không, không được. Anh chỉ có thể đếm hơi thở một nửa thời gian ngồi và thực hành chỉ quán đả tọa nửa thời gian kia, nhưng anh không thể làm cả hai cùng một lúc.

 Học viên: Tôi đã cố gắng làm đúng như thế, nhưng không thành công. Tôi cũng đã cố gắng chỉ đếm hơi thở thôi, nhưng cũng không được.

 Lão sư: Anh không nên đếm một cách lơ đãng như đang ở trong trạng thái ngơ ngác. Anh phải dốc toàn tâm vào đó. Anh phải thấy rõ và chính xác từng số một. Thỉnh thoảng anh có bị mất đếm không?

 Học viên: Có, thưa thầy. Có lẽ cái phiền là tôi không thấy mối liên hệ giữa việc đếm hơi thởPhật giáo.

 Lão sư: Mục đích của đếm hơi thở là làm tĩnh lặng những cơn sóng tư niệm xao động không ngừng do thói quen suy nghĩ cố chấp trong một thời gian dài. Với sự tĩnh lặng đó, tâm trở nên qui nhất và rồi chúng ta có thể trực nhận ra Yếu tánh của chúng ta. Đếm hơi thởbước đầu cần thiết. Một phương pháp khác là luôn luôn tự hỏi: Chân tánh của tôi là gì?” hay “Chân tánh của tôi ở đâu?” Nhưng trừ philòng tin kiên cố rằng mình có thể khám phá ra Chân tánh bằng cách này, thì sự thực hành sẽ chỉ là sự lặp đi lặp lại một cách máy móc và nỗ lực trở thành lãng phí. Anh nói anh không thể thấy được mối liên hệ giữa hơi thởPhật giáo. Phật dạy rằng chỉ bằng cách trực nhân ra Tự tánh, chúng ta mới thực sự biết chúng ta là ai và là cái gì. Sự thuần khiếttrong sáng của tâm bị những cơn sóng tư niệm không dứt làm tròng trành, lăn lộn trong tâm, kết quả chúng ta thấy lầm mình như là những hiện hữu cá thể phải dương đầu với vũ trụ tạp đa. Tọa thiền là một phương tiện làm tĩnh lặng những cơn sóng ấy để có thể đem lại cái thấy bên trong chúng ta đến tiêu điểm chính xác, và đếm hơi thở là một kiểu tọa thiền.

* * *

 Học viên: Thầy bảo tôi nên để nhiều năng lực hơn vào việc ngồi. Tôi đã cố gắng nhưng không thể tập trung lâu hơn mười lăm phút trước khi tâm tôi bắt đầu lang thang. Đến cuối buổi nhiếp tâm vừa qua tôi mới có thể tập trung khá hơn. Nhưng khi ngồi một mình, tôi tách rời và không thể vì sự sống của mình mà tập trung.

 Lão sư: Khó mà ngồi một mình, nhất là lúc mới bắt đầu, đó là lý do tại sao chúng ta có những khóa nhiếp tâm. Tọa thiền cộng đồng dễ hơn vì có sự tương trợ và tăng sức cho nhau. Khi anh thực hành tọa thiền khá hơn, hãy lắng nghe các bài nói về nó, lần đầu tiên anh thực sự nếm được mùi vị của Thiền và qua kinh nghiệm này anh sẽ đi đến Tự tri đích thực.Vì thế, hãy ngồi thành khẩn. Sự tập trung của anh sẽ trở nên mạnh hơn, tinh thần và thể xác anh sẽ cảm thấy khá hơn.

* * *

 

 Học viên: Tôi muốn hỏi thầy một lần nữa về việc thở. Thầy đã giải thích cho tôi biết tôi nên đếm hơi thở như thế nào, nhưng thầy chưa giải thích cho tôi nên theo dõi hơi thở như thế nào. Thầy có vui lòng giải thích cho không?

 Lão sư: Sau khi anh bỏ đếm hơi thở, bước kế tiếptheo dõi hơi thở. Ở đây anh chỉ theo dõi hơi hít vào bằng con mắt tâm và không để cho tâm chệch hướng. Khi thở ra, cũng làm như thế. Tất cả chỉ có vậy thôi.

 Học viên: Còn cái dạ dày thì thế nào? Nó có nên vào và ra không? Tôi nghe nói rằng thay vì cử động lên xuống, nó phải vào và ra.

 Lão sư: Dĩ nhiên có những kỹ thuật thở khác nhau. Những gì anh mô tả, tôi nghĩ, là thở theo cách nào đó của Yoga. Nó có thể là thích thú đấy nhưng không phải là phương pháp thở được biện minh ở đây. Anh nên luôn luôn giữ tâm ở vùng dưới rốn. Tâm anh ở tại điểm mà anh chú ý. Nếu anh tập trung ở ngón tay thì tâm ở ngón tay, nếu tập trung ở chân thì tâm ở chân. Với tâm tập trung ở dưới rốn, thì sinh lực của anh sẽ dần dần ổn định ở vùng đó.

 Hãy sờ vào đây [chỉ phần bụng dưới] – [Học viên đặt bàn tay lên chỗ lão sư chỉ].

 Khi tôi đặt sức ép ở đó thì nó cứng, phải không?

 Học viên: Đúng vậy.

 Lão sư: Với tâm tập trung ở vùng ấy qua một thời gian lâu thì năng lực của mình sẽ dễ dàng và tự nhiên ổn định ở đó, vì trọng tâm không còn ở đầu và vai nữa, và anh có thể sử dụng sức ép ở vùng đó theo ý muốn. Vì nó được neo ở đó như thế, chúng ta không nổi giận và mất tự chủ, tư tưởng và tình cảm của chúng ta được kiểm soát một cách tự nhiên.

 Học viên: Tôi có một câu hỏi khác. Có phải trong phái Tào Động, bước đi hài hòa với hơi thở không?

 Lão sư: Phải. Với một hơi thở đầy đủ hít vàothở ra, anh bước bàn chân trái tương ứng với nửa bề dài của bàn chân phải. Cách của phái Lâm Tế là bước rất nhanh.

 Học viên: Nhưng ở khóa nhiếp tâm này, phương pháp dường như là nửa Lâm Tế nửa Tào Động?

 Lão sư: Đúng đấy. Ở đây chúng tôi dùng hệ thống của thầy tôi, Lão sư Đại Vân, người đã được sự huấn luyện rộng rãi ở phái Lâm Tế và chính người lại thuộc phái Tào Động, kết hợp cả hai lại.

* * *

 

 Lão sư: Anh có câu hỏi nào không?

 Học viên: Tất cả có thể nói là tôi bối rối.
Lão sư: Anh bối rối điều gì?

 Học viên: Tôi không thấy mối quan hệ giữa đếm hơi thởchỉ quán đả tọa.

 Lão sư: Đó là hai việc khác nhau. Tại sao phải tìm mối quan hệ? Có phải anh thấy đếm hơi thở quá máy móc và không thích thú?

 Học viên: Vâng, tôi nghĩ thế.

 Lão sư: Có nhiều người giống anh. Thay vì đếm hơi thở hay thực hành chỉ quán đả tọa, tốt hơn anh nên suy nghĩ về một câu hỏi như: “Tôi là gì?” hoặc “Tôi từ đâu đến?” hoặc như Phật giáo dạy rằng “Tất cả chúng ta vốn toàn hảo, thế thì tôi toàn hảo như thế nào?” Thuật ngữ Thiền gọi những câu hỏi như thế là Bản Lai Diện Mục hay “Bộ mặt trước khi cha mẹ sinh ra của tôi là gì?”

 Học viên: Đó có phải là một công án?

 Lão sư: Phải, từ nay anh hãy ngừng đếm hơi thở va hãy nhiệt tâm hiến mình cho công án này.

 

* * *

 

 Lão sư: Anh có vấn đề gì không?

 Học viên: Tôi không có câu hỏi nào cả, nhưng tôi muốn nói với thầy một điều. Tối hôm qua tôi tự bảo: “May quá, mình không phải gắng sức vì ngộ, vì mình vốn đã ngộ rồi.”

 Lão sư: Trong khi quả thực anh vốn là Phật cho đến khi nào anh nhận ra Phật tánh của anh, còn thì anh chỉ nói những lời vay mượn của người khác khi anh nói về ngộ. Mục đích của thực hành là để đưa anh đến kinh nghiệm này.

 Học viên: Tôi chỉ thích ngồi với cảm giác biết ơn chân thật và không phải nghĩ về công án nào cả.

 Lão sư: Hay lắm, hãy cố gắng ngồi chỉ quán đả tọa vậy. Nếu ngồi thành khẩn anh sẽ kinh nghiệm cảm giác biết ơn này. Sự thực khi anh ngồi theo tư thế kiết già như Phật ngồi và nhất tâm tập trung thì sự khai mở Phật tâm sẽ xảy ra dần dần. Đây là biểu hiện của Phật giáo sinh động, từ đó phát sinh lòng biết ơn chân thật. Hơn nữa, dù cho anh không khao khát ngộ, qua sự ngồi hăng hái và nhiệt tình anh cũng sẽ phát triển được định lực, kiểm soát được tâm và tình cảm, sức khỏe tinh thần và thể xác sẽ được cải thiện khả quan.

* * *

 

 Học viên: Trước khi đến chùa này, tôi thường nghĩ: “Nếu tôi đi nhiếp tâmtọa thiền tôi sẽ tích lũy được nghiệp tốt.” Bây giờ ở đây tôi không thấy mình được công đức gì cả.

 Lão sư: Dù anh biết hay không, anh vẫn đang tạo nghiệp tốt trong suốt thời gian ở đây. Ngồi bao gồm cả ba yếu tố nền tảng của Phật giáo là giới, định, và huệ. Dĩ nhiên, rõ ràng là định càng mạnh, tâm càng phát triển vững vàng, và có lẽ ít hiển nhiên hơn, con mắt huệ dần dần mở ra khi bản tính thanh tịnh cố hữu được xóa sạch mê hoặcô nhiễm trong sự ngồi thành khẩn và toàn tâm. Về phần giới, rõ ràng người ta không thể sát sinh, trộm cướp hay nói dối trong lúc tọa thiền. Tuy nhiên, theo nghĩa sâu xa, giữ giới có nền tảng trong tọa thiền, vì qua tọa thiền, anh dần dần loại bỏ được cái mê hoặc cơ bản đưa con người đến tội ác tức là sự mê hoặc cho rằng thế giới và ta là ly cách tách rời. Vốn không có sự chia đôi như thế. Thế giới không đứng ngoài ta – nó là ta! Đây là nhận ra Phật tánh, chính từ đây sự giữ giới xuất hiện một cách tự nhiên và tức khắc. Chắc chắn khi anh nhận ra được Chân ngã, tất cả điều ấy mới có nghĩa, nhưng nếu khôngkinh nghiệm ấy, những gì tôi vừa nói sẽ khó hiểu.

 Học viên: Hay lắm, tôi không có ý gắng sức trở nên giác ngộ .

 Lão sư: Cái ấy cũng được thôi. Ngồi vì mục đích tăng cường sức tập trung của mình cũng đáng quí vậy.

 Học viên: Tôi nghĩ tốt hơn tôi không tìm ngộ.

 Lão sư: Tọa thiền là biểu hiện của Phật giáo sinh động. Vì anh vốn là Phật nên việc ngồi của anh, nếu nồng nhiệt và quyết tâm, là thể thể hiện Phật tánh của mình. Đó là sự thật, chắc chắn vậy.

 Học viên: Tôi ước chừng chúng ta không thể không đồng ý về bất cứ điều gì, phải không? [cười].

 Lão sư: Bây giờ hãy về chỗ và thực hành nghiêm túc hơn nữa.

* * *

 

 Học viên: Thầy có thể nói cho biết trong chỉ quán đả tọa cái gì là cốt yếu nhất?

 Lão sư: Phẩm chất của sự ngồi là tối quan trọng. Lưng phải thẳng và tâm phải thẳng, bao giờ cũng phải canh chừng. Thân xiên lệch làm cho tâm xiên lệch, và ngược lại. Tâm phải hoàn toàn linh mẫn song không căng thẳng. Nếu nhìn bức tranh Bồ-đề Đạt-ma do Tuyết Châu (Nh. Sesshu) vẽ và nghiên cứu kỹ đôi mắt, anh sẽ thấy những gì tôi muốn nói. Bồ-đề Đạt-ma đang thực hành chỉ quán đả tọa. Đây là độ linh mẫn đòi hỏi: nếu anh ngồi thực hành chỉ quán đả tọa trong một góc phòng và một cánh cửa ở phía bên kia hé mở vài phân, anh sẽ tức khắc biết điều ấy.

 

* * *

 

 Học viên: Đây là buổi nhiếp tâm cuối cùng của tôi vì tôi phải trở về Hoa kỳ vào tháng tới. Ở đó tôi có thể tu tập theo sự hướng dẫn của một tu sĩ Tào Động được không?

 Lão sư: Được, nhưng tôi khuyên anh không nên để người ấy hướng dẫn về khía cạnh ngộ, trừ phi chắc chắn người ấy đã ngộ. Ngày nay rất ít tu sĩ Tào Động đã nhận ra Chân tánh và do đó, họ bô bô nói về kinh nghiệm ngộ, thực tế họ nói: “Vì vốn là Phật nên tất cả chúng ta đã ngộ rồi, tại sao phải cần ngộ nữa?” Nhung biện luận như thế là lừa dối, vì cho đến khi nào trực nhận ra được Phật tâm thì họ không thực sự biết được rằng họ có nó.

 Học viên: Thế thì tôi có thể thực hành tu tập không có thầy được không?

 Lão sư: Dù ở châu Mỹ không có thầy hay chỉ có một vị thầy tầm thường, anh cũng có thể tiếp tục thực hành Thiền bằng cách theo đúng những gì đã học được ở chùa này. Bất cứ một vị thầy nào, ngay cả một vị thầy chưa giác ngộ cũng có thể giám thị việc thực hành của anh được. Người ấy có thể kiểm tra tư thế ngồi và hơi thở, chẳng hạn, có thể hướng dẫn anh trong các khía cạnh khác nữa. Nhưng người ấy không nên cố truyền ngộ trừ phi người ấy đã ngộ và đã được thầy ấn chứng.

 Học viên: Ồ vâng, điều này làm tôi nhớ đến một điều tôi muốn hỏi thầy. Sáng nay khi thuyết giảng, thầy có nói rằng sự giác ngộ của một người cần phải được thầy của người ấy xác nhận và chỉ bằng cách ấy, Thiền mới có thể gọi là chánh truyền. Tôi hoàn toàn không hiểu điều này. Tại sao phải cần ai xác nhận?

 Lão sư: Khởi đầu từ Phật Thích-ca Mâu-ni, Phật giáo được chánh truyền từ thầy sang trò. Nơi nào sự giác ngộ của một vị thầy đã được thầy người ấy ấn chứng thì vị ấy có thể ấn chứng sự giác ngộ của các môn đệ bằng cách dùng kinh nghiệm giác ngộ của mình làm hướng đạo.

 Anh hỏi tại sao cần phải như thế? Nó cần phải như thế, trước hết, để đảm bảo Phật giáo đích thực được truyền từ thầy sang trò. Nếu không làm như thế, ngày nay đã không có Thiền. Nhưng sự thực, anh không bao giờ tự mình chắc chắn rằng những gì mình cho là kiến tánh thực sự là kiến tánh. Với kinh nghiệm đầu tiên, hoàn toàn có thể phán quyết lầm về nó.

 Học viên: Nhưng ngộ không là tự xác minh ư?

 Lão sư: Không, nó không tự xác minh được. Thực tế, có nhiều thí dụ về những người mang danh là thầy mà không có giác ngộ gì hết. Giống như một người đơn độc đi tìm kim cương trong núi. Nếu y chưa bao giờ thấy kim cương thật, khi tìm được thủy tinh hay thạch anh hoặc một vài khoáng sản khác, y có thể nghĩ rằng mình đã tìm được kim cương thật. Nếu y có thể chứng minh vật tìm được qua một người đã có kinh nghiệm về kim cương, thì y có thể tin chắc được. Nếu không thế, y có thể bị lầm vì những viên đá sáng lấp lánh lắm.

 Học viên: Việc truyền thừa từ Phật xuống hiện tại, có thật vậy không? Ấy là huyền thoại, phải không?

 Lão sư: Không. Sự thật là như vậy. Nếu anh không tin thì tệ lắm.

 


8. HỌC VIÊN H (đàn bà, 37 tuổi)

 

 Học viên: Tôi đang mang thai và có lẽ tôi sẽ không thể theo dự nhiếp tâm được nữa cho đến sau khi sanh cháu vài tháng. Làm cách nào tôi có thể tiếp tục tọa thiền ở nhà trong lúc còn mang thai?

 Lão sư: Hãy tiếp tục tập trung vào công án hiện tại của bà. Khi có lời giải đáp nào đến, hãy cất nó lên kệ và cứ làm như thế khi tham các công án khác, và hãy trở lại với chỉ quán đả tọa cho đến khi nào bà đến trước tôi trở lại. Lúc ấy bà có thể chứng minh cái hiểu của bà về công án.

 Bất cứ lúc nào bà cũng phải ngồi một cách dễ chịu, với tâm thấm nhập sâu xa song uyển chuyển và không có sự căng thẳng ở vùng dạ dày. Điều cuối cùng quan trọng. Ở Nhật người ta biết rõ rằng tọa thiền rất lợi ích cho tâm và tinh thần của thai nhi. Còn tốt hơn nữa nếu bà đặt trước bà một bức tranh Quan Âm khi bắt đầu tọa thiền. Như thế đạo hạnh của vị Bồ-tát này, như bà quán tưởng, sẽ ghi ấn tượng lên tâm của em bé chưa sinh.

* * *

 

 Học viên: Công án của tôi là: “Hãy dừng lại ngay tại chỗ con thuyền xa xa đang vượt nước.”

 Lão sư: Hãy chứng minh tinh thần công án như bà hiểu. [Học viên chứng minh]. Bà hiểu tinh thần đích thực của nó không?

 Học viên: Dạ, thuyền và tôi không hai.

 Lão sư: Đúng đấy. Khi bà trở thành một với thuyền thì nó không còn là vấn đề cho bà. Cuộc sống hằng ngày của bà cũng y như vậy. Nếu bà không tự tách rời mình với hoàn cảnh, bà sẽ không âu lo. Mùa hè bà tự thích nghi với cái nóng, mùa đông bà tự thích nghi với cái lạnh. Nếu bà giàu, bà sống cuộc sống của người giàu, nếu bà nghèo, bà sống với cái nghèo. Nếu lên thiên đường, bà thích thần; nếu rơi địa ngục, bà trở thành quỉ. Ở Nhật, bà sống như người Nhật; ở Ca-na-đa, bà sống như người Ca-na-đa. Sống như thế, cuộc sống không phải là vấn đề. Động vật có tính thích nghi này đến cao độ. Con người cũng vậy. Nhưng vì họ tưởng họ thế này hay thế khác, vì họ làm theo kiểu cách các quan niệmý tưởng bảo họ nên là cái gì hay nên sống như thế nào, lúc nào họ cũng sẵn sàng chiến tranh với chung quanh và với chính họ.

 Như vậy, mục đích của công án này là dạy cho bà làm thế nào là một với mọi khía cạnh của cuộc sống.

 

9. HỌC VIÊN I (đàn ông, 30 tuổi)

 

 Lão sư: Đây là khóa nhiếp tâm đầu tiên của anh, phải không?

 Học viên: Vâng.

 Lão sư: Hãy cho tôi biết tại sao anh muốn thực hành tọa thiền?

 Học viên: Tôi muốn biết ý nghĩa của kiếp người, tại sao chúng ta sinh ra và tại sao chúng ta lại chết? 

 Lão sư: Đó là một lý do tuyệt diệu. Có nhiều cách giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, trước khi đi vào đó, hãy để tôi giải thích kiến tánh là gì? Ấy là nhìn thấy Chân tánh của mình và trực nhận ra rằng mình và vũ trụ một cách căn bản là Một. Một khi đã nhận ra điều này, anh sẽ biết đến tận đáy lòng ý nghĩa của kiếp người và do đó có được tâm bình an khởi xuất từ một nội kiến cách mạng như thế.

 Con đường đi đến Tri thức như thế là qua tọa thiền. Như anh biết, có nhiều cách thực hành. Đếm hơi thở, theo dõi hơi thở, và chỉ quán đả tọa. Chỉ bằng những cách tu luyện này người ta mới đi đến ngộ được, nhưng cách nhanh nhất là qua công án.

 Ngày xưa không có hệ thống công án, song nhiều người đã đạt Tự ngộ. Nhưng phải vất vả và mất nhiều thì giờ. Việc dùng công án đã bắt đầu khoảng một nghìn năm qua và tiếp tục cho đến hiện tại. Một trong những công án tốt nhất, vì đơn giản nhất, là công án Mu. Đây là vài nét cơ bản của nó: “Một ông tăng đến hỏi Triệu Châu, một Thiền sư Trung quốc nổi tiếng hàng trăm năm qua: ‘Con chó có Phật tánh không?’ Triệu Châu đáp: ‘Mu,’ nghĩa đen là ‘Không’ hay ‘Không có.’ Nhưng nghĩa thực lời đáp của Triệu Châu không nằm ở đấy. “Mu” là biểu hiện của Phật giáo sống, vận hành và động đích. Điều anh phải làm là khám phá ra cái tinh thần hay cốt tủy của Mu này, không phải bằng phân tích lý trí mà bằng cách tìm nó trong con người sâu kín nhất của mình. Rồi anh phải chứng minh nó trước tôi một cách cụ thể rằng anh hiểu Mu là chân lý sinh động, không theo chiều hướng suy nghĩ, lý thuyết hay giải thích trừu tượng. Hãy nhớ anh không thể hiểu Mu qua nhận thức thông thường mà phải trực tiếp nắm lấy nó bằng toàn bộ con người mình. 

 Đây là cách thực hành. Nếu có thể, hãy ngồi xếp chân theo tư thế kiết già hay bán già, hay ngồi xếp chân theo cách dễ chịu nhất. Ngay cả ngồi xếp chân cũng không được, hãy dùng một cái ghế. Lưng phải thẳng, đưa thân qua lại, trước bằng những vòng cung lớn rồi nhỏ đần, cho đến khi thân yên nghỉ ở chính giữa, rồi thở tự nhiên. Bấy giờ anh đã sẵn sàng bắt đầu tọa thiền

 Trước tiên, hãy thầm lặp đi lặp lại chữ Mu không phát ra tiếng, chỉ thầm trong tâm thôi. Hãy tập trung trở thành một với nó. Đừng nghĩ đến ý nghĩa của nó. Tôi lặp lại: Chỉ toàn tâm hợp nhất với Mu. Ban đầu, nỗ lựctính cách máy móc, điều này không thể tránh được. Song dần dần toàn bộ con người mình sẽ nhập vào.

 Vì tâm con người, ngay từ thuở ấu thơ, đã quen vận hành từ tâm điểm, giống như các tia sáng của bóng đèn tỏa ra ngoài. Mục đích ban đầu là đưa tâm đến một tiêu điểm. Sau đó có thể tập trung vào Mu, rồi tự hỏi: “Mu là cái gì?” – “Nó có thể là cái gì?” Anh phải hỏi câu này từ tận đáy lòng. Khi sự tra vấn đến độ kẹp chặt lấy anh như cái bàn kẹp để anh không thể nghĩ đến cái gì khác thì bỗng dưng anh sẽ nhận ra Chân tánh mình và kêu lên, “Ồ, bây giờ tôi biết rồi!” Với chân ngộ, vấn đề đau khổtử vong sẽ được giải quyết.

* * *

 

 Lão sư: Anh có điều gì muốn nói?

 Học viên: Vâng, khi chuông rung để mọi người đứng lên đi vòng quanh thì một bà lão bắt đầu khóc nức nở. Tôi không biết tại sao bà ấy khóc, nhưng người trưởng tràng bắt đầu đánh bà ấy bằng kích trượng. Ngay lúc ấy, tôi bỗng bắt đầu nghĩ đến ý nghĩa cuộc đời và tại sao con người đau khổ. Không nhận thức được, tôi cũng bắt đầu khóc và nước mắt tuôn trào. Tôi đã không khóc như thế từ khi còn là một đứa bé bảy tuổi. Điều này có nghĩa là gì?

 Lão sư: Nhiều thay đổi sẽ xảy ra trong tâm khi anh tọa thiền nhiệt thành và sùng mộ. Cảm xúc của anh sẽ nhạy bén hơn, suy nghĩ của anh sẽ sắc sảo và rõ ràng hơn, ý chí của anh sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Trên hết, anh sẽ kinh nghiệm một cảm giác biết ơn. Vì cảm xúc của anh đã trở nên nhạy bén hơn và dễ đáp ứng hơn, nên khi anh nghe bà lão khóc, chính anh cũng khóc. Người ta đánh bà ta lúc ấy là để giúp bà ta, thúc giục bà ta dốc toàn lực.

 Những gì xảy ra với anh cho tôi thấy anh đang tọa thiền nhiệt tâm và thành khẩn.


10.  HỌC VIÊN J (đàn bà, 33 tuổi)

 

 Học viên: Vị thầy cuối cùng của tôi đã chỉ định cho tôi tham công án Mu trong hai năm qua. Tôi đã tham nó, nhưng nói thẳng ra tôi không biết tôi đang làm gì. Dường như tôi đã lặp đi lặp lại một cách máy móc, tôi được bảo phải trở thành một với nó và bằng cách ấy tôi sẽ kiến tánh. Nhưng tôi không chắc mình biết ngay cả kiến tánh là gì. Trước khi đến chùa này, tôi thấy việc làm cho mình hiểu và hiểu những gì tôi đã được bảo cho đều khó cả, vì tôi chưa bao giờ có được một lời giải thích nào có giá trị tương xứng. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao tôi biết rất tệ.

 Lão sư: Chỉ lặp đi lặp lại công án Mu một cách máy móc thì vô ích

 Kiến tánhtrực nhận ra rằng bà là cái gì còn hơn cả tấm thân mong manh và cái tâm giới hạn này. Nói một cách tiêu cực, ấy là sự nhận ra vũ trụ không ở bên ngoài bà. Và một cách tích cực, ấy là kinh nghiệm vũ trụ chính là bà. Bao lâu một cách ý thức hay vô ý thức bà nghĩ đến sự phân biệt giữa bà và người khác chừng ấy bà còn vướng trong sự chia hai takhông phải ta. Cái này vốn không có trong Chân tánh mà chỉ là hư vọng do sáu thức sinh ra. Nhưng vì cái ta hư vọng này được đối xử như là một thực thể trong kiếp này và các kiếp trước, nó đã xâm chiếm đến lớp sâu nhất của tâm tiềm thức. Sự tập trung nhất tâm vào Mu sẽ đánh tan dần dần cái ý-niệm-ta này khỏi tiềm thức. Với sự xóa sạch hoàn toàn cái ta ấy, đột nhiênkinh nghiệm cái Một. Đây là kiến tánh.

 Cách vận dụng công án này theo truyền thống Lâm Tế là để cho bà chiến đấu với nó dù muốn dù không. Bà lặp đi lặp lại “Mu là cái gì? Nó có thể là cái gì?” Câu trả lời đầu tiên đến với tâm bà, bà mang nó ra trước vị lão sư. Ông ấy lập tức gạt nó sang một bên, “Không, đó không phải Mu! Hãy tìm mữa đi!” Bà lại cố gắng nhiều lần nữa, nhưng mọi giải đáp mà bà có thể nghĩ hay tưởng tượng đều bị vị lão sư bác bỏ. Những cuộc gặp gỡ như thế thường chỉ kéo dài khoảng một vài phút. Đương nhiên sau những tháng năm kiệt quệ lý luận, tâm bà sẽ đạt đến điểm trống rỗng tất cả mọi hình thức tư niệm và bà sẽ đi đến hốt nhiên nhận ra Mu.

 Với những môn sinh khao khát chân lý, phương pháp này có hiệu quả. Nhưng ngày nay, đa số môn sinh ít nhiệt tâm và ít dính vào đấy lắm. Còn tệ hơn nữa, những vị thầy bất tài thường thông qua cho những môn sinh chưa thực sự có kinh nghiệm tinh thần công án, để khuyến khích họ ở lại một thời gian nữa. Thầy tôi, Lão sư Đại Vân, người đã học và thực hành Thiền Lâm Tế nhiều năm, vì lòng từ bi vô lượng, đã tìm được cách loại bỏ những chiến đấu khốn khổ trong quá khứ đó bằng cách nói trước cho môn sinh biết rằng bất cứ ý nghĩ nào về Mu, dù tinh tế hay thô thiển đến đâu, cũng đều vô ích, và do đó họ phải dốc hết mọi nỗ lực để trở thành một với Mu. Nhưng cái nguy hiểm ở đây là hay lạc đường vào sự lặp đi lặp lại nó một cách máy móc. Tuy nhiên cũng có những người hoàn toàn không dính dự đến chuyện ấy. Đối với họ, công án Mu không có gì thú vị hết. Bất chấp khó nhọc đến đâu họ cũng cố gắng bám lấy nó mà nó thì không bao giờ bám lấy họ. Bà có thể là một trong những người như thế.

 Học viên: Tôi thấy nó không thú vị gì chút nào.

 Lão sư: Trong trường hợp đó, tốt hơn bà nên đổi công án. Tôi có thể chỉ định cho bà công ánChích thủ” (Sekishu) hay “Tiếng vỗ của một bàn tay là gì?” hoặc công ánBản lai diện mục” (Honrai no Memmoku) hay “Bộ mặt trước khi cha mẹ sinh ra là cái gì?” hay “Tôi là cái gì?” hay “Tôi là ai?” bất cứ công án nào bà thấy hấp dẫn nhất.

 Học viên: Công án cuối cùng có nhiều ý nghĩa nhất. 

 Lão sư: Tốt lắm. Từ bây giờ nó là công án của bà.

 Học viên: Tôi phải hành xử nó như công án Mu ư?

 Lão sư: Phải, nhưng bà không nên hỏi câu hỏi một cách máy móc như cái máy rập tem. Khi ăn, bài phải tự hỏi: “Cái gì đang ăn?” với khát vọng kịch liệt muốn giải quyết vấn đề. Khi lắng nghe, bà hãy tự hỏi: “ Ai đang lắng nghe?” Khi thấy: “Ai đang thấy?” khi đi: “Ai đang đi?”

 

 (Từ đây câu nói: Tôi tham công án “Tôi là ai?” của học viên này sẽ được lược bỏ.)

 

 Lão sư: Bà có câu hỏi nào không?

 Học viên: Dạ có, khi tôi tự hỏi: “Tôi là ai?” và tôi tự trả lời: “Tôi là xương, tôi là máu, là da; từ đây tôi đi đâu nữa?”

 Lão sư: Rồi hãy tự hỏi: “Cái gì có máu này?”, “Cái gì có xương này?”, “Cái gì có da này?”

 Học viên: Thế thì dường như tôi làm hai việc: trở thành một với ăn cũng như tự hỏi: “Ai đang ăn?” Có đúng thế không?

 Lão sư: Không, chỉ hỏi ai đang ăn thôi. Tâm bà phải trở thành một khối nghi vấn sâu xa. Đây là con đường nhận ra Chân tánh nhanh nhất. Hỏi “Tôi là ai?” thực ra không có gì khác với hỏi: “Mu là gì?”

 Học viên: Thành thực mà nói tôi không có khát vọng bừng lửa vì kiến tánh. Tôi lấy làm lạ tại sao điều này làm tôi phiền não.

 Lão sư: Những người bị bắt buộc phải đối mặc với những cảnh sống đầy đau đớn, hoặc với cái chết của người mình yêu, chẳng hạn, thường lao mình vào những câu hỏi có tính cách tìm kiếm nhất về sống và chết. Sự nghi vấn này dựng dậy một niềm khát vọng cấp bách Tự chứng ngộ để họ có thể được vơi bớt nỗi đau khổ của chính họ cũng như của loài người. Với chân ngộ, bất anlo âu sẽ được thay thế bằng niềm vui và sự yên tĩnh bên trong. Lắng nghe những lời Phật dạy trong các bài nói của tôi, bà sẽ phát triển trong bà niềm mong ước Tự ngộ mỗi lúc càng sâu hơn.

* * *

 

 Học viên: Tối hôm qua trong lúc tọa thiền, tôi thường buồn phiền vì nghĩ rằng sự khao khát ngộ của tôi yếu quá. Tôi cứ tự hỏi tại sao tôi không thể nỗ lực kịch liệt hơn như những người chung quanh. Sáng nay, vào lúc một giờ, tôi đã sẵn sàng làm như vậy, dù chỉ sớm hơn thường lệ có bốn giờ, tôi đã quyết tâm ngồi tọa thiền suốt đêm. Ở nhà bếp, nơi tôi đến tìm nước uống, tôi thấy vị sư cô già nấu ăn đang giặt quần áo. Nhìn bà, tôi cảm thấy xấu hổ vì những nỗ lực yếu ớt của mình.

 Ngày hôm kia thầy nói rằng những người khao khát ngộ mãnh liệt nhất là những người đã đau khổ nhiều trong cuộc sống. Thầy bảo rằng họ khao khát kiến tánh là để làm nhẹ bớt nỗi đau khổ của họ cũng như của những người khác. Sự thực vào lúc chưa được hai mươi tuổi, tôi đã trải qua nỗi đau khổ đáng kể. Đó có lẽ là lý do tại sao tôi cảm thấy rất thương những người khác và tại sao bạn bè và những người quen của tôi thường đến tôi tìm lời khuyên và sự giúp đỡ.

 Vài năm sau đó, khi nghe nói về Thiền, tôi bắt đầu thực hành nó theo kiểu thời thượng ở Hoa kỳ. Rồi vài năm sau nữa, tôi đến Nhật bản, bỏ việc làm ở Mỹ, và bắt đầu thực hành Thiền theo truyền thống. Sự đồng cảm và lòng thương xót người khác mà tôi luôn luôn cảm thấy trước khi tôi thực hành tọa thiền đã khô cạn trong tôi. Tôi đã trải qua rất nhiều đau đớn trong Thiền đến nỗi không còn nghĩ đến cứu vớt ai trừ chính mình. Tôi ghét đau khổ! Thế là cuộc sống trong Thiền không làm cho tôi nhạy cảm với đau khổ của người khác và nhóm lên trong tôi mong ước cứu vớt họ, đã hủy diệt bất cứ tình cảm vị tha nào tôi đã có, bỏ lại tôi lạnh lùngích kỷ.

 Lão sư: Khi quan sát nét mặt và phong cách của bà, tôi không trông thấy sự không nhạy cảm cũng như sự vị kỷ nào cả. Trái lại, tôi thấy bà có nhiều nét Quan Âm. Tôi chắc chắn rằng đa số những người tiếp xúc với bà đều cảm thấy vẻ ấm áp tự nhiên của bà và đều có thiện cảm với bà. Những gì bà thuật lại cho tôi nghe, không những không làm cho bà có trái tim lạnh lùngvị kỷ mà còn tiết lộ sự phát triển sâu xa tính đồng cảm tự nhiên của bà, nhưng tất cả những cái đó nằm ngoài ý thức của bà. Một người nghĩ rằng mình có lòng tốt và tính đồng cảm, thực ra không có gì cả.(20) Nếu bà không còn ý thức về các tình cảm ấy, chỉ chứng tỏ rằng chúng đã rở nên thâm nhập sâu xa đến độ nào.

 Có nhiều người đã dùng trọn thì giờ của họ để trợ giúp những kẻ thiếu thốngia nhập các phong trào cải cách xã hội. Chắc chắn đây là điều không nên không để ý đến. Những lo âu cội rễ của họ, phát xuất từ cái nhìn sai lầm về chính họ và vũ trụ, vẫn không được làm cho vơi bớt,

đang gặm nhấm trái tim họ và cướp mất của họ cuộc sống phong phúvui vẻ. Những người đỡ đầu và dấn thân vào

 

--------------------------------------------------

(20) Hãy so sánh với Lão Tử: “Người có đức thật khôngý thức về đức của mình. Song người kém đức, lúc nào cũng nói về đức của mình, do đó, người ấy không có đức thật.” Đạo Đúc Kinh, do Lạt-ma Govinda dẫn trong “Foundations of Tibetan Mysticism” (Những Nền Tảng của Mật giáo Tây tạng), trang 235. Nguyên Hán văn: “Thượng đức bất đúc, thị dĩ hữu đức. Hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức.” (Đạo Đức Kinh, Chương 38).

 

các hoạt động cải thiện như thế, tự xem họ, một cách ý thức hoặc vô ý thức, là bậc thượng lưu đạo đức, và vì thế, không bao giờ buồn gột sạch tâm tham, sân, và tư tưởng mê hoặc của họ. Nhưng đến khi trở nên cùng kiệt vì tất cả những hoạt động bất an ấy, họ không còn có thể tự che dấu được những lo âu cơ bản của họ về sống và chết. Bấy giờ họ mới nghiêm chỉnh bắt đầu hỏi tại sao đời không còn ý nghĩa và nhiệt tình nữa. Bây giờ lần đầu tiên họ lấy làm lạ, thay vì cố gắng cứu vớt người khác, họ không nên tự cứu vớt mình trước ư?

 Tôi chắc chắn rằng bà đã không lầm khi bước chân lên con đường này, và ngày nào đó bà sẽ rõ. Quên cứu người khác và chỉ tập trung phát triển sức mạnh tinh thần của mình không phải là vị kỷ, mặc dù nó có vẻ như vậy. Sự thực nghiêm trọng là bà không thể bắt đầu cứu vớt được ai cho đến khi nào chính bà trở thành toàn hảo qua kinh nghiệm Tự ngộ. Khi bà đã nhìn thấy Bản tánh của Chân ngãvũ trụ thì những lời bà nói sẽ mang niềm tin chắc và người ta sẽ lắng nghe bà.

 Học viên: Nhưng tôi trở nên mệt mỏithất vọng quá dễ dàng. Đường đi thì dài và khó nhọc kinh khủng.

 Lão sư: Con đường của Phật kêu gọi lòng sùng mộ và sự kiên trì mãnh liệt. Song khi bà dừng lại quan sát, bà sẽ thấy các nhà triết học đã đấu tranh trong suốt hai ba nghìn năm để giải quyết vấn đề sự hiện hữu của con người, nhưng họ đã không thành công. Song bằng cách tự hỏi “Tôi là ai?” bà sẽ có thể thành công chỗ mà họ đã thất bại. Nguyên nhân nào khiến bà thất vọng? Hoạt động nào hay việc làm nào trong cuộc sống thôi thúc hơn việc này? So sánh với nó, mọi thứ khác sẽ trở thành vô nghĩa.

 Học viên: Tôi cũng cảm thấy như thế, đó là lý do tại sao đến Nhật để tu luyện Thiền.

 Lão sư: Bà khác đa số người ở đây. Họ đến nhiếp tâm vì họ nghe nói Thiền đáng để ý và họ muốn vồ lấy nó nhanh như họ đi tìm việc làm, vì thế họ cố gắng. Họ tấn công tọa thiền với sự cuồng nộ của cơn bão táp thình lình mà mưa tuôn thành suối và nhanh chóng cuốn đi. Nhưng bà đã có những hy sinh phi thường vì bước vào Con Đường của Phật, không phải tự dằn xé mình. Sự thực hành của bà nên giống như mưa nhẹ rơi tự trời cao và thấm vào lòng đất. Với tâm thái này, bà có thể kiên nhẫn ngồi trong bốn hay năm năm hoặc lâu hơn nữa, cho đến khi nào bà nhận ra Chân lý trọn vẹn.

 Học viên: Có phải vì các nhà triết học hỏi Tại sao? và Thế nào? mà họ không thể giải quyết được vấn đề hiện hữu của con người?

 Lão sư: Sự thăm dò của họ đã bức họ ra khỏi chính họ để đi vào lãnh vực sai biệt – đấy là cách làm việc của các nhà triết học và khoa học – trong khi hỏi “Tôi là ai?” đưa vào trực thức mối liên kết của bà với vũ trụ.

 Học viên: Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì thầy bảo.

 Lão sư: Tôi cảm thấy cho đến bây giờ phương pháp thực hành của bà chưa hoàn toàn phù hợp với khí chất của bà. Song bà không nên nghĩ rằng thời gian bà đã tiêu phí trong Thiền là lãng phí, nó có giá trị nhiều mặt hơn bà biết. Tôi cũng cảm thấy rằng, ít nhất hiện thời, bà không nên bị đánh bằng kích trượng.

 Học viên: Tôi không thể nói được là nó làm tôi bực mình đến đâu. Tệ nhất là khi tọa thiền, tôi đã mất chín mươi lăm phần trăm thời gian để chiến đấu với phản ứng của tôi chống lại nó. 

 Lão sư: Nếu bà đã có thể thông báo với vị thầy vừa qua của bà về cách mà bà với tôi bây giờ có thể làm được, nhờ sự giải thích này, có lẽ bà cũng đã được chỉ định cho một phương pháp thực hành khác. Dù sao, từ đây bà cũng hãy tự hỏi: “Tôi là ai?” với sự thấm nhập sắc bén và bình tĩnh.

* * *

 

 Lão sư: Bà có gì muốn nói?

 Học viên: Vâng, vài ngày sau buổi nhiếp tâm sau cùng, tôi bỗng nhận ra một cách mới mẻ là tìm kiếm sự kích thích, khoái lạc, và cố tránh sự đau đớn mà nó đã trở thành câu chuyện đời tôi là vô nghĩa, vì luôn luôn có sự trống rỗng và nhức nhối theo sau. Bây giờ dù cho nội kiến này đã đến với tôi với sức mạnh to lớn, cùng với hơi thở ra liên tục sốt ngày, trong một tuần lễ, cảm giác phẳng lì và vô nghĩa của cuộc sống cũ, cùng với sự thèm muốn kích thích đã trở lại. Điều ấy tự nhiên hay không tự nhiên?

 Lão sư: Muốn có một cuộc sống đầy đủhạnh phúc hơn cuộc sống hiện tại của bà là tự nhiêncần thiết. Cái không cần thiết là khinh thường tình trạng hiện có của mình và ước mong một tình trạng cao vời hơn.

 Có phải tôi đang trả lời câu hỏi của bà không?

 Học viên: Tôi chưa đi đến trọng điểm của vấn đề. Khi tôi cảm thấy như thế, tôi chạy trốn, tôi muốn đi xem chiếu phim hay tọng cho đầy dạ dày những món ăn cao sang. Câu hỏi của tôi là tôi có nên chìm đắm trong các dục vọng hay đấu tranh dồn ép chúng và tiếp tục tọa thiền

 Lão sư: Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng. Dồn ép nghiêm trọng các cảm giác của mình hoặc điên cuồng đắm mình trong đó đều không khôn ngoan. Có nhiều người, khi họ cảm thấy như bà, hoặc họ uống rượu một cách phóng đãng hoặc ăn cho đến bị bịnh. Dĩ nhiên bà không thuộc loại người đó. Điểm quan trọng là thỉnh thoảng đi xem phim cũng được nếu bà đi xem để thưởng thức mà không phải vì phim. Vả lại, khi bà có sự bức bách không cưỡng nổi muốn ăn một bữa tiệc thì cứ ăn những món ăn không những chỉ để thưởng thức mà còn để nuôi sống nữa. Nhưng đừng ăn quá nhiều đến nỗi phải bịnh vào hôm sau. Nếu bà tập điều độphán đoán chính xác, bà sẽ không hối tiếc về sau, tự trách mình vì đã lãng phí thì giờ quí giá mà mình có thể dùng một cách hữu ích trong tọa thiền, bà sẽ mất đi những buồn phiền và được nhẹ nhàng, và bà có thể bắt đầu thực hành trở lại với nhiệt tình nhiều hơn. Nhưng nếu bà có những cảm giác khó chịu trong người, chúng sẽ phát sinh một số tư niệm cản trở sự thực hành của bà. Song khi sự thực hành trở nên sâu hơn, tất cả nhưng thứ ấy sẽ không còn là vấn đề nữa.

* * *

 

 Học viên: Nếu tôi hiểu thầy đúng, có lúc thầy bảo giữ tâm ở lòng bàn tay, có lúc thầy bảo tập trung nó ở vùng dưới rốn, và rồi khi buồn ngủ tôi phải đặt nó ở giữa hai mắt. Tôi không biết tâm tôi là cái gì, vì thế tôi làm sao đặt vào chỗ nào trong mấy chỗ ấy.

 Lão sư: Khi tôi bảo bà đặt tâm nơi lòng bàn tay là tôi muốn nói bà tập trung chú ý vào điểm đó. Bà không nên thay đổi liên tục tiêu điểm tập trung. Ngay cả Đạo Nguyên lẫn Bạch Ẩn đều khuyên tập trung ở lòng bàn tay. Nếu muốn gia tăng cường độ tọa thiền, bà có thể làm được như thế bằng cách hướng sự chú ý đến vùng đan điền. Cách tốt nhất để khắc phục sự buồn ngủ là tập trung sự chú ý ở giữa hai mắt.

 Học viên: Nhưng tâm là cái gì? Nó ra sao? Tôi muốn nói về mặt lý thuyết tôi biết nó là gì vì tôi đọc nhiều kinh và sách của Phật giáo. Nhưng thực tôi có thể tìm ra tâm là cái gì bằng cách tự hỏi: “Tôi là ai?” không?

 Lão sư: Hiểu tâm bằng lý thuyết không đủ để giải quyết câu hỏi “Tôi là ai?” và qua đó là vấn đề sanh tử. Hiểu như thế chỉ là bức chân dung về thực tại, không phải chính thực tại. Nếu bà khăng khăng tự hỏi: “Tôi là ai?” với lòng thành khẩn và nhiệt tâm – nghĩa là được khát vọng Tự Tri chân thật điều động – là bà sắp nhận ra bản tánh của Tâm.

 Bây giờ Tâm còn hơn cả thân bà và còn hơn cả cái thường được gọi là tâm. Nhận ra Tâm này bên trong là nhận ra rằng bà và vũ trụ không phải là hai. Trực quan này phải đến với bà với sự chắc chắn trào tràn như thế đến độ bà sẽ vỗ đùi kêu lên: “Ồ, dĩ nhiên rồi!”

 Học viên: Nhưng tôi không biết ai đang hỏi “Tôi là ai?” và cũng không biết điều này nữa - ai đang bị hỏi - làm sao tôi có thể tìm ra tôi là ai?

 Lão sư: Người hỏi câu hỏi là bà và bà phải là người trả lời. Sự thực, đó không phải hai. Người trả lời chỉ có thể hiện ra khi khăng khăng hỏi với khát vọng kịch liệt muốn biết. Cho đến hiện tại bà đã lang thang vô mục đích, không có định hướng chắc chắn, nhưng bây giờ bà đã có bản đồ, đã có hành trang, đừng mê cảnh đẹp - hãy bước tới!

 

* * *

 

 Học viên: Thầy bảo rằng tất cả chúng ta vốn hoàn hảo – không tỳ vết. Tôi có thể tin điều ấy khi chúng ta còn ở trong bụng mẹ, nhưng khi đã sinh ra rồi, chúng ta không còn hoàn hảo nữa. Kinh nói rằng tất cả chúng ta sinh ra là do tham, sân, si. Tôi tin điều này, vì nó chắc chắn đúng với tôi. 

 Lão sư: Một người mù, dẫu mù, cơ bản cũng là toàn thểhoàn hảo. Đối với người câm điếc cũng thế, nếu một người câm điếc bỗng dưng nghe lại được, cái hoàn hảo của người ấy không còn là cái hoàn hảo của người câm điếc. Nếu cái đĩa trên bàn này vỡ, mỗi mảnh vỡ tự nó là một toàn thể. Cái gì mắt có thể thấy được chỉ là hình thức, luôn luôn thay đổi, không phải bản chất. Thật ra chữ hoàn hảo là thừa. Sự vật không phải hoàn hảo cũng không phải không hoàn hảo, chúng là cái gì chúng là. Mọi sự vật đều có giá trị tuyệt đối và vì thế không thể so sánh cái này với cái kia. Người cao thì cao, người thấp thì thấp, đó là những gì bà có thể nói được. Có một công án, để đáp câu hỏi: “Phật là gì?” Sư đáp: “Trúc cao thì cao, trúc thấp thì thấp.” Kiến tánhnhận ra điều ấy trong chớp mắt.

 

* * *

 

 Học viên: Tôi vẫn còn thấy phiền vì đặt tâm nơi lòng bàn tay.

 Lão sư: Việc gì thế?

 Học viên: Tôi rất khó tập trung ở đó, khi thở ra, sự tập trung của tôi trở nên phân tán.

 Lão sư: Bà không nên làm mình căng thẳngcố gắng đặt tâm ở chỗ nào đó, chỉ cần tập trung vào câu hỏi “Tôi là ai?”

 Học viên: Khi tôi quì lạy trước thầy hay trước tượng Phật, hoặc khi tôi tụng kinh hay bước đi, tôi không có xu hướng tự hỏi: “Tôi là ai?” Những lúc như thế có được không?

 Lão sư: Lúc nào cũng phải hỏi câu ấy. Khi bước đi bà cũng phải hỏi: “Ai đang đi?” Khi đang lạy bà cũng phải hỏi: “Ai đang lạy?”

 Học viên: Hoặc “Tôi là ai?”

 Lão sư: Phải, chung qui là như vậy.

 

* * *

 

 Học viên: Tối hôm qua thầy bảo mọi người rằng khi đi ngủ chúng tôi không nên tách rời với công án mà phải tiếp tục hỏi ngay cả trong giấc ngủ. Tôi thấy tôi quên mất công án của mình một cách nhanh chóng khi tôi ngủ vì tôi nằm mộng nhiều. Thế giới mộng dường như khác với thế giới “Tôi là ai?” Mộng như thế là một cách lãng phí thì giờnăng lực. Làm sao tôi có thể tránh được?

 Lão sư: Thông thường người hoạt động có ít thì giờ để ngủ thì chỉ thỉnh thoảng mới mộng. Trái lại, những người ngủ nhiều sẽ có nhiều mộng. Cũng như những người có nhiều thì giờ trong tay có khuynh hướng mộng nhiều và những người ngủ nằm ngửa cũng vậy. Một cách để mình thôi mộng, dĩ nhiên là ngủ ít. Nhưng nếu bà ngủ không đủ, bà có thể ngủ gật trong lúc tọa thiền. Bà để ý các tranh vẽ Phật nằm, bà sẽ thấy rằng Phật nằm nghiêng bên phải. Vì nhiều lý do, đây là tư thế tốt để ngủ.

 Học viên: Khi làm việc, giặt quần áo hay làm vệ sinh, tôi thấy mình thường mộng ban ngày. Tôi có thể làm gì?

 Lão sư: Khi làm vệ sinh, hãy tiếp tục hỏi “Tôi là ai?” sẽ không có tư niệm nào khác nhập vào tâm bà, nếu việc hỏi đủ khẩn trương. Chỉ vì bà tách rời công án nên xảy ra mộng ban ngày.

* * *

 

 Lão sư: Bà có gì muốn nói hay hỏi không?

 Học viên: Từ năm giờ sáng hôm nay cho đến bây giờ [3:00 giờ chiều] tôi vẫn tự hỏi đều đặn: “Tôi là ai?” Đôi khi câu hỏ đã thấm nhập vào tôi nhưng phần lớn thời gian tôi chỉ có buồn phiền. Tại sao tôi lại thế?

 Lão sư: Có lẽ tại vì bà chưa tin chắc rằng qua hỏi như thế bà có thể nhận ra Chân tánh mình và có thể duy trì được sự bình an của tâm. Khi những người đã trải qua nhiều đau đớn trong đời nghe nói đến chân lý Phật giáo và bắt đầu thực hành tọa thiền, họ muốn được kiến tánh nhanh chóng để làm vơi bớt sự đau khổ của riêng họ cũng như những người khác.

 Học viên: Một phần lý do tôi cảm thấy khó tập trung là vì người người trưởng tràng mới la hét với tất cả mọi người và đánh mạnh quá. 

 Lão sư: Bà chỉ cần tự hỏi: “Ai đang lắng nghe tất cả sự la hét ấy?” Đừng biến việc ấy thành vấn đề, nó không liên hệ gì đến việc của bà.

 Học viên: Tôi không thể lạnh lùng đối với việc ấy. Hai bên tôi những người bị đánh mạnh quá. Mỗi lần nghe tiếng kích trượng, tôi rùng mình cố tự hỏi: “Ai đang lắng nghe tất cả sự la hét này?” nhưng tôi vẫn bị đảo lộn, không thể tiếp tục được.

 Lão sư: Những người quanh bà sắp kiến tánh, vì thế họ được đánh rất mạnh – để thúc giục họ đến nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng. Nếu bà không muốn bị đánh vì nó cản trở việc tọa thiền của bà, tôi có thể cho đặt bảng hiệu “Đừng đánh” bên trên chỗ bà ngồi.

 Học viên: Hôm qua khi ông K. đánh tôi rất hữu ích, vì ông biết đánh như thế nào và vào lúc nào. Nhưng người kia đánh không đúng lúc và đúng lý do. Sự hò hét của ông ta quá hãi hùng khiến tôi thấy đau ở dạ dày.

 Lão sư: Dĩ nhiên có những người có khả năng sử dụng kích trượng hơn người khác. Ông K. đã có kinh nghiệm lâu, rất thiện nghệ. Bà muốn đặt bảng hiệu trên chỗ bà ngồi không? 

 Học viên: Điều buồn cười là một nửa tôi mốn được đánh vì tôi nghĩ tôi sẽ kiến tánh nhanh hơn, một nửa tôi sợ. Nếu ông K. trở lại, tôi thích thỉnh thoảng ông ấy đánh tôi.

 Lão sư: Chúng tôi chỉ có thể cho đặt bảng hiệu trên chỗ bà ngồi và khi nào bà muốn được đánh, bà có thể ra dấu bằng cách chắp hai tay giơ lên khỏi đầu. Nhưng đừng quan tâm đến những gì xảy ra chung quanh, chỉ cần tập trung vào công án của bà.

 Từ giờ trở đi, bà có thể rút gọn “Tôi là ai?” thành “Ai?” vì toàn thể câu hỏi đã chìm vào tiềm thức của bà. Tương tự, người người nào tham công án “Mu là cái gì?” sẽ đến lúc có thể rút gọn lại thành “Mu?” vì hình thức rút ngắn này cũng đủ cho toàn bộ câu hỏi âm vang trong tiềm thức.

 

* * *

 

 Lão sư [gắt]: Bà là ai? [Không đáp]. Bà là ai?

 Học viên [ngập ngừng]: Tôi không biết.

 Lão sư: Bà là bà! Tôi là tôi! Bà chỉ là bà, thế thôi.

 Học viên: Thầy muốn nói gì qua tiếng “Tốt” khi tôi trả lời “Tôi không biết” ?

 Lão sư: Theo nghĩa sâu xa nhất, chúng tathể không biết gì hết.

 Học viên: Hôm qua thầy bảo sẽ hỏi tôi “Tôi là ai?” Tôi kết luận rằng tôi phải chuẩn bị sẵn vài câu trả lời. Vì thế tôi đã nghĩ ra mấy câu khác nhau. Nhưng bây giờ thầy chỉ hỏi “Bà là ai?” Tôi không thể nghĩ ra điều gì hết.

 Lão sư: Tuyệt! Điều ấy chứng tỏ tâm bà trống rỗng, không một tư niệm nào cả. Bây giờ bà có thể trả lời với tất cả con người bà, không phải chỉ với cái đầu của bà. Khi tôi nói tôi sẽ hỏi “Bà là ai?” tôi không muốn bà suy luận ra câu trả lời, mà chỉ để bà tự thâm nhập vào chính bà càng lúc càng sâu hơn với câu hỏi “Tôi là ai?” đến khi bà hốt nhiên nhận ra Chân tánh bên trong, bà sẽ có thể đáp tức khắc không suy nghĩ.

 Cái gì đây? [bỗng đập cây hốt lên nệm].

 [Không đáp].

 Hãy thăm dò sâu hơn nữa! Tâm bà hầu như sắp chín muồi rồi.

* * *

 

 Học viên: Tôi đã hỏi đi hỏi lại: “Tôi là ai?” cho đến khi cảm thấy không còn câu trả lời nào cho câu hỏi.

Lão sư: Bà sẽ không tìm thấy thực thể nào gọi là “tôi” cả. 

 Học viên [nóng nảy]: Thế thì tại sao tôi cứ phải hỏi câu hỏi ấy?

 Lão sư: Bởi vì trong tình trạng hiện tại, bà không thể tự giúp mình. Người thường thì cứ mãi hỏi “Tại sao?” “Cái gì?” hoặc “Ai?” Có nhiều công án trong đó có ông tăng hỏi; “Phật là gì?” hoặc “Tại sao Bồ-đề Đạt-ma từ Ấn độ sang Trung quốc?” Mục đích lời đáp của ông thầy là để phá vỡ tâm mê hoặc của ông tăng để ông tăng có thể nhận ra câu hỏi của mình là trừu tượng.

 Học viên: Tôi đang đọc các bức thư(21) của Bạt Tụy [Bassui zenji] qua bản dịch tiếng Anh như thầy đã gợi ý trong lúc thuyết giảng buổi sáng. Ở một chỗ Bạt Tụy nói: “Ai là ông chủ vẫy tay?”

 Lão sư: Thực ra, không có câu trả lời thực sự cho “Ai?”, “Cái gì?”, “Tại sao?” Tại sao đường ngọt? Đường là đường. Đường!

 Học viên: Hôm trước thầy bảo tôi: “Bà là Bà.” Đúng, tôi là tôi. Tôi chấp nhận điều ấy. Thế đủ không? Tôi cần gì khác nữa. Tại sao tôi cứ phải đấu tranh với câu hỏi đó?

 Lão sư: Vì đối với bà, cái hiểu ấy là bề ngoài, không thực biết là bà muốn nói gì qua câu “Tôi là tôi.” Bà

 

----------------------------------------------

(21) Xem phần “Các Bức Thư” của Thiền sư Bạt Tụy, trg. 272.

 

phải đương đầu với câu hỏi này bằng sức mạnh của trái bom, và phải diệt hết tất cả các ý niệm, suy nghĩ của bà. Cách duy nhất để giải quyết câu hỏi là phải đi đến nhận thức bùng nổ bên trong rằng mọi sự vật là [rốt ráo trở thành] Không [Nothing]. Nếu cái hiểu chỉ là lý thuyết, bà sẽ còn hỏi mãi Ai?, Cái gì? và Tại sao?

 

* * *

 

 Học viên: Trong lúc hỏi: “Tôi là ai?” tôi đã đi đến kết luận rằng tôi là thân xác này, nghĩa là mắt này, chân này, và vân vân. Đồng thời tôi cũng nhận ra rằng các cơ quan này không hiện hữu độc lập. Nếu tôi lấy mắt tôi ra đặt trước tôi, chẳng hạn, nó không thể làm nhiệm vụ của mắt nữa. Và chân cũng không thể làm chức năng của chân nếu nó bị tách rời khỏi thân, vì khi đi chân không những chỉ cần đến thân mà còn cần đến đất nữa. Cũng thế, mắt tôi cũng cần đến đối tượng nhận thức để thực hiện hành động thấy. Hơn nữa, những gì mắt thấy và những gì chân dẫm lên là một phần của vũ trụ. Điều đó đúng không?

 Lão sư: Bà là vũ trụ, đúng rồi. Nhưng những gì bà vừa cho tôi biết là trừu tượng, ấy chỉ là một sự tái lập về thực tại, không phải chính thực tại. Bà phải trực tiếp nắm lấy thực tại.

 Học viên: Nhưng tôi phải nắm lấy bằng cách nào?

 Lão sư: Chỉ bằng cách hỏi “Tôi là ai?” cho đến khi nào rụp một cái bà nhận ra Chân tánh của mình với rõ ràng, chắc chắn. Hãy nhớ, bà chẳng phải thân cũng chẳng phải tâm. Và cũng chẳng phải thân cộng với tâm. Thế thì bà là cái gì? Nếu bà muốn nắm được Bà chân thật và không chỉ là một mảnh nhỏ, bà phải luôn luôn tự hỏi “Tôi là ai?” với lòng thành khẩn tuyệt đối.

* * *

 

 Học viên: Lần vừa rồi thầy bảo tôi chẳng phải thân cũng chẳng phải tâm. Tôi không hiểu. Nếu tôi không phải những cái ấy, không phải tổng hợp những cái ấy, vậy tôi là cái gì?

 Lão sư: Nếu bà hỏi một người thường anh ta là cái gì? Người ấy sẽ nói: “Tâm tôi” hay “Thân tôi” hoặc “Thân và tâm tôi,” nhưng không cái nào đúng hết. Chúng ta còn nhiều hơn tâm, nhiều hơn thân, và cũng nhiều hơn cả hai.

Chân tánh của chúng ta ở bên kia mọi phạm trù. Bất cứ cái gì bà có thể nghĩ ra hay tưởng tượng chỉ là một mảnh nhỏ của chính bà. Vì thế cái Bà chân thật không thể tìm thấy qua diễn dịch lý luận hay phân tích lý trí hay tưởng tượng vô tận.

 Nếu tôi bị cắt mất bàn tay hay cái chân, cái tôi chân thực cũng không bị sút giảm chút nào. Nói một cách nghiêm túc, thân và tâm này cũng là bà nhưng chỉ là một phần thôi. Yếu tính của Chân tánh bà không khác với thể tính của cây gậy này, điều ấy đáng tin chắn đến nỗi bà sẽ kêu lên: “Ôi, thực làm sao!” vì không những chỉ bằng trí óc mà còn bằng tất cả con ngườithâm nhập vào tri thức này.

 Học viên [bỗng kêu lên]: Nhưng tôi sợ! Tôi sợ! Tôi không biết tại sao, nhưng tôi sợ.

 Lão sư: Không có gì phải sợ. Chỉ cần thâm nhập hỏi sâu hơn, sâu hơn cho đế khi nào tất cả những ý niệm, dự tưởng về bà là ai và là cái gì biến mất, và tức khắc bà sẽ nhận ra rằng toàn thể vũ trụ không khác với chính bà. Bà đang ở giai đoạn sinh tử. Đùng thối lui - hãy bước tới!

 

* * *

 

 Học viên: Hôm trước thầy bảo rằng tôi không phải thân cũng không phải tâm. Tôi luôn luôn suy nghĩ về mình như là thân và tâm. Nghĩ khác khiến tôi sợ.

 Lão sư: Đúng là đa số người ta nghĩ về mình như là thân và tâm, nhưng điều ấy không làm cho họ ít sai lầm hơn chút nào. Sự thật trong yếu tánh, tất cả chúng sanh đều siêu việt thân và tâm, thân và tâm không phải hai mà chỉ là một. Sự thất bại của con người không nhận thức được chân lý nền tảng này là nguyên nhân của đau khổ.

 Như tôi đã nói trong bài nói sáng nay, con người cứ mãi tìm kiếm và nắm bắt. Tại sao vậy? Vì, một cách trực giác, con người mãi nắm bắt thế giới mà nó đã bất hòamê hoặc. Do hậu quả của sự bất hòa này mà chúng ta thấy người mạnh lấn áp kẻ yếu, kẻ yếu chấp nhận sự nô lệ như là một thay thế cho cái chết. Song khi không mê hoặc con người tự nhiên hướng về nhau. Những người với bản chất mạnh muốn che chởbảo vệ người yếu, trong khi người yếu muốn được người mạnh che chở cho. Như chúng ta có Phật, người hùng mạnh về mặt tinh thần ấp ủ chúng ta là những kẻ yếu, và chúng ta cúi đầu trước Phật trong sự chấp nhận đầy biết ơn lòng từ bi vô lượng của Người. Giống như người mẹ vuốt ve đứa con thơ, ở đây không có ly cách mà chỉ có hài hòa và hợp nhất. Mọi sự vật trong bản chất đều tìm kiếm sự hợp nhất này. Nếu quan sát kỹ một đóa hoa sen, bà sẽ thấy rằng khi các giọt mưa hay các giọt sương tràn trên các cánh hoa rồi tan biến vào trong ấy.

 Nhưng chúng ta tự lừa dối mình trong sự chấp nhận thực tế một cái ta vị kỷ mà sự bất hòaxung đột theo sau không thể tránh được. Đức Phật với giác ngộ đã nhận thức cái ta ấy không thuộc về bản tánh nội tại của con người. Với giác ngộ đầy đủ chúng ta sẽ nhận ra mình sở hữu vũ trụ, thế thì tại sao phải nắm bắt cái mà nó vốn là của mình.

 Bà chỉ cần kiên trì hỏi: “Tôi là ai?” nếu bà muốn kinh nghiệm chân lý của những gì tôi đang nói đây.

 Học viên: Xin cảm ơn thầy đã giải thích đầy đủ.

* * *

 Học viên: Mắt tôi lạ lắm. Dường như chúng không nhìn ra ngoài mà nhìn vào trong, và hỏi: “Tôi là ai?”

 Lão sư: Tuyệt lắm!

 [Bỗng nhiên] – Bà là ai?

 [Không đáp]

 Bà là bà – Tôi là tôi.

 Trong Bích Nham Lục có một công án, một ông tăng gọi là Huệ Siêu (Etcho) hỏi: “Phật là gì?” 

 Sư đáp: “Ông là Huệ Siêu.” Bà hiểu không?

 [Không đáp].

 Bà phải trực nhận ra điều đó. Bà đang tiến gần hơn. Hãy tận lực tập trung.

* * *

 Học viên: Tôi có nhiều vấn đề nhưng tôi cảm thấy tôi không muốn hỏi.

 Lão sư: Tốt lắm. Trừ phi bà phiền hoặc lo vì chuyện gì đó, tốt hơn là không nên hỏi, vì hỏi thì vô cùng. Hỏi chỉ làm cho bà càng lúc càng xa Mình, trong khi câu hỏi: “Tôi là ai?” đưa bà đến tâm điểm sáng ngời của con người bà.

 Học viên: Hiện tại tôi không có gì lo cả.

 Lão sư: Đừng tự xa rời “Tôi là ai?” Tất cả mọi câu hỏi sẽ tự trả lời một khi bà nhận ra Tự tánh.

 

* * *

 Lão sư: Bà có gì muốn hỏi?

 Học viên: Dạ không, nhưng thầy có thể cho tôi biết qua người thông dịch, thầy đã nói gì lúc bốn giờ rưỡi sáng nay khi thầy nói với tất cả những người ngồi không?

 Lão sư: Những gì tôi đã nói cơ bản là như thế này: Con người tưởng mình là tổ chức tiến hóa cao nhất trong vũ trụ, nhưng theo cái nhìn của Phật giáo, con người đang đứng giữa loài trùng đơn bào và Phật. Và vì con người thấy lầm mình không gì khác hơn thân xác mong manh này,(22) chỉ là một đốm nhỏ trong vũ trụ, nó liên tục toan bành trướng mình qua những chiếm hữuquyền lực. Nhưng khi nó nhận ra sự thật rằng mình bao gồm cả vũ trụ, nó sẽ ngừng nắm bắt vì không còn cảm thấy thiếu thốn bên trong nữa.

 Trong kinh Liên Hoa, liên hệ với sự giác ngộ đức Phật nói rằng Ngài đã nhận ra rằng mình sở hữu vũ trụ, tất cả sự vật trong vũ trụ đều là con của Ngài và Ngài không cần gì hơn một cái bát khất thực. Quả thực, Ngài là người giàu nhất thế gian.

 Chừng nào bà còn nghĩ mình là tấm thân nhỏ bé này thì chừng ấy bà còn cảm thấy bất an và không hài lòng. Nhưng khi giác ngộ rồi bà sẽ thực sự kinh nghiệm vũ trụ như đồng nhất với bà và bà sẽ đạt được bình an mãi mãi.

 Học viên: Trước khi bước vào tu tập Thiền, tôi luôn luôn mua sắm, sở hữu, nhưng bây giờ tôi chỉ muốn được an tâm

 Lão sư: Cuối cùng, đó là cái duy nhất đáng được, sự an lạc chân thật chỉ có thể đạt được với giác ngộ, vì thế bà hãy làm việc hết sức mình.

* * *

----------------------------------------------

(22) Hãy so sánh lời Phật nói thường được trích dẫn: “Quả thực, tôi nói cùng các ông rằng trong chính thân này, dù nó sẽ tử vong và chỉ cao độ vài thước, nhưng có ý thức và tâm được ban cho, nó là thế giới, do đó có tròn và do đó có khuyết, do đó con đường ấy đưa đến khứ vong.” (Anguttara Nikaya II, Samyutta Nikaya I, do Lạt ma Govinda dẫn trong “Foundations of Tibetan Mysticism” trg. 66).

 

 Học viên: Thầy bảo rằng khi một người đã giác ngộnhận ra rằng mình là vũ trụ, người ấy thôi không còn nắm bắt sự vật nữa. Tôi đã sống với những người đã có kinh nghiệm ngộ, song thay vì ít nắm bắt và vị kỷ hơn, lắm lúc họ lại ích kỷ hơn. Nếu đó là tác dụng của ngộ thì tôi không muốn ngộ.

 Lão sư: Với kinh nghiệm ngộ đầu tiên, sự nhận ra cái Một thường nông cạn. Song một người có chân ngộ, dù cho còn lờ mờ, và tiếp tục thực hành sùng mộ trong năm mười năm hay hơn nữa, nội kiến phát triển sâu rộng thì cá tính của người ấy sẽ đạt được sự uyển chuyển và thanh tịnh.

 Một người có những hành động vẫn còn bị cái ta chế ngự không thể nói là đã có sự giác ngộgiá trị. Hơn nữa, một kinh nghiệm chân xác không những chỉ tiết lộ những cái bất toàn mà còn tạo ra quyết tâm loại bỏ chúng. Học viên: Nhưng đức Phật sau khi giác ngộ Ngài không còn thực hành nữa, phải không?

 Lão sư: Sự thực hành của Ngài là giảng dạy không ngừng. Phật là có một không hai đã giác ngộ từ lâu trước khi Ngài sanh ra trong thế gian này. Ngài đến đây để dạy chúng ta – những kẻ mê mờ - làm cách nào để giác ngộ, làm cách nào để sống trí tuệ và chết bình an. Ngài đã trải qua nhiều khổ hạnh, không phải Ngài cần những thứ ấy, nhưng là để chứng minh một cách sống động cho chúng ta thấy rằng ép xác không phải là con đường giả thoát chân chính. Ngài đã sinh, đã sống, và đã chết như một tấm gương cho tất cả loài người.(23)

---------------------------------------------

(23) Hãy so sánh: “Trong Kinh Liên Hoa (Ch. XV và XVI) để trả lời câu hỏi của Bồ-tát Di Lặc, Phật nói: ‘…Thế gian nghĩ rằng Phật Thích-ca Mâu-ni sau khi từ giã nhà của dòng tộc Thích-ca đã đạt được giác ngộ viên mãn vô thượng. Nhưng thực ra ta đã giác ngộ viên mãn từ vô =>

 Học viên: Nhưng chúng ta, những con người tầm thường không cần tự khép mình vào kỷ luật ư?

 Lão sư: Dĩ nhiên chúng ta phải làm như thế. Tự khép mình vào kỷ luật bao gồm trong sự giữ giới, và đây là nền tảng của tọa thiền. Hơn nữa, sự đắm mình – nghĩa là ăn quá độ, ngủ quá độ và những cái tương tự như thế - cũng tệ hại như sự tự dày vò mình. Cả hai đều phát xuất từ cái ta và do đó làm tâm xao động, vì thế chúng cũng là chướng ngại đối với giác ngộ. 

 Học viên: Mặc dù tôi chưa có kinh nghiệm Chân tánh, tôi biết những cái bất toàn của mình và quyết tâm loại bỏ chúng. Việc này thế nào?

 Lão sư: Hãy để tôi trở lại với những gì bà nói hôm trước về việc sống với những người đã nhận ra Tự tánh mình song vẫn tỏ ra vị kỷ và lừa dối. Những người như thế thường không thực hành sùng mộ sau khi kiến tánh, mặc dù họ có vẻ như thế. Họ đặt mình vào một số giờ tọa thiền nào đó nhưng chỉ là việc làm hình thức. Nếu tính theo phần trăm, thì sự thấm nhập của họ chỉ khoảng hai ba chục phần trăm, kết quả sự sáng láng của họ trở nên lu mờ dần, và theo thời gian kinh nghiệm của họ chỉ còn là kỷ niệm. Mặt khác, những người lao mình vào thực hành thiền một trăm phần trăm sẽ trở nên rất nhạy cảm đối với các sở đoản của họ và họ phát triển sức mạnhquyết tâm ca khúc khải hoàn bất chấp sự kiện chưa ngộ.

 

* * *

---------------------------------------

=> số kiếp rồi…’ Như Lai đã giác ngộ viên mãn qua vo hạn kiếp và mãi mãi như vậy. Ngài không bao giờ tịch diệt, Ngài thể hiện tịch diệt là để độ chúng sanh.” (do Contes và Ishizuka dẫn trong “Honen the Buddhist Saint” [Pháp Nhiên Thượng Nhân], Chion in Tokyo, 1925, trg. 98)

 

 Học viên: Sáng nay tôi hơi bực mình. Nghe tiếng kích trượng tôi cảm thấy không dễ chịu.

 Lão sư:tọa thiền suốt đêm?

 Học viên: Tôi đã ngồi đến 2 giờ sáng, song không mệt.

 Lão sư: Nhiều người nghĩ rằng họ mệt vì tọa thiền là không thể có. Nhưng đó là một ý nghĩ sai lầm. Khi bà mệt như thế là vì “kẻ thù” của bà – tức tâm vô minh – và khi bà khỏe cũng vì nó. Thực ra đó không phải hai.

Học viên: Qua người thông dịch thầy có vui lòng nói cho tôi biết thầy đã nói gì trong bài giảng sáng nay không?

 Lão sư: Những gì tôi đã nói cốt yếu là như vầy: Bây giờ chỉ còn năm sáu tiếng đồng hồ nữa là hết kỳ nhiếp tâm này. Quí vị không cần lo không đủ thì giờ để đạt ngộ - trái lại, còn thừa nữa là khác. Kiến tánh chỉ cần một phút thôi – nói đúng hơn, chỉ một tích tắc thôi!

 Giống như một trận chiến, tối hôm qua, quí vị đã dánh xáp lá cà với “kẻ thù,” quí vị có thể chiến đấu bằng bất cứ giá nào. Bây giờ, đây là cuộc tấn công cuối cùng, là chiến dịch tận diệt. Song, quí vị không nên nghĩ rằng gắng sức sấn tới vì ngộ là không cần thiết. Tất cả những gì quí vị cần là tâm trống rỗng vọng niệm về “ta” và “người”. Nhiều người đã đạt ngộ chỉ bằng cách lắng nghe tiếng chuông ngân nga hoặc một thứ âm thanh nào đó. Thường khi nghe chuông quí vị nghĩ, một cách có ý thức hay không, “Tôi đang nghe chuông.” Ba sự vật liên hệ: Tôi, chuông, và nghe. Nhưng khi tâm quí vị chín muồi, nghĩa là không còn ý niệm phân biệt, như một tờ giấy trắng tinh không tỳ vết, chỉ có tiếng chuông rung. Đây là kiến tánh.

 Học viên: Khi lắng nghe âm thanh tôi tự hỏi: “Ai đang lắng nghe?” Thế có sai không?

 Lão sư: Tôi hiểu vấn đề của bà. Khi hỏi: “Ai đang lắng nghe?”, ban đầu bà có ý thức về câu hỏi cũng như về âm thanh. Khi câu hỏi thâm nhập sâu hơn, bà không còn biết về nó nữa. Như thế khi chuông rung thì chỉ là cái chuông lắng nghe tiếng chuông. Hay nói cách khác, âm thanh của bà đang rung. Đây là phút giây giác ngộ.

 Hãy xem các đóa hoa trong cái bình trên bàn này. Bà nhìn chúng và kêu lên: “Ồ, những cái hoa này đẹp làm sao!” Đây là một cách thấy. Nhưng khi bà thấy chúng không ly cách bà mà là chính bà, là bà giác ngộ.

 Học viên: Cái ấy tôi thấy khó hiểu quá.

 Lão sư: Theo cách thuần lý trí, nó không khó hiểu đâu. Khi nghe cách giải thích trước, người ta có thể thành thật nói: “Vâng, tôi hiểu.” Nhưng cái hiểu như thế chỉ là nhận thức lý tríhoàn toàn khác hẳn với kinh nghiệm ngộ mà bà trực nghiệm hoa ấy chính là bà.

 Tốt hơn tôi không nên nói nữa hoặc những giải thích này sẽ trở thành chướng ngại cho bà. Hãy về chỗ và tập trung kịch liệt vào công án.

 

* * *

 

 Lão sư: Bà muốn nói gì không?

 Học viên: Dạ có. Lần trước thầy dùng chữ “kẻ thù” và “trận chiến”. Tôi không hiểu “kẻ thù” là ai và “trận chiến” là gì?

 Lão sư: Kẻ thù là sự suy nghĩ phân biệt của bà, nó đưa bà đến sự phân biệt chính bà ở một bên của biên giới tưởng tượng với những gì không phải là bà ở bên kia giới tuyến không có thực này. Hay nói một cách có ý nghĩa hơn, kẻ thù của bà là cái ta cá nhân của bà. Khi bà ngừng suy nghĩ về mình như là một cá thể tách rời và nhận ra cái “Một” của tất cả cuộc tồn sinh là bà đã cho cái ta của bà một cú đấm chí tử.

 Sắp hết nhiếp tâm rồi, đừng buông lơi!

 

* * *

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 177)
Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa.
(View: 231)
Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ(zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia.
(View: 230)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(View: 231)
Không có một chỗ nào để trụ trong giáo pháp Trung đạo. Tâm không có chỗ trụ thì không tự giải quyết được gì vì không có nơi để tập trung, nắm níu.
(View: 232)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 242)
Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana).
(View: 310)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.
(View: 443)
Lý Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo pháp mà Đức Phật thuyết giảng.
(View: 324)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 351)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 454)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 547)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 389)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 462)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 612)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 598)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 686)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệđức hạnh,
(View: 549)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 863)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 669)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 657)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 633)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 752)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 690)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 1076)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 690)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 735)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 810)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 993)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 845)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 745)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 799)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 762)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 870)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 1034)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 1075)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 793)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 873)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 953)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1172)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 937)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 1041)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1224)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1099)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1107)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1267)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1418)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1653)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1557)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1427)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1294)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1306)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1297)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1453)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1417)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1633)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1284)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1204)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM