- Mục Lục
- Lời Giới Thiệu
- Đôi Nét Về Ngài Pabongka Rinpoche
- Lời Dẫn Nhập Của Trijang Rinpoche
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Nhất
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Hai
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Ba
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Tư
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Năm
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Sáu
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Bảy
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Tám
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Chín
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Mười
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Một
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Hai
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Ba
- Phần Bốn Phạm Vi Trung Bình Ngày Mười Bốn
- Phần Bốn Phạm Vi Trung Bình Ngày Mười Lăm
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Sáu
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Bảy
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Tám
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Chín
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Mốt
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Hai
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Ba
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Bốn
- Lời Cuối Trang Sách Của Trijang Rinpoche
- Phụ Lục 3 Ba Nòng Cốt Của Đạo Lộ
- Phụ Lục 4 Trang Hoàng Yết Hầu Những Người May Mắn
- Phụ Lục 5 Pháp Luyện Tâm Bảy Điểm
PHỤ LỤC 5
PHÁP LUYỆN
TÂM BẢY ĐIỂM
Om svasti.
{Kính lễ tâm đại
bi}
Mặc dù có nhiều
cách giảng dạy chỉ giáo về tu tâm Đại thừa, geshe Chaekawa đã lập ra truyền thống
bảy điểm sau đây:
(1) dạy những
chuẩn bị tiên quyết cho pháp này:ư
(2) luyện tâm bồ
đề: nền tảng;
(3) chuyển hóa
nghịch cảnh thành con đường giác ngộ,
(4) dạy một pháp
tu để áp dụng suốt đời;
(5) tiêu chuẩn của
một tâm đã thuần thục;
(6) những phát
nguyện của pháp luyện tâm;
(7) lời khuyên
trong sự luyện tâm.
A. NHỮNG CHUẨN BỊ CHO PHÁP NÀY
Có ba:
1. Thiền quán về
thân người khó d;
2. quán về chết và
vô thường;
3. quán về những
lỗi lầm của sinh tử.
B. LUYỆN TÂM BỒ
ĐỀ, NỀN TẢNG.
Có hai:
1. bồ đề tâm tuyệt
đối
2. tương đối.
1. BỒ ĐỀ TÂM
TUYỆT ĐỐI
Có ba tiểu mục:
a) chuẩn bị;
b) thời thiền
quán;
c) giữa các thời
thiền.
a) Chuẩn bị:
1/ Quy y và phát
tâm bồ đề; 2/ khẩn cầu; 3/ dâng lời cầu nguyện bảy phần; 4/ thế ngồi cho đúng;
5/ thở hai mươi một hơi an tịnh.
b) Thời thiền
quán:
Nghĩ các pháp như
giấc chiêm bao.
Quán xét với căn
bản của cái biết vô sanh.
Ngay cả pháp đối
trị cũng sẽ tan vào nền của căn bản vạn pháp.
c) Giữa các thời
thiền
Hãy như là người ở
trong mộng.
2. QUÁN BỒ ĐỀ
TÂM TƯƠNG ĐỐI
Có hai đoạn:
a) Trong thời
thiền
b) Giữa các thời
thiền.
a) Trong thời
thiền
Luyện tâm cho và
nhận
Trên hai luồng khí
b) Giữa các thời
thiền
Ba chủ đề, ba độc
tố, ba thiện căn.
Trong đời sống
hàng ngày,
Đọc những bài thi
kệ để buộc niệm,
Xây dựng sự “nhận
lấy” khởi từ bản thân.
3. CHUYỂN
NGHỊCH CẢNH THÀNH CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
Khi vũ trụ đầy tội
lỗi,
Thì hãy chuyển
những hoàn cảnh không may
Thành con đường
giác ngộ.
Có hai phần: a.
bằng ý nghĩ; b. bằng hành động.
a) Bằng ý nghĩ
Có hai: i) tương
đối; ii) tuyệt đối.
i) Tương đối:
Hãy trách cứ một
điều duy nhất.
Thiền quán về sự
tử tế của tất cả hữu tình.
ii) Tuyệt đối:
Xem mọi hiện tượng
lừa dối
Đều như là bốn
thân.
Đây là cách duy
trì tuyệt hảo
Tánh không tuyệt
đối.
b) Bằng hành động:
Phương tiện tối
thượng có bốn hành vi
Hãy sử dụng ngay
thiền quán
Càng nhiều càng
tốt.
4. MỘT PHƯƠNG
PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG SUỐT ĐỜI
Tinh túy của chỉ
giáo ngắn gọn này
Là năm năng lực.
Hãy thực hành
Chỉ giáo đại thừa
về sự chuyển di
Liên hệ đến năm
năng lực.
Hãy yêu mến hoạt
động này.
5. TIÊU CHUẨN
MỘT TÂM ĐÃ KHÉO LUYỆN
Tất cả pháp đều do
tư tưởng mà có ra.
Hãy đề cao nhân
chứng chính trong hai chứng nhân.
Luôn luôn đào
luyện hỉ lạc nội tâm.
Bạn đã làm chủ
được nó
Nếu có thể được
như thế trong khi tâm phát tán.
6. NHỮNG ĐIỀU
LỆ CỦA PHÁP TU TÂM
Luôn luôn bám sát
ba điểm chính.
Thay ước nguyện
của bạn
Nhưng giữ nguyên
phong thái độ cũng.
Đừng nhắc đến tay
chân què quặt của người khác
Đừng bị ám ảnh bởi
việc của người.
Trước hãy tịnh hóa
vọng tưởng lớn nhất.
Hãy từ bỏ mọi hi
vọng về quả báo.
Từ bỏ thực phẩm có
chất độc.
Đừng nương tay với
vọng tưởng.
Đừng điên tiết vì
những lời lăng nhục.
Đừng chực để trả
thù.
Đừng tấn công
những điểm yếu.
Đừng đặt gánh nặng
của con trâu dzo trên lưng trâu thường.
Đừng chạy đua.
Đừng bùa chú mất
linh.
Đừng để thiên thần
thành ác quỷ.
Đừng tìm hạnh phúc
trong nỗi bất hạnh.
7. LỜI KHUYÊN
VỀ SỰ LUYỆN TÂM
Tất cả pháp Du già
đều được tu tập qua một pháp.
Áp dụng một pháp
cho tất cả đau buồn.
Hai hành vi cho
đầu và cuối.
Nhẫn nhục, nếu gặp
một trong hai trường hợp xảy ra!
Giữ hai loại giới
như giữ sinh mạng.
Luyện tâm trong ba
khổ hạnh.
Tạo bao nhân duyên
chính (để tu tập).
Thiền quán để có
ba việc không thối.
Chớ để thân khẩu ý
nhàn rỗi (không làm thiện)
Hãy bình đẳng đối
với các đề mục, xem chúng là thanh tịnh;
Hãy thông thạo về
pháp sâu và rộng
Và yêu mến tất cả.
Luôn thiền quán
khi gặp khó khăn,
Đừng lệ thuộc hoàn
cảnh.
Từ hôm nay hãy
thực hành pháp tu chính yếu.
Đừng nhầm lẫn.
Đừng quá hi vọng.
Đừng tu theo từng
cơn.
Hãy giải thoát nhờ
hai pháp thiền,
Đừng kiêu căng
Đừng khinh
người
Đừng trao đổi
Đừng mong được cảm
ơn.
Hãy nhớ kỹ những
lời khuyên ấy.
Năm sự suy đồi
(ngũ trược) là đầy dẫy (trong thời mạt pháp)
Nhưng hãy chuyển
hóa chúng thành con đường giác ngộ.
(nghĩa là hãy thực
hành nhẫn nhục, nguyện lực, thưởng thức vị chân-không, tâm bi, tâm từ và tâm
hỉ.)
Nguồn gốc chi giáo
này:
Chỉ giáo này, tinh
chất của cam lồ,
Xuất xứ từ hệ phái
truyền thừa
Của Suvarnadvìpi
Hành giả vĩ đại
Chaekawa tu luyện theo chỉ giáo này, đã nói:
Nhờ luyện tâm theo
pháp này
Tôi đã khơi dậy
niềm hỉ lạc
Nên tôi có nhiều
lý do để tôn trọng pháp ấy.
Mọi câu chuyện về
đau khổ đã chấm dứt.
Tôi cống hiến chỉ
giáo này
Để hàng phục ngã
ái.
Bây giờ tôi có thể
chết không nuối tiếc.
{Ban văn gốc này về độ dài cũng như thứ tự của nó, được căn cứ theo giáo lý của Togme Rinpoche, Pháp tử của các Đấng Chiến thắng.}