Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Sáu

05 Tháng Mười 201000:00(Xem: 5167)
Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Sáu

PHẦN HAI
NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ

NGÀY THỨ SÁU

Bậc thầy Chandragomin nói:

Khi một con voi đực bị lôi cuốn
Đến một ít cỏ và lá khô
Ở trên một miệng giếng
Thì nó có thể chưa ăn gì được
Mà đã rứt xuống giếng sâu.
Ham muốn dục lạc ở đời
Cũng giống y như vậy.

Nói cách khác, khi một con voi đi đến bờ mép của một mỏm đá cheo leo vì nó tham ăn cỏ mọc trên bờ, nó có thể nhào xuống vực thẳm. Cũng vậy, khi chúng ta chỉ tham luyến hạnh phúc cõi đời này mà thôi, thì chúng ta phạm đủ thứ bất thiện hành, và cuối cùng, khi ta rớt xuống vực thẳm là những đọa xứ thấp kém, thì thật rất khó có ngày thóat khỏi. Bởi vậy ta phải hoàn tất hy vọng vĩnh cữu của ta. Không có cách gì tốt hơn để làm việc ấy ngoài ra đi theo một cách chính xác những giai đoạn của con đường đến giác ngộ. Chúng ta phải khởi động lực cho đúng bằng ý nghĩ như sau: “Tôi sẽ đạt thành Phật quả vì tất cả hữu tình. Bởi thế tôi sẽ nghe giảng về Lam-rim, và thực hành theo đó.

{Khi ấy Kyabje Pabongka duyệt lại những tiêu đề mà ngài đã giảng.}

Thời thiền định chia làm ba giai đoạn: những nghi lễ chuẩn bị, phần chính, và kết thúc. Có sáu nghi lễ chuẩn bụ; nghi lễ thứ năm trong đó là dâng lời cầu nguyện gồm bảy thành phần và dâng một mandala thế giới. Tôi đã bàn xong thành phần thứ hai.

c. Thành phần thứ ba: SÁM HỐI TỘI LỖI

Trong dòng tâm thức của chúng ta, chúng ta không phát triển được những gì ta chưa thực chứng, và những gì ta đã chứng được thì lại đang thối thất. Giai do chính vì tội lỗinghiệp chướng của ta. Hơn nữa cũng do những tội lỗinghiệp chướng ấy mà có ra tất cả những nỗi bất hạnh của ta trong đời này và đời sau. Nếu ta không muốn chuyện này xảy đến, thì ta phải sám hối tội lỗi.

Nhờ sám hối mà ta có thể thanh lọc vô lượng ác nghiệp. Ngay cả năm tội ghê gớm (ngũ vô gián nghiệp) mà ta có thể phải chịu hậu quả nếu không sám hối. Theo luận Vaibhàshika (phái Tỳ bà sa) thì ta không thể sám hối loại tội này, nhưng phái Prasangikas thì nói có thể. Trong Thư của Long Thụ ta tìm thấy câu sau:

Ai đã từng buông lung phóng dật

Mà về sau biết hổ thẹn;

Thì người ấy sáng chói

Như vừng mặt trăng không gợn mây,

Như Nanda, Angulimàla

A xà thế và Shankara.

Lại có câu: “Tội nặng của bậc trí thì rất nhẹ; tội nhẹ nhất của kẻ ngu lại rất nặng. “Nói cách khác yếu tố quyết định chính là người ta có thiện xảo trong việc sám hối hay không. Bà la môn Shankara đã giết mẹ. Angulimàla giết chín trăm chín mươi chín người; A xà thế hành quyết chính thân phụ mình. Nhưng sau khi họ phạm những tội ghê gớm ấy, họ lại đạt đến địa vị kiến đạo nhờ tha thiết sám hối.

Bằng những hình thức sám hối quyết liệt nhất, bạn có thể thanh lọc tội lỗi ngay tận gốc rễ nó; hình thức trung bình thì làm cho tội lỗi giảm nhẹ; và với hình thức tối thiểu thì bạn cũng có thể ngăn cho tội lỗi khỏi tdrầm trọng thêm lên. Nhưng nếu bạn không sám hối chút nào, thì tội lỗi sẽ tăng gáp hai mỗi ngày, và tội nhỏ sẽ hóa to. Ví dụ, giết một con rận là một tội nhỏ, song nếu bạn không sám hối, thì sau nửa tháng nó sẽ nặng gấp 16.384 lần, và khi ấy cũng ngang bằng giết một con người.

Chúng ta không muốn sám hối tội lỗi mình, điều ấy chỉ tại ta thiếu tin tưởng vào luật nhân quả và có nghĩa là ta không sợm phạm tội. Nếu chúng talòng tin nhân quả, ta sẽ tránh phạn dù chỉ một tội nhỏ. Khi Atìsha phạm vào một hành vi quấy rất nhỏ trong lúc du hành, ngài thường đứng lại và nghiêm túc sám hối, ngay giữa công cọng. Chúng ta cũng có thể làm như thế, nhưng thường chúng ta tưởng mình không có tội lỗitrầm trọng phải sám hối cả - điều ấy chỉ vì chúng ta chưa nghĩ cho thấu đáo cái cách ta phạm tội như thế nào. Nếu nghĩ kỹ, ta sẽ biết được bao nhiêu tội ta đã phạm bằng tâm ý và lời lẽ của ta - ý định tai hại, nói chuyện nhảm nhí, nói lời nhục mạ, v.v… từ khi thức dậy hôm nay. Chẳng hạn chúng ta đã thụ giới, mà chưa kể những giới trọng ta có thể đã vi phạm, chúng ta còn vi phạm những tiểu giới một cách thường xuyên như mưa rào, tại còn nói rằng chuyện ấy không có hại gì. Nhưng nội một chuyện không mặc hạ y cho ngay thẳng chẳng hạn, cũng đủ để vi phạm một giới trọng trong mật tông. Chúng ta cũng vi phạm những giới trọng trong Bồ tát giới một cách thường xuyên như mưa xuống. Phạm một giới nhẹ của Bồ tát giới cũng một trăm ngàn lần nghiêm trọng hơn là phạm tội trọng trong giới tỷ kheo. Phạm một giới trọng của Bồ tát giới là trăm ngàn lần nghiêm trọng hơn phạm tiểu giới của bồ tát giới; phạm một giới phụ thuộc trong giới bản của mật tông còn nghiêm trọng hơn thế một trăm ngàn lần; và phạm một giới căn bản của mật tông thì nghiêm trọng hơn một trăm ngàn lần phạm giới phụ thuộc. Bởi thế nếu tính những hành vi ác hànhchúng ta đã làm từ khi thức dậy sáng nay, ta cũng sẽ thấy nhiều loạt nguyên nhân đầy đủ để tái sanh vào các đọa xứ. Hàng ngày chúng ta trĩu nặng nhiều tội lỗi - mười nghiệp bất thiện, ba độc, v.v… Chúng ta được biết rằng những tội nặng nhất trong số này sẽ khiến ta đọa vào địa ngục, tội trung bình đọa vào ngạ quỷ, tội nhẹ nhất đọa vào loài súc sinh. Một tội “nặng” không nhất thiết phải là tội giết người cướp của, mà chỉ cần bạn mắng nhiếc mắng đệ tử “đồ ngu như bò tót” trong cơn giận cũng đủ nặng rồi. Những việc như phẩm bình nghiệp của người (có thể đọa vào cõi này cõi nọ) cũng là tội nặng. Nội một ngày hôm nay thôi chúng ta cũng đã tạo đủ loại nguyên nhân đưa ta vào ba đọa xứ.

Bạn có thể ngạc nhiên hỏi: “Nếu thế thì chúng ta có thể làm được gì?” Không ích gì chỉ tỏ ra kinh hãi trước sự tình ấy; bạn phải sám hối để tịnh hóa tất cả tội bạn đã phạm từ vô thỉ đến nay, bằng cách lạy sám hàng trăm ngàn lạy, tụng thần chú một trăm âm, vân vân. Nếu bạn chưa nhận được những dấu hiệu cho biết những tội lỗi ấy đã được tịnh hóa, thì bạn vẫn cứ phải làm những việc ấy cho đến khi chết. Những dấu hiệu áy được nói trong quyển Thần chú Kandakàri, hoạc bạn có thể tham khảo tác phẩm Những Giai Đoạn Lớn Của Đạo Lộ, vân vân. Vậy bạn phải thực hành thiền quán Kim cương tát đỏa và đọc hai mươi mốt thần chú Một Trăm âm của ngài trước khi bạn đi ngủ vào buổi tối. Bạn còn phải tinh tấn lễ bái bằng lối lạy dài (năm vóc sát đất) trong khi đọc tụng Kinh Sám Hối Những Tội Phạm Giới. Vào buổi chiều, hãy sám hối những sự vi phạm bạn đã làm trong ngày; vào buổi sáng, hãy sám hối những tội bạn đã vi phạm trong đêm quá. Đừng để cho một tội lỗi nào trong ngày không được chú ý đến. Dù bạn không tu tập thêm được pháp tu nào khác, song nếu bạn nỗ lực trong mỗi việc sám hối này cũng là quá đủ.

Những tội lỗi của bạn là nguồn gốc của mọi khổ đau trong đời này và những đời sau; nếu sám hối thì bạn sẽ thoát được đau khổ và còn triển khai được những thực chứng về tuệ giác. Chẳng hạn, nếu đời này bạn bị đau ốm, nguyên do là bạn đã tích lũy một ác nghiệp nào đó; bởi thế những việc cúng bái nhân danh bạn có thể không giúp bạn khỏi bệnh, vì hậu quả của việc cúng bái, cầu phước v.v.. sẽ chín biệt lập với cơn bệnh của bạn. Nhưng đừng có quan niệm sai lầm (tàkiến) cho rằng những nghi lễ cầu khẩnvô ích. Giả sử trên thửa ruộng đã mọc một loại đậu nào đó, bạn gieo giống lúa mạch để ngăn cho đậu đừng phát triển thêm: những nghi lễ cầu khẩn cũng có tác dụng gần giống như vậy. Nếu một tội lỗi đã chín mùi thành quả báo, thì bạn không thể làm gì được với nó. Bởi thế bạn phải sám hối tội lỗi trước khi quả báo xảy đến, cũng như phá hủy hạt giống. Nếu bạn sám hối thì tội nhẹ sẽ sạch, tội nặng sẽ hớt. Khi bạn sám hối những tội nặng mà hậu quả có thể làm bạn đọa vào các cõi thấp xấu, thì những tội ấy sẽ chín ngay trong đời này, như bị lên cơn sốt, v.v… Mặc dù tội lõi không có gì là tốt, song có điều là nó có thể được tịnh hóa. Quả thế, không một tội lỗi nào mà không thể tịnh hóa được nhờ pháp sám hối. Một tội lỗi được tịnh hóa đến mức độ nào là tùy năng lực của ý định nơi bạn, và những hành vi bạn làm để sám hối. Bởi thế, bạn phải có những ân hận sâu xa, nỗ lực kiềm chế, v.vv…

Một số người tu hành phải chịu đừng nhiều điều bất như ý trong đời này, song điều ấy cũng tốt vì nó có nghĩa rằng ác nghiệpđáng lẽ họ phải chịu quả báo trong những đời tái sanh về sau, đã chín cho họ ngay đời này. Ví dụ những hành giả ấy có thể bổng dưng bị sa sút về mức sống vật chất, như thế có nghĩa là một cái nghiệp có thể khiến họ tái sanh vào loài quỷ đói đã chín ngay trong đời này. Có nhiều người phạm tội nặng mà dường như luôn luôn gặp may mắn hạnh phúc, trường thọ vân vân. Đấy là hậu quả của một vài thiện nghiệp của đời quá khứ họ còn tàn dư đến đời này; về sau họ sẽ phải đi xuống những đọa xứ để chịu dày vò bởi những thống khổ. Một điển hình về người tu mắc nặn là Dromtoenpa - một bậc chân tu trong chánh pháp - đã bị bệnh cùi vào lúc tuổi già. Bởi thế, đừng ôm giữ tà kiến; hay vui vẻ khi bạn bị đau ốm, vân vân. Bạn sẽ chịu một sự mất mát lớn lao nếu bạn làm tổn đức mình bằng cơn giận dữ. Bạn còn được lợi ích lớn do sự sám hối tội lỗi (trong lúc đau ốm).

Để sám hối một tội lỗi, bạn phải có đủ bộ bốn năng lực diệt tội.

Một là năng lực “nền tảng” là nhận thức cho đúng bạn sẽ sám hối với ai. Trong truyền thống chúng tôi, điều này có nghĩa rằng, bởi vì bạn tích lũy một tội liên hệ đến một nền tảng đặc biệt nào đó, nên sự tịnh hóa tội ấy cũng phải nương vào chính cái nền tảng này, hệt như khi bạn té xuống đất, thì bạn phải nương tựa vào đất để đứng lên. Bởi thế, vì bạn phạm tội liên hệ đến Phật hoặc hữu tình, nên năng lực của nền tảng là quy y Phật, Pháp, Tăng v.v… và phát tâm bồ đề đối với hữu tình. Tôi đã giải thích hai điều này rồi.

Hai là năng lực “ân hận”; nếu bạn có lòng hối hận, bạn sẽ tự chế cho khỏi tái phạm. Bạn phải hiểu biết về luật nhân quả thì mới mong thực hiện được điều này. Giả sử ba người bị nhiễm độc vì thức ăn. Một người chết, một người đau ốm, còn một người chưa bị hậu quả nào xấu. Người sau rốt này sẽ rất ân hận, cố mọi cách để tống khứ chất độc ra khỏi cơ thể, và quyết định sẽ không bao giờ ăn thực phẩm ấy trở lại. Hữu tình cũng đã tích lũy cùng một loại tội nghiệp, giống như ăn phải chất độc. Một số người đã tái sanh vào những cõi thấp. Những người khác mãi mãi bị những chứng kinh niên trầm trọng của ba độc tham sân si - giống như người đang ốm đau. Những người này cũng đang rơi vào những đọa xứ. Chúng ta cũng đã từng phạm những ác nghiệp ấy, bởi thế ta nên hối hận, và chừa tái phạm.

Ba là năng lực “tự chế.” Bạn phải làm việc này một cách thích đáng: bạn phải quyết định dứt khoát. Và không nên dửng dưng sau khi học những lợi ích của sự sám hối tội lỗi. Bạn thực hành sự tự chế theo cách sau đây. Những hành vi mà bạn có khuynh hướng vi phạm, chẳng hạn nói lời gay gắt, dễ làm cho bạn không giữ được hời hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Nếu bạn không thực hành sự tự chế, thì bốn năng lực không đầy đủ. Hãy chừa bỏ tận gốc cái gì bạn có thể chừa bỏ. Có những điều bạn chỉ có thể bỏ trong vòng một tháng. Nhưng nếu mỗi ngày bạn quyết định từ bỏ những điều ấy, thì bạn sẽ từ bỏ được những điều bạn có thể từ bỏ trong chỉ một ngày. Luyện cách này là để bạn bỏ được tính tương tục của việc làm quấy. Điều này là một chỉ giáo thật thiện xảođặc biệt bổ ích từ đấng tôn sư tôi.

Bốn là năng lực “áp dụng mọi cách giải tội.” Người ta nói có sáu loại năng lực thuộc loại này; đấy là những phương tiện thực thụ để thanh lọc những hành động khiến bạn ân hận. Sáu năng lực này là bất cứ hành động nào được làm liên hệ đến chư Phật, đến thần chú, đến kinh, sự quán tưởng chân không, cúng dường, và bất cứ gì ta làm liên quan đến hình tượng. Có thể bạn không nói: “Tôi công nhận những điều này, tôi sám hối những tội này”, nhưng nếu bạn làm một vài thiện hành nào đó - dù chỉ là đọc một số lần câu thần chú Om mani padme hum - để thanh lọc tội lỗi nào đó, thì hành vi này khi ấy thuộc về năng lực áp dụng mọi cách giải tội. Nếu những tu sĩ chúng ta khi đi đến lớp khởi tưởng nghĩ mình phải chịu những nỗi khổ nóng lạnh như một hành vi sám hối, thì đấy cũng là điển hình của năng lực đặc biệt này.

Bạn phải sử dụng cả bốn năng lực. Loại dễ nhất trong sáu loại năng lựcáp dụng mọi cách giải tội: nói trên là tụng niệm danh hiệu chư Phật; đấy là cách hành trì của những bậc thánh trong quá khứ. Họ vừa lễ lạy vừa tụng kinh Sám hối Những Tội Phạm Giới (còn có tên là Kinh Ba Thánh Tụ). Bài tụng này chứa đựng cả bốn năng lực trên và lợi ích cho nỗi đức Tsongkapa người mà những thiện hành đầy cả không gian, vẫn thường sử dụng để xây dựng kho công đức và thanh lọc bản thân. Ngài thường thực hành pháp sám hối trong khi tụng kinh này. Ngay cả những bậc hiền trí vĩ đại như Namkha Gyaetltsaen ở Lhodrag cũng thanh lọc những nghiệp chướng theo cách ấy. Tất cả các bậc học giả hành giả về sau đèu theo cách sám này; và bậc hành giả vĩ đại là Lozang Namgyael bảo đầy là cách cao quý nhất. Khi đã tịnh hóa tội lỗi, thì tâm bạn được thoải mái nhẹ nhàng, như người trả xong món nợ to lớn.

Những người làm một số lượng lớn lễ bái cần phải khởi tâm cho đúng khi thực hành thành phần lễ bái; nhưng đến thành phần đặc biệt này (trong phép cầu nguyện với bảy thành phần), về phương diện thể chất họ chỉ có việc chắp hai tay lại mà thôi, vì tốt hơn để dành việc lễ lạy nhiều vào trong thành phần sám hối.

Bạn làm pháp này như sau. Trước hết bạn đọc ba lần thần chú tăng thêm đức hạnh: Om sambhara sambhara vimanaskara mahà vajra hum. Om smara smara vimanaskara mahà vajra hum. Rồi bạn đọc Kinh Sám Hối Những Tội Phạm Giới (xem trang…)

Mặc dù chư thần trong kinh này đã là những thành phần của ruộng phước, bạn cứ làm phép quán sau đây để cho họ thêm nổi bậc tầm quan trọng. Ba mươi bốn tia sáng chiếu ra từ trái tim của bậc thầy của bạn. Mười tia đi lên, mười tia đi xuống. Bảy tia sang phải, bảy tia sáng trái. Có ba mươi bốn bảo tòa mỗi tòa ngự trên mỗi tia sáng ấy. Những bảo tòa có voi đỡ, được trang hoàng bằng ngọc trai. Voi là con vật mạnh nhất, bảo tòa có voi đỡ tượng trưng ý nghĩa những vị Phật ngồi trên ấy có năng lực lớn lao để tịnh trừ tội lỗi. Tất cả 35 vị thần đều có những màu sắc khác nhau, sử dụng những vật biểu tượng khác nhau nhưng để giản tiện, hãy phân các vị thành năm nhóm mỗi nhóm bảy vị. Mỗi nhóm có cùng màu thân và dụng cụ giống nhau như năm vị Phật thiền. Nhóm bảy vị đầu tiên có hình dáng của A súc bệ; nhóm thứ hai Tỳ lô giá na, nhóm thứ ba Bảo sanh, nhóm bốn A Di Đà và năm nhóm Bất không thành tựu. Có hai ngoại lệ trong biểu đồ này. Phật Thích Ca Mâu Ni thật sự thuộc vào nhóm đầu tiên, nhưng hình ảnh ngài ở trong tim của bậc thầy là đủ. Vua rồng Geyaràja có màu trắng ở phía trên cổ, phần còn lại của ông màu xanh. Ông bắt ấn hàng long (hàng phục loài rồng rắn): hai ngón giữa châu vào nhau dơ cao. Tất cả những hình ảnh này nên ở trước ruộng công đức (phước điền).

Có ba cách tụng kinh này. Một cách là đọc từ đầu đến cuối một số lần cần thiết để sám hối. Hoặc chỉ tụng phần đầu, kể từ Đấng Đạo Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng takết thúc với đức Phật Vua của thần núi (Shailendraràja: Ta la thọ vương) số cần thiết; theo cách này bạn chỉ tụng đi tụng lại hồng danh Phật một số lần. Cách thứ ba là, chẳng hạn bạn sắp tụng 25 biến (lần) trong một thời thiền quán duy nhất, thì bạn sẽ tụng mỗi danh hiệu Phật 25 lần, như vậy sẽ dễ hơn cho bạn tập trung vào từng vị Phật và nhận sự cứu giúp riêng của mỗi vị. Cũng như trong cách thứ hai, sau khi tụng hồng danh, phần kinh còn lại chỉ tụng một lần.

Cách tụng hồng danh từng vị Phật có nhiều lợi lạc. Hãy tham chiếu phần bình luận liên hệ. Nếu bạn thêm vào 35 hồng danh, danh hiệu bảy vị Phật, thì bất cứ điều cầu nguyện nào cũng thỏa mãn trong thời mạt pháp này, khi giáo lý Phật vẫn còn tồn tại, (xem Ngày Thứ Bốn, trang 159). Chúng ta mong cầu những lợi lạc và sự ban phước tức thì, bởi thế hãy lạy bảy vị Phật này khi tụng hồng danh.

Danh từ “Như Lai” không được lặp lại trong bản kinh Sám hỗi những tội phạm giới, nhưng thật không phải phép nếu tụng hồng danh Phật mà không kèm theo môt trong những hiệu của Ngài. Bởi thế bạn phải thêm vào từ “Như Lai” trước mỗi hồng danh Phật như cách mà đức Tsongkapa thường làm.

Khi ấy bạn nên tụng Bài Sám Tổng quát hoặc một bài tương tự (xem Phụ lục). Bài kinh nói “Tham, sân…”; nguyên nhân của tội lỗiba độc tố. Ba cửa ngõ vào là thân, lời, ý bản chấtbất thiện khi có nhân là ba độc.

Kinh Sám Hối Những Tội Phạm Giới nói: “Con xin sám hối từng tội lỗi không sót tội nào;” đó là một cách sám sự vi phạm từng loại tội trong ba loại, cốt để đưa sự chú ý của chúng ta đến những tội lỗi ta luôn vi phạmsám hối thực nghiêm túc.

Kinh Lời Nguyện Những Hành Vi Cao Cả nói:

Do năng lực của tham, sân, si 

Con đã phạm nhiều tội lỗi

Bằng thân, lời và ý

Nay con xin sám hối tất cả từng tội một.

d. Thành phần thứ tư: HOAN HỈ

Hoan hỉ là hạnh bồ tát, nên thật khó đối với chúng ta để làm hạnh ấy dù chỉ một chút xíu trong tâm thức. Nhưng nếu ta làm được, thì không có cách nào tốt hơn để xây dựng kho công đức, vân vân. Ngày xưa khi người ăn xin tên Sùtara hoan hỉ thấy vua Ba tư nặc cúng dường Phậtchúng tăng, mà được nhiều lợi lạc hơn vua. Đức Tsongkapa nói:

Muốn cho sự tích lũy công đứcnăng lực lớn
Mà không cần nỗ lực gì nhiều

Thì tốt nhất là hạnh vui với điều lành (tùy hỉ công đức)

Nói cách khác, chúng ta không cần nhọc lời nhọc xác, vì ta cũng có thể tích lũy vô số công đức bằng cách ngồi thoải máitùy hỉ.

Một hôm vua Ba tư nặc xin Phật dạy cho ông một ít pháp gì để thể tiện lợi cho ông thực hành trong lúc ông vẫn làm một ông vua. Phật dạy ông thực hành ba điều: hoan hỉ, phát tâm bồ đề, và hồi hướng công đức. Nhưng sự hoan hỉ của ta phải không kèm theo một ý niệm ganh tị hay cạnh tranh nào. Nếu một người nào không ưa ta mà có hành vi công đức, ta thường bĩu môi nói: “Họ chỉ làm hình thức, không có lợi ích gì.” Không nên có thái độ như thế. Nếu những tỷ kheo chúng ta mà biết vui mừng khi người bạn đồng phòng làm lễ dâng cúng một trăm thứ, thì ta chắc chắn cũng được lợi lạc vài phần. Nếu vị ấy có trình độ thấp hơn ta về giới pháp hoặc về tu chứng, thì ta sẽ được lợi lạc gấp đôi vị ấy; nếu vị ấy cao hơn ta, ta cũng được nửa phần công đức. Còn gì lợi hơn thế nữa? Và nếu chúng ta vui mừng với công đức của chư Phật, Bồ tát trong quá khứ, ta sẽ được một phần mười công đức của các ngài, vì dòng tâm thức của các ngài vô vàn cao hơn của chúng ta. Nếu chúng ta chịu khó nhọc suốt cả đời để làm công đức, thì ta cũng chri dfc một phần nhỏ những thiện đức mà một Bồ tát sơ địa có được trong một ngày. Còn công đức của một vị Phật thì hoàn toàn ngòai sức ta ước lượng. Thế mà nếu ta tùy hỉ công đức của chư Bồ tát ấy, thì ta có thể được mọt phần công đức của họ. Một kỹthuật tâm linh duy nhất này là cách hữu hiệu nhất để tích lũy công đức. Ở Tỉnh Trung ương này (của Tây Tạng), chánh pháp đang thịnh hành, phụng sự một bậc thầy, tham thiền nhập định, học hành, vân vân. Nếu chúng ta tùy hỉ tất cả những điều ấy, thì ta sẽ có được một số lượng khổng lồ công đức căn bản. Bài nguyện Những Hành Vi Cao Cả nói:

Con tùy hỉ tất cả những công đức

Của chư Phật mười phương,

Của chư Bồ tát, Duyên giác,

Những bậc Hữu họcVô học

Và tất cả hữu tình.

Ở điểm này, những bậc thầy nên đề cập đề tài này theo thứ tự sau: vui mừng khi những vị sẽ thành Phật mới phát tâm bồ đề; vui mừng về những nghiệp của các bậc thánh hiền quá khứ ở Ấn và Tạng; và vui mừng về sự tụng đọc của những người bạn cùng phòng. Nhưng còn hai cách khác nữa để thiền quán về thành phần này: đó là vui mừng với công đức của chính mình, và vui mừng với công đức của người khác.

d-1.1. Vui mừng về công đức của bạn trong những đời trước, mà bạn có thể đo lường nhờ suy luận.

Trong đời này, bạn đã được thân tái sanh tốt. Hãy nhìn những điều kiện thuận lợi mà bạn đã thừa hưởng để tu tập Pháp, và suy nghĩ chín chắn về chuyện trong những đời trước, chắc bạn đã phải trì giới, hành bố thí, nhẫn nhục, v.v… và làm những hạnh này một cách tuyệt hảo. Hãy liên tục suy nghĩ về điều này. Bạn có lẽ đã không lầm lẫn về cách tự lợi, vì hậu quả là đời này bạn có được thân tái sanh làm người tốt đẹpthuận lợi. Bởi vậy, hỡi tỷ kheo, bạn cũng biết bây giờ phải làm gì để được những tái sanh như vậy trong tương lai. Một vài bậc thánh trong quá khứ đã nói:

Những đời quá khứgiá trị của bạn

Đã đem lại cho bạn thân người quý báu hiện tại này.

Bởi thế, hởi tỷ kheo khả kính,

Chớ để rớt vào hố sâu trong đời sau.

Nếu ta xét cách hành xử của mình trong hiện tại, ta có thể thấy ta sẽ tái sinh về đâu trong những đời tương lai của ta. Ta không cần phải đi hỏi thầy bói, xem tướng số, vân vân.

d-1.2. Vui mừng về những công đức bạn làm trong đời này, mà bạn có thể đo lường nhờ nhận thức.

Bạn nên nhớ lại tất cả công đức mà bạn đã đích thân làm: sự tụng kinh, bố thí, phụng sự, học tập, thiền quán, nghe pháp, tham dự lễ lạc hay thực tập tranh luận. Rồi hãy vui mừng về những việc ấy mà không kiêu căng; nếu cảm thấy kiêu hãnh thì bạn mất bớt công đức. Đây là cách tính toán mà bạn sẽ làm.

Chúng ta thường tính tài chính của mình, v.v… nhưng dù có tăng bao nhiêu tiền của ta cũng chỉ được một ít sung sướng trong đời này mà thôi. Nếu tăng trưởng công đức, ta sẽ được tái sanh tốt đẹp làm người hoặc làm trời- những lợi lạc sẽ tiếp tục cho đến khi bạn đạt giác ngộ. Những tội lỗi chúng ta sẽ đưa chúng ta đến những nơi như Địa ngục Kim cương nằm dưới mặt đất nhiều do tuần.

{Khi ấy Kyabje Pabongka Rinpoche kể câu chuyện về Geshe Baen Gunggyael người thường tính tội phúc ông làm trong từng ngày; xem Ngày Thứ Mười Ba, trang…}

Đấy là những sự tính toán mà ngay từ bây giờ ta nên làm, vì ta sẽ không làm được gì nữa khi những tội và phước của ta được thanh toán trước mặt Diêm vương (thần chết).

d-1.3. Vui mừng về công đức của người khác.

Điều này có nghĩa là vui mừng công đức của kẻ thù, bạn hữu và người xa lạ; hoặc về công đức của những người thuộc vào năm hạng tái sanh; hoặc về sự nghiệp của những bậc thánh và tiểu sử các ngài. Với hình thức vui mừng này, bạn phát triển công đức mới, còn khi bạn vui mừng về công đức của chính mình, thì bạn tăng thêm công đức cũ. Gungtang Rinpoche nói:

Làm thế nào để có công đức lớn trong lúc nghĩ mệt:

Hãy vui mừng!

Chúng ta sống ở Tây Tạng, một mảnh đất của Chánh Pháp; bởi thế chỉ cần ta thực hành hạnh vui mừng khi ta đi, đứng, nằm hay ngồi. Nhưng sự vui mừng ấy phải như sự vui mừng của Bồ tát: vui với niềm mong lợi lạc người khác. Giả sử có một gia đình mà tất cả sự nuôi sống đều nhờ vào người cha. Không có gì làm cho người cha ấy vui mừng hơn, nếu đứa con cả có thể xoay sở để tự kiếm sống. Đấy là sự khác nhau giữa sự vui mừng nói chung và hình thức vui mừng đặc biệt này của bồ tát.

e. Thành phần thứ năm: THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN

Lúc đầu, đấng Đạo sư chúng ta không chuyển Bánh xe Pháp trong bảy tuần lễ sau khi Ngài giác ngộ, nhưng như kinh nói:

Năm đệ tửlòng tinPhạm Thiên

Nhờ Phạm Thiên cầu thỉnh Phật,

Nên Bánh xe Pháp đã được quay.

Nói cách khác, vị trời Phạm Thiên yêu cầu Phật ra giáo hóa, cho nên Phật đã quay bánh xe pháp lần đầu, dạy bốn sự thật cho năm đệ tử đầu tiên. Ngài liệt kê bốn sự thật ấy ba lần, nói về mười hai khía cạnh. Đây là sự quay bánh xe Pháp “được tuyền.” Rồi A Nhã Kiều Trần Như (Ajnatakaundunya) trở thành đệ tử đầu tiên đắc quả A La Hán, bốn vị kia đắc quả Dự lưu. Bởi thế các thánh đệ tử này cố thành tựu sự chuyển bánh xe pháp “được chứng” trong dòng tâm thức của họ; điều này phải xảy ra sau khi đã nhận Bánh xe pháp được truyền. Pháp được truyền trước hết cũng phải có sự cầu thỉnh Phật chuyển bánh xe Pháp. Đó là lý do thỉnh Phật chuyển pháp luân trở thành một trong bảy thành phần của sự cầu nguyện. Như Thế Thân nói trong quyển Kho tàng Vật lý Siêu hình:

Trước quay bánh xe pháp

Rồi con đường kiến đạo mới theo sau.

Đoạn ấy nói rõ về tiến trình các biến cố xảy ra.

Khi bạn thỉnh chuyển Pháp luân, và nếu bạn có một bộ mandala, thì hãy xếp chín nắm trên nền mandala và quán đấy là bánh xe ngàn căm băng vàng, trong lúc làm lời cầu thỉnh. Bạn cũng có thể quán mình là Phạm Thiên. Rồi biến hóa ra vô số bản sao của chính bạn đi đến chư Phật trong mười phương. Nếu không làm được vậy, thì bạn có thể tưởng tượng trước mỗi thành phần của ruộng phước có một bản sao của mình. Nếu điều này cũng quá sức bạn, thì hãy tưởng tượng một hình ảnh bạn đang dâng lên các ngài một bánh xe.

Kinh bài Nguyện Những Hành Vi Cao Cả nói tiếp:

Hỡi những ngọn đèn của thế giới trong mười phương.

Những vị đã đạt đến ly tham

trình độ của chư Phật

Con xin các ngài, những Đấng che chở;

Hãy chuyển bánh xe tối thượng.

f. Thành phần thứ sáu: THỈNH CẦU RUỘNG PHƯỚC ĐỪNG NHẬP NIẾT BÀN

Một quyển kinh nói: “Chư Phật không bao giờ vào Niết bàn…” nói khác đi, là chư Phật nói chung không đi vào tịch diệt. Pháp cũng không biến mất, nhưng đối với mắt phàm thì ứng thân tối thượng có vào Niết bàn. Bởi thế ta phải xin Phật đấng Đạo sư, đừng nhập Niết bàn. Không làm điều này là một lỗi lầm rất đáng tiếc. Khi Phật sắp nhập Niết bàn Ngài bảo A nan: “Các đức Như Lai đã quen tùy thuộc vào bốn vô úy và bốn thần túc. Chư Phật có một thân như kim cang. Nếu muốn, các ngài có thể sống cả một kiếp hay hơn nữa.” Nhưng Anan vì bị ma ám nên không hiểu được ý nghĩa Phật dạy. Bởi thế A nan không thỉnh cầu bậc Đạo sư chúng ta ở lại trong đời, và hậu quả là Phật, dưới con mắt phàm tình, đã nhập Niết bàn vào năm Ngài tám mươi tuổi. Bởi thế cốt nhất là ta phải làm sự thỉnh cầu này trước khi quá muộn. Ở đây, bạn phải để năm nắm trên đáy mandala của mình và tưởng tượng đấy là một tòa kim cương. Bạn có thể tưởng tượng mình dâng một tòa kim cương cho mỗi thành phần trong ruộng phước, hoặc chỉ một kim cương tòa tan vào trong tòa của ruộng phước.

Bài nguyện Những Hành Vi Cao Cả nói:

Đối với những vị Phật định nhập Niết bàn

Con xin chắp tay cầu thỉnh

Hãy ở lại trên đời nhiều kiếp

Bằng số lượng vi trần trong thế giới

Để cứu giúp hữu tình, đem lại an vui cho chúng.

Trong khi bạn làm hai thành phần cầu nguyệnthỉnh chuyển Pháp luânthỉnh Phật trụ thế, bạn phải tưởng tượng những thành phần trong ruộng phước chấp nhận cả hai lời cầu xin.

g. Thành phần thứ bảy: HỒI HƯỚNG

Điều cốt yếu là hồi hướng công đức của chúng ta. Phái Kadampa trong văn luyện tâm có nói:

Có hai việc phải làm:

Một việc khởi đầu và một việc kết thúc.

Đây là nói đến sự khởi động lực tốt lúc đầuhồi hướng công đức vào lúc kết. Những sự hồi hướng cần thiết phải là một hình thức cầu n guyện, nhưng muốn cho sự cầu nguyện trở thành một sự hồi hướng công đức thì phải có cái gì dâng cúng để hồi hướng.

Có sáu điểm phải nêu ở đây. (1) Cái gì được hồi hướng? Thiện đức căn bản của bạn.

(2) Tại sao phải hồi hướng? Vì để cho công đức ấy không bị mất tiêu.

(3) Bạn hồi hướng công đức ấy với mục đích gì? với mục đích đạt vô thượng bồ đề.

(4) Vì ai mà bạn bồi hướng? Vì tất cả hữu tình.

(5) Làm thế nào để hồi hướng? Như được nói trong Trang Hoàng Cho Thực Chứng: “Bằng phương phápnhận thức đúng.”

Nói cách khác, bạn thực hành sự hồi hướng với loại tư duy nào phối hợp vừa phương pháp vừa trí tuệ bằng cách nhận thức đúng về ba thành phần của hành vi hồi hướng, {nghĩa là vật hiến dâng, hiến dâng cho ai và hiến dâng với mục đích gì, cả ba đều không tịch}. Điều này khiến bạn khỏi bám víu vào vật hiến cúng xem như là có thật.

(6) Bản chất của sự hồi hướng: sự hồi hướng được làm với mong ước những thiện đức căn bản của bạn không biến mất; hồi hướng để mong chuyển công đức thành một nhân tố cho sự giác ngộ vô thượng bồ đề của bạn.

Loại cầu nguyện này có năng lực lớn. Ví dụ, bây giờ chúng ta không thiếu Pháp là nhờ Phật đấng Đạo sư của chúng ta đã lập những lời nguyện, Xá Lợi Phất trở thành người trí tuệ bậc nhất, là nhờ năng lực của sự dâng hiến, cầu nguyện v.v… của ngài. Thiện hạnh của chúng ta như con ngựa, sự hồi hướng (hay dâng hiến) như dây cương. Lại nữa, những nguyên liệu như vàng bạc… có thể được làm thành một pho tượng Phật hay một cái bình tầm thường, đều là do người thợ. Hậu quả của thiện hành chúng ta cũng vậy, có thể cao hay thấp là do sự cầu nguyệnhồi hướng công đức của ta. Xưa có một người làm nhiều thiện đức căn bản rất mạnh, có thể làm nhân cho sáu lần tái sanh làm trời Phạm Thiên. Nhưng khi gần chết ông ta thấy một con voi thực đẹp và phát sinh tâm ưa thích, nên hậu quả là ông tái sanh làm Bhùmisudrda, con voi của trời Đế Thích cỡi.

Lúc còn bé, tôi thường đọc lời cầu nguyện này:

Bất cứ nơi nào nền giáo lý vi diệu chưa được lan đến,

Hoặc đã bị suy tàn,

Xin cho con vì lòng từ bi rộng lớn

Sẽ gieo rắc ánh sáng trên những kho tàng lợi lạc này.

Kết quả là bây giờ tôi luôn luôn giảng dạy. Tôi lấy làm tiếc tại sao mình đã không cầu xin được nhập định trên một sườn núi hoang vu nào đó.

Trong lời cầu nguyện, bạn đừng hồi hướng công đức để có hạnh phúc trong đời này.

Nếu bạn không hồi hướng công đức, thì công đức bạn có thể bị tiêu dên khi bạn nổi sân. Tác phẩm Hành Hạnh Bồ Tát có nói:

Bao nhiêu công đức tốt đẹp

Tích lũy trong một ngàn kiếp

Như bố thí, cúng dường chư Phật

Tất cả đều tiêu tan trong một cơn giận dữ.

Nghĩa là sân giận phá hủy những đức hạnh căn bản đã tích tập trên một ngàn kiếp. Chandrakirti (Nguyện Xứng) nói:

Khi bạn nổi sân với những Pháp tử của Phật.

Là bạn phá hủy trong giây lát.

Tất cả đức hạnh tích lũy trên một trăm kiếp.

Bởi thế không có tội nào tệ hơn là sự mất kiên nhẫn.

Ở đây, chúng ta được cho biết sân giận phá hủy công đức tích lũy trên một trăm kiếp. Chúng ta phá hủy công đức của một ngàn kiếp tích lũy hay một trăm kiếp tích lũy và tùy trình độ tu chứng của mình, và đối tượng của sự tức giận bồ tát, thì mất một ngàn kiếp công đức. Nếu bồ tát cao cấp tức giận bồ tát dưới mình, thì mất một trăm kiếp công đức.

Cách làm cho công dức không bị tiêu hũy vì giận dữ được đề cập trong kinh Sàgaramati (Phạm Thiên thưa hỏi Phật):

Như một giọt nước bỏ vào đại dương

Sẽ không biến mất cho đến khi biển khô cạn

Cũng thế công đức hồi hướng để đạt vô thượng bồ đề

Cũng không bị tiêu mất cho đến khi thành Phật.

Công đức chúng ta ví như giọt nước, công đức của chư Phật như đại dương. Khi hồi hướng vô thượng bồ đề là ta trộn chung công đức của ta với công đức của các Ngài, cho nên công đức ấy sẽ không mất cho đến khi ta giác ngộ.

{Khi ấy Kyabje Pabongka Rinpoche lấy ví dụ: một người có rất nhiều bột lúa mạch thượng hạng, người kia chỉ có một ít bột lúa mạch tồi, nhưng đã láu cá đề nghị với người kia trộn lại xài chung, và người kia bằng lòng nhưng sau đó mới biết thì đã quá muộn, vì hai loại bột đã hòa lẫn nhau.}

Trích dẫn trên đây không có trong bản nổi tiếng được lưu hành về kinh ấy, nhưng Phật dạy nhiều kinh, và có thể rằng Sàgramati đã thỉnh vấn hơn một lần

Một kinh dạy làm sao để thực hành sự hồi hướng: “Hãy san sẻ công đức cho tất cả hữu tình.” Tác phẩm Trang Hoàng Cho Thực Chứng của Di Lặc nói:

Tốt nhất là thực hành hình thức hồi hướng tuyệt hảo, đó là hiến dâng trọn vẹn. Đó là một phương diện của nhận thức đúng (chánh kiến -DG) và có đặc tínhchánh tư duy.

Hình thức nổi tiếng nhất của sự hồi hướng công đức để đạt vô thượng giác ngộý nghĩ: “Nhờ công đức này, mong cho con đạt đến toàn giác vì tất cả hữu tình.” Cũng thế, chúng ta đang san sẻ công đức ấy với tất cả hữu tình, và điều ấy cũng như trộn lẫn công đức mình vào công đức của chư Phật - công đức chưa bao giờ cùng tận do kết quả của những hành vi quảng đại mà các ngài đã làm vì chúng sinh. Chúng ta cũng hiến dâng công đức mình để đóng góp vào những việc làm vì tất cả chúng sinh, bởi thế điều cốt yếu là cầu nguyện sao cho những công đức ấy sẽ đưa tất cả đến ngôi giác ngộ. Đức Di Lặc nói trong quyển Trang Nghiêm Kinh:

Sự hồi hướng công đức

Được làm với một lời nguyện.

Nói cách khác, trước khi tụng hồi hướng, ta khởi một ý nghĩ - một tâm sở - thì ý nghĩ ấy sẽ làm cho công đức của ta không bị mất tiêu.

Đây nói vài lời về những chứng nhân của hành vi hồi hướng. Bạn xin chư Phật Bồ tát làm chứng, cũng như bạn xin người nào làm chứng cho bạn trước tòa. Trước khi bạn giải tán phép quán hội chứng bí mật thuộc mật điển Guhyasamàja, bạn phải tụng một số bài nguyện, mục đích là xin hội chúng ấy làm chứng.

Chúng ta chỉ có một ít công đức, nhưng nếu ta hồi hướng cho việc đạt vô thượng bồ đề, thì công đức ấy sẽ không mất cho đến khi ta đạt giác ngộ.

Có ba cách hồi hướng: hồi hướng công đức để cầu cho sự lan truyền Phật pháp trong dòng tâm thức của mọi người và trong chính bạn; để cầu cho bạn được bậc đạo sư săn sóc đến trong đời vị lai; và cầu đạt được quả vị vô thượng giác ngộ. Bất cứ một sự hồi hướng nào của bạn đều phải làm bằng một trong ba cách lớn lao ấy. Như có câu: “Tất cả nguyện cho Con Phật rộng lớn như sông Hằng…” nghĩa là việc hộ trì diệu pháp trở thành một cái nhân cho sự lan truyền giáo lý. “Diệu pháp” ở đây vừa là pháp được truyền và pháp được chứng. Bởi thế ta hồi hướng công đức để cho hai thứ giáo pháp ấy được lan rộng. Và trong bài nguyện Những Hành Vi Cao Cả:

Bao nhiêu chút ít công đức con có được

Nhờ lễ bái, cúng dường, sám hối,

Tùy hỉ, thỉnh chuyển Pháp luân, thỉnh Phật trụ thế,

Con đều xin hồi hướng cho sự toàn giác của con.

Nói cách khác, hậu quả của sự hồi hướng những công đức ấy, là sự giác ngộ hoàn toàn của bạn. Nhưng cả hai việc duy trì Diệu pháp trong dòng tâm thức bạn. Nhưng cả hai việc duy trì Diệu pháp trong dòng tâm thức bạn, và hậu quả của việc này là đạt thành Phật quả - đều tùy thuộc vào sự kiện bạn có được một bậc đạo sư săn sóc đến hay không. Bởi thế:

Sở dĩ con gặp được giáo lý 

Của Đấng Đạo Sư Vô Thượng

Là nhờ vào lòng tử tế của thầy con:

Nên con hồi hướng công đức này

Xin cho tất cả hữu tình

Đều được những bậc đạo sư săn sóc.

Nghĩa là, chỉ cần hồi hướng công đức cho bạn có được một bậc thầy săn sóc là đủ. Bởi thế bạn hãy hồi hướng theo một trong ba cách trên.

Câu “chút ít công đức” là để đánh tan cảm giác hợm hĩnh của ta về chính mình, khi ấy ta sẽ không kiêu căng.

“Bao nhiêu chút ít công đức” nghĩa là tất cả những nghiệp (lành) ta đã tích lũy. Con “Cầu đều xin hồi hướng cho sự toàn giác của con” là hồi hướng thực sự công đức ấy để đạt giác ngộ.

Không có gì khác giữa sự hồi hướng cho cái nhân và sự hồi hướng cho quả của nhân ấy; cũng như xin bột lúa mạch và xin bánh làm bằng bột ấy thì cũng như nhau.

Nhưng chúng ta không biết làm sao hồi hướng cho phải cách, nên ta đọc: 

Như Bồ tát Văn Thù biết cách hồi hướng,

Như Bồ tát Phổ Hiền cũng biết cách

Con xin hồi hướng tất cả công đức này

Để học làm theo cách của các ngài ấy.

Con hồi hướng tất cả công đức con

Theo cách mà tất cả chư Phật ba đời

Đều ca tụng là cách tốt nhất:

Con xin hồi hướng đến những hành vi cao cả ấy.

Chúng ta được biết đấy là lời nguyện tốt nhất mà chư Phật trong ba đời đã lập nên, và các ngài đã làm việc để thực hiện viên mãn lời nguyện ấy. Chúng ta được biết hai bài kệ trên chứa đựng triệu lần vô số những bài nguyện mà chư Pháp tử và các Đấng Chiến Thắng đã lập, những vị đã hồi hướng công đức theo cách như Văn ThùPhổ Hiền làm. Nhưng hãy để ý: ta phải thực hiện thành phần cầu nguyện này kèm với nhận thức đúng theo chánh kiến.

Đây là cách mà bảy thành phần cầu nguyện làm vị thuốc chữa trị ba độc tố. Sự kính lễ chư Phật làm kiêu mạn; sự cúng dường làm tiêu tan tánh keo kiệt; sám hối tiêu cả ba độc; tùy hỉ tiêu ganh tị; thỉnh chuyển Pháp luân tiêu sự thiếu thốn Phật pháp; thỉnh Phật trụ thế tiêu sự hỗn láo chê bai bậc thầy; hồi hướng công đức tiêu tan nóng giận. Lại nữa, bảy thành phần này bao gồm những tiến trình tích lũy (công đức-DG), thanh lọc bản thântăng trưởng công đức. Bốn rưỡi thành phần xây dựng sự tích công đức, thành phần sám hối là sự thanh lọc. Nữa thành phần tùy hỉ và tất cả thành phần hồi hướng tăng thêm công đức căn bản của chúng ta.

Những sách học không nói gì về điểm này nhưng theo chỉ giáo khẩu truyền của Kyabchog Dagpo Rinpoche, mỗi thành phần trong 7 thành phần cầu nguyện đem lại những tướng hảo khác nhau. Sự lễ bái đem lại tướng nhục kế trên đỉnh đầu; tôi đã bàn điều này (xem Ngày Thứ Năm, trang…). Cúng dường đem lại quả báo có được tài sản; Sám hối đem lại sự từ bỏ 2 loại chướng ngại; tùy hỉ công đức đem lại thân tướng tốt; thỉnh chuyển pháp luân đem lại hậu quả là được phạm âm như của Phật; Thỉnh Phật trụ thế đem lại thân Kim cang hay trí biết kéo dài thọ mạng; Hồi hướng công đức đem lại tất cả đức tính của một vị Phật nói chung.

Khi ấy bạn có thể dâng cúng một mandala khác nữa trước khi làm sự cầu xin kế tiếp, hoặc dâng mandala sau đó. Sự cầu xin ấy là:

“Con xin quay về nương tựa bậc thầy và ba ngôi báu.

Xin ban phước cho dòng tâm thức của con,

Xin gia hộ cho chúng con,

Để con và tất cả hữu tình, những người đã từng làm mẹ của con,

Chấm dứt mọi tà kiến, từ tà kiến không kính các bậc thầy cho đến chấp thủ bản ngã.

Xin các ngài ban phước cho chúng con

Để chúng con phát sinh chánh kiến một cách dễ dàng, kính trọng bậc đạo sư v.v…

Xin bậc thầy và ba ngôi báu gia hộ chúng con

Và tịnh trừ cho chúng con tất cả chướng ngại nội tâmngoại cảnh.”

Tuy nhiên thông thường, phải dâng mandala trước sự xin cầu. Cũng như khi bạn cầu xin một đấng đại vương một điều gì vô cùng quan trọng thì trước hết bạn phải biếu ông một món quà khổng lồ. Chúng ta muốn xin ruộng phước ba điều quan trọng cho nên phải dâng một mandala. Ba điều quan trọng ấy không phải là để cho riêng chúng ta được lợi lạc, như được sống lâu, được sức khỏe… mà là xin chấm dứt dứt mọi tà kiến như sự bất kính với bậc đạo sư, xin phát sinh mọi chánh kiến, và xin tịnh trừ tất cả chướng ngại bên trong và bên ngoài. Về phương diện mật tông đáng lẽ chúng ta phải nói. “… khỏi có sự bất kính đối với các bậc đạo sư, khỏi có một tướng đối đãi vi tế nào phát sinh trong cái ảo giác, ánh sáng bên trong, và những giai đoạn ở ngưỡng cửa” (những điều này xảy trước khi hành giả thể nhập Ánh Sáng Trong Suốt hay Điểm Linh Quang). Bản văn chúng ta sử dụng để làm nghi thức chuẩn bị không nói rõ điều này sau câu “từ sự bất kính đối với bậc đạo sư,” nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể thay thế lập ngôn theo Mật tông này trong phần sau. Người ta nói rằng không có pháp nào là không thể bao hàm trong ba điều trên. Ngoại chướng là chiến tranh, pháp nạn… Nội chướng là bệnh tật…, hoặc những chướng ngại bí mật do tâm ta không thể sử dụng Pháp hay không thích nghi với Pháp.

Chúng ta thường có lệ thêm vào những danh từ “xin ban phước cho chúng con…”

1.1.6. Những lời cầu xin thêm sau chỉ giáo khẩu truyền cốt để bảo đảm dòng tâm thức của bạn đã thấm nhuần thiền quán.

Tôi đã nói rằng phương pháp tốt nhất để triển khai dòng tâm thức là khẩn cầu bậc thầy, xem thầy không khác gì vị thần hộ mạng của mình. Chúng ta sẽ khai triển được những kinh nghiệm tôn giáo và chứng thực trong dòng tâm thức nhờ năng lực của sự gia trì của chư Phật Bồ tát sẽ thấm vào trong dòng tâm thức của ta do hậu quả của sự khẩn cầu.

Những cầu khẩn này được lập ngôn theo nhiều cách, nhưng đoạn sau đây là đoạn hay nhất. Người ta bảo tụng kinh mà không sử dụng bài này là một điều đáng tiếc.

(khẩn cầu Bổn Sư)

Hởi Bổn sư tôn quý của con, xin hãy an vị

Trên tòa sennguyệt luân trên đỉnh đầu con.

Xin thương xót con vì lòng bi mẫn.

Cho con những thành tựu về thân lời ý

(Khẩn cầu với hệ phái Hành Động Quảng Đại)

Đấng đạo sư, Thế tôn của chúng con - bậc cứu thế vô song.

Di Lặc đấng vô địch - vị nhiếp chính của đấng Chiến Thắng.

Thánh Asanga mà Phật đã tiên đoán sự ra đời.

Con dâng lời cầu khẩn đến ba đức PhậtBồ tát

Vasubandhu - viên ngọc tối tôn trong các triết gia Ấn Độ 

Thánh Vimuktisena người sáng lập trung đạo,

Vimuktisenagomin - người vẫn còn được tin tưởng:

Con dâng lời khấn nguyện lên ba vị đã mở con mắt thế gian.

Paranasena - người thành tựu trạng thái siêu phàm,

Vinìtasena - người luyện tâm trong những đạo lộ sâu thẳm.

Vairochana - với hành động đầy quyền năng

Con khẩn cầu ba người bạn của hữu tình.

Haribhadra - Người hoằng dương con đường Bát nhã

Kusali - người nắm giữ tất cả giáo lý Phật,

Ratnasena - người thương yêu săn sóc hữu tình:

Con khẩn cầu ba vị thuyền trưởng của chúng sinh

Suvarnadvìpi - người có tâm Bồ đề kiên cố,

Dipamkàra Atìsha - nắm giữ truyền thống những bậc tiên phong

Dromtoenpa - người làm sáng tỏ thánh đạo:

Con khẩn cầu ba cột sống của nền giáo lý.

 (Khẩn cầu với Hệ Phái Tri Kiến Sâu Xa).

Thích Ca Mâu Ni - bậc thầy vô tỉ, vô thượng cứu tinh,

Đức Văn Thù - người nắm giữ tất cả trí tuệ của chư Phật

Đức Long Thọ - bậc thánh cao cả thấy được ý nghĩa sâu xa:

Con khẩn cầu ba châu báu tuyệt đỉnh trong các triết gia.

Chandrakìrti - người làm sáng tỏ thánh ý,

Vidyakokila - giỏi nhất trong hàng đệ tử của Chandrakìrti,

Và em ngài - một Pháp vương tử chân chính

Con khẩn càu ba nguồn tri thức dồi dào.

Atìsha - người nhận chân được chiều sâu lý Duyên khởi

Và nắm giữ con đường của những bậc tiên phong

Và Dromtoenpa - người làm sáng tỏ thánh đạo:

Con cầu khẩn hai châu báu của đất Diêm phù.

Câu “Đấng đạo sư, Thế tôn của chúng con - Bậc cứu thế vô song” trở đi ám chỉ Hệ Phái Hành Động Quảng Đại. Từ câu “Thích Ca Mâu Ni …” trở đi ám chỉ Hệ Phái Tri Kiến Sâu Xa. Cả hai đoạn đều có lời khẩn cầu với bậc đạo sư của chúng ta, người đã khai thị cả hai hệ phái. Một đoạn cũng ám chỉ cái phần sâu xa: đó là sự toàn trí vĩ đại của Ngài. “Người thuyết giảng vô song” là một cách ca tụng đức Thích Ca Mâu Ni đã giảng dạy giáo lý duyên khởi.

Khi bạn muốn hỏi ý kiến một quan chức về một vấn đề rất quan trọng, thì bạn cần phải có người trung gian để nối giúp. Bởi thế hãy quán một bản sao của một vị thầy tách ra đứng trước mặt bạn - hình thức thường ngày của ông. Bản sao này an vị trên đỉnh đầu bạn. Hãy tưởng tượng ông xin với chư Phật Bồ tát giùm bạn. Khi bạn tụng phần đầu câu “Hởi bổn sư tôn quý của con… những thành tựu về thân, lời, ý” bản sao của bậc thầy di chuyển lên đỉnh đầu bạn và cùng bạn khẩn cầu với ruộng phước. Những cam lồ tịnh hóa tuôn xuống trong khi lặp lại lời khẩn cầu, và một bản sao khác của bổn sư bạn tan vào trong bạn.

Trong nghi thức chuẩn bị cho lời Đức Văn Thù, theo truyền thống người ta không tụng dòng thứ tư của những bài kệ ấy đến hai lần như trong Nghi thức chuẩn bị cho Con Đường Nhanh và Con Đường Dễ.

Trong lúc bạn đọc dòng cuối bài kệ “Hởi bổn sư tôn quý…” lần đầu. Hãy tưởng đến sự tịnh hóa tất cả chướng ngại tu tập những giai đoạn thuộc cả hai ngành rộng và sâu của đạo lộ trong dòng tâm thức bạn. Khi đọc lần đầu những giòng mở đầu bài kệ Hệ Phái Hành Vi Quảng Đại, hãy tưởng tượng bạn đã tịnh trừ những chướng ngại cho sự tu tập hành vi quảng đại; đến phần Hệ Phái Tri Kiến Sâu Xa cũng vậy.

Khi bạn tụng những giòng ấy lần hai, hãy quán tưởng những bản sao của các bậc thầy đề cập trong đó tan vào trong bạn, và bạn triển khai được những thực chứng vào những đạo lộ sâu hoặc rộng.

Rồi đến những bậc thầy thuộc truyền thống Lam-rim Kadampa.

(Khẩn cầu Hệ Phái Truyền Thống Lam-rim)

Gampopa - bậc hành giả hùng vĩ nhiều năng lực,

Neuzurpa - nhất tâm tịnh chỉ sâu xa,

Tagmapa - người hộ trì tất cả ngành luật tạng:

Con khẩn cầu ba ngọn đèn soi sáng những chốn xa xôi

Namkha Senge - hành giả tinh tấn vĩ đại

Namkha Gyaelpo - người được chư thánh hộ trì

Senga Zangpo - người từ bỏ tám bận tâm thế tục:

Con khẩn cầu đức Gyaelsae Zangpo.

Người với bồ đề tâm xem tất cả chúng sinh như con ruột,

Người được gia hộ và chăm sóc bởi thần Kim cương thủ,

Hướng đạo sư tối thượng cho hữu tình vào thời mạt pháp:

Con khẩn cầu Namkha Gyaeltsaen.

Để ý những bậc thầy hệ phái này được đặt sau những bậc thầy Hệ Phái Hành Vi Quảng Đại. Điều này có thể khiến cho người ta ngạc nhiên: “Họ có thuộc Hệ Phái Hành Vi Quảng Đại không?” Không, mặc dù họ đứng sau những vị ấy.

(Khẩn cầu Hệ Phái Truyền Thống Cổ Điển)

Geshe Potowa - vị nhiếp chính của Đấng Chiến thắng,

Sharawa - người có trí tuệ không ai sánh bằng

Chaekawa - người nắm giữ hệ phái Bồ đề tâm:

Con khẩn cầu ba vị đáp ứng hi vọng hữu tình.

Chilbupa - vị Bồ tát ngự trị những truyền thừatuệ giác,

Lhalung Wangchug - học giả vĩ đại uyên bác về kinh,

Goenpo Rinpoche - người che chở chúng sinh trong ba cõi:

Con khẩn cầu ba vị trưởng lão vô song.

Zangchenpa - người có giới hạnh vô cấu

Tsongkapa - người duy trì năm ngàn chương luật tạng,

Moendrapa - người hoàn tất những luận siêu hình lớn lao:

Con khẩn cầu ba đại cứu sinh của hữu tình.

Chúa tể của các Pháp rộng và sâu,

Đấng che chở tất cả hữu tình may mắn,

Mà công việc cao quý là hoằng truyền chánh giáo:

Con khẩn cầu một bậc tôn sư quang vinh.

Cuối câu này là cầu Choekyab Zangpo, tu viện trưởng Dragor (xem Ngày Thứ Nhất, trang…). Sự khẩn cầu những hệ phái lại tiếp:

(Khẩn cầu Hệ Phái Truyền Thống Giảng Dạy)

Tsultrimbar - hoàng tử vĩ đại trong những học giả,

Zhoenus Oe - người đào luyện hướng đạo tâm linh của mình

Gyergompa - người luyện tâm trên đạo lộ thượng thừa:

Con khẩn cầu ba Pháp tử của Đấng Chiến thắng.

Sangyaeboen - kho tàng những đức tính vi diệu,

Namkha Gyaelpo - được chư thánh hộ trì,

Senge Zangpo - người từ bỏ tám bận tâm thế tục:

Con khẩn cầu Gyaelsae Zangpo.

Người với bồ đề tâm xem tất cả chúng sinh như con ruột,

Người được gia hộsăn sóc bởi trời của những vị trời

Hướng đạo sư tối thượng cho hữu tình vào thời mạt pháp:

Con khẩn cầu Namkha Gyaeltsaen.

Những hệ phái này dường như dẫm lên nhau, nhưng không phải thế. Lối tụng đọc này hợp với chỉ giáo truyền khẩu sau đây. Sau khi Hệ Phái Những Hành Vi Quảng Đại truyền đến Atìsha, ngài đã phối hợp hệ phái này với Tri Kiến Sâu Xa. Vậy Atìsha cũng truyền Hệ Phái Tri Kiến Sâu Xa cho đệ tử trưởng của ngài là Dromteonpa. Ba hệ phái Kadampa liệt kê riêng rẽ. Gampopa là vị đầu tiên của truyền thống Lam-rim Kadampa; hệ này truyền xuống Namkha Gyaeltsaen. Kế đến Hệ Phái Cổ Điển trải từ Potowa đến Choekyab Zangpo. Truyền Thống Chỉ Giáo trải từ Chaen Ngagwa Tsultrimbar đến Namkha Gyaeltsaen. Ở điểm này ba hệ phái nhập làm một dòng duy nhất. Ta khởi đầu với sự khẩn cầu Je Rinpoche, một hình thức thay đổi của thần chú ngài, để nhận một sự gia trì đặc biệt.

Đức Quán Tự Tại - kho tàng lớn của từ bi thấy đúng

Đức Văn Thù - đấng toàn tri vô cấu,

Đức Tsongkapa - bảo châu tối cao của những học giả xứ Tuyết:

Con khẩn cầu đức Lozang Gragpa.

Trong phép quán ruộng phước, và Đức Văn Thù được vây quanh bởi những bậc đạo sư thuộc Hệ Phái Hành Động Quảng Đại hoặc Hệ Phái Tri Kiến Sâu Xa, cả hai hệ phái đều kết thúc bằng Atìsha và Dromtoenpa. Hãy quán Truyền thống Lam rim của Kadampa ngay trước cả hai hệ phái; nhóm này gồm có Gampopa được vây quanh bởi Neuzurpa vân vân. Họ thành lập một nhóm giảng dạy, Truyền Thống Cổ Điển - Geshe Potowa vây quanh bởi chín bậc thầy khác trong hệ phái - thì ở bên trái hoặc bên phải của Truyền Thống Lam-rim. Quán Chaen Ngagwa vây quanh bằng bảy bậc thầy thuộc truyền thống Chỉ giáo, ở một bên nhóm truyền thống Lam-rim.

Đức Tsongkapa ngồi trước nhóm này. Những bậc thầy thuộc phái Kadampas mới (hậu kỳ) xếp hàng hai bên ngài.

{khẩn cầu với Hệ phái Gelug}

Jampal Gyatso - vị hoàng tử vĩ đại trong những đọc giả.

Kaedrub Rinpoche - mặt trời của những triết gia

Basoje - người giữ kho chỉ giáo bí mật:

Con khẩn cầu ba bậc đạo sư vô tỷ.

Choekyi Dorje - người đã đạt sự hợp nhất,

Gyaelwa Ensapa - người thành tựu ba thân,

Sangyae Yeshe - người gìn giữ sự truyền thừatuệ giác

Con khẩn cầu ba vị học giả uyên thâm.

Lozang Choekyi Gyaeltsaen - người cầm cờ Pháp chiến thắng,

Koenchog Gyaeltsaen - đệ tử thân cận nhất của ngài,

Lozang Yeshe - người rọi ánh sáng trên thánh đạo:

Con khẩn cầu ba vị lama tối tôn.

Ngagwang Jampa - người hoằng truyền giáo lý đức Thích Ca

Lozang Nyaendrag - được xem là đệ tử thân cận nhất của ngài,

Yoentaen Ta - Yae - người có vô biên thiện đức:

Con khẩn cầu ba bậc thầy từ bi

Taenpa Rabgyae người hoằng dương giáo lý của Lozang Yeshe,

Lodroe Zangpo - người làm việc để giải thoát tất cả hữu tình.

Lonzang Gyatso - người giảng dạy thiện xảo

Con khẩn cầu ba bậc thầy vô song.

Với đức bổntối thượng đầy từ bi của con (Jinpa Gyatso);

Đấng vô tỷ, người nắm giữ vừa giáo lý vừa thực hành.

Chuyên chở vừa truyền thừa tuệ giác

Cho bốn hạng người may mắn có khả năng đón nhận:

Con khẩn cầu với sự thành kính tột bực của thân lời ý.

Bậc đa văn học nhiều, người mở rộng

Phạm vi của chỉ giáo khẩu truyền

Và mở bày những hành trì ẩn mật của hai giai đoạn:

Con khẩn cầu ngài Taenzin Kaedrub.

Vị thầy tu nhập thể tử tế nhất, mà thân thể

Chứa đựng tất cả chỗ nương tựa quá hiện vị lai;

Lời ngài có sự hùng biện của Đức Văn Thù

Tâm ngài như đại dương trí tuệ tự nhiên

Về ba môn học tăng thượng và về nhân quả;

Con khẩn cầu ngài Lozang Lhuendrub Gyatso.

Ngài là con mắt thấy tường tận tất cả nền giáo lý

Ngài là cổng lớn đưa người may mắn đến giải thoát,

Người được điều động bởi từ bi, dùng phương tiện khéo:

Con khẩn cầu chư vị đạo sư, những người cho ánh sáng.

Lời khấn nguyện này ngắn gọn nhưng mỗi câu chứa đựng tất cả những điểm chính của đời mỗi bậc thầy. Nếu thuộc lòng bài này bạn sẽ hoan hỉ và mong muốn học tập. Khi lặp lại lần hai câu cuối của mỗi bài kệ, hay khi tụng đọc những dòng khác chứa đựng tiểu sử vắn tắt từng cá nhân, hãy cảm như là bạn đang nhận chính những đức mà họ nhận được từ nền giáo lý được truyền và được chứng.

Theo truyền thống, người ta thêm một câu cuối: “Hỡi bậc thầy sáng chói, trong tiểu sử của thầy…” Rồi nếu bạn không sắp thực hành một pháp quán riêng biệt về Lam-rim, thì bạn nên tụng bài Căn Bản mọi Thiện Đức của Tsongkapa. Nếu có làm pháp quán, thì bạn không cần đọc bài này; khi ấy tốt nhất nên giải tán pháp quán ruộng phước. Phương pháp giải như sau. Quán ánh sáng tuôn từ trái tim Kim cương trì chiếu ánh sáng những hình ảnh khác. Rồi giống như hơi tan ra trên một tấm gương, những hình ảnh phía dưới rộng phước, nghĩa là bốn đại dương v.v…tuần tự đặt vào những hình ảnh bên trên; điều này xảy ra cho những vị thần đứng trên bốn cánh của hoa sen trên cùng. Bốn vị thần này rút vào hình ảnh của Kim cương trì trong tim của Phật Thích Ca Mâu Ni. Hệ Phái Tri Kiến Sâu Xa vào Đức Văn Thù, Hệ Phái Hành Động Quảng Đại rút vào Đức Di Lặc; Hệ Phái Dâng Hiến rút vào Kim cương trì; và những vị thầy của riêng bạn, những người có dạy cho bạn cho bạn học rút vào bổn sư của bạn trong hình dáng thường ngày của ông mà bạn thấy. Hãy nghĩ trong khi duy trì sự sáng sủa của pháp quán: “Tôi thật may mắn đã trông thấy chư Phật Bồ tát thật sự.” Khi ấy Di LặcVăn Thù tan thành ánh sáng, ánh sáng này tan vào ảnh chính. Kim cương trì trong tim của hình ảnh chính như một thực thể trí tuệ. Hình ảnh vị thầy bổn sư của bạn tuy nhiên không tan thành ánh sáng - điều này sẽ có một điềm xấu nếu ông ta còn sống. Bởi thế, dù thầy còn sống hay không, hãy để ông tan vào Kim cương trì trong tim của hình ảnh chính như người ta bỏ một hột lúa mạch trong một tảng bơ. Cây ước, tòa sư tử, v.v.. tan vào tòa sen chính hình ảnh chính. Hình ảnh chính thì tan vào ánh sáng, ánh sáng ấy lại tan vào bậc thầy trên đầu bạn trở thành đức Thích Ca Mâu Ni đạo sư chúng ta; xem ngài như hiện thân của mọi chỗ quy y, và dâng cúng ngài một mandala và sự cầu nguyện gồm thành bảy thành phần. Rồi chỉ làm sự thỉnh nguyện tha thiết với vị thầy của bạn mà thôi. Hãy dán chặt vào việc làm ấy, cầu khẩn một bậc thầy duy nhất, như thể là bạn bị trói vào một cái cọc đóng xuống đất. Đừng nghĩ rằng tốt hơn nên khẩn cầu người nào khác. Làm sự khẩn cầu với nhiều người là điều vô nghĩa. Hãy làm sự khẩn cầu như thể bạn làm với hiện thân của Tam Bảo và của tất cả chỗ nương. Những câu sau đây rút từ Quyển Sách Thần Diệu của phái Gelugpa, nên rất linh nghiệm.

Bậc thầy thánh thiện của con, chúa tể của bốn thân.

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, chúa tể Pháp thân vô ngại

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, chúa tể Báo thân phúc lạc,

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, chúa tể vô lượng ứng thân

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, hiện thân của tất cả bậc thầy,

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, hiện thân của tất cả vị trời

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, hiện thân của tất cả chư Phật,

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, hiện thân của tất cả Pháp

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, hiện thân của Tăng già,

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, hiện thân của tất cả nam thân

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, hiện thân của mọi thần Hộ pháp

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Bậc thầy thánh thiện của con, hiện thân của tất cả chỗ quy y.

Con khẩn cầu thầy: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì.

Nhưng phải chú ý: Độ dài của các dòng trên đây phải bằng nhau, không nên phá hỏng nhịp điệu. Trong khi luyện tâm, như thiền quán bình đẳng giữa mình và người khác, thì Đức Thánh Quan Tự Tại là vị thần tối thượng của lòng bi mẫn, bạn nên đổi ra như sau: Bậc thầy tối thượng của con, chúa tể của bốn thân, con khẩn cầu Ngài: “Đức đạo sư Quán Tự Tại. “Khi bạn thiền định về chánh kiến, hãy làm tương tự với danh hiệu Đức Văn Thù.

Đến đây là chấm dứt những nghi thức chuẩn bị. Bạn theo một đề mục thiền quán Lam-rim, từ đề mục đầu tiên phụng sự vị hướng đạo tâm linh - cho đến sự tỉnh chỉ và tuệ quán đặc biệt. Đừng giải tán hình ảnh bậc thầy của bạn trên đỉnh đầu; Ông vẫn ngồi đấy trong suốt thời thiền quán. Nếu bạn mất hình ảnh quán thì hãy quán trở lại và dâng cúng một Mandala.

Vậy bây giờ bạn hãy bắt đầu phân chính của thời thiền định. Hãy thiền quán về Lam-rim mà bạn chọn, hoặc ngắn hoặc dài - Con Đường Dễ - Con Đường Nhanh… Rồi thêm vào đó làm những pháp luyện tâm. Đoạn làm lời khấn nguyện để triển khai thực chứng vào phần đặc biệt của Lam-rim mà bạn vừa thiền quán; năm thứ cam lồ tuôn xuống từ thân thể bậc thầy: hãy quán tưởng chúng thanh lọc bạn chướng ngại ngăn che trong đoạn Lam-rim đặc biệt ấy. Cam lồ cũng làm cho bạn triển được khai phần ấy của đạo lộ trong dòng tâm thức. Hãy để ý rằng những nghi lễ chuẩn bị đi trước câu “con khẩn cầu ngài: Thích Ca Mâu Ni - Kim Cương Trì” đều giống nhau cho tất cả đề mục thiền quán sau đó.

Đoạn văn “từ vô thỉ đến nay, con và tát cả hữu tình đã từng làm mẹ của con, đã bị rơi vào vòng sinh tử. Trong một thời gian dài cho đến nay chúng tôi đã kinh qua vô lượng nỗi khổ khác nhau trong cõi luân hồi…” rút từ tác phẩm Con Đường Dễ. Nếu bạn đang thiền quán về Phạm Vi Lớn, hãy bỏ câu “rơi vào sinh tử, và trong một thời gian dài…” khi bạn làm lời cầu nguyện này.

1.2. Làm thế nào để theo phần chính của khóa tu tập.

Bây giờ ta phải thiền quán trong phần chính của khóa tu tập. Những kỹ thuật hướng đến một chủ đề duy nhất gọi là thiền quán. Chúng ta thường có những tư tưởng thiếu niềm tin nơi vị hướng đạo tâm linh, bởi thế bây giờ chúng ta xoay sự chú ý hướng về sự tin tưởng bậc thầy; ta sử dụng kỹ thuật này để quen thuộc với những tư tưởng ấy, làm chủ chúng. Đây là thiền định.

Tâm thức chúng ta đã bị chi phối bởi năng lực của vọng tưởng, nên ta xoay sự chú ý đến một cái gì khác để chấm dứt tình trạng ấy.

Có hai thứ thiền quán - thiền phân tích là thiền dán chặt vào một đối tượng. Thiền phân tích là suy nghĩ nhiền lần về đoạn kinh, những lý luận vân vân. Tôi sẽ bàn điều này ở mức giản dị. Chúng ta thực sự luôn luôn làm pháp thiền phân tích, nhưng chúng ta lại hướng nó vào con đường sai lạc - đó là thiền phân tích về ba độc tố.

Lấy ví dụ sân. Trước hết bạn không nhớ đến kẻ thù của bạn và không phát sinh một sự tức giận nào; bạn chỉ phát sinh tức giận khi bạn nhớ lại. Bên trong bạn nhớ lại những việc mà y đã làm, những sự bất công y đã làm đối với bạn, và cả đến cái cách y nhìn bạn. Bên ngoài mặt bạn đỏ dần, nách bạn chảy mồ hôi. Nếu kẻ thù của bạn mà có ở đấy chắc chắn bạn sẽ đánh vào đầu hắn. Như thế nghĩa là bạn đã làm sự thiền quán phân tích. Tương tự đối với tham ái vân vân.

Khi chúng ta tranh luận một cách vô ý thức, chúng ta chỉ nghĩ đến việc sử dụng tranh luận để đánh bại kể khác. Nếu chúng ta phân tích cách suy nghĩ của tâm ta, ta sẽ thấy rằng đấy là thiền định phân tích mà tôi nói. Có thể nói chúng ta là những thiền giả vĩ đại nhưng chỉ sử dụng thiền phân tích vào vọng tưởng ba độc, và chúng ta sẽ thành đạt một cái gì hoàn toàn khác hẳn với thiền gia vĩ đại khác: Chúng ta có thể đi đến một thế giới ở đấy đồi và thung lũng là sắt nung đỏ. Thay vì làm những pháp thiền phân tích bất lợi ấy, chúng ta nên làm phép thiền phân tích bất lợi ấy, chúng ta nên lmà phép thiền phân tích vễ những gì đem lại thân tái sanh thuận lợi cho ta, về lý do tại sao tái sanh này lại khó có được, có lợi lạc như thế nào, vân vân.

Bạn phải chắc chắn về từng mõi đề mục của Lam-rim. Trong đoạn đề cập sự thiền quán về thân người thuận lợi và sự khó được của nó, bạn thiền quán về những điều đặc biệt, và thật là một chướng ngại lớn khi theo dõi thiền quán về đề mục Lam-rim một cách lập dị, chỉ làm theo ý mình suốt trong thời thiền, vì bạn nghĩ: “Đấy là Pháp, không có hề gì.” Việc này cũng giống như trộn lẫn soda vào trong một chum muối; sự thiền quán như thế sẽ bị hỏng vì trạo cử và lừ đừ; đức hạnh của bạn thực hành suốt một đời sẽ bị khuyết điểm. Nếu điều này xảy ra, thì bạn có thiền cũng như không, mặc dù bạn có thể tưởng rằng mình đã làm đúng, đã thiền định về đề mục.

Vậy, đừng để điều này xảy ra. Hãy lấy ví dụ thiền quán về chết và vô thường. Chỉ cần thiền quán về những trích dẫn, lý luận, tam đoạn luận, và những ví dụ đã cho về đề mục ấy - bạn có thể thêm một vài điều chẳng hạn có người chết trong làng hôm nay. Lại nữa hãy dùng chỉ giáo truyền khẩu của bậc thầy làm căn bản, và thêm vào đấy những điều mà bạn đọc được trong một tờ kinh lang thang bạn gặp. Nếu bạn suy nghĩ về đề tài từ nhiều góc cạnh, thì bạn sẽ phát triển thực chứng một cách dễ dàng, cũng như khi bạn phát triển cảm giác thù hận bằng cách nghĩ đến sự việc từ nhiều khía cạnh.

Khi bạn chưa đạt được tâm tịnh chỉ thì tất cả thiền định của bạn đều chỉ là pháp thiền phân tích. Sau khi đạt tâm tịnh chỉ, bạn có thể thực hành pháp thiền định “dán chặt” hay tập trung, nghĩa là hướng tâm vào một đề mục duy nhất. Một số người cho rằng thiền định tập trung dành cho những khất sĩ, còn thiền định phân tích dành cho học giả, hoặc cho rằng thiền định phân tích làm nguy hại cho thiền định tập trung, vân vân, đều là nói tầm bậy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM