Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Hồi Tưởng

08 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4268)
Hồi Tưởng


HỒI TƯỞNG


dalailatma-1-contentKhyentse Rinpoche là một trong những vị Thầy tôn quý nhất của tôi. Tôi đã nhận từ ngài nhiều giáo lý quan trọng, nhất là từ Cổ Phái (Nyingma) liên quan tới kinh nghiệm trong Giác tánh, hay rigpa.

Ngay từ lần đầu chúng tôi gặp nhau, tôi đã có một ấn tượng rất tốt về ngài. Sau đó trong những kinh nghiệmgiấc mộng sâu xa, tôi có những biểu thị rõ ràng cho thấy chúng tôi có một vài mối liên hệ nghiệp đặc biệt. Kết quả là tôi bắt đầu nhận từ ngài những giáo lý. Giờ đây tôi cảm thấy vô cùng biết ơn ngài về mọi sự giúp đỡ mà ngài đã ban cho tôi.

Khyentse Rinpoche không bắt đầu bằng một vị trí cao cấp trong Giáo hội, nhưng đã trở thành một vị Thầy vĩ đại bằng việc phát triển những thành tựu viên mãn và đích thực. Là một Hoá Thân của Đạo sư Tây Tạng thế kỷ mười chín Jamyang Khyentse Wangpo, ngay từ khi còn nhỏ ngài đã bắt đầu biểu lộ khả năng tâm linh mà ngài đã kế thừa từ những đời trước. Ngài nhận những giáo lý từ nhiều Đạo sư, và thay vì hoàn toàn để những giáo lý ấy nằm yên trong những trang sách, ngài đã thực sự đưa chúng vào thực hành và gặt hái kinh nghiệm trực tiếp từ chúng.

Khi còn khá trẻ, ngài đã sống cuộc đời của một ẩn sĩ và dâng hiến toàn bộ thời gian để thiền định những giáo lýchứng nghiệm ý nghĩa thực sự của chúng. Ngài đã đạt được yếu nghĩa và điểm trọng yếu của thực hành thiền định, và kết quả là trở thành một vị nắm giữ truyền thống đang tồn tại – những quán đảnh, sự truyền dạy, và những giáo huấn cốt tủy – của tám dòng truyền tâm linh chính yếu đã phát triển ở Tây Tạngbao gồm những truyền thống Kinh điển và tantra.

Chưa kể những phẩm tính ẩn mật khác của ngài, rõ ràng ngài là một học giảhành giả vĩ đại. Tôi đặc biệt cảm kích quan điểm không bộ phái sâu xa của ngài. Ở Tây Tạng đã hiện diện một số những truyền thống tâm linh khác nhau, tương ứng với những phương pháp thực hành khác nhau, mỗi truyền thống được mô tả bởi những điểm đặc trưng duy nhất nào đó: một phương diện của sự thực hành có thể được nhấn mạnh nhiều hơn hay ít hơn, hay một vài vấn đề quan trọng của giáo lý có thể được giải thích trong một cách thế đặc biệt. Nếu ta nghiên cứu những truyền thống khác nhau này, ta sẽ nhận ra rằng chúng bổ túc lẫn nhau. Do đó một sự tiếp cận không bộ phái rất ích lợi cho sự thực hành của riêng ta, cũng như để hỗ trợ cho việc duy trì giáo lý đạo Phật.

Mặc dù nổi tiếng và có đồ chúng đông đảo, Khyentse Rinpoche luôn luôn sống rất dễ thương và khiêm tốn. Kinh nghiệm tâm linh sâu xa của ngài thật hiển nhiên, nhưng ngài không bao giờ kiêu ngạo về sự hiểu biết của ngài. Đây là điều rất đáng lưu ý. Ngài đối xử tốt lành với tất cả mọi người như nhau, dù họ ở địa vị cao hay thấp, và thật đúng đắn khi nói rằng chưa bao giờ người ta nghe thấy ngài nói điều gì xúc phạm hay làm buồn lòng người khác. 

Ngài đã làm việc không mệt mỏi để giữ gìntruyền bá những giáo lý của Đức Phật vì lợi ích của tất cả chúng sinh, cứu vãn và sao chép lại những Kinh điển hiếm có hầu như đã biến mất, trùng tu những tu viện đã bị phá hủyđặc biệt là giảng dạy. Ngay cả khi đã già, bất kỳ lúc nào ngài luôn luôn sẵn sàng để ban những bình giảng dựa trên nguyên tác, những quán đảnh, và những giáo huấn cốt tủy cho bất kỳ ai có thể trở thành một người nắm giữ chân thực của dòng truyền thừa. Mọi sự ngài làm chỉ nhắm vào việc giúp đỡ người khác và gìn giữ những giáo lý. Ngài cũng biên soạn rất nhiều luận văn và các bình giảng.

Khyentse Rinpoche là một mẫu mực cho tất cả những vị nắm giữ giáo lý khác. Chúng ta không nên chỉ ngưỡng mộ sự hiểu biết, trí tuệ, và thành tựu không thể nghĩ bàn của ngài, mà quan trọng hơn nữa, chúng ta nên noi theo gương mẫu của ngài và tự ganh đua để đạt được những phẩm tính đó. Những giáo lý của Đức Phậtgiá trị lớn lao đối với mọi người, không chỉ với những hành giả hoàn toàn hiến mình mà còn cả với các cư sĩ, và tất cả chúng ta phải nỗ lực hết sức mình để thực hànhthực hiện chúng, và để ganh đua với những vị Thầy vĩ đại là những người đã noi theo gương mẫu của Đức Phật. Đó là cách thức tốt đẹp nhất để hoàn thành những ước nguyện của vị Thầy của chúng ta, sự cúng dường tối hảo mà chúng ta có thể thực hiện cho ngài. Trong mức độ hiểu biết của tôi, tôi có cảm tưởng rằng việc cúng dường sự thực hànhthành tựu tâm linh của tôi cho Thầy tôi là cách thức tốt đẹp nhất để làm vui lòng ngài, và tôi khẩn cầu mọi bằng hữu tâm linh của tôi cũng phát triển nguyện ước này. Tôi tin tưởng rằng những hành giả hiện tại có thể rút ra được những lợi lạc to lớn từ việc học tập cách thức các hành giả vĩ đại trong quá khứ đã nỗ lực trên con đường.

đệ tử của Khyentse Rinpoche, tôi muốn chia sẻ cảm xúc của tôi với những đệ tử khác của ngài rằng chúng ta đã rất may mắn khi được gặp ngài và nhận những giáo lý của ngài. Những gì chúng ta nhận lãnh từ ngài thì vô giá. Như thế, giờ đây điều cốt yếu là chúng ta phải thực hiện các giáo lý của ngài trong đời sống hàng ngày của ta, để chúng ta trở thành những đệ tử tốt lành của một Lạt Ma tốt lành như thế.

Những kinh nghiệm tâm linh sâu xa, là những gì dường như siêu vượt sự giảng giải luận lý, thì không dễ dàng diễn tả bằng ngôn từ hay được trao truyền bằng phương tiện giảng dạy khẩu truyền. Đúng hơn, chúng phụ thuộc vào sự hứng khởi và những sự ban phước được nhận lãnh từ dóng truyền tâm linh qua vị Thầy của ta. Đó là lý do tại sao trong Phật Giáo (và đặc biệtKim Cương thừa), sự thực hành Guru Yoga – “sự hợp nhất với bản tánh của vị Thầy” – được coi là có một tầm quan trọng như thế. Bởi thực hành Guru Yoga cực kỳ quan trọng nên những phẩm tính của bản thân vị Thầy cũng quan trọng không kém. Những phẩm tính cần thiết đối với một vị Thầy chân chính đã được chính Đức Phật mô tả chi tiết trong nhiều Kinh điển và tantra. Tất cả những phẩm tính này tôi đều tìm thấy ở Khyentse Rinpoche.

Khi những giáo lý đạo Phật bắt đầu nở rộ ở Tây Tạng, những sự ban phước của Guru Padmasambhava, người đã đưa Phật Giáo vào Tây Tạng, là một tác nhân hết sức quan trọng. Những lời nguyệnlòng bi mẫn của Ngài đã thiết lập một sự nối kết rất đặc biệt giữa Ngài và xứ Tây Tạng. Giờ đây chúng ta đang sống trong một thời đại trong đó, theo một quan điểm tâm linh, những điều kiện đã bị hư hoại. Con người rất thông minh và đầy sáng tạo; nhưng phẩm tính mà họ thường thiếu là thiện tâm thực sự của con người. Trí thông minh của họ càng ngày càng được sử dụng trong những cách thế hủy diệt. Bản thân những người Tây Tạng đã từng trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn, với sự hủy diệt rộng khắp khiến đất nước và Phật Giáo Tây Tạng phải chịu đau khổ. Và ở khắp nơi trên thế giới, mọi loại biến độngbất hạnh đã phát sinh. Trong những thời đại khó khăn như thế, những sự ban phước của Guru Padmasambhava rất cần thiết, và tôi có cảm tưởng rằng sự ban phước của Khyentse Rinpoche thì cũng y như vậy, bởi ngài có một mối liên hệ đặc biệt với Guru Padmasambhava.

Như thế, đây là điều tôi suy nghĩ về Thầy tôi.

Tôi rất hài lòng về việc xuất bản quyển Hành trình đi tới Giác ngộ, tiểu sử của Khyentse Rinpoche được minh họa bằng những bức ảnh tuyệt đẹp. Với những lời cầu nguyện trí tuệ của Thầy tôi có thể thấm đẫm tâm thức chúng ta, tôi muốn cảm ơn nhiếp ảnh gia, Thượng tọa Konchok Tenzin (Matthieu Ricard), nhà xuất bản, và tất cả những ai đã cộng tác trong tác phẩm này.

 


LỜI GIỚI THIỆU

Quyển sách này cố gắng mở cánh cửa đi vào một thế giới cổ xưa và tuy thế thật đáng lưu ýliên quan tới thời đại của chúng ta, và mang lại một cái nhìn thoáng qua – từ bên trong – về cuộc đời của một vị Thầy Phật Giáo Tây Tạng và về một nền văn hóa độc nhất vô nhị mà, mặc dù những biến động trong quê hương của nó, vẫn tồn tại trong toàn bộ tính chất xác thực.

Trong hơn một ngàn năm, nền văn hóa Phật Giáo đã nở rộ trong xứ Tây Tạng như nền tảng của một xã hội nguyên vẹn. Số lượng tăng ni được ghi chép lại lên tới một phần tư dân số, một con số có lẽ không nơi nào khác trong những nền văn hoá hay lịch sử của nhân loại có thể sánh kịp. Thực hành tâm linh rõ ràngmục tiêu chính trong cuộc đời, và những cư sĩ – đàn ông và đàn bà, những người du cư, nông dân và các thương nhân – cũng cho rằng mặc dù những hoạt động hàng ngày của họ là cần thiết, tuy thế nếu so với nguyện ước sâu xa này thì chúng chỉ có tầm quan trọng thứ yếu.

Không còn nghi ngờ gì nữa, hứa nguyện phổ quát như thế đối với thực hành Phật Giáo đã được thúc đẩy bởi sự tiếp cận rất thực tế của Phật Giáo để trở thành một con người tốt hơn, nhờ làm sáng tỏ những kinh nghiệm đích thực về hạnh phúcđau khổ và những nguyên nhân của chúng. Hẳn nhiên là nó cũng được nuôi dưỡng bởi vẻ đẹp, sự bao la và sự thuần tịnh nguyênbi tráng của phong cảnh Tây Tạng, điều đó mang lại một môi trường hỗ trợ cho đời sống thiền định. Trên hết, Phật Giáo Tây Tạng sản sinh ra một số những người (nam và nữ) xuất sắc, như những mẫu mực sống động của sự Giác ngộ, là một nguồn cảm hứng không ngơi nghỉ cho cộng đồng.

Một cách đặc trưng, cuộc du hành của những người vỡ mộng đối với những mục đích duy vật hay tự-quy khởi hành bằng việc tìm kiếm một vị Thầy và sự phát triển niềm tin nơi vị thầy đó và những giáo huấn của ngài. Khi ấy với sự dâng hiến vĩ đại, người học đạo nghiên cứuthiền định trong những tu viện hay những ẩn thất trong núi non, hoặc, trong trường hợp của những gia trưởng, tại nhà trong thời gian rảnh rỗi được sắp xếp theo lối sống truyền thống của Tây Tạng. Cuối cùng, một số hành giả trở thành những vị Thầy có phẩm tính, có khả năng đóng góp cho hạnh phúc của người khác. Quả thực, mục đích của mỗi đệ tử khi tự hoàn thiện chính mình là để có được phương tiện nhờ đó có thể thực sự giúp đỡ người khác.

Như thế Phật đạo được bắt rễ trong sự vị tha. Ở một bình diện văn hóa, sự quan tâm tới người khác này được biểu lộ như sự bất bạo độngbất bạo động đối với người khác, đối với thú vật, và đối với môi trường sống. Những người Tây Tạng lánh xa chiến tranh, việc săn bắn, đánh bắt cá, và tránh làm suy yếu quốc gia và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của họ bởi việc khai thác quá mức.

Tất cả những ai du hành tới Xứ Tuyết hay gặp gỡ những người tị nạn ngoài xứ Tây Tạng đã hết sức kinh ngạc bởi sự pha trộn độc nhất vô nhị của sự hoan hỉ, ngoan cường, và niềm tin sâu xa nơi giáo lý đạo Phậtđặc tính của người dân Tây Tạng

Vào cuối thập niên 1950, một biến cố đau thương đã bất thần xé rách sự an bìinh một ngàn năm khi Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng. Vào những năm 1960 xảy ra cuộc Cách mạng Văn hoá, và trong thời gian hai mươi năm sau đó, một triệu người Tây Tạng – một phần sáu dân số – đã chết vì sự đói khát hay bị ngược đãi. Sáu ngàn tu viện và đền chùa bị phá hủy. Kinh sách bị thiêu hủy hay bị ném xuống sông. Những tượng đồng quý báu bị nấu chảy và bị đúc thành súng ống và đại bác. Cả con người lẫn văn hóa đều bị hủy diệt.

Trên một trăm ngàn người Tây Tạng, dưới sự dẫn dắt của vị lãnh đạo tâm linhthế tục của họ là Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã đào thoát sang Ấn Độ và những quốc gia lân cận, ở đó họ nuôi dưỡng ngọn lửa tự do và nền văn hóa Tây Tạng sâu xa và rộng lón của họ. Nhiều vị Thầy vĩ đại của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng đã tiếp tục giảng dạy và sáng lập nhiều tu viện mới ở hải ngoại.

Sau cái chết của Mao Trạch Đông, sự tự doTây Tạng khá hơn chút ít. Năm 1981, sau hai mươi lăm năm hoàn toàn im lặng, những người tị nạn Tây Tạng bắt đầu nhận được tin tức từ thân quyến của họ còn ở lại Tây Tạng. Một số tu viện được xây dựng lại, và một số giới hạn các tu sĩ được phép tiếp tục việc nghiên cứu Phật Giáo và sự tu hành của họ. Đó là một kinh nghiệm khác xa sự tự do chân thực, tuy thế những cải thiện này đã được đón nhận. Một cây cầu đã được xây dựng giữa những vị Thầy lớn tuổi vẫn còn sống ở Tây Tạngmột thế hệ trẻ nỗ lực đáng ngạc nhiên để nghiên cứugia nhập các tu viện. Người Trung Quốc nhận ra rằng những thập kỷ của sự ngược đãi đã chẳng thay đổi được gì đối với những thái độ của người Tây Tạng. Chế độ đã bắt đầu chuyển sang những phương pháp khác từ đó. Hơn là cố gắng sửa đổi bản thân người Tây Tạng, giờ đây họ nhắm vào việc làm giảm bớt dân số Tây Tạng bằng một dòng thủy triều những thực dân Trung Quốc tới mức độ làm cho dân Tây Tạng trở thành một thiểu số trong chính xứ sở của họ. Trừ phi được nhanh chóng ngừng lại, sự di dân có thể rất thành công ở nơi mà sự hành hạ ngược đãi bị thất bại, và làm biến mất khỏi thế giới chúng ta một dân tộc và một nền văn hóa độc nhất vô nhị.

Ngay trung tâm thế giới Tây TạngLạt Ma, hay vị Thầy tâm linh. Năm 1985, một trong những Lạt Ma Tây Tạng vĩ đại nhất trong thời gian gần đây là Dilgo Khyentse Rinpoche đã viếng thăm Tây Tạng sau ba mươi năm sống ở hải ngoại. Sự thiết tha và sức mạnh của những đám đông lũ lượt kéo tới để gặp ngài có thể là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy ở Tây Tạng một sự hồi sinh vẫn có thể xảy ra. Tuy thế, đây không đơn thuần là sự trở về quá khứ. Trong một chừng mực nào đó, kết quả của việc phải bắt buộc rời bỏ quê hương của họ, nhiều Đạo sư Phật Giáo Tây Tạng đã có thể gây truyền cảm hứng và giảng dạy mọi người từ khắp nơi trên thế giới, là những người đã nhận ra giá trị khổng lồ và phổ quát của nền văn hóa đặc biệt này.

Trong quyển sách này chúng tôi miêu tả chân dung Khyentse Rinpoche, nguyên mẫu của vị Thầy tâm linh, người mà cuộc du hành nội tâm của ngài đã đưa dẫn ngài tới một sự thấu suốt sâu thẳm phi thường và khiến cho ngài có thể là một suối nguồn của lòng từ ái, trí tuệlòng bi mẫn đối với tất cả những ai gặp được ngài.

htdtgiacngo-dalailatma-content

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant