12 Khenpo Appey Rinpoche Năm Con Đường Đến Giác Ngộ

13 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4771)
12 Khenpo Appey Rinpoche Năm Con Đường Đến Giác Ngộ

12

Khenpo Appey Rinpoche
Năm Con Đường Đến Giác Ngộ

Việc giảng dạy năm con đường của các bậc giác ngộ tuyệt đối cũng như mười địa giác ngộ là không cần thiết, vì chúng ta không có trình độ nhận biết để hiểu được giáo lý. Tuy nhiên, để giải thích con đường giác ngộ một cách đúng đắn, chúng ta nên biết về nó. Giống như khi muốn đi du lịch đến một số nước khác, chúng ta cần biết về khí hậu, phong tục của nó, v.v.. để có thể chuẩn bị đúng. Tương tự, năm con đường và mười giai đoạn (địa) giác ngộ được giảng dạy để tự mình có thể làm quen với con đường chúng ta đảm nhận. Về điều này việc giảng dạy các khía cạnh của con đường giác ngộ là thật cần thiết.

Năm con đường ám chỉ con đường chúng ta phải đi qua để đạt giác ngộ.

Con Đường Tích Lũy (Tư Lương Đạo)

Con đường đầu tiên chúng ta phải đi qua là con đường tích lũy, đó là quan niệm chúng ta có khi bắt đầu thiền định về sự vô ngã. Nói khác đi, con đường tích lũysự thiền định về vô ngã được hòa nhập với nhau.

Năm con đường được dạy khác nhau trong phái Mahayana Đại Thừa) và Hinayana (Tiểu Thừa). Theo giáo lý Đại Thừa, có ba con đường tích lũycon đường nhỏ, trung bình và lớn. Nếu thiền định hay tiến bộ trên con đường nhỏ của sự tích lũy thì không có gì chắc chắn về việc khi nào chúng ta sẽ đến được con đường thứ hai trong năm con đường (con đường Áp dụng). Nếu đi theo con đường trung bình sẽ có thời điểm định rõ khi chúng ta đạt đến con đường thứ hai. Và nếu đi theo con đường lớn của sự tích lũy, chúng ta sẽ đạt được con đường ứng dụng ngay trong đời này với thân hiện nay của chúng ta.

Trong việc trình bày người nào có khả năng đạt được con đường đầu tiên này, giáo lý Hinayana nói rằng chỉ có người nam hay nữ của thế gian này mới có thể làm được. Những chúng sinh khác như chư thiên, súc sinh hay người thiếu cơ quan thích hợp thì không thể đạt được con đường này. Theo Mahayana, những chúng sinh khác trong thế gian này bên cạnh con người đều có thể đạt được con đường tích lũy.

Có một câu hỏi như liệu có cần thiết có một tâm có thể đặt trong thiền định tập trung để đạt được con đường đầu tiên này. Người ta nói rằng điều đó không cần thiết, vì ngay cả những ai trong cõi dục giới không thể thực hiện thiền định chú tâm đều có khả năng đạt được con đường này. Một câu hỏi khác là liệu có cần thiết có một tâm có thể đi vào những trạng thái khác nhau của dhyana, hay sự nhập định. Có nói rằng một số người tâm họ chưa đạt được bất cứ định nào đều đạt được con đường tích lũy. Do vậy, để tâm đi vào các trạng thái thiền định này để đạt được con đường tích lũy là không cần thiết.

Khi chúng ta được thúc đẩy bởi lòng bi để thọ giới nguyện của ý muốn giác ngộ và bắt đầu thực hành phù hợp với nó, sau đó chúng ta đi vào con đường tích lũy và phải thực hiện nhiều thực hành. Để áp dụng các thực hành này, chúng ta phải có năm phẩm tính đặc biệt. Trong thực tế có nhiều phẩm tính khác nhau, nhưng chúng có thể kết hợp thành năm cái chính.

Phẩm tính thứ nhất là có tư cách đạo đức đúng đắn. Điều này có nghĩa chúng ta duy trì giới nguyện đã thọ như một vị tăng, ni, hay cư sĩ.

Phẩm tính thứ hai là duy trì sự sử dụng đúng đắn những giác quan của chúng ta qua phương tiệntrí tuệ. Điều này có nghĩa bất cứ những gì chúng ta đang liên quan qua các giác quan của mình – như hình tướng qua mắt hay âm thanh qua tai – chúng ta thấy qua cánh cửa của trí tuệ rằng chúng thật sự là bản chất của rỗng không. Ở đây, phương tiện có nghĩa bất cứ những gì chúng ta làm trong cuộc sống này, chúng ta luôn luôn tịnh hóa tất cả hành động của mình vào phẩm tính của sự giác ngộ. Ví dụ, khi đi ra đường, chúng ta tẩy tịnh hành động này bằng suy nghĩ, “Khi tôi đi ra đường này, cầu mong tất cả chúng sinh đều đi vào con đường giác ngộ,” hoặc khi chúng ta đóng cửa, “Cầu mong tất cả chúng sinh đều đóng cánh cửa xuống các cõi thấp.” Trong cách này, chúng ta tịnh hóa những đối tượng mà chúng ta gặp qua các giác quan của mình.

Phẩm tính thứ ba là không bám luyến nhiều vào thực phẩm, có nghĩa không bị bám luyến vào thực phẩm hay đồ ăn vì chúng ta thèm muốn. Nói khác đi, chúng tanhận thức đúng đắn như tại sao chúng ta ăn thực phẩm. Chúng ta nên nghĩ rằng mình ăn để lợi ích hay nuôi dưỡng những loại trùng khác nhau trong thân thể, hoặc chúng ta ăn để duy trì thân thể và làm cho thân thành bình chứa thích hợp để thực hành Giáo Pháp. Với những tư duy này, chúng taquan niệm đúng đắn về việc tại sao chúng ta ăn và không tạo ra nhiều bám luyến vào thực phẩm mình có; chúng ta ăn trong sự điều độ.

Phẩm tính thứ tư là không ngủ nhiều quá, chúng ta nên dành một số thời gian lúc thức, như phần đầu của ban đêm và phần đầu của buổi sáng cho mục tiêu thiền định. Với một tâm kiên cốđều đặn, chúng ta có thể thiền định về sự bất tịnh của thân người; về bốn trạng thái tỉnh giác của thân, cảm giác, tâm và Giáo Pháp (thân, thọ, tâm, và pháp); và trên những khía cạnh khác nhau của ý muốn giác ngộ.

Phẩm tính thứ năm là có ý thức, hay nhận biết những gì chúng ta nên làm và nên tránh, điều này có nghĩa chúng ta không chỉ chú tâm mà còn phải tỉnh giác. Khi dính líu vào một hành động hay việc làm nào đó, chúng ta nên biết hành động nào là đúng và hành động nào không đúng, cái nào có lợi, cái nào lỗi lầm. Chúng ta phải biết nó vào lúc đang làm, không phải trước hay sau đó, và kế tiếp là hành động theo sự hiểu biết đúng đắn đó.

Đây chỉ là một số phẩm tính chúng ta phải có trong việc thực hành con đường tích lũy. Có nói rằng khi đạt đến giai đoạn của con đường lớn của sự tích lũy, chúng tathể đạt được một số hình thái của năng lực kỳ diệu hay siêu nhiên nào đó, nhờ vậy thậm chí chúng ta có thể đi đến các cõi Phật khác nhau để tiếp nhận hay lắng nghe giáo lý của nhiều Đức PhậtBồ Tát khác nhau.

Những thực hành chính trong con đường tích lũy là lắng nghe hay nghiên cứu Giáo Phápthiền quán. Cũng có một số thực hành gắn liền với thiền định trong phạm vi con đường này, nhưng thực hành chính yếu đầu tiên đề cập đến học hỏithiền quán. Chữ Phạn, tích lũy là sambhara, có nghĩa chúng ta phải thực hành đạo đức nhiều lần để tích lũy đức tính tốt hay công đức nhờ đó chúng ta sẽ thật sự đạt được con đường. Đây là thực hành chính trong phạm vi con đường đầu tiên của sự tích lũy.

Con đường Ứng dụng (Gia Hạnh Đạo)

Con đường thứ hai là con đường ứng dụng, ám chỉ tâm thiền định về tánh không hay vô ngã. Tại giai đoạn này, chúng ta chưa có sự thấu suốt thực sự về tánh không hay vô ngã; tuy nhiên, chúng tatư duy hay khái niệm về sự vô ngã. Thực ra, khi xem xét tư duy hay quan niệm này, chúng ta làm việc với nó, thiền định về nó. Điều này được biết như con đường ứng dụng. Giống như chúng ta có thể thiền định về việc biết một nơi nào đó thậm chí chúng ta chưa từng ở đó, chúng ta có thể làm việc ngay bây giờ về ý nghĩa đằng sau sự thấu suốt về tánh khôngvô ngã ngay cả dù chúng ta chưa từng có sự thấu suốt đó. Đây là những gì chúng ta làm việc với con đường ứng dụng này.

Ba con đường của sự ứng dụngcon đường nhỏ, con đường trung bình, và con đường lớn – đều tương tự như của con đường tích lũy. Khi không có gì chắc chắn về việc khi nào chúng ta sẽ đạt được con đường kế tiếp (con đường của cái thấy, kiến đạo), điều này được biết là con đường nhỏ. Con đường trung bình có nghĩa khi chúng ta đạt được con đường kế tiếp sẽ có thời điểm chắc chắn, và con đường lớn có nghĩa chúng ta sẽ đạt được con đường của cái thấy trong đời này với thân hiện tại của chúng ta.

Con đường ứng dụng cũng có thể được chia thành bốn phần: nồng nhiệt, trước nhất, kiên nhẫn, và Giáo Pháp cao nhất. Đặt nền tảng trên sự tích lũy công đức đạt được trên con đường đầu tiên, chúng ta bắt đầu thiền định về tánh không. Trước khi có sự thấu suốt về tánh không, nó cũng giống như chúng ta bắt đầu nhóm lửa, sức nóng bắt đầu xuất hiện, và khi sức nóng gia tăng, ngọn lửa bùng lên. Tương tự, trước khi chúng ta thực sự có sự thấu suốt thực tế về tánh không, sự thiền định của chúng ta giống như sức nóng xuất hiện trước khi trạng thái đó bùng phát trên chúng ta. Nó giống những một dạng thiền định về tánh không kém hơn. Khi chúng ta có khả năng bắt đầu sinh ra sức nóng này, khiến sau đó bùng lên thành sự thiền định về tánh không đúng đắn, nó được biết như giai đoạn đầu tiên của con đường ứng dụng.

Khi sự thiền định về tánh không của chúng ta và sức nóng xuất hiện từ nó, ngay cả dù chúng ta vẫn chưa có sự thấu suốt – nói khác đi, khi tâm chúng ta vững chắc trong loại thiền định đó – điều này được biết như cái trước nhất.

Sau đó, khi có thể gia tăng trình độ thiền định của chúng ta và không sợ hãi về sự thiền định trên tánh không, chúng ta có sự kiên trì hướng đến tự thân sự thiền định. Nó trở thành sự có thể chịu đựngchúng ta chẳng còn sợ hãi bất cứ điều gì nữa. Điều này được biết là nhẫn nại.

Khi có thể vượt qua bất cứ hình thức sợ hãi nào qua sự thiền định về tánh không của chúng ta – có nghĩa vượt qua những loại khái niệm khác nhau phát sinh làm ngăn cản chúng ta đạt được sự thấu suốt này – sau đó chúng ta đến giai đoạn thứ tư được biết như Giáo Pháp cao nhất, hay tối ưu nhất. Tuy nhiên sự hiểu rõ về tánh không của chúng ta vẫn chưa đạt được tại giai đoạn này. Chúng ta hoàn thiện mọi loại pháp thế gian khác nhau nhưng không phải Giáo Pháp siêu việt của trạng thái hiểu rõ tánh không. Mọi việc cho đến giai đoạn này đã được hoàn thành.

Theo giáo lý Hinayana phổ thông, bất cứ ai sinh làm người có các cơ quan thích hợp và bất kỳ ai trong sáu cõi trời đầu tiên của dục giới đều có thể đạt được con đường ứng dụng. Theo Madhyamaka hay giáo lý Mahayana, có những loại khác cũng có thể đạt được con đường này.

Có nói rằng chỉ những người đạt được một trong bốn trạng thái dhyana, được chia làm sáu loại thiền định thấy trong cõi sắc giới, có thể hoàn thành hay an trụ trong con đường ứng dụng. Theo Hinayana, chúng ta hiểu rõ bản tánh của tứ thánh đế trong con đường này. Mỗi thánh đế trong bốn thánh đế đều có bốn phương diện, như phương diện vô ngã, kết quả là có mười sáu phương diện được thấu suốt vào lúc này.

Theo các giáo lý nào đó của Mahayana, như phái Duy Thức, trong hai phần đầu của con đường ứng dụng (đó là trong lúc sức nóng và trước tiên), có sự hiểu thấu về không bám chấp các đối tượng bên ngoài, hay đối tượng của thực tại. Vào thời điểm của sự kiên nhẫnGiáo Pháp cao nhất, đó là trạng thái không bám chấp vào chủ thể thực tại bên trong.

Một số vị thầy, như Nagarjuna (Long Thọ), khi một người thiền định trong lúc ở trong con đường ứng dụng, thì không có sự xuất hiện tách rời của thấu suốt như không bám chấp vào đối tượng và không bám chấp vào chủ thể. Mặc dù sự thấu suốt về tánh không chưa đầy đủ, trí tuệ xuất hiện từ sự thiền định về tánh không gia tăng qua bốn phương diện sức nóng, trước tiên, kiên nhẫnGiáo Pháp cao nhất này. Trong thực tế điều này phát sinh hiểu biết vững chắc hơn của việc thiền định về tánh không, dù chưa hoàn toàn thấu suốt tánh không.

Hinayana nói rằng, con đường thứ ba của sự ứng dụng, sự kiên nhẫn, có ba phương diện – nhỏ, trung bình, và lớn – nhưng mỗi con đường của ba con đường khác chỉ có một khía cạnh. Theo Mahayana, mỗi một trong bốn con đường đều có ba phương diện, nhỏ, trung bình và lớn, do đó tổng cộng có mười hai trình độ hay giai đoạn khác nhau trong con đường ứng dụng.

Chữ Phạn cho con đường ứng dụng là prayogamarga. Pra có nghĩa paramartha, tức là “chân lý tối thượng” hay “thực tại tối thượng”. Yoga có nghĩa “kết hợp” hay “hợp nhất.” Vậy prayogamarga là con đường để hợp nhất với thực tại tối thượng. Nói khác đi, con đường ứng dụng hay sự hợp nhất là sự thiền định kết hợp chúng ta với sự hiểu rõ về giai đoạn của thực tại tối thượng, sẽ xuất hiện vào con đường thứ ba (con đường của cái thấy – kiến đạo). Qua giác hạnh đạo, mọi điều kiện cần thiết và sự kết hợp của chúng cho sự thấu suốt sẽ xuất hiện tại giai đoạn kế tiếp được hoàn tất.

Con Đường Của Cái Thấy (Kiến Đạo)

Kiến đạo là thấy bản tánh của bốn thánh đế, hiểu rõ bản tánh của thực tại tối hậuđánh thức bên trong tâm chúng ta Trí tuệ Siêu việt khiến nhận thức trực tiếp được bản chất của mọi hiện tượng. Con đường này có thể phân loại như ba dạng – dạng Hinayana (Thanh Văn Thừa), dạng Pratyeka Buddhayana (Phật Độc Giác), và dạng Mahayana (Đại Thừa). Để hoàn thành con đường của cái thấy, chúng ta phải từ bỏ nguyên nhân gần đúng và nguyên nhân của tự nó. Nguyên nhân gần đúng có nghĩa nếu tham dục được tạo ra, nó cần được từ bỏ và sau đó chúng ta có thể tiêu trừ nguyên nhân của tham dục. Nói chung, nguyên nhân này được phân loại như những gì cần được loại bỏ liên quan đến cái thấy và những gì cần được loại bỏ liên quan đến thiền định.

Những gì cần được từ bỏ trên con đường của cái thấy là mười nhiễm ô: sáu nhiễm ô căn bản của tham, sân, si, kiêu mạn, nghi ngờ, và tà kiến, cái cuối cùng bao gồm năm nhiễm ô phụ. Mỗi một trong mười loại này liên quan tách rời trong tam giới hiện hữudục giới, sắc giới, và vô sắc giới – và với bốn thánh đế. Theo Abhidharmasamuchaya, hay giáo lý A Tỳ Đàm của Đại Thừa, có 112 khía cạnh khác nhau được từ bỏ; theo Abhidharmakosha của Thanh Văn Thừa có tám mươi tám.

Theo Mahayana, vào lúc thiền định trên con đường của cái thấy, giai đoạn của bhumi đầu tiên xuất hiện; đó là con đường của cái thấy tương đương với bhumi thứ nhất (địa thứ nhất – sơ địahoan hỷ địa). Những gì cần từ bỏ có thể chia làm hai phần: sự che ám của phiền não hay nhiễm ô, và sự che ám của những điều có thể hiểu được. Những điều này cần được tiêu trừ để trước hết đạt giải thoát và sau đó giác ngộ đầy đủ và viên mãn.

Cũng vào lúc thiền định trên đạo lộ này, sự thấu suốt xuất hiện tiêu diệt hoàn toàn mọi che ám của nhiễm ô. Sự che ám của sự vật có thể nhận thức có thể chia thành hai phần: những gì nên bỏ liên quan đến cái thấy (kiến) và những gì nên bỏ liên quan đến thiền định (thiền). Cái đầu tiên của những điều này cũng được tiêu diệt vào lúc thiền định.

Theo Hinayana, bất cứ người nam hay nữ nào trong thế gian này, cũng như bất kỳ chư thiên nào trong sáu cõi trời dưới thấp, đều có thể đạt được kiến đạo. Theo Mahayana, súc sinh và các chúng sinh khác cũng có thể đạt được đạo lộ này.

Để đạt được giai đoạn này, trước tiên chúng ta phải có khả năng đạt một số dạng samadhi (đại định); đặt nền tảng trên samadhi đó, chúng tathể đạt được thấu suốt trong con đường của cái thấy. Theo Hinayana, dhyana thứ nhất (sơ thiền) có ba phần và ba phần còn lại mỗi phần chỉ có một. Do vậy, có sáu dạng của thiền định hay dhyana chúng tathể đạt được. Tuy nhiên, Pratyekabuddhayana và Mahayana nói rằng chúng ta phải đạt thiền định thứ tư và dạng cao nhất của dhyana (tứ thiền) trước khi có thể đạt được sự thấu suốt.

Hinayana nói rằng trên con đường của cái thấy chúng ta thấu suốt bốn thánh đế như những đối tượng của thiền định, và đặt nền tảng trên đó chúng ta đi đến nhận biết không có bản ngã trong mối liên quan đến con người. Chúng ta thấy rằng cá nhân “tôi” là vô ngã. Thêm vào nhận biết này, Pratyekabuddha cũng nhận biết khía cạnh đối tượng vô ngã của mọi hiện tượng. Bồ Tát có cả hai nhận biết này, cũng như sự thấu suốt hoàn toàn về tánh không – khía cạnh chủ thể vô ngã của mọi hiện tượng, đó là tâm nhận thức mọi hiện tượng. Nói khác đi, là sự thấu suốt hoàn toàn về tánh không.

Theo Hinayana, mọi hiện tượng đều rỗng không từng cái một. Theo Mahayana, mọi hiện tượng, cả hai bản ngã cá nhânhiện tượng bên ngoài đều hoàn toàn trống rỗng bất cứ thực tánh nào. nói khác đi, bản tánh rỗng không hoàn toàn siêu vượt mọi khái niệm hóa hay sự tạo tác của tâm thức được hoàn toàn thấu suốt trong con đường của cái thấy.

Chữ Phạn cho con đường của cái thấy (kiến đạo) là darshanamarga, có nghĩa “lần đầu tiên thấy điều gì đó”, thấy chân lý của bốn thánh đếtánh không của mọi hiện tượng trong ánh sáng đúng đắn. Mahayana nói rằng, nhờ đạt được con đường này hành giả đạt bhumi đầu tiên và trở thành Bồ Tát sơ địa, hay bậc cao quý. Truyền thống Hinayana không có khái niệm về thập địa; tuy nhiên, sự thấu suốt xuất hiện trên con đường của cái thấy chuyển hành giả vào hàng Arya (Thánh), hay người cao quý. Không giống như Mahayana, Hinayana nói có nhiều hình thức khác nhau của các bậc tôn quý, người đã đạt những loại thấu suốt khác nhau.

Con đường của thiền định (Tu tập Đạo)

Con đường thứ tư là con đường thiền định. Đã hiểu rõ được thực tại tối hậu trên con đường của cái thấy, hành giả phải thiền định về nó nhiều lần để tạo khuôn mẫu thói quen trong tâm hành giả để nó thực sự trở thành một phần của cuộc sống hành giả. Có hai loại thiền định cho con đường này: thế gianxuất thế gian. Trong loại thế gian, đó là thiền định về bốn dhyana liên quan đến sắc giới và bốn dhyana liên quan đến vô sắc giới. Có bảy bước chuẩn bị cho mỗi dhyana. Khi những bước này đã được hoàn thành, dhyana tương ứng hay trạng thái thiền định được hoàn tất. Để tạo cho tâm vững chắcthiết lập trạng thái thiền định đúng đắn trong nó, mỗi thiền định thế gian này, không phải tất cả, phải được hoàn thành để đạt được con đường. Giáo lý về những trạng thái thiền định khác nhau này liên quan đến hai cõi giới là rất quan trọng, và nhiều luận giảng đã viết về nó.

Dạng thiền định siêu việt xảy ra khi tâm hành giả quen thuộc với sự thấu suốt trên con đường của cái thấy. Trong con đường đó, khi sự thấu suốt của tánh không xuất hiện, nó xuất hiện chỉ trong lúc thiền địnhhành giả chỉ thấy nó vào lúc đó. Tuy vậy, mọi trạng thái trong con đường thiền định đều có hai khía cạnh: khi hành giả đang ngồi thiền và sau khi xuất định. Tại thời điểm của kiến đạo, sự thấu suốt của tánh không chỉ xuất hiện vào lúc thiền định, và không xảy ra sau đó.

Con đường thiền định siêu việt cố làm cho tâm quen thuộc với sự thấu suốt của tánh không để nó có thể trụ trong tâm, không chỉ trong lúc thiền định mà còn trong cuộc sống hàng ngày của hành giả. Đây là thiền định có thể thấy có mối liên quan với ba trường phái khác – Hinayana, Pratyekabuddhayana, và Mahayana. Theo giáo lý của con đường phổ thông (tức là cả ba trường phái trên), mười bốn khía cạnh khác nhau phải được từ bỏ vào lúc hoàn tất con đường thiền định này.

Có nói rằng người nào, nam hay nữ sinh ra trong thế gian này và bất cứ ai sinh ra trong sáu cõi thấp của dục giới đều có thể đạt được con đường này. Trong cõi sắc giớivô sắc giới, người nào không rơi vào trạng thái Brahma (Trời Phạm Thiên), mà đạt được trạng thái thiền định được biết như trạng thái sáng suốt, xuất hiện ở dhyana thứ tư (tứ thiền), cũng có thể đạt được con đường thiền định.

Theo Hinayana, chúng ta phải hoàn thành sáu dhyana hoặc samadhi để có thể đạt được con đường thiền định – dhyana đầu tiên (được chia thành ba) cùng với thứ hai, thứ ba và thứ tư cũng như ba giai đoạn đầu của trạng thái thiền định của cõi vô sắc giới. Người đạt được tất cả dhyana này có thể đạt đến con đường siêu việt của thiền định. Theo Pratyekabuddhayana và Mahayana, chỉ đạt được bốn dhyana là đủ.

Phạn ngữ cho con đường thiền định là bhavanamarga, có nghĩa làm cho tâm được quen thuộc nhiều lần. Theo Mahayana, mỗi địa (bhumi) trong thập địa có hai phương diện: sự thấu suốt xuất hiện trong thiền định và sau thiền định. Vào giai đoạn đầu tiên của giác ngộ (bhumi) trên con đường của cái thấy, chỉ có phương diện đầu tiên được đạt; hành giả thấy tánh không của mọi sự chỉ trong lúc thiền định. Sự thành tựu xuất hiện sau này từ thiền định đó không xảy ra cho đến khi hành giả thành tựu con đường thiền định, bao gồm phần thứ hai của bhumi đầu tiên (sơ địa) trở lên và bao gồm cả mười bhumi. Do vậy, trạng thái thiền định và những thành tựu xảy ra sau đó trong thập địa được thành tựu trong con đường thiền định.

Con đường Không còn Học nữa (Vô Học Đạo)

Con đường thứ năm được gọi là vô học đạo, hay con đường hoàn toàn thành tựu. Điều này có nghĩa kết quả và con đường đã hòa nhập, và kết quả hành giả tìm kiếm sẽ đạt được ở đây. Ví dụ, nếu hành giả thực hành con đường Hinayana, vào giai đoạn này, hành giả đạt được những gì truyền thống định rõ như con đường hoàn tất của sự thành tựu; hành giả trở thành một Arhat (A La Hán). Nếu thực hành Pratyekabuddhayana và thành tựu trạng thái thứ năm này, người đó được biết như một vị Pratyekabuddha (Độc Giác Phật). Theo Mahayana, giai đoạn này được biết như giai đoạn của Phật quả.

Theo Hinayana, bất cứ ai sinh ra là nam hay nữ trong thế gian này, bất kỳ sinh linh nào sống trong sáu cõi trời dưới thấp của dục giới, và bất cứ ai trong cõi sắc và vô sắc chưa sinh ra như Brahma có thể đạt được con đường này. Pratyekabuddhayana nói rằng hành giả phải là con người. Theo Mahayana, hành giả không phải chỉ là người mà còn phải sinh vào trong Jambudvipa (Diêm Phù Đề, châu lục phía nam của thế gian này) và thuộc về một trong hai giai cấp cao của Brahmin (Bà La Môn) hay Kshatriya (giai cấp chiến sĩ trong hoàng tộc).

Hinayana nói rằng để đạt vô học đạo hành giả phải đạt được sáu dhyana và bất cứ một trong ba trạng thái thiền định đầu tiên của cõi vô sắc. Theo Pratyekabuddhayana và Mahayana, hành giả phải đạt được tứ thiền.

Có nói rằng trong gia hạnh đạo, khi hành giả xuất hiện từ thiền định trên Giáo Pháp cao nhất, hành giả thực sự trôi chảy vào sự thấu suốt của kiến đạo. Nói khác đi, hành giả thấy thật tánh của mọi pháp. Tương tự, tại giai đoạn của địa thứ mười, hành giả thực hành thiền kiến của địa thứ mười và hoàn tất sự thành tựu xảy đến sau đó, những phẩm tính khác nhau liên quan đến hai điều này được thiền định trở lại nhiều lần cho đến khi những phẩm tính hoàn toàn thành tựu. Khi hoàn toàn thành tựu, trong dòng chảy tự nhiên, nếu hành giả đi vào giai đoạn kế tiếp của thiền định, được biết như samadhi (đại định) giống như kim cương (vajra), rồi sau đó xuất hiện từ giai đoạn này, hành giả thật sự hoàn toàn đạt được Phật quả.

Vô học đạo được biết trong tiếng Phạn như nisthamarga, có nghĩa đạt được đầy đủ mọi phẩm tính giác ngộ. Chẳng cần học, thiền định hay hoàn tất bất cứ điều gì nữa.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant