- [01 - 10]
- [11 - 20]
- [21 - 30]
- [31 - 40]
- [41 - 50]
- [51 - 60]
- [61 - 70]
- [71 - 80]
- [81 - 90]
- [91 - 100]
- [101 - 110]
- [111 - 120]
- [121 - 130]
- [131 - 140]
- [141 - 150]
- [151 - 160]
- [161 - 170]
- [171 - 180]
- [181 - 190]
- [191 - 200]
- [201 - 210]
- [211 - 220]
- [221 - 230]
- [231 - 240]
- [241 - 250]
- [251 - 260]
- [261 - 270]
- [271 - 280]
- [281 - 290]
- [291 - 300]
- [301 - 310]
- [311 - 320]
- [321 - 333]
- Thư mục
DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN
(333 Câu Chuyện Thiền)
Đỗ Đình Đồng góp nhặt
201. VÌ CÓ TÔI Ở ĐÂY
Một hôm khi Vân Nham đang pha trà, thì sư huynh là Đạo Ngô bước vào thấy, liền hỏi:
- Trà cho ai đó ?
Vân Nham đáp:
- Có người cần uống.
Đạo Ngô hỏi tiếp:
- Người đó không biết tự làm lấy sao?
Vân Nham đáp:
- Chỉ vì có tôi ở đây.
(Chơn Không Gầm Thét)
202. TIẾNG MƯA RƠI
Thiền sư Cảnh Thanh hỏi một đệ tử:
- Tiếng gì bên ngoài đó?
Đệ tử đáp:
- Tiếng mưa rơi.
Cảnh Thanh nói:
- Chúng sinh điên đảo, buông mình theo vật.
Đệ tử hỏi:
- Con nên hiểu thế nào?
Cảnh Thanh đáp:
- Ta là tiếng mưa rơi.
(Chơn Không Gầm
Thét)
203. TRỞ VỀ TAY KHÔNG
Lúc còn trẻ Thiền sư thạch Đầu Hy Thiên là đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng. Sau khi Huệ Năng nhập diệt, Thạch Đầu tiếp tục hành hương. . .
Sư đến tham kiến Đại sư Hành Tư ở Thanh Nguyên. Hành Tư hỏi:
- Ông từ đâu đến?
Thạch Đầu đáp:
- Từ Tào Khê đến.
Hành Tư hỏi tiếp:
- Ở Tào Khê ông được gì?
Thạch Đầu đáp:
- Trước khi đến Tào Khê, chẳng thiếu thứ gì.
Hành Tư lại hỏi:
- Vậy, tại sao đến?
Thạch Đầu đáp:
- Nếu không đến Tào Khê, làm sao biết mình chẳng từng thiếu?
(Chơn Không Gầm Thét)
204. ĐI TRONG MƯA
Một ông thầy hỏi đám đệ tử:
- Hai người đang đi trong mưa, có một người không bị ướt. Có anh nào biết tại sao không?
- Bởi vì người ấy mặc áo mưa.
- Bởi vì mưa rải rác nên anh ta không bị ướt.
- Bởi vì một người đi trên đường phố và người kia đi trong chỗ có nhà cao che phủ.
Các đệ tử tranh nhau trả lời.
Ông thầy kết thúc:
- Tất cả các anh đều tập trung vào một người không bị ướt, vì thế dĩ nhiên không ai khám phá ra sự thật. Nghe đây, khi tôi nói, “một người không bị ướt,” không phải là cả hai đều bị ướt sao?
(Chơn Không Gầm Thét)
205. CÓ VÀ KHÔNG
Có một tú tài tên là Trương Chuyết hỏi Thiền sư Trí Tạng ở Tây Đường:
- Có thiên đường và địa ngục không?
Trí Tạng đáp:
- Có.
Trương Chuyết phản đối:
- Cái đó không đúng. Tôi thường tham học với hòa thượng Cảnh Sơn, hòa thượng Cảnh Sơn luôn luôn nói chẳng có.
Trí Tạng hỏi:
- Ông có vợ con không?
Trương Chuyết đáp:
- Tôi có một vợ hai con.
Trí Tạng lại hỏi:
- Hoà thượng Cảnh Sơn có vợ con không?
Trương Chuyết đáp:
- Hoà thượng Cảnh Sơn là một nhà sư, làm sao có vợ con được?!
Trí Tạng nói:
- Này, đợi khi nào ông giống như hòa thượng Cảnh Sơn, không có gia đình rồi hãy nói không.
(Chơn Không Gầm Thét)
206. THEO DÒNG MÀ ĐI
Sau khi ngộ Đạo nơi Đại sư Mã Tổ, Thiền sư Pháp Thường về trụ ở núi Đại Mai. Một hôm có một ông tăng hành cước lạc đường trong núi Đại Mai, chợt gặp sư. Ông tăng hỏi:
- Ngài ở núi này được bao lâu rồi?
Pháp Thường đáp:
- Tôi chỉ thấy núi xanh lại vàng.
Ông tăng lại hỏi:
- Ngài có thể chỉ giúp tôi đường nào ra khỏi núi chăng?
Pháp Thường đáp:
- Hãy theo dòng mà đi.
(Chơn Không Gầm Thét)
207. TỚI LUI ĐỀU KHÓ
Thiền sư Pháp Vân một hôm nói với các đệ tử:
- Giả sử anh đang ở trong tình thế nếu tiến tới, anh sẽ mất Đạo; nếu lùi lại, anh sẽ mất đời; và nếu chẳng tới cũng chẳng lùi, anh sẽ giống như hòn đá ngu si. Vậy anh sẽ làm gì?
Một đệ tử hỏi:
- Có cách nào chúng ta có thể đừng trông giống thằng ngu không?
Sư đáp:
- Hãy bỏ cả khước từ và vướng mắc, và hành động theo tiềm năng.
Một đệ tử hỏi:
- Nhưng nếu hành động, liệu chúng ta có thể thoát được mất cả đạo lẫn đời không?
Sư đáp:
- Tới lui cùng một lúc.
(Chơn Không Gầm Thét)
208. KHÔNG BẰNG THẰNG
HỀ
Bạch Vân Thủ Đoan là đệ tử của Dương Kỳ Phương Hội. Thủ Đoan là người rất cần mẫn nhưng thiếu óc khôi hài.
Có lần Dương Kỳ hỏi sư:
- Bổn sư của ông trước kia là ai ?
Thủ Đoan đáp:
- Tra Lăng Úc.
Dương Kỳ nói:
- Tôi nghe nói rằng Thiền sư Úc đã ngộ lúc ông ta trượt chân té từ trên cầu xuống nước. Ông ta còn làm bài kệ nữa.
Thủ Đoan đáp:
-
Dạ đúng. Con vẫn còn nhớ bài kệ ấy.
Ta có hòn ngọc sáng,
Lâu rồi bụi phủ mờ.
Bây giờ bụi đã hết,
Sáng chiếu khắp núi
sông.
Dương Kỳ bỗng cười lên ha hả... và bỏ đi.
Thủ Đoan không hiểu được tại sao thầy cười và mất ngủ cả đêm.
Sáng sớm hôm sau, Thủ Đoan hỏi thầy:
- Bạch hòa thượng, tại sao hòa thượng lại cười bài kệ của thầy Úc dữ vậy?
Dương Kỳ hỏi:
- Ông có thấy mấy người Sơn Đông làm xiếc ngày hôm qua không?
Thủ Đoan đáp:
- Dạ có.
Dương Kỳ nói:
- Có một điểm ông không bằng mấy người làm xiếc ấy.
Thủ Đoan hỏi:
- Điểm gì thế, bạch hòa thượng?
- Bọn làm xiếc đó thích người ta cười, còn ông sợ người ta cười.
Ngay lời ấy, Thủ Đoan ngộ đạo.
(Chơn Không Gầm Thét)
Một ông tăng đến từ giả Thiền sư Điểu Sào đi hành cước, nói:
- Cảm ơn hòa thượng tất cả mọi điều. Bây giờ con đi.
Điểu Sào hỏi:
- Ông sẽ đi đâu?
Đệ tử đáp:
- Khắp các nơi để học Phật pháp.
Điểu Sào bảo:
- Nói đến Phật pháp tôi cũng có chút ít đây.
Đệ tử hỏi:
- Ở đâu vậy?
Điểu Sào liền rút một sợi chỉ từ ống tay áo ra nói:
- Đây chẳng phải là Phật pháp sao?
(Chơn Không Gầm Thét)
210. BẮT HƯ KHÔNG
Thạch Củng Huệ Tạng hỏi sư đệ là Tây Đường Trí Tạng:
- Chú bắt được hư không chăng?
Trí Tạng đáp:
- Hẳn rồi.
Thạch Củng bảo:
- Hãy thử xem.
- Được.
Nói xong, Trí Tạng đưa tay chụp lấy hư không.
Thạch Củng phê bình:
- Thế sao? Chú chẳng được chi hết.
Trí Tạng hỏi:
- Sư huynh bắt được chăng?
Thạch Củng liền nắm mũi Trí Tạng kéo mạnh. Trí Tạng kêu:
- Ui cha! Đau quá! Đau quá!
(Chơn Không Gầm Thét)