Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Năm Mươi Mốt: “Cái Gì Đây” Của Tuyết Phong

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15358)
Tắc thứ Năm Mươi Mốt: “Cái Gì Đây” Của Tuyết Phong

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 6

TẮC THỨ NĂM MƯƠI MỐT

“CÁI GÌ ĐÂY?” CỦA TUYẾT PHONG

 

THÙY: Vừa khởi thị phi, mất tâm bối rối. Không lạc thứ lớp, lại chẳng rờ rẫm.

Thử nói xem, buông bỏ có phải là nắm giữ? Đến chỗ này rồi mà vẫn còn chút tơ hòa giải thích, thì vẫn còn vướng vào ngôn ngữ. Nếu như vẫn còn mắc vào cơ cảnh, thì chỉ đều là dựa cỏ nương cây.Dù cho có đạt đến chỗ giải thoát đơn độc đi nữa, vẫn chưa khỏi vạn dặm ngóng cổng làng. Các ông đã nắm được chưa? Nếu chưa thì chỉ phải hiểu cái công án rõ ràng này. Thử nêu lên xem.

CỬ: Lúc Tuyết Phong ở trong am, có hai ông tăng đến đảnh lễ. Tuyết Phong thấy họ đến lấy tay đẩy cửa, có người ra nói, “Cái gì đây?” Ông tăng cũng nói, “Cái gì đây?” Tuyết Phong cúi đầu đi vào am.

Sau đó ông tăng đến nơi của Nham Đầu. Nham Đầu hỏi, “Từ đâu đến vậy?” Ông tăng nói, “Từ Lĩnh Nam đến.” Nham Đầu hỏi, “Đã từng đến gặp Tuyết Phong chưa?” Ông tăng nói, “Rồi.” Nham Đầu hỏi, “Thầy ta có lời dạy gì?” Ông tăng kể lại câu chuyện trên. Nham Đầu nói, “Thầy ta nói gì?” Ông tăng nói, “Thầy ta chẳng nói gì cả mà chỉ cúi đầu đi vào am.” Nham Đầu nói, “Ôi , đáng tiếc lúc đầu ta lại không nói câu cuối cho thầy ta. Nếu như ta nói, người trong thiên hạ làm gì được lão Tuyết đây?

Đến cuối hạ ông tăng kia lại đế cập đến câu chuyện nọ để xin chỉ thị. Nham Đầu nói, “Tại sao không hỏi từ trước?” Ông tăng nói, “Không dám xem nhẹ.” Nham Đầu nói, “Mặc dù Tuyết Phong cùng sinh trong một dòng với ta, song không cùng chết trong một dòng với ta. Nếu như ông muốn biết câu cuối cùng thì là cái này đây.”

BÌNH: Phàm kẻ muốn chống đỡ tông môn, cần phải biện được cơ duyên mà mình đang đương đầu. Phải biết tiến thoái thị phi, phải rõ sát hoạt nắm buông. Nếu như mắt hốt nhiên mờ đi, đến đâu gặp câu hỏi bèn hỏi, gặp đáp bèn đáp, đâu có hay rằng lỗ mũi mình nằm trong tay người khác.Còn như Tuyết PhongNham Đầu là cùng học với Đức Sơn. Hai ông tăng kia đến tham kiến Tuyết Phong, chỗ hiểu biết chỉ đến mức đó mà thôi. Cho đến lúc gặp Nham Đầu, vẫn chưa thành tựu được một việc kia. Làm phiền hai vị tôn túc này một cách vô ích. Một hỏi một đáp một cầm một buông, mãi cho đến giờ thiên hạ vẫn lúng túng lầm lạc không phân biện được. Song thử nói xem lúng túng lầm lạc ở chỗ nào?

Tuyết Phong tuy đi khắp các nơi, song phải mãi đến khi ở khách điếm trên Ngao Sơn, nhờ Nham Đầu khích cho mới đạt đượcchỗ thấu triệt. Sau đó vì vụ đàn áp Phật Giáo, Nham Đầu phải làm người đưa đò bên hồ. Ở mỗi bên bờ có treo một tấm bảng, mỗi khi có ai muốn qua sông thì cứ gõ lên bảng. Tuyết Phong lại nói, “ Muốn qua bờ bên nào?” Rồi thì vừa khua mái chèo từ trong đám lau lách xuất hiện.

Tuyết Phong thì trở về Lĩnh Nam trú trì một ngôi am. Ông tăng kia cũng là người tham Thiền từ lâu, Tuyết Phong thấy họ đến dơ tay đẩy cửa rồi ló người ra hỏi,” Cái gì đây?” Tuyết Phong cúi đầu đi vào trong am. Đây thường được gọi là sự hiểu biết ngoài ngôn ngữ, cho nên ông tăng kia không biết đâu mà rờ. Có người bảo rằng Tuyết Phong bị ông tăng kia hỏi như thế, không trả lời được cho nên cúi đầu quay vào am. Đâu có biết rằng có chỗ độc hại trong ý của Tuyết Phong. Tuy rằng Tuyết Phong chiếm được thượng phong, song giấu người lại lộ bóng, biết làm thế nào bây giờ.

Sau đó ông tăng từ biệt Tuyết Phong, đem công án này đến chỗ Nham Đầu phán đoán. Vừa đến đó, Nham Đầu hỏi, “ Từ đâu đến?” Ông tăng nói, “ Từ Lĩnh Nam đến.” Nham Đầu hỏi, “Đã từng đến gặp Tuyết Phong chưa?” Nếu như các ông muốn thấy được câu hỏi này thì hãy mau ghé mắt nhìn. Ông tăng nói, “Đến rồi.” Nham Đầu nói, “ Thầy ta có lời dạy gì?” Câu hỏi này không phải chỉ là câu hỏi suông. Song ông tăng không hiểu, chỉ lo đuổi theo ngữ mạch của Nham Đầu rồi xoay chuyển theo đó, Nham Đầu nói, “ Thầy ta nói gì?” Ông tăng nói, “ Thầy ta chẳng nói gì cả mà chỉ cúi đầu đi vào am.” Ông tăng này chẳng hề biết rằng Nham Đầu đã đi dép cỏ trong bụng ông ta đến mấy vòng rồi.

Nham Đầu nói, “Ôi, đáng tiếc lúc đầu ta lại không nói câu cuối cùng cho thầy ta. Nếu như ta nói, người trong thiên hạ làm gì được lão Tuyết đây?” Nham Đầu cũng xu phụ kẻ mạnh mà không nâng đỡ kẻ yếu. Ông tăng này vẫn cứ tối ám chẳng phân biệt được kẻ rành với tay mơ. Ôm một bụng hoài nghi ông ta cứ tưởng rằng Tuyết Phong không hiểu. Đến cuối hạ ông tăng lại đề cập đến câu chuyện nọ để xin chỉ thị. Nham Đầu nói,” Tại sao không hỏi từ trước?” Lão hán này khéo so đo thật. Ông tăng nói, “ Không dám xem nhẹ.” Nham Đầu nói, “ Mặc dù Tuyết Phong cùng sinh trong một dòng với ta, song lại không chết trong cùng một dòng với ta. Nếu như ông muốn biết câu cuối cùng thì là cái này đây.” Nham Đầu quả thật không tiếc mày mắt. Rốt cuộc các ông phải hiểu như thế nào?

Tuyết Phong từng làm đầu bếp trong chúng hội của Đức sơn. Một hôm sắp đến bữa chiều, Đức Sơn ôm bát đi đến Pháp đường. Tuyết Phong nói, “Chuông chưa điểm trống chưa đánh, lão hán này vác bát đi đâu vậy kìa?” Đức Sơn không nói gì cả, chỉ cúi đầu quay về phương trượng. Tuyết Phong thuật chuyện này lại cho Nham Đầu. Nham Đầu nói, “Ngay cả Đức Sơn mà cũng chưa hiểu câu cuối.” Đức Sơn nghe thế bèn sai thị giả gọi Nham Đầu vào phương trượng hỏi rằng, “Ông không chấp nhận lão tăng à?” Nham Đầu bí mật bày tỏ. Hôm sau Đức Sơn thượng đường giảng dạy khác hẳn những lúc bình thường. Nham Đầu đứng trước tăng đường vỗ tay cười lớn, nói, “ May mà lão hán hiểu câu cuối! Sau này thiên hạ làm gì được lão. Tuy như thế, song lại chỉ được ba năm.”

Trong công án này thì lúc Tuyết Phong thấy Đức Sơn không nói gì cứ tưởng là thầy ta chiếm thượng phong, đâu dè mình gặp phải giặc rồi. Song bởi vì thấy ta từng gặp giặc cho nên sau này cũng biết làm giặc. Cổ nhân nói, “ Câu cuối cùng mới mở được nhà lao.” Có người bảo là Nham Đầu hơn Tuyết Phong. Họ hiểu lầm rồi. Nham Đầu hơn Tuyết Phong. Họ hiểu lầm rồi. Nham Đầu thường dùng tâm cơ này mà dạy chúng rằng, “ Kẻ mắt sáng chẳng có khuôn khổ gì, cướp vật là cao, theo vật là thấp. Câu cuối này, cho dù các ông có chính mắt thấy Tổ Sư đến đi nữa cũng chẳng hiểu được.”

Gần bữa cơm chiều, lão Đức Sơn tự ôm bát đi xuống Pháp đường. Nham Đầu nói, “Ngay cả Đức Sơn mà cũng chưa hiểu câu cuối.” Tuyết Đậu niệm rằng, “ Từng nghe nói độc nhãn long, té ra chỉ có mỗi một mắt. Đâu có dè rằng Đức Sơn chỉ là con cọp không răng. Nếu như không nhờ Nham Đầu hiểu thấu, làm sao mà chúng ta biết được rằng hôm qua và hôm nay khác nhau? Các ông có muốn hiểu câu cuối cùng chăng? Chỉ cho lão Hồ biết, không cho các lão Hồ hiểu?”

Từ xưa đến nay công án thiên sai vạn biệt, giống như một rừng gai góc. Nếu như các ông hiểu thấu được, người trong thiên hạ chẳng làm gì được các ông cả, tam thế chư Phật cũng phải đứng ở thế hạ phong. Nếu như các ông không hiểu thấu được, thì hãy ngẫm lời Nham Đầu nói, “Tuyết Phong tuy sinh trong cùng một dòng với ta song lại không cùng chết trong một dòng với ta.” Chỉ trong một câu này thôi tự nhiên có chỗ xuất thân. Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Câu cuối cùng,

Nói cho ông,

Thời tiết của sáng tối song song:

Cùng sinh một dòng cùng biết nhau,

Không chết cùng dòng khác hẳn nhau.

Khác hẳn nhau,

Đầu vàng[1]mắt xanh[2] phải phân biệt.

Nam bắc đông tây quay về đi

Đêm sau cùng ngắm tuyết ngàn đỉnh.

BÌNH: “Câu cuối cùng , nói cho ông.” Tuyết Đậu tụng câu cuối cùng này, có ý ngật lực vì người khác. Tụng thật thiết tha, song chỉ tụng một chi tiết nhỏ mà thôi. Nếu như muốn nhìn thấu thì chưa được. Song thầy ta còn dám mở miệng lớn nói rằng, “Thời tiết của sáng tối song song” để mở ra một con đường cho các ông và cũng để giải quyết một lần cho xong. Cuối cùng lại chú giải thêm cho các ông nữa. Như Chiêu Khánh một hôm hỏi La Sơn rằng, “ Nham Đầu nói, “Như vầy như vầy, không như vầy không như vầy’ ý chỉ là như thế nào?” La Sơn gọi, “Đại Sư!” Chiêu Khánh đáp “ Vâng”.La Sơn nói, “ Vừa sáng vừa tối.” Chiêu Khánh cúi đầu lạy tạ rồi đi. Ba hôm sau lại hỏi La Sơn, “ Mấy hôm trước đây được hòa thượng từ bi chỉ dạy, song đệ tử vẫn chưa nhìn thấu được.” La Sơn nói, “ Tôi đã tận tình nói cả cho ông rồi mà.” Chiêu Khánh nói, “Xin hòa thượng cầm đuốc soi đường cho.” La Sơn nói, “ Nếu vậy thì đại sư cứ đem chỗ nghi ra hỏi đi.” Chiêu Khánh nói, “Vừa sáng vừa tối’ có nghĩa là gì?” La Sơn nói, “Đồng sinh cũng đồng tử.” Chiêu Khánh bèn cúi lạy cảm tạ rồi đi.

Sau đó có ông tăng hỏi Chiêu Khánh,” Đồng sinh với đồng tử thì như thế nào?” Chiêu Khánh nói, “Ngậm cái miệng chó kia lại.” Ông tăng kia nói, “Đại sư ngậm miệng mà ăn cơm.” Sao đó ông tăng kia đến hỏi La Sơn, “Lúc đồng sinh đồng tử thì như thế nào?” La Sơn nói, “Giống như con bò không có sừng.” Ông tăng lại hỏi, “ Lúc đồng sinh mà không đồng tử thì như thế nào?” La Sơn nói, “Như hổ mang sừng.” Câu cuối cùng chính là đạo lý này đây.

Trong chúng hội của La Sơn có ông tăng dùng ý này để hỏi Chiêu Khánh, Chiêu Khánh nói, “Ai nấy đều biết. tại sao vậy? Nếu như ta nói một câu ở Đông Thắng Thần Châu thì ở Tây Ngưu Hóa Châu cũng biết. Trên trời nói một câu, nhân gian cũng biết. Tâm tâm biết nhau, mắt mắt chiếu nhau.”

Sinh cùng một dòng thì kể còn dễ thấy. Không đồng tử trong một dòng thì hoàn toàn khác nhau, ngay cả Thích Ca với Bồ Đầ Đạt Ma cũng rờ rẫm không ra. “Nam bắc đông tây quay về đi.” Có một cảnh giới khá tốt.” Đêm sâu cùng ngắm tuyết ngàn đỉnh.” Thử nói xem, đây là “vừa sáng vừa tối.” đồng sinh trong một dòng,” hay “đồng tử trong một dòng”? Nạp tăng có mắt sáng thử phân biện xem sao.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15566)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15001)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14847)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13264)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14447)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20219)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18423)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12421)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15521)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13757)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13928)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13531)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14452)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13724)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16731)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15386)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31232)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14997)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14592)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14579)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13787)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19696)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14438)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14521)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14716)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14767)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17913)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13567)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14949)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14157)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16426)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15331)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13155)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14085)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14724)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14224)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14617)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13003)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13811)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13262)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13745)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14689)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14757)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13275)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12835)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13673)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13327)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13888)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13695)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12594)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14820)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12880)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12447)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant