Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Tám: Thúy Nham Dạy Đồ Chúng Cuối Hạ

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15580)
Tắc thứ Tám: Thúy Nham Dạy Đồ Chúng Cuối Hạ

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 1

TẮC THỨ TÁM

THÚY NHAM DẠY ĐỒ CHÚNG CUỐI HẠ

 

THÙY: Nếu ông hiểu được ông có thể sử dụng nó trên đường, tựa như rồng gặp nước, cọp trên núi. Nếu không hiểu được, sự thật công ước vẫn áp đảo ông, ông giống như con dê non húc rào, kẻ ngổi gốc cây đợi thỏ. Có lúc một câu như sư tử ngồi xỗm, có lúc một câu như Kim Cương Bảo Vương Kiếm. Có lúc một câu làm hết người trong thiên hạ líu lưỡi, có lúc một câu như đuổi theo sóng cả. Nếu đã có thể sử dụng được nó trên con đường, thì khi gặp được tri âm ông biết phân biệt được cơ hội thích hợp, phân biệt được đúng với sai, và cùng chứng minh cho nhau. Ở chổ mà sự thật công ước áp đảo, với một con mắt, ông có thể cắt đứt hết mười phương, đứng sừng sững như đỉnh núi ngàn trượng.

Cho nên có câu nói, “Đại dụng hiện tiền, không còn qui tắc.” Có lúc coi một cọng cỏ như thân vàng mười sáu trượng (của Phật), có lúc coi thân vàng mười sáu trượng như một cọng cỏ. Thử nói xem bằng vào nguyên lý nào mà nói như thế? Xin thử nêu ra đây.

CỬ: Cuối mùa kiết hạ Thúy Nham dạy chúng rằng, “Cả một mùa hạ Thuý Nham đã nói chuyện với các huynh đệ. Thử nhìn xem lông mày của Thúy Nham có còn không?” Bảo Phúc nói, “ Kẻ làm giặc tâm trống không.” Trường khánh nói, “Sinh”. Vân Môn nói, “Quan”.

BÌNH: Người xưa học đạo sáng tham thiền chiều hỏi han, không có lúc nào là gián đoạn. Đến cuối hạ Thúy Nham lại dạy chúng như thế, song không khỏi quá đơn độc lừng lững. Quả là kinh thiên động địa. Thử nói xem, cả một kho lớn giáo lý, năm ngàn bốn mươi tám quyển, dù là nói tâm dạy tính, nói đốn nói tiệm, song có việc như vầy chăng? Một là vì nhân duyên thời tiết, song Thúy Nham quả thực là kỳ đặc. Coi thầy ta ăn nói như thế, thử nói xem ý của thầy ta cốt yếu là như thế nào? Cổ nhân đã buông một lưỡi câu, không bao giờ là hư giả cả. Luôn luôn có lý do để làm lợi cho người khác. Người ta phần đông hiểu lầm nói, “ Thanh thiên bạch nhật, Thúy Nham nói những lời không đâu vào đâu, không có chuyện gì lại vẽ chuyện. Cuối hạ lại tự trách lỗi lầm của mình, để khỏi bị người khác kiểm thảo.” May mà những lời này chẳng có gì đúng sự thật. Thứ kiến giải này đúng là diệt hết giòng giống Phật. Các bậc tông sư suốt các thời đại ra mặt với đời nếu không để dạy thiên hà thì hóa ra thành vô ích cả. Với mục đích gì? Đến mức này mà thấy rõ được thì mới biết rằng cỏ nhân quả là có cái khả năng đắt trâu của thợ cầy, đoạt cơm của kẻ đói. Người đời nay mỗi khi bị hỏi, bèn lo nhai nghiến chữ nghĩa, vin vào lông mày của Thuý Nham. Nhìn xem những người trong nhà của thầy ta hiểu ngay đường đi nước bước của Thúy Nham, thiên biến vạn hóa, chi li rườm rà, bất cứ chỗ nào họ cũng có chổ xuất thân cả. Cho nên họ mới có thể xướng họa như thế với Thúy Nham. Nếu như những lời của Thúy Nham không có gì là đăc biệt, thì việc gì mà Vân Môn, Bảo Phúc, Trường Khánh ba người phải ào ào xướng họa với thầy ta như thế?

Trường Khánh nói, “Kẻ làm giặc tâm trống không? Chỉ lời nói này thôi mà sau này đã gây ra biết bao nhiêu là giải thích theo tri thức cảm quan! Thử nói xem ý của Bảo Phúc là như thế nào? Kỵ nhất là đừng dựa vào ngôn ngữ để tìm ra ý của vị cổ nhân này. Nếu như ông toan đưa ra kiến giải thoe tri thức cảm quan hay định khái niệm hóa, Bảo Phúc sẽ móc mắt ông ra. Đâu có ai biết rằng lúc Bảo Phúc nói ra một “ chuyển ngữ”, là đã cắt đứt mất dấu chân của Thúy Nham rồi.

Trường Khánh nói, “Sinh”. Thiên hạ thường nói rằng thầy ta theo gót của Thúy Nham, cho nên mới nói “sinh”. May mà điều này chẳng đúng chút nào. Đâu có ai biết rằng lúc Trường Khánh nói “sinh” là thầy ta đưa ra kiến giải của riêng mình. Người nào cũng có chỗ xuất thân của mình cả. Nhưng mà tôi muốn hỏi ông, chỗ nào là chỗ sinh? Ginốg như thể là đối diện với một tay thành thạo đang múa Kim Cương Bảo Kiếm. Ai có khả năng phá được các kiến giải thông thường, cắt đứt được được mất thị phi, mới có thể thấy được cái chỗ mà Trường Khánh xướng họa với Thúy Nham.

Vân Môn nói, “ Quan” Quả thậtđặc sắc, có điều hơi khó tham thấu. Vân Môn thường dùng phương pháp một chữ Thiền mà dạy người ta, tuy rằng trong một chữ gom đủ cả ba câu. Thử nhìn cách thù xướng đối biện của vị cổ nhân này xem, quả nhiên là khác xa với người thời buổi này. Đây mới đúng là cách để nói ra một câu. Tuy rằng Vân Môn nói như thế, song ý của thầy ta quyết không phải là ở đây. Đã không ở đây, thì thử nió xem là ở đâu? Nếu như ông là một người mắt sáng,c ó khả năng chiếu cả trời đất, thì phải lung linh cả tám hướng chứ. Tuyết Đậu xỏ chữ “quan” của Vân Môn cùng với những lời của ba vị kia thành một chuỗi mà tụng ra.

TỤNG: 

Thúy Nham dạy chúng,

Ngàn xưa không đáp.

Chữ “quan” họa lại,

Mất tền thêm tôi.

Bảo Phúc hom hem

Uyển chuyển khó được.

Thúy Nham lăng xăng,

Rõ ràng lạ giặc.

Ngọc trắng không vết,

Ai biết thật giả?

Trường Khánh biết rõ,

Lông mày mọc dài.

BÌNH: Nếu như Tuyết Đậu mà không từ bi như thế, tụng ta cho người khác thấy, thì làm sao được gọi là thiện tri thức? Cổ nhân hành xử như vậy , nhất nhất đều là cực chẳng đã. Người học Thiền sau này thường hay bám víu vào ngôn ngữ, sinh ra kiến giải theo tri thức cảm quan, cho nên mới không thấy được ý của cổ nhân. Nếu như có một người hốt nhiên bước ra, lật đổ giường Thiền, hét tan đại chúng, mình cũng chẳng trách hắn được.Dù là thế đi nữa, cũng cứ phải thực sự đạt đến mức độ này mới được.

Khi Tuyết Đậu nói, “Ngàn xưa không đáp”, thầy ta chỉ muốn nói rằng nhìn xem lông mày của Thuý Nham có còn đó không. Có cái gì là đặc sắc đâu mà bảo là xưa nay không ai đáp được? Phải biết rằng cổ nhân mỗi khi thốt ra một lời hay nửa câu tuyệt nhiên không bao giờ sơ hốt đâu…Phải có đôi mắt nhìn rõ càn khôn mới có thể hiểu nổi. Tuyết Đậu nói ra một lời hay nửa câu, giống như Kim Cương Bảo Kiếm, như sư tử ngồi xổm trên mặt đất như lửa tóe ra từ đá lửa, như điện sấm sét. Nếu như không có mắt trên đỉnh đầu, làm sao mà thầy ta có thể thấy được cái cốt yếu của lời nói của Thúy Nham? Lời dạy của Thúy Nham đúng là xưa nay không ai đối đáp được. Còn hơn cả gậy của Đức Sơn và tiếng hét của Lâm Tế. Thử hỏi xem, chỗ vì người của Tuyết Đậu là ở chỗ nào? Ông hiểu câu nói, “ngàn xưa không đáp” này của Tuyết Đậu như thế nào?

“Chữ quan” họa lại, mất tiền thêm tội,” có nghĩa là gì? Dù cho ông có đôi mắt nhìn thấu quan này đi nữa, đến chỗ này ông cũng cứ phải trân trọng mới được. Thử nói xem, Thúy Nham mất tiền thêm tội hay là Vân Môn mất tiền thêm tội? Nếu như ông nhìn thấu được, tôi chịu ông là người có mắt đó.

“Bảo Phúc hom hem, uyển chuyển khó được. Phải chăng thầy ta hạ thấp mình? Nâng cao cổ nhân? Thử nói xem, Bảo Phúc hạ thấp chỗ nào nâng cao chỗ nào?” Thúy Nham lăng xăng, rõ ràng là giặc.” Thử nói xem thầy ta trộm cái gì mà Tuyết Đậu lại gọi Thầy ta là giặc? Tránh đừng có để bị lời lẽ của thầy ta ràng buộc. Đến mức độ này phải có khả năng riêng của mình thì mới được.

“Ngọc trắng không vết.” Tuyết Đậu tụng Thúy Nham giống như ngọc trắng không có chút tì vết. “Ai biết thật giả?” Có thể nói là rất có ít người phân biết được. Tuyết Đậu đại tài cho nên mới xâu từ đầu tới đuôi thành một chuỗi được. Mãi tới khúc cuối mói nói, “Trường Khánh biết rõ, lông mày mọc dài.” Thử nói xem mọc ở chỗ nào? Mau tìm thử xem!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15606)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15045)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14884)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13315)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14491)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20256)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18479)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30789)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12461)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15549)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13799)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13974)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13562)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14511)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13772)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16763)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15430)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31292)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18872)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15051)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14654)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14617)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13840)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19742)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14488)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14762)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14815)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17983)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13626)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13751)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14997)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14207)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16486)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15384)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13563)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13201)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13318)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13033)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14134)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14759)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14287)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14657)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13054)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13825)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13296)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13801)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14728)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14828)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13350)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12885)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13378)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13926)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13731)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12665)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14877)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12904)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12510)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant