Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Hai Mươi Bảy: Thể Lộ Kim Phong Của Vân Môn

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15713)
Tắc thứ Hai Mươi Bảy: Thể Lộ Kim Phong Của Vân Môn

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 3

TẮC THỨ HAI MƯƠI BẢY

THỂ LỘ KIM PHONG CỦA VÂN MÔN

 

THÙY:Hỏi một đáp mười. Nêu một rõ ba. Thấy thỏ thả ưng, nhân gió thổi lửa, không tiếc lông mày. Điều này tạm để qua một bên. Lúc vào hang cọp thì như thế nào? Thử nêu lên xem.

CỬ:Lúc cây khô lá rụng thì như thế nào? Vân Môn nói, “Thể lộ kim phong.”[11]

BÌNH: Nếu như vào được chỗ này, sẽ thấy được chỗ vì người của Vân Môn. Nếu như vẫn chưa như thế được, thì vẫn cứ chỉ nai mà bảo là ngựa như trước. Mắt đui tai điếc, ai là người đến cảnh giới này? Thử nói xem, Vân Môn có ý đáp câu hỏi của ông tăng kia, hay là có ý xướng họa với ông? Nếu như bảo là đáp câu hỏi của ông tăng,thì các ông quả là lầm lẫn bám vào điểm giữa của cán cân. Nếu như bảoVân Môn xướng họa với ông tăng, thì chẳng có gì là đúng cả. Nếu đã không như thế, thì cứu cánh là như thế nào? Nếu như các ông thấy rõ được, thì mũi của các nạp tăng cũng chẳng đáng để nắm. Còn nếu vẫn chưa như thế được, thì các ông vẫn cứ lạc vào hang mà như cũ.

Phàm việc phù trì và xây dựng tông thừa, cần phải đưa toàn than ra mà vác gánh nặng, không tiếc lông mày, dám nằm ngang trước miệng cọp, để nó kéo lê ngang dọc. Nếu không như thế, thì làm sao mà vì người khác được? Ông tăng này đặt câu hỏi quả thật là nguy hiểm vời vợi. Nếu nhìn ông ta từ quan điểm của những việc tầm thường, ông ta chỉ giống như một ông tăng vướng vào những chuyện vớ vẫn không đâu. Song nếu dựa vào tông môn của các nạp tăng rồi bắt mạch mà quan sát, ông ta quả thật có điểm kỳ diệu. Nhưng mà thử nói xem, lúc cây khô lá rụng thì đó là cảnh giới của ai? Trong mười tám lối đặt câu hỏi thì đây được gọi là “ biện chủ vấn.” Cũng được gọi là “ tá sự vấn” ( mượn sự mà hỏi).

Vân Môn chẳng di dịch một tơ hào, chỉ nói với ông tăng, “Thể lộ kim phong.” Vân Môn đáp một cách hết sức kỳ diệu mà còn không cô phụ câu hỏi của ông tăng. Bởi vì câu hỏi của ông tăng có mắt, câu đáp của Vân Môn cũng hết sức sắc bén. Cổ nhân nói, “ Muốn đạt đến chỗ thân thiết thì dừng đem câu hỏi đến mà hỏi.” Nếu như là tri âm, thì người kia vừa nêu lên, mình đã hiểu ngay ý hướng. Nếu như các ông đi vào ngữ mạch của Vân Môntìm kiếm , lập tức các ông lầm lẫn. Chỉ có điều là trong câu của Vân Môn có chỗ thường khiến cho người ta đưa ra những kiến giải thiên chấp. Nếu như tôi dùng thiên kiến ra mà hiểu Vân Môn, thật khó tránh mà tuyệt hết con cháu.

Vân Môn thích cưỡi ngựa của kẻ trộm để đuổi kẻ trộm. Há không nghe có ông tăng hỏi Vân Môn, “Thế nào là chỗ không có tư lương?” Vân Môn nói, “ tình thức khó dò”. Ông tăng lại hỏi, “ Lúc cây khô lá rụng thì như thế nào?” Vân Môn nói, “Thể lộ kim phong,” Trong câu của Vân Môn quả thật cắt đứt hết cầu nối, thẳng thông thánh phàm. Cần phải hiểu cách nêu một rõ ba nêu ba rõ một của thầy ta, nếu như các ông đi tìm trong ba câu của Vân Môn thì có khác gì nhổ tên ở sau đầu. Trong một câu của Vân Môn có đủ cả ba câu: câu bao gồm trời đất, câu đuổi theo song nước, câu cắt đứt hết các dòng (tư tưởng), phù hợp với nhau một cách tự nhiên. Trong ba câu này, thử nói xem Vân Môn dùng câu nào để tiếp thiên hạ? Thử phân biện xem sao. Tụng rằng:

TỤNG

Hỏi đã có tông,

Đáp cũng toàn đồng.

Ba câu biện được,

Một tên trên không.

Đồng lớn hề gió lạnh vùn vụt,

Trời cao hề mưa bụi lãng đãng.

Người thấy chăng Thiếu Lâm ngồi lâu khách chưa về,

Hùng Nhĩ êm đềm một tùng lâm.

BÌNH:Cổ nhân nói, “Nghe lời phải hiểu tông, đừng tự lập qui củ.” Lời của cổ nhân không phải là bày ra một cách rỗng tuếch. Cho nên mới có câu nói, “Phàm khi hỏi về một việc gì, cũng cần phải có chút hiểu biết về đúng sai, Nếu như không biết tôn ti, mở miệng nói bừa, có ích lợi gì đâu?” Phàm mỗi khi nói ra một lời gì bày tỏ ra một điều gì, cần phải như kềm như kẹp, có câu có móc, phải tương tục bất đoan. Chỗ hỏi của ông tăng này có tông chỉ. Chỗ đáp của Vân Môn cũng thế. Vân Môn thường dùng ba câu mà tiếp thiên hạ, đây chính là cực tắc vậy.

Tụng của Tuyết Đậu về công án này là cùng một loại với tụng về công án Đại Long. “ Ba câu biện được.” Trong một câu có đủ cả ba câu. Nếu như biện được, ắt thấu qua được ba câu. “Một tên trên không”. Mũi tên bắn ra quá xa cho nên các ông phải đưa mắt ra nhìn thật nhanh thì mới bắt kịp. Nếu như các ông thấy được rõ rang, thì trong một câu các ông có thể khai mở được cả đại thiền thế giới. Bài tụng rộng them ra rằng, “Đồng lớn hề gió lạnh vùn vụt, trời cao hề mưa bụi lãng đãng.” Thử nói xem, đây là tâm hay cảnh? Huyền hay diệu? Cổ nhân nói, “ Pháp pháp chẳng ẩn tang, cổ kim thường hiển lộ.”

Ông tăng hỏi, “ Lúc cây khô lá rụng thì như thế nào?” Vân Môn nói, “ Thể lộ kim phong.” Ý của Tuyết Đậu là chỉ để tạo nên một cảnh. Như hiện giờ trước mắt, gió thổi hiu hiu, không phải gìo đông nam thì cũng là gío tây bắc. Song cần phải hiểu như thế mới được. Nếu như các ông bày đặc hiểu theo Thiền đạo, thì chẳng có gì là đúng cả.

“Người thấy chăng Thiếu Lâm ngồi lâu khách chưa về.” Đạt Ma trước khi trở về Tây Thiên chín năm ngồi yên lặng quay mặt vào tường. Thử nói xem, phải chăng đây là cây khô lá rụng? Thử nói xem, phải chăng đây là thể lộ kim phong? Nếu như có thể ở đây mà hợp thành một thể cả cổ kim phàm thánh càn khôn đại địa, thì mới có thể thấy được chỗ vì người của Tuyết Đậu. “ Hùng Nhĩ êm đềm một tùng lâm.” Hùng Nhĩ tức là Tây Kinh Tung Sơn Thiếu Lâm. Trước núi cũng ngàn tùng vạn tùng, sau núi cũng ngàn tùng vạn tùng. Các ông phải thấy ở chỗ nào đây? Có thấy chỗ vì người của Tuyết Đậu không? Cũng chỉ là con rùa linh kéo lê cái đuôi mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15594)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13307)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14475)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20243)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18464)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30781)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12444)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15534)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13793)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13966)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13557)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14501)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13753)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15416)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31281)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18863)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15038)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14645)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14612)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13836)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19726)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14479)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14553)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14753)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14803)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17970)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13619)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14989)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14201)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16478)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15378)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13550)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13197)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13313)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13024)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14131)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14274)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14649)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13043)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13822)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13290)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13788)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14816)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13331)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13720)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13368)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13920)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12652)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14863)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12895)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12502)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant