Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Mười Tám: Túc Tông Thỉnh Pháp

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15527)
Tắc thứ Mười Tám: Túc Tông Thỉnh Pháp

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 2

TẮC THỨ MƯỜI TÁM

TÚC TÔNG THỈNH PHÁP

 

CỬ: Túc Tông Hoàng Đế hỏi Huệ Trung quốc Sư, “ Trăm năm sau cần có vật gì?” Quốc Sư nói, “Xin bệ hạ xây cho tôi một ngôi tháp không đường vá.” Túc Tông nói, “ Xin thầy cho tôi biết tháp ấy giống như thế nào?” Quốc Sư im lặng hồi lâu hỏi, “ Bệ hạ hiểu không?” Túc Tông nói, “ Không hiểu.” Quốc Sư nói, “Tôi có người đệ tử truyền Pháp là Trầm Nguyên rất hiểu việc này, xin Bệ Hạ vời người ấy vào mà hỏi.” Sau khi Quốc Sư mất, Túc Tông vời Trầm Nguyên vào hỏi ý nghĩa của việc trên. Trầm Nguyên nói, “Phía nam Tương, phía bắc Đàm.” Tuyết Đậu bình rằng, “ Tiếng một bàn tay không kêu lớn.” Ở giữa có vàng cho cả nước. Tuyết Đậu bình rằng, “Cây trượng cổ quái.” Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền. Tuyết Đậu bình rằng “ Biển yên sông trong.” Trong đền lưu ly không tri thức. Tuyết Đậu bình rằng,” Nêu lên rồi.”

BÌNH: Túc Tông và Đại Tông đều là dòng dọi của Huyền Tông. Lúc còn là thái tử đều rất thích tham Thiền. Vì trong nước có giặc lớn,[26] Huyền Tông phải trốn qua Thục. Nhà Đường vốn đóng đô ở Trường An, sau vì bị An Lộc Sơn chiếm cứ, cho nên phải thiên đô về Lạc Dương. Lúc Túc Tông lên nắm quyền, Huệ Trung Quốc Sư đangở trong một ngôi am trên Bạch Nhai Sơn ở Đặng Châu. Nay là Hương Nghiêm Đạo Tràng. Mặc dù suốt bốn mươi năm trời Huệ Trung không bao giờ hạ sơn, song đạo hạnh của sư cũng vang dội đến cung vua. Năm Thương Nguyên thứ hai (761) Túc Tông sai sứ mời Huệ Trung nhập nội. Túc Tông đối với Sư đầy đủ nghi lễ như đối với bậc thầy và kính trọngvô cùng, Huệ Trung thường giảng về đao tối thượng cho Túc Tông. Mỗi khi Sư rời triều, Túc Tông đích thân xin xe mà đưa tiễn. Các quan trong triều đều lấy làm bực và muốn tâu điều ấy lên Túc Tông. Huệ Trungtha tâm thông [27]cho nên vào gặp Túc Tông trước và nói rằng, “Tôi trước mắt Thiên Đế Thích, thấy thiên tử nhiều như gạo vãi, như ánh điện chớp.” Túc Tông lại còn sinh lòng kính trọng thêm nữa.

Lúc Đại Tông lên nối ngôi (762) lại mời Huệ Trung về Quang Trạch tự ở suốt mười sáu năm, tùy cơ thuyết Pháp, cho đến năm Đại Lịch thừ mười (776) thì mất.

Sơn Nam Phủ Thanh Thố Sơn Hòa Thượng hồi xưa vốn là bạn đồng hành của Quốc Sư. Huệ Trung Quốc Sư thường tâu với vua vời Thanh Thố vào triều. Vua xuống chiếu mời ba lần Thanh Thố đều không vào. Thường mắng Huệ Trung làm Quốc Sư dưới hai triều vua. Hai cha con vua cùng tham Thiền với nhau. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục thì câu hỏi trên là do Đại Tông hỏi. Câu hỏi “ Thập thân điều ngự là gì?” Mới là câu hỏi của Túc Tông hỏi Huệ Trung.

Lúc Huệ Trung sắp nhập niết bàn mới từ biệt Đại Tông. Đại Tông hỏi, “ Một trăm năm sau. Quốc Sư cần gì?” Cũng chỉ là một câu hỏi thông thường mà thôi. Lão hán này lại gió lặng gây sóng nói, “ Xin xây một ngôi tháp không đường vá cho lão tăng.” Thử nói xem, giữa thanh thiên bạch nhật làm như vậy để làm gì? Xây một ngôi tháp là đủ rồi, cớ sao lại phải nói là một ngôi tháp không đường vá? Đại Tông quả nhiên cũng là một tay thành thạo cho nên mới hỏi dồn, “ Xin thầy cho biết tháp giống như thế nào?” Huệ Trung im lặng hồi lâu mới nói, “ Bệ hạ không hiểu?” Điều kỳ quái là điều này rất khó mà hiểu thấu. Đại Quốc Sư mà bị nhà vua dồn như thế này cũng chỉ biết méo mặt. Tuy là như thế song ngoài lão hán này ra bất cứ ai khác hẳn cũng đã xính vính rồi.

Rất nhiều người nói rằng chỗ im lặng của Huệ Trung chính là hình dáng của tháp. Hiểu như vậy, thì cả tông phái của Đạt Ma kể như tiêu tan hết. Nếu nói rằng im lặngthen chốt của vấn đề thì hẳn là những kẻ câm cũng hiểu Thiền. Há không nghe có ngoại đạo hỏi Phật, “ Không hỏi về hữu ngôn không hỏi về vô ngôn.” Đức Thế Tôn im lặng, ngoại đạo cúi lạy tán thán, “Thế Tôn đại từ đại bi làm tan hết mây mờ khiến tôi thấy được đường vào đạo.” Sau khi ngoại đạo đi rồi, A Nan hỏi Phật, “ Kẻ ngoại đạo kia chứng được gì mà bảo rằng thấy được chổ vào?” Đức Thế Tôn nói, “Giống như ngựa tốt trên thế gian chỉ cần thấy bóng roi là chạy rồi.” Người ta thường tìm hiểu cái im lặng này, song đâu có gì để bám víu.

Ngũ Tổ nêu lên rằng, “ Trước mặttrân châu mã nảo, sau lưng là mã não trân châu. Phía đông là Quan Âm Thế Chí, phía tây là Văn Thù Phổ Hiền. Ở giữa là một lá phướn bị gió thổi kêu phành phạch.”

Huệ Trung hỏi, “ Bệ hạ hiểu không?” Túc Tông nói, “ Không hiểu,” song vẫn còn được một chút. Thử nói xem cái “ không hiểu” này với cái “ không biết” của (Lương) Vũ Đế (tắc thứ nhất) là một hay khác? Giống thì có giống song chưa phải là một. Huệ Trung nói, “Tôi có người đệ tử truyền Pháp là Trầm Nguyên rất hiểu việc này, xin bệ hạ vời người ấy vào mà hỏi.” Tuyết Đậu nêu lên rằng, “Tiếng một bàn tay không kêu lớn.” Chuyện Đại Tông không hiểu, tạm gác qua một bên, Trầm Nguyên có hiểu chăng? Chỉ cần nói,” Xin thầy cho biết tháp ấy giống như thế nào?” Cả trời đất này chẳng ai làm gì được cả. Ngũ Tổ bình rằng, “ Thầy là bậc thầy của cả nước, cớ làm sao không nói mà lại đùn cho đệ tử?”

Sau khi Huệ Trung mất, Túc Tông vời Trầm Nguyên vào hỏi ý nghĩa của việc rắc rốiHuệ Trung đã đề ra. Trầm Nguyên đương nhiên là hiểu lời Huệ Trung đã nói, cho nên chỉ cần một bài tụng, “ Phía nam Tương phía bắc Đàm, ở giữa có vàng cho cả nước. Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền, trong đến lưu ly không tri thức.”

Trầm Nguyên tên là Ưng Chân, là thị già của Huệ Trung Quốc Sư. Sau mới về ở Trầm Nguyên tự ở Cát Châu. Lúc ấy Ngưỡng Sơn đến tham kiến Trầm Nguyên. Trầm Nguyên nói nặng, tính dữ không thể đụng chạm được. Không ở đó được, Ngưỡng Sơn bèn đến tham vấn Tính Không Thiền Sư. Có ông tăng hỏi Tính Không, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Tính Không nói, “Giống như một người ở dưới giếng sâu ngàn thước, nếu như ông có thể cứu người ấy lên mà không cần dùng đến một tấc giây, lúc ấy ta sẽ nói cho ông biết thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua.” Ông tăng nói, “Gần đây Sương hòa thượngHồ Nam cũng nói đông nói tây như thế với thiên hạ.” Tính Không bèn gọi Ngưỡng Sơn, “ Sa si, lôi cái tử thi này ra khỏi đây ngay!”

Sau đó Ngưỡng Sơn thuật lại chuyện kia và hỏi Trầm Nguyên, “Làm thế nào để cứu người dưới giếng lên được?” Trầm Nguyên quát, “Đồ ngốc, làm gì có ai dưới giếng!” Ngưỡng Sơn vẫn không hiểu ý chỉ. Sau này Ngưỡng Sơn hỏi Qui Sơn. Qui Sơn bèn gọi, “Huệ Tịch!” Ngưỡng Sơn nói, “Dạ” Qui Sơn nói, “Gã ra mất rồi!” Ngưỡng Sơn do đó đâi ngộ, nói rằng, “ Tôi ở nơi Trầm Nguyên đạt được thể, ở nơi Qui Sơn đạt được dụng.”

Chỉ một bài tụng của Trầm Nguyên cũng đã khiến rất nhiều người hiểu lầm. Người ta thường hiểu lầm nói rằng, “ Tương là tương kiến, đàm là đàm luận. Ở giữa có một ngôi tháp không đường vá cho nên bài tụng mới nói,” Ở giữa có vàng cho cả nước.” Đối đáp giữa Túc Tông và Huệ Trung chính là “dưới cây không bóng từng đoàn thuyền”. Túc Tông không hiểu cho nên bài tụng mới nói. “ Trong đến lưu ly không tri thức.” Lại có người nói, “Tương là phía nam của Trương Châu, Đàm là phía bắc của Đàm Châu. “Ở giữa có vàng cho cả nước.” Chỉ còn biết chớp mắt nhìn quanh nói, “Đây chính là ngôi tháp không đường vá.” Nếu hiểu như thế là vẫn chưa vượt ra ngoài được kiến chấp.

Còn như bốn lời then chốt của Tuyết Đậu thì phải hiểu như thế nào? Người bây giờ chẳng hiểu được ý cổ nhân. Thử nói xem, “ Phía nam Tương, phía bắc Đàm,” ông hiểu như thế nào? “ Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền”phải hiểu như thế nào? Nếu như hiểu được thì quả thật cả đời khoan khoái. “ Phía nam Tương, phía bắc Đàm.” Tuyết Đậu nói, “ Tiếng một bàn tay không kêu lớn.” Bất đắc dĩ nói cho các ông, “Ở giữa có vàng cho cả nước,” Tuyết Đậu nói, “ Cây trượng cổ quái.” Cổ nhân nói, “ Nếu biết được cây trượng việc tham học cả đời kể như xong xuôi.” Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền.” Tuyết Đậu nói, “ Biển yên sông trong.” Một lúc mở toang cửa ngõ, tám phía lung linh. “ Trong đến lưu ly không tri thức”. Tuyết Đậu nói, “ Nêu lên rồi,”

Một lúc nói rõ tất cả cho các ông. Quả là khó thấy. Song thấy được thì cũng hay, có điều vẫn còn có vài chỗ hiểu lầm, vì hiểu theo ngôn ngữ. Mãi cuối cùng Tuyết Đậu nói, “ Nêu lên rồi,” mới còn có gì đó. Tuyết Đậu rõ ràng một lúc tụng rõ cả, rốt cuộc chỉ là tụng ngôi tháp không đường vá kia mà thôi.

TỤNG: 

Tháp không vá,

Còn khó thấy.

Hồ trong không để rồng cuộn khúc,

Hàng lớp lớp,

Bóng chập chùng,

Thiên cổ vạn cổ cho người xem.

BÌNH: Tuyết Đậu mở đầu nói, “ Tháp không vá, còn khó thấy.” Tuy đứng một mình không có gì che dấu, song muốn thấy nó lại vẫn khó như thường. Tuyết Đậu từ bi cùng tột, cho nên lại nói với các ông rằng, “ Hồ trong không để rồng cuộn khúc.” Ngũ Tổ nói, “Cả một tập tụng cổ của Tuyết Đậu, ta chỉ thích mỗi câu “ hồ trong không để rồng cuộn khúc”. Song vẫn còn có một cái gì đó. Có nhiều người lăng nhăng mãi với cái chỗ im lặng của Huệ Trung Quốc Sư, nếu như các ông hiểu như thế, là các ông sai ngay lập tức. Há không nghe nói, “Ngọa long không thấy trong nước đọng, chỗ không có nó thì ánh trăng và nước lăn tăn, chỗ có nó thì không có gió sóng vẫn nỗi.” Lại có câu nói, “ Ngọa long thường sợ hồ xanh biếc.” Còn như lão hán này, dù cho sóng lớn gập ghềnh, cuốn cao tận trời, cũng chẳng hề cuộn khúc ở đó.

Đến đó là bài tụng của Tuyết Đậu chấm dứt. Sau đó để mắt thêm đôi chút mà xây ngôi tháp không đường vá. Rồi lại nói tiếp, “Hàng lớp lớp, bóng chập chùng. Thiên cổ vạn cổ cho người xem.” Các ông xem như thế nào? Hiện giờ nó ở đâu rồi? Dù cho các ông có thấy nó rõ ràng đi nữa cũng đừng nhận lầm là điểm giữa cán cân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15594)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15036)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13306)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14472)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20241)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18464)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30778)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12442)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15533)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13792)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13965)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13557)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14499)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16751)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15413)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31279)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18862)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15036)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14642)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14610)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13834)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19725)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14478)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14552)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14751)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14803)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17970)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13618)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13744)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14989)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14201)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16478)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15373)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13550)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13197)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13310)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13023)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14130)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14753)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14269)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14649)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13042)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13290)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13787)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14716)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14813)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13329)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13719)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13368)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13920)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12650)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14863)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12895)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12502)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant