Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Mười Hai: Ba Cân Gai Của Động Sơn

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15883)
Tắc thứ Mười Hai: Ba Cân Gai Của Động Sơn

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 2

TẮC THỨ MƯỜI HAI

BA CÂN GAI CỦA ĐỘNG SƠN

 

THÙY: Đao giết người, kiếm cứu người, là phong qui đời xưa, là cốt yếu của thời nay. Nếu luận về giết, chẳng hại một sợi lông. Nếu luận về cứu, liền tang thân thất mạng. Cho nên mới có lời nói, “ Một đường hướng thượng, ngàn thánh không truyền, kẻ học mệt thân, như khỉ bắt bóng.” Thử nói xem, đã không truyền thì tại sao lại có đến lắm công án dây dưa như vậy? Để những người cómắt thử nêu lên xem.

CỬ: Có ông tăng hỏi Động Sơn, “Phật là gì?” Động Sơn nói, “Ba cân gai.”

BÌNH: Công án bị khá nhiều người hiểu lầm. Quả là khó nhai bởi vì không có chỗ để cho các ông ghé miệng.Tại sao vậy? Bởi vì nó vừa nhạt nhẽo vừa vô vị. Cổ nhân có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi, “ Phật là gì?” Có vị nói, “Ở trong chánh điện đó.” Có vị nói, “ Ba mươi hai tướng.” Có vị nói, “ Ngọn roi trúc dưới núi.” Đến Động Sơn thì lại nói, “Ba cân gai”. Đúng là làm líu hết lưỡi cổ nhân. Thiên hạ bàn luận nhiều về công án này, có người nói rằng. “Lúc ấy Động Sơn đang ở trong nhà kho cân gai, vừa lúc ông tăng hỏi cho nên mới trả lời như thế. Có người nói Động Sơn hỏi đông đáp tây. Có người nói mình đã là Phật còn đi hỏi Phật cho nên Động Sơn mới trả lời vòng vo như thế. Trong bọn người chết kia lại có kẻ nói ba cân gai chính là Phật. May mà chẳng có gì là đúng cả. Nếu như các ông lo đi tìm tòi trong lời của Động Sơn như thế, có tham nghiệm cho đến lúc Di Lặc hạ sinh đi nữa cũng chẳng thấy được gì.

Tại sao vậy. Ngôn ngữ chỉ là dụng cụ để chở Đạo. Đàng này đã không hiểu ý cổ nhân lại chỉ lo tìm tòi trong ngôn ngữ của họ, có dáng dấp gì đâu? Há không nghe cổ nhân nói, “Đạo vốn vô ngôn, nhân ngôn hiển đạo. Thấy đạo tức quên lời.” Đến đây phải cùng tôi trở lại vấn đề nguyên thủy mới được. Ba cân gai này cũng giồng như đại lộ l6en Trường An vậy. Dơ chân để chân không có hành động nào đúng. Câu chuyện này cũng khó hiểu giống như Vân Môn nói, “Bánh”, Ngũ Tổ tụng rằng “ Gã khiêng ván bán rẻ, cân ra ba cân gai. Hang động trăm ngàn năm, chẳng có chốn nương thân.” Các ông cần phải trong một chặp rũ sạch tư tưởng cảm quan, ý tưởng, so đo, được mất, thị phi, thì tự nhiên sẽ hiểu.

TỤNG: 

Kim ô cấp[5]

Ngọc thố[6]

Đáp khéo làm sao có cơ suất?

Triển sự hợp cơ thấy Động Sơn.

Miết[7] què rùa đui thung lũng trống.

Hoa xum xuê,

Rừng rậm rạp.

Trúc phương nam hề phương bắc,

Nghĩ tời Trường Khánh, Lục Đại Phu[8]

Biết nói phải cười chứ không khóc.

Ôi!

BÌNH: Tuyết Đậu nhìn thấu hết, cho nên nói thẳng ra, “Kim ô cấp, ngọc thỏ tốc. ”Không khác với Động Sơn nói, “ ba cân gai”. Mặt trời mọc, mặt trăng lặn, ngày nào cũng vậy. Thiên hạ hay hiểu theo tri thức cảm quan mãi nói, “Kim ô là mắt trái, ngọc thỏ là mắt phải.” Vừa bị hỏi đã trợn trừng mắt nói, “Ở đây đây.” Song chẳng có nhằm nhò gì cả. Nếu như các ông hiểu như thế thì tông môn của Đạt Ma hẳn sẽ bị tận diệt mất. Cho nên mới có câu nói, “ Thả câu bốn biển, chỉ câu mãnh long. Huyền cơ đặc biệt, để tìm tri kỷ.” Tuyết Đậu là người đã vượt lên trên cõi vực của ngũ ấm[9], há lại có thứ kiến giải như thế sao ? Tuyết Đậu nhẹ nhàng đi vào những chỗ vi diệu nhất để vạch ra chút nào cho các ông thấy, cho nên mới thêm cước chú rằng,” Đáp khéo làm sao có sơ suất?” Động Sơn không hề trả lời ông tăng kia một cách lơ là, thầy ta giống như cái chuông được đánh, như thung lũng, đáp lại tiếng vang. Lớn nhỏ gì cũng dội lại. (Động Sơn cũng thế) đâu có giám khinh suất. Tuyết Đậu trong một lúc đột nhiên thổ lộ tâm can ra cho các ông xem. Tuyết Đậu có câu tụng tĩnh lặng xong khéo tương ứng: “ Gặp nhau thẳng mặt, không gì rắc rối, rồng rắng dễ phân, nạp tăng[10] khó lừa. Bóng trùy vang động, ánh bảo kiếm lạnh, bộ xương trực tiếp, mau ghé mắt xem!”

Lúc Động Sơn mới gặp Vân Môn, Vân Môn hỏi, “Ông mới ở đâu tới vậy?” Động Sơn nói, “ Tra-Độ”. Vân Môn nói, “Kiết hạ ở đâu?” Đông Sơn nói, “Ở chùa Báo Từ, Hồ Nam.” Vân Môn nói, “ Kiết hạ ở đâu?” Động Sơn Từ, Hồ Nam. Vân Môn nói, “Ông rời đó lúc nào?” Động Sơn nói, “ Hăm lắm tháng tám.” Vân Môn nói, “ Tha cho ông ba trận gậy đó, mau vào sảnh đường tham thiền đi.” Tối đến Động Sơn vào phòng của Vân Môn, mon men đến gần hỏi, “Kẻ hèn này có lỗi ở chỗ nào?”Vân Môn nói, “Đồ bị gạo, Giang Tây với Hồ Nam thì cũng thế mà thôi.” Nghe lời ấy, Động Sơn hốt nhiên đại ngộ, nói, “ Sau này tôi sẽ đến một nơi không bóng người, tự xây một am thảo, không trữ một hạt gạo, chẳng trồng một cành rau, chỉ thường tiếp các đại thiện tri thức từ thập phương lui tới. Tôi sẽ tận lực nhổ đinh bật chốt cho họ, dở mũ sờn, cởi áo bẩn cho họ, khiến ai nấy siêu thoát tự tạitrở thành những kẻ vô sự.” Vân Môn nói, “ Con người ông chỉ bằng trái dừa mà sao ông mở miệng lớn lối thế. “

Động Sơn bèn từ giã Vân Môn. Chỗ giác ngộ của thầy ta lúc đó trực tiếp và khoảng khoát, há giống như các thứ kiến thức hẹp hòi sao? Sau này lúc Động Sơn ra đời để tiếp dẫn thiên hạ[11],câ nói “ ba cângai” kia thường được thiên hạ các nơi hiểu như là đế đáp cho câu hỏi “ Phật là gì”. Đó là dùng tri thức lý luận ra mà hiểu Phật. Tuyết Đậu nói nếu người ta hiểu câu đáp của Động Sơn như là một cách khoáng trương dữ lkiện cho hợp với hoàn cảnh thì thật chẳng khác gì con ba ba què hay con rùa mù lạc vào thung lũng thênh thang, đến năm tháng nào mới tìm được lối ra đây?

Còn câu “hoax um xuê, rừng rậm rạp” là do ở câu chuyện sau đây: Có ông tăng hỏi Trí Môn Hòa Thượng, “Động Sơn nói ba cân gai, ý nghĩa của lời ấy là gì?” Trí Môn nói, “Hoa xum xuê, rừng rậm rạp. Hiểu không?” Ông tăng không hiểu. Trí Môn lại nói, “Trúc phương nam hề gỗ phương bắc.” Ông tăng về thuật lại cho Động Sơn. Động Sơn nói, “Tôi không chỉ giải thích cho ông, mà sẽ giải thích cho cả chúng hội.” Rồi thượng đường nói, “Ngôn ngữ (tuy là) để giải bày sự vật, song ngôn ngữ không phải lúc nào cũng thích hợp với hoàn cảnh. Bám vào ngôn ngữlầm lạc, còn vương vào chữ nghĩa là mê mờ.”[12]

Tuyết Đậuý muốn phá tan hết các kiến chấp của thiên hạ cho nên mới xâu tất cả lại thành một chuỗi mà tụng ra. Song người đời sau lại càng thêm kiến chấp nói rằng, “ (Vải) gai là tang phục, trúc là gậy tang, cho nên mới nói “ trúc phương nam hề gỗ phương bắc.” Còn “hoax um xêu, rừng rậm rạp” là hoa lá vẽ trên quan tài. Họ còn biết xấu hổ chăng? Họ đâu có biết rằng “ trúc phương nam hề gổ phương bắc” với lại “ba cân gai” cũng tựa như “ba” với “bố” mà thôi. Cổ nhân đáp ra một lời then chốt, ý của họ quyết không phải là như thế. Cũng giống như khi Tuyết Đậu nói, “ Kim Ô cấp, ngọc thỏ tốc,” cũng khoảng khoát như vậy. Có điều vàng thau lẫn lộn, “ ngư” “lỗ”[13] chập chùng.

Tuyết Đậu từ bi cùng tột, muốn phá vỡ mối nghi của các ông cho nên mới dẫn lời bọn dở chết. “ Nghĩ tới Trường Khánh, Lục Đại Phu; biết nói phải cười chứ không khóc.” Nếu như luận bài tụng của Tuyết Đậu thì chỉ ba câu đầu là đã tụng hết rồi. Nhưng mà tôi muốn hỏi các ông, cả thế giới này chỉ giống như ba cân gai, tại sao Tuyết Đậu lại phải dây dưa như thế? Chỉ vì từ bi quá đỗi cho nên mới như thế.

Lúc Lục Hoàn đại phu làm Quán Sát Sứ Tuyên Châu có tham học với Nam Tuyền. Lúc mà Nam Tuyền mất, Hoàn nghe tin vào chùa chịu tang. Vào đến noi Hoàn lại cười ha hả. Viện chủ hỏi, “Tiên sư với Đại Phu có nghĩa sư sinh,tại sao đại phu lại không khóc?” Hoàn nói, “Thầy nói gì đi rồi tôi khóc.” Viện chủ không nói gì được. Hoàn bật khóc nói, “ Trời ơi, trời ơi, Tiên sư khứ thế đã lâu quá rồi,” Sau này Trường Khánh nghe chuyện ấy nói, “Lục đại phu lẽ ra phải cười chứ không phải là khóc”.

Tuyết Đậu mượn đại ý của câu chuyện này mà nói rằng nếu các ông lo hiểu theo kiến chấp như thế thì quả là đáng cười chứ không đáng khóc. Đúng thì đúng thật, song cuối cùng có một chữ không khỏi có hơi dư thừa, ấy là lúc Tuyết Đậu nói, “Ôi” Tuyết Đậu có tự rửa mình sạch sẽ được chăng?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15602)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15041)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14882)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13313)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14488)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20254)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18478)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30787)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12459)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15546)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13798)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13969)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13560)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14508)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13769)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16759)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15427)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31289)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18872)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15049)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14654)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14617)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13840)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19741)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14486)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14758)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14811)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17982)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13625)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13751)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14994)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14204)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16484)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15384)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13557)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13200)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13317)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13031)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14134)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14758)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14287)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14656)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13052)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13825)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13294)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13796)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14828)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13349)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12881)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13726)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13378)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13926)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13731)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12659)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14877)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12903)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12508)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant