KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương
III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT
THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT
THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.6. BẤT CUNG CẤP THỈNH PHÁP GIỚI
(Giới không cúng
dường và cung thỉnh pháp)
Kinh
văn:
1. Phiên âm:
Từ câu “nhược
Phật tử kiến Đại Thừa pháp sư..” cho đến câu “nhược bất nhĩ giả, phạm khinh cấu
tội”.
2. Dịch nghĩa:
Nếu Phật tử
thấy vị Pháp Sư Đại Thừa hay những bậc đồng học, đồng kiến, đồng hạnh Đại Thừa,
từ trăm nghìn dặm đến nơi tăng phường, nhà cửa, thành ấp, phải liền đứng dậy
rước vào, đưa đi, lễ bái, cúng dường. Mỗi ngày ba thời cúng dường trăm thứ uống
ăn, giường ghế, thuốc men, tất cả đồ cần dùng đáng giá ba lượng vàng đều phải
cấp hộ cho Pháp Sư. Mỗi ngày: sáng, trưa, chiều thường thỉnh Pháp Sư thuyết
pháp và đảnh lễ, không hề có lòng sân hận, buồn rầu, luôn thỉnh Pháp Sư không
hề nhàm chán, chỉ trọng pháp, chớ không kể đến thân mình. Nếu Phật tử không
thực hành như thế thời phạm khinh cấu tội.
Lời giảng:
Giới “không kính thầy bạn” thứ nhất trong bốn mươi tám giới khinh chỉ
giảng qua sự
kính trọng thầy bạn phải như thế nào. Giới này giảng về bổn phận
đối với thầy, bạn thuộc hạnh
Đại Thừa.
Chư vị
từ nơi xa đến chỗ mình, chẳng những phải
hết lòng cung kính tôn trọng, lại còn phải
thỉnh cầu thầy, bạn giảng nói
chánh pháp,
đồng thời phải
cung cấp,
cúng dường
cho tròn bổn phận. Thế nên
Như Lai mới chế định giới này.
Trong kinh thường dạy: “Thầy của chư Phật chính
là
Pháp Bảo vậy”. Vì thế, chư Phật thường
cúng dường Pháp Bảo,
tôn trọng Pháp
Bảo,
tán thán Pháp Bảo. Do đó, chẳng những hàng
Bồ Tát sơ cơ phải
phát tâm tôn
trọng Pháp Bảo mà ngay đến chư
Như Lai cũng đều
tôn trọng Pháp Bảo. Tại sao
vậy?
Phải biết rằng: một người có
Pháp Bảo là một
người đáng
tôn trọng và đáng được
mọi người kính ngưỡng. Vì theo
tinh thần kính
người trọng pháp, thì
Bồ Tát đáng lý phải
cúng dường thầy - bạn, thỉnh thầy -
bạn
tuyên thuyết chánh pháp để khai thị, dẫn dắt cho mình mới có thể thường được
cận kề
chánh pháp, và được sự
lợi ích thù thắng của
chánh pháp.
Nếu không thỉnh
thầy - bạn nói
chánh pháp thì mình bị mất hẳn cơ hội nghe
chánh pháp. Do đó, sẽ
bị
chướng ngại cho sự
tăng trưởng trí huệ.
Cho nên, trong bất cứ
trường hợp nào,
nếu không
thỉnh thầy - bạn
thuyết pháp thì tự mình sẽ
hoàn toàn bị
bất lợi. Vì thế,
hành
giả tu học Bồ Tát đạo, bất cứ nơi nào và lúc nào, hễ thấy bậc
Pháp Sư Đại Thừa
đến, phải sắm sửa
hương hoa và các đồ
cúng dường để
cúng dường Pháp Sư như
cúng
dường chư Phật,
thỉnh cầu Pháp Sư giảng nói
chánh pháp để tự mình được
lợi ích
và khiến
đạo pháp được
lưu thông,
huệ mạng không
đoạn tuyệt.
Nếu không đúng
pháp cúng dường để thỉnh pháp, thì bạn là một vị
Bồ Tát xan tham,
ngã mạn, một
hột giống bị hư, hay một mầm cây khô, có sự tổn thấr rất lớn. Vì thế,
Đức Phật
đặc biệt chế định giới này.
Đức Phật đối với
đại chúng dạy rằng: “Nếu làm
một
Phật tử,
thọ giới Bồ Tát, khi thấy có bậc
Pháp Sư Đại Thừa đi đến, hoặc
thấy những vị
thiện hữu,
đồng học, đồng kiến, đồng hạnh
Đại Thừa đi đến, phải
đúng pháp
tiếp đãi và
thỉnh cầu thuyết pháp”.
Thầy - bạn có vài hạng loại khác nhau: thầy bạn
căn bản, thầy bạn
nhân duyên, thầy bạn ở tất cả các nơi. Ở đây, là nói thầy bạn
nhân duyên vì có đến rồi đi.
Pháp Sư Đại Thừa không giống
Pháp Sư Tiểu
Thừa:
-
Pháp Sư Tiểu Thừa chỉ lo
tu tập thiện pháp cho
bản thân mình,
tu hành chỉ mong
giải thoát cho
cá nhân mình, nên đối với việc
giảng kinh,
thuyết pháp,
lợi ích chúng sanh không
ưa thích lắm.
-
Pháp Sư Đại Thừa thực hành công hạnh tự lợi,
lợi tha, có
tín giải rộng lớn, phát
đạo tâm rộng lớn, thú hướng
đạo quả rộng
lớn,
bi trí song vận.
Pháp Sư là bậc
thông đạt,
thấu triệt kinh luận,
pháp
tánh,
pháp tướng trong
Đại Thừa Phật pháp, nên đem ra
giáo hóa dẫn dắt mọi tầng
lớp
chúng sanh, mong cho mọi
chúng sanh đều
hiểu rõ Đại Thừa Phật pháp, và
cuối
cùng làm cho tất cả
chúng sanh đều thú hướng về
Phật Quả.
Bạn
đồng học Đại Thừa là những người cùng học
một thầy, cùng bẩm thọ
Đại Thừa Tâm Địa giới, cùng học tập
giới pháp Đại Thừa
và các hạnh môn trong
Phật pháp.
Bạn đồng
kiến Đại Thừa là chỉ người đồng bẩm thọ
thật tướng tâm địa giới pháp rốt ráo, chỗ
kiến giải đồng với
giới pháp tu học,
tư tưởng cũng giống nhau.
Bạn đồng hạnh
Đại Thừa, chỉ những người tu theo
phạm hạnh thanh tịnh, đồng thọ
Bồ Tát tâm địa đại giới. Có chỗ nói đồng hạnh
Đại Thừa là đồng
tu học theo
pháp môn Đại Thừa, đồng
hiểu rõ tư tưởng lý luận
Đại Thừa, đồng
thực hành hạnh từ tế
Đại Thừa, nên gọi là đồng hạnh
Đại
Thừa.
Trong lúc
tiến tu theo
con đường lớn của
Phật
pháp, những bậc
thiện hữu như thế không thể thiếu được. Vì chẳng những các
thiện hữu đồng hạnh có thể khích lệ, sách tấn lẫn nhau để không bị
thoái chuyển
trong sự
tu hành, lại còn có cơ hội đem chỗ
học hỏi, chỗ
kinh nghiệm tu hành,
chỗ
kiến giải mà
trao đổi nhau, để tự mình kiểm thảo xem có chỗ
sai lầm nào hay
không?
Thầy - bạn trong
Đại Thừa có
lợi ích cho
chúng
ta như thế, nên dù ở xa hay gần, khi các ngài đi đến “tăng phường”, nơi
chúng
xuất gia cư ngụ, hoặc “nhà cửa” của
Bồ Tát tại gia, hay “thành ấp” là chỗ ngự
của vua, quan v.v... Bất cứ các ngài là những vị từ “trăm dặm” hay “nghìn dặm”
mà đến. Các ngài khi đến nơi nào, không phải là không có
nhân duyên hay
nguyên
nhân, mà là các ngài vì
thực hành Vô Duyên Từ mà đến, hoặc vì hoằng dương
giáo
pháp Đại Thừa nên không nệ đường xa nghìn dặm mà đến, để truyền trao, dẫn dắt
cho
chúng ta.
Vì thế, vị
Bồ Tát làm chủ tại địa phương, phải
đúng
như pháp,
đứng dậy biểu lộ lễ độ,
kính trọng, không được có chút chần chừ,
do dự, cho nên trong kinh dạy: “Liền
đứng dậy, rước vào, đưa đi”.
Rước vào là
tỏ ý vui mừng lúc thầy - bạn mới
đến. Đưa đi là tỏ tâm
hân hoan hỷ
tiễn đưa lúc thầy - bạn ra về. Không nên cho
rằng: “Mấy ổng đến thì đến, mấy ổng đi thì đi, không quan hệ gì đến mình”, nên
không một chút nào
thể hiện sự
lễ độ. Đối với những người thông thường, khi đối
xử
với nhau còn phải giữ
lễ độ, huống chi thầy - bạn trong đạo
Bồ Đề mà lại
không
gìn giữ lễ độ hay sao?
Kinh văn dùng chữ “trăm dặm, nghìn dặm” là
tượng
trưng cho những lộ trình thật xa xôi mà thầy - bạn không ngại
vất vả để đến chỗ
mình.
Vì vậy, khi thấy thầy - bạn đến phải
đứng dậy tiếp rước,
cúng dường,
tiễn
đưa.
Chư đại đức ngày xưa thường nói:
“Thầy - bạn từ xa xôi đến còn phải đúng pháp
tiếp rước,
cúng dường, thỉnh pháp và
tiễn đưa. Huống chi thầy - bạn ở gần mà
đến”. Vì
lễ nghi quy định khi
gặp nhau phải
thực hành như vậy, không nên giống
với người
thế tục,
ỷ lại sự
quen biết nhiều nên không câu chấp
lễ độ.
Vì thầy - bạn ở gần
chừng nào,
chúng ta càng có
nhiều
nhân duyên cơ hội để
cầu pháp, nên không được
thờ ơ,
lơ là. Cho nên đối
với thầy - bạn ở gần thế nào chăng nữa, cũng phải
tiếp rước, đưa đi, cùng sắm
các thứ
ăn uống để
cúng dường thật đầy đủ.
Ngoài sự
tiếp rước, đưa tiễn, còn phải
hết lòng
cung kính,
lễ bái đối với thầy bạn để tỏ lòng tha thiết,
tôn trọng Pháp Bảo,
không được không
cung kính người
thuyết pháp.
Lúc thầy - bạn trụ lại để hoằng
truyền đạo pháp,
bổn phận vị
Bồ Tát làm chủ, ngoài việc
lễ bái,
cần phải đúng
pháp cúng dường,
để
biểu lộ tâm thành kính hậu
đãi đối với
sư hữu, không được làm phơn phớt bên
ngoài, quấy quá cho
xong chuyện.
Mỗi ngày ba thời
cúng dường là nói sự phải theo
giờ giấc mà dâng cúng các thứ uống, ăn không được sai lệch.
Về giờ giấc, có hai lối
giải thích:
1. Có nơi cho rằng có hai thời: Thời trước lúc
mặt trời mọc,
cúng dường bữa
điểm tâm và thời sau lúc đứng bóng cuối giờ Tỵ,
đầu
giờ Ngọ,
cúng dường bữa cơm Ngọ.
2. Có nơi cho rằng có ba thời: thời đầu
cúng dường bữa
điểm tâm, thời giữa bữa cơm Ngọ, thời sau dâng các thứ thuốc, cũng
gọi là Dược Thực.
Cúng dường ba thời như vậy không phải chỉ
thực hành lúc mới đến mà suốt
thời gian thầy - bạn trụ lại hoằng
truyền đạo
pháp: ba tháng, năm tháng, hoặc nửa năm, hoặc một năm. Mỗi ngày đều phải
cúng
dường ba thời như thế, không được
thiếu sót.
Tuyệt đối không nên
thực hành chỉ
năm ba ngày đầu, rồi sau đó thì lơ
lơ là là như trong kinh nói: “Lễ độ đối với
thầy bạn ngày thứ
nhất như vàng, ngày thứ hai như bạc, ngày thứ ba như đồng,
ngày thứ tư thiết v.v.. gọi là thỉ cần chung đãi”.
Mỗi ngày ba thời
cúng dường, không phải chỉ dùng
thức ăn uống thông thường để dâng cúng, mà phải dùng ba lượng vàng để mua sắm
thức uống ăn ngon quý nhất trên đời để
cúng dường thầy - bạn.
Nên kinh dạy
tiếp theo: “Mỗi ngày trăm
thức uống
ăn giá đáng ba lượng vàng”. Ở đây nói mỗi ngày ba lượng vàng là dùng số tiền
trị giá ba lượng vàng mua những
thức ăn ngon quý và đầy đủ để thầy - bạn dùng
mỗi ngày. Không phải thầy - bạn khi đến là cốt
ý muốn ăn uống nhiều thứ ngon
quý như vậy, mà là vị
Bồ Tát chủ nhân
chứng tỏ lòng
tôn kính cúng dường cho
thầy - bạn, không có tâm
bỏn xẻn.
Vị
Pháp Sư hoằng truyền
chánh pháp là tuyên nói
lại những lời răn dạy của
Đức Phật để
giáo hóa, dẫn dắt
chúng sanh, cho nên dù
thực phẩm cúng dường quý báu và
phong phú như thế,
Pháp Sư vẫn có thể thọ nhận
được.
Đại Sư Vĩnh Gia nói:
Được sức
giải thoát không nghĩ bàn,
Hằng sa diệu dụng không cùng tột,
Tứ sự cúng dường nào sợ nhọc,
Hoàng kim vạn lượng cũng vẫn tiêu.
Nghiền nát thân này như tro bụi,
Không thể đáp đền một trong muôn,
Hiểu rõ một câu mà
tu tập,
Vượt qua sanh tử trăm
ức kiếp.
Theo
bài kệ trên thì bậc
thánh nhân đã
được giải
thoát như thế, còn các
hành giả thông thường sự tri chứng chưa được như th, mà
thọ hưởng sự
cúng dường của
đàn na phải
hết sức sanh lòng
hổ thẹn mới có thể
nhận thọ của
tín thí. Nếu
trái lại thì
hậu quả không thể lường được.
Nên trong Tông Cảnh Lục nói: “Người
tu học Đại
Thừa Phật pháp thọ
thức ăn của
thí chủ như non
Tu Di,
thọ y của
thí chủ có thể
trải khắp
đại địa. Nếu những người không
tu học pháp
Đại Thừa và chưa liệt vào
số
chúng Tăng thì quả
đại địa trong
mười phương dù rộng lớn, nhưng không có chỗ
nhổ nước miếng”.
Vì thế, hàng
Phật tử xuất gia thọ dụng sự
cúng
dường của
tín thí, không
thể không lưu tâm cẩn thận. Điều tối yếu là phải
phát
tâm rộng lớn,
tu Bồ Tát hạnh,
hoằng dương Phật pháp,
hóa độ chúng sanh, mới
không đến nỗi luống
thọ dụng của
tín thí.
Cúng dường vị
Pháp Sư hoằng truyền, ngay
đối với
Đức Phật, Ngài cũng cho điều
vô cùng trọng yếu. Vì vị
Pháp Sư là người
thay thế Phật
tuyên dương chánh pháp, nên kinh
Báng Phật nói: “Người nào
cúng
dường cho
Pháp Sư, tức là
cúng dường Phật vậy!”
Chẳng những
chúng ta phải
cung kính cúng dường
các vị
Pháp Sư giới hạnh thanh tịnh, mà chính những
Pháp Sư giới hạnh không
thanh tịnh,
miễn là các Ngài có thể
thuyết pháp lợi sanh,
chúng ta cũng phải
đúng
pháp cúng dường.
Trong Nhiếp Luận nói: “Nếu người đối với
giới
hạnh dù có khuyết điểm, nhưng có thể
thuyết pháp lợi ích cho nhiều người, cũng
cần phải cúng dường như
cúng dường chư Phật. Vì
chúng sanh lãnh thọ lời nói của
người ấy giống như lời của
Đức Phật nói ra”, là ý trên vậy.
Ngoài việc
cúng dường các thứ uống ăn, lại
cần
phải sắp đặt giường tòa để
cung cấp cho thầy - bạn, để các vị có chỗ nghỉ ngơi.
Giường thì có giường dây, giường cây... Tòa thì có tòa cao, tòa thấp, mỗi loại
đều có nhiều thứ sai khác. Vì muốn
chứng tỏ tinh thần kính pháp trọng thầy,
dĩ
nhiên người
Phật tử phải dùng những thứ giường, tòa rất đẹp để
cúng dường cho
thầy - bạn an nghỉ, cốt để cho chư vị được
an tâm hoằng
truyền đạo pháp.
Chư vị
Pháp Sư hoằng dươngười
Phật pháp hiện nay có lắm lúc rất
cực nhọc.
Tất nhiên đôi lúc khó lòng
tránh khỏi bệnh hoạn. Lúc đó, bổn phận của vị
Bồ Tát
ở nơi đây phải sắm nhiều “thứ thuốc men” để
điều trị cho thầy - bạn, đừng để
cho chư vị bệnh tật
triền miên, làm
ảnh hưởng đến việc
hoằng pháp.
Như hiện nay,
chúng ta thấy có những vị
Pháp Sư
đủ tài tuyên dương diệu pháp, nhưng vì thân
bệnh hoạn lại thiếu thuốc men
trị
liệu, nên
thân thể ốm gầy,
suy nhược, không thể
hoằng pháp lợi sanh. Thật
bất
hạnh cho vị
Pháp Sư mà cũng
tổn thất rất lớn cho Phật pháp! Cho nên dùng các
thứ thuốc men
điều trị tật bệnh cho
Pháp Sư hoằng pháp là việc rất
cần thiết
không thể thiếu.
Ngoài việc
cung cấp các thứ cho
Pháp Sư nói
trên, khi thầy - bạn
cần dùng những vật chi, phải
tùy theo “tất cả sự nhu dụng”
của thầy - bạn, mà
hết lòng cung cấp theo đúng
lễ nghi cúng dường, không được
có ý nuối tiếc, làm
trái với ý niệm thầy - bạn.
Trong kinh gọi rằng: “Kính pháp thì phải trọng
người”.
Nếu cần hy sinh thân mạng cũng phải làm, huống gì những tài vật ở ngoài
thân? Vì một vị
Pháp Sư đã lấy việc
hoằng pháp lợi sanh làm
trách nhiệm, điều
cần yếu là làm sao cho các ngài
chuyên tâm nhất ý hoằng
truyền đạo pháp, không phải
bận tâm
lo lắng về việc nhu dụng, sinh sống
hằng ngày.
Nếu vừa lo
hoằng dương Phật pháp, vừa bận tâm về
việc sinh sống thì rất khó lòng
thực hiện công tác
hoằng pháp cho hoàn bị. Vì
thế, người
Phật tử nhiệt tâm
hộ trì Phật pháp, đối với vị
Pháp Sư hoằng pháp
phải
đặc biệt lưu tâm hộ trì. Bổn phận người
Phật tử hộ trì Phật pháp là phải
thành kính cúng dường như thế.
Riêng người
hoằng dương Phật pháp, đối với sự
cúng dường cho mình, khi
thọ dụng cần phải biết
tri túc mới không có
tội
lỗi.
Pháp Sư hoằng
truyền đạo pháp đi đến chỗ bạn là
một cơ hội nghìn năm khó gặp,
muôn thuở một lần cho việc
cầu pháp của bạn. Thế
nên
cần phải khéo nắm lấy cơ hội này “mỗi ngày ba thời thường thỉnh
Pháp Sư
thuyết pháp”, không nên bỏ qua cơ hội rất tốt và hiếm hoi ấy.
Chúng ta nên biết, đúng
như pháp cúng dường thầy
- bạn là vì cầu phước, thuộc về
Đàn Ba La Mật, và thường thỉnh
Pháp Sư thuyết
pháp là
tu Huệ, thuộc về
Bát Nhã Ba La Mật.
Phước huệ song tu như thế mới là
một
Phật tử đủ
căn khí Đại Thừa.
Hai chữ “thường thỉnh” trong kinh văn có ý nói
không phải chỉ thỉnh một ngày một bữa, mà là mỗi ngày đều thường thỉnh như
thế.
Ba thời là sáng, trưa và chiều, nghĩa là mỗi khi
đến giờ thỉnh
Pháp Sư thuyết pháp, thì phải đi cung thỉnh
Pháp Sư thuyết pháp,
khai thị.
Cung thỉnh
Pháp Sư thuyết pháp là
việc làm chẳng
những giúp ích cho
huệ mạng của chính mình, mà cũng chính là làm cho
huệ mạng
của
chúng sanh được
liên tục sanh trưởng không dứt.
Vì
Bồ Tát sơ phát tâm chưa chứng được
chân lý
của các pháp, chưa chứng được
Pháp Thân của Phật, nên đối với
sự lý của các
pháp, không
thể không có chỗ
nghi hoặc.
Vì thế, khi có
pháp sư đi đến bất cứ lúc nào,
đều nên
cầu thỉnh Pháp Sư thuyết pháp để trừ mối
nghi hoặc trong
nội tâm. Lúc
thỉnh
Pháp Sư không phải chỉ dùng
lời nói để
cầu thỉnh là xong. Lại “cần phải
mỗi ngày ba thời lễ bái”. Mỗi lần thỉnh
thuyết pháp phải kiền thành
lễ bái một
lần, không nên như người
thế tục, quá
quen biết, không cần câu chấp
lễ nghi.
Mỗi ngày đều thấy nhau, cần gì phải thủ lễ như vậy? Như thế thật là
hết sức sai
lầm!
Phải biết trong tất cả các kinh, chỗ nào Phật
cũng dạy việc kính pháp, trọng người.
Hiện tại, khi thỉnh thầy
thuyết pháp, đối
với pháp cũng như đối với người, đều phải
hết lòng cung kính tôn trọng. Vì thế,
bất cứ lúc nào, khi thỉnh
Pháp Sư thuyết pháp, đều phải
cung kính lễ bái, không
nên sanh tâm
biếng nhác, khinh mạn.
Ngoài việc đúng
pháp cúng dường và
lễ bái thỉnh
cầu thuyết pháp, khai thị, đối với vị
Pháp Sư thuyết pháp không được sanh tâm
sân hận, cũng không được có niệm
buồn rầu.
Vị
Pháp Sư có khi nói rất nhiều, có khi nói rất
ít, không
nhất định, Vì phải
tùy theo căn cơ của
thính chúng mà
thuyết pháp.
Người
nghe pháp phải
tùy thuận ý của
Pháp Sư, không nên vì ngài
nói nhiều, nói
ít mà sanh tâm
sân hận. Hoặc có
Pháp Sư thuyết pháp rất
quy củ và
đứng đắn, lời
dạy rất
nghiêm khắc. Đối với những
thính chúng có chút gì không đúng pháp thì
ngài
chỉ trích, quở rầy không
vị nể. Người
nghe pháp không nên vì đó mà sanh
tâm
sân hận, cho là
Pháp Sư nói quá lời.
Lại nữa, vị
Pháp Sư thuyết pháp cũng vẫn chỉ là
một vị
Bồ Tát phàm phu, nên
hành vi hoạt động của
thân tâm dĩ nhiên đôi khi khó
tránh khỏi có chút sơ suất,
lỗi lầm.
Chúng ta, người
nghe pháp, không nên vì đó
mà sanh tâm
sân hận.
Pháp Sư thuyết pháp là
y theo lời Phật dạy mà
tuyên thuyết trở lại.
Giáo pháp của Phật cũng như các phương thuốc
trị liệu,
tùy theo tâm bệnh của
chúng sanh mà cho thuốc. Vì thế, nếu
Pháp Sư chỉ đúng
ngay tâm bệnh của
chúng ta, dù không hợp với tâm ý của mình, cũng phải
ân cần
nhận chân những lời ấy là đúng, không nên vì thế mà sanh
phiền não,
tỏ ý bất
mãn Pháp Sư, vì đã chỉ vạch
tội lỗi của mình.
Khi
Pháp Sư ở lại
thuyết pháp dù rất lâu,
nhưng bạn không nên vì
gánh nặng cúng dường mà
chán ghét, lo buồn,
sanh khởi ý
niệm rằng
Pháp Sư ở mãi nơi đây tham cầu việc
cúng dường, sao không rời khỏi
nơi đây đi
nơi khác mà hoằng pháp? Nếu bạn có
ý nghĩ như vậy, thì
tội lỗi rất
lớn.
Nên biết khi
cúng dường vị
Pháp Sư thuyết pháp,
không nên có chút một chút tâm lẫn tiếc,
buồn phiền, chán nản vì sự
cực nhọc và
tốn kém.
Trái lại, phải có
tâm thành kính,
hân hoan, khích lệ
Pháp Sư thuyết
pháp để cho mình được
cung kính cúng dường mãi đến cùng tột đời
vị lai, không hề
nhàm mỏi.
Mỗi ngày ba thời thường thỉnh
Pháp Sư thuyết
pháp là sự kiền thành của
khẩu nghiệp,
biểu lộ tâm
cầu pháp ân cần. Mỗi ngày ba
thời
lễ bái là sự kiền thành của
thân nghiệp,
chứng tỏ tâm vì
pháp không giải
đãi. Không sanh tâm
sân hận,
buồn rầu là sự kiền thành của
ý nghiệp,
chứng tỏ bạn
kính
pháp không có tâm khinh mạn.
Dùng
ba nghiệp kiền thành trên cầu
Phật pháp mới
thật sự là một
Phật tử tận thiện tận mỹ, vì pháp đúng mức.
Tại sao phải vì
pháp như thế?
Vì một
Phật tử tu học Phật pháp, có pháp thì
thân tâm mới được tươi nhuận.
Không pháp thì
thân tâm bị héo khô. Có pháp thì
thành một vị
đại phú trưởng giả trong
Phật pháp, mất pháp thì thành một người
bần tiện trong
Phật pháp.
Do đó,
hành giả Bồ Tát phải luôn luôn vì pháp và
tôn trọng pháp. Lại nữa, nếu
chúng ta nghe pháp, có thể
giác ngộ được
pháp tánh
thì chỉ trong một
sát na, có thể
trở thành bậc
thánh nhân. Bằng không được như
thế,
mê muội pháp tánh thì phải
vĩnh viễn muôn kiếp bị
trầm luân trong biển khổ
sanh tử. Do đó, vì pháp
tinh cần cúng dường thầy bạn,
hoàn toàn không giống với
người
thế gian vì danh vì lợi mà
cúng dường. Hơn nữa, dù bạn
cúng dường tài vật
quý báu đến đâu, chẳng qua được
phước đức hữu lậu, không thể
thoát ly sanh tử
trong
tam giới. Nếu bạn đem
vô thượng diệu pháp bố thí cho
chúng sanh thì có
thể làm cho
chúng sanh ra khỏi bể khổ
sanh tử và
được giải thoát. Vì thế, người
Phật tử vì quả
vô thượng Bồ Đề mà
chân thực cầu pháp thì
cần phải luôn “thỉnh
Pháp không hề nhàm mỏi, chỉ trọng pháp chớ không kể thân”.
Nói một cách khác, vì
cầu đại pháp của
Như Lai,
đối với
thân mạng còn có thể quên, có thể xả, huống chi những tài vật ở ngoài
thân mà không
cúng dường cho thầy - bạn?
Vả lại, tài vật
nuôi dưỡng thân này có ngày cũng
phải
cùng tận, còn
pháp tài mà mình mong cầu thuộc về
pháp bảo vô cùng vô tận,
cho nên, dù phải
hy sinh tánh mạng, đối với tự mình,
quả thật hoàn toàn không
có chỗ
tổn thất mà là dùng thân
mong manh, hư hoại, đổi lấy thân
kim cương bất hoại;
đem “thế mạng”
vô thường không
vĩnh cửu, đổi lấy “pháp thân huệ mạng”
thường
trụ bất diệt. Thật là một
việc làm hết sức có
giá trị mà trên
thế gian này không
việc làm nào có thể sánh bằng!
Giờ đây, xin kể vài tấm
gương sáng của
đức Bổn
Sư Thích Ca vì pháp
quên mình như sau:
Vào thời
quá khứ, lúc
đức Bổn Sư Thích Ca hành
Bồ Tát đạo, đến lúc
a tăng kỳ kiếp thứ hai đã mãn, được gặp
Đức Phật Nhiên Đăng
xuất thế, bấy giờ,
đức Bổn Sư Thích Ca là Nhu Đồng
Bồ Tát.
Một hôm,
Đức Phật muốn đến một
nơi khác để
thuyết pháp độ sanh. Nhu Đồng
Bồ Tát đem bảy nhành
thanh liên hoa
cúng dường
lên Phật Nhiên Đăng.
Bồ Tát biết được
con đường Đức Phật sắp đi qua
có đoạn bùn nhơ
bất tịnh.
Bồ Tát không đành để Phật đi qua như vậy, liền cởi
chiếc áo da nai đang mặc, trải lên chỗ bùn nhơ ấy, nhưng không trải được khắp.
Bồ Tát bèn nằm mọp trên chỗ đất bùn sình, mở đầu tóc của mình ra trải lên trên
chỗ bùn nhơ ấy chờ Phật đi qua.
Phật Nhiên Đăng trông thấy
Bồ Tát cung kính,
kiền thành như vậy, biết là
Bồ Tát đã nhiều kiếp lâu xa
thực hành Bồ Tát đạo,
chứ không phải là vị
Bồ Tát sơ phát tâm.
Đức Phật bèn vì Nhu Đồng
Bồ Tát thọ ký
rằng: “Ông ở đời tương lai sẽ
thành Phật hiệu là
Thích Ca Mâu Ni”.
Lại nữa, vào thời
quá khứ, lúc đức
Thích Ca Mâu
Ni hành
Bồ Tát đạo,
tu hành ở núi Tuyết,
tinh tấn phi thường,
nhất tâm tọa
thiền,
hằng ngày chỉ
ăn rau trái. Bấy giờ,
trời Đế Thích muốn thử xem
Bồ Tát có
phải
chân thật cầu
diệu pháp hay không, nên
biến hóa thành một quỷ
la sát, đến
trước
Bồ Tát, vì
Bồ Tát nói nửa
bài kệ như sau:
Chư hành vô thường,
Thị
sanh diệt pháp.
Dịch:
Các hành
vô thường,
Là pháp
sanh diệt.
Bồ Tát được nghe hai câu
đại pháp ấy rồi
vui
mừng khôn xiết, liền khẩn thiết thỉnh
La Sát nói nốt nửa
bài kệ sau.
La Sát đáp
rằng: “Vì ông nói nửa
bài kệ sau thật chẳng khó khăn gì, nhưng hiện nay bụng
tôi đang đói không thể chịu được, nên không đủ
tinh thần nói nửa
bài kệ
sau”.
Bồ Tát nghe xong liền thưa rằng: “Ngài
cần dùng
thức ăn chi, tôi xin
thành tâm sẵn sàng cúng dường”.
La Sát đáp rằng: “Tôi
không ăn thứ gì khác, chỉ thích ăn huyết nhục người còn sống”.
Bồ Tát vừa nghe
xong, không chút
do dự, đáp rằng: “Xin ngài vì tôi
tiếp tục nói nửa
bài kệ sau,
tôi nguyện xẻ thân này
cúng dường ngài”.
La Sát liền vì
Bồ Tát nói tiếp nửa
bài kệ sau
rằng:
Sanh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.
Dịch:
Sanh diệt diệt rồi,
Tịch diệt là vui.
(
Lưu ý:
Bài kệ bốn câu trên đây là tổng quát
vô
lượng diệu nghĩa của
Tam Tạng Thánh Giáo trong
Phật pháp. Đừng thấy
văn từ đơn
giản, dễ dàng mà cho là tầm thường. Ở đây, xin
giải thích sơ lược:
Hai câu đầu thuộc về
pháp môn lưu chuyển.
Hai câu sau thuộc về
pháp môn hoàn diệt).
Bồ Tát được nghe trọn
bài kệ bốn câu, liền đem
viết trên khắp các
đại thọ và những tảng đá lớn trong núi để
chúng sanh có tâm
cầu
chánh pháp được hưởng
lợi ích của
đại pháp này. Sau khi viết kệ xong,
Bồ
Tát liền leo lên
đại thọ, gieo mình xuống gộp núi để đem thân huyết nhục của
mình
cúng dường quỷ
La Sát.
La Sát liền dùng tay tiếp đỡ thân của
Bồ Tát và
hiện nguyên hình là
trời Đế Thích,
đảnh lễ dưới chân
Bồ Tát và
tán thán rằng:
“Tôi vì
tôn trọng đại pháp của
Như Lai, muốn xem ngài
chân thành muốn
cầu pháp
hay không, nên đến đây xúc não ngài. Ngài thật vì pháp dám
xả thân mạng
hoàn toàn
không luyến tiếc. Tôi xin đầu thành
đảnh lễ sám hối, cúi xin ngài
tha thứ và
tiếp
thọ sự thành tâm sám hối của tôi”.
Trong
kinh Niết Bàn, Phật dạy: “Do
nhân duyên vì
nửa
bài kệ dám
xả thân, mà ta thành
vô thượng đạo trước
Di Lặc Bồ Tát mười hai
kiếp” là nói ý trên vậy.
Vào thời
quá khứ,
đức Bổn Sư Thích Ca hành
Bồ
Tát đạo, làm một vị đại
quốc vương, vì muốn được nghe
đại pháp của
Như Lai nên
phải khoét trên thân cả nghìn chỗ để đổ dầu đốt đèn
cúng dường cho người
bà la
môn tên là Lao Độ Sai để được nghe
bài kệ sau đây:
Thường giả giai tận,
Cao giả tất đọa,
Hiệp hội hữu ly,
Sanh
giả hữu tử.
Dịch:
Những gì thường đều phải tận diệt.
Những gì cao tất phải sụp đổ.
Có xum họp tất có chia lìa,
Đã có sanh hẳn nhiên có tử.
Đại vương nghe được bài kệ trên rồi, trong lòng
vui mừng không sao tả xiết, liền lập
đại thệ rằng: “Tôi hôm nay cầu
chánh pháp,
mục đích là cầu
thành tựu Phật quả. Sau khi
thành Phật, nguyện đem ánh
sáng trí
huệ chiếu soi cho tất cả
chúng sanh được tỏ ngộ!”
Đại vương phát thệ ấy rồi, cả
trời đất đều
chấn động.
Lại nữa, vào thời
quá khứ, trong
vô số kiếp về
trước,
đức Bổn Sư hành
Bồ Tát đạo, làm một vị
quốc vương nơi cõi
Diêm Phù Đề,
tên là Tu Lâu Bà. Vì muốn
cầu đại pháp của
Như Lai để
hóa độ chúng sanh, ngài
không hề luyến tiếc,
hy sinh vợ đẹp, con yêu, đem cho quỷ
Dạ Xoa ăn để
nghe
được chánh pháp. Sau khi
dạ xoa ăn
vợ con của
đại vương xong mới nói
bài kệ
rằng:
Nhứt thiết hành
vô thường,
Sanh giả giai hữu khổ,
Ngũ ấm không vô tướng
Vô hữu ngã,
ngã sở.
Dịch:
Tất cả các hành đều
vô thường,
Đã có sanh ra đều có khổ.
Thân
ngũ ấm nầy không,
vô tướng.
Hoàn toàn không có ngã,
ngã sở.
Đại vương nghe
bài kệ trên lòng
hoan hỷ vô cùng,
tỏ ngộ được
đại pháp vô giá,
không pháp gì trên
thế gian có thể
sánh bằng.
Chư
Bồ Tát đều vì pháp mà không luyến tiếc
thân
mạng, nên
đức Phổ Hiền dạy
Thiện Tài đồng tử rằng: “Trong bể
giáo pháp của Ta
đây, không một chữ, một câu nào không phải là chữ hoặc câu mà không phải
xả thí
thân mạng mới cầu được”.
Vì
đạo pháp mà
quên mình,
xả thân cúng dường cho
Pháp Sư là
hạnh nguyện vì pháp của
Bồ Tát.
Nếu không thực hành như
vậy mà chỉ
luyến tiếc
thân mạng,
bỏn xẻn của tiền, thì
trái với hạnh nguyện “vì pháp quên
mình” của
đại sĩ, cùng
trái với bổn tâm
cung kính hiếu thuận của
Bồ Tát. Cho
nên,
cuối cùng trong kinh phán: “Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Trong kinh
Viên Giác dạy: “Chúng sanh
thời mạt
pháp muốn
tu hành phát nguyện trọn đời cúng dường thiện hữu, kính thờ
thiện tri
thức, gần gũi bậc
thiện tri thức, phải đoạn trừ tâm
kiêu mạn, khi
xa lìa thiện
tri thức phải đoạn trừ tâm
sân hận. Những cảnh
thuận nghịch hiện tiền xem như hư
không, rõ biết
tự tâm rốt ráo bình đẳng, cùng với
chúng sanh đồng
một thể không
sai khác.
Tu hành như thế mới được
chứng nhập Viên Giác”.
Lời sớ thích đoạn kinh văn trên nói rằng: “Luận
về các bận
thiện hữu hóa độ chúng sanh phải dùng nhiều
phương tiện. Khi nào
nhận thấy tâm ý thầy trò khế hợp mới đem chỉ thú của
chánh pháp truyền trao.
Tùy theo căn cơ chúng sanh, có khi
cần phải thân cận để
hóa độ. Thế mà
chúng
sanh ngu si không
hiểu biết, thấy
thiện tri thức đến gần gũi với mình thì sanh
tâm
kiêu mạn.
Tâm
kiêu mạn đã sanh thì không thể nào vào được
Đạo. Nên kinh dạy phải đoạn trừ tâm
kiêu mạn. Hoặc có khi gặp
nhân duyên khác
mà thầy trò phải cách
xa nhau, do đó sanh tâm
sân hận mà nói rằng: “Thầy
xa lìa
ta để đi gần gũi với người khác”.
Lại còn nói thầy có tâm thương ghét. Một khi đã
có một niệm sân
sanh khởi thì ngàn muôn
sự chướng ngại
lập tức phát sanh. Không
kể đến sự
mất lợi ích trong
đạo pháp, chính
bản thân kẻ đó bị
đọa lạc trong
tam
đồ. Cho nên kinh dạy phải đoạn trừ tâm sân hận”.
Trong
kinh Thí Dụ kể lại một
câu chuyện như
sau:
Trong thời
quá khứ,
tôn giả A Nan là một
đồng tử
bán hương.Trên đường đi bán
hằng ngày,
đồng tử gặp một tiểu
sa di vừa đi
khất
thực vừa
đọc tụng kinh kệ.
Thấy thế,
đồng tử hỏi
sa di vì sao phải làm như
vậy,
sa di đáp rằng: “Thầy tôi hiện
tu hành trong núi, bảo tôi mỗi ngày đến nhà
thí chủ khất hóa một thăng gạo mang về,
đồng thời phải
đọc tụng một
bài kệ
trong kinh Phật cho thuộc, nên tôi phải làm như thế”.
Đồng tử lại hỏi: - Nếu chú không đi lấy gạo mỗi
ngày, chú tụng được mấy bài kệ?
Sa di đáp rằng:
Nếu không đi lấy gạo mỗi ngày,
tôi
đọc tụng thuộc mười
bài kệ.
Đồng tử nghe xong vì muốn cho chú
Sa Di thành
tựu việc
đọc tụng kệ kinh, bèn nói rằng: - Tốt lắm, từ nay tôi xin thay
thế cho
chú mang gạo đến tận nơi, chú khỏi
cần phải đi khất hóa.
Sa di nghe nói
vui mừng khôn xiết, ở nơi am
chuyên tâm nhất ý
đọc tụng kệ kinh. Khi
đồng tử mang gạo đến am được chín hộc,
đồng tử thử hỏi
sa di để biết sự
đọc tụng kinh kệ có được nhiều hay không. Quả
nhiên,
suy tính theo mỗi ngày một thăng gạo, thì chú
Sa Di mỗi ngày mười
bài kệ
đủ số không sai.
Tôn giả A Nan do
công đức thay cho chú
Sa Di
mang gạo này mà
hiện tại được gặp Phật, và được suy tôn là bậc
Đa Văn đệ nhất
trong hàng
đệ tử Thanh Văn.
Chúng ta thử nghĩ: Chỉ vì một chú
Sa Di trì kinh
mà thay thế mang gạo, còn được
quả báo thù thắng như thế, huống chi
cúng dường
cho bậc thầy - bạn
Đại Thừa, là những người có khả năng
tuyên thuyết chánh
pháp, thì
quả báo thù thắng được
thọ hưởng không thể hạn lượng.
Kết thành
tội nghiệp của “bất
cung cấp thỉnh
pháp giới” này phải hội đủ bốn duyên như sau:
1.
Pháp Sư: Thật sự có vị
Pháp Sư Đại Thừa đi
đến.
2. Tưởng
Pháp Sư: trong tâm đích xác biết vị ấy
là vị
Pháp Sư đi đến chỗ mình. Nếu
như không biết người ấy là vị
Pháp Sư thì
không phạm.
3 Không có tâm thỉnh: không có lòng muốn thỉnh
Pháp Sư thuyết pháp. Hoặc đối với
Pháp Sư có
tâm niệm sân hận,
buồn rầu, nên
không chịu thỉnh. Vì
nội tâm có
phiền não nên
phạm tội nhiễm ô khởi. Hoặc do
tính hay quên, hoặc do lười biếng mà không thỉnh
Pháp Sư thuyết pháp. Trong
trường hợp này, vì không có
phiền não xen lẫn trong tâm, nên
chỉ phạm tội,
nhưng không phải là
phạm tội nhiễm ô khởi.
4. Làm lơ bỏ qua:
trường hợp rõ ràng có
Pháp Sư
ở
trước mặt và bạn có thể được
lợi ích nghe pháp, nhưng bạn làm lơ bỏ qua
nhân
duyên rất tốt như thế.
Cho nên
tùy theo việc mà kết thành tội
khinh cấu.
Những
nhân duyên đặc biệt nào không thỉnh
Pháp
Sư mà không phạm tội?
-
Trường hợp bị bệnh nặng, tự mình không thể
ngồi dậy được.
- Chính
bản thân mình không
đủ sức cúng dường
nên không đủ
phương tiện thỉnh thầy
thuyết pháp.
- Hoặc biết người
thuyết pháp không phải
tuyên
thuyết chánh pháp của
Như Lai, mà chỉ nói một cách
điên đảo không thành
vấn đề
gì, không mang lại
lợi ích cho
thân tâm người
nghe pháp, nên không thỉnh người
ấy
thuyết pháp.
- Hoặc chính mình đã có sức
đa văn, đối với
Phật
pháp đã có sự
nhận thức tương đương, có
thể không cần thỉnh
Pháp Sư thuyết
pháp.
- Hoặc mình đã có
học hỏi đại pháp của
Như Lai
nên không thỉnh
Pháp Sư thuyết pháp.
- Hoặc chính mình đang
chuyên tu,
tọa thiền,
tụng kinh,
niệm Phật... nên không thỉnh
Pháp Sư thuyết pháp.
Những
trường hợp trên, không thỉnh
Pháp Sư
thuyết pháp thì không trái
phạm giới này.