Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Hai Mươi: Long Nha và Ý Của Tổ Sư Từ Tây Thiên Qua

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 14698)
Tắc thứ Hai Mươi: Long Nha và Ý Của Tổ Sư Từ Tây Thiên Qua

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 2

TẮC THỨ HAI MƯƠI

LONG NHA VÀ Ý CỦA TỔ SƯ TỪ TÂY THIÊN QUA

 

THÙY:Chồng chất đồi núi,va tường phá vách, trữ ý dụng cơ, luôn luôn ấm ức. Hoặc có một người bước ra lật đổ biển lớn, đá ngã Tu Di, hét tan mây trắng, đánh vỡ hư không.Lập tức với một cơ một cảnh làm líu lưỡi tất cả người trong thiên hạ, khiến các ông không còn chỗ mà mon men đến gần. Thử nói xem, xưa nay đã từng có ai như thế? Xin thử nêu lên xem.

CỬ: Long Nha hỏi Thúy Vi, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Thúy vi nói, “Đưa dùm Thiền bản cho tôi coi.” Long Nha Thiền bản cho Thúy Vi, Thúy Vi tiếp lấy rồi đánh Long Nha.Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh, song cũng chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả!”

Long Nha lại hỏi Lâm Tế, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Lâm Tế nói, “Đưa dùm bồ đoàn cho tôi coi.” Long Nha cầm bồ đoàn đưa cho Lâm Tế, Lâm Tế tiếp lấy rồi đánh Long Nha. Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh , song chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả!”

BÌNH: Thúy Nham Chi hòa thượng nói, “Lúc ấy thì như thế, ngày nay dưới da của các nạp tăng còn có máu không?” Qui Sơn Triệt nói, “Thúy vi và Lâm Tế đúng là những bậc thầy trong tông môn của chúng ta.” Long Nha vạch cỏ ngóng gió, quả là xứng đáng để làm gương mẫu cho người đời sau. Sau khi thầy ta trụ viện rồi, có ôngtăng hỏi, “ Bạch hòa thượng, lúc ấy ngài có đồng ý với hai vị tôn túc kia chăng?” Long Nha nói, “Đồng ý thì đồng ý, song chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.” Long Nha nhìn trước nhìn sau, tùy bệnh cho thuốc.

Đại Qui thì không như thế. Lúc người khác hỏi lúc ấy Long Nhađồng ý với hai vị tôn túc kai không, hoặc Long Nha có hiểu hay không là thầy ta đánh ngay. Như thế không những là phù hợp với (tôn chỉ của) Thúy Vi và Lâm Tế mà còn không phụ lòng người hỏi nữa.

Thạch Môn thông nói, “Long Nha mà không bị dồn thì còn được, song nếu bị ông tăng nào đó hỏi dồn là mất ngay một con mắt.”

Tuyết Đậu nói, “Lâm Tế và Thúy Vi chỉ biết nắm chặt chứ không biết buông ra. Lúc ấy ta mà là Long Nha vừa bảo ta lấy Thiền bảnbồ đoàn là ta hẳn đã cầm lên rồi ném xuống ngay.”

Ngũ Tổ Giới nói, “Tại sao hòa thượng lại mặt dài như thế?” Lại nói, “ Sao Thổ tú của Tổ Sư ở ngay trên đầu.”

Hoàng Long Tân nói, “Long Nha dắt trâu của thợ cầy giựt đồ ăn của người đói. Một khi đã hiểu là hiểu, tại sao không có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua? Các ông có hiểu không? Đầu gậy mắt sáng như mặt trời, muốn biết vàng thật thử trong lửa.”

Phàm việc khích dương yếu chỉ, đề xướng tông thừa, nếu như có thể hiểu thấu được ngay khoảnh khắc đầu tiên, thì các ông mới có thể làm líu lưỡi tất cả mọi người trong thiên hạ, thảng hoặc các ông trù trừ, lập tức sẽ bị rơi vào hàng phụ thứ. Hai lão hán này (Lâm Tế và Thuy Vi) tuy là đánh mưa đánh gió, kinh thiên động địa, song chưa từng bao giờ đánh một người mắt sáng cả.

Cổ nhân tham Thiền gian khổ không phải là ít, lập chí khí đại trượng phu, trèo non vượt suối để tham kiến các bậc tôn túc. Long Nha thoạt tiên tham kiến Thúy Vi Lâm Tế, sau đó lại đến gặp Đức Sơn, hỏi Đức Sơn rằng, “ Lúc có kẻ học thiền cầm gươm Mạc Da đến toan lấy đầu thầy thì như thế nào?” Đức Sơn đưa cổ ra, hét lên. Long Nha nói, “Đầu thầy đã rụng rồi.” Đức Sơn mĩm cười rồi thôi.

Sau đó Long Nha lại đến gặp Động Sơn. Động Sơn hỏi “Ông mới từ đâu đến vậy?“ Long Nha nói, “Từ Đức Sơn” Động Sơn nói. “Đức Sơn đã nói gì vậy?” Long Nha bèn thuật lại câu chuyện kia. Động Sơn nói, “Thầy ta nói gì vậy?” Long Nha nói, “ Thầy ta chẳng nói gì cả.” Động Sơn nói, “Đừng có bảo là thầy ta không nói gì cả. Thử nhặt cái đầu rơi dưới đất của Đức Sơn trình lên cho lão tăng xem thử xem.” Nghe thế Long Nha tỉnh ngộ, bèn thắp hương hướng về phía (Tự viện của) Đức Sơn mà lạy sám hối. Khi nghe thầy thể Đức Sơn nói, “ Lão Động Sơn này không biết phân biệt hay dở, cái gã kia đã chết từ lâu rồi cứu sống lại để làm gì cơ chứ? Cừ để gã cầm đầu của lão tăng mà đi khắp thiên hạ.”

Long Nha bổn tính thông minh mẫn tiệp, đem đầy một bụng Thiền mà đi hành cước. Vừa đến Trường An gặp Thúy Vi đã hỏi, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Thúy Vi nói, “Đưa dùm tôi Thiền bản coi.”Long Nha đưa Thiền bản cho Thúy Vi. Thúy Vi tiếp lấy rồi đánh Long Nha. Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh, song vẫn chẳng có gì nhằm nhò với ý Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.” Lại hỏi Lâm Tế, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Lâm Tế nói, “Đưa dùm tôi bồ đoàn coi.” Long Nha đưa bồ đoàn cho Lâm Tế. Lâm Tế tiếp lấy rồi đánh Long Nha. Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh, song vẫn chẳng có gì nhằm nhò với ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.”

Lúc Long Nha đặt câu hỏi quả thực không phải chỉ muốn thấy hai lão hán trên ghế thầy kia, mà còn muốn giải minh cả cái đại sự của chính mình nữa. Có thể nói là lời thốt ra không phí, sự thể trình ra không bừa bãi mà phát xuất từ nỗ lực của Long Nha.

Há không nghe chuyện Ngũ Duệ đến tham kiến Thạch Đầu, tự nhủ với mình trước rằng: “ Nếu như nghe một lời mà khế hợp được thì ở còn nếu không thì lại đi.” Thạch Đầu vẫn ngồi thản nhiên. Ngũ Duệ rũ áo bỏ ra. Thạch Đầu biết Ngũ Duệ là bậc Pháp khí cho nên mới rũ lòng khai mở cho, song Ngũ Duệ không hiểu được ý chỉ lại cáo từ mà đi. Vừa ra tới cửa, Thạch Đầu gọi, “Xà lê!”[31] Ngũ Duệ quay lại, Thạch Đầu nói, “ Từ sinh đến tử chỉ là cái này, chớ có quay đầu vặn óc mà tìm cái gì khác.” Nghe lời nói ấy Ngũ Duệ đại ngộ.

Ma Cốc cầm tích trượng đến gặp Chương Kính, đi quanh giường Thiền ba vòng, rồi chống tích trượng đứng sừng sững đó. Chương Kính nói, “Đúng đúng.” Ma Cốc lại đến gặp Nam Tuyền, cũng đi quanh ba vòng rồi chống tích trượng đứng sừng sững. Nam Tuyền nói, “ Sai sai. Đó là do sức gió quay cuồng cuối cùng thế nào cũng bại hoại.” Ma Cốc nói, “ Chưong Kính nói đúng, cớ sao hòa thượng lại nói sai?” Nam Tuyền nói, “ Chương Kính thì đúng, còn chú mới là sai.”

Cổ nhân quả thật phải nêu lên và nhìn thấu một sự kiện này. Người bây giờ mới bị hỏi đã chẳng vận dụng nỗ lực gì cả. Hôm nay như thế, ngày mai cũng chỉ như thế. Nếu như các ông cũng như thế thì có đến tận thế cũng chẳng bao giờ dứt. Cần phải phấn chấn tinh thần thì mới có phần nào phù hợp.

Thử nhìn xem Long Nha hỏi một câu, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Thúy vi nói, “Đưa dùm tôi Thiền bản coi.”Long Nha đưa Thiền bản cho Thúy Vi. Thúy Vi tiếp lấy rồi đánh Long Nha. Lúc ấy khi Long Nha cầm Thiền bản lên há lại không biết rằng Thúy Vi sẽ đánh mình sao? Cũng không thể nói rằng thầy ta không hiểu, bởi vì tại sao thầy ta lại đưa Thiền bản cho Thúy Vi? Thứ nói xem, nếu như lúc ấy Long Nha đảm đương nổi cơ duyên ấy thì thầy ta hẳn đã làm gì rồi? Thầy ta không kiếm chỗ dụng trong nước sông[32] mà lại đi kiếm sống trong nước chết[33]? Luôn luôn đóng vai chủ chốt, Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh , song cũng chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ sư từ Tây Thiên qua cả.”

Long Nha cũng còn đến Hà Bắc để tham kiến Lâm Tế. lại cũng hỏi như trước. Lâm Tế nói, “Đưa dùm tôi bồ đoàn coi.” Long Nha đưa bồ đoàn cho Lâm Tế. Lâm Tế tiếp lấy rồi đánh Long Nha. Long Nha nói, “Đánh thì cứ việc đánh, song cũng chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.” Thử nói xem, hai vị tôn túc này không phải là truyền thừa của cùng một dòng, tại sao câu trả lời lại giống nhau? Chỗ dụng xứ cũng cùng một loại? Nên biết rằng cổ nhân dù một lời một câu chẳng từng bao giờ nói bừa cả.

Sau này lúc Long Nha trụ viện có ông tăng hỏi, “ Bạch hòa thượng, lúc ngài gặp hai vị tôn túc kia, ngài có đồng ý với họ chăng? Long Nha nói, “Đồng ý thì đồng ý với họ chăng?” Long Nha nói, “Đồng ý thì đồng ý, song cũng chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.” Trong bùn mủn có gai, buông tha cho người là cũng đủ rơi voà hành phụ thứ rồi. Lão hán nay bình tĩnh thật, đúng là bậc tôn túc trong dòng của động sơn. Nếu muốn làm môn hạ của Đức Sơn Lâm Tế thì phải biết rằng có một sinh nhai khác nữa. Nếu như là sư núi tôi thì sẽ không thế, tôi hẳn chỉ nói với ông tăng kia, “Đồng ý thì đồng ý, song cũng vẫn chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.”

Há không nghe chuyện có ông tăng hỏi Đại Mai, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Đại Mai nói, “ Từ tây Thiên qua chẳng với ý gì cả.” Diêm Quan nghe thấy câu chuyện này nói, “ Một cỗ quan tài hai người chết.” Huyền Sa nghe thấy thế nói, “ Diêm Quan đúng là tay thành thạo.” Tuyết Đậu nói, “ Có tới ba người chết vậy.” Ông tăng hỏi về ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua, Đại Mai lại nói là chẳng có ý gì cả. Nếu như các ông hiểu như thế sẽ bị rơi ngay vào chỗ vô sự. cho nên mới có câu nói, “ Nên tham câu sống[34] chứ đừng tham câu chết.”[35]. Nếu như nơi câu sống mà hiểu được thì trọn kiếp không quên, còn nếu dựa vào câu chết mà hiểu, thì tự cứu mình cũng chẳng xong.

Khi Long Nha nói như thế, quả thực là thầy ta đã nỗ lực hết sức. Cổ nhân nói, “Tương tục là một điều rất khó.” Các bậc cố nhân khác cũng chẳng hề dùng bừa một lời hay một câu của mình. Lúc nào cũng tiền hậu tương chiếu có quyền có thực, có chiếu có dụng, chủ khách rõ ràng, ngang dọc tương xứng.

Nếu như các ông muốn phân biện rõ ràng, Long Nha tuy không mờ tối về tông thừa của chúng ta, song tại sao lại bị rơi vào hàng phụ thứ? Lúc hai vị tôn túc kia đòi Thiền bảnbồ đoàn, Long Nha không thể nào không biết ý của họ, song chỉ vì thầy ta muốn sử dụng cái ở trong đáy lòng của mình. Tuy là Long Nha đúng, song chỗ dụng của thầy ta không khỏi có hơi cao xa quá. Long Nha hỏi như thế, hai vị tôn túc kia trả lời như thế, tại sao lại không có gì nhằm nhò đến ý của Tổ sư từ Tây Thiên qua? Đến chỗ này rồi, các ông nên biết rằng còn có một chỗ kỳ đặc nào khác. Tuyết Đậu nêu lên cho thiên hạ thấy.

TỤNG:

Trong núi Long Nha rồng không mắt,

Nước chết làm sao chấn cổ phong?

Thiền bản bồ đoàn không dùng được

Chỉ cần đem trao cho Lô công.[36]

BÌNH: Tuyết Đậu đoán định công án này theo các dữ kiện. Tuy thầy ta tụng như thế, song thử nói xem ý thầy ta ở chỗ nào? Không mắt ở chổ nào? Nước chết ở chỗ nào? Đến chỗ này cần phải có biến thông mới được. cho nên mới nói, “Hồ trong không để rồng cuộn khúc. Nước đọng làm sao có mãnh long?” Há không nghe nói” nước đọng không chứa rồng” sao? Nếu như là con rồng sống thì cần phải đến chỗ sóng lớn bập bềnh ba đào cuộn trào. Đây có ý nói rằng Long Nha đi vào nước chết cho nên bị người khác đánh. Song thầy ta lại nói, “Đánh thì cứ việc đánh, song cũng chẳng có gì nhằm nhò đến ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua cả.” Khiến cho Tuyết Đậu nói, “ Nước chết làm sao chấn cổ phong?” Tuy nhiên như thế, song thử nói xem Tuyết Đậu ủng hộ Long Nha hay là hạ thấp quang huy của thầy ta?

Người ta thường hiểu lầm, nói rằng, “Tại sao lại chỉ cần đem trao cho Lô công?” Đâu có biết rằng Long Nha quả thật đem chúng cho người khác. Phàm khi tham thỉnh( các bậc tôn túc) cần phải phân biện được ngay cơ duyên, thì mới mong thấy được chỗ gặp gỡ của các cổ nhân. “Thiền bản đồ đoàn không dùng được.” Thúy Vi nói, “Đưa dùm Thiền bản cho tôi coi.” Long Nha bèn đưa Thiền bản cho thầy ta, như thế há không phải là kiếm sống trong nước chết sao? Rõ ràngLong Nha được trao cho một con ngựa quí, có điều thầy ta không biết cưỡi mà thôi. Đó là không biết dụng vậy.

“ Chỉ cần đem trao cho Lô công.” Người ta thường nói Lô công là Lục Tổ, nói thế là sai. Chưa từng bao giờ cho người khác,nếu như bảo là đem cho người khác để mà đánh người ta, thì là cái gì vậy?[37] Tuyết Đậu đã từng tự xưng là Lô công trong bài “ Hối Tích Tự Di” rằng, “ Bức họa năm xưa yêu Động Đình, trong sóng bảy mươi hai đỉnh cao. Giờ đây nằm khểnh nhớ chuyện cũ, vẽ thêm Lô công dựa vách đá.” Tuyết Đậu muốn vượt qua đầu Long Nha, song lại sợ thiên hạ hiểu lầm, cho nên lại tụng thêm để cắt đứt hết các chỗ nghi ngờ của thiên hạ. Tuyết Đậu lại nêu lên rằng:

TỤNG:Lão hán này chưa chấm dứt được cho nên lại làm thêm một bài tụng nữa:

Cho Lô công rồi nương vào đâu?

Ngồi dựa thôi đừng tiếp Tổ đăng.

Đáng nói, mây chiếu về chưa đủ,

Núi xa vô hạn xanh biếc xanh.

BÌNH: “ Cho Lô công rồi nương vào đâu?” Cần phải nhìn thẳng vào đây mà hiểu, chứ đừng tựa cây đợi thỏ. Đập vỡ tất cả những gì trước đầu, đừng giữ lại chút gì trong lòng cả. Buông thả và tự tại, cón cần gì để dựa vào nữa? Ngồi hay là dựa cũng chẳng đáng để xem là Phật Pháp. Cho nên Tuyết Đậu mới nói, “ Ngồi dựa thôi đừng tiếp Tổ Đăng.” Tuyết Đậu một lúc nêu trọn cả, thầy ta có chỗ xoay chuyển, cuối cùng lại để lộ chút ý chỉ. Tuyết Đậu nói, “Đáng nói, mây chiều về chưa đủ.” Thử nói xem, ý của Tuyết Đậu ở chổ nào? Lúc mây chiều về sắp họp lại song chưa họp lại với nhau thì như thế nào? “ Núi xa vô hạn xanh biếc xanh.” Cũng y như trước xông tận vào hang ma. Đến chỗ này rồi cắt đứt tất cả được mất thị phi, đạt được tự do tự tại, thì mới là đắc được chút gì. “ Núi xa vô hạn xanh biếc xanh.” Thử nói xem, đó là cảnh giới của Văn Thù, cảnh giới của Phổ Hiền, hay là cảnh giới của Quan Âm. Đến đây rồi thử nói xem đó là chuyện của ai? 
 
 

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Thước của người xưa: “xích”.

[2] Câu này không có trong bản của Cổ Phương Thiền Sư.

[3] “Pháp khí” có nghĩa là dụng cụ để chứa đựng Pháp, ngụ ý chỉ những người có khả năng trao truyền Phật Pháp lại cho hậu thế.

[4] Xin xem thêm trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, cùng một dịch giả, sẽ xuất bản.

[5] Kim ô có nghĩa là mặt trời.

[6] Ngọc thỏ có nghĩa là mặt trăng.

[7] Miết có nghĩa là con ba ba.

[8] Lục Đại Phu, theo sách Cảnh Đức Truyền Đăng Lục từng làm Tuyên Châu thứ sử, là học trò của Nam Tuyền Phổ Nguyện.

[9] “Ngũ ấm” hay “ngũ uẩn” có nghĩa là năm tổ hợp (skandla) các thành tỏ của hiện hữu. Đó là sắc (rù pà), thụ (vedanà), tưởng (samjinà), hành (samskàrà) và thức (vijnana) uẩn.

[10] “nạp” có nghiã là thứ áo do nhiều mảnh vá chắp thành mà các nhà sư hay mặc. Do đó từ ngữ “nạp tăng” dùng để chỉ một tu sĩ Phật giáo.

[11] Nguyên văn: “ứng cơ”, có nghĩa là tùy theo hoàn cảnh ( mà dẫn dắt người đời).

[12] Đọan này bản của Ito Yeten hơi khác với bản của Cổ Phương Thiền Sư, chúng tôi dựa theo bản của Cổ Phương.

[13] Chữ “ngư”và chữ “lỗ” trông hơi giống nhau nên thường bị lầm với nhau. Thành ngữ “ ngư lỗ sâm si” có ý nói cái đa đoan của thế giới hiện tượng.

[14] Đề Bà tức Aryàdeva (hay Kànadeva) theo truyền thuyết là học trò của Long Thụ (Nàgàrjuna), được truyền thống Thiền lập làm tổ thứ mười lăm. Về Aryàdeva xin xem P.L.Vaidya Études sur Aryadeva et son Catuhsataka. Paris, 1923.

[15] Long Thụ tức Nàgàjuna, tư tưởng gia vĩ đại nhất của Phật Giáo Đại Thừa.

[16] Chín mươi sáu loại tà kiến: theo Cát Tạng trong Tam luận Huyền Nghĩa thì chín mươi sáu thứ tà kiến này dựa trên các kiến chấp căn bản như chấp tà nhân tà quả, vô nhân hữu quả, hữu nhân vô quả, vô nhân vô quả, cùng các kiến chấp về đoạn hay thường.

[17] Nguyên văn: “nhất sắc biên sự”.

[18] Diêm Phù tức Diêm Phù Đề Châu (Jambudvìpa). Về ý nghĩa của Diêm Phù Đề Châu trongvũ trụ luận của Phật Giáo xin xem: Randy Kloetzli, Buddhist Cosmology. Nêw Delhi, 1983. 

[19] Thiều Dương Lão Nhân tức là Vân Môn Văn Yển Thiền Sư.

[20] Do tuần (nayuta) một đơn vị đo lường trong huyền thoại Phật giáo. Xem chú thích số 1.

[21] Hồ có nghĩa là người Ấn Độ.

[22] Chữ “pháp” trong Phật giáo có rất nhiều nghĩa. Ở đây chữ “pháp” được dùng lần lượt với ý nghĩa là “giáo lý của đức Phật” và “ các hiện tượng” hay “ dữ kiện”.

[23] Bản của Ito yuten: “ nễ” (các ông), bản của Cổ Phương Thiền Sư: “tha” (Vân Môn)

[24] Tứ chúng là Tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc (nam cư sĩ),và ưu bà di (nữ cư sĩ)

[25] Bản của Ito Yuten: Một quyền đấm đổ núi Tu Di, một đạp đạp tung nước biển lớn.

[26] Loạn An Lộc Sơn xảy ra vào năm 755

[27] “Tha tâm thông”: phép thần thông thấu hiểu được tâm ý của người khác, do tu Thiền định mà đạt được. Đây là một trong “Lục thông” (sáu phép thần thông) hay sáu “thông mốt”

[28] Xem Kinh Hoa Nghiêm và Kim Sư Tử Chương của Pháp Tạng.

[29] Xem Kinh Hoa Nghiêm và Kim Sư Tử Chương của Pháp Tạng.

[30] Tây Viên là học trò của Mã Tổ Đạo Nhất.

[31] “Xà lê” là dịch âm của chữ Phạn àcàrya có nghĩa là “thầy”

[32] “Tử thủy”.

[33] “Hoạt thủy”. Về ý nghĩa của hai chữ này xin xem Chang Chen Chi, The Practice of Zen. New York, 1957, passim.

[34] “Hoạt cú”.

[35] “Tử cú”. Xem chú thích số 3.

[36] Cổ Phương Thiền Sư cũng chú thích đó là danh hiệu Tuyết Đậu tự xưng mình.

[37] Câu này bản của Ito Yuten không có.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18430)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19905)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19584)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33489)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34606)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54596)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37833)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21201)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17950)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63767)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17444)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49761)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 16909)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16426)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 14521)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 22536)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 57086)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13892)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 29069)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33376)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38442)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31288)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 13945)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 14657)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14321)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12685)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14875)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19235)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13857)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 12706)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 30474)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 11877)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 30753)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 29457)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 30671)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31284)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37175)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32324)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 23744)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12257)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 14254)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14118)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 34030)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27778)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 12481)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 28701)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 29426)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 12464)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 29288)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 28091)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 25734)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26089)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22322)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 33207)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31855)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39639)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22507)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 34541)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27404)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28441)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant