TRIẾT
LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
“Đó là nhờ có trí nhớ.”
“Thế không phải là do suy tưởng sao?”
“Có khi nào bệ hạ quên mất một việc gì bệ hạ đã từng làm không?”
“Có.”
“Vậy lúc đó bệ hạ có bị mất suy tưởng không?”
“Không, lúc đó trẫm mất trí nhớ.”
“Vậy bệ hạ không thể nói rằng người ta nhớ là do suy tưởng chứ không phải do trí nhớ.”
“Bạch đại đức, khi người ta ghi nhớ một việc gì, ấy là bởi nội lực tự nhiên hay do có sự kích thích từ bên ngoài?”
“Do bởi sức mình, và cũng do sự kích thích từ bên ngoài nữa.”
“Nếu người ta không thể nhớ hết thảy mọi việc, thì không thể nói là nhớ được do nơi sự kích khích.”
“Nếu không có sự nhớ do nơi kích thích, thì những nhà mỹ thuật chẳng cần học hỏi chuyên môn, kỹ thuật, và người ta cũng không cần cầu học nơi thầy, vì như vậy đều vô ích.”
“Bạch đại đức, có bao nhiêu cách khiến người ta nhớ được việc đã qua?”
“Đại vương, có mười sáu cách khiến người ta nhớ được việc đã qua. Đó là:
1. Do tự nhiên mà ghi nhớ. Như trường hợp ngài A-nan, Cưu-thù-đan-la và nhiều vị thánh tăng khác, các vị có khả năng tự nhiên ghi nhớ những gì đã được nghe, thấy.
2. Do sự nhắc nhở từ bên ngoài. Như trường hợp người hay quên, phải nhờ những kẻ khác nhắc nhở thường xuyên thì mới nhớ.
3. Do ảnh hưởng của một sự việc vinh quang. Như trường hợp nhà vua nhớ ngày lên ngôi, người tu nhớ ngày quy y thế độ của mình.
4. Do ảnh hưởng một dịp may. Người ta nhớ những lúc nào người ta được may mắn lớn lao.
5. Do ảnh hưởng một dịp rủi ro. Người ta nhớ lúc nào người ta bị khốn đốn.
6. Do sự mường tượng giống nhau giữa một sự vật với sự vật khác mà mình đã nhớ. Như trường hợp nhìn thấy người giống cha, mẹ, chị, em... mình thì mình nhớ.
7. Do ảnh hưởng của một việc nổi bật. Người ta nhớ đến những sự vật nào nổi bật hơn hết trong cùng nhóm của nó. Như thầy giáo nhớ đứa học trò giỏi nhất lớp.
8. Do ảnh hưởng của lời nói. Như người ta nhớ những điều thường nghe những người quanh mình nhắc đến.
9. Do những dấu hiệu đặc biệt. Như người đến một thành phố lạ, ghi nhớ những nơi thắng tích, đều là nhờ những dấu hiệu đặc biệt.
10. Do có sự thúc giục. Như trường hợp người ta bị thúc bách, buộc phải nhớ một điều gì đó, vì nó gây ảnh hưởng lớn cho họ, hoặc do những người chung quanh muốn như vậy nên thúc giục họ. Như trường hợp người đi thi phải ghi nhớ bài học.
11. Do ảnh hưởng của thói quen. Như người tập viết, nhờ luyện tập nhiều lần mới quen thuộc các đường nét của chữ viết.
12. Do sự suy tính theo nguyên tắc. Như người học toán, ghi nhớ những công thức nhờ áp dụng để tính toán theo nguyên tắc.
13. Do học thuộc lòng. Như khi cần ghi nhớ một điều gì, người ta học cho thuộc lòng những điều ấy, rồi thì có thể ghi nhớ được một thời gian sau nữa.
14. Do sự chuyên tâm chú ý. Như những người tu hành nhờ thiền định mà nhớ ra nghiệp đời trước của mình. Người ta chuyên tâm chú ý vào chuyện gì thì có thể ghi nhớ được chuyện ấy.
15. Do đọc thấy trong sách vở. Như người siêng năng tụng đọc kinh điển có thể nhớ được những lời dạy trong kinh.
16. Do sự cất giấu trước đây, nay nhìn thấy lại cho nên nhớ. Như người nhìn thấy một vật cất giấu, liền nhớ lại lúc mang cất giấu nó.
17. Do sự tương hợp. Như khi ngửi một mùi hương, nhìn thấy một màu sắc, nghe một âm thanh... có sự tương hợp, giống nhau với những mùi hương, màu sắc, âm thanh... mà mình đã nếm trải trước đây, liền nhớ lại.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
II. Một
cuộc vấn đáp đạo lý
20. TRÍ NHỚ
“Bạch đại đức, do nơi đâu mà người ta có thể nhớ được những việc đã qua, những việc đã làm từ trước kia?”“Đó là nhờ có trí nhớ.”
“Thế không phải là do suy tưởng sao?”
“Có khi nào bệ hạ quên mất một việc gì bệ hạ đã từng làm không?”
“Có.”
“Vậy lúc đó bệ hạ có bị mất suy tưởng không?”
“Không, lúc đó trẫm mất trí nhớ.”
“Vậy bệ hạ không thể nói rằng người ta nhớ là do suy tưởng chứ không phải do trí nhớ.”
“Bạch đại đức, khi người ta ghi nhớ một việc gì, ấy là bởi nội lực tự nhiên hay do có sự kích thích từ bên ngoài?”
“Do bởi sức mình, và cũng do sự kích thích từ bên ngoài nữa.”
“Nếu người ta không thể nhớ hết thảy mọi việc, thì không thể nói là nhớ được do nơi sự kích khích.”
“Nếu không có sự nhớ do nơi kích thích, thì những nhà mỹ thuật chẳng cần học hỏi chuyên môn, kỹ thuật, và người ta cũng không cần cầu học nơi thầy, vì như vậy đều vô ích.”
“Bạch đại đức, có bao nhiêu cách khiến người ta nhớ được việc đã qua?”
“Đại vương, có mười sáu cách khiến người ta nhớ được việc đã qua. Đó là:
1. Do tự nhiên mà ghi nhớ. Như trường hợp ngài A-nan, Cưu-thù-đan-la và nhiều vị thánh tăng khác, các vị có khả năng tự nhiên ghi nhớ những gì đã được nghe, thấy.
2. Do sự nhắc nhở từ bên ngoài. Như trường hợp người hay quên, phải nhờ những kẻ khác nhắc nhở thường xuyên thì mới nhớ.
3. Do ảnh hưởng của một sự việc vinh quang. Như trường hợp nhà vua nhớ ngày lên ngôi, người tu nhớ ngày quy y thế độ của mình.
4. Do ảnh hưởng một dịp may. Người ta nhớ những lúc nào người ta được may mắn lớn lao.
5. Do ảnh hưởng một dịp rủi ro. Người ta nhớ lúc nào người ta bị khốn đốn.
6. Do sự mường tượng giống nhau giữa một sự vật với sự vật khác mà mình đã nhớ. Như trường hợp nhìn thấy người giống cha, mẹ, chị, em... mình thì mình nhớ.
7. Do ảnh hưởng của một việc nổi bật. Người ta nhớ đến những sự vật nào nổi bật hơn hết trong cùng nhóm của nó. Như thầy giáo nhớ đứa học trò giỏi nhất lớp.
8. Do ảnh hưởng của lời nói. Như người ta nhớ những điều thường nghe những người quanh mình nhắc đến.
9. Do những dấu hiệu đặc biệt. Như người đến một thành phố lạ, ghi nhớ những nơi thắng tích, đều là nhờ những dấu hiệu đặc biệt.
10. Do có sự thúc giục. Như trường hợp người ta bị thúc bách, buộc phải nhớ một điều gì đó, vì nó gây ảnh hưởng lớn cho họ, hoặc do những người chung quanh muốn như vậy nên thúc giục họ. Như trường hợp người đi thi phải ghi nhớ bài học.
11. Do ảnh hưởng của thói quen. Như người tập viết, nhờ luyện tập nhiều lần mới quen thuộc các đường nét của chữ viết.
12. Do sự suy tính theo nguyên tắc. Như người học toán, ghi nhớ những công thức nhờ áp dụng để tính toán theo nguyên tắc.
13. Do học thuộc lòng. Như khi cần ghi nhớ một điều gì, người ta học cho thuộc lòng những điều ấy, rồi thì có thể ghi nhớ được một thời gian sau nữa.
14. Do sự chuyên tâm chú ý. Như những người tu hành nhờ thiền định mà nhớ ra nghiệp đời trước của mình. Người ta chuyên tâm chú ý vào chuyện gì thì có thể ghi nhớ được chuyện ấy.
15. Do đọc thấy trong sách vở. Như người siêng năng tụng đọc kinh điển có thể nhớ được những lời dạy trong kinh.
16. Do sự cất giấu trước đây, nay nhìn thấy lại cho nên nhớ. Như người nhìn thấy một vật cất giấu, liền nhớ lại lúc mang cất giấu nó.
17. Do sự tương hợp. Như khi ngửi một mùi hương, nhìn thấy một màu sắc, nghe một âm thanh... có sự tương hợp, giống nhau với những mùi hương, màu sắc, âm thanh... mà mình đã nếm trải trước đây, liền nhớ lại.
Send comment