TRIẾT
LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Đại sư Huệ Khả là người Bắc Ngụy, thành Lạc dương, họ Cơ, trước lấy hiệu là Thần Quang. Sau ngài được pháp của Bồ-đề Đạt-ma ở chùa Thiếu lâm tại núi Tung. Tổ Đạt-ma đổi hiệu của ngài ra là Huệ Khả.
Trong “Phật Tổ lịch đại thông tải” có chép: Có vị Tăng tên Thần Quang, đến tham kiến Bồ-đề Đạt-ma tại chùa Thiếu Lâm. Sơ Tổ đang ngồi thiền, day mặt vào vách. Thần Quang bền chí đứng đợi, chẳng động. Người đứng giữa trời suốt đêm, tuyết đổ xuống phủ cao hơn đầu gối. Tổ Đạt-ma thấy vậy hỏi rằng:
“Ngươi đứng đã lâu giữa tuyết, vậy muốn cầu điều gì?”
“Xin Hòa thượng rủ lòng từ bi, mở cửa cam lộ, quảng độ chúng sanh.”
Tổ đáp: “Đạo vô thượng và mầu nhiệm của chư Phật, trải qua nhiều kiếp cũng khó gặp được. Những kẻ trí đức nhỏ hẹp, tâm ý khinh mạn, há dễ mong được chân thừa hay sao?”
Thần Quang nghe vậy, muốn tỏ lòng thành, bèn lấy dao bén tự chặt đứt cánh tay trái của mình dâng lên trước mặt Tổ. Đạt Ma biết là đây là bậc pháp khí, liền đổi tên Thần Quang ra là Huệ Khả.
Huệ Khả bạch rằng: “Pháp ấn của chư Phật, đệ tử có thể được chăng?”
Tổ đáp: “Pháp ấn của chư Phật chẳng phải do nơi người khác mà được.”
Huệ Khả lại nói: “Tâm đệ tử bất an, xin thầy an tâm cho.”
Tổ bảo: “Đưa tâm của ngươi đây, ta sẽ an tâm cho.”
Một lúc lâu sau, Huệ Khả mới đáp: “Đệ tử tìm tâm không thấy.”
Tổ nói: “Ta an tâm cho ngươi rồi đó.”
Chẳng bao lâu, Sơ Tổ tịch. Huệ Khả được truyền pháp, nối tiếp làm Tổ sư đời thứ hai. Khi ấy là năm đầu niên hiệu Đại Đồng triều vua Lương Võ Đế, tức là năm 529 Dương lịch.
Nhị Tổ Huệ Khả về sau lại truyền y bát cho Đại sư Tăng Xán. Ngài tịch vào năm 107 tuổi, tại Quảng Thành. Vua Đức Tông nhà Đường có thụy phong cho ngài là Đại Tổ Thiền sư.
Lúc phó Pháp và truyền Y Bát cho Tăng Xán, Tổ có đọc kệ rằng:
Bổn lai duyên hữu địa,
Nhân địa chúng hoa sanh.
Bổn lai vô hữu chủng,
Hoa diệt bất tằng sanh.
本來緣有地
因地種華生
本來無有種
華亦不曾生。
Dịch nghĩa
Xưa nay nhờ nơi mặt đất,
Muôn loài hoa cỏ đều sanh.
Xưa nay chưa từng có giống,
Hoa cũng chưa từng sanh ra.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
V. Chư Tổ sư Đông độ
2.NHỊ TỔ HUỆ KHẢ
二祖慧可Đại sư Huệ Khả là người Bắc Ngụy, thành Lạc dương, họ Cơ, trước lấy hiệu là Thần Quang. Sau ngài được pháp của Bồ-đề Đạt-ma ở chùa Thiếu lâm tại núi Tung. Tổ Đạt-ma đổi hiệu của ngài ra là Huệ Khả.
Trong “Phật Tổ lịch đại thông tải” có chép: Có vị Tăng tên Thần Quang, đến tham kiến Bồ-đề Đạt-ma tại chùa Thiếu Lâm. Sơ Tổ đang ngồi thiền, day mặt vào vách. Thần Quang bền chí đứng đợi, chẳng động. Người đứng giữa trời suốt đêm, tuyết đổ xuống phủ cao hơn đầu gối. Tổ Đạt-ma thấy vậy hỏi rằng:
“Ngươi đứng đã lâu giữa tuyết, vậy muốn cầu điều gì?”
“Xin Hòa thượng rủ lòng từ bi, mở cửa cam lộ, quảng độ chúng sanh.”
Tổ đáp: “Đạo vô thượng và mầu nhiệm của chư Phật, trải qua nhiều kiếp cũng khó gặp được. Những kẻ trí đức nhỏ hẹp, tâm ý khinh mạn, há dễ mong được chân thừa hay sao?”
Thần Quang nghe vậy, muốn tỏ lòng thành, bèn lấy dao bén tự chặt đứt cánh tay trái của mình dâng lên trước mặt Tổ. Đạt Ma biết là đây là bậc pháp khí, liền đổi tên Thần Quang ra là Huệ Khả.
Huệ Khả bạch rằng: “Pháp ấn của chư Phật, đệ tử có thể được chăng?”
Tổ đáp: “Pháp ấn của chư Phật chẳng phải do nơi người khác mà được.”
Huệ Khả lại nói: “Tâm đệ tử bất an, xin thầy an tâm cho.”
Tổ bảo: “Đưa tâm của ngươi đây, ta sẽ an tâm cho.”
Một lúc lâu sau, Huệ Khả mới đáp: “Đệ tử tìm tâm không thấy.”
Tổ nói: “Ta an tâm cho ngươi rồi đó.”
Chẳng bao lâu, Sơ Tổ tịch. Huệ Khả được truyền pháp, nối tiếp làm Tổ sư đời thứ hai. Khi ấy là năm đầu niên hiệu Đại Đồng triều vua Lương Võ Đế, tức là năm 529 Dương lịch.
Nhị Tổ Huệ Khả về sau lại truyền y bát cho Đại sư Tăng Xán. Ngài tịch vào năm 107 tuổi, tại Quảng Thành. Vua Đức Tông nhà Đường có thụy phong cho ngài là Đại Tổ Thiền sư.
Lúc phó Pháp và truyền Y Bát cho Tăng Xán, Tổ có đọc kệ rằng:
Bổn lai duyên hữu địa,
Nhân địa chúng hoa sanh.
Bổn lai vô hữu chủng,
Hoa diệt bất tằng sanh.
本來緣有地
因地種華生
本來無有種
華亦不曾生。
Dịch nghĩa
Xưa nay nhờ nơi mặt đất,
Muôn loài hoa cỏ đều sanh.
Xưa nay chưa từng có giống,
Hoa cũng chưa từng sanh ra.
Send comment