TRIẾT
LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Đại sư Hoằng Nhẫn sanh ra tại huyện Hoàng Mai, tỉnh Kỳ Châu, mẹ là người họ Châu. Ngài hoằng hóa Phật Pháp vào thế kỷ thứ bảy Dương lịch, sau khi thọ lãnh Chánh pháp làm Tổ đời thứ năm, do Tứ Tổ Đạo Tín phó truyền.
Ngay từ thuở bé, ngài đã có cốt cách đặt biệt, khác lạ hơn những đứa trẻ thường.
Truyện kể rằng: Có một vị đạo nhân già tên là Tài Tùng đến cầu đạo nơi Tứ Tổ Đạo Tín. Tổ dạy rằng: “Nhà ngươi già rồi. Nếu ta truyền pháp cho ngươi, thì ngươi làm lợi ích cho đời chẳng được lâu. Như ngươi đầu thai trở lại, ta sẽ nhẫn mà đợi”. Tài Tùng ưng thuận ra đi. Thấy người con gái họ Châu đang giặt áo dưới khe, ông gọi mà nói rằng: “Cho tôi ngủ nhờ một đêm.” Rồi ngay lúc ấy liền mạng chung, gá thành bào thai nơi nàng ấy. Cha mẹ thấy con mình vô cớ mà có chữa, bèn đuổi đi. Nàng nhẫn nhịn đối với khổ nhục. Đúng kỳ, sanh ra một trai. Vì không có cha, nên thuở ấy người trong xứ gọi trẻ ấy là đứa trẻ “không có họ”. Mẹ con đi xin ăn mà nuôi nhau. Đến bảy tuổi, trẻ ấy nhân đi qua đường, gặp Tứ Tổ. Ngài gọi:
“Này đứa bé không họ kia.”
Đứa trẻ trả lời:
“Tôi có họ.”
“Vậy ngươi họ gì?”
“Tôi họ Phật.”
Tổ nhớ lại lời hẹn xưa với ông đạo già Tài Tùng. Ngài liền nói với người mẹ, xin đứa trẻ đem về nuôi. Ngài lại đặt tên cho: vì ông nên Tổ nhẫn chịu, không chết mà đợi ông, lại vì mẹ ông phải nhẫn chịu khổ nhục mà sanh ra ông, nên ngài đặt tên cho là Hoằng Nhẫn.
Tổ thu nhận Hoằng Nhẫn làm đệ tử, dạy cho học giáo pháp. Hoằng Nhẫn thông minh hơn người nên về sau trở thành môn đệ giỏi nhất, được ngài truyền y bát cho nối tiếp mà làm Tổ đời thứ năm.
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thường hóa đạo tại chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, tỉnh Kỳ Châu, môn đồ theo học có hơn ngàn người. Ngài thường khuyên hàng xuất gia cũng như tại gia nên trì tụng kinh Kim Cang, có thể tự mình thấy tánh và chứng đạo thành Phật.
Vào năm 661 Dương lịch, đời vua Cao Tông nhà Đường, có ngài Huệ Năng trí huệ khác thường, hiểu được lý Đốn giáo Chân không, Ngũ Tổ thân truyền y bát cho Huệ Năng làm Tổ thứ sáu.
Kể từ Lục Tổ Huệ Năng về sau, chỉ còn truyền pháp cho môn đệ, không còn truyền y bát nữa. Huệ Năng đắc pháp rồi, vâng theo ý Tổ mà ra đi. Ba năm sau, vào năm 663, Ngũ Tổ viên tịch.
Sau khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tịch, đến đời vua Đại Tông nhà Đường, triều đình ra sắc thụy phong cho ngài là Mãn Thiền sư, và sắc phong tòa tháp của ngài là Pháp Võ Tháp.
Trong khi truyền pháp cho Huệ Năng, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn có dạy rằng: “Nhà ngươi làm Tổ đời thứ sáu, khéo tự hộ niệm lấy mình. Hãy rộng độ chúng sanh, lưu truyền Chánh pháp về sau, đừng để dứt mất. Hãy nghe bài kệ của ta đây:
Hữu tình lai há chủng,
Nhân địa, quả hoàn sanh.
Vô tình ký vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.
有情來下種
因地果還生
無情既無種
無性亦無生。
Dịch nghĩa
Có tình lại gieo giống,
Nhân đất, quả lần sanh.
Không tình cũng không giống,
Không tánh cũng không sanh.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
V. Chư Tổ sư Đông độ
5.NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN
五祖弘忍Đại sư Hoằng Nhẫn sanh ra tại huyện Hoàng Mai, tỉnh Kỳ Châu, mẹ là người họ Châu. Ngài hoằng hóa Phật Pháp vào thế kỷ thứ bảy Dương lịch, sau khi thọ lãnh Chánh pháp làm Tổ đời thứ năm, do Tứ Tổ Đạo Tín phó truyền.
Ngay từ thuở bé, ngài đã có cốt cách đặt biệt, khác lạ hơn những đứa trẻ thường.
Truyện kể rằng: Có một vị đạo nhân già tên là Tài Tùng đến cầu đạo nơi Tứ Tổ Đạo Tín. Tổ dạy rằng: “Nhà ngươi già rồi. Nếu ta truyền pháp cho ngươi, thì ngươi làm lợi ích cho đời chẳng được lâu. Như ngươi đầu thai trở lại, ta sẽ nhẫn mà đợi”. Tài Tùng ưng thuận ra đi. Thấy người con gái họ Châu đang giặt áo dưới khe, ông gọi mà nói rằng: “Cho tôi ngủ nhờ một đêm.” Rồi ngay lúc ấy liền mạng chung, gá thành bào thai nơi nàng ấy. Cha mẹ thấy con mình vô cớ mà có chữa, bèn đuổi đi. Nàng nhẫn nhịn đối với khổ nhục. Đúng kỳ, sanh ra một trai. Vì không có cha, nên thuở ấy người trong xứ gọi trẻ ấy là đứa trẻ “không có họ”. Mẹ con đi xin ăn mà nuôi nhau. Đến bảy tuổi, trẻ ấy nhân đi qua đường, gặp Tứ Tổ. Ngài gọi:
“Này đứa bé không họ kia.”
Đứa trẻ trả lời:
“Tôi có họ.”
“Vậy ngươi họ gì?”
“Tôi họ Phật.”
Tổ nhớ lại lời hẹn xưa với ông đạo già Tài Tùng. Ngài liền nói với người mẹ, xin đứa trẻ đem về nuôi. Ngài lại đặt tên cho: vì ông nên Tổ nhẫn chịu, không chết mà đợi ông, lại vì mẹ ông phải nhẫn chịu khổ nhục mà sanh ra ông, nên ngài đặt tên cho là Hoằng Nhẫn.
Tổ thu nhận Hoằng Nhẫn làm đệ tử, dạy cho học giáo pháp. Hoằng Nhẫn thông minh hơn người nên về sau trở thành môn đệ giỏi nhất, được ngài truyền y bát cho nối tiếp mà làm Tổ đời thứ năm.
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thường hóa đạo tại chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, tỉnh Kỳ Châu, môn đồ theo học có hơn ngàn người. Ngài thường khuyên hàng xuất gia cũng như tại gia nên trì tụng kinh Kim Cang, có thể tự mình thấy tánh và chứng đạo thành Phật.
Vào năm 661 Dương lịch, đời vua Cao Tông nhà Đường, có ngài Huệ Năng trí huệ khác thường, hiểu được lý Đốn giáo Chân không, Ngũ Tổ thân truyền y bát cho Huệ Năng làm Tổ thứ sáu.
Kể từ Lục Tổ Huệ Năng về sau, chỉ còn truyền pháp cho môn đệ, không còn truyền y bát nữa. Huệ Năng đắc pháp rồi, vâng theo ý Tổ mà ra đi. Ba năm sau, vào năm 663, Ngũ Tổ viên tịch.
Sau khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tịch, đến đời vua Đại Tông nhà Đường, triều đình ra sắc thụy phong cho ngài là Mãn Thiền sư, và sắc phong tòa tháp của ngài là Pháp Võ Tháp.
Trong khi truyền pháp cho Huệ Năng, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn có dạy rằng: “Nhà ngươi làm Tổ đời thứ sáu, khéo tự hộ niệm lấy mình. Hãy rộng độ chúng sanh, lưu truyền Chánh pháp về sau, đừng để dứt mất. Hãy nghe bài kệ của ta đây:
Hữu tình lai há chủng,
Nhân địa, quả hoàn sanh.
Vô tình ký vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.
有情來下種
因地果還生
無情既無種
無性亦無生。
Dịch nghĩa
Có tình lại gieo giống,
Nhân đất, quả lần sanh.
Không tình cũng không giống,
Không tánh cũng không sanh.
Send comment