Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Mười Tám: Túc Tông Thỉnh Pháp

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15525)
Tắc thứ Mười Tám: Túc Tông Thỉnh Pháp

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 2

TẮC THỨ MƯỜI TÁM

TÚC TÔNG THỈNH PHÁP

 

CỬ: Túc Tông Hoàng Đế hỏi Huệ Trung quốc Sư, “ Trăm năm sau cần có vật gì?” Quốc Sư nói, “Xin bệ hạ xây cho tôi một ngôi tháp không đường vá.” Túc Tông nói, “ Xin thầy cho tôi biết tháp ấy giống như thế nào?” Quốc Sư im lặng hồi lâu hỏi, “ Bệ hạ hiểu không?” Túc Tông nói, “ Không hiểu.” Quốc Sư nói, “Tôi có người đệ tử truyền Pháp là Trầm Nguyên rất hiểu việc này, xin Bệ Hạ vời người ấy vào mà hỏi.” Sau khi Quốc Sư mất, Túc Tông vời Trầm Nguyên vào hỏi ý nghĩa của việc trên. Trầm Nguyên nói, “Phía nam Tương, phía bắc Đàm.” Tuyết Đậu bình rằng, “ Tiếng một bàn tay không kêu lớn.” Ở giữa có vàng cho cả nước. Tuyết Đậu bình rằng, “Cây trượng cổ quái.” Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền. Tuyết Đậu bình rằng “ Biển yên sông trong.” Trong đền lưu ly không tri thức. Tuyết Đậu bình rằng,” Nêu lên rồi.”

BÌNH: Túc Tông và Đại Tông đều là dòng dọi của Huyền Tông. Lúc còn là thái tử đều rất thích tham Thiền. Vì trong nước có giặc lớn,[26] Huyền Tông phải trốn qua Thục. Nhà Đường vốn đóng đô ở Trường An, sau vì bị An Lộc Sơn chiếm cứ, cho nên phải thiên đô về Lạc Dương. Lúc Túc Tông lên nắm quyền, Huệ Trung Quốc Sư đangở trong một ngôi am trên Bạch Nhai Sơn ở Đặng Châu. Nay là Hương Nghiêm Đạo Tràng. Mặc dù suốt bốn mươi năm trời Huệ Trung không bao giờ hạ sơn, song đạo hạnh của sư cũng vang dội đến cung vua. Năm Thương Nguyên thứ hai (761) Túc Tông sai sứ mời Huệ Trung nhập nội. Túc Tông đối với Sư đầy đủ nghi lễ như đối với bậc thầy và kính trọngvô cùng, Huệ Trung thường giảng về đao tối thượng cho Túc Tông. Mỗi khi Sư rời triều, Túc Tông đích thân xin xe mà đưa tiễn. Các quan trong triều đều lấy làm bực và muốn tâu điều ấy lên Túc Tông. Huệ Trungtha tâm thông [27]cho nên vào gặp Túc Tông trước và nói rằng, “Tôi trước mắt Thiên Đế Thích, thấy thiên tử nhiều như gạo vãi, như ánh điện chớp.” Túc Tông lại còn sinh lòng kính trọng thêm nữa.

Lúc Đại Tông lên nối ngôi (762) lại mời Huệ Trung về Quang Trạch tự ở suốt mười sáu năm, tùy cơ thuyết Pháp, cho đến năm Đại Lịch thừ mười (776) thì mất.

Sơn Nam Phủ Thanh Thố Sơn Hòa Thượng hồi xưa vốn là bạn đồng hành của Quốc Sư. Huệ Trung Quốc Sư thường tâu với vua vời Thanh Thố vào triều. Vua xuống chiếu mời ba lần Thanh Thố đều không vào. Thường mắng Huệ Trung làm Quốc Sư dưới hai triều vua. Hai cha con vua cùng tham Thiền với nhau. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục thì câu hỏi trên là do Đại Tông hỏi. Câu hỏi “ Thập thân điều ngự là gì?” Mới là câu hỏi của Túc Tông hỏi Huệ Trung.

Lúc Huệ Trung sắp nhập niết bàn mới từ biệt Đại Tông. Đại Tông hỏi, “ Một trăm năm sau. Quốc Sư cần gì?” Cũng chỉ là một câu hỏi thông thường mà thôi. Lão hán này lại gió lặng gây sóng nói, “ Xin xây một ngôi tháp không đường vá cho lão tăng.” Thử nói xem, giữa thanh thiên bạch nhật làm như vậy để làm gì? Xây một ngôi tháp là đủ rồi, cớ sao lại phải nói là một ngôi tháp không đường vá? Đại Tông quả nhiên cũng là một tay thành thạo cho nên mới hỏi dồn, “ Xin thầy cho biết tháp giống như thế nào?” Huệ Trung im lặng hồi lâu mới nói, “ Bệ hạ không hiểu?” Điều kỳ quái là điều này rất khó mà hiểu thấu. Đại Quốc Sư mà bị nhà vua dồn như thế này cũng chỉ biết méo mặt. Tuy là như thế song ngoài lão hán này ra bất cứ ai khác hẳn cũng đã xính vính rồi.

Rất nhiều người nói rằng chỗ im lặng của Huệ Trung chính là hình dáng của tháp. Hiểu như vậy, thì cả tông phái của Đạt Ma kể như tiêu tan hết. Nếu nói rằng im lặngthen chốt của vấn đề thì hẳn là những kẻ câm cũng hiểu Thiền. Há không nghe có ngoại đạo hỏi Phật, “ Không hỏi về hữu ngôn không hỏi về vô ngôn.” Đức Thế Tôn im lặng, ngoại đạo cúi lạy tán thán, “Thế Tôn đại từ đại bi làm tan hết mây mờ khiến tôi thấy được đường vào đạo.” Sau khi ngoại đạo đi rồi, A Nan hỏi Phật, “ Kẻ ngoại đạo kia chứng được gì mà bảo rằng thấy được chổ vào?” Đức Thế Tôn nói, “Giống như ngựa tốt trên thế gian chỉ cần thấy bóng roi là chạy rồi.” Người ta thường tìm hiểu cái im lặng này, song đâu có gì để bám víu.

Ngũ Tổ nêu lên rằng, “ Trước mặttrân châu mã nảo, sau lưng là mã não trân châu. Phía đông là Quan Âm Thế Chí, phía tây là Văn Thù Phổ Hiền. Ở giữa là một lá phướn bị gió thổi kêu phành phạch.”

Huệ Trung hỏi, “ Bệ hạ hiểu không?” Túc Tông nói, “ Không hiểu,” song vẫn còn được một chút. Thử nói xem cái “ không hiểu” này với cái “ không biết” của (Lương) Vũ Đế (tắc thứ nhất) là một hay khác? Giống thì có giống song chưa phải là một. Huệ Trung nói, “Tôi có người đệ tử truyền Pháp là Trầm Nguyên rất hiểu việc này, xin bệ hạ vời người ấy vào mà hỏi.” Tuyết Đậu nêu lên rằng, “Tiếng một bàn tay không kêu lớn.” Chuyện Đại Tông không hiểu, tạm gác qua một bên, Trầm Nguyên có hiểu chăng? Chỉ cần nói,” Xin thầy cho biết tháp ấy giống như thế nào?” Cả trời đất này chẳng ai làm gì được cả. Ngũ Tổ bình rằng, “ Thầy là bậc thầy của cả nước, cớ làm sao không nói mà lại đùn cho đệ tử?”

Sau khi Huệ Trung mất, Túc Tông vời Trầm Nguyên vào hỏi ý nghĩa của việc rắc rốiHuệ Trung đã đề ra. Trầm Nguyên đương nhiên là hiểu lời Huệ Trung đã nói, cho nên chỉ cần một bài tụng, “ Phía nam Tương phía bắc Đàm, ở giữa có vàng cho cả nước. Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền, trong đến lưu ly không tri thức.”

Trầm Nguyên tên là Ưng Chân, là thị già của Huệ Trung Quốc Sư. Sau mới về ở Trầm Nguyên tự ở Cát Châu. Lúc ấy Ngưỡng Sơn đến tham kiến Trầm Nguyên. Trầm Nguyên nói nặng, tính dữ không thể đụng chạm được. Không ở đó được, Ngưỡng Sơn bèn đến tham vấn Tính Không Thiền Sư. Có ông tăng hỏi Tính Không, “ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua?” Tính Không nói, “Giống như một người ở dưới giếng sâu ngàn thước, nếu như ông có thể cứu người ấy lên mà không cần dùng đến một tấc giây, lúc ấy ta sẽ nói cho ông biết thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Thiên qua.” Ông tăng nói, “Gần đây Sương hòa thượngHồ Nam cũng nói đông nói tây như thế với thiên hạ.” Tính Không bèn gọi Ngưỡng Sơn, “ Sa si, lôi cái tử thi này ra khỏi đây ngay!”

Sau đó Ngưỡng Sơn thuật lại chuyện kia và hỏi Trầm Nguyên, “Làm thế nào để cứu người dưới giếng lên được?” Trầm Nguyên quát, “Đồ ngốc, làm gì có ai dưới giếng!” Ngưỡng Sơn vẫn không hiểu ý chỉ. Sau này Ngưỡng Sơn hỏi Qui Sơn. Qui Sơn bèn gọi, “Huệ Tịch!” Ngưỡng Sơn nói, “Dạ” Qui Sơn nói, “Gã ra mất rồi!” Ngưỡng Sơn do đó đâi ngộ, nói rằng, “ Tôi ở nơi Trầm Nguyên đạt được thể, ở nơi Qui Sơn đạt được dụng.”

Chỉ một bài tụng của Trầm Nguyên cũng đã khiến rất nhiều người hiểu lầm. Người ta thường hiểu lầm nói rằng, “ Tương là tương kiến, đàm là đàm luận. Ở giữa có một ngôi tháp không đường vá cho nên bài tụng mới nói,” Ở giữa có vàng cho cả nước.” Đối đáp giữa Túc Tông và Huệ Trung chính là “dưới cây không bóng từng đoàn thuyền”. Túc Tông không hiểu cho nên bài tụng mới nói. “ Trong đến lưu ly không tri thức.” Lại có người nói, “Tương là phía nam của Trương Châu, Đàm là phía bắc của Đàm Châu. “Ở giữa có vàng cho cả nước.” Chỉ còn biết chớp mắt nhìn quanh nói, “Đây chính là ngôi tháp không đường vá.” Nếu hiểu như thế là vẫn chưa vượt ra ngoài được kiến chấp.

Còn như bốn lời then chốt của Tuyết Đậu thì phải hiểu như thế nào? Người bây giờ chẳng hiểu được ý cổ nhân. Thử nói xem, “ Phía nam Tương, phía bắc Đàm,” ông hiểu như thế nào? “ Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền”phải hiểu như thế nào? Nếu như hiểu được thì quả thật cả đời khoan khoái. “ Phía nam Tương, phía bắc Đàm.” Tuyết Đậu nói, “ Tiếng một bàn tay không kêu lớn.” Bất đắc dĩ nói cho các ông, “Ở giữa có vàng cho cả nước,” Tuyết Đậu nói, “ Cây trượng cổ quái.” Cổ nhân nói, “ Nếu biết được cây trượng việc tham học cả đời kể như xong xuôi.” Dưới cây không bóng từng đoàn thuyền.” Tuyết Đậu nói, “ Biển yên sông trong.” Một lúc mở toang cửa ngõ, tám phía lung linh. “ Trong đến lưu ly không tri thức”. Tuyết Đậu nói, “ Nêu lên rồi,”

Một lúc nói rõ tất cả cho các ông. Quả là khó thấy. Song thấy được thì cũng hay, có điều vẫn còn có vài chỗ hiểu lầm, vì hiểu theo ngôn ngữ. Mãi cuối cùng Tuyết Đậu nói, “ Nêu lên rồi,” mới còn có gì đó. Tuyết Đậu rõ ràng một lúc tụng rõ cả, rốt cuộc chỉ là tụng ngôi tháp không đường vá kia mà thôi.

TỤNG: 

Tháp không vá,

Còn khó thấy.

Hồ trong không để rồng cuộn khúc,

Hàng lớp lớp,

Bóng chập chùng,

Thiên cổ vạn cổ cho người xem.

BÌNH: Tuyết Đậu mở đầu nói, “ Tháp không vá, còn khó thấy.” Tuy đứng một mình không có gì che dấu, song muốn thấy nó lại vẫn khó như thường. Tuyết Đậu từ bi cùng tột, cho nên lại nói với các ông rằng, “ Hồ trong không để rồng cuộn khúc.” Ngũ Tổ nói, “Cả một tập tụng cổ của Tuyết Đậu, ta chỉ thích mỗi câu “ hồ trong không để rồng cuộn khúc”. Song vẫn còn có một cái gì đó. Có nhiều người lăng nhăng mãi với cái chỗ im lặng của Huệ Trung Quốc Sư, nếu như các ông hiểu như thế, là các ông sai ngay lập tức. Há không nghe nói, “Ngọa long không thấy trong nước đọng, chỗ không có nó thì ánh trăng và nước lăn tăn, chỗ có nó thì không có gió sóng vẫn nỗi.” Lại có câu nói, “ Ngọa long thường sợ hồ xanh biếc.” Còn như lão hán này, dù cho sóng lớn gập ghềnh, cuốn cao tận trời, cũng chẳng hề cuộn khúc ở đó.

Đến đó là bài tụng của Tuyết Đậu chấm dứt. Sau đó để mắt thêm đôi chút mà xây ngôi tháp không đường vá. Rồi lại nói tiếp, “Hàng lớp lớp, bóng chập chùng. Thiên cổ vạn cổ cho người xem.” Các ông xem như thế nào? Hiện giờ nó ở đâu rồi? Dù cho các ông có thấy nó rõ ràng đi nữa cũng đừng nhận lầm là điểm giữa cán cân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15044)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13488)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15185)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16569)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13258)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12616)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13509)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13466)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12800)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12094)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12015)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12692)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11537)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11825)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11190)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13334)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13213)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11625)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12211)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12387)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12003)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12777)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12404)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12239)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12309)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12051)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11966)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11262)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11401)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12401)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12492)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12022)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12995)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12078)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12630)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13041)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13983)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12768)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14895)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11947)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12201)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12908)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12784)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14810)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12787)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15433)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12612)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13248)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14285)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15588)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13761)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13158)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13598)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12510)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12098)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12926)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13027)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13256)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21370)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143767)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant