- 01-Pháp Hội Nhân Do
- 02-Thiện Hiện Khải Thỉnh
- 03-Đại Thừa Chánh Tông
- 04-Diệu Hạnh Vô Trụ
- 05-Như Lý Thật Kiến
- 06-Chánh Tín Hy Hữu
- 07-Vô Ðắc Vô Thuyết
- 08-Y Pháp Xuất Sanh
- 09-Nhất Tướng Vô Tướng
- 10-Trang Nghiêm Tịnh Ðộ
- 11-Vô Vi Phước Thắng
- 12-Tôn Trọng Chánh Giáo
- 13-Như Pháp Thọ Trì
- 14-Ly Tướng Tịch Diệt
- 15-Trì Kinh Công Ðức
- 16-Năng Tịnh Nghiệp Chướng
- 17-Cứu Kính Vô Ngã
- 18-Nhất Thể Ðồng Quán
- 19-Pháp Giới Thông Hoá
- 20-Ly Sắc Ly Tướng
- 21-Phi Thuyết Sở Thuyết
- 22-Vô Pháp Khả Ðắc
- 23-Tịnh Tâm Hành Thiện
- 24-Phước Trí Vô Tỷ
- 25-Hóa Vô Sở Hóa
- 26-Pháp Thân Phi Tướng
- 27-Vô Ðoạn Vô Diệt
- 28-Bất Thọ Bất Tham
- 29-Uy Nghi Tịch Tĩnh
- 30-Nhất Hiệp Tướng Lý
- 31-Tri Kiến Bất Sinh
- 32-Ứng Hoá Phi Chân
KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
ÐOẠN 13
ÂM:
NHƯ PHÁP THỌ TRÌ.
Nhĩ thời Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ðương hà danh thử kinh, ngã đẳng vân hà phụng trì? Phật cáo Tu-bồ-đề: Thị kinh danh vi Kim Cang Bát-nhã ba-la-mật, dĩ thị danh tự nhữ đương phụng trì. Sở dĩ giả hà? Tu-bồ-đề! Phật thuyết Bát-nhã ba-la-mật tức phi Bát-nhã ba-la-mật, thị danh Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai hữu sở thuyết pháp phủ? Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Như Lai vô sở thuyết.
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tam thiên đại thiên thế giới, sở hữu vi trần, thị vi đa phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đa, Thế Tôn!
- Tu-bồ-đề! Chư vi trần, Như Lai thuyết phi vi trần thị danh vi trần. Như Lai thuyết thế giới phi thế giới thị danh thế giới. Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai phủ?
- Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng.
- Tu-bồ-đề, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, dĩHằng hà sa đẳng thân mạng bố thí, nhược phục hữu nhân ư thử kinh trung nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, kỳ phước thậm đa.
DỊCH:
ÐÚNG PHÁP THỌ TRÌ.
Khi ấy ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, thế nào là tên của kinh này, chúng con làm sao phụng trì? Phật bảo Tu-bồ-đề: Kinh này tên là Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật, do danh tự ấy ông nên phụng trì. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, Phật nói Bát-nhãba-la-mật tức không phải Bát-nhã ba-la-mật, ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có nói pháp chăng? Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, Như Lai không có nói pháp.
- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tam thiên đại thiênthếgiới có bao nhiêu vi trần, ấy là nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều!
- Này Tu-bồ-đề, các vi trần Như Lai nói không phảivitrần, ấy gọi là vi trần. Như Lai nói thế giới không phảithếgiớiấygọilà thế giới. Này Tu-bồ-đề, ýông nghĩsao? Có thể do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai chăng?
- Bạch Thế Tôn không vậy! Không thể do ba mươi hai tướng được thấy Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai nói ba mươi hai tướng tức không phải ba mươi hai tướng ấy gọi là ba mươi hai tướng.
- NàyTu-bồ-đề nếu có người thiện nam, người thiện nữ đem thân mạng nhiều như cát sông Hằng để bố thí, hoặc lại có người ở trong kinh này cho đến thọ trì bốn câu kệ v.v. vì người khácnóithìphướcnàyrấtlànhiều.
GIẢNG:
Kinh này tên là Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật. Như tôi đã nói trong đoạn trước Kim Cang là chỉ cho kim cương của thế gian, vì kim cương là chất quí và cứng nhất hay phá hoại mọi kim loại khác mà các thứ khác không phá hoại được nó. Trí tuệ Bát-nhã là trí tuệ bất sanh bất diệt hay phá hoại tất cả pháp sanh diệt của thế gian, hay thấu suốt được tất cả các pháp sanh diệt của thế gian, nên ví dụ trí tuệ đó nhưlà kim cương, do đó nói là Kim Cang Bát-nhã. Trí tuệ đó là trí tuệ cứu kính viên mãn nên nói là ba-la-mật. Như vậy tên kinh này là trí tuệ thấu suốt tất cả pháp và trí tuệ đó được tròn đầy, được viên mãn. Vậy người phụng trì phải phụng trì như thế, tức là phải sống được với cái trí tuệ đó mới gọi là phụng trì kinh này hay thọ trì kinh này. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, Phật nói Bát-nhã ba-la-mật tức không phải Bát-nhã ba-la-mật ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Khi nói đến Bát-nhã ba-la-mật tức là trí tuệ cứu kính thì không phải là trí tuệ cứu kính, bởi vì còn có ngôn thuyết là còn có giả danh giả tướng không phải là thật thể, vì thế nên không phải là Bát-nhã ba-la-mật, nhưng tùy theo thế gian mà lập danh nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật.
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có nói pháp chăng? Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, Như Lai không có nói pháp. Quí vị thấy thầy trò nói chuyện nghe sao khó hiểu quá! Phật đang giảng kinh mà hỏi Như Lai có thuyết pháp không thì Ngài Tu-bồ-đề trả lời rằng Như Lai không có thuyết pháp. Tại sao đang giảng kinh mà nói không có thuyết pháp? Quí vị hẳn nhớ đoạn trước nói còn thấy có sở đắc là còn có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Ở đây nếu còn thấy mình nói kinh thì còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, thế nên nói Phật không nói pháp.
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, tam thiên đại thiên thế giới có bao nhiêu vi trần, ấy là nhiều chăng? Tôi không muốn nói tam thiên đại thiên thế giới e quí vị khó hiểu. Quả địa cầu (hay trái đất) có bao nhiêu hạt bụi, bụi nhiều không? Quí vị trả lời xem? Ngài Tu-bồ-đề thưa rằng: Bạch Thế Tôn, rất nhiều! - Này Tu-bồ-đề, các vi trần Như Lai nói không phải vi trần, ấy gọi là vi trần. Sao lạ vậy? Vi trần là những hạt bụi rất nhỏ. Trong đoạn trước quí vị thấy đức Phật hỏi: Thân nhưnúi Tu-di Chúa có lớn chăng? Ngài Tu-bồ-đề thưa: Rất lớn, nhưng Ngài nói thêm: Không phải thân, ấy gọi là thân lớn. Lớn như núi Tu-di hay nhỏ như hạt bụi đức Phật cũng bảo không phải hạt bụi, ấy gọi là hạt bụi. Tại sao? Thường chúng ta cứ nghĩ rằng cái lớn là do duyên hợp còn cái nhỏ như hạt bụi đâu phải do duyên hợp. Chúng ta cứ tưởng những khối đất có là do những hạt bụi hợp lại, hạt bụi là đơn vị cuối cùng của một khối đất, nhưng không ngờ chính hạt bụi đó cũng chưa phải là cuối cùng nữa. Hiện nay khoa học chứng minh cho chúng ta thấy đơn vị nhỏ như hạt bụi vẫn là một hợp thể do các đơn vị khác họp lại. Ngay đến nguyên tử cũng chưa phải là đơn vị cuối cùng. Như thế mới thấy rõ lời Phật dạy: Phàm những gì có tướng dù nhỏ như hạt bụi cũng đều là tướng duyên hợp. Thế nên ở đây Ngài nói: Vi trần không phải là vi trần ấy mới gọi là vi trần. Vi trần cũng là tướng duyên hợp cho nên chỉ giả danh mà gọi là vi trần, nhưng sự thật nó không phải là một nguyên thể, một đơn vị cuối cùng.
Như Lai nói thế giới không phải thế giới, ấy gọi là thế giới. Nói thế giới thì dễ hiểu rồi vì nó to
quá, thế giới là tướng duyên hợp. Qua hai đoạn này chúng ta thấy rõ, lớn như
thế giới cũng là tướng duyên hợp không có tự thể, thật nhỏ như vi trần cũng là
tướng duyên hợp không tự thể, nên không phải thế giới, vi trần, ấy tạm gọi là thế
giới, là vi trần.
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, có
thể do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai chăng? Bạch Thế Tôn, không vậy, không
thể do ba mươi hai tướng được thấy Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai nói ba mươi
hai tướng tức không phải ba mươi hai tướng, ấy gọi là ba mươi hai tướng.
Ban đầu đức Phật nói vi trần, là những đơn vị hợp thành thế giới, rồi Ngài nói
đến thế giới; vi trần là tướng duyên hợp không thật thì thế giới cũng là tướng
duyên hợp không thật. Ðến thân Phật có thật hay không? Nhiều khi phân tích bên
ngoài thì thấy không thật nhưng đến khi trở về mình liền thấy là thật, đó là
cái bệnh của phàm phu chúng ta. Thí dụ cái đồng hồ không thật vì mở từng cái
chốt, từng bộ phận ra thì không có cái đồng hồ, chúng ta biết nó không thật, nhưng
chúng ta đâu có tự mở chúng ta được phải không? Vì vậy cứ thấy mình là thật!
Ðức Phật phân tích thế giới vi trần bên ngoài rồi trở về ngay nơi thân Ngài để chỉ
dạy chúng ta. Ngài hỏi có thể do ba mươi hai tướng thấy Như Lai không? Thường
chúng ta thấy trong sử diễn tả đức Phật có tám mươi vẻ đẹp và ba mươi hai tướng
tốt. Nhưng khi đặt câu hỏi: Phải do ba mươi hai tướng tốt mà thấy Như Lai chăng
thì ngài Tu-bồ-đề trả lời là không thể do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai.
Tại sao? Vì ba mươi hai tướng không phải ba mươi hai tướng ấy gọi là ba mươi
hai tướng. Như vậy để chúng ta đừng lầm cho thân này là thật. Phật là tánh giác
không sanh không diệt, là trí tuệ kim cang không sanh không diệt, còn ba mươi
hai tướng là tướng sanh diệt. Nếu cho ba mươi hai tướng là Phật thì Phật là
sanh diệt rồi, thế nên không thể do ba mươi hai tướng thấy Như Lai. Tại sao? Vì
Như Lai nói rằng ba mươi hai tướng không phải ba mươi hai tướng, ấy gọi là ba
mươi hai tướng. Ba mươi hai tướng là tướng duyên hợp nên nó không có tự thể, nó
không thật nhưng tùy theo giả danh của thế gian, gọi là ba mươi hai tướng. Ba
mươi hai tướng của Phật còn không có thật thể thì cái thân không có được
một tướng tốt nào, không có được một điểm đáng kể của chúng ta có thật được
không? Vậy mà chúng ta thấy nó là thật! Thân Phật có tám mươi vẻ đẹp, ba mươi
hai tướng tốt mà Ngài còn bảo là giả, huống nữa là cái thân xấu xí của chúng ta
mà là thật được sao? Vậy mà ai cũng chấp nó là thật, cứ bám vào nó rồi vì nó
tạo không biết bao nhiêu thứ nghiệp.
Này Tu-bồ-đề, nếu có người thiện nam, thiện nữ đem thân mạng nhiều như
cát sông Hằng để bố thí, hoặc lại có người ở trong kinh này cho đến thọ trì bốn
câu kệ v.v. vì người khác nói thì phước này rất là nhiều. Phước này hơn phước
của người kia, tức là hơn phước của người bố thí thân rất nhiều. Ở đây, quí vị
thấy lời dạy của Phật có hệ thống rõ ràng. Trước hết Ngài phân tích thân ba
mươi hai tướng của Phật là giả, thân Phật là giả thì thân của chúng ta đâu có
thật. Vì không thật nên đem thân này nhiều như cát sông Hằng ra bố thí cũng
không bằng trì bốn câu kinh Kim Cang. Kim Cang là trí tuệ chân thật, còn thân
này là tướng duyên hợp hư giả, dù đem bao nhiêu thân mạng hư giả cũng không
sánh được với trí tuệ chân thật. Chúng ta cho thân mạng là của báu tối thượng,
nhưng đem bao nhiêu thân mạng hư giả đó ra bố thí cũng không bằng trì bốn câu
kinh Kim Cang. Ðoạn này chỉ phước của người trì kinh hơn.