- 01-Pháp Hội Nhân Do
- 02-Thiện Hiện Khải Thỉnh
- 03-Đại Thừa Chánh Tông
- 04-Diệu Hạnh Vô Trụ
- 05-Như Lý Thật Kiến
- 06-Chánh Tín Hy Hữu
- 07-Vô Ðắc Vô Thuyết
- 08-Y Pháp Xuất Sanh
- 09-Nhất Tướng Vô Tướng
- 10-Trang Nghiêm Tịnh Ðộ
- 11-Vô Vi Phước Thắng
- 12-Tôn Trọng Chánh Giáo
- 13-Như Pháp Thọ Trì
- 14-Ly Tướng Tịch Diệt
- 15-Trì Kinh Công Ðức
- 16-Năng Tịnh Nghiệp Chướng
- 17-Cứu Kính Vô Ngã
- 18-Nhất Thể Ðồng Quán
- 19-Pháp Giới Thông Hoá
- 20-Ly Sắc Ly Tướng
- 21-Phi Thuyết Sở Thuyết
- 22-Vô Pháp Khả Ðắc
- 23-Tịnh Tâm Hành Thiện
- 24-Phước Trí Vô Tỷ
- 25-Hóa Vô Sở Hóa
- 26-Pháp Thân Phi Tướng
- 27-Vô Ðoạn Vô Diệt
- 28-Bất Thọ Bất Tham
- 29-Uy Nghi Tịch Tĩnh
- 30-Nhất Hiệp Tướng Lý
- 31-Tri Kiến Bất Sinh
- 32-Ứng Hoá Phi Chân
KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
ÐOẠN 25
ÂM :
HÓA VÔ SỞ HÓA.
Tu-bồ-đề! Ư ý vân hà? Nhữ đẳng vật vị Như Lai tác thị niệm: Ngã đương độ chúng sanh. Tu-bồ-đề! Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Thật vô hữu chúng sanh Như Lai độ giả. Nhược hữu chúng sanh Như Lai độ giả, Như Lai tắc hữu ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Tu-bồ-đề! Như Lai thuyết hữu ngã giả tắc phi hữu ngã, nhi phàm phu chi nhân dĩ vi hữu ngã. Tu-bồ-đề! Phàm phu giả, Như Lai thuyết tắc phi phàm phu, thị danh phàm phu.
DỊCH :
GIÁO HÓAKHÔNG CÓ CHỖ GIÁO HÓA.
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Các ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế này: Ta sẽ độ chúng sanh. Này Tu-bồ-đề, chớ khởi nghĩ thế ấy. Vì cớ sao? Thật không có chúng sanh Như Lai độ đó. Nếu có chúng sanh Như Lai độ đó thì Như Lai ắt có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Này Tu-bồ-đề, Như Lai nói có ngã ắt không phải có ngã mà người phàm phu cho là có ngã. Này Tu-bồ-đề, người phàm phu đó Như Lai nói tức không phải phàm phu, ấy gọi là phàm phu.
GIẢNG :
Lời đức Phật dạy thật thấu đáo, Ngài chỉ đến chỗ tột cùng mà chúng ta si
mê quá lắm! Tôi thường thí dụ như cái hồ bèo phủ kín trên mặt, có người lấy tay
vạch bèo bày nước ra, thấy được một chút nước nhưng khi lấy tay lên, bèo phủ
kín trở lại. Cái si mê của chúng ta như thế đó. Ðây Phật bảo: Tu-bồ-đề, ông
nghĩ sao? Các ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩta sẽ độ chúng sanh. Ðây là
những bệnh đức Phật chỉ cho chúng ta biết rõ. Thường khi chúng ta được một chút
đạo đức là cứ nghĩ mình độ thiên hạ, độ người này, người kia. Nhưng vừa nghĩ
mình độ người là thấy mình thật, người thật, ta là người hay độ, kia là kẻ được
độ. Nếu thấy mình thật, người thật thì chưa phải, chưa xứng đáng là người giác
ngộ, mà không giác ngộ thì độ ai? Thế nên đức Phật bảo tiếp: Tu-bồ-đề, chớ
khởi nghĩ thế ấy, vì cớ sao? Thật không có chúng sanh Như Lai độ. Nếu Như
Lai còn thấy thật có chúng sanh thì còn ngã, còn nhân, còn chúng sanh. Cho nên độ
tất cả chúng sanh mà không thấy có chúng sanh được diệt độ cũng là một ý
nghĩ thâm sâuở đây.
Nếu có chúng sanh Như Lai độ
đó thì Như Lai ắt có ngã có nhân.
Tại sao? Vì ta là người hay độ và kia là chúng sanh được
độ, như thế tức là có mình, có người, có chúng sanh, có thọ giả, tức còn chấp
ngã làm sao thành Như Lai? Vì thế cái nhìn của Ngài là: Như Lai nói có ngã
đó ắt không phải có ngã. Có khi Phật cũng xưng "Ta" cũng như nói
chuyện với quí vị tôi xưng tôi vậy. Nói ta, nói tôi như là có ngã nhưng mà
không phải ngã. Vì sao? Khi Ngài nói ngã, Ngài vẫn biết ta là tướng duyên hợp
hư giả chớ không phải thật, còn phàm phu nói ta là ta thật. Vì thế nên nói
rằng: Như Lai nói ngã đó ắt không phải có ngã mà người phàm phu cho là có
ngã. Phật cũng nói có ngã, cũng nói có chúng sanh, nhưng nói ngã, nói chúng
sanh là nói theo danh từ của người thế gian. Vì muốn độ thế gian thì phải dùng
danh từ thế gian, nhưng khi nói như thế Ngài vẫn thấy rõ những cái đó đều không
thật, trái lại chúng ta nói cái nào là thật cái ấy. Nên người phàm phu cho rằng
có ngã. Nghe Phật nói phàm phu, chúng ta lại tưởng Phật chấp phàm phu thật nên
Ngài lại nói: Phàm phu đó, Như Lai nói tức chẳng phải phàm phu, ấy gọi là
phàm phu. Câu này có hai nghĩa. Nói phàm phu đó tức chẳng phải phàm phu.
Tại sao? Phàm phu thật ra là một giả danh, mê thì gọi là phàm phu, nếu ngộ rồi
thì đâu còn gọi là phàm phu nữa, vì thế phàm phu chỉ là một giả danh chớ không
phải thật nên nói "Không phải phàm phu", nhưng trong lúc còn mê thì
cũng tạm gọi là phàm phu. Như thế nay nói mình là phàm phu cũng là tạm thôi,
đừng nghĩ mình phải là phàm phu suốt kiếp, mai kia hết mê thì hết phàm phu. Vậy
đừng mặc cảm chúng ta là phàm phu, mà phải thấy bây giờ mình là phàm phu chỉ là
tạm thôi, khi hết mê thì hết phàm phu. Thế nên nhìn với con mắt Phật thì không
chấp cố định, chúng ta có bệnh hay cố định Phật là Phật, phàm phu là phàm phu.
Ðó là tôi nói theo tinh thần kinh Bát-nhã. Nếu nói xa hơn nữa thì Phật thấy
ngay kẻ phàm phu có trí tuệ Phật, nên phàm phu cũng không phải phàm phu. Nếu
nói rằng trong phàm phu có Phật tánh thì phàm phu đâu phải là phàm phu. Nghĩa
thứ nhất là nghĩa của kinh vì những danh từ phàm, Thánh chẳng qua là những danh
từ tạm chỉ lúc mê và lúc ngộ, lúc mê thì gọi là phàm phu, lúc ngộ gọi là Phật,
là Thánh. Như thế phàm phu thật không cố định là phàm phu. Hiểu như thế, tất cả
chúng ta không có mặc cảm gì cả. Ngày nay là phàm phu, nhưng một ngày nào đó
mình không phải là phàm phu nữa.