TĂNG ĐỒ NHÀ PHẬT (HÁN VIỆT)
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nếu có sự tranh cãi khởi lên, tỳ-kheo nên lập tức theo đúng pháp mà dứt trừ.
1. Nếu là việc tranh cãi nên dùng phép Hiện tiền tỳ-ni mà dứt đi, thì nên dùng phép Hiện tiền tỳ-ni.
2. Nếu là việc tranh cãi nên dùng phép Ức niệm tỳ-ni mà dứt đi, thì nên dùng phép Ức niệm tỳ-ni.
3. Nếu là việc tranh cãi nên dùng phép Bất si tỳ-ni mà dứt đi, thì nên dùng phép Bất si tỳ-ni.
4. Nếu là việc tranh cãi nên để cho tự nhận lỗi mà dứt đi, thì nên cho tự nhận lỗi mà dứt đi.
5. Nếu là việc tranh cãi phải tìm ra tội tướng, thì nên tìm ra tội tướng.
6. Nếu là việc tranh cãi cần có nhiều người phân giải, thì nên để cho nhiều người phân giải.
7. Nếu là việc tranh cãi nên làm pháp sám hối chung, khỏa lấp đi như cỏ che mặt đất, thì nên theo cách ấy mà dứt đi.
_ Kính bạch chư đại đức. Tôi đã thuyết xong bảy pháp dứt sự tranh cãi, xin hỏi chư đại đức, trong chúng tăng đây có được thanh tịnh hay chăng?
Người thuyết giới lập lại câu hỏi này ba lần. Nếu có ai nhớ ra mình đã phạm vào các giới này thì phải tự nhận. Nếu không thì tất cả đều yên lặng.
_ Kính bạch chư đại đức, vì các vị đều lặng yên, nên xem như trong chúng tăng đây hết thảy đều thanh tịnh. Việc này xin được hiểu như vậy.
_ Kính bạch chư đại đức. Tôi đã thuyết xong phần mở đầu của Giới kinh, bốn pháp ba-la-di, mười ba pháp tăng-già bà-thi-sa, hai pháp không xác định, ba mươi pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề, chín mươi pháp ba-dật-đề, bốn pháp ba-la-đề đề-xá-ni, một trăm pháp cần phải học, bảy pháp dứt sự tranh cãi.
Những pháp này là do chính đức Phật thuyết dạy, được rút từ trong Giới kinh ra, nửa tháng phải tụng đọc lại một lần. Ngoài ra còn có những pháp khác cũng do Phật thuyết, đều hòa hợp cùng nhau, chúng ta nên học tập.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
GIỚI LUẬT TỲ-KHEO
IX. BẢY PHÁP DỨT SỰ TRANH CÃI
_ Kính bạch chư đại đức tăng. Bảy pháp dùng để dứt sự tranh cãi này, nửa tháng phải tụng đọc lại một lần, được rút từ trong Giới kinh ra.Nếu có sự tranh cãi khởi lên, tỳ-kheo nên lập tức theo đúng pháp mà dứt trừ.
1. Nếu là việc tranh cãi nên dùng phép Hiện tiền tỳ-ni mà dứt đi, thì nên dùng phép Hiện tiền tỳ-ni.
2. Nếu là việc tranh cãi nên dùng phép Ức niệm tỳ-ni mà dứt đi, thì nên dùng phép Ức niệm tỳ-ni.
3. Nếu là việc tranh cãi nên dùng phép Bất si tỳ-ni mà dứt đi, thì nên dùng phép Bất si tỳ-ni.
4. Nếu là việc tranh cãi nên để cho tự nhận lỗi mà dứt đi, thì nên cho tự nhận lỗi mà dứt đi.
5. Nếu là việc tranh cãi phải tìm ra tội tướng, thì nên tìm ra tội tướng.
6. Nếu là việc tranh cãi cần có nhiều người phân giải, thì nên để cho nhiều người phân giải.
7. Nếu là việc tranh cãi nên làm pháp sám hối chung, khỏa lấp đi như cỏ che mặt đất, thì nên theo cách ấy mà dứt đi.
_ Kính bạch chư đại đức. Tôi đã thuyết xong bảy pháp dứt sự tranh cãi, xin hỏi chư đại đức, trong chúng tăng đây có được thanh tịnh hay chăng?
Người thuyết giới lập lại câu hỏi này ba lần. Nếu có ai nhớ ra mình đã phạm vào các giới này thì phải tự nhận. Nếu không thì tất cả đều yên lặng.
_ Kính bạch chư đại đức, vì các vị đều lặng yên, nên xem như trong chúng tăng đây hết thảy đều thanh tịnh. Việc này xin được hiểu như vậy.
_ Kính bạch chư đại đức. Tôi đã thuyết xong phần mở đầu của Giới kinh, bốn pháp ba-la-di, mười ba pháp tăng-già bà-thi-sa, hai pháp không xác định, ba mươi pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề, chín mươi pháp ba-dật-đề, bốn pháp ba-la-đề đề-xá-ni, một trăm pháp cần phải học, bảy pháp dứt sự tranh cãi.
Những pháp này là do chính đức Phật thuyết dạy, được rút từ trong Giới kinh ra, nửa tháng phải tụng đọc lại một lần. Ngoài ra còn có những pháp khác cũng do Phật thuyết, đều hòa hợp cùng nhau, chúng ta nên học tập.
Send comment