TĂNG ĐỒ NHÀ PHẬT (HÁN VIỆT)
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Phần trích dịch của chúng tôi dưới đây lấy từ bộ Tứ phần luật của ngài Phật-đà-da-xá và Trúc Phật Niệm cùng dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán vào đời Hậu Tần. Nguyên văn chữ Hán được in kèm theo sau để tiện việc đối chiếu, tham khảo.
Cùng Pháp và Chư Tăng.
Nay giảng nói Giới luật,
Chánh pháp trụ lâu dài.
Giới pháp không bờ bến,
Như báu, cầu không chán.
Muốn vun bồi Chánh pháp,
Phải cùng nghe thuyết giới.
Muốn trừ Tám ác pháp,
Mười bảy tội Tăng tàn,
Ba mươi tội xả đọa,
Phải cùng nghe thuyết giới.
Tỳ-bà-thi, Thi-khí,
Tỳ-xá, Câu-lưu-tôn,
Câu-na-hàm Mâu-ni,
Ca-diếp, Thích-ca Văn.
Chư đại đức Thế Tôn,
Vì chúng ta thuyết dạy.
Tôi nay xin lập lại,
Các vị cùng lắng nghe.
Như người bị què chân,
Không thể đi đứng được.
Cũng vậy, người phạm giới,
Không sanh cõi trời, người.
Ai muốn sanh cõi trời,
Hoặc trong chốn nhân gian,
Phải thường giữ Giới luật,
Không để cho hủy phạm.
Như xe vào đường hiểm,
Mất chốt, gãy trục, lo.
Người phạm giới cũng vậy,
Giờ sắp chết sợ hãi.
Như người tự soi gương,
Đẹp, xấu sinh ưa, chán.
Nghe thuyết giới cũng vậy,
Không hủy phạm, vui mừng.
Như đôi bên giao chiến,
Mạnh tiến, yếu phải lùi.
Nghe thuyết giới cũng vậy,
Trong sạch được an ổn.
Vua đứng đầu trăm họ,
Biển hơn cả muôn sông,
Trăng vượt hơn ngàn sao,
Phật vượt trên các thánh.
Cũng vậy, trong các luật,
Giới kinh là trên hết.
Do chính Phật thuyết dạy,
Nửa tháng tụng một lần.
(Tụng xong đoạn mở đầu này, vị thượng tọa chủ trì đối trước chúng tăng mà đặt các câu hỏi sau.)
_ Chúng tăng hội lại chưa?
Tất cả đồng thanh đáp: Chúng tăng đã hội lại.
_ Chúng tăng có hòa hiệp không?
Tất cả đồng thanh đáp: Chúng tăng hòa hiệp.
_ Người chưa thọ cụ túc giới đã ra khỏi chưa?
Nếu có, chúng tăng liền mời người ấy đi ra, rồi đáp: Người chưa thọ cụ túc giới đã đi ra.
Nếu không có, đáp: Trong chúng này không có người chưa thọ cụ túc giới.
_ Những tỳ-kheo vắng mặt có nhờ người thuyết dục và nhận mình là thanh tịnh hay không?
Nếu có người vắng mặt, những người nhận lời thuyết dục sẽ bước ra trình bày việc vắng mặt. Nếu không, chúng tăng cùng đáp là không có.
_ Tỳ-kheo ni có đến thỉnh giáo giới không?
Nếu có, người thỉnh giới thưa trước chúng tăng và chúng tăng sẽ cử người sang ni chúng thuyết giới. Nếu không, chúng tăng cùng đáp là không có.
_ Nay chúng tăng hòa hiệp cùng hội lại để làm gì?
Chúng tăng cùng đáp: Để thuyết giới.
_ Kính bạch chư đại đức tăng. Hôm nay là ngày rằm, chúng tăng hội lại cùng thuyết giới. Nếu chúng tăng xét đây là lúc thích hợp, cùng nhau hội đủ mà thuyết giới. Việc tác bạch như vậy có thành tựu chăng?
Chúng tăng cùng đáp: Tác bạch đã thành tựu.
_ Kính bạch chư đại đức tăng. Nay tôi xin thuyết đọc giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa, tất cả các vị nên lắng nghe và khéo để tâm suy xét. Nếu ai tự biết mình có phạm vào, nên tự sám hối. Ai không phạm giới, chỉ cần lặng yên. Nếu thấy các vị lặng yên, xem như hết thảy đều thanh tịnh. Như có ai khác đến hỏi, cũng sẽ y như vậy mà đáp.
Tôi sẽ lập lại câu hỏi ba lần, xin các vị hãy cố gắng nhớ lại, như ai có điều phạm giới mà không sám hối, sẽ phạm vào tội vọng ngữ. Phật có dạy vọng ngữ là tội ngăn trở việc tu đạo. Nếu tỳ-kheo nào nhớ lại biết mình có tội, muốn được trong sạch như trước phải cầu sám hối. Sám hối rồi sẽ được an ổn, vui vẻ.
Kính bạch chư đại đức tăng, tôi đã thuyết đọc xong phần đầu của Giới kinh. Xin hỏi chư đại đức, trong chúng tăng đây có được thanh tịnh hay chăng?
Người thuyết giới lập lại câu hỏi ba lần. Nếu trong chúng có ai phạm giới, tự bước ra cầu pháp sám hối để chúng tăng quyết định. Nếu không, tất cả đều lặng yên.
_ Kính bạch chư đại đức, vì các vị đều lặng yên, nên xem như trong chúng tăng đây hết thảy đều thanh tịnh. Việc này được hiểu là như vậy.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
GIỚI LUẬT TỲ-KHEO
Theo giới luật quy định, mỗi tháng hai kỳ, chư tăng ở mỗi trụ xứ phải tụ họp lại một chỗ để cùng nhau tụng đọc giới luật. Điều này giúp thường xuyên nhắc nhở việc trì giới, và cũng giúp uốn nắn kịp thời những sai phạm của mỗi người.Phần trích dịch của chúng tôi dưới đây lấy từ bộ Tứ phần luật của ngài Phật-đà-da-xá và Trúc Phật Niệm cùng dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán vào đời Hậu Tần. Nguyên văn chữ Hán được in kèm theo sau để tiện việc đối chiếu, tham khảo.
I. PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI KINH
Con kính lễ chư Phật,Cùng Pháp và Chư Tăng.
Nay giảng nói Giới luật,
Chánh pháp trụ lâu dài.
Giới pháp không bờ bến,
Như báu, cầu không chán.
Muốn vun bồi Chánh pháp,
Phải cùng nghe thuyết giới.
Muốn trừ Tám ác pháp,
Mười bảy tội Tăng tàn,
Ba mươi tội xả đọa,
Phải cùng nghe thuyết giới.
Tỳ-bà-thi, Thi-khí,
Tỳ-xá, Câu-lưu-tôn,
Câu-na-hàm Mâu-ni,
Ca-diếp, Thích-ca Văn.
Chư đại đức Thế Tôn,
Vì chúng ta thuyết dạy.
Tôi nay xin lập lại,
Các vị cùng lắng nghe.
Như người bị què chân,
Không thể đi đứng được.
Cũng vậy, người phạm giới,
Không sanh cõi trời, người.
Ai muốn sanh cõi trời,
Hoặc trong chốn nhân gian,
Phải thường giữ Giới luật,
Không để cho hủy phạm.
Như xe vào đường hiểm,
Mất chốt, gãy trục, lo.
Người phạm giới cũng vậy,
Giờ sắp chết sợ hãi.
Như người tự soi gương,
Đẹp, xấu sinh ưa, chán.
Nghe thuyết giới cũng vậy,
Không hủy phạm, vui mừng.
Như đôi bên giao chiến,
Mạnh tiến, yếu phải lùi.
Nghe thuyết giới cũng vậy,
Trong sạch được an ổn.
Vua đứng đầu trăm họ,
Biển hơn cả muôn sông,
Trăng vượt hơn ngàn sao,
Phật vượt trên các thánh.
Cũng vậy, trong các luật,
Giới kinh là trên hết.
Do chính Phật thuyết dạy,
Nửa tháng tụng một lần.
(Tụng xong đoạn mở đầu này, vị thượng tọa chủ trì đối trước chúng tăng mà đặt các câu hỏi sau.)
_ Chúng tăng hội lại chưa?
Tất cả đồng thanh đáp: Chúng tăng đã hội lại.
_ Chúng tăng có hòa hiệp không?
Tất cả đồng thanh đáp: Chúng tăng hòa hiệp.
_ Người chưa thọ cụ túc giới đã ra khỏi chưa?
Nếu có, chúng tăng liền mời người ấy đi ra, rồi đáp: Người chưa thọ cụ túc giới đã đi ra.
Nếu không có, đáp: Trong chúng này không có người chưa thọ cụ túc giới.
_ Những tỳ-kheo vắng mặt có nhờ người thuyết dục và nhận mình là thanh tịnh hay không?
Nếu có người vắng mặt, những người nhận lời thuyết dục sẽ bước ra trình bày việc vắng mặt. Nếu không, chúng tăng cùng đáp là không có.
_ Tỳ-kheo ni có đến thỉnh giáo giới không?
Nếu có, người thỉnh giới thưa trước chúng tăng và chúng tăng sẽ cử người sang ni chúng thuyết giới. Nếu không, chúng tăng cùng đáp là không có.
_ Nay chúng tăng hòa hiệp cùng hội lại để làm gì?
Chúng tăng cùng đáp: Để thuyết giới.
_ Kính bạch chư đại đức tăng. Hôm nay là ngày rằm, chúng tăng hội lại cùng thuyết giới. Nếu chúng tăng xét đây là lúc thích hợp, cùng nhau hội đủ mà thuyết giới. Việc tác bạch như vậy có thành tựu chăng?
Chúng tăng cùng đáp: Tác bạch đã thành tựu.
_ Kính bạch chư đại đức tăng. Nay tôi xin thuyết đọc giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa, tất cả các vị nên lắng nghe và khéo để tâm suy xét. Nếu ai tự biết mình có phạm vào, nên tự sám hối. Ai không phạm giới, chỉ cần lặng yên. Nếu thấy các vị lặng yên, xem như hết thảy đều thanh tịnh. Như có ai khác đến hỏi, cũng sẽ y như vậy mà đáp.
Tôi sẽ lập lại câu hỏi ba lần, xin các vị hãy cố gắng nhớ lại, như ai có điều phạm giới mà không sám hối, sẽ phạm vào tội vọng ngữ. Phật có dạy vọng ngữ là tội ngăn trở việc tu đạo. Nếu tỳ-kheo nào nhớ lại biết mình có tội, muốn được trong sạch như trước phải cầu sám hối. Sám hối rồi sẽ được an ổn, vui vẻ.
Kính bạch chư đại đức tăng, tôi đã thuyết đọc xong phần đầu của Giới kinh. Xin hỏi chư đại đức, trong chúng tăng đây có được thanh tịnh hay chăng?
Người thuyết giới lập lại câu hỏi ba lần. Nếu trong chúng có ai phạm giới, tự bước ra cầu pháp sám hối để chúng tăng quyết định. Nếu không, tất cả đều lặng yên.
_ Kính bạch chư đại đức, vì các vị đều lặng yên, nên xem như trong chúng tăng đây hết thảy đều thanh tịnh. Việc này được hiểu là như vậy.
Send comment