Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuộc đời phi thường của Geshe Lama Konchog

10 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13199)
Cuộc đời phi thường của Geshe Lama Konchog

CUỘC ĐỜI PHI THƯỜNG 
CỦA GESHE LAMA KONCHOG, MILAREPA CỦA THỜI HIỆN ĐẠI
Thanh Liên biên dịch

Thủa thiếu thời

blankKhi Losang Phuntsog (Geshe Lama Konchog) lên sáu tuổi, cha mẹ ngài quyết định gởi ngài tới tu viện Drepung ở gần nhà (Drepung là một trong ba đại tu viện của phái Gelug ở Lhasa). Tuy nhiên cậu bé đã biểu lộ một phẩm tính chính yếu của đời mình: cậu biết đích xác mình muốn gì và sẽ theo đuổi mục tiêu đó với sự quyết tâm mãnh liệt. Cậu tuyên bố rằng cậu muốn tu họcTu viện Sera. Vì cậu có một người chú học ở Sera nên cha mẹ cậu cũng thông cảm với quyết định đó.

Tuy nhiên, người chú này đã gây cản trở cho việc tu họcthực hành của cậu. Ông ta thường đánh đập cậu.

Nhưng không điều gì có thể làm Losang Phuntsog nhụt chí. Konchog đã tu họcTu viện Sera ở Tây Tạng từ năm lên 7 tới 32 tuổi (1934-1959). Mặc dù các tu sĩ không được phép nhận các nhập môngiáo lý Mật thừa trước khi hoàn tất học trình Geshe (Tiến sĩ Phật Học), ngài thường lẻn đi dự những lễ nhập môngiáo lý của những Lạt ma như Pabongka Rinpoche, Trijang Rinpoche và Pari Rinpoche. Ngài cũng đã hoàn tất một khóa nhập thất ngắn của các Bổn Tôn mà ngài được nhập môn, ở trong những trụ xứ của các Lạt ma này. Suốt những năm tu học ở Sera, từ khi còn là một cậu bé, Lạt ma Konchog thường biến mất, mỗi lần trong nhiều tháng, du hành tới những địa điểm khác nhau quanh Tây Tạng để thâu nhận vào tâm trí dị thường của ngài toàn bộ những loại thiện xảo rất khó tìm thấy ở một con người

Thầy Tenzin Zopa, thị giả của ngài, nói: “Ngài lão luyện trong rất nhiều lãnh vực. Ngoài Kinh điển và các giáo lý Mật thừa của cả bốn truyền thống của Tây Tạng, ngài cũng thành tựu vũ điệu Cham, những nghi lễ, mạn đà la cát, thiên văn học, khoa tiên tri, kiến trúc phù hợp với Luật học – sự hiểu biết của ngài thật đáng kinh ngạc.” 

Đối với Geshe Jampa Tseten thì rõ ràng là người bạn học “điên” của ông không phải là một người bình thường. Geshe Jampa Tseten nói: “Từ khi là một đứa trẻ, ngài đã là một bậc linh thánh, một thiền giả vĩ đại…”

Đời sống trong núi non

Năm 1959, khi đã hoàn tất học trình Geshe và sắp dự kỳ thi tốt nghiệp thì ngài phải đào thoát khỏi Tây Tạng. Ngài rời bỏ Tây Tạng với độc nhất bộ y mặc trên người, một miếng da cừu và một vài bản văn của bốn trường phái. Trên đường đi ngài gặp người nào đó nói rằng Nepal có thời tiết ấm áp và ngài sẽ không cần tới da cừu, vì thế ngài bán nó đi để lấy một món tiền nhỏ. Nhưng ngài vẫn còn một miếng da cừu nhỏ.

Lama Zopa Rinpoche kể rằng khi Lama Konchog trốn khỏi Tây Tạng – từ Lhasa tới Nepal – có lúc ngài ở trong một thung lũng bị quân đội Trung quốc vây kín. Không có cách nào thoát ra ngoài. Ngài ngồi giữa thung lũng và cử hành một lễ puja để thuyết phục tâm linh thánh của vị Bảo Hộ. Thời tiết trong trẻo nhưng sau lễ puja thì những đám mây và sương mù bất ngờ xuất hiện và trời bắt đầu đổ tuyết. Khi đó ngài có thể trốn đi – thậm chí ngài đi thẳng vào giữa những chiếc xe của quân đội. Tuyết đã làm cho những người lính không nhìn thấy ngài.

Theo Lạt ma Lhundrup, tu viện trưởng Tu viện Kopan, con đường mà Geshe Lama Konchog theo đuổi để thoát khỏi Tây Tạng vào năm 1959 được khám phá trong một giấc mơ. Trước tiên ngài đi tới Tsum ở Nepal và để lại những bản văn của ngài cho một người nào ở đó, sau đó đi Kathmandu với ý định tới Buxa. Ngài gặp Guru (Đạo sư) Trijang Rinpoche của ngài ở Kathmandu. Vị Thầy này bảo ngài đừng đi Buxa mà trở lại vùng núi non để thiền định. Nhưng ngài thực sự muốn đi Buxa, vì thế ngài không nghe theo lời khuyên của Trijang Rinpoche mà đi Ấn Độ. Trong khi đi trên xe lửa cùng một người bạn muốn viếng thăm Varanasi (Ba La Nại), ngài gặp Trijang Rinpoche trên cùng chuyến xe lửa. Trijang Rinpoche hỏi ngài đang làm gì ở Ấn Độ, và bảo ngài trở về núi ở Nepal để thiền định. Lần này ngài nghe theo lời dạy của vị Thầy, ngài đi thẳng về Tsum, ở bên kia biên giới nằm trên phần đất Nepal, thâu thập các bản văn ngài đã để lại và đi lên núi mà không nói cho ai biết mình đi đâu.

Ngài tìm thấy một hang động ở phía trên ngôi làng, và tình cờ đó chính là Hang Bồ câu mà Milarepa, vị thánh và yogi được yêu quý của Tây Tạng, đã thiền định. Chính ở nơi đó em gái của Milarepa đã cúng dường anh mình vải để may áo. Người ta nói rằng các daka và dakini đã biến thành những con chim bồ câu ở đó để nghe giáo lý của Milarepa. 

Hang Bồ câu ở sâu trong vùng rừng núi, ở đó chỉ có hổ và những dã thú khác cũng như hươu nai sinh sống. Lama Konchog đã ở đó mười năm, không rời nơi đó và không gặp bất kỳ ai. Ngài chỉ có những bản văn, một bộ y, những mẩu nhỏ da cừu, và một chiếc bình lủng. 

Theo lời ngài kể lại cho Tenzin Zopa, thị giả của ngài, trong những tháng đầu, Geshe Lama Konchog đã tập “để có cái dạ dày trống rỗng, tôi đã sống nhờ rau tầm ma và dần dần có thể thực hành ‘chulen gió’” – một phương pháp nhờ đó thiền giả có thể “trích xuất các tinh chất” (chulen) từ thiên nhiên. Phương pháp thông thường mà các yogi thực hành là trích xuất các tinh chất từ đá và hoa, sau đó hòa trộn chúng thành những viên thuốc. Nhưng Lạt ma Konchog đã quyết định không tạo ra mọi chất bổ dưỡng. Thật vậy, ngài đã rút tinh chất từ không khí, và đã có thể tồn tại

Lama Zopa Rinpoche kể rằng có lần khi đang tu tập trong ẩn thất thì món tsampa (bột lúa mạch nướng – món ăn chính trong thực đơn hàng ngày của người Tây Tạng) của ngài sắp cạn kiệt. Ngài quyết định không ra ngoài để tìm thêm tsampa, mà cứ tiếp tục nhập thất, bất kể điều gì xảy ra. Ngài thực hiện quyết định này bằng cách nghĩ tới bổn sư Trijang Rinpoche. Và tới ngày không còn tsampa, một người đàn ông đã tới với một bao lớn tsampa. Từ lúc đó, ngài không bao giờ thiếu tsampa. Bất kỳ khi nào lương thực của ngài sắp hết thì có người xuất hiện mang thêm tới cho ngài. Ngài tin rằng đó là nhờ sự ban phước và dẫn dắt của Guru của ngài bởi ngài đã từ bỏ sự bám luyến vào cuộc đời này bằng cách nương tựa Guru.

Geshe Lama Konchog đã sống như thế với quyết tâm thành tựu những chứng ngộ, được thúc đẩy bởi lòng đại bivui thích sự cô tịch, với cọp và hươu nai làm bạn hữu. Sau này khi được hỏi cảm nghĩ ra sao về hoàn cảnh ở phương Tây, ngài nói: “Nó hoàn toàn bị ô nhiễm! Thực phẩm tốt lành nhất tôi từng được dùng thì có ở trong hang. Nơi chốn tuyệt hảo tôi từng sống là ở trong hang. Những bằng hữu tốt lòng nhất tôi từng có thì ở trong hang.” Phải leo lên mới vào được hang, và hươu nai “giúp đỡ nhau để len vào. Đôi khi chúng ngồi suốt ngày và đêm. Chúng tôi cùng sống với nhau thật an bình, không chút sợ hãi. Với tôi, đó là một cõi tịnh độ.” 

Năng lực của ngài hết sức mạnh mẽ, ngài không ngủ mà lễ lạy suốt đêm. Sau khi ngài ở đó 10 năm, một vài người làng đi lên núi cùng đàn cừu đã tình cờ nhìn thấy ngài. Họ nói với ngài rằng họ sẽ dâng tặng ngài thực phẩm của loài người nếu ngài xuống làng và tụng các bản văn cho họ, nhưng ngài từ chối, nói rằng ngài đã có thực phẩm tốt lành nhất. Nhưng dân làng tiếp tục quấy rầy nên ngài quyết định rời khỏi hang và tìm môt nơi khác. Ngài tìm thấy hang động khác, nhưng nó không tốt như hang đầu tiên – hang này chỉ có một nửa, vì thế ngài phải xây lên bằng đá.

Dân làng phía dưới hang động này (đây là làng của Tenzin Zopa) gặp rất nhiều vấn đề với các tinh linh và trời mưa không đúng thời và v.v.., và ngài đã cứu giúp họ. Các thần chú của ngài hết sức hữu hiệu trong việc giải trừ những vấn đề này, vì thế dân làng tới nhờ cậy ngài, và lúc nào ngài cũng thật từ bi, luôn luôn giúp đỡ mọi người. Khi sống ở Tsum tại Nepal, ngài đã chữa khỏi bệnh cho một ít người điên nhờ cúng dường lửa và bằng cách đánh họ.

Ngài tiếp tục nhập thất và giúp đỡ dân làng trong khoảng thời gian giữa các cuộc nhập thất. Dân làng gọi ngài là “Lạt ma Ông nội” và hết sức tôn kính ngài. Vào lúc này, các tu sĩni cô trong vùng (hầu hết thuộc truyền thống Kagyu) thỉnh cầu ngài làm tu viện trưởng của họ và xin ngài ban các giáo lý. Geshe Lama Konchog ban cho họ Kinh điểngiáo lý Mật thừa. Ngài có sự hiểu biết uyên bác về cả bốn truyền thống.

Tới Tu viện Kopan

Như vậy Lama Konchog đã nhập thất nghiêm nhặt trong núi cả thảy 26 năm. Ngài đã tới Kathmandu một vài lần và gặp Lama Yeshe (Thầy của Lama Zopa Rinpoche), bạn cũ của ngài ở Tu viện Sera, và mặc dù Lama Yeshe đã vài lần yêu cầu ngài ở lại Kopan, Lama Konchog đã không chấp thuận mà luôn luôn trở về Tsum. Có một lần ngài đi cùng Lama Yeshe tới phi trường ở Kathmandu, khi ấy Lama Yeshe đang thực hiện một chuyến du hành ở ngoại quốc. Trên đường đi, có người cúng dường Lama Yeshe một đôi giày. Lama Konchog cảm thấy buồn bã vì ngài nghĩ rằng sẽ không gặp lại Lama Yeshe nữa… Cuối cùng vào năm 1985, một năm sau khi Lama Yeshe thị tịch, Lama Konchog tới cư trú ở Kopan. Khi Thầy Tenzin Zopa hỏi ngài điều gì đã khiến ngài tới Kopan, Lama Konchog chỉ nói rằng Lama Zopa Rinpoche đã thực hiện một lễ puja Chokyong (Hộ Pháp) để “móc” ngài tới giúp Tu viện Kopan và FPMT (Tổ chức Bảo tồn Phật Giáo Đại thừa)! 

Thầy Tenzin Zopa cũng nói rằng để trả lời cho câu hỏi tại sao ngài tới Kopan, Geshe Lama Konchog nói đó là bởi tất cả những gì ngài đã làm trong quá khứ, tất cả những gì ngài đang làm trong hiện tại, và tất cả những gì ngài sẽ làm trong tương lai. Đó cũng do bởi thiện nghiệp của chúng ta!

Lama Zopa Rinpoche thuật lại rằng khoảng năm 1990-1991, Lama Konchog bị vấp ngã trên các bậc thang ở Tu viện Kopan và đập đầu vào bê tông. Lập tức ngài có một cảm thức mạnh mẽ về sự giải thoát và ngài vô cùng hoan hỉ vì đã nhận lãnh những chướng ngại của Lama Zopa Rinpoche và Tu viện Kopan. Ngài cảm thấy hết sức hài lòng. Thay vì Kopan phải kinh qua những chướng ngại thì ngài đã trải nghiệm chúng và vì thế ngài hài lòng.

Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.

Trong chuyến Lama Zopa và Lama Konchog hành hương Tây Tạng (năm 1987), các ngài tới thăm hồ Palden Lhamo. Hồ này trông giống một chiếc TV – nó có thể tiên đoán cuộc đời của con người. Nó đã tiên đoán và xác nhận Hóa Thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Lama Zopa Rinpoche thuê đủ ngựa cho cả đoàn hành hương nhưng Geshe Lama Konchog từ chối không đặt chân lên ngựa. Đó là dấu hiệu của một Bồ Tát. Ngài không muốn mang lại phiền não hay đau khổ cho con ngựa. Mặc dù ngài không khỏe, ngài đã luôn luôn đi bộ.

Thầy Tenzin Zopa kể: “Năm 1999, tôi ở trong phòng của ngài tại Kopan để phục vụ trà bơ cho ngài và người bạn học của ngài là tu viện trưởng Tu viện Samdeling. Các ngài chọc ghẹo nhau bằng nhiều cách, và bất ngờ tu viện trưởng nói với ngài: “Nhớ lại đi, từ khi còn thơ ấu chúng ta đã sống với nhauĐại học Sera ở Tây Tạng. Khi chúng ta còn trẻ ngài rất khác biệt với chúng tôi. Ngài đã thực hành nghiêm nhặt mọi con đường Kinh thừa và Mật thừa. Ngài luôn luôn là người nhiệt tình và được yêu mến nhất để nhận những nhập môn Mật thừa và thực hành các nhập thất nghiêm nhặt. Ngài không bao giờ để lỡ mọi cơ hội này… Chúng ta thường ở cạnh nhau và suốt đêm ngài không để cho chúng tôi ngủ yên. Ngài làm ồn cả đêm bằng những thực hành cúng dường Cho (1) và những bài tập Sáu Yoga của Naropa, đập ầm ầm khắp nơi. Ha ha… Và ngài cũng là một trong những triết gia/ người thảo luận lỗi lạc nhất; và ngài đặc biệt xuất sắc về môn Madhyamika (Trung Đạo) và những học thuyết về tánh Không. Ngài nhớ không, ngài luôn là một người lãnh đạo các cuộc thảo luận và ngay cả những học giả thâm niên cũng tìm đến ngài để học hỏi những kiến thức phi thường của ngài, nhưng ngài thường hết sức khiêm tốn. Vì thế những bậc trưởng thượng của chúng tôi tặng cho ngài biệt danh “Lama Konchog (Lama Quy y). Khi chúng ta nghĩ về quá khứ thì nó là những kỷ niệm hết sức vui vẻ và thật đáng ngạc nhiên, phải không? Và bây giờ chúng ta đã già. “Hô! Hô! Ha! Ha!” “Lama Konchog, nếu ngài mất chắc chắn là ngài sẽ trở thành một hóa thân, phải không Rinpoche?” Đại Thành tựu giả Geshe Lama Konchog cười ha hả và nói: “Dĩ nhiên, chắc chắn là tôi sẽ trở lại và được thăng chức rất lớn. Ha! ha!” 

Lama Konchog đã làm lễ thọ giới cho nhiều Tăng đoàn và nhờ ngài nhiều chúng sinh đã được giải thoát. Khi ở Kopan, ngài đã giảng dạy nhiều giáo lý triết học, giáo lý Kinh thừa và Mật thừa, các luận giảng, các lễ nhập môn cho các Tăng đoàn và những đệ tử người ngoại quốc. Ngài đã du hành tới nhiều quốc gia để ban tất cả những Pháp bảo này trong cả bốn truyền thống Phật Giáo Tây Tạng.

Các thực hành đã hoàn tất

Geshe Lama Konchog đã hoàn tất các thực hành:
600.000 chén nước cúng dường.
800.000 Lời nguyện Quy y.
1.500.000 lễ lạy toàn thân bằng thực hành Vajrasattva, tán thán 21 Đức Tara và sám hối 35 vị Phật.
100.000 Cúng dường lửa Vajra Daka.
1.200.000 Cúng dường Mạn đà la.
1.200.000 lần trì tụng thần chú Một Trăm Âm của Đức Phật Vajrasattva.
2.000 nhập thất Nyung Nay.
800.000 trì tụng 9 vòng Guru Yoga Lama Tsongkapa.
100.000 lần đọc Kinh Người Cắt Kim cương.
700.000 tsa-tsa.
100.000 thực hành Cầu nguyện 35 vị Phật như pháp chuẩn bị.
Thiền định Lam-rim và thực hành Jorcho.
Tự-nhập môn Vajrayogini.
700.000 thiền định Samaya Varja. 
1.200.000 cúng dường torma.

Thị tịch và Lễ Trà tỳ

Khoảng 8,15 giờ tối 15 tháng Mười năm 2001, Tenzin Zopa và những người khác có mặt bên Geshe Lama Konchog. Tenzin Zopa nhớ lại: “Lama Konchog bảo chúng tôi: ‘Bây giờ thị kiến về ảo ảnh đã xuất hiện’ – cái đầu tiên trong tám dấu hiệu bên trong của cái chết – ‘vì thế xin hãy đi và bắt đầu cầu nguyện.’ Chúng tôi rời khỏi nơi đó ngoại trừ anh Thuben Lhundrup của tôi, là người tụng lời cầu nguyện hàng ngày của Lama Konchog cho ngài. Vào lúc 8,50 giờ ngài ngừng thở.”

Những khóa cầu nguyện được cử hành tại nhà của Lama Konchog suốt ngày và đêm trong bảy ngày, khi ngài vẫn an trụ trong thiền định tịnh quang trong 7 ngày. Ngày 22 tháng Mười, thân linh thánh của ngài được cung thỉnh tới địa điểm làm lễ cúng dường lửa. Các Lạt ma và ba trăm tu sĩ của Tu viện Kopan cùng ba trăm sư cô của Tu viện Kachoe Ghakyil gần đó, cũng như nhiều đệ tử sùng mộ ở nước ngoài, đã tham dự lễ cúng dường lửa Yamataka được tổ chức tại một địa điểm do Lama Zopa Rinpoche chọn lựa. Buổi lễ kéo dài trong vài giờ giữa những dấu hiệu tốt lành là năm loại cầu vồng và một trận mưa hoa từ không trung. Cuối cùng, tháp được cấu trúc đặc biệt để đốt lửa được bít lại. 

Xá lợi

blankLúc 4,30 giờ sáng ngày thứ ba sau lễ cúng dường lửa, dưới sự giám sát của Lạt ma Cherok trẻ tuổi, Lạt ma Lhundrup, Thubten Lhundrup, Geshe Losang Jamyang, Amtsok, Drakpa và Tenzin Zopa, tháp được mở ra và cuộc tìm kiếm xá lợi bắt đầu. Một số lượng xá lợi đáng kinh ngạc đã được tìm thấy – những dấu hiệu về sự vĩ đại của vị thánh này. “Quá nhiều xá lợi được tìm thấy khiến một công việc được cho là mất hai giờ đã kéo dài đến tám giờ,” Tenzin Zopa nói. Hàng trăm xá lợi như những viên ngọc, tóc đen, trái tim, lưỡi và một con mắt – thường thì những bộ phận như thế của một hành giả Mật thừa cao cấp không bị đốt cháy – và nhiều xá lợi khác được tìm thấy. “Lạt ma Lhundrup nói như thể toàn thân của Geshe-la là một viên ngọc quý…”

blankSáu tuần sau khi xá lợi được mang ra khỏi ngọn lửa và được đặt trong những chiếc bình trên bàn thờ trong nhà của Lama Konchog tại Tu viện Kopan thì những biến đổi to lớn đã xảy ra. Tenzin Zopa nói: “Một bộ xá lợi gồm hai viên đã biến thành ba mươi bảy viên, và bộ khác biến thành hai mươi tám viên. Những miếng xương thường xuyên tạo thành các xá lợi giống như ngọc và thuộc loại vàng; và từ tro, xá lợi cũng đang hiển lộ. Trên chiếc lưỡi có một hình ảnh của Đức Tara tự xuất hiện càng lúc càng lộ rõ. Trái tim tiếp tục thu nhỏ lại và đồng thời tạo thành xá lợi đỏ. Một chiếc răng có hình dạng vỏ ốc xà cừ xoắn ngược chiều kim đồng hồ.”

Các xá lợi ngũ sắctrạng thái thanh tịnh của 5 uẩn, trạng thái của 5 vị Phật Thiền, trạng thái của sự toàn giác. Rõ ràngĐại thành tựu giả vĩ đại đã thành tựu sự toàn giác trong một đời. Đây là kết quả của việc ngài đã sống một cuộc đời với Ba Phương diện Chính yếu của Con Đường,(2) thực hành Bồ Đề tâmtừ bỏ mọi ô nhiễm bằng cách áp dụng pháp đối trịtánh Không.

Khensur Losang Tsering Rinpoche, cựu tu viện trưởng Đại Học Sera Je nói với Thầy Tenzin Zopa: “Tôi biết Geshe Lama Konchog rõ hơn các ông. Chúng tôi là bạn rất thân từ khi còn ở Đại Học Sera ở Tây Tạng. Tên Ngài là Lama Konchog và Ngài thực sự là Lama Konchog. Danh hiệu được ban cho Ngài quả là có căn cứ đúng đắn. Tôi thấy Ngài thực sự là một bậc toàn trí. Ngài không chỉ là một học giả về mặt triết học, mà thực sự là một học giả trong mọi lãnh vực thuộc Kinh thừa và Mật thừa. Ngài tinh thông mọi sự mà chúng ta tưởng là mình hiểu rõ, là những điều mà nhiều học giả khác không thấu suốt, và Ngài thực sự đưa mọi sự vào thực hành. Ngài rất khiêm tốn, rất dũng cảm và giúp đỡ tôi rất nhiều. Khi tôi thực hiện Khóa Nhập thất Yamantaka Vĩ đại 3 năm tại căn phòng cũ kỹ của tôi ở Sera, Ngài là người bảo trợ cho cuộc nhập thất này và mọi lễ cúng dường lửa. Tôi rất biết ơn Ngài. Tôi có cảm tưởnghoàn toàn tin rằng Ngài thực sự là một Lạt ma chứng ngộ cao cấp, chắc chắn là như vậy. Hãy nhìn những dấu hiệu sau khi Ngài thị tịch., như những xá lợi và các cầu vồng v.v.. Đây là những dấu hiệu mà một người bình thường không thể thành tựu, thật vô phương!!! Chỉ những bậc thánh chứng ngộ rất cao mới có thể thành tựu những dấu hiệu như thế. Từ 2500 năm trước Đức Phật đã giảng dạy điều đó chứ không chỉ mình tôi nói với ông. Thỉnh thoảng, khi tôi nghĩ tới Ngài và những yogi trong quá khứ như Milarepa, tôi tự hỏi làm thế nào các ngài có thể có đủ can đảm để làm các thực hành vĩ đại như thế. Đó thực sự là một điều đáng để tự hào. Ngày nay có nhiều người, mặc dù nghiên cứu rất giỏi và hiểu biết rất nhiều nhưng để đưa những kiến thức đó vào thực hành hàng ngày và làm cho thực hành đó hoàn toàn trở thành nguyên nhân của sự giải thoát thì quả là hết sức khó khăn. Hiện nay thật rất rất khó tìm được những bậc tôn quý như các yogi vĩ đại Milarepa và Lama Konchog. Nếu chúng ta muốn thành Phật trong đời này, ta nên thực hành như các ngài. Nhưng điều đó thực sự, thực sự là một công việc vĩ đại. Không thể tin nổi, phải không? Tôi hoan hỉ, tôi hoan hỉ. Chúng ta rất, rất may mắn được nối kết với những bậc chứng ngộ này, thậm chí chỉ được ở bên các ngài một chốc lát, có mối liên kết và những sự ban phướcđặc biệt được làm đệ tử của các ngài thì quả là hết sức may mắn."

Hóa Thân

blankThầy Tenzin Zopa thuật lại: “Khoảng mười phút trước khi Đại Thành tựu giả ngừng thở, Kopan Khen Rinpoche Lama Lhundrup và tôi mỗi người nắm một bàn tay của ngài và cuối cùng tha thiết khẩn cầu ngài trở lại như một hóa thân để làm lợi lạc cho Phật Pháp và tất cả chúng sinh. Đại Thành tựu giả đã trả lời chúng tôi với lòng bi mẫn lớn lao, đưa ra hai biểu thị rõ ràng. Trước hết ngài nói chữ đầu tiên của tên cha mẹ là chữ AH. Kế đó, bằng cách chỉ ngón tay về phía đông bắc Kopan, một biểu thị rõ ràng về phương hướng ngài sẽ đến. Vào lúc đó Khen Rinpoche Lama Lhundrup và tôi cảm thấy hết sức an ổn và có niềm tin cùng sự hoan hỉ trong việc xác quyết hóa thân của ngài. Nhưng cả hai chúng tôi giữ kín biểu thị rõ ràng này cho tới ngày 17 tháng Mười Hai năm 2005 khi Tenzin Nyudrup được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 xác nhậnhóa thân đích thực không thể sai lầm của Đại Thành tựu giả quá cố Geshe Lama Konchog. Khi đó hóa thân được ba tuổi rưỡi. 

Yogi vĩ đại Geshe Lama Konchog thị tịch ngày 15 Tháng Mười năm 2001 và Tenzin Nyudrup ra đời lúc 3 giờ sáng ngày thứ Hai 28 tháng Mười năm 2002, theo lịch Tây Tạng là ngày 22 tháng Chín, là ngày tốt lành kỷ niệm Đức Phật từ Cung Trời Đâu Suất trở về thế gian. Khi cậu bé ra đời, thân cậu to lớn nhưng không làm thân mẫu đau đớn. Những người trong gia đình nói rằng đứa trẻ sinh ra mà không khóc. Ngay sau khi cậu ra đời, một trong những Đạo sư dòng Kagyu đã dùng khoa chiêm tinh để tiên tri về sự kiện này. Việc tiên tri cho thấy thật rõ ràng rằng đứa trẻ này không phải là người bình thường, đó là một hiển lộ của một Lạt ma chứng ngộ rất cao cấp ở phương Nam và v.v.. 

8 giờ sáng ngày 12/1/2006 Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã làm lễ thụ phong cho hóa thân Tenzin Nyudrup ở Amarvati trong Viện Kalachakra Mandala, địa điểm linh thiêng nhất, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ban giáo lý tantra Kalachakra lần đầu tiên trong thế giới. Hơn 800 đệ tử của Đại thành tựu giả quá cố Geshe Lama Konchog (là những người tham dự lễ nhập môn Kalachakra) từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự buổi lễ. Ngoài ra còn có nhiều Tăng đoàn và các tu viện trưởng, cựu tu viện trưởng, và Lama Zopa Rinpoche, Khen Rinpoche Lama Lhundrup và v.v.. Hóa thân đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma làm lễ thụ phong tu sĩ và được tặng danh hiêu là Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche. Khi ban danh hiệu này, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Bởi ngài đã thay đổi thân tướng, tôi ước muốn tặng ngài một danh hiệu mới, phân nửa là tên tôi và phân nửa là tên trong đời trước của ngài. Tôi hết sức kỳ vọng ở ngài, cầu mong ngài tốt lành trong Pháp, tôi tặng ngài danh hiệu TENZIN PHUNTSOK” (Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche)./.

Chú thích: 

(1) Cho: Nghĩa đen là “cắt”. Một hệ thống thực hành dựa trên Bát Nhã Ba la mật, truyền từ Thành tựu giả Ấn Độ Phadampa Sangye và nữ Đạo sư Tây Tạng Machig Lapdron với mục đích cắt đứt bốn loại Ma và sự chấp ngã.

(2) Ba Phương diện chính yếu của Con Đường: những giáo lý cốt tủy của Lam-rim: sự Từ bỏ, Bồ Đề tâm, và tánh Không.

Thanh Liên biên dịch dựa trên các bài:
- “About Geshe Lama Konchog” by Tenzin Zopa

http://www.fpmt.org/teachers/konchog/about.asp

- “Geshe Lama Konchog - The Search for Geshe Konchog's Reincarnation”

http://www.kopan-monastery.com/teachers_konchog.html

- “An extraordinary modern-day Milarepa

The life and death of Geshe Lama Konchog” by Ven. Robina Courtin

http://www.mandalamagazine.org/2002/konchog.asp

- “Geshe Lama Konchog's Qualities

As explained by Ven. Lama Zopa Rinpoche in Singapore, May 92”

http://www.fpmt.org/teachers/konchog/konchogqual.asp

- “The Incarnation of Geshe Lama Konchog”

https://www.fpmt.org/teachers/konchog/tenzin.asp

 
 


About Geshe Lama Konchog 

By Tenzin Zopa
Singapore, 11 Sept. 2000
Geshe Lama Konchog

blankGeshe Lama Konchog studied in Sera Monastery in Tibet from the age of 7 to 32 (1934-1959). Although the monks were not allowed to take tantric initiations and teachings until after they completed their Geshe studies, Geshe-la used to sneak out to attend initiations and teachings by such Lamas as Pabongka Rinpoche, Trijang Rinpoche and Pari Rinpoche. He also completed the short retreats of the deities he was initiated into, staying in the labrangs of these Lamas. He completed his Geshe studies and was about to take his final exams in 1959, but had to escape Tibet. He left Tibet with only the robes he was wearing, a sheepskin and some texts from all four traditions. Along the way he met someone who said that the weather was warm in Nepal and he wouldn't need the sheepskin, so he sold it for a small amount of money. But he still had another small piece of sheepskin. 

At first he went to Tsum in Nepal and left his texts with someone there, then went to Kathmandu with the intention of going to Buxa. He met his Guru Trijang Rinpoche in Kathmandu, who told him not to go to Buxa but to return to the mountains to meditate. But Geshe-la really wanted to go to Buxa, so he did not accept his Guru's advice, but went to India. While travelling on a train with a friend who wanted to visit Varanasi, Geshe-la met Trijang Rinpoche on the same train. Trijang Rinpoche asked him what he was doing in India, and told him to go back to the mountains in Nepal to meditate. This time Geshe-la did, he went straight back to Tsum, collected his texts from the people he had left them with and went up into the mountains without telling anyone where he was going. He had only his texts, his one set of robes, the small piece of sheepskin and a leaky pot. He found a cave high above the village, which happened to be a cave where Milarepa had meditated, and where Milarepa's sister offered him cloth for robes. Geshe-la stayed there for 10 years without leaving or seeing anyone. He was very strong and didn't sleep at night but did prostrations all night. He lived on nettles that grew around the cave. (Tenzin Zopa once asked a local meditator, Rinchen Wangchug, who knew Geshe-la during this time, what Geshe la lived on and this meditator said that Geshe-la did chu-len during those 10 years, but when Tenzin Zopa asked Geshe-la about this, he didn't confirm it.) Geshe-la said this was the happiest time of his life....

After staying there for 10 years, some villagers who went up into the mountains with their sheep happened to see him. He must have looked rather frightening at that time! They told him that they would give him human food if he would come down to the village and recite texts for them, but he refused, saying that he had the best food. But the villagers continued to disturb him so he decided to leave the cave and live someone where else. He found another cave, but it wasn't as good as the first one — it was only a half-cave, so he had to build it up with stones.

The people in the village below this cave (this was the village Tenzin Zopa is from) had lots of problems with spirits and with rain not falling at the right time and so forth, and Geshe-la helped them. His mantras were incredibly effective to eliminate these problems, so the villagers came to depend on him, and Geshe-la was very compassionate, always helping whoever asked for help. He continued to do retreats and would help the people in between retreats. The villages called him "Grandfather Lama" and regarded him as very precious. In time, monks and nuns in the area (who were mostly from the Kargyu tradition) requested Geshe-la to be their abbot and requested teachings from him. Geshe-la gave them sutra and tantra teachings – he was learned in all four traditions.

So altogether Geshe-la was in the mountains in retreat for 26 years. He had come to Kathmandu a few times and met Lama Yeshe, his old friend from Sera, and although Lama Yeshe requested him several times to stay at Kopan, Geshe-la did not accept but always returned to Tsum. There was one time when Geshe-la accompanied Lama Yeshe to the airport in Kathmandu when Lama was leaving on a visit overseas and on the way someone offered Lama a pair of shoes. Geshe-la felt very sad because he thought that he would not see Lama again... Finally in 1985, one year after Lama Yeshe passed away, Geshe-la came to stay at Kopan. When asked by Tenzin Zopa how it happened that he came to Kopan, Geshe-la only said that Lama Zopa Rinpoche did a Chokyong (Dharma Protector) puja to "hook" him into helping Kopan and FPMT. Perhaps Lama Zopa Rinpoche could provide more information on this point!

Tenzin Zopa also says in answer to the question as to why Geshe-la came to Kopan, that it's because of all the things he did in the past, all the things he is doing now, and all the things he will do in the future. Also, it's due to our good karma!
http://www.fpmt.org/teachers/konchog/about.asp

Geshe Lama Konchog
The Search for Geshe Konchog's Reincarnation

Geshe Lama Konchog passed away on the 15th of October 2001. The search for the incarnation of our Most beloved Teacher and guru Geshe Lama Konchog is about to begin. According to one observation a whole range of pujas, and prayers need to be done to remove all obstacles to finding the true incarnation. 

All Geshe la's students are invited to participate in the prayers. Khen Rinpoche Geshe Lhundrup advised that it would be very beneficial if the western and chinese students of geshe la can collect 1 million Vajrasattva mantras, with strong dedication to find the true incarnation quickly and without obstacle or doubt. 
to date 5,840,025 mantras have been collected 
Additionally the following pujas are being arranged: 
1000x Namgyalma Pujas 
1000x 1000 offerings to Maitreya Pujas 
10,000 light offerings at the Boudha stupa 
100,000 Mig Tsema mantras ( to be recited by the Kopan nuns) 
10,000 Tara praises to be recited by the Kopan monks 

Early Life 

When Lobsang Puntsog (Geshe Lama Konchog) was six, his parents decided to send him to nearby Drepung, one of the three great Gelug monasteries in Lhasa. But already the young boy was displaying a quality that would be central to his life: he knew exactly what he wanted and would pursue it with single-minded determination. He declared that he wanted to attend Sera Monastery instead. As he had an uncle there, his parents relented. He studied in Sera from the age of 7 to 32 (1934-1959)

His uncle, however, was a dob-dob - one of a group of monks found at most the Gelug monasteries who were basically self-appointed policemen - who actively discouraged the young boy's wish to study and practice and would beat him regularly. 

But nothing could deter Lobsang Puntsog. In the monasteries, it was forbidden to take tantric initiations until one had completed the study of the five major treatises. However, at the age of nine he joined a group of lamas and monks to take the Vajra Yogini initiation from his root guru Trijang Rinpoche, the junior tutor to His Holiness the Dalai Lama. 

Throughout his years at Sera, beginning when he was a child, Lama Konchog would disappear for months at a time, travelling to various places around Tibet to take into his astonishing mind a whole range of skills, rarely found all in one person. "He was expert in so many fields," says Tenzin Zopa. "Apart from the sutra and tantra teachings of all the four traditions of Tibet, he was also accomplished at Cham dancing, rituals, sand mandalas, astrology, making divinations, architecture according to the Vinaya - his knowledge was astonishing." 

For Geshe Jampa Tseten, it is clear now that his "crazy" schoolmate was not an ordinary being. "He was a holy being, a great meditator, since he was a small child." 

Life in the Mountains 

According to Lama Lhundrup, the abbot of Kopan Monastery, the route that Geshe Lama Konchog followed out of Tibet (after the uprising against the Chinese in 1959) was revealed in a dream. The route took him to the village of Tsum, just over the border into Nepal, and to the cave of Tibet's beloved yogi and saint, Milarepa. The cave is known as 'Cave of the Doves', high in the mountainous jungle, where only tigers and other wild animals, as well as deer, lived. It is said that dakas and dakinis transformed into doves here to listen to Milarepa's teaching. It was here, also, that Milarepa was offered robes by his sister. 

According to his own account to Tenzin Zopa, Geshe Lama Konchog trained himself during the first few months "to have an empty stomach. I lived on nettles, and gradually was able to practice 'wind chulen' " - a method whereby the meditator can "take the essence" (chulen) from nature. The usual method practiced by yogis is to take the essences from rocks and flowers, then mixing them into pills. But Lama Konchog decided to do without all sustenance. He literally took the essence from the air, and was able to survive. 

Geshe Lama Konchog lived like this for at least seven years: full of utter determination to achieve realizations, compelled by great compassion, and delighting in his solitude, with only the tigers and deer for friends. Asked later how he felt about conditions in the West, he said, "It is all contaminated! The best food I ever had was in the cave. The best place I've ever lived in was the cave. The best friends I ever had were in the cave." The cave needed to be climbed into, and the deer "would support each other in order to get in. Sometimes they would sit all day and night. We'd stay peacefully together with no fear. For me, that was a pure land!". 

Coming to Kopan 

So altogether Geshe-la was in the mountains in retreat for 26 years. He had come to Kathmandu a few times and met Lama Yeshe, his old friend from Sera, and although Lama Yeshe requested him several times to stay at Kopan, Geshe-la did not accept but always returned to Tsum. There was one time when Geshe-la accompanied Lama Yeshe to the airport in Kathmandu when Lama was leaving on a visit overseas and on the way someone offered Lama a pair of shoes. Geshe-la felt very sad because he thought that he would not see Lama again... Finally in 1985, one year after Lama Yeshe passed away, Geshe-la came to stay at Kopan. 

Geshe Lama Konchog's Death 

Around 8:15 on the evening of October 15 2001, Tenzin Zopa and others were with Geshe Lama Konchog. Remembers Tenzin Zopa, "Geshe-la said to us, 'Now the vision of the mirage has appeared' - the first of the eight internal signs of death - 'so please go and start the prayers.' We all left except my brother Thubten Lhundrup, who recited Geshe-la's daily prayers for him. At 8.50 his breathing stopped." 

Prayers were performed in Geshe-la's house throughout the day and night during the seven days that he remained in meditation. On October 22, his holy body was carried in solemn procession to the site of the fire puja, which lasted for several hours amid auspicious signs of five types of rainbows and a drizzle of flowers from the sky. At the end, the specially constructed stupa containing the fire was sealed. 

Kopan's lamas and three hundred monks and nearby Khachoe Ghakyil's three hundred nuns, as well as many devoted students from abroad, attended the Yamantaka fire puja, held at a site chosen by Lama Zopa Rinpoche. 

http://www.kopan-monastery.com/teachers_konchog.html

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8053)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con ngườisự nghiệp Lý Công Uẩn.
(Xem: 35674)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 19781)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11765)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 23267)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13416)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 5865)
Nhiều người tu tập Phật Giáo cảm thấy hoang mang khi nghe nói có các vị thầy Phật Giáo không tuân thủ một số giới luật, chẳng hạn như uống rượu, sống chung với các thành viên khác trong tập thể tu hành
(Xem: 10665)
Miền Nam Ấn Độ trước đây, Có gia đình hào phú đầy uy danh, Hai con tư chất thông minh, Ca Chiên Diên với người anh của chàng...
(Xem: 10401)
Bảy vương tử dòng Thích Ca, Đợt đầu quyết chí xuất gia lần này, A Nan có mặt trong đây, Tuổi thời nhỏ nhất nhưng đầy tương lai...
(Xem: 10099)
A Na Luật được sinh ra, Ở trong vương tộc rất là nổi danh, Thật thà, hoạt bát, thông minh, Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông...
(Xem: 20918)
Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
(Xem: 6225)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu.
(Xem: 6870)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa.
(Xem: 8914)
Tưởng nhớ đến một bậc Thầy khả kính của nhiều thế hệ Tăng Ni Việt Nam; Môn đồ pháp quyến thực hiện tập kỷ yếu này
(Xem: 6036)
Nhà vua xây tháp để thờ tám sợi tóc. Tháp ấy bây giờ là ngôi chùa vàng danh tiếng Shwedagon ở cựu thủ đô Yangon.
(Xem: 18178)
Hòa Thượng THÍCH MINH TÂM (1940-2013) - Môn Đồ Pháp Quyến
(Xem: 6383)
Sau khi Ta diệt độ khoảng hơn một trăm năm sau, em bé vừa rồi cúng dàng nắm cát cho Ta, đời sau sẽ làm vua tại thành Ba-liên-Phất...
(Xem: 6766)
Một thời, đức Phật ngự tại vườn Lộc Uyển nước Ba La Nại, bấy giờ, đức Phật mới thành đạo chưa được bao lâu, khi đó Vua Ba Tư Nặc mới nối ngôi.
(Xem: 6576)
... Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
(Xem: 13080)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 5899)
Trần Tung (còn gọi là Trần Quốc Tung) hiệu Tuệ Trung Thượng Sĩ, sinh năm Canh dần 1230, mất ngày 1 tháng 4 năm Tân Mão 1291, quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường
(Xem: 7911)
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ"...
(Xem: 10244)
Cái gương quên mình cầu pháp của ngài Pháp Hiển đã làm mối khuyến khích cho các vị khác, trong đó có ngài Huyền Tráng... HT Thích Trí Quang
(Xem: 7900)
Pháp sư Ấn Thuận thế danh là Trương Lộc Cần, sinh năm 1906 thuộc tỉnh Triết Giang, huyện Hải Ninh... Như Nguyệt
(Xem: 9889)
Ngài sinh vào ngày 17 tháng 7, 1898 tại Kotahena, ngoại ô thành phố Colombo, thủ đô của nước Tích Lan (Sri Lanka)... Bình Anson
(Xem: 9104)
Đại hội Phật giáo Việt Nam 1964 suy tôn Ngài lên ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất... Môn Đồ Pháp Quyến
(Xem: 6008)
Thiền Sư Dogen (Đạo Nguyên Hy Huyền) Sơ Tổ Tông Tào Động Nhật Bản... Tâm Thái
(Xem: 24585)
Hòa Thượng vốn sinh trong một gia đình trung nông, phúc hậu nhơn từ, có nề nếp đạo đức vững chắc và kính tin Tam Bảo.
(Xem: 36482)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 7760)
Gương Bát Nhã thấm nhuần vạn thể, Tâm Kim Cương triệt phá lầm mê, An nhiên, thật tướng Bồ Đề, Khứ lai tự tại, đi về Chơn Như...
(Xem: 11575)
Ông Bàng Uẩn (P'ang Yun) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Tâm Thái
(Xem: 10075)
Hòa thượng thế danh Lê Diêu, Pháp danh Như Lễ, Pháp hiệu Thích Huyền Dung... Nhiều Tác Giả
(Xem: 5254)
Hầm Lửa Hóa Thành Ao Sen là Chuyện Trưởng Giả Thất Lị Cấp Đa... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 5448)
Tì kheo ni Pháp Dữ đã được đức Thế Tôn khen ngợi là vị thuyết pháp đệ nhất trong Ni chúng... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 10042)
Đại Sư Pháp Tạng (643-712) là tổ thứ ba của tông Hoa Nghiêm, Pháp Tạng có nghĩa là kho tàng của chánh pháp.
(Xem: 7904)
Thành tâm nhớ tưởng bậc Tôn Sư, cố Đại Lão Hòa Thượng THÍCH HUYỀN QUANG, Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN... Hạnh Cơ
(Xem: 9392)
Tổ tiên của ngài vốn ở nước Khương-cư (Sogdiana), nhưng đã mấy đời sống ở Thiên-trúc. Thân phụ ngài, nhân làm nghề buôn bán mà theo thuyền buôn sang Giao-chỉ sinh sống... Hạnh Cơ
(Xem: 8684)
Đại sư Đạo An họ Vệ, sinh vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến-hưng (314) đời vua Mẫn đế thời Tây-Tấn... Nguyên tác Hán văn của cư sĩ Hồng Tu Bình; cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 46612)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 6928)
Tên tiếng Phạn của Ngài là Avalokitesvara, dịch âm ra Hán ngữ là A-phược-lô-chỉ-đê-thấp-phạt-la, dịch nghĩa là Quán Thế Âm... Hạnh Cơ
(Xem: 12399)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 5833)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả... Thích Phước An
(Xem: 14592)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 13064)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
(Xem: 12501)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 14634)
Choden Rinpoche là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất, trước năm 1985 ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng... Thanh Liên
(Xem: 12510)
Tịch Thiên (Śāntideva, tục danh: Sāntivarman) là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch... Thích Nguyên Hiệp
(Xem: 10986)
Tổ Phước Huệ, Tăng cang Hòa thượng húy thượng Ngộ hạ Tánh, tự Hưng Long, hiệu Phước Huệ. Thế danh Nguyễn Văn Cự, sinh ngày mồng 8/4/Ất Hợi (1875) tại làng Trung Kiên, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
(Xem: 9662)
Tổ sư Minh Hải - Đắc Trí - Pháp Bảo thường được nói đến với dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh... ĐĐ Thích Như Tịnh
(Xem: 16755)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ... Đỗ Đình Đồng
(Xem: 8502)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Con Trai Tôi (Dalai Lama, My Son) Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14... Tác gả: Diki Tsering; TT Thích Nguyên Tạng dịch Việt
(Xem: 5989)
Không những đạo Phật do chư cao tăng người Thiên Trúc, Tây Vực, v.v... truyền sang vùng Ðông Nam Á, mà các chư tăng trong vùng địa phương cũng liên tiếp nối nhau sang đất Phật... Thích Hằng Ðạt
(Xem: 9980)
Đại thiền sư Hư Vân, tuổi đời được một trăm hai mươi tuổi. Tăng lạp được một trăm lẻ một tuổi.
(Xem: 6401)
Hòa Thượng, thế danh là Đỗ Xuân Hàn, húy Thượng Tâm Hạ Thị hiệu Thiện Minh, tự Trí Nghiễm. Sinh năm 1921 tại làng Bích Khê, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
(Xem: 11393)
Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện - Thích Hoằng Đạt dịch
(Xem: 7076)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả... Thích Phước An
(Xem: 46799)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 13533)
Ngài họ Lê, húy Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán, sinh ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
(Xem: 8426)
Cố Thượng tọa thế danh Đỗ Văn Nghiệp, sinh ngày 06 tháng 02 năm 1943 (năm Quý Mùi) tại làng Giang Hải, xã Phan Rí Cửa, quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận.
(Xem: 6882)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên... HT Thích Như Điển
(Xem: 9213)
Tổ sư họ Tạ, húy Nguyên Thiều, tự Hoán Bích, sinh giờ Tuất, ngày 15 tháng 5 năm Mậu tý, tức là ngày 08 tháng 7 năm 1648, tại huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, Quảng Đông.
(Xem: 6203)
Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, Số Đặc Biệt để Tưởng Niệm Cố HT Thích Minh Tâm
(Xem: 6932)
Bài thuyết trình trong Ngày Về Nguồn Lần Thứ VII – Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Từ 27 tháng 9 đến 29 tháng 9, 2013 - Chùa Cổ Lâm, Seattle, tiểu bang Washington... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17921)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 18257)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 15882)
Kỷ Yếu Về Cội - Là tư liệu quý giá về các Phật Học Viện Trung Phần: Báo Quốc, Phổ Đà, Hải Đức, Linh Sơn, Quảng Hương...
(Xem: 6984)
Danh Tăng Việt Nam Sinh Vào Năm Tuất - Tâm Không Vĩnh Hữu sưu tầm và biên soạn
(Xem: 31311)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 9600)
Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589)... Tuệ Hạnh
(Xem: 7725)
Nhờ tinh thần tinh tấn tu học và không ngừng trau dồi kiến thức, cư sĩ Chánh Trí đã tạo cho mình vốn hiểu biết giáo lý Phật đà sâu rộng...
(Xem: 21695)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(Xem: 34232)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 33405)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 14263)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
(Xem: 35729)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 13027)
Thành Kính Tưởng Niệm Hòa Thượng THÍCH GIÁC LÂM (1928 - 2012)
(Xem: 15798)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
(Xem: 13708)
Huyền Trang - Nhà Chiêm BáiHọc Giả (Hsuan-Tsang, the Pilgrim and Scholar) - Anh ngữ: HT. Thích Minh Châu - Việt dịch: Ni sư Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 33110)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(Xem: 26459)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 41481)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 40411)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 20100)
HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
(Xem: 33745)
HT Thích Nguyên Siêu trụ trì Chùa Phật Đà, San Diego và Tu Viện Pháp Vương, Escondido, Hoa Kỳ
(Xem: 29711)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
(Xem: 33757)
Lịch sử của vị đại đệ tử này cũng chẳng kém phần đạo vị và rất xứng đáng cho mọi người noi gương, vì con đường giải thoát của Ngài đã đi cũng lại là con đường Bát Chánh của chư Phật.
(Xem: 18919)
Thiền Tăng A Nậu Lâu Ðà cũng là Sa môn có đủ công phu tu luyện để dùng "Thiên nhãn" theo dõi "Tịnh Quang" của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni khi đấng Toàn Giác thanh thoát xả báo thân...
(Xem: 22793)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 22528)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 49054)
Thầy Tuệ Sỹ là một học giả uyên bác về Phật Giáo Nguyên ThủyĐại Thừa. Thầy làm nhiều thơ, chơi dương cầm, viết một số truyện ngắn đặc sắc.
(Xem: 11997)
Hòa Thượng Họ Đinh, húy Tiến Đạm, Pháp Hiệu Thanh Đạm, đã viên tịch vào lúc 02 giờ sáng ngày Chủ Nhật 04 tháng 12 năm 2011 (nhằm ngày 10 tháng 11 năm Tân Mão).
(Xem: 11184)
Hoài Tố sinh năm 625, vốn là người họ Phạm, viên tịch năm 698, ngay tại chùa Thái Nguyên, Trường An. Năm đó, ông 74 tuổi... Bằng Hư
(Xem: 22576)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 18034)
Vài Hình Ảnh Kỷ của Niệm HT Thích Hạnh Đạo - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 15146)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
(Xem: 22735)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 16016)
Hòa Thượng húy thượng Nguyên hạ Bàng - Đại Nguyện tự Chí Năng, hiệu Giác Hoàng đã viên tịch vào ngày 7 tháng 7 năm 2011
(Xem: 13134)
Là một trong những thiền sư đầu tiên tại Mỹ, Philip Kapleau được xem là người có công lao đặc biệt quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật nói chung và thiền tông nói riêng...
(Xem: 19770)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Quảng Tâm (1947-2010) - Tăng Chúng Đệ Tử Tu Viện Vĩnh Đức
(Xem: 12089)
Pháp sư Tịnh Không được xem là người có công phục hưng Tông Tịnh Ðộ trong hiện đại, Ngài đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu, thực hànhtruyền bá pháp môn Tịnh Ðộ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant