Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 23: Quán Điên Đảo

Saturday, July 3, 201000:00(View: 4509)
Chương 23: Quán Điên Đảo

LONG THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003

CHƯƠNG XXIII: QUÁN ĐIÊN ĐẢO

Hỏi: 

Từ ức tưởng phân biệt,

Phát sanh tham, sân, si.

Tịnh, bất tịnh điên đảo,

Đều từ chúng sanh duyên[1] [1] 

Trong kinh nói: “Nhơn ức tưởng điên đảophân biệt tịnh, bất tịnh, rồi phát khởi tham, sân, si.” Thế nên biết có tham, sân, si.

Đáp: 

Nếu nhân tịnh, bất tịnh,

Điên đảo sanh ba độc.

Ba độckhông tánh,

Nên phiền não không thật. [2] 

Nếu các phiền não do tưởng tượng điên đảo phân biệt tịnh và bất tịnh mà phát sanh, tức không tự tánh. Thế nên, các phiền não không thật.

Lại nữa:

Ngã pháp, có và không,

Điều ấy không tự thành.

Không ngã, các phiền não,

Có không cũng chẳng thành. [3] 

Ngã không thành do bởi nhân duyên hoặc có hoặc không. Nay ngã không có, các phiền não làm thế nào có hay không để có thể tựu thành? Vì sao?

Ai có phiền não này?

Không thể chứng thành được.

Lìa người ấy mà có,

Phiền não sẽ không chủ. [4] 

Phiền não nghĩa là cái hay làm não hại người khác. Cái người khác bị não hại ấy chính là chúng sanh. Chúng sanh ấy đối tất cả mọi trường hợp tìm kỹ không thể có. Nếu nói ngoài chúng sanh riêng có phiền não; phiền não ấy tức không sở thuộc. Nếu nói, tuy không có ngã mà phiền não thuộc về tâm, điều ấy cũng không đúng. vì sao?

Như năm loại thân kiến,

Tìm ngã không thể được.

Phiền não nhiễm ô tâm,

Năm thứ tìm không có. [5] 

Cũng như trong năm trường hợp đều không tìm thấythân kiến. Trong năm ấm cũng vậy, trong năm trường hợp cũng không tìm thấy các phiền não trong tâm ô nhiễm. Lại nữa, trong năm trường hợp cũng không tìm thấy có tâm ô nhiễm trong phiền não.

Lại nữa:

Tịnh, bất tịnh điên đảo,

Đó là không tự tánh.

Sao nhơn hai cái này,

Mà sanh những phiền não? [6] 

Tịnh, bất tịnh điên đảo; điên đảo gọi là hư vọng. Nếu là hư vọng, là không tự tánh. Không có tự tánh thì không điên đảo. Nếu khôngđiên đảo, làm thế nào nhơn điên đảo mà khởi những phiền não?

Hỏi:

Sắc, thanh, hương, vị, xúc

Và pháp là sáu thứ.

Như thế sáu thứ là,

Căn bản của ba độc. [7] 

Cội gốc của ba độc ấy là sáu nhập. Do lục nhập này sanh khởi điên đảo tịnh, bất tịnh. Nhân bởi điên đảo tịnh, bất tịnhphát khởi tham, sân, si.

Đáp:

Sắc, thanh, hương, vị, xúc,

pháp thể sáu thứ,

Không, như quáng, như mộng,

Như thành phố giữa trời. [8] 

Trong sáu thứ như thế,

Nào có tịnh, bất tịnh.

Ví như người huyễn hóa,

Cũng như ảnh trong gương. [9] 

Tự thể của sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp khi chưa cùng tâm hòa hiệp, thì không có gì cả, chỉ như quáng nắng, như giấc mộng, như người huyễn hóa, như ảnh trong gương, không có tướng quyết định, chỉ do tâm mê hoặc. Như thế trong sáu nhập, có cái gì có tướng tịnh và bất tịnh?

Lại nữa:

Không nhân nơi tướng tịnh,

Không có tịnh,bất tịnh.

Nhơn tịnh có bất tịnh,

Thế nên không bất tịnh. [10] 

Nếu chẳng nhơn nơi tịnh, trước không có bất tịnh; do đâu mà nói bất tịnh? Thế nên không có bất tịnh.

Lại nữa:

Chẳng nhơn nơi bất tịnh,

Thì cũng không có tịnh.

Nhơn bất tịnh có tịnh,

Thế nên không có tịnh. [11] 

Nếu chẳng nhơn bất tịnh, trước không có tịnh; do đâu mà nói tịnh? Thế nên, không có tịnh.

Lại nữa:

Nếu là không có tịnh,

Do đâu mà có tham?

Nếu khôngbất tịnh

Do đâu mà có sân? [12] 

Vì không có tịnh và bất tịnh, tất không sanh khởi tham, sân, si.

Hỏi: Kinh nói: “Bốn thứ điên đảo, thường v.v.” Nếu trong vô thường mà thấy thường gọi là điên đảo. Bằng trong vô thường mà thấy vô thường; đây không phải điên đảo. Ngoài ra ba thứ điên đảo khác cũng như thế. Vì có điên đảo cũng nên có người điên đảo, do gì nói đều không?

Đáp:

Đối vô thường chấp thường,

Thế gọi là điên đảo.

Trong không chẳng có thường,

Nào có thường điên đảo. [13] 

Nếu đối trong vô thường mà chấp thường gọi là điên đảo. Trong tánh không của các pháp, không có thường; trong ấy, chỗ nào có sự điên đảo về thường? Ngoài ra, ba thứ kia cũng thế.

Lại nữa:

Nếu ở trong vô thường,

Chấp vô thường không đảo.

Trong không, chẳng vô thường,

Đâu có không điên đảo. [14] 

Nếu chấp rằng, vô thường nói là vô thường thì chẳng gọi là điên đảo; nhưng trong tánh không của các pháp, chẳng có vô thường. Vì vô thường không có, thế thì cái gì không phải là điên đảo? Ngoài ra ba thứ kia cũng như thế.

Lại nữa:

Người, sở chấp, cái chấp,

phương tiện để chấp;

Đều là tướng tịch diệt,

Làm thế nào có chấp? [15] 

Người chấp là tác giả. Sở chấp là sự vật. Cái chấp là nghiệp. Pháp sở dụng chấp là phương tiện để chấp; thảy đều tánh không, tướng tịch diệt, như trong chương “Như Lai” đã nói; thế nên không có cái chấp.

Lại nữa:

Nếu khôngpháp chấp,

Nói tà là điên đảo.

Nói chính không điên đảo,

Cái gì có như thế? [16] 

Chấp nghĩa là tưởng tượng phân biệt vật này, vật kia, có, không v.v… Nếu không có những pháp chấp này thì cái gì là tà điên đảo, cái gì là chánh không điên đảo?

Lại nữa:

Có đảo không sanh đảo,

Không đảo chẳng sanh đảo.

Người đảo không sanh đảo,

Không đảo cũng chẳng đảo. [ 17] 

Nếu chính khi điên đảo,

Cũng không sanh điên đảo.

Ông có thể quán sát,

Cái gì sanh điên đảo? [18] 

Cái gì điên đảo, thì không sanh điên đảo nữa, vì đã sanh khởi điên đảo. Cái không điên đảo cũng chẳng khởi điên đảo, vì không có điên đảo. Cái đang điên đảo cũng không điên đảo, vì có hai lỗi. Nay ông nên trừ tâm kiêu mạn, khéo tự quán sát, cái gì là người điên đảo?

Lại nữa:

Những điên đảo không sanh,

Làm sao có nghĩa này?

Vì không có điên đảo,

Đâu có người điên đảo? [19] 

Vì dùng mọi cách để phá điên đảo tận cùng đến chỗ bất sanh, kia lại chấp bất sanh; cho rằng bất sanhthật tướng của điên đảo. Thế nên lời tụng nói, “Làm thế nào bất sanh, gọi là tướng điên đảo?” Cho đến pháp vô lậu còn không gọi tướng bất sanh, huống là điên đảo là tướng bất sanh. Vì điên đảo không, làm gì có pháp điên đảo mới có người điên đảo. Nhơn điên đảo mà có người điên đảo.

Lại nữa, 

Nếu thường,lạc,ngã,tịnh,

Mà là thật có ấy;

Thường,lạc,ngã,tịnh đó,

Tất chẳng phải điên đảo. [20] 

Nếu bốn thứ thường, lạc, ngã và tịnh có thật tánh; thì thường, ngã, lạc, tịnh ấy tức chẳng phải điên đảo. Tại sao? Vì quyết địnhsự thật làm sao nói điên đảo? Nếu nói bốn thứ thường, lạc, ngã, tịnh là không; thế thì bốn thứ vô thuờng, khổ, vô ngã, bất tịnh ấy thật có, không gọi điên đảo vì cùng điên đảo trái nhau. Nếu nói không điên đảo, điều ấy không đúng. Tại sao?

Nếu ngã, thường, lạc, tịnh,

Mà là thật không có.

Vô thuờng, khổ, bất tịnh,

Thì cũng nên không có. [21] 

Nếu bốn thứ thường, lạc, ngã và tịnh thật không; vì thật không, nên bốn điều vô thường v.v.. cũng không nên có. Tại sao? Vì không làm nhân đối đãi nhau.

Lại nữa:

Như thế điên đảo diệt,

Vô minh tất cũng diệt.

Do vì vô minh diệt,

Hành vân vân cũng diệt. [22] 

Như thế, nghĩa là theo như ý nghĩa đó, vì diệt những điên đảo thì vô minhcăn bản của hai nhân duyên cũng diệt. Vì hủy diệt vô minh; ba thứ hành nghiệp cho đến lão tử v.v.. đều hủy diệt.

Lại nữa:

Nếu phiền não thật tánh,

Mà là có sở thuộc.

Làm sao có thể đoạn,

Ai sẽ đoạn tánh kia? [23] 

Nếu những phiền não tức là điên đảo mà thật có tự tánh, làm thế nào có thể đoạn? cái gì đoạn tánh kia? Nếu nói các phiền não đều hư vọng, không tánh mà có thể đoạn thì không đúng. Vì sao?

Nếu phiền não hư vọng,

Không tánh không sở thuộc.

Làm sao có thể đoạn,

Ai hay đoạn không tánh? [24] 

Nếu những phiền não hư vọng không có tánh, thì không có sở thuộc, làm thế nào có thể đoạn, cái gì đoạn pháp không có tánh?

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Trong chương này, Long Thọ Bồ tát nhấn mạnh sự quan sát điên đảo phiền não, tam độc tham sân si, từ đâu có phát sanh. Phiền não tự nó không có tự tánh. Nếu thật có tự tánh thì không thể nào diệt được. Chính bản ngã và tất cả phiền não điên đảo đều do nhân duyên hòa hợp mà có. Nó không thậtthể tánh. Do đó người tạo phiền nãosự tạo tác phiền não chính cũng không có, không có sở thuộc. Cho nên, không ai là người sở hữu phiền não. Phiền não không sở hữu của ai, nên không có người đoạn phiền não. Tất cả là nhân duyên sanh. Nếu nói có người có pháp, có phiền não, có đoạn diệt phiền não, là chính mình bị vô minh ràng buộc lấy mình.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant