- Lời Của Dịch Giả
- Chương 01: Quán Nhân Duyên
- Chương 02: Quán Khứ Lai
- Chương 03: Quán Lục Tình
- Chương 04: Quán Ngũ Ấm
- Chương 05: Quán Lục Chủng
- Chương 06: Quán Pháp Nhiễm Người Nhiễm
- Chương 07: Quán Ba Tướng
- Chương 08: Quán Tác, Tác Giả
- Chương 09: Quán Bổn Trụ
- Chương 10: Quán Nhiên, Khả Nhiên
- Chương 11: Quán Bổn Tế
- Chương 12: Quán Khổ
- Chương 13: Quán Hành
- Chương 14: Quán Hiệp
- Chương 15: Quán Hữu Vô
- Chương 16: Quán Phược Giải
- Chương 17: Quán Nghiệp
- Chương 18: Quán Pháp
- Chương 19: Quán Thời
- Chương 20: Quán Nhơn Quả
- Chương 21: Quán Thành, Họai
- Chương 22: Quán Như Lai
- Chương 23: Quán Điên Đảo
- Chương 24: Quán Tứ Đế
- Chương 25: Quán Niết-bàn
- Chương 26: Quán Thập Nhị Nhơn Duyên
- Chương 27: Quán Tà Kiến
LONG
THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo -
CHƯƠNG III: QUÁN LỤC TÌNH
Hỏi: Trong kinh nói có sáu tình[1]. Đó là:
25)Sáu tình là: mắt, tai,
Mũi, lưỡi, và thân ý.[2]
Sáu tình gồm mắt này….
Hành sáu trần là sắc…[3] [1]
Trong đây, mắt là nội tình, sắc là ngoại trần. Mắt có khả năng thấy sắc, cho đến ý là nội tình. Pháp là ngoại trần. Ý có khả năng nhận thức pháp.
Đáp: Chúng không hiện hữu. Tại sao?
26)Con mắt ấy không thể,
Tự thấy thể của nó.
Nếu chẳng thể tự thấy,
Làm sao thấy cái khác? [2]
Con mắt chẳng thể thấy tự thể của nó. Vì sao? Như ngọn đèn có thể soi sáng chính nó đồng thời có thể soi sáng cái khác. Mắt, nếu có đặc tính thấy thì nó phải thấy nó đồng thời thấy cái khác. Nhưng sự thật không phải vậy. Thế nên bài tụng[4] nói: “Nếu mắt chẳng tự thấy làm thế nào thấy cái khác?”.
Hỏi: Mắt tuy không thể tự thấy nhưng có thể thấy cái khác; như lửa có thể đốt cháy vật khác mà chẳng thể tự đốt.
Đáp:
27)Dụ lửa thì không thể,
Chứng thành cho mắt thấy.
Đi, chưa đi, đang đi.
Đã tổng đáp điều này. [3]
Ông tuy dùng lửa để thí dụ, nhưng không thể chứng thành cho sự thấy của con mắt. Điều này trong “chương Khứ Lai”: cũng như cái đã đi – không đi, cái chưa đi-không đi, cái đang đi cũng không đi. Và cũng như cái đã đốt, cái chưa đốt, cái đang đốt đều không có đốt. Cũng vậy, cái đã thấy, cái chưa thấy, cái đang thấy đều chẳng có tính năng thấy.
Lại nữa:
28)Cái thấy khi chưa thấy,
Thì chẳng gọi là thấy.
Mà nói cái thấy thấy[5],
Tất lẽ này chẳng đúng.[6] [4]
Mắt khi chưa tiếp xúc sắc trần thì không thể thấy, bấy giờ nó không được gọi là cái thấy. Tiếp xúc sắc trần bấy giờ mới gọi là cái thấy. Thế nên lời tụng nói: “Khi chưa thấy thì không thấy”. Vậy làm thế nào cái thấy có thể thấy?
Lại nữa: Trong cả hai trường hợp đều không có sự kiện thấy.
29)Cái thấy không có thấy,
Cái không thấy chẳng thấy.
Nếu cái thấy đã phá,
Thì phá luôn người thấy[7] [5]
Cái thấy không thể nhìn thấy, trên kia đã nêu rõ sự sai lầm. Cái không thấy cũng chẳng thấy, vì không có đặc tính thấy; nếu chẳng có đặc tính thấy làm thế nào nó có thể thấy? Vì chẳng có sự kiện thấy mà có người thấy thì người không có mắt có thể dùng cơ quan khác để thấy. Nếu dùng cái thấy để trông thấy, thì trong cái thấy có tính năng thấy. Thế nên lời tụng nói: “Nếu phá cái thấy thì phá luôn người thấy”.
Lại nữa:
30)Lìa thấy chẳng lìa thấy,
Người thấy đều không thấy.
Vì chẳng có người thấy,
Đâu có thấy, bị thấy. [6]
Nếu có sự thấy thì người thấy không thành. Nếu không có sự thấy, người thấy cũng không được chứng thành. Vì không có người thấy, làm thế nào có cáí thấy? Bởi thế nên bài tụng nói: “Vì không có người thấy, làm sao có cái thấy, cái bị thấy.”
Lại nữa:
31)Năng kiến, sở kiến không.
Bốn pháp: thức.. đều không,
Bốn thủ và các duyên,
Làm sao có thể có?[8] [7]
Vì cái thấy và cái bị thấy đều không nên bốn pháp: thức, xúc, thọ và ái cũng đều không. Vì chẳng ái nên bốn thủ[9] v.v… và 12 phần Nhân duyên cũng không.
Lại nữa:
32)Tai, mũi, lưỡi, thân, ý,
Tiếng và cả người nghe.
Nên biết nghĩa như thế,
Đều đồng như
nói trên [8]
Cũng giống như
cái thấy và cái bị thấy vốn là không, vì lệ thuộc các duyên nên không quyết
định hữu. Các tình còn lại như tai .v.v.. và 5 trần như âm thanh v.v.. nên biết
nghĩa cũng giống như cái thấy và cái bị thấy, đây không cần nói riêng.
--------------------------------------------------------------------------------
[1]Lục tình là lục căn. Nhưng luận không dùng chữ lục căn, mà nói lục tình, vì trong luận tụng, luận chủ thay vì nói “con mắt” thì dùng chữ “cái thấy (darzaịam)” để chỉ nhãn căn. Dịch giả dùng chữ “tình” với nội hàm là “tồn tại như là tác dung” chứ không chỉ là “tồn tại” vật lý. Nguyên đề tiếng Phạn của chương này là “Cakzur-indriya-parìkzà” (phê bình về căn con mắt). TS.
[2] Nguyên tiếng Phạn: darzanaư... indriyàni wađ: sáu căn là “cái thấy...” Không nói là “con mắt” cụ thể vật lý như trong bản dịch Hán.
[3] Tác giả dịch thoát. Nguyên tiếng Phạn: “môi trường hành động của chúng là cái được thấy...” (etewư drawỉavyadìni gocarahï). Lưu ý chữ dùng trong nguyên bản để hiểu rõ quan hệ chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức (cái thấy và cái được thấy) mà luận nhắm đến trong chương này. TS.
[4] Bài tụng nói (hiểu theo nguyên bản tiếng Phạn): “Cái thấy không nhìn thấy tự ngã của chính nó” cho nên có thể nói ngọn đèn có thể tự chiếu, nhưng không thể nói ánh đèn tự chiếu. TS.
[5] Mâu thuẩn nội tại ngay trong câu: “Cái thấy thấy.” TS.
[6] Long Thọ Bồ tát đem lục căn lục thức để phân tích sự liên quan giữa căn, trần, thức bằng cách nào. Ngài lấy nhãn căn để phân tích cái thấy của con mắt như thế nào, nó từ ngoài đến hay tự nó có.
[7] Mắt không thể tự thấy nó, làm thế nào thấy được cảnh vật bên ngoài, đây là câu nghi vấn. Ngài nêu lên để mọi người tìm hiểu. Như trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật bảo ngài A nan tìm thử cái tâm ở chỗ nào.
[8] Câu 44 nói không thể đem lửa làm thí dụ, nghĩa là lửa tự nó tự cháy và chiếu sáng. Con mắt không thể như thế được, nghĩa là mắt không thể thấy mắt. Câu 45, 46 cho biết mắt nếu khi chưa tiếp xúc (năng duyên) với trần cảnh (sở duyên) thì không thể nói mắt có thấy, như lửa tự cháy tự sáng. Hơn nữa thấy nó không có tướng trạng cái thấy, thấy không thể tự thấy, huống hồ cái không thấy (phi kiến) mà có tướng thấy (kiến tướng) ư? Cái thấy lý luận không thành thì người thấy cũng không thể đứng vững được.
[9] Bốn thủ, bốn chấp thủ: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã ngữ thủ. TS.