2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng
Thưa trình Hòa Thượng doãn nạp. Khách ở qua đêm phải thông báo cho Duy Na biết ghi vào sổ lưu, ghi rằng, ông… khoảng… tuổi, có tới chùa ở lại. Ông là người xã… quận… huyện… tỉnh… con ông bà… Lúc chưa đi tu làm nghề gì… tại cơ sở… xuất gia tại chùa… năm… tháng…
Thầy bổn sư là… thọ Tỳ Kheo ngày… tháng… năm… tại đại giới đàn…
Ngày kế, sáng sớm điểm tâm xong, sau khi nghe hai hồi bảng chuẩn bị đầy đủ hương đèn nghi tiết hướng dẫn lên phòng Phương Trượng đứng bên ngoài cửa đợi thị giả thông báo Hòa Thượng. Hòa Thượng ra ngồi, xong tri khách chấp tay bạch: có thầy… đến thăm Hòa Thượng. Kế tri khách tới lễ 3 lạy xong, Phương Trượng có hỏi gì cứ thành thật đáp. Thăm hỏi xong đưa đến Thiền đường, báo 3 hồi bảng. Giám Tự cuốn rềm màn lên, đại chúng đứng nguyên; tri khách trước lễ 10 phương Phật hướng lên phía trước thầy nói: Các thầy cùng tham dự tiến vào hành lễ, lễ xong; tri khách lui về chỗ. Duy Na tiếp đưa khách tới vị trí, hoặc nhà đông, hoặc nhà tây theo đơn cùng theo chúng, hầu mở cuộc vấn đáp ngắn gọn. Duy Na hỏi tên ghi sổ, cho mang hành lý vào phòng, sửa soạn giường ngủ, thời kinh tối. Tham thiền lần đầu mang tọa cụ lên chánh điện, tọa thiền xong, Duy Na bảo: có thầy mới đến thiền đường đó, chúng ra làm lễ, lễ xong trở lại chỗ. Duyệt chúng đưa lên phòng Phương Trượng làm lễ, lễ xong trở về chỗ. Duy Na lãnh chúng tới liêu chính tuần tự bảo gõ 2 hồi bảng chiều. Phương trượng mời khách dùng trà, Duyệt chúng tiếp đãi. Ngày kế buổi sáng, Duy Na nói rằng, Thầy khách lên điện hành lễ, chúng ra cùng lễ. Tân khách lạy Phật 3 lạy xong hướng qua phía thầy phương trượng ngồi, lạy 3 lạy rồi xoay sang hai bên chúng, mỗi bên xá một xá xong. Duy Na dẫn tới Chúng trưởng, Duyệt chúng, Hương đăng… mỗi nơi xá chào xong, bèn xá Duy Na rồi về chỗ nghỉ ngơi. Nếu thầy Phương Trượng mời dùng cơm, duyệt chúng tiếp đãi hay tùy Ngài có người tiếp riêng.
Chứng nghĩa ghi rằng, đặt đơn an chỗ, chính vì cầu đạo mà đến. Chủ khách cả hai không nên phụ lòng nhau. Trụ trì (Phương Trượng) nên tỏ ra có đạo đức chân thật, săn sóc ân cần. Người tới học cần có tâm nhẫn nại chịu khó tham học. Sách Chích Cổ ghi rằng, xưa tại huyện Diệp - Nhữ Châu có học viện rộng lớn nơi Quy Tĩnh thiền sư làm trụ trì tánh nghiêm khắc lạnh lùng, chúng nễ sợ Ngài. Phù Sơn ở xa tới lúc trời tối, nghe uy danh thiền sư, đặc biệt tới tham vấn. Lúc đó gặp trời tuyết giá, Quy Tĩnh trách mắng đuổi đi, đến đổi tiểu vải ra đất, quần áo đều thấm ướt. Tăng giận bỏ đi, song chỉ đi một đổi xa còn tiếc nuối trở lại ngồi chờ. Giây lát thiền sư lại mắng rằng ông chưa chịu đi sao? đợi tôi đánh hả? Viễn nói: Viễn nhớ hai người ở xa nghìn dặm, đặc biệt tới tham vấn Hòa Thượng Thiền sư, sao để cho giọt nước tràn đi. Sư cười bảo: hai người các ông tới đây đúng là cần tham thiền, liền sai tri khách dọn đơn, chẳng lâu sau sung chức điển tọa, làm cho chúng khổ sở cơ cực. Quy Tĩnh đi khỏi chùa, Viễn khách lấy bột gạo trộn dầu nấu cháo ngũ vị thật chín nhừ. Quy Tĩnh trở về cháo đã để sẵn nơi tòa ngồi của sư. Viễn đến, sư hỏi:
- Ông lấy bột gạo có liên quan trộm đồ của thường trụ. Viễn nói: sự thật có lấy bột gạo, ngưỡng mong được trách phạt. Sư Quy Tĩnh sai lấy y bát thưởng công trực, lại đánh 30 gậy rồi tha cho. Quy Tĩnh một hôm ra ngoài chùa thấy Viễn ở dưới hàng ba. Sư hỏi: đây là hành lang của chùa, ngươi đã ở đây lâu rồi có từng trả thuế nhà không? Lại truy đòi tiền thuế. Viễn không đổi sắc mặt vào chợ xin tiền hoàn lại, nhưng không chịu ra khỏi chùa. Quy Tĩnh bảo với chúng rằng, Viễn thật tâm muốn tham thiền bèn cho trở về. Sư thượng đường đối giữa chúng giao hoàn y lại v.v… Ôi, cổ nhân gần thầy, chọn bạn sớm chiều không dám lười nhác như thế! Đến như bếp núc, vác xuẩn, lính thủy, lính bộ, binh dịch như chưa từng biết lao nhọc. Người đời nay áo cơm đạm bạc, bèn nghĩ người xưa công việc bề bộn lao khổ mà an nhàn riêng một cõi; an nhiên học đạo là thế đấy! Như Trụ Trì ngày nay chỉ lấy việc đời tự buộc hoàn toàn không biết học kinh nghiệm để tạo điều kiện mà khích lệ người học Phật.
Đức độ cao phong như thế xem chừng không đáng phục; chủ khách hai đàng cô phụ nhau, thật là đáng tiếc!Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.
Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:
Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,
Viên dung vô ngại khó thể so lường,
Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,
Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:
Cửa trời im ỉm chẳng mở thông
Ngày đêm thê thiết nổi gió giông
Trừ dứt tai ương dân ước nguyện
Hợp thời hé lộ một vừng hồng
Là một trong bốn châu thiên hạ
Châu Nam Thiệm người người chờ mông.
Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.
Lại nguyện:
Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu
Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên
Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh
Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên
Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên
Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.
Ngày…tháng…năm... Phật lịch...
Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.
Duy Na cử bài tán:
Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,
Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,
Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,
Khắp nơi rải sáng an lành,
Vạn vật vui đón bình minh.
Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)
Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.
Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.
Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.