Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Những đồ pháp khí, hiệu lệnh
Chương chín:
Những đồ
pháp khí, hiệu lệnh
Trống lớn gọi là đại pháp cổ cùng với đại hồng chung khua lên sớm tối, thỉnh 3 hồi lại 4 tiếng. Bài kệ thủ chuông trống Bát Nhã như sau:
Bát Nhã hội/ Bát Nhã hội/
Thỉnh Phật/ thượng đường//
Đại chúng cùng nghe
Bát nhã âm/ Bát nhã âm//
Nhập Bát Nhã Ba La Mật/ nhập Bát Nhã Ba La Mật.
Nhập Bát Nhã Ba La Mật...///////
Đón các bậc tôn túc, quan chức, các lễ vía Phật, Bồ Tát đều dùng chuông trống Bát Nhã cho long trọng. Ngoài ra còn có trống loại trung, trống nhỏ dùng vào việc tán tụng, nhất là tán bài Thượng lai… vào thời công phu khuya. Trống nhỏ nhất đường kính cỡ 30cm, gọi là trống cơm, tiếng kêu nghe tung tung lạ tai không như hai loại trước.
Nói chung người thủ tay trống phải nhuần nhuyễn, giữ khoan thai, hòa huởn ăn nhịp với chuông mõ, thời kinh mới thanh tịnh, làm toát ra tiết tấu âm nhạc Phật giáo, là một trợ lực của pháp khí vậy.
Chứng nghĩa ghi Kinh Kim Quang Minh, Tín Tướng Bồ Tát đêm nằm mộng thấy trống vàng mà hình dạng to lớn, ánh sáng nó phát ra tỏa rạng như mặt trời, trong lằn ánh sáng ấy thấy được 10 phương chư Phật, ngồi tòa lưu ly dưới các cây báu có trăm nghìn quyến thuộc vây quanh vì họ mà nói pháp. Có một người giống như Bà La Môn dùng trống khua vang phát ra âm thanh lớn, trong âm thanh ấy phát ra kệ sám hối của Bồ Tát Tín Tướng. Bồ Tát tĩnh dậy đi đến chỗ Phật kể rõ trong mộng thấy trống vàng và kệ sám hối. Liền đọc kệ cho Phật… Ngoài ra, kinh Lăng Nghiêm ghi rằng, A Nan: ông lắng nghe nơi vườn Kỳ Viên này sau bửa ăn xong lại có tiếng trống. Chúng nghe trống nhóm họp trống vang ra trước sau không dứt. Nên biết từ đó trở đi tòng lâm đều dùng âm thanh mà làm Phật sự.
Phần sau cùng là tên các vùng đất, các tỉnh… xưa của Trung Quốc, lược bỏ không dịch, vì thấy không thông dụng. Có tất cả là 36 trang chữ Hán, từ trang 859 đến trang 894
Bản do Phật Giáo xuất bản xã ấn hành
Tháng
6 năm THDQ thứ 71 (1982) tại Taipei - Đài Loan
Dịch
xong ngày rằm tháng 5 năm Đinh Hợi
Nhằm
ngày 29 tháng 6 năm 2007
Tại
tu viện Đa Bảo - Campbelltown
Úc
Đại Lợi
Cẩn
bút
Sa
môn Thích Bảo Lạc
Sách Tham Khảo
1) Kinh Kim Quang Minh2) Kinh Kim Cang Vô Lượng Thọ
3) Kinh Phạm Võng Bồ Tát giới, H.T Trí Tịnh dịch, Phật Học Viện Quốc Tế ấn hành 1985.
4) Luật Tứ phần: Pháp sư Huệ Luật, giảng đường Văn Thù tại Cao Hùng, Ðài Loan ấn hành 1996.
5) Kinh Kim Quang Minh tối thắng vương
6) Kinh Pháp Hoa Trì Nghiệm Ký
7) Kinh Kim Cang Trì Nghiệm Ký
8) Tỳ kheo giới Kinh, PHVQT (Hoa Kỳ) ấn hành 1984, HT Thiện Hòa dịch.
9) Kinh Ðịa Tạng
10) Kinh Ðại Quán Ðảnh
11) Kinh Bi Hoa
12) Sơn Am tạp lục
13) Cao Tăng truyện
14) Tống Cao tăng truyện
15) Vân Thê Sàng hành lục
16) Ngu Am Chích Cổ
17) Lục Tổ Ðàn Kinh, Pháp sư Tâm Ấn, Từ Vân Sơn Trang, Tam Huệ Học xứ ấn hành 1996
18) Giới Ðàn Tăng, H.T Thiện Hòa dịch, PHVQT ấn hành 1986
19) Thiền Tông bí yếu
20) Phật Tổ Thống Kỷ
21) Sa di luật giải H.T Hành Trụ dịch, PHVQT (H.K) ấn hành 1985
22) Thiền Lâm bảo huấn
23) Du Già sư địa luận
24) Sa di luật nghi yếu lược
25) Tố lưu tầm nguyên
26) Kinh Tăng Nhất A Hàm
27) Thiền môn nhựt tụng: Hong Kong Buddhist Book distributor, 1980.
28) Ðại Trí Ðộ Luận, H.T Thiện Siêu dịch, Viện NCPHVN ấn hành 1997
29) Ngũ đăng hội nguyên, Phổ Tế đại sư Trung Hoa Thư cuộc, x.b tại Bắc Kinh 1984.
30) Từ điển Phật học Hán Việt. Viện nghiên cứu Phật học VN. Xuất bản năm 1994.
31) Phật học từ điển của Ðoàn Trung Còn do chùa Khánh Anh (Pháp) tái bản không đề năm.