Hán Dịch: Ðại-Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà - Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 - 1983
(Dùng ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh mà tụng kinh, thời phước đức vô-lượng, nên trước khi tụng kinh cần phải sám hối, sám hối tức là làm cho ba nghiệp thanh tịnh)
Nam-mô thập phương tận hư không giới nhứt thiết Chư Phật (1 lạy)
Nam-mô
thập phương tận hư không giới nhứt thiết Tôn Pháp (1 lạy)
Nam-mô
thập phương tận hư không giới nhứt thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy)
(Quỳ tay cầm hương cúng-dường phát nguyện)
Nguyện
mây hương mầu này
Khắp
cùng mười phương cõi
Cúng-dường
tất cả Phật
Tôn
Pháp, các Bồ-Tát,
Vô-biên
chúng Thanh-văn
Và
cả thảy Thánh-hiền
Duyên
khởi đài sáng chói
Trùm
đến vô-biên cõi,
Khắp
xông các chúng-sanh
Ðều
phát lòng bồ-đề,
Xa
lìa những nghiệp vọng
Trọn
nên đạo vô-thượng.
(Cầm hương lạy 1 lạy)
(Ðứng chắp tay xướng) :
Sắc
thân Như-Lai đẹp
Trong
đời không ai bằng
Không
sánh, chẳng nghĩ bàn
Nên
nay con đảnh lễ.
Sắc
thân Phật vô-tận
Trí
huệ Phật cũng thế,
Tất
cả pháp thường-trú
Cho
nên con về nương.
Sức
trí lớn nguyện lớn
Khắp
độ chúng quần-sanh,
Khiến
bỏ thân nóng khổ
Sanh
kia nước mát vui.
Con
nay sạch ba nghiệp
Quy-y
và lễ tán
Nguyện
cùng các chúng-sanh
Ðồng
sanh nước An-Lạc.
Án
phạ nhựt ra vật (7 lần)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Thường-tịch
quang tịnh-độ
A-Di-Ðà
Như-Lai
Pháp-thân
mầu thanh-tịnh
Khắp
pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Thật
báo trang-nghiêm độ
A-Di-Ðà
Như-Lai
Thân
tướng hải vi-trần
Khắp
pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Phương-tiện
thánh cư độ
A-Di-Ðà
Như-Lai
Thân
trang-nghiêm giải-thoát
Khắp
pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
A-Di-Ðà
Như-Lai
Thân
căn giới đại-thừa
Khắp
pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
A-Di-Ðà
Như-Lai
Thân
hóa đến mười phương
Khắp
pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
Giáo
hạnh lý ba kinh
Tột
nói bày y-chánh
Khắp
pháp-giới Tôn-Pháp (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
Quan-Thế-Âm
Bồ-Tát
Thân
tử-kim muôn ức
Khắp
pháp-giới Bồ-Tát (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
Ðại-Thế-Chí
Bồ-Tát
Thân
trí sáng vô-biên
Khắp
pháp-giới Bồ-Tát (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
Thanh-tịnh
đại-hải-chúng
Thân
hai nghiêm : Phước, trí
Khắp
pháp-giới Thánh-chúng (1 lạy)
(Ðứng chắp tay nguyện) :
Con
nay khắp vì bốn ơn ba cõi cùng chúng-sanh 'trong pháp-giới, đều nguyện dứt trừ
ba chướng (1) 'nên qui mạng (2) sám-hối (3).
(1
lạy, quỳ chắp tay sám hối) :
Chí tâm sám-hối :
Ðệ tử _____ và chúng-sanh trong pháp-giới, từ đời vô-thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô-minh che đăy nên điên đảo mê-lầm, lại do sáu căn ba nghiệp (4) quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô-gián (5) và tất cả các tội khác, nhiều vô-lượng vô-biên nói không thể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong chếu soi tất cả. Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư-không.
Con từ vô-thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối-tăm, chẳng thấy chẳng nghe chẳng hay chẳng biết, vì nhơn duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường dữ (6), trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. -- Kinh rằng : 'Ðức Tỳ-Lô-Giá-Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường-tịch-quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật-Pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô-minh vì thế trong trí bồ-đề mà thấy không thanh-tịnh, trong cảnh giải-thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ nay mới chừa bỏ ăn-năn, phụng đối trước các đức Phật và A-Di-Ðà Thế-Tôn mà phát lồ (7) sám-hối, làm cho đệ-tử cùng pháp-giới chúng-sanh, tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô-thỉ, hoặc hiện-tại cùng vị-lai, chính mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt-ráo thanh-tịnh.
Ðệ-tử sám-hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu-tập cũng trọn thanh-tịnh, thảy đều hồi-hướng dùng trang-nghiêm Tịnh-độ, khắp với chúng-sanh, đồng sanh về nước An-Dưỡng.
Nguyện đức A-Di-Ðà Phật thường đến hộ-trì, làm cho căn lành của đệ-tử hiện-tiền tăng-tấn, chẳng mất nhơn-duyên Tịnh-độ, đến giờ lâm-chung, thân an-lành niệm chánh vững-vàng, xem nghe đều rõ-ràng, tận mặt thấy đức A-Di-Ðà cùng các Thánh-chúng, tay cầm đài hoa tiếp-dẫn đệ-tử, trong khoảng sát-na sanh ra trước Phật, đủ đạo-hạnh Bồ-Tát, rộng độ khắp chúng-sanh đồng thành Phật đạo.
Ðệ-tử sám-hối phát-nguyện rồi quy-mạng đảnh-lễ : Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Ðà Như-Lai, biến pháp-giới Tam-bảo. (1 lạy)
(lạy xong tiếp Nghi-thức tụng kinh ...)
Thích Nghĩa Sám Pháp:
(1) : Phiền-não, nghiệp nhơn, quả-báo, ba món đều hay làm chướng
ngại đường giải thoát nên gọi : 'ba món chướng'.
(2)
: Ðem thân mạng về nương, giao phó cho Phật, Pháp, Tăng, chính là nghĩa của hai
chữ 'Nam-mô'.
(3)
: Nói đủ là Sám-ma hối-quá, 'Sám-ma' là tiếng Phạm, nghĩa là 'hối quá' tức là
ăn-năn tội trước, ngừa giữ lỗi sau.
(4)
: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý sáu căn và ba nghiệp thân - khẩu - ý.
(5)
: Giết cha, giết mẹ, giết thánh-nhơn, ác tâm làm thân Phật ra máu, phá hòa-hiệp
Tăng, gọi là năm tội nghịch, nếu phạm sẽ bị đọa vào ngục Vô-gián nên gọi là tội
Vô-gián - Ngục Vô-gián là chỗ thọ khổ không có lúc nào ngừng ngớt.
(6)
: A-tu-la, Súc-sanh, Ngạ-quỉ, Ðịa-ngục, các đường đó vui ít khổ nhiều, do
nghiệp dữ cảm ra.
(7)
: Bày tỏ tội-lỗi ra trước Chúng Nhơn không chút giấu che thời gọi là phát lồ,
trái với phú-tàng (che-giấu), Có phát-lồ thời tội mới tiêu, như bịnh cảm mà
đặng phát hạn (ra mồ hôi).