Hán Dịch: Ðại-Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà - Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 - 1983
PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI (PHẦN SAU)
THỨ
BA MƯƠI CHÍN
Hán bộ quyển thứ 80
52- (1) Y lời dạy của Di-lặc Bồ-Tát, Thiện-Tài đi qua hơn một trăm mười thành đến nước Phồ-Môn, thành Tô-Ma-Na, ở nơi cửa thành suy tìm Văn-Thù Sư-Lợi, trông được gặp gỡ kính thờ.
Bây giờ Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát từ xa đưa tay hữu qua khỏi một trăm mười do-tuần áp trên đầu Thiện-Tài mà nói rằng:
Lành thay! Lành thay! Nầy Thiện-nam-tử! Nếu rời tín-căn thời tâm yếu kém, lo sợ ăn-năn công-hạnh chẳng tròn đủ, thối thất tinh-cần, nơi một thiện-căn sanh lòng trụ trước, với chút ít công-đức đã cho là đủ. Chẳng thể phát khởi hạnh nguyện, chẳng được thiện-tri-thức nhiếp thọ, chẳng được Như-Lai ức niệm, chẳng biết được pháp-tánh như vậy, lý-thú như vậy, pháp-môn như vậy, công-hạnh như vậy, cảnh-giới như vậy, đều không thể biết khắp, biết nhiều, tột nguồn đáy, hiểu rõ, xu nhập giải-thoát, phân-biệt, chứng biết, chứng đắc, tất cả điều trên đây đều không thể được.
Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát tuyên nói pháp ấy cho Thiện-Tài được lợi ích hoan-hỷ thành-tựu vô-số pháp-môn, đầy đủ vô-lượng đại-trí quang-minh, khiến được Bồ-Tát vô-biên-tế đà-la-ni, vô-biên-tế nguyện, vô-biên-tế tam-muội, vô-biên-tế thần-thông, vô-biên-tế trí, khiến vào đạo-tràng phổ-hiền-hạnh.
Lại để Thiện-Tài ở tại chỗ cũ, Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát nhiếp thần-lực chẳng hiện.
53- Thiện-Tài tư-duy quán-sát nhất-tâm nguyện thấy Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát, và muốn thấy Ðại-Thiên thế-giới vi-trần-số thiện-tri-thức để gần-gũi cung-kính phụng thờ tuân hành giáo-pháp không chống trái, tăng trưởng xu cầu tất cả trí-huệ, làm rộng biển đại-bi, thêm mây đại-từ, quán-sát khắp mọi loài sanh lòng hoan-hỷ, an-trụ pháp-môn tịch-tịnh của Bồ-Tát, duyên khắp tất cả cảnh-giới quảng-đại, học tất cả công-đức quảng đại của Phật, nhập tất cả tri-kiến quyết định của Phật, thêm pháp trợ-đạo cho nhất-thiết-trí, khéo tu thâm-tâm của tất cả Bồ-Tát, biết tam-thế Phật thứ đệ xuất thế, vào biển nhất-thiết-pháp, chuyển xe nhất-thiết-pháp, sanh trong tất cả thế-gian, nhập nơi tất cả bồ-tát nguyện-hải, trụ tất cả kiếp tu bồ-tát-hạnh, chiếu rõ tất cả cảnh-giới Như-Lai, trưởng dưỡng chư căn của tất cả Bồ-Tát, được quang-minh thanh-tịnh của nhất-thiết-trí, chiếu khắp mười phương, trừ hết tôi tăm chướng-ngại, biết khắp pháp-giới, hiện thân mình khắp tất cả cõi, tất cả loài, dẹp tất cả chướng, vào khắp vô-ngại, trụ nơi bực pháp-giới bình-đẳng, quán-sát cảnh-giới giải-thoát của Phổ-Hiền, được nghe danh tự hạnh nguyện của Phổ-Hiền đại Bồ-Tát, cũng nghe trợ-đạo, chánh-đạo, bậc chư địa, phương-tiện-địa, nhập-địa, thắng-tấn-địa, trụ-địa, tu-tập-địa, cảnh-giới-địa, oai-lực-địa, đồng-trụ khát ngưỡng.
Thiện-Tài muốn thấy Phổ-Hiền Bồ-Tát, liền ở trước tòa sư-tử của Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai nơi Kim-Cang-Tạng Bồ-Ðề-Tràng, trên tòa Bửu-Liên-Hoa-Tạng, phát tâm rộng lớn như hư-không-giới, khởi tâm vô-ngại, bỏ tất cả cõi rời tất cả chấp, tâm vô-ngại đi trong tất cả pháp vô-ngại, tâm vô-ngại vào khắp tất cả thập phương, tâm thanh-tịnh vào cảnh-giới của nhất-thiết-trí, tâm minh-liễu quán-sát đạo-tràng trang-nghiêm, tâm quảng-đại nhập tất cả phật-pháp-hải, tâm châu-biến hóa-độ tất cả chúng-sanh-giới, tâm vô-lượng tịnh tất cả phật-độ, tâm vô-tận trụ tất cả kiếp, tâm cứu-cánh xu hướng Như-Lai thập-lực.
Lúc Thiện-Tài phát khởi những tâm như vậy, do sức thiện-căn của mình, được sức-gia-hộ của tất cả Như-Lai, do sức đồng thiện-căn của Phổ-Hiền Bồ-Tát, nên Thiện-Tài thấy mười thứ thoại-tướng, như là:
Thấy tất cả phật-độ thanh-tịnh, tất cả như-lai thành đẳng-chánh-giác.
Thấy tất cả phật-độ thanh-tịnh không các ác-đạo.
Thấy tất cả phật-độ thanh-tịnh nghiêm-sức với những diệu-liên-hoa.
Thấy tất cả phật-độ thanh-tịnh, tất cả chúng-sanh thân tâm thanh-tịnh.
Thấy tất cả phật-độ thanh-tịnh, trang-nghiêm với những châu bửu.
Thấy tất cả phật-độ thanh-tịnh, tất cả chúng-sanh tướng tốt nghiêm thân.
Thấy tất cả phật-độ thanh-tịnh, những mây trang-nghiêm che phía trên.
Thấy tất cả phật-độ thanh-tịnh, tất cả chúng-sanh mến yêu nhau, giúp ích nhau, chẳng hại nhau.
Thấy tất cả phật-độ thanh-tịnh, đạo-tràng trang-nghiêm.
Thấy tất cả phật-độ thanh-tịnh, tất cả chúng-sanh tâm thường niệm Phật.
Thiện-Tài lại thấy mười tướng quang-minh, như là:
Thấy bao nhiêu vi-trần của tất cả thế-giới, trong mỗi mỗi vi-trần xuất-sanh tất cả thế-giới vi-trần-số phật-quang-minh võng-vân chiếu sáng khắp nơi.
Trong mỗi mỗi vi-trần xuất sanh tất cả thế-giới vi-trần-số phật quang-minh luân-vân nhiều thứ sắc-tướng cùng khắp pháp-giới.
Trong mỗi mỗi vi-trần xuất sanh tất cả thế-giới vi-trần-số phật sắc-tượng bửu-vân cùng khắp pháp-giới.
Trong mỗi mỗi vi-trần xuất sanh tất cả thế-giới vi-trần-số phật-quang-diệm luân-vân cùng khắp pháp-giới.
Trong mỗi mỗi vi-trần xuất sanh tất cả thế-giới vi-trần-số những diệu-hương-vân cùng khắp mười phương khen ngợi tất cả hạnh nguyện đại công-đức-hải của Phổ-Hiền.
Trong mỗi mỗi vi-trần xuất sanh tất cả thế-giới vi-trấn-số nhựt nguyệt tinh tú vân, đều phóng quang-minh của Phổ-Hiền Bồ-Tát chiếu khắp pháp-giới.
Trong mỗi mỗi vi-trần xuất sanh tất cả thế-giới vi-trần-số tất cả chúng-sanh thân sắc tượng vân phóng phật-quang-minh chiếu khắp pháp-giới.
Trong mỗi mỗi vi-trần xuất sanh tất cả thế-giới vi-trần-số tất cả phật-sắc-tượng ma-ni-vân cùng khắp pháp-giới.
Trong mỗi mỗi vi-trần xuất sanh tất cả thế giới vi-trần-số Bồ-Tát thân sắc-tượng-vân đầy khắp pháp-giới, khiến tất cả chúng-sanh đều được xuất ly, đều mãn sở-nguyện.
Trong mỗi mỗi vi-trần xuất sanh tất cả thế-giới vi-trần-số Như-Lai thân sắc-tượng-vân, nói thệ nguyện quảng đại của tất cả Phật cùng khắp pháp-giới.
Thiện-Tài thấy mười thứ quang-minh nầy rồi, nghĩ rằng: nay tôi sẽ được thấy Phổ-Hiền Bồ-Tát thêm lớn thiện-căn. Thấy tất cả Phật, nơi tất cả Bồ-Tát sanh tri giải quyết định, được nhất-thiết-trí.
Thiện-Tài nhiếp khắp thiện-căn, nhứt tâm cầu thấy Phổ-Hiền Bồ-Tát, khởi đại tinh-tấn tâm không thối chuyển, liền dùng phổ-nhãn quán-sát mười phương tất cả chư Phật và chúng Bồ-Tát. Bao nhiêu cảnh-giới đã thấy đều tưởng là đuợc thấy Phổ-Hiền Bồ-Tát.
Dùng trí-huệ-nhãn quán-sát phổ-hiền đạo, tâm quảng-đại dường như hư-không, đại-bi kiên-cố như Kim-Cang. Nguyện tận vị-lai thường được theo Phổ-Hiền, niệm niệm tùy thuận tu phổ-hiền-hạnh, thành-tựu trí-huệ, nhập như-lai-cảnh, trụ phổ-hiền-địa.
Bấy giờ Thiện-Tài Ðồng-Tử liền thấy Phổ-Hiền Bồ-Tát ở trong chúng-hội trước đức Như-Lai, ngồi tòa sư-tử Bửu-Liên-Hoa, chúng Bồ-Tát vây quanh rất là tôn nghiêm, thế-gian không sánh được, cảnh-giới trí-huệ vô-lượng vô-biên khó lường khó nghĩ, đồng tam-thế Phật, tất cả Bồ-Tát không quán-sát được.
Thấy thân Phổ-Hiền, mỗi mỗi lỗ lông xuất sanh tất cả thế-giới vi-trần-số quang-minh-vân, khắp pháp-giới hư-không-giới tất cả thế-giới, trừ diệt tất cả chúng-sanh khổ hoạn, khiến các Bồ-Tát sanh đại hoan-hỷ.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số những sắc-hương-diệm-vân, khắp pháp-giới hư-không-giới tất cả chư Phật chúng-hội đạo-tràng, để huân tập tất cả.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số tạp-hoa-vân, khắp pháp-giới hư-không-giới tất cả chư Phật chúng-hội đạo-tràng mưa những diệu-hoa.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số hương thọ vân, khắp pháp-giới hư-không-giới tất cả chư phật chúng-hội đạo-tràng mưa những diệu hương.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số diệu-y vân, khắp pháp-giới hư-không-giới chư phật chúng-hội đạo tràng mưa những diệu-y.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số bửu-thọ-vân, khắp pháp-giới hư-không-giới tất cả chư phật chúng-hội đạo tràng, mưa ma ni bửu.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số sắc-giới thiên-thân-vân sung-mãn pháp-giới, khen ngợi bồ-đề-tâm.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số phạm-thiên thân vân, khuyến thỉnh chư như lai chuyển diệu pháp luân.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số dục-giới thiên vương thân vân, hộ trì pháp-luân của tất cả như-lai.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông, trong mỗi niệm xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số tam-thế phật-sát-vân, khắp pháp-giới hư-không-giới vì các chúng-sanh, những người không chỗ về nương mà làm chỗ về nương, những người không chỗ che chở mà làm chỗ che chở, những người không chỗ y-chỉ mà làm chỗ y chỉ.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông, trong mỗi niệm xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số thanh-tịnh phật-sát-vân khắp pháp-giới hư-không-giới tất cả chư Phật xuất thế trong đó, chúng hội Bồ-Tát thảy đều sung-mãn.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông, trong mỗi niệm xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số tịnh bất-tịnh phật-sát-vân khắp pháp-giới hư-không-giới, khiến tạp nhiễm chúng-sanh đều được thanh-tịnh.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông, trong mỗi niệm xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số bất tịnh-tịnh phật-sát-vân khắp pháp-giới hư-không-giới, khiến tạp nhiễm chúng-sanh đều được thanh-tịnh.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông, trong mỗi niệm xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số bất-tịnh phật-sát-vân khắp pháp-giới hư-không-giới, khiến thuần nhiễm chúng-sanh đều được thanh-tịnh.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông, trong mỗi niệm xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số chúng-sanh thân-vân khắp pháp-giới hư-không-giới, tùy sở nghi giáo hóa chúng-sanh đều khiến phát tâm vô-thượng bồ-đề.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông, trong mỗi niệm xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số bồ-tát thân-vân biến pháp-giới hư-không-giới tán dương những danh hiệu của chư Phật làm cho chúng-sanh tăng trưởng thiện-căn.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông, trong mỗi niệm xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số bồ-tát thân-vân khắp pháp-giới hư-không-giới tất cả phật-sát tuyên dương tất cả chư Phật Bồ-Tát, những thiện-căn sanh khởi từ khi sơ phát tâm.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông, trong mỗi niệm xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số bồ-tát thân-vân khắp pháp-giới hư-không-giới, trong mỗi phật-sát nơi tất cả phật-sát tuyên dương tất cả bồ-tát nguyện-hải và thanh-tịnh diệu-hạnh của Phổ-Hiền Bồ-Tát.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông, trong mỗi niệm xuất sanh Phổ-Hiền Bồ-Tát hạnh-vân khiến tâm tất cả chúng-sanh được mãn túc, tu tập đầy đủ đạo nhất-thiết-trí.
Thấy mỗi mỗi lỗ lông xuất sanh tất cả phật-sát vi-trần-số chánh-giác thân-vân, nơi tất cả phật-sát hiện thành chánh-giác, khiến các Bồ-Tát thêm lớn pháp đại-thừa thành nhất-thiết-trí.
Thiện-Tài thấy cảnh-giới thần-thông tự-tại của Phổ-Hiền Bồ-Tát như vậy, thân tâm hoan hỉ, hớn hở vô-lượng.
Lại thấy mỗi mỗi thân phần, mỗi mỗi lỗ chân lông của Phổ-Hiền đều có Ðại-Thiên thế-giới phong-luân, thủy-luân, địa-luân, hỏa-luân, đại-hải, giang-hà và những Bửu-Sơn, Tu-Di, Thiết-vi, thành ấp, cung điện, viên lâm, tất cả xứ của địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh, Diêm-La-Vương, những cung điện của Thiên, Long, Bát-Bộ, nhân và phi-nhân, cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô-Sắc, nhật, nguyệt, tinh-tú, gió, mây, sấm, chớp, ngày, đêm, tháng, giờ đến năm, kiếp, chư Phật xuất thế, chúng hội Bồ-Tát, đạo-tràng trang-nghiêm, những sự như vậy đều thấy rõ cả.
Như thấy rõ tại thế-giới nầy, tất cả thế-giới ở mười phương đều thấy rõ cả.
Như thấy thập phương thế-giới hiện-tại, tất cả thế-giới tiền-tế hậu-tế cũng thấy như vậy, nhưng vẫn chẳng tạp loạn nhau.
Như ở chỗ Tỳ-Lô-Giá-Na-Như-Lai thị-hiện sức thần-thông như vậy, tại Liên-Hoa-Ðức thế-giới, chỗ của Hiền-Thủ Phật, hiện sức thần-thông cũng như vậy.
Nhẫn đến tại tất cả thế-giới mười phương, chỗ của tất cả chư Phật Như-Lai, cũng hiện sức thần-thông như vậy.
Mười phương tất cả thế-giới trong mỗi mỗi vi-trần đều có pháp-giới chư Phật chúng-hội. Chỗ mỗi đức Phật, Phổ-Hiền Bồ-Tát ngồi trên tòa Bửu-Liên-Hoa Sư-Tử hiện sức thần-thông cũng đều như vậy.
Trong thân của mỗi mỗi Phổ-Hiền đều hiện tất cả cảnh-giới tam-thế, tất cả cõi Phật, tất cả chúng-sanh, tất cả Phật xuất-hiện, tất cả bồ-tát-chúng, nghe ngôn âm của tất cả chúng-sanh, ngôn âm của tất cả Phật, pháp-luân của tất cả Như-Lai chuyển. Lại thấy công-hạnh của tất cả Bồ-Tát, thần-thông du-hí của tất cả Như-Lai.
Thiện-Tài thấy vô-lượng đại-thần-thông-lực bất-tư-nghì của Phổ-Hiền Bồ-Tát như vậy, liền được mười thứ trí ba-la-mật. Như là:
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm đều có thể đi khắp tất cả cõi Phật.
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm đều có thể qua đến tất cả chỗ Phật.
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm đều có thể cúng-dường tất cả Như-Lai.
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm ở khắp chỗ của tất cả Như-Lai để nghe pháp và thọ trì.
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm tư-duy pháp-luân của tất cả Như-Lai.
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm biết sự đại thần-thông bất-tư-nghì của tất cả Phật.
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm nói một câu pháp tột thuở vị-lai biện-tài vô-tận.
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm dùng thân bát-nhã quán tất cả pháp.
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm nhập tất cả pháp-giới thiệt-tướng-hải.
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm biết tâm của tất cả chúng-sinh.
Trí ba-la-mật trong mỗi niệm huệ hạnh của Phổ-Hiền đều hiện-tiền.
Thiện-Tài đã được mười trí ba-la-mật nầy rồi, Phổ-Hiền Bồ-Tát liền dơ tay hữu xoa đầu Thiện-Tài.
Ðược xoa đầu, Thiện-Tài liền được tất cả phật-sát vi-trần-số môn tam-muội, mỗi tam-muội lại dùng phật-sát vi-trần-số tam-muội làm quyến-thuộc.
Mỗi mỗi tam-muội đều thấy tất cả phật-sát vi-trần-số phật-đại-hải mà từ xưa chưa thấy, tích tập tất cả phật-sát vi-trần-số nhất-thiết-trí trợ-đạo, sanh đủ tất cả phật-sát vi-trần-số nhất-thiết-trí thượng-diệu-pháp, phát tất cả phật-sát vi-trần-số nhất-thiết-trí đại-thệ-nguyện, nhập tất cả phật-sát vi-trần-số đại-nguyện-hải, trụ tất cả phật-sát vi-trần-số nhất-thiết-trí xuất-yếu-đạo, tu tất cả phật-sát vi-trần-số bồ-tát-hạnh, khởi tất cả phật-sát vi-trần-số nhất-thiết-trí đại-tinh-tấn, được tất cả phật-sát vi-trần-số nhất-thiết-trí tịnh-quang-minh.
Như ở Ta-Bà thế-giới chỗ của Tỳ-Lô-Giá-Na Phật nầy, Phổ-Hiền Bồ-Tát xoa đầu Thiện-Tài Ðồng-Tử, khắp mười phương thế-giới, trong mỗi vi-trần nơi những thế-giới ấy, tất cả thế-giới, tất cả chỗ Phật, Phổ-Hiền Bồ-Tát cũng xoa đầu Thiện-Tài như vậy, những pháp-môn tam-muội chứng được cũng đồng.
Bấy giờ Phổ-Hiền Bồ-Tát bảo Thiện-Tài rằng:
Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi thấy thần-lực của ta chăng?
Thiện-Tài thưa:
Bạch vâng! Những sự thần thông quảng đại bất-tư-nghì nầy chỉ đức Như-Lai mới biết được.
Phổ-Hiền Bồ-Tát nói.
Nầy Thiện-nam-tử! Thuở quá-khứ bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số kiếp, ta thật hành bồ-tát-hạnh cầu nhất-thiết-trí. Trong mỗi mỗi kiếp vì muốn thanh-tịnh bồ-đề-tâm, nên kính thờ bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số Phật.
Trong mỗi mỗi kiếp vì tích tập nhất-thiết-trí phước đức nên thiết lập bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số thí-hội quảng đại, khiến tất cả thế-gian đều nghe biết, phàm ai đến cầu xin thời đều làm cho họ đầy đủ cả.
Trong mỗi mỗi kiếp vì cầu pháp nhất-thiết-trí nên ta đem bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số tài vật bố-thí.
Trong mỗi mỗi kiếp vì cầu phật-trí, nên ta đem bất-kha-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số thành ấp, tụ lạc, quốc độ, vương vị, thê tử, quyến thuộc, mắt tai mũi lưỡi, thân thịt tay chân đến cả mạng sống để bố thí.
Trong mỗi mỗi kiếp vì cầu nhất-thiết-trí-thủ, nên ta đem bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số đầu để bố-thí.
Trong mỗi mỗi kiếp vì cầu nhất-thiết-trí, nên ở chỗ bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số Như-Lai, ta cung kính tôn trọng, kính thờ cúng-dường, rồi xuất-gia học đạo, trong phật-pháp tu hành hộ giáo.
Nầy Thiện-nam-từ! Ta ở trong những số kiếp như vậy, tự nhớ chưa từng có một niệm chẳng thuận phật-giáo, chưa từng có một niệm sanh lòng sân hại, cũng chưa từng có một niệm sanh tâm ngã ngã-sở, tâm mình người sai biệt, tâm xa rời bồ-đề, tâm nhàm mỏi sanh tử, tâm lười biếng, tâm chướng ngại, tâm mê hoặc. Mà ta chỉ an trụ tâm đại bồ-đề vô-thượng chẳng thể trở hoại tích tập pháp trợ-đạo nhất-thiết-trí.
Nầy Thiện-nam-tử! Ta trang-nghiêm phật-độ, dùng tâm đại-bi cứu hộ chúng-sanh, giáo-hóa thành-tựu, cúng-dường chư Phật, thờ thiện-tri-thức, vì cầu chánh-pháp nên hoằng tuyên hộ-trì, trong thân ngoài vật đều có thể xả tất cả, đến mạng sống cũng không tiếc.
Nếu dùng thời-gian kiếp-hải để nói nhơn-duyên đó, kiếp-hải còn có thể hết chớ nhơn duyên đó không cùng tận.
Nầy Thiện-nam-tử! Trong pháp-hải của ta, không có một chữ không có một câu, Chẳng phải thí xả ngôi Chuyển-Luân-Vương mà cầu được. Chẳng phải thí xả tất cả sở-hữu mà cầu được.
Nầy Thiện-nam-tử! Pháp của ta cầu đều vì cứu hộ tất cả chúng-sanh. Một lòng suy nghĩ mong cho chúng-sanh đưọc nghe pháp nầy. Nguyện dùng trí-quang chiếu khắp thế-gian. Nguyện vì chúng-sanh mà khai thị trí xuất-thế-gian. Nguyện cho chúng-sanh đều được an lạc. Nguyện khắp tán dương những công-đức của chư Phật.
Thuở xưa, nhơn-duyên của ta như vậy, trong bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số kiếp-hải nói không hết được.
Nầy Thiện-nam-tử! Vì thế nên ta dùng sức trợ đạo pháp như vậy, những sức thiện-căn, sức đại chí-nguyện, sức tu công-đức, sức như thiệt tư-duy tất cả pháp, sức trí-huệ-nhãn, sức phật-oai-thần, sức đại-từ-bi, sức tịnh-thần-thông, sức thiện-tri-thức như vậy nên ta được pháp-thân thanh-tịnh tam thế bình-đẳng rốt ráo nầy. Ta lại được sắc-thân thanh-tịnh vô-thượng siêu các thế-gian, tùy sở thích của tâm chúng-sanh mà hiện hình vào tất cả cõi khắp tất cả xứ, nơi các thế-giới rộng hiện thần-thông, làm cho người thấy đều vui mừng.
Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi quan-sát sắc-thân của ta như vậy.
Sắc-thân của ta đây đã thành-tựu từ vô-biên kiếp hải. Vô-lượng ngàn ức na-do-tha kiếp khó thấy khó nghe.
Nầy Thiện-nam-tử! Nếu có chúng-sanh chưa gieo thiện-căn và gieo ít thiện-căn, Thanh-Văn, Bồ-Tát thời còn chẳng được nghe danh hiệu của ta huống là thấy được thân ta.
Nầy Thiện-nam-tử! Nếu có chúng-sanh được nghe danh hiệu của ta thời không còn thối chuyển nơi vô-thượng bồ-đề.
Nếu ai hoặc thấy, hoặc chạm, hoặc rước, hoặc đưa, hoặc tạm theo dõi, nhẫn đến trong mộng được thấy nghe ta, thời đều cũng được bất thối chuyển cả.
Hoặc có chúng-sanh một ngày một đêm nhớ nghĩ đến ta thời liền được thành-thục.
Hoặc bảy ngày bảy đêm, nửa tháng, một tháng, nửa năm, một năm, trăm năm, ngàn năm, một kiếp, trăm kiếp, nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số kiếp nghĩ nhớ đến ta mà được thành-thục.
Hoặc một đời, hoặc trăm đời, nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số đời nghĩ nhớ đến ta mà thành-thục.
Hoặc thấy ta phóng đại quang-minh, hoặc thấy ta chấn động cõi Phật, hoặc sanh e sợ, hoặc sanh hoan-hỉ thảy đều thanh-thục.
Nầy Thiện-nam-tử! Ta dùng phật-sát vi-trần-số môn phương-tiện như vậy, làm cho các chúng-sanh chẳng thối chuyển nơi vô-thượng bồ-đề.
Nếu có chúng-sanh nào thấy nghe cõi thanh-tịnh của ta thời tất được sanh trong cõi thanh-tịnh nầy.
Nếu có chúng-sanh nào thấy nghe thân thanh-tịnh của ta thời tất được sanh trong thân thanh-tịnh của ta.
Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi nên quan-sát thân thanh-tịnh của ta đây.
Thiện-Tài quán-sát tướng-hảo chi tiết nơi thân Phổ-Hiền Bồ-Tát. Trong mỗi mỗi lỗ lông đều có bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát-hải. Mội mỗi sát-hải đều có chư Phật xuất thế và chúng-hội Bồ-Tát.
Và lại thấy tất cả sát-hải đó: những kiến lập, những hình trạng, những trang-nghiêm, những đại-sơn bao quanh, những sắc mây che trùm hư-không, những Phật Như-Lai xuất thế thuyết những pháp-luân.
Lại thấy ở trong mỗi mỗi thế-giới hải, Phổ-Hiền xuất hiện tất cả phật-sát vi-trần-số phật-hóa thân-vân, cùng khắp thập phương tất cả thế-giới giáo hóa chúng-sanh khiến hướng về vô-thượng bồ-đề.
Bấy giờ Thiện-Tài lại thấy tự thân ở trong thân Phổ-Hiền giáo-hóa chúng-sanh trong mười phương tất cả thế-giới.
Bao nhiêu thiện-căn trí-huệ quang-minh của Thiện-Tài đã được, khi thân cận phật-sát vi-trần-số chư thiện-tri-thức, sánh với thiện-căn khi thấy Phổ-Hiền Bồ-Tát mà được, thời không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, một phần trăm ngàn ức, nhẫn đến không bằng một phần toán-số thí-dụ.
Trong một niệm mà hiện nay Thiện-Tài nhập sát-hải của chư Phật ở trong một lỗ lông của Phổ-Hiền, sánh với thời-gian từ sơ phát tâm đến nay đã nhập sát-hải, thời nhiều hơn đến số bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần. Như nơi một lỗ lông, tất cả lỗ lông cũng đều như vậy.
Trong lỗ lông của Phổ-Hiền Bồ-Tát, Thiện-Tài bước một bước qua khỏi bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số thế-giới, đi mãi như vậy tột thuở vi-lai vẫn còn chẳng biết được thứ đệ sát-hải của trong một lỗ lông, cũng chẳng biết ngằn mé của sát-hải-tạng, sát-hải sai-biệt, sát-hải phổ-nhập, sát-hải-thành, sát-hải-hoại, sát-hải trang-nghiêm. Cũng chẳng biết được ngằn mé của phật-hải thứ đệ, phật-hải tạng, phật-hải sai-biệt, phật-hải phổ nhập, phật-hải sanh, phật-hải-diệt. Cũng chẳng biết được ngằn mé của bồ-tát-chúng-hải thứ đệ, bồ-tát-chúng-hải tạng, bồ-tát chúng-hải sai-biệt, bồ-tát chúng-hải phổ nhập, bồ-tát chúng-hải tập, bồ-tát chúng-hai tán. Cũng chẳng thể biết ngằn mé của trí nhập chúng-sanh-giới, biết căn chúng sanh, giáo-hóa điều-phục chúng-sanh, chỗ trụ thậm-thâm tự-tại của Bồ-Tát những địa những đạo của Bồ-Tát nhập.
Nơi sát hải trong lỗ lông của Phổ-Hiền Bồ-Tát, Thiện-Tài đi như vậy hoặc nơi một cõi trải qua một kiếp, nhẫn đến hoặc trải qua bất-khả-thuyết bất-khả-thuyệt phật-sát vi-trần-số kiếp mà đi như vậy.
Cũng chẳng mất nơi đây mà hiện nơi kia. Mỗi niệm Thiện-Tài cùng khắp vô-biên sát-hải giáo-hóa chúng-sanh khiến họ hướng về vô-thượng bồ-đề.
Ðương lúc đó, Thiện-Tài thứ đệ được những hạnh-nguyện-hải của Phổ-Hiền Bồ-Tát, đồng với Phổ-Hiền, đồng với chư Phật một thân sung-mãn tất cả thế-giới, đồng quốc-độ, đồng hạnh, đồng chánh-giác, đồng thần-thông, đồng pháp-luân, đồng biện-tài, đồng ngôn từ, đồng âm thanh, đồng lực vô-úy, đồng phật-sở-trụ, đồng đại từ-bi, bất-tư-nghì giải-thoát tự-tại đều đồng.
Lúc đó Phổ-Hiền đại Bồ-Tát liền nói kệ rằng:
Các ngài phải trừ những
phiền-não
Nhất tâm bất loạn mà
lắng nghe
Tôi nói Như-Lai đủ các
độ
Tất cả đạo chân-thiệt
giải-thoát.
Xuất thế điều nhu
Thắng-Trượng-Phu
Trong lòng thanh-tịnh
như hư-không
Hằng phóng trí-nhật đại
quang-minh
Khiến khắp quần-sanh
diệt si ám.
Như-Lai rất khó được
thấy nghe
Vô-lượng ức kiếp nay mới
gặp
Như hoa ưu-đàm một lần
hiện
Vì thế nên nghe Phật
công-đức.
Tùy thuận việc làm của
thế-gian
Ví như thuật-sĩ hiện
những sự
Chỉ để làm vui lòng
chúng-sanh
Chưa từng phân-biệt khởi
tưởng niệm.
Chư Bồ-Tát nghe lời kệ trên đây, tất cả đều khát ngưỡng mong được nghe công-đức chơn-thiệt của đức Thế-Tôn, đều nghĩ rằng:
Phổ-Hiền Bồ-Tát tu đủ các hạnh, thể tánh thanh-tịnh, những lời nói ra đều chẳng hư luống, tất cả Như-Lai đều khen ngợi ngài.
Phổ-Hiền Bồ-Tát công-đức trí-huệ trang-nghiêm đầy đủ, như hoa sen chẳng dính trần, cấu tam-giới. Ngài bảo chúng Bồ-Tát rằng:
Các ngài lắng nghe! Nay tôi muốn nói tướng một giọt trong biển công-đức của Phật.
Phổ-Hiền Bồ-Tát liền nói kệ rằng:
Phật-trí rộng lớn đồng
hư-không
Khắp cùng tất cả tâm
chúng-sanh
Ðều rõ thế-gian những
vọng-tưởng
Chẳng khởi những
phân-biệt sai khác.
Một niệm đều biết pháp
tam thế
Cũng rõ tất cả căn
chúng-sanh
Ví như nhà ảo-thuật
thiện-xảo
Mỗi niệm thị-hiện
vô-biên sự.
Tùy tâm chúng-sanh hiện
những hạnh
Thuở xưa các nghiệp, sức
thệ nguyện
Khiến họ thấy biết đều
chẳng đồng
Mà Phật bổn-lai không
động niệm.
Hoặc có xứ xứ thấy Phật
ngồi
Sung mãn thập phương các
thế-giới,
Hoặc có chúng-sanh tâm
bất tịnh
Trong vô lượng kiếp
chẳng thấy Phật.
Hoặc có tín giải rời
kiêu mạn
Phát ý liền được thấy
Như Lai,
Hoặc kẻ siểm cuống tâm
bất-tịnh
Ức kiếp tìm cầu chẳng
thấy Phật.
Hoặc người mọi xứ nghe
tiếng Phật
Âm thanh mỹ Diệu làm tâm
vui,
Hoặc kẻ trăm ngàn muôn
ức kiếp
Vì tâm bất tịnh chẳng
được nghe.
Hoặc thấy thanh-tịnh Ðại
Bồ-Tát
Ðầy khắp Tam-thiên
đại-thiên giới
Ðều đã đầy đủ hạnh
Phổ-Hiền
Trong đó Như-Lai nghiễm
nhiên tọa.
Hoặc thấy cõi nầy diệu
vô-tỷ
Phật vô-lượng kiếp đã
nghiêm tịnh
Tỳ-Lô-Giá-Na
Tối-Thắng-Tôn
Trong đây đại ngộ thành
Chánh-Giác.
Hoặc-thấy Liên-Hoa cõi
thắng-diệu
Hiền-Thủ Như-Lai ở trong
đó
Vô-lượng Bồ Tát chúng
vi-nhiễu
Thảy đều siêng tu hạnh
Phổ-Hiền.
Hoặc có thấy Phật
Vô-lượng-thọ
Quan Âm Thế-Chí hầu hai
bên
Ðều bậc quán-Ðảnh Bổ-xứ
cả
Sung mãn mười phương các
quốc độ.
Hoặc có thấy cõi
Ðại-Thiên nầy
Thanh-tịnh trang-nghiêm
như Diệu-Hỉ
A-Súc Như-Lai ngự tại
đây
Chúng đại Bồ-Tát bao
quanh Phật.
Hoặc thấy Nguyệt-Giác
Danh-Xưng Phật
Cùng Kim-Cang-Tràng chư
Bồ-Tát
Ở cõi Viên-Cảnh Diệu-Trang-Nghiêm
Khắp đến mười phương các
quốc-độ.
Hoặc thấy Nhựt-Tạng Phật
Thế-Tôn
Ở cõi thanh-tịnh
Thiện-Quang-Minh
Cùng với quán-đảnh chư
Bồ-Tát
Sung mãn mười phương mà
thuyết pháp.
Hoặc thấy
Kim-Cang-Ðại-Diệm Phật
Câu hội với Trí-Tràng
Bồ-Tát
Châu hành tất cả cõi
quảng đại
Thuyết pháp diệt trừ
chúng-sanh-mê.
Mỗi mỗi đầu lông
bất-khả-thuyết
Chư Phật tướng hảo ba
mươi hai
Bồ-Tát quyến-thuộc đồng
vây quanh
Vì độ chúng-sanh luôn
thuyết pháp.
Hoặc có xem thấy một lỗ
lông
Ðầy đủ cõi trang-nghiêm
quảng đại
Vô-luợng Như-Lai đều ở
trong
Thanh-tịnh phật-tử đều
sung-mãn.
Hoặc có thấy trong một
vi-trần
Có đủ hằng-sa Phật
quốc-độ
Vô-lượng Bồ-Tát đều
sung-mãn
Bất-khả-thuyết kiếp tu
các hạnh.
Hoặc có thấy chỗ một đầu
lông
Vô-lượng trần-sa những
sát-hải
Bao nhiêu nghiệp khởi
đều sai khác
Tỳ-Lô-Giá-Na chuyển
pháp-luân.
Hoặc thấy thế-giới chẳng
thanh-tịnh
Hoặc thấy thanh-tịnh báu
làm thành
Như-Lai trụ thọ lâu
vô-lượng
Nhẫn đến niết-bàn đều
hiện đủ.
Cùng khắp mười phương
các thế-giới
Thị hiện nhiều thứ
bất-tư-nghì
Tùy các chúng-sanh tâm
trí nghiệp
Thảy đều hóa độ khiến
thanh-tịnh.
Vô-Thượng Ðạo-Sư như vậy
thảy
Sung-mãn thập phương các
quốc-độ
Thị-hiện nhiều loại
thần-thông-lực
Tôi nói một ít ngài nên
nghe.
Hoặc thấy Thích-Ca thành
phật-đạo
Ðã trải kiếp số
bất-tư-nghì,
Hoặc thấy nay mới làm
Bồ-Tát
Mười phương lợi ích các
chúng-sanh.
Hoặc người lại thấy
Thích Sư-Tử
Cúng-dường chư Phật tu
đạo hạnh,
Hoặc thấy Thế-Tôn đủ
phước trí
Hiển hiện những sự đại
thần-thông.
Hoặc thấy bố-thí, hoặc
trì giới,
Hoặc nhẫn, tinh-tấn,
hoặc thiền định,
Bát-nhã, phương-tiện,
nguyện, lực, trí
Tùy tâm chúng-sanh đều
thị-hiện.
Hoặc thấy rốt ráo
ba-la-mật
Hoặc thấy an trụ ở các
địa
Tổng-trì, tam-muội,
thần-thông trí
Như vậy đều hiện đầy đủ
cả.
Hoặc hiện tu hành
vô-lượng kiếp
Trụ nơi bồ-tát, bậc
kham-nhẫn
Hoặc hiện trụ nơi bực
bất-thối
Hoặc hiện pháp-thủy rưới
trên đầu.
Hoặc hiện thân Phạm,
Thích Tứ Vương
Hoặc hiện Sát-Lợi,
Bà-La-Môn,
Nhiều loại sắc tướng
thân trang-nghiêm
Dường như thuật-sĩ hiện
hình tượng.
Hoặc hiện Ðâu-Suất mới
giáng thần
Hoặc thấy trong cung thọ
dục lạc
Hoặc thấy rời bỏ những
vinh hoa
Xuất gia lìa tục đi học
đạo.
Hoặc thấy mới sanh, hoặc
thấy chết,
Hoặc thấy xuất gia học
dị-hạnh
Hoặc thấy ngồi dưới cội
Bồ-Ðề
Hàng phục ma-quân thành
Chánh-Giác.
Hoặc lại thấy Phật mới
niết-bàn
Hoặc thấy dựng tháp khắp
thế-gian
Hoặc thấy trong tháp thờ
tượng Phật
Vì biết thời cơ hiện như
vậy.
Hoặc thấy Như-Lai
Vô-Lượng-Thọ
Thọ Phật ký cho chư
Bồ-Tát
Mà thành vô-thượng
Ðại-Ðạo-Sư
Kế bổ nhậm ở cõi An-Lạc.
Hoặc thấy vô-lượng ngàn
ức kiếp
Phật-sự đã xong nhập
niết-bàn
Hoặc thấy nay mới thành
bồ-đề
Hoặc thấy chánh tu những
diệu-hạnh.
Hoặc thấy Như-Lai
Thanh-Tịnh Nguyệt
Ở tại Phạm-Thế và
Ma-Cung,
Tư-Tại Thiên-Cung, Hóa-Lạc-Cung,
Thị-hiện thần-thông
những biến-hóa.
Hoặc thấy ở tại cung
Ðâu-Suất
Vô-lượng chư Thiên-đồng
vây quanh
Vì họ thuyết pháp cho
hoan-hỉ
Chư Thiên phát tâm
cúng-dường Phật.
Hoặc thấy ở tại Dạ-Ma
Thiên
Ðao-Lợi, Tứ-Thiên, cung
Long Thần,
Nơi cung-điện Thiên,
Long, Bát-Bộ
Không chỗ nào Phật chẳng
hiện thân.
Ở chỗ Nhiên-Ðăng Phật
Thế-Tôn
Rải hoa, trải tóc để
cúng-dường
Từ đây biết rõ pháp thâm
diệu
Hằng dùng đạo nầy độ
quần-sanh.
Hoặc người thấy Phật lâu
niết-bàn,
Hoặc thấy Phật mới thành
bồ-đề,
Hoặc thấy Phật trụ
vô-lượng kiếp
Hoặc thấy giây lát liền
nhập diệt.
Thân-tướng quang-minh
cùng thọ-mạng
Trí-huệ bồ-đề và
niết-bàn
Chúng-hội được độ, tiếng
oai-nghi
Mỗi mỗi như vậy đều
vô-số.
Hoặc hiện thân mình rất
rộng lớn
Như núi Tu-Di, Ðại-Bửu
Sơn,
Hoặc thấy Phật ngồi
chẳng động lay
Sung-mãn vô-biên những
thế-giới.
Hoặc thấy viên-quang
lượng một tầm
Hoặc thấy ngàn vạn ức
do-tuần
Hoặc thấy chiếu khắp
vô-lượng cõi
Hoặc thấy sung mãn tất
cả cõi.
Hoặc thấy Phật thọ tám
mươi năm
Hoặc thấy thọ ngàn muôn
ức tuổi
Hoặc thọ bất-khả-tư-nghì
kiếp
Như vậy lần lượt bội hơn
đây.
Phật-trí thông đạt tịnh
vô-ngại
Một niệm biết khắp pháp
tam-thế
Ðều từ tâm thức nhơn
duyên sanh
Sanh diệt vô-thường
không tự-tánh.
Ở trong một cõi thành
Chánh-Giác
Ở tất cả cõi cũng đều
thành
Tất cả vào một, một vào
khắp
Tùy tâm chúng-sanh đều
thị-hiện.
Như-Lai trụ nơi đạo vô
thượng
Thành-tựu thập-lực, tứ
vô-úy
Ðầy đủ trí-huệ không
chướng-ngại
Chuyển thập nhị hành
chánh pháp-luận.
Biết rõ khổ, tập và
diệt, đạo
Phân biệt mười hai pháp
nhơn duyên
Pháp, nghĩa, từ,
nhạo-thuyết vô-ngại
Dùng biện-tài đây khai
diễn rộng.
Các pháp không ngã,
không có tướng
Nghiệp tánh chẳng sanh
cũng chẳng mật
Tất cả xa lìa như
hư-không
Phật dùng phương-tiện để
phân biệt.
Như-Lai như vậy chuyển
pháp-luân
Chấn khắp mười phương
các quốc-độ
Cung-điện núi sông đều
động lay
Chúng-sanh hoan-hỉ chẳng
kinh sợ.
Phật diễn pháp-âm khắp
rộng lớn
Tùy căn chúng-sanh đều
khiến hiểu
Ðều khiến phát tâm trừ
hoặc cấu
Nhưng Phật chưa từng
sanh tâm niệm.
Hoặc nghe Phật diễn thí,
giới, nhẫn,
Tấn, định, bát-nhã,
phương-tiện, trí,
Hoặc nghe từ, bi và hỉ,
xả,
Ngôn từ thuyết pháp đều
sai khác.
Hoặc nghe tứ niệm, tứ
chánh-cần,
Thần-túc, căn, lực và
giác đạo,
Niệm, huệ, thần-thông và
chỉ, quán
Vô-lượng phương-tiện
những pháp-môn.
Long, Thần, Bát-Bộ,
Nhơn, Phi-Nhơn,
Phạm, Thích, Hộ-Thế, các
Thiên-Chúng,
Phật dùng nhất âm để
thuyết pháp
Chúng-sanh tùy loại đều
được hiểu.
Nếu có tham dục, sân và
si
Phẩn, phú, xan, tật và
kiêu, siểm
Tám muôn bốn ngàn phiền
não chướng
Ðều nghe Phật dạy pháp
chữa trị.
Nếu chưa tu đủ pháp
bạch-tịnh
Khiến họ nghe nói mười
giới-hạnh,
Ðã hay bố-thí điều-phục
người
Cho nghe tiếng niết-bàn
tịch-diệt.
Nếu người chí kém, không
từ mẫn
Nhàm ghét sanh-tử, tụ
cầu lìa
Khiến họ nghe nói tam
thoát-môn
Cho họ thoát khổ, hưởng
tịch-diệt.
Nếu người tự-tánh ít
tham dục
Nhàm bỏ ba cõi cầu tịch
tịnh
Khiến họ nghe nói các
duyên-khởi
Theo độc-giác-thừa để
xuất ly.
Nếu người thanh-tịnh tâm
quảng-đại
Ðầy đủ thí giới các
công-đức
Thân-cận Như-Lai đủ từ
bi
Khiến họ nghe tiếng
đại-thừa-đạo.
Hoặc có quốc-độ nghe
nhất-thừa
Hoặc nhị, hoặc tam, hoặc
tứ, ngũ
Như vậy nhẫn đến
vô-lượng thừa
Ðều là Như-Lai
phương-tiện-lực.
Niết-bàn tịch-tịnh chưa
tùng khác,
Trí hạnh thắng liệt có
sai khác,
Như hư-không thể tánh là
một
Chim bay gần xa tự sai
khác.
Phật thể âm-thanh cũng
duy nhứt
Phổ biến tất cả cõi
hư-không,
Tùy tâm chúng-sanh sai
khác nhau
Nên nghe và thấy cũng tự
khác.
Do Phật quá-khứ tu công
hạnh
Hay theo sở-thích diễn
diệu-âm
Không lòng tính nghĩ đây
và kia
Ai là đáng nói, ai thời
không.
Nơi mặt Như-Lai phóng
đại quang
Ðủ số tám muôn bốn ngàn
sáng
Pháp-môn Phật nói cũng
như vậy
Chiếu khắp thế-giới trừ
phiền-não.
Ðầy đủ thanh-tịnh
công-đức trí
Mà thường tùy thuận tam
thế Phật
Ví như hư-không chẳng
nhiễm trước
Vì chúng-sanh nên Phật
xuất hiện.
Hiện có sanh lão bệnh tử
khổ
Cũng hiện trụ thọ ở
thế-gian
Dầu thuận thế-gian hiện
như vậy
Thể tánh thanh-tịnh đồng
hư-không.
Tất cả quốc-độ vô-lượng
biên
Chúng-sanh căn dục cũng
vô-lượng
Trí-nhãn Như-Lai đều
thấy rõ
Tùy theo cơ nghi dạy
phật-đạo.
Cùng khắp hư-không mười
phương cõi
Bao nhiêu Trời, Người,
trong đại chúng
Theo thân hình họ đều
chẳng đồng
Phật hiện thân hình cũng
như vậy.
Nếu ở trong đại hội
Sa-Môn
Cạo bỏ tóc râu mặc ca-sa
Ðắp y, cầm bát nhiếp các
căn
Cho họ hoan-hỷ trừ
phiền-não.
Có lúc thân-cận
Ba-La-Môn
Vì họ Phật hiện thân gầy
ốm
Chống gậy mang bình hằng
trong sạch
Ðầy đủ trí-huệ giảng nói
giỏi.
Nhả cũ nuốt mới tự no đủ
Hớp gió uống sương không
ăn nuốt
Hoặc ngồi hoặc đứng
chẳng động lay
Hiện tu khổ-hạnh dẹp
ngoại-đạo.
Hoặc trì giới cấm làm
thế-sư
Khéo thông phương thuốc
các môn luận
Toán số, thiên-văn,
địa-lý, tướng
Những điều lành dữ đều
biết rõ.
Thâm nhập các thiền và
giải-thoát
Tam-muội, thần-thông,
trí-huệ, hạnh
Luận bàn, ngâm vịnh và
đùa vui
Phương-tiện dẫn họ vào
phật-đạo.
Hoặc hiện thượng-phục để
nghiêm thân
Ðầu đội mão xinh, che
lọng tốt
Binh-chủng trước sau
theo hộ vệ
Ra oai hùng mãnh phục
Tiểu-Vương.
Hoặc làm quan tòa đoán
kiện tụng
Giải quyết thế-pháp đều
hay giỏi
Hoặc thưởng hoặc phạt
đều công minh
Cho họ tất cả đều vui
phục.
Hoặc làm Ðại-Thần chuyên
phụ bật
Giỏi dùng chánh-trị an
lê-dân
Lợi ích mười phương đều
cùng khắp
Tất cả chúng-sanh chẳng
rõ biết.
Hoặc làm Túc-Tán
Tiểu-quốc-Vương
Hoặc làm Ðại-Ðế
Chuyển-Luân-Vương
Khiến các Vương-Tử cùng
thể-nữ
Ðều theo chánh-pháp,
không ai biết.
Hoặc làm Hộ-Thế
Tứ-Thiên-Vương
Thống lãnh Dạ-Xoa,
Long-Thần thảy
Vì chúng hội đó mà
thuyết pháp
Ðều khiến tất cả đồng
vui thích.
Hoặc làm Ðạo-Lợi
Ðại-Thiên-Vương
Ở Thiện-Pháp-Ðường, vườn
Hoan-Hỉ
Ðầu đội thiên-quan diễn
pháp mầu
Chư Thiên ngưỡng mộ
chẳng lường được.
Hoặc trụ Dạ-Ma, Ðâu-Suất
thiên
Hóa-Lạc, Tự-Tại, cung Ma-Vương
Ngự cung Ma-Ni, điện
trân-bửu
Giảng pháp chơn thiệt
khiến điều-phục.
Hoặc đến trong chúng hội
Phạm-Thiên
Nói tứ-vô-lượng, các
thiền định
Cho họ hoan-hỉ, bèn bỏ
đi
Không ai biết được tướng
qua lại.
Hoặc đến Sắc-Cứu-Cánh
thiên-cung
Ðể giảng giác-phần những
bửu-hoa
Cùng những vô-lượng
thánh-công-đức
Sau đó bỏ đi chẳng ai
biết.
Phật-trí vô-ngại thấy
khắp nơi
Trong đó tất cả những
hàm-thức
Ðều dùng vô-biên
phương-tiện môn
Nhiều cách giáo-hóa
khiến thành-tựu.
Ví như thuật-sĩ giỏi ảo
thuật
Hiện ra các thứ hình
tượng huyễn,
Phật hóa chúng-sanh cũng
như vậy
Vì họ mà hiện nhiều thân
hình.
Ví như trăng sáng giữa
hư-không
Thế-gian chúng-sanh thấy
tròn khuyết
Tất cả sông ao hiện bóng
trăng
Tất cả tinh tú bị khuất
sáng.
Như-Lai trí-nguyện hiện
thế-gian
Cũng dùng phương-tiện
hiện tăng giảm
Tâm-thủy Bồ-Tát hiện
bóng Phật
Thanh-Văn, Duyên-Giác
khuất quang sắc.
Như trong đại-hải đầy
châu báu
Trong sạch không nhơ
không hạn lượng
Bao nhiêu chúng-sanh ở
bốn châu
Tất cả hiện bóng ở trong
biển.
Phật-thân công-đức cũng
như vậy
Không nhơ không đục
không ngằn mé
Nhẫn đến pháp-giới các
chúng-sanh
Không ai chẳng hiện
trong thân Phật.
Ví Như mặt nhật phóng
quang-minh
Chẳng rời bổn-xứ chiếu
mười phương,
Phật-quang chiếu khắp
cũng như vậy
Không khứ không lai trừ
si tối.
Ví như Long-Vương tuôn
mưa lớn
Chẳng từ thân ra, chẳng
từ tâm
Mà mưa cùng khắp đều
nhuần thấm
Trừ hết viêm nhiệt được
thanh-lương.
Như-Lai pháp-vũ cũng như
vậy
Chẳng từ thân tâm Phật
phát ra
Mà hay khai ngộ tất cả
chúng
Khiến khắp diệt trừ lửa
tam độc.
Như-Lai thanh-tịnh
diệu-pháp-thân
Tất cả ba cõi không gì
sánh
Vì ngoài đường ngôn ngữ
thế-gian
Bởi tánh phi-hữu phi-vô
vậy.
Dầu không sở-y mà ở
khắp,
Dầu đến tất cả mà không
đi,
Như vẽ không trung, cảnh
trong mộng,
Phải quán thân Phật là
như vậy.
Những pháp có, không,
trong ba cõi
Chẳng thể ví-dụ cùng
Phật được,
Ví như chim muông trong
núi rừng
Không nương không-gian
mà ở được.
Ðại hải ma-ni vô-lượng
màu,
Thân Phật sai khác cũng
như vậy,
Như-Lai phi-sắc
phi-phi-sắc
Tùy nghi mà hiện, không
sở-trụ.
Hư-không, chơn-như và
thiệt-tế,
Niết-bàn, pháp-tánh,
tịch-diệt thảy
Chỉ có những pháp chơn
thiệt nầy
Khả dĩ hiển thị được
Như-Lai.
Sát-trần tâm niệm đếm
biết được,
Nước trong đại-hải uống
hết được,
Hư-không lường được, gió
buộc được,
Không thể nói hết
công-đức Phật.
Nếu ai nghe biển
công-đức nầy
Mà sanh lòng vui mừng
xin tin hiểu
Tất sẽ được những
công-đức nầy
Thận trọng chớ sanh lòng
ngờ vực.
40 (1). – Hán bộ quyển
thứ bảy mươi lăm.
41 (1). – Hán bộ quyển
thứ bảy mươi sáu.
50 (1). – Hán bộ quyển
thứ bảy mươi bảy.
(1). – Hán bộ quyển thứ
bảy mươi tám.
(1). – Hán bộ quyển thứ
bảy mươi chín.
52 (1) – Hán bộ
quyển thứ tám mươi.
40 (1) page 210
41 (1) page 276
50 (1) page 337
(1) page 407
(1) page 458
52 (1) page 498