- Lời Của Dịch Giả
- Chương 01: Quán Nhân Duyên
- Chương 02: Quán Khứ Lai
- Chương 03: Quán Lục Tình
- Chương 04: Quán Ngũ Ấm
- Chương 05: Quán Lục Chủng
- Chương 06: Quán Pháp Nhiễm Người Nhiễm
- Chương 07: Quán Ba Tướng
- Chương 08: Quán Tác, Tác Giả
- Chương 09: Quán Bổn Trụ
- Chương 10: Quán Nhiên, Khả Nhiên
- Chương 11: Quán Bổn Tế
- Chương 12: Quán Khổ
- Chương 13: Quán Hành
- Chương 14: Quán Hiệp
- Chương 15: Quán Hữu Vô
- Chương 16: Quán Phược Giải
- Chương 17: Quán Nghiệp
- Chương 18: Quán Pháp
- Chương 19: Quán Thời
- Chương 20: Quán Nhơn Quả
- Chương 21: Quán Thành, Họai
- Chương 22: Quán Như Lai
- Chương 23: Quán Điên Đảo
- Chương 24: Quán Tứ Đế
- Chương 25: Quán Niết-bàn
- Chương 26: Quán Thập Nhị Nhơn Duyên
- Chương 27: Quán Tà Kiến
LONG THỌ BỒ
TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo -
CHƯƠNG XVI: QUÁN PHƯỢC GIẢI
Hỏi: Sanh tử chẳng phải hoàn toàn không căn bổn; trong ấy nên có chúng sanh luân chuyển. Nếu các hành có luân chuyển, thì vì nhơn duyên gì ông nói chúng sanh và các hành đều không, không có luân chuyển?
Đáp:
182)Nếu các hành luân chuyển;
Thường, không thể luân chuyển.
Vô thường, cũng không thể.
Chúng sanh cũng như thế.[1] [1]
Các hành luân chuyển trong sanh tử lục đạo, chúng luân chuyển như là thường hay vô thường? Cả hai đều không đúng. Nếu chúng luân chuyển như là thường sẽ không có dòng tương tục của sanh tử, vì cố định, vì vĩnh viễn an trụ với tự tánh. Nếu chúng luân chuyển như là vô thường, lại cũng không có dòng tương tục của sanh tử luân chuyển, vì không cố định và vì không có tự tánh. Nếu cho rằng chúng sanh có luân chuyển cũng có lỗi như thế.
Lại nữa:
183)Nếu chúng sanh luân chuyển,
Trong các uẩn, xứ, giới;
Năm thứ tìm đều không,
Cái gì sẽ luân chuyển? [2]
Sanh tử, uẩn, xứ, và giới đều cùng một nghĩa. Nếu chúng sanh luân chuyển ở trong uẩn, xứ và giới này, thì chúng sanh không thể được tìm thấy dưới năm trường hợp như trong phẩm “Nhiên khả nhiên”. Vậy ai sẽ là người luân chuyển trong uẩn, xứ và giới ấy?
Lại nữa:
184)Chuyển từ thân đến thân,
Như vậy là không thân.
Nếu như không có thân,
Thì chẳng có luân chuyển. [3]
Nếu nói chúng sanh luân chuyển, vậy nó luân chuyển như là có thân hay là không thân? Cả hai không đúng. Vì sao? Nếu nó luân chuyển như là có thân, thì phải từ một thân này đến một thân khác; như thế nó luân chuyển mà không có thân. Lại nếu trước đã có thân, thì không thể từ thân này đến thân kia. Nếu trước không thân, thì nó không có. Nó không có, làm thế nào có thể luân chuyển sanh tử?
Hỏi: Kinh nói có Niết-bàn, là sự diệt tận tất cả khổ. Đó là sự diệt tận các hành? Hay sự diêt tận chúng sanh?
Đáp: Cả hai đều không đúng. Vì sao?
185)Nói các hành diệt tận,
Điều đó đều không đúng.
Nói chúng sanh diệt tận,
Điều ấy cũng không đúng. [4]
Ông Hỏi, “Hoặc các hành diệt tận hay chúng sanh diệt tận?” điều ấy trước đã đáp. Các hành không có tự tánh, chúng sanh cũng không tự tánh. Khảo sát dưới đủ mọi trường hợp, vẫn không thể thấy có sự luân chuyển sanh tử. Thế nên các hành không diệt tận, chúng sanh cũng không diệt tận.
Hỏi: Nêú thế, không có trói buộc và giải thoát, vì không thể nắm bắt được căn bổn?
Đáp:
186)Các hành là tướng sanh diệt,
Không buộc cũng chẳng mở.
Chúng sanh như trước nói,
Không buộc cũng chẳng mở. [5]
Ông nói các hành và chúng sanh có trói buộc và cởi mở, không đúng. Vì các hành niệm niệm sanh diệt nên không thể có buộc hay mở. Chúng sanh, như trước đã nói, không thể tìm thấy dưới năm trường hợp. Làm thế nào có trói buộc và giải thoát?
Lại nữa:
187)Nếu thân gọi là buộc,
Có thân thì không buộc.
Không thân cũng không trói,
Chỗ nào mà có trói. [6]
Hoặc nói, thân năm ấm gọi là trói. Nếu chúng sanh trước có năm ấm, thì không thể trói buộc. Tại sao? Vì một người có hai thân. Không thân cũng không thể trói. Tại sao? Nếu không thân, không có năm ấm. Không năm ấm nên là không. Làm thế nào có thể bị trói? Cũng thế, cái thứ ba cũng không thể bị trói.
Lại nữa:
188)Bị trói truớc sự trói,
Mới trói cái bị trói.
Trước thật không sự trói,
Ngoài ra, như “Khứ lai”. [7]
Nếu nói cái bị trói có trước sự trói buộc thì mới có thể trói cái bị trói. Nhưng thật sự lìa bị trói, trước không có sự trói. Thế nên, không thể nói chúng sanh có trói buộc. Hoặc nói chúng sanh là cái bị trói buộc; năm ấm là sự trói buộc. Hay nói, trong năm ấm, các phiền não là sự trói buộc; năm ấm là cái bị trói buộc. Điều ấy không đúng. Vì sao? Nếu lìa năm ấm mà trước có chúng sanh thì mới có thể lấy năm ấm trói chúng sanh. Nhưng thật sự ngoài năm ấm không riêng có chúng sanh. Nếu lìa năm ấm riêng có phiền não thì mới có thể lấy phiền não trói buộc năm ấm. Và thật sự lìa năm ấm chẳng riêng có phiền não. Lại nữa, như trong chương “Khứ lai” nói, “Cái đã đi thì không đi; cái chưa đi cũng không đi; đang đi cũng không đi.” Cũng thế, cái đã trói buộc, thì không bị trói buộc; cái chưa trói buộc cũng không trói buộc; cái đang buộc cũng chẳng trói buộc. Lại nữa, cũng không có sự cởi mở. Vì sao?
189)Cái trói thì không cởi;
Không trói cũng không cởi.
Nếu cởi khi đang trói;
Trói cởi cùng một thời. [8]
Cái trói buộc thì không có cởi mở. Vì sao? Vì đã trói. Cái không trói buộc cũng không mở. Tại sao? Vì không có trói. Nên nói, khi đang trói là có mở; thế thì trói, mở cùng một lúc. Điều ấy không đúng. Vì trói, mở trái nhau.
Hỏi: Có người tu đạo, hiện nhập Niết-bàn, chứng đắc giải thoát. Vì sao nói không?
Đáp:
190)Ta không thủ các pháp,
Ta sẽ nhập Niết-bàn.
Những ai nói như vậy,
Lại bị trói bởi thủ. [9]
Nếu có người khởi lên ý nghĩ, “TA lìa các thủ mà đắc Niết-bàn” thì chính người ấy bị trói buộc bởi thủ.
Lại nữa:
191)Không lìa nơi sanh tử,
Mà riêng có Niết-bàn.
Nghĩa thật tướng như thế,
Tại sao khởi phân biệt? [10]
Trong đệ nhất
nghĩa của thật tướng các pháp, không nói lìa sanh tử riêng có Niết-bàn. Như
kinh nói, “Niết-bàn tức sanh tử, sanh tử tức Niết-bàn.” Trong thật tướng các
pháp như thế, làm thế nào nói, “Đây là sanh tử”, “đây là Niết-bàn”?
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Phược là ý nói sanh tử phiền não trói buộc. Giải là mở, giải thoát phiền não sanh tử. Phiền não sanh tử không có tự tánh. Không định tánh làm thế nào có thể trói buộc chúng sanh trong ba cõi sanh tử luân hồi. Không có phiền não trói buộc thì không cần cởi mở. Không giải kết, không triền phược. Sanh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ đề. Tâm Phật chúng sanh không ai khác. Trong chân lý Đệ Nhất Nghĩa Đế, không nói lìa sanh tử, riêng có Niết-bàn. Như kinh nói: Sanh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ Đề….