Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

22. Phật Giáo

Thursday, November 1, 201200:00(View: 7020)
22. Phật Giáo

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển I:
Tam Bảo

CHƯƠNG I: BA NGÔI CAO CẢ (TIYAGGA)


PHẬT GIÁO (BUDDHASASANA)

Phật giáo là lời giáo huấn của Đức Phật, từ khi chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác vào ngày rằm tháng tư (âm lịch) tại Đại cội Bồ đề, suốt 45 năm cho đến khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, cũng vào ngày rằm tháng tư (âm lịch) tại khu rừng Kusinārā.

Phật giáo có 3 phần chính:

Pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana)
Pháp hành Phật giáo
(Paṭipattisāsana)
Pháp thành Phật giáo
(Paṭivedhasāsana)

Pháp học Phật giáo đúng đắn làm nền tảng căn bản cho pháp hành Phật giáo được phát triển đúng. Khi pháp hành Phật giáo phát triển đúng đắn dẫn đến kết quả là pháp thành Phật giáo đó là 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Pháp học Phật giáo là gì?

Trong chú giải Chi Bộ Kinh định nghĩa:

Pariyatti ti tepiṭakam Buddhavacanaṃ sāṭṭhakathā Pāḷi

Pháp học Phật giáo là Phật ngôn Tam Tạng cùng Chú giải Pāḷi.

Tiếng Pāḷingôn ngữ chung của Chư Phật trong quá khứ, Đức Phật hiện tại và Chư Phật vị lai.

Pháp học Phật giáo gồm những lời giáo huấn, những điều răn dạy của Đức Phật trong suốt 45 năm kể từ khi chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác cho đến khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, được ghi chép trong Tam Tạng, mà trong đó gồm có lời của các hàng đệ tử, chư thiên, phạm thiên,... được Đức Phật nhắc lại hoặc xác nhận cũng xem như Phật ngôn, và Chú giải là lời giải thích của Đức Phật rải rác trong Tam Tạng gọi là Pakiṇṇa-kadesanā thuyết giảng giải thích những điều thắc mắc của các hàng đệ tử, cùng với lời giải thích của chư Thánh Arahán, gọi chung là Chú giải.

Pháp học là nền tảng căn bản của Phật giáo, nếu khôngpháp học Phật giáo, thì chắc chắn sẽ không có pháp hành Phật giáopháp thành Phật giáo, không thể giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Nếu có pháp học Phật giáo đúng, thì có pháp hành Phật giáo đúng, nếu có pháp hành Phật giáo đúng, thì có pháp thành Phật giáo đó là 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

1- PHÁP VỊ GIẢI THOÁT (VIMUTTIRASA)

Phật giáo có một vị duy nhấtvị giải thoát khổ như Đức Phật đã dạy:

“Seyathāpi Pahārāda, mahāsamuddo ekaraso loṇaraso. Evamevaṃ kho Pahārāda, ayaṃ dhammavinayo ekaraso vimuttiraso; Ayampi Pahārāda, ayaṃ dhammavinayo ekaraso vimuttiraso...”

Này Pahārāda, như đại dương chỉ có một vị duy nhấtvị mặn”. Cũng như vậy, này Pahārāda, pháp và luật này chỉ có một vị duy nhấtvị giải thoát khổ”.

Này Pahārāda, pháp và luật này chỉ có một vị duy nhấtvị giải thoát khổ”.

Phân loại toàn giáo pháp của Đức Phật

2- PHẬT NGÔN (BUDDHAVACANA)

Toàn giáo pháp của Đức Phật, Phật ngôn chia ra làm 3 thời kỳ:

Phật ngôn đầu tiên (Paṭhama buddhavacana).
Phật ngôn thời kỳ
giữa (Majihima buddhavacana).
Phật ngôn
cuối cùng (Pacchima buddhavacana).

Phật ngôn đầu tiên là gì?

Đức Bồ Tát Siddhattha chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, tại Đại cội Bồ đề vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), Ngài đang an hưởng vị giải thoát suốt 7 tuần lễ gồm 49 ngày.

Khi ấy, Đức Thế Tôn tự thuyết 2 bài kệ ở trong tâm rằng:

“Anekajātisamsāram
Sandhāvissam anibbisam
Gahakāraṃgavesanto 
Dukkhājāti punappunam.
Gahakāraka! dittho’si
Puna geham na kāhasi
Sabbā te phāsukā bhaggā
Gahakūtam visaṅkhatam
Visaṅkhāram gatam cittam
Tanhānam khayamajjhagā”
.

153- Này người thợ “tham ái” xây nhà “thân”
Như Lai cố tìm ngươi mà chưa gặp,
Nên tử sinh luân hồi vô số kiếp
Tái sinh mãi trong tam giới là khổ,
154- Này tham ái, người thợ xây nhà “thân”!
Bây giờ Như Lai đã gặp ngươi rồi !
Tất cả sườn nhà, “phiền não”
của ngươi,
Như Lai đã hủy hoại sạch cả rồi
Đỉnh nhà “vô minh”, cũng bị tiêu diệt,
Nay ngươi không còn xây nhà Như Lai
Tâm Như Lai đã chứng ngộ Niết Bàn
Diệt đoạn tuyệt tất cả mọi tham ái,
Như Lai đã chứng đắc A-ra-hán.

Hai bài kệ này mà Đức Phật tự thuyết ở trong tâm, đó là Phật ngôn thời kỳ đầu tiên của Đức Phật.

Phật ngôn cuối cùng là gì?

Đức Phật du hành thuyết pháp tế độ cho chúng sinh có duyên lành nên tế độ, khắp mọi nơi, từ cõi người đến cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới (không có cõi trời vô sắc giới, bởi vì phạm thiên cõi này không có sắc uẩn (không có lỗ tai để lắng nghe Chánh Pháp) suốt 45 năm ròng rã ngày đêm. Đến ngày rằm tháng tư (âm lịch) Đức Phật ngự đến khu rừng Kusinārā để tịch diệt Niết Bàn. Trước giờ tịch diệt Niết Bàn, vào canh chót, Đức Phật nhắc nhở khuyên dạy các hàng đệ tử đứng đầu là Tỳ-khưu rằng:

“Handa dāni bhikkhave āmantayāmi vo
Vayadhammā saṅkhārā
Appamādena sampādetha”

Này chư Tỳ-khưu, bây giờ Như Lai nhắc nhở khuyên dạy các con lần cuối cùng. Tất cả các pháp hữu vitrạng thái diệt là thường, các con hãy nên cố gắng tinh tấn hoàn thành mọi phận sự Tứ Thánh Đế, bằng pháp không dể duôi, tiến hành Tứ Niệm Xứ.

Đó là Phật ngôn cuối cùng của Đức Phật.

Thật vậy, Đức Phật chấm dứt câu chót:

“Appamādena sampādetha”

Từ đó, không còn dạy một lời nào nữa. Đức Phật nhập các bậc thiền hữu sắc, các bậc thiền vô sắccuối cùng tịch diệt Niết Bàn, gọi là Ngũ Uẩn Niết Bàn (khandhaparinibbāna) diệt ngũ uẩn rồi, không có ngũ uẩn nào khác tái sinh nữa, hoàn toàn giải thoát khổ sinhgiải thoát mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Phật ngôn thời kỳ giữa là gì?

Ngoại trừ hai câu kệ tự thuyết đầu tiên và Phật ngôn thời kỳ cuối cùng ra, còn lại tất cả những lời giáo huấn, điều răn dạy của Đức Phật trong suốt 45 năm.

Đó là Phật ngôn thời kỳ giữa của Đức Phật.

3- PHÁP VÀ LUẬT (DHAMMA VINAYA)

Toàn giáo pháp của Đức Phật phân ra làm hai loại:

- Pháp (Dhamma) gồm có Tạng Kinh và Tạng Vi Diệu Pháp.
- Luật (Vinaya) là Tạng Luật.

Trong kinh Đại Niết Bàn (Mahāparinibbānasutta), trước khi tịch diệt Niết Bàn. Đức Phật dạy Đại đức Ānanda rằng:

“Yo vo Ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññato, so vo mamaccayena satthā” 2 .

- Này Ānanda, Pháp mà Như Lai đã thuyết, Luật mà Như Lai đã chế định, sau khi Như Lai đã tịch diệt Niết Bàn rồi, Pháp và Luật ấy là Tôn sư của các con.

Theo Chú giải kinh Đại Niết Bàn, giải thích:

Danh từ Dhamma: Pháp có nghĩa là Tạng Kinh Tạng Vi Diệu Pháp.

Danh từ Vinaya: Luật có nghĩa là Tạng Luật.

Tiṇi piṭakāni pañca nikāyā navaṅgāni caturasītidhammakkhandhasahassāni.

Tất cả Pháp và Luật phân chia thành Tam Tạng, Ngũ bộ, Cửu chi, 84.000 Pháp môn.

- Tạng Luật: Gồm có 21.000 Pháp môn.
- Tạng Kinh
: Gồm có 21.000 Pháp môn.
- Tạng Vi Diệu Pháp
: Gồm có 42.000 Pháp môn.

Đức Phật còn giảng giải rằng:

“Iti imāni caturāsitidhammakkhandhasahassāni tiṭṭhanti, ahaṃ ekova parinibbāyāmi. Ahañca kho dāni ekova ovadāmi anusāsāmi, mayi parinibbute imāni caturāsitidhammakkhandhasahassāni tumhe ovadissanti amusāsissanti” .

Như vậy, 84.000 Pháp môn này tồn tại, chỉ có một mình Như Lai tịch diệt Niết Bàn. Thật vậy, bây giờ chỉ có một mình Như Lai giáo huấn các con, theo dạy dỗ các con. Sau khi Như Lai tịch diệt Niết Bàn rồi, thì có 84.000 Pháp môn ấy làTôn sưsẽ giáo huấn các con, theo dạy dỗ các con.

Trên đây là đoạn Chú giảiĐức Phật đã giải thích, giảng dạy cho các hàng đệ tử nên hiểu biết rõ rằng:

Sau khi Đức Phật đã tịch diệt Niết Bàn rồi, không phải không còn vị Tôn sư, mà khi ấy, 84.000 pháp môn chính là Tôn sư sẽ giáo huấn, sẽ theo dạy dỗ các hàng đệ tử.

4- TAM TẠNG (TIPIṬAKA)

Toàn giáo pháp của Đức Phật, nếu phân chia theo tạng thì có 3 tạng:

Tạng Luật (Vinayapiṭakapāḷi).
Tạng Kinh
(Suttantapiṭakapāḷi).
Tạng Vi Diệu Pháp
(Abhidhammapiṭakkapāḷi)

a) Tạng Luật (Vinayapiṭakapāḷi)

Tạng Luật gồm những lời răn dạy của Đức Phật. Đức Phật đã ban hành những điều giới Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, những phép hành tăng sự, những điều cho phép và những điều không cho phép, những việc nên làm và những việc không nên làm v.v...

Tạng Luật có 5 bộ

* Bộ Pārājikapāḷi gồm có những điều giới:

4 điều giới Pārājika
13 điều giới Saṃghādisesa
2 điều giới Aniyata
30 điều giới Nissaggiya pācittiya.

* Bộ Pācittiyapāḷi gồm có những điều giới:

92 điều giới Suddha pācittiya
4 điều giới Pāṭīdesanīya
75 điều giới Sekhiya.
7 điều Adhikaraṇasamatha
Những điều giới của Tỳ-khưu ni.

* Bộ Mahāvagga (Tạng Luật)

Bộ luật Mahāvagga này, Đức Phật thuyết giảng về chuyện chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, chuyện thuyết pháp Chuyển Pháp Luân đầu tiên tế độ nhóm 5 Tỳ-khưu, Đức Phật ban hành phép xuất gia thọ Sadi, Tỳ-khưu v.v...

* Bộ Cūḷavagga

Bộ luật Cūḷavagga này, Đức Phật ban hành nhiều phép hành tăng sự đến chư Tỳ-khưu. Trong bộ này, lần đầu tiên Đức Phật cho phépMahāpajāpatigotamī xuất gia trở thành Tỳ-khưu ni trong giáo pháp của Đức Phật, cùng với 500 cận sự nữ dòng Sakya cùng xuất gia thọ Tỳ-khưu ni v.v...

* Bộ Parivāra

Bộ luật Parivāra này, Đức Phật ban hành nhiều điều liên quan đến giới và nhiều vấn đề khác...

Đó là 5 bộ trong Tạng Luật mà Đức Phật là Bậc duy nhất chế định và ban hành đến chư Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni; còn các hàng Thánh Thanh Văn đệ tử không thể chế định ra điều giới và các phép hành tăng sự ...

Tạng Luật có 3 đặc tính đặc biệt:

- Đức Phật thuyết giảng bằng pháp lệnh (aṇādesanā).
- Đức Phật giáo huấn tùy theo lỗi (yathāparādhasāsana)
- Đức Phật răn dạy Tỳ-khưu giữ gìn thu thúc thân và khẩu (saṃvarāsaṃvarakāthā).

* Đức Phật thuyết giảng bằng pháp lệnh như thế nào?

Đức Phật đã chế định ra điều giới, các phép hành tăng sự, điều cho phép và không cho phép, việc nên làm và không nên làm... đến chư Tỳ-khưu, chư Tỳ-khưu ni. Chư Tỳ-khưu, chư Tỳ-khưu ni phải nghiêm chỉnh hành theo những điều mà Đức Phật đã chế định, không được thêm vào hoặc bớt ra. Nếu vị nào cố ý sai phạm, vị ấy phải chịu tội nặng hay nhẹ, tùy theo mỗi điều giới, không ngoại trừ một ai.

Đức Phật là Bậc độc nhất chế định và ban hành Tạng Luật, còn các hàng Thánh Thanh Văn đệ tử không có quyền chế định một điều nào cả.

* Đức Phật giáo huấn tùy theo lỗi như thế nào ?

Khi nào Tỳ-khưu hoặc Tỳ-khưu ni bị phạm lỗi lần đầu tiên, bị người đời hoặc chư thiên chê trách, làm tổn thương đến uy tín của chư Tăng. Khi ấy, Đức Phật mới chế định điều giới, ban hành đến chư Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, để đem lại 10 điều lợi ích như sau:

1- Saṃghasuṭṭhutāya: Để đem lại sự tốt lành cho Tỳ-khưu Tăng, Tỳ-khưu ni Tăng.

2- Saṃghaphāsutāya: Để đem lại sự an lành cho Tỳ-khưu Tăng, Tỳ-khưu ni Tăng.

3- Dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya: Để khiển trách Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni phá giới, khó dạy không biết hổ thẹnghê sợ tội lỗi.

4- Pesalānaṃ bhikkhūnaṃ phāsuviharāya: Để đem lại sự an lành đến những Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni biết kính yêu giới.

5- Diṭṭhadhammikānaṃ āsavānaṃ saṃvarāya: Để ngăn ngừa những tai họa xảy ra trong kiếp hiện tại.

6- Samparāyikānaṃ āsavānaṃ paṭighātāya: Để diệt trừ những tai họa 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh) trong kiếp vị lai.

7- Appasannānaṃ pasādāya: Để làm cho phát sinh đức tin đến những người chưa có đức tin nơi Tam Bảo.

8- Pasannānaṃ bhiyyo bhavāya: Để làm tăng trưởng thêm đức tin cho những người đã có đức tin nơi Tam Bảo.

9- Saddhammaṭṭhitiyā: Để làm cho Chánh Pháp “pháp học, pháp hành, pháp thành” được trường tồn lâu dài.

10- Vinayānuggahāya: Để giữ gìn hộ trì giới luật được nghiêm minh.

Đức Phật chế định giới điều, sau khi có Tỳ-khưu hoặc Tỳ-khưu ni phạm lỗi đầu tiên. Cho nên, những Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni nào phạm lỗi đầu tiên; Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni ấy không phạm giới ấy. Đức Phật chế định điều giới nặng hoặc nhẹ, tùy theo lỗi nặng hoặc nhẹ. Sau khi Đức Phật chế định giới điều nào rồi, ban hành đến Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni; nếu Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni nào cố ý phạm giới ấy, thì Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni ấy gọi là đã phạm giới ấy.

* Đức Phật răn dạy Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni giữ gìn thu thúc thân và khẩu như thế nào?

Đức Phật ban hành giới điều đến Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cốt để răn dạy Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni biết giữ gìn thu thúc thân và khẩu, tránh xa mọi hành ác do thân và khẩu. Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni giữ gìn điều giới được trong sạch, có thể diệt được phiền não loại thô (vitikkamakilesa), để làm nền tảng cho pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ được phát triển.

Đó là những đặc tính đặc biệt của Tạng Luật.

Tỳ-khưu giới

Đức Phật chế định, ban hành điều giới của Tỳ-khưu trong Bhikkhupātimokkhasīla có 227 điều giới như sau:

1) Điều giới Pārājika có 4 điều giới bất cộng trụ.

2) Điều giới Saṃghādisesa có 13 điều giới.

3) Điều giới Aniyata có 2 điều giới bất định.

4) Điều giới Nissaggiya pācittiya có 30 điều giới ưng xả đối trị, trước phải xả bỏ vật bị phạm giới, sau mới xin sám hối (pācittiya āpatti).

5) Điều giới Suddha pācittiya có 92 điều giới ưng đối trị.

6) Điều giới Pāṭidesamāya có 4 điều giới sám hối riêng rẽ.

7) Điều giới Sekhiya có 75 điều học tập.

8) Điều Adhikaraṇasamatha có 7 pháp giảng hòa.

Trong giới bổn bhikkhupātimokkhasīla gồm có 227 điều giới, nếu tính theo Tạng Luật, thì điều giới của Tỳ-khưu tổng cộng 91.805.036.000 điều giới. Như trong bộ Visuddhimagga dạy:

“Navakoṭisahassāni,
Asitisatakoṭiyo.
Paññāsasatasahassāni,
Chattiṃsa ca punāpare.
Ete saṃvaravinayā,
Sambuddhena pakāsitā
Peyyālamukhena niddiṭṭhā,
Sikkhā vinayasaṃvare.”

Đức Phật đã chế định những điều giới trong Tạng Luật bằng cách hiểu rộng gồm có 91.805.036.000 điều giới, để giữ gìn thu thúc thân và khẩu tránh xa mọi hành ác.

Tỳ-khưu ni giới

Đức Phật chế định ban hành điều giới của Tỳ-khưu ni Bhikkhunipātimokkhasīla gồm có 311 điều giới như sau:

1) Điều giới Pārājika có 8 điều giới.

2) Điều giới Saṃghādisesa có 17 điều giới.

3) Điều giới Nissaggiya pācittiya có 30 điều giới.

4) Điều giới Suddha pācittiya có 166 điều giới.

5) Điều giới Pāṭidesamāya có 8 điều giới.

6) Điều giới Sekhiya có 75 điều giới.

7) Điều Adhikaraṇasamatha có 7 pháp.

 

Tên điều giới

Tỳ-khưu giới

Điều giới Pārājika

4 điều giới

Điều giới Saṃghādisesa

13 điều giới

Điều giới Aniyata

2 điều giới

Điều giới Nissaggiya pācittiya

30 điều giới

Điều giới Suddha pācittiya

92 điều giới

Điều giới Pāṭidesamāya.

4 điều giới

Điều giới Sekhiya

75 điều giới

Điều giới Adhikaraṇasamatha

7 điều giới

 


----------------------

 


227 điều giới

 

Tên điều giới

Tỳ-khưu ni giới

Điều giới Pārājika

8 điều giới

Điều giới Saṃghādisesa

17 điều giới

Điều giới Nissaggiya pācittiya

30 điều giới

Điều giới Suddha pācittiya

166 điều giới

Điều giới Pāṭidesamāya

 8 điều giới

Điều giới Sekhiya

75 điều giới

Điều giới Adhikaraṇasamatha

7 điều giới

 


----------------------

 


311 điều giới

Phạm giới āpatti

Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni phạm giới āpatti có 7 loại

1) Pārājika āpatti: Phạm giới bất cộng trụ, mất phạm hạnh Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni.

2) Saṃghādisesa āpatti: Phạm giới rồi phải xin chư Tăng hình phạt.

3) Thullaccaya āpatti: Phạm giới nặng kém thua hai giới trên.

4) Pācittiya āpatti: Phạm giới ưng đối trị.

5) Pāṭidesanīya āpatti: Phạm giới xin sám hối riêng rẽ.

6) Dukkaṭa āpatti: Phạm giới tác ác.

7) Dubbhāsita āpatti: Phạm giới ác khẩu.

Phạm giới āpatti có 7 loại chia làm 2 loại chính

1- Phạm giới āpatti nặng có 2 loại

Pārājika āpatti: Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni nào phạm một trong những điều giới này; Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni ấy bị mất phạm hạnh Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, họ phải hoàn tục trở lại người tại gia (hoặc xuống trở thành Sadi).

Saṃghādisesa āpatti: Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni nào phạm một trong những điều giới này; Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni ấy tuy còn phạm hạnh Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, nhưng vị ấy phải biết xin chịu hành phạt theo luật của Đức Phật ban hành, hành Parivāsakamma, hành Mānattakamma và hành Abbhānakamma, để cho giới của mình được trở lại trong sạch.

2- Phạm giới āpatti nhẹ có 5 loại

Thullaccaya āpatti, Pācittiya āpatti, Pāṭidesanīya āpatti, Dukkaṭa āpatti, Dubbhāsita āpatti. Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni nào phạm một trong 5 loại này, Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni ấy có thể xin sám hối với một vị Tỳ-khưu khác, để cho giới của mình được trở lại trong sạch.

Quả báu của sự giữ gìn giới

Trong Tạng Luật bộ Parivāra, Đức Phật thuyết dạy quả báu của sự giữ gìn giới trong sạch đem lại sự lợi ích theo nhân quả tuần tự như sau:

1) Giữ gìn giới trong sạch đem lại sự lợi ích là có thu thúc lục căn thanh tịnh.

2) Có thu thúc, đem lại sự lợi íchtâm không nóng nảy, tâm mát mẻ.

3) Tâm không nóng nảy, đem lại sự lợi ích là có tâm thỏa thích an vui.

4) Tâm thỏa thích an vui, đem lại sự lợi ích là có tâm hoan hỷ.

5) Tâm hoan hỷ, đem lại sự lợi ích là tâm vắng lặng thanh tịnh.

6) Tâm vắng lặng thanh tịnh, đem lại sự lợi ích là tâm an lạc.

7) Tâm an lạc, đem lại sự lợi ích cho thiền định.

8) Tâm thiền định, đem lại sự lợi íchtri kiến thấy đúng theo thực tánh của các pháp.

9) Tri kiến thấy đúng theo thực tánh của các pháp, đem lại sự lợi ích cho tri kiến thiền tuệ, nhàm chán ngũ uẩn.

10) Tri kiến thiền tuệ nhàm chán ngũ uẩn, đem lại sự lợi ích diệt đoạn tuyệt được tham ái bằng Thánh Đạo Tuệ.

11) Diệt đoạn tuyệt được tham ái, đem lại sự lợi ích, giải thoát khổ bằng Thánh Quả Tuệ.

12) Giải thoát khổ bằng Thánh Quả Tuệ rồi, đem lại sự lợi ích cho trí tuệ quán xét biết rõ rằng giải thoát khổ rồi.

13) Trí tuệ quán xét biết rõ giải thoát khổ rồi, đem lại sự lợi ích chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát khổ không còn chấp thủ.

Hành giả giữ gìn giới được trong sạch và đầy đủ, làm nền tảng đem lại nhiều sự lợi ích cho mọi thiện pháp, cho pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ, cho đến lợi ích cao thượng là chứng đắc Thánh Đạo - Thánh QuảNiết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Quả báu của việc học Tạng Luật

Trong Tạng Luật bộ Pavivāra, Ngài Đại đức Upāli bạch hỏi Đức Thế Tôn về quả báu của việc học Tạng Luật.

Đức Phật dạy rằng:

Này Upāli, Tỳ-khưu học Tạng Luật có được 5 quả báu là:

1) Chính mình biết giữ gìn giới luật được trong sạch.
2) Mình là nơi nương nhờ của những người khác, họ đến học hỏi để hiểu rõ giới luật
.
3) Là người có thiện tâm dũng cảm trong các hội chúng
.
4) Là người thắng kẻ thù bên trong là phiền nãokẻ thù bên ngoài bằng Chánh Pháp
.
5) Là người hành theo Chánh Pháp, để duy trì Chánh Pháp được trường tồn
.

Đó là 5 quả báu của việc học rành rẽ Tạng Luật.

b) Tạng Kinh (Suttantapiṭaka)

Tạng Kinh là tạng gồm có nhiều bài kinh, bài kệ do Đức Phật thuyết giảng, cũng có một số bài kinh, bài kệ do chư Thánh Arahán, chư thiên, chư phạm thiên, Đức vua, Samôn, Bàlamôn. Những bài kinh, bài kệ ấy được Đức Phật nhắc lại hoặc xác nhận thì xem như lời thiện ngôn.

Tạng Kinh gồm có 5 bộ lớn

Trường Bộ Kinh: Gồm có những bài kinh dài.
Trung Bộ Kinh
: Gồm có những bài kinh trung bình.
Đồng Loại Bộ Kinh
: Gồm những bài kinh có điểm đồng nhau ghép thành nhóm.
Chi Bộ Kinh
: Gồm những bài kinh có chi pháp rõ ràng.
Tiểu Bộ Kinh
: Gồm những bài kinh, bài kệ không có trong 4 bộ trên, được gom vào Tiểu Bộ Kinh này.

Tạng Kinh có 3 đặc tính đặc biệt

- Đức Phật thuyết pháp dùng ngôn ngữ thích hợp (vohāradesanā).
- Đức Phật giáo huấn tùy theo căn duyên chúng sinh
(yathālomasāsana).
- Đức Phật thuyết dạy chúng sinh diệt được tà kiến
(diṭṭhiviniveṭhanakathā).

* Đức Phật thuyết pháp dùng ngôn ngữ thích hợp như thế nào?

Đức Phật thuyết pháp bằng cách dùng ngôn ngữ thích hợp đối với mỗi chúng sinh. Cho nên, Đức Phật thuyết pháp tế độ chúng sinh gồm có nhiều hạng khác nhau như Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ, Vua chúa, Bàlamôn, dân chúng, cho đến chư thiên, chư phạm thiên v.v... Mỗi khi chúng sinh lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, họ đều hiểu rõ ràng các chánh pháp bởi do ngôn ngữ thích hợp theo trình độ riêng của mỗi chúng sinh. Do đó, có số chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, có số chứng đắc thành bậc Thánh Nhất Lai, có số chứng đắc thành bậc Thánh Bất Lai, có số chứng đắc thành bậc Thánh Arahán tùy theo khả năng pháp hạnh ba-la-mật của mỗi chúng sinh đã tạo. Cũng có số tạo duyên lành, bồi bổ pháp hạnh ba-la-mật để chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả trong thời vị lai kiếp này, hoặc kiếp sau.

* Đức Phật giáo huấn tùy theo căn duyên chúng sinh như thế nào?

Đức Phật có hai trí tuệ đặc biệt là:

- Indriyaparopariyattañāṇa: Trí tuệ biết rõ 5 pháp chủ già dặn hoặc non nớt của mỗi chúng sinh.
- Āsayānusayañāṇa
: Trí tuệ biết rõ phiền não ngấm ngầm của mỗi chúng sinh.

Do đó, Đức Phật biết rõ được chúng sinh có duyên lành chứng đắc Thánh Đạo - Thánh QuảNiết Bàn, hoặc không chứng đắc. Cho nên, Đức Phật thuyết pháp tế độ phù hợp với căn cơ, duyên lành của chúng sinh ấy. Khi chúng sinh ấy lắng nghe chánh pháp của Đức Phật dễ dàng chứng đắc Thánh Đạo - Thánh QuảNiết Bàn, diệt đoạn tuyệt được phiền não, tham ái. Ví như một vị thầy thuốc có tài đức, chẩn bệnh chính xác, biết rõ căn bệnh của bệnh nhân, liền cho thuốc tốt, nên bệnh nhân mau lành bệnh.

* Đức Phật thuyết dạy chúng sinh diệt tà kiến như thế nào?

Đức Phật biết rõ mỗi chúng sinhtà kiến khác nhau (có 62 loại tà kiến), Đức Phật thuyết dạy chúng sinh ấy phát sinh chánh kiến, nên diệt được tà kiến theo chấp ngã, các loại tà kiến khác cũng bị diệt cùng một lúc, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh QuảNiết Bàn một cách dễ dàng.

Đó là 3 đặc tính đặc biệt của Tạng Kinh.

c) Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma)

TạngVi Diệu Pháp gồm những Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) cao siêu vi diệu, là những pháp có thực tánh như: Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp không phải thiện, không phải bất thiện... Những pháp ấy là ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới... không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, đàn bà, chúng sinh....

Tạng Vi Diệu Pháp được Đức Phật thuyết tại cung trời Tam Thập Tam Thiên vào mùa hạ thứ 7 của Đức Phật, để tế độ Phật mẫu, nay kiếp hiện tại là thiên nam Santussitacõi trời Đẩu Suất Đà Thiên. Vị thiên nam Santussita hiện xuống cõi trời Tam Thập Tam Thiên lắng nghe Đức Phật thuyết Tạng Vi Diệu Pháp này suốt 3 tháng hạ. Vị thiên nam Santussita chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu cùng với 80 tỷ chư thiên, chư phạm thiên cũng chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả cao thấp tùy theo năng lực ba-la-mật của mỗi vị.

Tạng Vi Diệu Pháp gồm có 7 bộ:

1- Bộ Dhammassaṅganīpāḷi: Bộ Pháp Tụ Hội gồm tất cả các chân nghĩa pháp thành nhóm Mātikā pháp đầu đề, có tất cả 132 mātikā chia làm hai loại:

Tika mātikā: Pháp đầu đề có ba chi pháp gồm có 32 mātikā.
Duka mātikā
: Pháp đầu đề có hai chi pháp gồm có 100 mātikā...

2- Bộ Vibhaṅgapāḷi: Bộ Pháp Phân Tích gồm các pháp phân tích thành 18 loại, uẩn (khandha), xứ (āyatana), giới (dhātu) v.v...

3- Bộ Dhātukathāpāḷi: Bộ Phân Loai gồm các pháp phân loại thành ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới, Tứ Đế (sacca).

4- Bộ Pugalapaññattipāḷi: Bộ Nhân Chế Định phân biệt các hạng người khác nhau.

5- Bộ Kathāvatthupāḷi: Bộ Luận Đề đặt vấn đề phá tan mọi tà thuyết, trở lại Chánh Pháp.

6- Bộ Yamakapāḷi: Bộ Song Đối gồm các câu hỏi, câu trả lời đi đôi với nhau từng cặp.

7- Bộ Paṭṭhānapāḷi: Bộ Duyên Hệ giải về 24 duyên có quan hệ với nhau. Bộ Duyên Hệ này là bộ lớn và rộng nhất, sâu sắc và vi diệu nhất trong Phật giáo.

Tạng Vi Diệu Pháp có 3 đặc tính đặc biệt

- Đức Phật thuyết giảng về Chân nghĩa pháp (Paramatthadesanā).
- Đức Phật thuyết pháp giáo huấn chúng sinh tùy theo căn duyên để phá chấp ngã
(yathādhammasāsana).
- Đức Phật thuyết giảng phân tích danh pháp, sắc pháp
(nāmarāpaparicchedakathā).

* Đức Phật thuyết giảng về chân nghĩa pháp như thế nào?

Đức Phật tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị thông suốt tất cả các chân nghĩa pháp (paramatthadhamma) đó là tâm (citta), tâm sở (cetasika), sắc pháp (rūpa)Niết Bàn (Nibbāna). Đức Phật Chánh Đẳng Giác đặc biệt có đầy đủ 5 pháp Ñeyyadhamma, nên Ngài có khả năng chế định ra ngôn ngữ chân nghĩa pháp, để thuyết dạy Tạng Vi Diệu Pháp này. Ngoài ra, không có một vị nào có khả năng thuyết giảng chân nghĩa pháp này, bởi vì họ không phải là Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

* Đức Phật thuyết pháp giáo huấn chúng sinh tùy theo căn duyên để phá chấp ngã như thế nào?

Đức Phật biết rõ tà kiến theo chấp ngã của chúng sinh khác nhau.

- Số chúng sinhtà kiến theo chấp danh pháp cho là ta (ngã) nặng hơn là chấp sắc pháp cho là ta (ngã). Để tế độ nhóm chúng sinh ấy, Đức Phật thuyết pháp ngũ uẩn (khandha) vô ngã. Bởi vì, trong ngũ uẩn4 danh uẩn: thọ, tưởng, hành, thức thuộc về danh pháp là vô ngã, còn một sắc uẩn thuộc về sắc pháp cũng là vô ngã.

- Số chúng sinhtà kiến theo chấp sắc pháp cho là ta (ngã) nặng hơn là chấp danh pháp cho là ta (ngã). Để tế độ nhóm chúng sinh này, Đức Phật thuyết pháp 12 xứ (āyatana) vô ngã. Bởi vì, trong 12 xứ, có 10 xứ: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và sắc, thanh, hương, vị, xúc thuộc về sắc phápvô ngã. Còn lại ý xứ thuộc về danh pháp và một phần pháp xứ thuộc về danh pháp và sắc phápvô ngã.

- Số chúng sinhtà kiến theo chấp danh pháp và sắc pháp tương đương cho là ta (ngã). Để tế độ nhóm chúng sinh ấy, Đức Phật thuyết pháp 18 giới (dhātu) là vô ngã. Bởi vì, trong 18 giới, có 10 giới: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, và sắc, thanh, hương, vị, xúc thuộc về sắc phápvô ngã. Còn lại 7 giới khác: nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới thuộc về danh pháp là vô ngã, riêng pháp xứ thuộc danh pháp và sắc phápvô ngã v.v... Đức Phật thuyết pháp giáo huấn chúng sinh thấy rõ, biết rõ tất cả các pháp là vô ngã, không phải ta, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng sinh ..., để phá chấp ngã.

* Đức Phật thuyết giảng phân tích danh pháp, sắc pháp như thế nào?

Đức Phật thuyết giảng phân tích cho chúng sinh thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp, mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp có thực tánh pháp, có trạng thái riêng, có 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, để diệt tâm tà kiến thấy sai chấp lầm từ danh pháp, từ sắc pháp cho là tự ngã của ta; diệt tâm tham ái nơi danh pháp, sắc pháp cho là của ta, diệt tâm ngã mạn xem ta hơn người, bằng người, kém thua người...

Đó là đặc tính đặc biệt của Tạng Vi Diệu Pháp.

Quả báu của sự học Tam Tạng

- Người theo học và hành nghiêm chỉnh đúng đắn theo Tạng Luật, giữ gìn giới đức trong sạch và đầy đủ, do nhờ giới trong sạch làm nền tảng, nương nhờ giới tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ, dẫn đến sự chứng đắc thành bậc Thánh Arahán cùng với Tam Minh, do năng lực quả báu của sự học Tạng Luật.

- Người học thông thuộc Tạng Kinhgiới thanh tịnh làm nền tảng, để tiến hành thiền định dẫn đến chứng đắc bát thiền, dùng bậc thiền làm nền tảng, nương nhờ bậc thiền làm đối tượng, tiến hành thiền tuệ, dẫn đến sự chứng đắc thành bậc Thánh Arahán cùng với Lục Thông, do năng lực quả báu của sự học Tạng Kinh.

- Người học thông thuộc Tạng Vi Diệu Phápgiới định làm nền tảng, tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng đắc thành bậc Thánh Arahán cùng với Tứ Tuệ Phân Tích, do năng lực của sự học Tạng Vi Diệu Pháp.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 52)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.
(View: 116)
Lý Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo pháp mà Đức Phật thuyết giảng.
(View: 104)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 195)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 268)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 314)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 249)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 343)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 446)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 377)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 480)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 451)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 720)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 542)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 566)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 508)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 659)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 586)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 947)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 612)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 620)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 703)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 843)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 766)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 653)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 660)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 685)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 783)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 932)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 938)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 674)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 788)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 881)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1039)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 851)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 939)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1146)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1012)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1022)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1152)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1335)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1490)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1481)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1349)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1229)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1217)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1208)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1357)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1322)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1541)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1205)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1114)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1247)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1431)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1246)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1256)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1391)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1363)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1379)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant