- Chương một: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Chương hai: Báo Ân
- Chương ba: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Chương bốn: Ân Đức Tổ Sư
- 1. Giỗ Sơ Tổ Đạt Ma
- 2. Lễ Kỵ Tổ Bách Trượng
- 3. Lễ Kỵ Trí Giả Đại Sư
- 4. Lễ Kỵ Ngài Pháp Sư Hiền Thủ
- 5. Giỗ Đạo Tuyên Luật Sư
- 6. Húy Nhựt Huệ Viễn Tổ Sư
- 7. Cúng Tổ Khai Sơn
- 8. Lễ Cúng Thầy Nối Thừa Pháp
- 9. Lễ Giỗ Hai Thầy Thế Độ và Giáo Thọ
- 10. Phụ: Cúng Giỗ Cha Mẹ
- 11. Lễ Tháp
- 12. Thiết Đặt Cúng Dường
- 13. Quét tháp
- Chương 5: Trụ Trì
- 1. Thượng Đường
- 2. Các Ngày Thánh Tiết
- 3. Phần phụ: 5 cách tham vấn
- 4. Cáo Hương
- 5. Tụng niệm
- 6. Qui Ước Tụng Niệm, 11 Điều
- 7. Lập Hộc lường đồ cúng
- 8. Xông Hương Tháp
- 9. Đốt Đèn Tháp Dược Sư
- 10. Phổ Phật
- 11. Bạch Giữa Chúng
- 12. Dạy Hành Đồng (Chú Tiểu)
- 13. Vì Hành Giả Mà Nói Rộng
- 14. Thọ Pháp Y
- 15. Đóng Cửa Tịnh Tu (Yểm Quan)
- 16. Mở Cửa Kết Thúc Khóa Tu
- 17. Nghinh Tiếp Bậc Tôn Túc (có 6 phép)
- 18. Hộ Trì Pháp
- 19. Đến Chùa Khác
- 20. Mừng Sinh Nhựt
- 21. Cúng Trai Phạn Chư Tăng
- 22. Cúng Dường Đất Đai
- 23. Cúng La Hán
- 24. Trăm thứ nhất của 500 La Hán
- 25. Trăm Vị Thứ Hai của 500 La Hán
- 26. Trăm Thứ Ba Của 500 A La Hán
- 27. Trăm Thứ Tư Của 500 A La Hán
- 28. Trăm Thứ Năm của 500 Vị A La Hán
- 29. Phóng Sanh
- 30. Phụ: Qui Ước Chỗ ở loài vật, có 15 Điều
- 31. Cúng Pháp Y
- 32. Thọ Thông Tuệ
- 33. Thông Tin Thư Từ, Thư Truyền Pháp Đến, Di Thư
- 34. Mời Tân Trụ Trì
- 35. Nhập Tự (Tân Trụ Trì Nhận Việc)
- 36. Việc Đi Lại Của Trụ Trì
- 37. Thoái Viện (Không Nhận Chức Vụ)
- 38. Bản Chẩn (Chẩn Bịnh)
- 39. Sắp Viên Tịch
- 40. Lễ Nhập Quan
- 41. Phép Đặt Quan Tài
- 42. Lễ Hỏa Táng - thiêu xác
- 43. Nhập Tháp
- 44. Đấu Giá Đồ Vật
- 45. Đặt trí Bài Vị
- 46. Tân Tạo Tượng Phật
- 47. Tu Sửa Kinh Điển
- 48. Tạo Lập Tăng Xá (Tăng Phường)
- Chương 6: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Chương 7: Phần Trên - Đại Chúng
- Chương 7: Phần sau - Đại chúng
- 1. Treo đơn
- 2. An đơn
- 3. Cùng làm việc tập thể (phổ thỉnh)
- 4. Quy tắc hằng ngày
- 5. Phụ: Người Xuất Gia
- 6. Qui tắc sống chung
- 7. Qui chế thiền đường và quy tắc tọa thiền
- 8. Qui tắc Phật thất
- 9. Phụ: sớ hồi hướng Phật thất
- 10. Phân từng khu phố (khất thực)
- 11. Lượm được vật rơi
- 12. Phụ: Qui tắc nơi tĩnh hành đường
- 13. Phụ: săn sóc người bịnh
- 14. Văn Cảnh tỉnh đại chúng
- 15. Phú (phó) pháp
- 16. Phái Nam Nhạc
- 17. Chi Thanh Nguyên
- 18. Phụ: Thiên Thai giáo quán tông
- 19. Phụ: Hiền Thủ giáo quán tông
- 20. Phụ: Nam Sơn Luật Tông
- Chương tám: Tuổi đạo
- 1. Niệm Phật trong mùa hạ
- 2. Quy tắc ở giảng đường
- 3. Qui tắc phụ tọa chủ; gồm 9 điều
- 4. Trích yếu quy tắc lễ Vu Lan
- 5. Hiến cúng Vu Lan
- 6. Chư Tăng thọ thực (lễ Vu Lan)
- 7. Qui tắc lễ hội Vu Lan gồm có 18 điều
- 8. Giải hạ
- 9. Tọa thiền, chia thành 5 khóa
- 10. Qui tắc Thiền đường gồm 32 điều
- 11. Thông báo mạnh đông
- 12. Kiết đông
- 13. Khởi thiền thất: bắt đầu tu thiền thất
- 14. Xả thiền thất
- 15. Giải đông
- 16. Tháng giêng: công việc mỗi tháng cần nên biết
- Chương chín: Những đồ pháp khí, hiệu lệnh
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Những đồ pháp khí, hiệu lệnh
Chương chín:
Những đồ
pháp khí, hiệu lệnh
Bảng có bảng bên trong nhà và bảng treo ở ngoài khác nhau; chất liệu tạo khác nhau như gỗ, gang, sắt, thép v.v… dứt chuông câu sang bảng mà cách thức sử dụng tùy mỗi phái qui định.
Tại thiền đường đều có bảng nhỏ bên trong, phía ngoài bảng lớn gọi là báo bảng (báo hiệu chúng) lúc vào thiền đường làm hiệu nhóm chúng. Tuần chúng ban đêm cũng báo hiệu bảng gỗ, nhà bếp lo xong thức ăn đã lên mâm sẵn sàng cũng gõ bảng báo cho Ban Hành đường biết - bảng lớn bằng sắt - điểm tâm. Buổi ngọ trai đều dùng bảng lớn gõ một hồi 3 tiếng, nếu xa chúng phải gõ 3 hồi 3 tiếng mới nghe rõ.Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.
Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:
Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,
Viên dung vô ngại khó thể so lường,
Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,
Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:
Cửa trời im ỉm chẳng mở thông
Ngày đêm thê thiết nổi gió giông
Trừ dứt tai ương dân ước nguyện
Hợp thời hé lộ một vừng hồng
Là một trong bốn châu thiên hạ
Châu Nam Thiệm người người chờ mông.
Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.
Lại nguyện:
Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu
Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên
Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh
Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên
Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên
Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.
Ngày…tháng…năm... Phật lịch...
Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.
Duy Na cử bài tán:
Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,
Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,
Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,
Khắp nơi rải sáng an lành,
Vạn vật vui đón bình minh.
Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)
Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.
Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.
Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.