- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 92
(Từ bài số 911 đến số 920)
01. Mở cửa tình thương 911
02. Chân thân bất tuyệt 912
03. Gõ tiếng Diệt – Sinh 913
04. Bảo châu như ý 914
05. Kết một đài sen 915
06. Tâm như bất thối 916
07. Dòng sông nhân ái 917
08. Tàn cát bụi 918
09. Trái tim biết thở 919
10. Chuyện Hai Dòng Sông 920
Mở cửa tình thương
Tháng 12 – 2007
Nghe gì không em hỡi
Hoa cỏ ngậm mùi sương
Nghe gì không anh hỡi
Sỏi đá gọi bên đường
Long lanh từng tia nắng
Reo ấm áp ngày về
Đêm đêm chìm thanh vắng
Reo vạn lý sơn khê
Vang đồi cao gió hát
Liên điệp khúc vấn vương
Lan sông sâu biển rộng
Đâu không bến tình thương
Chuông ngân dài tỉnh thức
Tiếng thanh thoát trong lành
Không còn đâu lằn mức
Như mây trắng trời xanh
Ca vang đồi thế kỷ
Vượt ranh giới biên cương
Nở rừng hoa thiên lý
Tỏa ngát ngát muôn phương
Hướng đi muôn vạn lối
Hướng đến muôn vạn đường
Nhân sinh đừng khắc khoải
Hãy mở cửa tình thương
Không sầu muộn vương vương.
Chân thân bất tuyệt
Tháng 12 – 2007
Sương đêm không ướt áo
Mưa gió phớt đầu trần
Như một áng phù vân
Bay giữa ngàn mây biếc
Ta ngồi đây, ai biết
Vốn hiện hữu ngàn xưa
Đến mãi mãi ngàn sau
Chân thân còn nguyên vẹn
Ra đi không ước hẹn
Sao khắc khoải chia lìa
Ô kìa, ánh sao khuya
Đêm đêm đâu có mất
Giữa ngàn mây xanh ngát
Thuyền ai đậu bên đê
Sông bến cũ vỗ về
Dòng sông xưa nguyên vẹn
Trường giang sông nước ấy
Vẫn sông nước muôn đời
Nghe tiếng nói không lời
Là thanh âm bất diệt
Kìa chân thân bất tuyệt
Ta muôn thuở tồn sinh.
Gõ tiếng Diệt - Sinh
Tháng 12 – 2007
Qua dòng sông sinh diệt
Ta gõ tiếng diệt sinh
Nhận chân được bóng hình
Đã từ vô lượng kiếp
Ta lên đường đi tiếp
Cho đến tận hôm nay
Mãi mãi đến ngày mai
Ưu đàm hoa bát ngát
Từ vô thỉ không khác
Đến vô chung không màng
Đường thánh đức thênh thang
Ánh đạo vàng rạng rỡ
Giữa rừng hoang hoa nở
Ngàn cây lá xanh tươi
Sương ngậm cỏ reo cười
Trùng trùng muôn vạn hữu
Qua vĩ tuyến Thành - Trụ
Qua kinh tuyến Hoại – Không
Nhẹ hơn áng mây hồng
Treo giữa thềm hư ảo
Qua dòng sông sinh diệt
Nhìn bóng dáng diệt sinh
Ta, tự thể nguyên trinh
Em cùng ta hiện hữu.
Bảo châu như ý
Tháng 12 – 2007
Giữa rừng hoang hiu hắt
Ta nằm nghe tiếng khóc
Của muôn loại nhiểu nhương
Khắp ba nẻo sáu đường
Ban từ ân tế độ
Chúng sinh còn đau khổ
Ta mạnh bước lên đường
Chúng sinh chưa tỏ tường
Ta móc hầu bao lớn
Đeo phong trần một gánh
Quảy một túi trên vai
Nhìn sinh tử không hai
Vẫn là sông là núi
Nhìn sâu vào ba cõi
Như gió thoảng mây bay
Kiếp sinh linh đọa đày
Nghe rồi mau tỉnh ngộ
Hoa từ bi nở rộ
Hoa chân lý đơm bông
Hoa pháp giới rỗng không
Đó là hoa tự tánh
Xưa nay trầm luân mãi
Bởi mê giác hai đường
Mở rộng, thỏng tay buông
Mất hai đầu chung - thỉ
Kìa bảo châu như ý
Ta cất bước ra đi.
Kết một đài sen
Tháng 12 – 2007
Một ngày mai em nhé
Ta sẽ nói em nghe
Nhìn sông nước đây này
Nghe gì không sóng vỗ
Dừng tâm tư, bỏ ngõ
Cái gì vỗ, nói đi
Mở miệng, nện ba hèo
Ngậm câm, khư ba trượng
Nhìn thêm kia, lá phướng
Phất phơ trước gió lồng
Hỏi có gió hay không
Gió lộng hay phướng lộng
Và nhìn đây, nắm tuyết
Cái gì đóng tuyết băng
Mỉm cười, không nói năng
Như nụ hoa hàm tiếu
Hoa cười, ai có hiểu
Em cười, em hiểu hoa
Là đã kết nên tòa
Nở đài sen bát ngát.
Tâm như bất thối
Tháng 12 – 2007
Đời có chi là khổ
Ta cứ sống an lành
Như mây trắng trời xanh
Thong dong bay cùng khắp
Dù cội già gai góc
Dù hoa lá xinh tươi
Ta vẫn cứ mỉm cười
Giữa đồi cao gió hát
Mang nguồn tâm của ý
Gởi hương nội cỏ đồng
Cho hoa lá đơm bông
Đến bờ lau sỏi đá
Có, thì có tất cả
Không, vốn đã là không
Nhìn pháp giới rỗng không
Băng ngang dòng sinh diệt
Giữa muôn trùng biền biệt
Thật ra chẳng hai bờ
Lật bức ảnh mịt mờ
Chắp tay hoa mầu nhiệm
Nhìn cái huyễn, không huyễn
Đã dứt sạch huyễn rồi
Thỏng tay buông, thảnh thơi
Trụ tâm như bất thối.
Dòng sông nhân ái
Tháng 02 – 2008
Kéo đại dương, cho biển khơi nhỏ lại
Xếp trùng khơi, để thu hẹp hai bờ
Đưa bàn tay bắt một nhịp nên thơ
Cây cầu đã nối liền muôn giới tuyến
Biến cát đá thành ngọc ngà kim xuyến
Đốt bụi tro thành một khối lửa hồng
Trổ chông gai điểm nụ lá đơm bông
Xóa góc cạnh kết vòng tròn đan kín
Đường tung kia, đến vô cùng, mất hút
Đường hoành kia, đến vô tận, không còn
Đem hư hao đổ vào cõi càn khôn
Không thêm bớt giữa muôn trùng biến hiện
Có nghĩa gì nửa tinh cầu góc biển
Thắp tâm như, hiện thực tự lòng ta
Thắp tâm hoa, rung động cả thiên hà
Đừng đeo đẳng phù trầm xua bóng tối
Bởi vì sao, nên mù mờ le lói
Bởi lụn tàn, nên đom đóm đêm đen
Tỉnh mộng chưa, hay mớ ngủ, lãng quên
Lại mộng mị ôm hoang đường mê sảng
Biển khơi kia, trùng trùng nhưng có hạn
Đại dương kia, mênh mông nhưng có bờ
Còn tâm ta, trùm khắp cả hư vô
Sao rút cổ thập thò trong ốc đảo
Hoa tận mỹ, thơm hương bờ thạch thảo
Đá đơm bông, cát trắng lộng trùng dương
Trao tin yêu, tràn ngập bến tình thương
Cùng tắm mát trên dòng sông nhân ái.
Tàn cát bụi
Tháng 02 – 2008
Tiếng quốc quốc điểm canh trong thanh vắng
Tiếng vạc buồn rỉ rả vọng đêm sương
Tiếng ếch nhái hòa tấu giữa ruộng nương
Tiếng hổ rống rền rền khua mé núi
Nước róc rách nỉ non bên bờ suối
Sóng rì rào vụn vỡ thả trôi sông
Muôn vì sao nhấp nháy ngóng sao Hôm
Sao Mai ẩn vì đêm dài chưa sáng
Ba mươi năm, tam thập đeo bến cát
Bảy mươi năm, thất thập cổ lai hề
Thế kỷ là bao, thế hệ sao hè
Trăm năm hĩ, phong trần trêu tuế nguyệt
Đông không lạnh mà giá băng hơn tuyết
Hạ không nồng mà oi bức hơn than
Thu tím chi khô héo cả điêu tàn
Xuân đoản hậu, xếp cánh sầu chín nụ
Thuyền ai đó, gác mái chèo bến cũ
Khách mỏi mòn ngóng đợi chuyến đò ngang
Núi non kia mờ sương khói giang san
Sông biển này phủ trùng dương vợn sóng
Bảy mươi năm, cuối đỉnh đồi đổ dốc
Ba mươi năm, chập chững gánh phiêu bồng
Hố thâm sâu, vùi lấp, thế là xong
Nhân thế hỡi, phù sinh tàn cát bụi
Ba mươi năm, bóng thời gian đánh đổi
Bảy mươi năm, thất thập cổ lai hy
Hoàng tuyền kia, ôi bóng tối đen sì
Bãi tha ma, lạnh lùng rong rêu phủ
Hư vô mờ sương khói
Khép cánh cửa hoang vu
Rồi cũng trả thiên thu
Nghĩa gì đày nhân ngã.
Trái tim biết thở
Tháng 02 – 2008
Hát nữa đi anh, tiếng tự tình muôn thuở
Hát nữa đi em, lời chan chứa tin yêu
Tiếng hát quê hương, sắc gấm hoa thêu
Bao thời đại trải dài dòng lịch sử
Năm ngàn năm, đan thanh tròn nét chữ
Giống Lạc Hồng, son sắt vẹn hùng anh
Trời xanh xanh, trang sử cũng xanh xanh
Đất rộng mở, giang sơn tràn gấm vóc
Hát nữa đi anh, từ Nam Quan, Bản Giốc
Hát nữa đi em, thắm đượm đến Cà Mau
Bản hùng ca tự ngàn xưa đến mãi mai sau
Hà Nội, Huế, Sài Gòn, khắp ba miền đất nước
Bản trường ca, đời sau qua thuở trước
Trổi điệp khúc, hai tiếng gọi Việt Nam
Quê hương này, đất nước này, là của Việt Nam
Tình tự này, giang sơn này, da vàng máu đỏ
Hát nữa đi em, cho trái tim biết thở
Hát nữa đi anh, cho máu thấm thịt thau
Ta hát nhau nghe, trọn vẹn con tàu
Reo khắp nẻo đường quê hương rực sáng
Không còn nữa, đông dài giá lạnh
Không còn nữa, hạ nắng chói chan
Không còn nữa, thu tím điêu tàn
Cho xuân thắm bốn mùa lộng gió
Tiếng tình tự trao nhau như thế đó
Vẹn câu thề trang trải vạn tin yêu
Là người Việt Nam, gìn giữ, nâng niu
Quét tất cả mọi sắc màu xanh đỏ.
Chuyện Hai Dòng Sông
Tháng 02 – 2008
Nước sông Gianh vẫn thì thầm muôn thuở
Sông Bến Hải vẫn đập vỗ đôi bờ
Máu lệ nào xào xạc mảnh tàn khô
Hồn tử sĩ lung linh mờ rêu phủ
Suối vàng kia, em ơi, yên giấc ngủ
Hoàng tuyền đây, anh hỡi, thấm thịt da
Nghe nao nao tiếng quốc quốc, gia gia
Sương gió lạnh xa đưa miền băng giá
Tôi đứng lặng nhìn anh mờ bia đá
Tôi chạnh lòng nhìn em, mắt long lanh
Thắp nén hương, nghe thấm thía ngọn ngành
Hồn sông núi, lâng lâng niềm thổn thức
Trường Sơn tỏa chiều tàn loang khói bạc
Biển Đông vang đêm xuống khuất hoàng hôn
Tim lặng câm, nghe se thắt dập dồn
Hai dòng sông chôn vùi bao xương máu
Nước róc rách, đôi bờ khua sông núi
Sóng rì rào, đập vỗ đẩy bờ xa
Anh nằm kia, chìm dĩ vãng phôi pha
Em ngủ đó, tóc sương bay bụi gió
Ánh mắt em nhìn tôi, rồi bỏ ngỏ
Đôi mắt anh, thoáng hiện nét đăm chiêu
Thương nhau nghe, nói sao nữa, chi nhiều
Ai không thấm đoạn đành cơn dâu biển
Sông Gianh kia trầm ngâm không lên tiếng
Bến Hải đây nghèn nghẹn nói không lời
Thương tiếc em, yên giấc ngủ ngàn thu
Thương tiếc anh, Trường Sơn mờ biển Thái.