- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - Số 18
(Từ bài số 171 đến số 180)
Héo Hon, Còn Đó Nụ Cười ! 171
Nắng đổ ngày về 172
Tôi Người Cạo Mủ Cao Su 173
Tôi là Người Phu Hầm Mỏ 174
Ta đứng đó, nhìn ta cùng hư huyễn ! 175
Tôi đi Mở Cửa Thềm Hoang 176
Tôi đi Mở Cửa Ngày Mai 177
Tôi gởi bài thơ Thứ Nhất 178
Tôi gởi bài thơ Thứ Hai 179
Tôi gởi bài thơ Thứ Ba 180
Héo Hon Còn Đó, Nụ Cười !
Tháng 9 - 2004
Ai đem nước đổ về sông
Để cho con nước bềnh bồng trôi đi
Ai đem lệ đổ bờ mi
Để cho đôi mắt nhiều khi hoen mờ
Ai đem mộng phủ lên mơ
Để cho ước vọng vật vờ trời mây
Ai đem gió để rung cây
Để cho lá rụng bay bay tháng ngày
Ai đem đắng đổ vườn cay
Để cho nhân thế tỏ bày thiệt hơn
Ai đem ải vắt lên non
Để cho rêu phủ đá mòn phong sương
Ai gieo cát bụi bên đường
Để cho mờ mịt tang thương nỗi này
Ai đem lăn lộn con quay
Để cho điên đảo đọa đày trần gian
Ai đem trăng gởi trên ngàn
Để cho đêm tối bịt ngang lối về
Ai làm loang lở bờ đê
Để cho non nước lỗi thề nước non
Một năm xây xát mỏi mòn
Trăm năm thử hỏi có còn gì không
Núi kia đứng đó nhìn sông
Sông kia hun hút, đá chồng non cao
Đêm đêm tỉnh mộng rì rào
Ba sinh chìm nổi máu đào còn tươi
Hương quê còn đó ! Nụ cười
Tình quê còn đó ! gởi người Việt Nam
Nỗi lòng đeo đẳng, không cam
Đan tay vun vén, tay làm, tay xây
Niềm đông rúng động niềm tây
Đá vàng, cơ cảm nỗi nầy tình ta.
Nắng Đổ Ngày Về !
Tháng 9 - 2004
Kén mãi giăng tơ
Tơ tằm rút mãi
Nước kéo lên nguồn
Nước chảy về sông
Mây trắng giăng ngang
Mây ửng màu hồng
Máu chảy về tim
Máu hồng chưa cạn
Cầu gập ghềnh, ta bắt thêm miếng ván
Nẻo chông chênh, ta lót gạch bên đường
Leo ải, trèo non, dù có vạn phong sương
Ta vẫn còn nhau, trên quê hương ta đó
Giông tố nhiều rồi, ta hãy ngăn đầu gió !
Nước xoáy nhiều rồi, ta đắp lại bờ đê
Ta với ta, nào ai lỗi ước thề
Đường muôn nẻo, nên ta đi ngang dọc
Gió lộng Trường Sơn
Ngồi trên đỉnh dốc
Bóng cả cây cao
Ta thấy cả quê hương
Giẫm lối mòn xưa
Ta thấy vạn con đường
Những con đường quê hương
Nối dài lịch sử
Ta kể nhau nghe, quê hương tình tự
Ta kể nhau nghe, non nước ngàn năm
Ta nhìn nhau trong ánh mắt xa xăm
Bông lúa chín, đưa ta về đồng nội
Trời nghiêng bóng tối
Nắng đổ ngày về
Ta bước đi dọc theo lối bờ đê
Nghe sóng vỗ rì rào sông bến cũ.
Tôi, người cạo mủ cao su !
Tháng 9 - 2004
Tôi người cạo mủ cao su
Màn đêm còn khép, mịt mù tôi đi
Rừng cao su, chẳng nói gì
Lần mò từng gốc, tôi đi lần mò
Một tay lấy mủng, trút vò
Một tay tôi xắn, sao cho sắc lằn
Vỏ cây vừa đứt chưa quăng
Mủ cây trắng đục đã lăn thành dòng
Một cây như thế là xong
Tôi đi cây khác giáp vòng mới thôi
Đèn dầu leo lét rọi soi
Đến khi trời sáng thức rồi rừng khuya
Trời lên đứng bóng tôi về
Một ngày cứ thế, kéo lê cả đời
Cao su từng giọt đầy vơi
Nhựa tuôn tuôn mãi không lời tiếc than
Gia công, chế biến, muôn ngàn
Muôn hình muôn vẻ bằng hàng cao su
Tinh, thô, xấu, tốt, thanh, u
Đủ công đủ dụng trưng thu cho đời
Cao su cạo mủ, người ơi
Nhà tôi nho nhỏ bên đồi hoang sơ
Học hành ba chữ i tờ
Lớn lên cạo mủ đến giờ chưa lơi
Nghề nào cũng sống trong đời
Quen nghề cạo mủ thì thôi cứ làm
Cao su mùi mủ lên chàm
Nhà tôi ẩm thấp khói lam ven rừng
Tháng ngày cơm gạo đầy lưng
Của tiền rỗng đáy, cầm chừng dần qua
Cao su dính mủ trầm kha
Rừng su dính nhựa sắc pha phong trần
Ai đi lên ải Hải Vân
Tôi vào rừng lá lựa lần trần ai
Cao su mùi mủ chưa phai
Đời tôi cạo mủ, còn dài cao su !!!
Tôi Là Người Phu Hầm Mỏ
Tháng 9 - 2004
Tôi là người phu hầm mỏ
Giữa núi rừng vắng lạnh
Giữa sa mạc hoang vu
Sơn lam chướng khí tỏa khói mịt mù
Thân chống đỡ giữa đất trời vũ trụ
Dã thú, ách tai, phong trần vá đủ
Đoàn dân phu cùng một toán phiêu hành
Mỗi bước đi là một bước mới toanh
Như trái đất mới tựu hình xuất hiện
Tôi là người phu hầm mỏ
Mỏ sắt, mỏ chì, mỏ than, chưa luyện
Mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ thiết, mỏ đồng
Mỏ ngọc, mỏ ngà, mỏ thạch, mỏ nhôm
Mỗi một mỏ, ê mình, rởn gai, kinh dị
Xuyên thủng đường hầm, vang vang huyền bí
Đá tảng, hòn chồng, đập vỡ choang choang
Ám khí, oan khiên, độc địa, kinh hoàng
Tôi vẫn sống và thành công, mở đường khai phá
Mỗi chuyến đi là một vùng mới lạ
Ngày tháng dài hun hút những hoang vu
Hầm mỏ ơi, tiếng nói của dân phu
Trôi lạc lõng giữa mênh mông man dại
Tôi là người phu hầm mỏ
Đất phủ đầy người
Mồ hôi nhuễ nhoại
Bụi tấp tràn thân
Đôi mắt hoen mờ
Người phu một đoàn sống giữa hoang mơ
Như những vết nhỏ nhoi chấm vành đại địa
Ngày mới đến, còn thoạt nhìn ngắm nghía
Mỗi chiều về, như hình người dị hợm man khai
Nếu được quay phim, chiếu ảnh, lên đài
Chẳng khác những diễn viên chuyện dài huyền sử
Không, đó là thời đại hôm nay đó chứ
Là những người phu đào mỏ, đào hầm
Ngày cũng như đêm, lầm lũi âm thầm
Để phá vỡ những kho tàng mỏ quặng
Ngậm nuốt bồ hòn để nghe trái đắng
Đập giũa phong trần để nếm hy sinh
Trải tang thương mới xây đắp phồn vinh
Lăn gai góc mới kết thành nhung lụa.
Ta đứng đó, nhìn ta cùng hư huyễn !
Tháng 9 - 2004
Kéo hoàng hôn cho bóng chiều xuống thấp
Đẩy trăng lên cho trăng vắt lưng trời
Xô sóng về cho sóng vỗ trùng khơi
Xới đồng ruộng cho thơm mùi lúa mạ
Gió xào xạc nghe rừng cây khua lá
Đêm dần khuya nghe tiếng dế nỉ non
Ta cùng ta để nói chuyện mất còn
Từng dòng sống đi qua, cơ hồ mộng mị
Đến là điểm tới, không ngừng không nghỉ
Đi là điểm về, không tiếng không vang
Ta ngồi đây, có phải một gạch ngang
Nối một móc giữa muôn bề như chứng tích
Ta nói ngươi nghe đêm dài cô tịch
Đêm từng đêm, thử hỏi, đó là những đêm nào
Ngày từng ngày, thử hỏi, một ngày nữa ra sao
Ngươi và ta, dùng chỗ nào để tựa ???
Dùng thời gian, bóng hư vô, mở cửa
Dùng không gian, một điểm sống, tượng hình
Cát bụi đi về không hữu lung linh
Đứng giữa mênh mông, đâu là khởi điểm
Nhưng ta có mặt, nên ta vào chuyện
Câu chuyện dài, hiện hữu xưa nay
Ngươi và ta, không một chút mảy may
Nhưng vạn hữu tồn sinh, nên muôn đời ta có mãi
Giữa hai bước không thời, vô ngại
Giữa hai cửa vào ra, không màng
Giữa hai nẻo đi về, không mang
Ta đứng đó, nhìn ta cùng hư huyễn !!!
Tôi đi mở cửa thềm hoang !
Tháng 9 - 2004
Tôi đi mở cửa thềm hoang
Tìm trong dĩ vãng có còn gì không
Nơi này lạnh ngắt như đồng
Nơi kia loang lổ chất chồng phong sương
Nơi này hoang vắng thê lương
Nơi kia rêu phủ vương vương bụi mờ
Lặng thinh, một cõi hư vô
Ngậm câm, một cõi trơ trơ vô tình
Không nghe một tiếng âm linh
Tâm quang chưa động cựa mình hồn mê
Sao nghe “một cõi đi về”
Mênh mông, trống rỗng, cõi về là đâu
Hay về một cõi nhiệm mầu
Không thinh không sắc không màu không vang
Tôi leo lên thử trên ngàn
Lại càng huyễn mộng lại càng huyền mơ
Ngàn sao lấp lánh xa mờ
Ngàn mây chìm nổi lững lờ bay bay
Tôi về nghĩa địa loay hoay
Thử nghe âm phủ giải bày ra sao
Mồ ma lổm ngổm thấp cao
Không lay động tĩnh không xao xuyến gì
Ơ hờ tôi bước ra đi
Vô tình động cửa huyền vi, giật mình
Trần gian là cõi sắc hình
Cõi không vô sắc vọng tình mà chi
Thử vang một tiếng lên đi
Không vang tiếng nữa vô vi đã về
Thì ra một cõi đi về
Khi đi mới biết cõi về là đâu
Huyền vi, huyễn thể, nhiệm mầu.
Tôi đi mở cửa Ngày Mai
Tháng 9 - 2004
Tôi đi mở cửa ngày mai
Thử tìm về cõi vị lai là gì
Trống không, chẳng có cái chi
Hình chưa hiện thể, li ti chưa thành
Mờ mờ cát bụi vờn quanh
Lan lan khói tỏa tử sanh vẽ hình
Bóng kia, nghiêng bóng soi hình
Hình kia nghiêng bóng, vô tình bóng tan
Đường đi không dấu bên đàng
Nẻo về không vết mơ màng mà chi
Hồn chưa mở cửa huyền vi
Chưa vương cát bụi, cớ chi tựu hình
Mơ hồ vẽ bóng tánh linh
Hữu hình tìm cõi vô hình sao xong
Kìa xem nước chảy dòng sông
Bèo trôi bến mộng, bọt bồng bến mê
Một mai con nước trở về
Thử xem bèo bọt còn mê mộng gì
Sao nghe tử biệt sinh ly
Sinh đi vô trụ, tử đi vô thường
Một mai cát bụi còn vương
Tùy duyên đối tác, mở đường hiện sinh
Tôi đang mang một bóng hình
Chưa về cửa tử, cõi sinh sao về
Đừng đem mộng phủ lên mê
Đừng đem biển cả vỗ về ba sinh
Lo chi một cuộc tử sinh
Ba sinh còn có, tử sinh nghĩa gì
Tử, là chuẩn bị để đi
Sinh, là cửa tử huyền vi tạo thành
Cho hay một khối tinh anh
Đem treo lơ lửng trên cành tầm không
Tôi đi, về với mênh mông !!!
Tôi Gởi Bài Thơ Thứ Nhất
Tháng 10 - 2004
Thơ tôi gởi đến ruộng đồng xanh
Đồng thấp ruộng cao lúa trổ cành
Thoang thoảng hương thơm mùi lúa mạ
Cày bừa gieo hạt giống tinh anh
Bài thơ tôi gởi đến miền quê
Xóm dưới làng trên lối ngõ về
Hai buổi mai chiều reo gió nắng
Mái tranh bếp lửa vẹn câu thề
Tôi gởi bài thơ đến thị thành
Đường dài soi bóng những hùng anh
Phố phường đan kín bao tên tuổi
Đá dẫu mòn nhưng sử vẫn xanh
Tôi gởi bài thơ đến phố phường
Phố phường đô hội của quê hương
Đi về ai cũng mang nhung nhớ
Một thoáng xa xôi của phố phường
Bài thơ tôi gởi đến quê hương
Tình tự lan xa khắp nẻo đường
Thôn dã lam chiều khuya phố vắng
Cho hồn vương vấn những yêu thương
Tôi gởi bài thơ đến nước non
Non thương nhớ nước nước thương non
Nước non gói trọn hồn non nước
Son sắt một lòng dạ sắt son.
Tôi Gởi Bài Thơ Thứ Hai
Tháng 10 - 2004
Bài thơ tôi gởi những em thơ
Tuổi ngọc em ơi đẹp ước mơ
Em hãy vui chơi thời tuổi ngọc
Lớn lên tìm lại chẳng bao giờ
Tôi gởi cho em bé học trò
Bài thơ thành nét để em đồ
Xanh vàng đỏ trắng loang màu mực
Thành bức tranh thơ em chẳng cho
Tôi gởi bài thơ đến học sinh
Như trang giấy trắng của riêng mình
Một mai khôn lớn xa đèn sách
Tìm tuổi hoa niên tuyệt bóng hình
Bài thơ tôi gởi giới sinh viên
Viễn mộng bay xa thật diễm huyền
Đến những chân trời cao ước vọng
Cùng thơ mở lối bước thanh thiên
Tôi gởi bài thơ thanh thiếu niên
Cái thời tuổi trẻ đẹp như tiên
Đắp xây sức sống nhồi sinh lực
Mang gói hành trang bước mọi miền
Tôi gởi bài thơ đến mái trường
Thầy, Cô vẽ viết phấn bay hương
Phất phơ tà áo vương thơ lại
Để rớt vài câu xuống vệ đường.
Tôi Gởi Bài Thơ Thứ Ba
Tháng 10 - 2004
Thơ tôi gởi đến chị hàng rong
Chị múc liền tay khách đẹp lòng
Kiếm chác đôi đồng lưng cuộn đáy
Sợi thơ khô cạn chị còn đong
Thơ tôi gởi đến giới doanh thương
Sạp, gụ gần xa khắp nẻo đường
To nhỏ hàng hàng đem chất đống
Người người ngắm nghía thấy thương thương
Bài thơ tôi gởi giới công nhân
Gian khổ trôi đi gánh nợ lần
Cất tiếng ngâm vang rơi nặng nhọc
Hồn thơ trang trải bước phong trần
Bài thơ tôi gởi giới nhân viên
Nhất nghệ tinh chuyên lương hậu tiền
Bá nghệ đong đời trôi lận đận
Như thơ một chữ viết huyên thuyên
Bài thơ tôi gởi giới trung niên
Đã nửa đời qua nửa dốc triền
Trái sống thấm mình thương trái chín
Nửa sau sao bớt những ưu phiền
Tôi gởi bài thơ giới lão thành
Đã mòn ba vạn sáu trôi nhanh
Thời gian sót lại soi mê tỉnh
Kẻo trễ, rong rêu cỏ ngậm vành !