- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài Số 125 - thơ Mặc Giang
(Từ bài số 1241 đến số 1250)
macgiang@y7mail.com ; thnhattan@yahoo.com.au
01. Sao thương Quê Cha Đất Mẹ !
02. Hành trình Quê Mẹ
03. Hương lành Việt Nam
04. Mấy tuổi trong đời
05. Quê Cha - Đất Mẹ
06. Hết rồi tiếng nói Mẹ Cha
07. Tiếng khóc mồ côi
08. Nhà ma bỏ xó
09. Đi tận cùng chung thỉ
10. Mặc Tử trăm năm
Sao thương Quê Cha Đất Mẹ !
Sao ta thương quê Cha
Sao ta thương đất Mẹ
Phải luôn luôn nhớ nhé
Nếu không, không thể thành người
Sao ta thương quê Cha
Sao ta thương đất Mẹ
Phải nâng niu, gìn giữ
Nếu không, không thế nói cười
Sao ta thương quê Cha
Sao ta thương đất Mẹ
Quê hương không thương nhớ
« Không sao sống nổi thành người »
Sao ta thương quê Cha
Bởi, mỗi tất đất là xương là thịt
Sao ta thương quê Mẹ
Bởi, mỗi bước đi mắt lệ hoen mờ
Em, đâu phải trên trời rớt xuống
Chị, đâu phải dưới đất chui lên
Anh, đâu phải con người hư hỏng
Tôi, đâu phải bội nghĩa vong ân
Năm ngàn năm từ thuở dựng cờ
Dòng lịch sử trải dài gai góc
Khi thời, xâm lăng xâm thực
Khi thời, xáo thịt nhồi da
Cấu thành mảnh đất quê Cha
Tựu thành hình hài quê Mẹ
Nhắc nhau, thì thầm khe khẽ
Muôn năm gìn giữ tôn thờ
Mang danh con cháu Lạc Hồng
Mang thân da vàng máu đỏ
Nhờ năm ngàn năm mới có
Kinh bao thế hệ cha ông
Quốc gia nghĩa núi ân sông
Quê hương tình non nghĩa nước
Nối nhau đời sau thưở trước
Truyền trao bảo vệ giữ gìn
Sử xanh sắt ngọc son in
Đá vàng hồn thiêng ghi dấu
Nam Quan, đồi cao đỉnh dốc
Cà Mau, cuối mũi non sông
Dư đồ một mảnh cong cong
Đó là quốc hồn quốc túy
Đất nước Việt Nam hùng vĩ
Quê hương gấm vóc tuyệt vời
Em cao tiếng hát khắp nơi
Chị cao tiếng hát vạn lời Việt Nam
Anh tuyên trời đất định ban
Tôi tuyên muôn thuở da vàng Rồng Tiên
Nước non tuyệt thế ba Miền
Bắc Nam Trung quyện hồn thiêng muôn đời.
Tháng 3 – 2009
Hành trình Quê Mẹ
Ta thực hiện cuộc hành trình Quê Mẹ
Đi từ Cà Mau tới ải Nam Quan
Đi từ Trường Sơn cho tới biển Đông
Để thắm đượm mặn nồng tình non nghĩa nước
Thăm Cổ Loa, nhớ năm ngàn năm trước
Đức Hùng Vương sắc ấn dựng cơ đồ
Nước Văn Lang từ ngày ấy thắm tô
Dòng lịch sử chuyển trao từng thế hệ
Về Hà Nội, nhớ Thăng Long hoài cổ
Đất trời Nam lẫm liệt giống da vàng
Ba mươi sáu phố phường, bao vết tích âm vang
Khí Lạc Hồng xát xây hồn xâm, thực
Thăm Miền Trung, núi cao, biển rộng, đất hẹp
Cho địa linh, nhân kiệt, trí dũng thượng thừa
Phong sương tuế nguyệt, mưa dãi gió lùa
Để Cố Đô, kinh kỳ cùng sông Hương núi Ngự
Bóng thời gian, đâu là Châu Ô Châu Lý
Huyền Trân ơi, công chúa điệu ru « Hời »
Cảm ơn người, sao khuất, nhớ trăng soi
Bình Bắc, yên Nam, tận Cà Mau mở cõi
Vào Sài Gòn, nhớ ba trăm năm cũ
Gia Định Thành, trấn thủ vững biên cương
Ta bước chân đi, nhớ phố nhớ phường
Bóng thành đô vương chiều dài kỷ niệm
Bến Bạch Đằng sóng đêm buồn im tiếng
Đèn pha màu sương gió phủ đường đi
Quá khứ qua, ta muốn khép bờ mi
Đêm dài quá, nhìn trăng sao nhắn gởi
Vào Miền Nam, đất bạt ngàn, chim bay mỏi cánh
Cửu Long giang, chín cửa rạng trời đông
Đất chạy tới đâu, giáp lạch liền sông
Tới Cà Mau chuỗi dài ra biển cả
Dừng chân lại, thăm Hà Tiên, Rạch Giá
Cuộc hành trình xuyên đất mẹ thân yêu
Càng nhớ thương hai tiếng nhiễu điều
Và câu ca dao một giàn bầu bí
Miền Bắc, cái nôi thuở dựng cờ lập quốc
Miền Trung, vượt hoành sơn, vạn đại dung thân
Miền Nam, mảnh dư đồ chữ « S » tương lân
Là sông núi, là hồn thiêng dân tộc
Vật đổi sao dời, Việt Nam bất diệt
Núi lở cát bồi, đất nước thiên thu
Hỡi quê hương gấm vóc của ta ơi
Cao tiếng gọi cùng quê hương muôn thuở.
Tháng 3 – 2009
Hương lành Việt Nam
Này em này chị này anh
Cùng nhau tô thắm hương lành Việt Nam
Tin yêu như mạ xanh lam
Thơm thơm như lúa đồng vàng trổ bông
Tình quê có ruộng có đồng
Có ao, có lạch, có sông, có hồ
Ngay từ tấm bé còn thơ
Đến khi khôn lớn ươm mơ vào đời
Châu thành phố thị cơ ngơi
Mỗi đường ghi dấu tên người hữu danh
Dựng xây sử ngọc đan thanh
Đắp bồi son sắt tinh anh Tiên Rồng
Kiêu hùng như núi Trường Sơn
Mênh mang như nước biển Đông rạt rào
Ba Miền sánh bước vươn cao
Bắc Nam Trung quyện biết bao nhiêu tình
Quê hương gấm vóc xinh xinh
Đi đâu cũng nước non mình đẹp hơn
Tình quê thắm đượm vuông tròn
Yêu quê không đổi không sờn không phai
Núi cao biển rộng sông dài
Nước non một dải phương đài thiên thanh
Này em này chị này anh
Ươm mơ mãi mãi hương lành Việt Nam.
Tháng 3 – 2009
Mấy tuổi trong đời
Bách niên là bách niên nào
Nhân sinh ai đã dự vào bách niên
Trăm năm là hậu hay tiền
Thinh không tĩnh lặng chim chuyền xa bay
Thiếu niên hoa mộng đơm cây
Nụ xuân chưa chớm tóc mây xanh ngàn
Ngẩn ngơ phe phảy nai vàng
Dẫm vào thu tím lá vàng nhẹ rơi
Thanh niên, cái tuổi vào đời
Sông dài biển rộng trùng khơi xô bờ
Tang bồng thử sức mấy mo
Phỉ chí vùng vẫy mấy bồ mới thôi
Trung niên, đứng dốc lưng đồi
Trời nghiêng nghiêng bóng nửa đời trôi nhanh
Tóc không còn mái xuân xanh
Phong sương dấm muối treo cành phù sinh
Cao niên chợt ngó lại mình
Trần gian đập dũa bóng hình phôi pha
An lành mỏng mảnh sương sa
Khổ đau dày cộm, trầm kha chất chồng
Lão niên đỉnh núi mây bồng
Rừng khuya thổi mộng, cuối sông xa bờ
Bọt bèo cát đá xác xơ
Thân tàn sức kiệt mắt mờ tai u
Đỡ trên đôi gậy lù khù
Quên sau quên trước mây mù đêm đen
Trăm năm ngọn gió trước đèn
Bách niên ư hữ, buông rèm bụi bay.
Tháng 3 – 2009
Quê Cha - Đất Mẹ
Quê Cha ngàn dặm mù khơi
Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa
Thương non, ôm ấp mái nhà
Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai
Thương sông, con nước chảy dài
Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương
Ra đi, vạn lý mù sương
Rong rêu in bóng dặm đường phân ly
Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ
Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
Đêm đêm mở cửa tịch liêu
Quê Cha hun hút quạnh hiu cuối trời
Nhớ non, mượn gió gởi lời
Thương núi, nhờ cánh chim trời bay xa
Nhớ sông, một bến quê nhà
Thương biển, kéo cát muốn tà bờ lau
Năm năm, da thấm thịt thau
Mười năm, tóc trắng đổi màu phong sương
Hai mươi năm, những tơ vương
Ba mươi năm, lắm đoạn trường tư lương
Nên nghe hai tiếng quê hương
Xát xây cát đá, bãi nương rêm mình
Vọng vang hai tiếng quê mình
Nhòa trong ký ức bóng hình chìm sâu
Quê Cha đất Mẹ tinh sầu.
Tháng 3 – 2009
Còn đâu tiếng nói Mẹ Cha
Đâu rồi thoang thoảng hương cau
Đâu rồi thơm thơm nếp một
Chim ơi, sao không tiếng hót
Ve ơi, sao vẳng reo sầu
Ngập ngừng dừng bước bên cầu
Bèo tan lung linh nước chảy
Bóng mẹ, mịt mờ không thấy
Hình cha, mất hút nhạt nhòa
Vành mi rơi đọng giọt khô
Lăn lăn trên bờ ngấn lệ
Chắp tay ôm hình bóng mẹ
Thẫn thờ mơ vóc dáng cha
Lá me đưa đẩy la đà
Phất phơ một cành hoa trắng
Vành áo bao lần đã gắn
Vết mòn in dấu từ lâu
Mẹ ơi, bạc trắng hoa cau
Cha ơi, đèo heo hút gió
Đêm đêm sao mờ sao tỏ
Đi vào một cõi trơ vơ
Nhiều đêm tỉnh mộng đêm mơ
Thương Cha nhớ Mẹ vật vờ hồn đau
Nhìn trông cửa trước cửa sau
Thương Cha nhớ Mẹ ruột đau chín chiều
Đưa hồn về chốn cô liêu
Còn đâu tiếng nói yêu kiều Mẹ Cha.
Tháng 03 – 2009
Tiếng khóc Mồ Côi
Từ ngày xa cha
Lòng buồn không tiếng nói
Đến khi mất mẹ
Miệng thêm vắng tiếng cười
Hai tiếng mồ côi
Nước mắt mềm môi
Đón nhận và mang theo
Từ nay đến cuối cuộc đời
Hương thờ quyện khói lên ngôi
Tìm Cha tìm Mẹ, lên đồi hoang vu
Trăng sao khuất bóng mây mù
Tìm Cha tìm Mẹ, ngàn thu hoen mờ
Nấm mộ tiêu sơ quạnh quẽ
Dọc đường cỏ dại lây lan
Con chim buồn bay đâu đó
Xác xơ tổ ấm hoang tàn
Mái nhà đìu hiu bỏ ngỏ
Bếp hồng lạnh lẽo tro than
Cửa trước nhện giăng màn gió
Vườn sau rau đắng ngập tràn
Đêm sâu sầu muộn canh tàn
Sao khuya ủ dột, trăng ngàn chơi vơi
Nghiêng nghiêng núi ngã lưng đồi
Gập ghình sóng vỗ sông ngòi biển xa
Vọng vang tiếng nói không cha
Mất rồi tiếng mẹ, canh gà điểm sương
Trần gian biết mấy nẻo đường
Mồ côi nghe tiếng đoạn trường ai hay !!!
Tháng 03 – 2009
Nhà ma bỏ xó
Ngồi trong rọ, ôm trời thổi bộng
Bốn bức tường, dẫm đất loanh quanh
Thì làm sao không tan nát đoạn đành
Đẩy một chiều, nhận một chiều hoang tưởng
Đèo heo hút rít lạnh lùng gió chướng
Lưng chừng đồi mang vác gánh tiêu ma
Xây lâu đài trên bãi sậy phù sa
Đắp tường vách giữa bờ lau cát bụi
Dưới thung lũng mơ màng đeo đỉnh núi
Tiểu nhân thừa hụt hẫng vóc trượng phu
Ôm cái loa, banh cái miệng chu chu
Kê đẵn gỗ, đứng hỏng chân khập khễnh
Như cái máy oang oang vô cảm tính
Vốn vô tâm, mục hạ, với vô nhân
Đài hư hao cố đánh bóng phong thần
Vào nghĩa địa nhát ma cùng khốc quỷ
Bã tanh hôi, ruồi muỗi bâu đen đủi
Đống tồi tàn, sâu bọ đụn mùn cưa
Thi nhau dựng màn, dựng bãi dây dưa
Vẽ ảo ảnh trét trây trêu phù thế
Rừng hoang dại lang thang con chó ghẻ
Hang tối tăm ủm thủm con cóc khô
Đâu đợi mai kia, dắt díu xuống mồ
Vốn ủm thủm như nhà ma bỏ xó.
Tháng 3 – 2009
Đi tận cùng chung thỉ !
Tôi mở mắt, người ngồi yên, không nói
Tôi nhắm mắt, người đứng đó, giang tay
Dù nắng mưa, sương gió, sáng tối, đêm ngày
Trải năm tháng trầm ngâm cùng vũ trụ
Tôi nhặt rong rêu bóng hình xưa cũ
Cát bụi nhòa xây xát bãi phù sa
Trải tang thương, nghiệt ngã vẽ ta bà
Hằng lưu xuất huyễn thân cùng thiên thể
Hạt cát kia từ hồng hoang chưa bể
Hạt muối này trong biển mặn chưa tan
Đường dọc, ngóng đợi con đường ngang
Đường tung, chờ đường hoành cuối đỉnh
Cỡi vô thường vào chiều hoang tịch tĩnh
Đón rong rêu về quán trọ hoàng hôn
Nhặt tiêu sơ để đếm những mất còn
Vẽ trinh nguyên quẳng trên bờ thạch thảo
Hèn chi, người ngồi yên, không nói
Thảo nào, người đứng đó, thỏng tay
Và tôi, không biến thể mảy may
Hòa vũ trụ đi tận cùng chung thỉ.
Tháng 3 – 2009
Mặc Tử trăm năm
Mộng Cầm lặng lẽ dưới đêm trăng
Thấp thoáng bên sông bóng chị Hằng
Lẩn thẩn cây đa hình chú Cuội
Âm thầm Mặc Tử kiếp trăm năm
Tháng 4 – 2009