- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 41
(Từ bài số 401 đến số 410)
01 Một vạch—Ba thế hệ ! 401
02 Tình núi nghĩa rừng ! 402
03 Tình biển nghĩa sông ! 403
04 Nắng—Mưa tranh biện ! 404
05 Ngày—Đêm tâm sự ! 405
06 Hữu không hữu, khác gì không diệu hữu ! 406
07 Tôi đi mãi trên hành trình bất diệt ! 407
08 Nghe rừng khua gió núi 408
09 Đôi vành khô ứ đọng ! 409
10 Mai nầy biết ru ! 410
Một vạch-ba thế hệ !
Tháng 06-2005
Tôi gặp anh lang thang trên đồi núi
Tôi gặp chị buồn buồn cạnh dòng sông
Tôi gặp em vọc đất giữa ruộng đồng
Xin ghi lại những điều khi han hỏi
Anh ở đó từ một thời lửa khói
Xương thịt tan vào lòng đất ven rừng
Hương hồn bay giữa đồi núi chập chùng
Để thổn thức theo chiều dài lịch sử
Chị ở đó bên dòng sông bến cũ
Tình tơ vương theo nghĩa nước đong đầy
Mở niềm chung khép lại nỗi niềm tây
Để ôm ấp nụ hồng trong giá lạnh
Thế còn em làm gì trên đồng vắng
Cái tuổi thơ, em có làm gì đâu
Em đang chơi cùng bọn trẻ chăn trâu
Bỗng biến mất một chiều buồn quê mẹ
Anh, chị, em, mỗi người thầm nói khẽ
Và gặp nhau trong cửa ngõ tâm hồn
Tôi ngồi đây nghe lòng dạ bồn chồn
Xin thương tiếc cho những người đã mất
Thấy thương anh như niềm đau của đất
Thấy thương chị như tình nước nhớ sông
Thấy thương em như lúa mạ nhớ đồng
Theo dòng chuyển mỗi một thời kinh dị
Thắp nén hương xin nguyện cầu huyền bí
Anh, chị, em xin hòa quyện hồn thiêng
Nối đường dài từ lịch sử tổ tiên
Cho chúng tôi, và đàn em thế hệ.
Tình núi nghĩa rừng !
Tháng 06-2005
Rừng già gạn hỏi núi non
Đã bao nhiêu tuổi mà còn xuân xanh
Núi rằng lạ thật không anh
Nào đâu có tuổi mà xanh với già
Còn anh sao gọi rừng già
Vì trơ gốc cội mặn mà gió sương
Núi nghe cơ cảm xót thương
Nghiêng nghiêng bóng núi vương vương cạnh rừng
Núi cao rừng thấp chập chùng
Lung linh kỳ bí điệp trùng xa xa
Núi non bên cạnh rừng già
Rừng reo gió hú la đà đầu non
Thời gian dù có hao mòn
Núi rừng muôn thuở vẫn còn thiên thu.
Tình biển nghĩa sông !
Tháng 06-2005
Nghĩa sông tình biển mênh mông
Sông đi ra biển, biển bồng ra khơi
Sông đi từ giữa núi đồi
Xuyên qua rừng nội trụt trồi cao nguyên
Đi dần xuống tới trung nguyên
Băng qua ao lạch đến miền hạ lưu
Ruộng cao đồng thấp, gò, u
Đi ra cho đến cửa ngù mới thôi
Sông đi cùng biển rong chơi
Năm châu bốn biển trong đời mấy ai
Mới hay biển rộng sông dài
Tình sông nghĩa biển nào phai sắc màu
Nước sông ra biển về đâu
Bốc thành hơi nước lại thâu về nguồn
Mây ngàn đẫm hạt mưa tuông
Khi to khi nhỏ khi vuông khi tròn
Thành con nước chảy dập dồn
Qua ghềnh qua thác qua cồn qua sông
Sông sâu cho cạn đáy lòng
Biển sâu cho cạn tình đong nghĩa đầy
Cho non cho nước cho mây
Cho mưa cho gió cho ngày cho đêm
Tình sông nghĩa biển êm đềm
Nghĩa sông tình biển càng thêm mặn mà
Hát lên khúc nhạc câu ca
Sông dài biển rộng tình ca muôn đời.
Nắng-Mưa tranh biện !
Tháng 06-2005
Buồn buồn nắng hỏi thăm mưa
Đi đâu lâu lắm sao chưa trở về
Mưa rằng lạc lối sơn khê
Mây còn giăng mắc lê thê trên ngàn
Đất trời rộng quá thênh thang
Để ta chận lại bắt ngang đem về
Còn anh, sao nắng ủ ê
Nắng thiêu, nắng đốt mỏi mê điêu tàn
Nắng nồng, nắng cháy, chói chan
Nắng hực đổ lửa, nắng tàn bạo canh
Nắng nghe nổi trận tam bành
Liền phang một mạch, liền banh một lèo
Còn anh, khi tịt, hết xeo
Khi mưa mưa đổ, eo sèo còn mưa
Mưa sáng mưa tối mưa trưa
Mưa ngày chưa đã mưa bừa qua đêm
Mưa dầm, sỏi đá cũng mềm
Mưa dề lũ lụt chền ền ra kia
Mưa cho nước đổ đầm đìa
Mưa đi thúi đất, mưa « dìa » thúi cây
Hai anh đang gắt gỏng gây
Thôi đừng nói nữa, thế nầy được không
Nắng rằng, chẳng phải tại ông
Mưa rằng, không lẽ chẳng ông, tại bà
Này này, hãy bỏ chuyện qua
Sao cho chừng mực vậy mà nắng mưa
Nắng mưa biết đủ biết vừa
Đừng đem trút hết để chừa mai sau
Nắng mưa đừng có đâu mâu
Đừng đem trút hết trên đầu trần gian
Nắng sao cho đẹp nắng vàng
Mưa sao tí tách mưa mang nước về
Hai mùa mưa nắng đề huề
Đã không trách nắng nào hề trách mưa
Nắng mưa hòa thuận nghe chưa
Cùng thương nhân thế cho vừa lòng ai.
Ngày-Đêm tâm sự !
Tháng 06-2005
Buồn buồn ngày hỏi thăm đêm
Sao đêm u tối kèm nhem thế này
Này này, nói thiệt anh hay
Tại anh sáng quắt cả ngày phát rêm
Nên tôi mang lại êm đềm
Khép trong cánh tối ngủ êm cho đời
Chớ tôi sáng nữa thì thôi
Người trong nhân thế chịu đời sao yên
Còn bao sinh vật về đêm
Suốt ngày nằm ngủ chẳng thèm cựa đâu
Ngày đêm gối tựa kê đầu
Làm nhịp sáng tối bắt cầu lại qua
Đêm đêm thắp giãi ngân hà
Ngày ngày soi bóng bóng tà tà dương
Đêm ru giấc mộng nghê thường
Ngày ru giấc điệp trên đường về đâu
Có ngày chầm chậm qua mau
Có đêm chầm chậm canh thâu đợi chờ
Vầng đông mở cửa tinh mơ
Hết đêm ngày đến, thời giờ khắc ghi
Ngày ngày tuần tự qua đi
Đêm đêm lại đến có chi đâu nào
Cho đêm những giấc chiêm bao
Cho ngày dậy nắng đẹp bao nắng vàng
Đêm ngày mở cửa nhân gian
Cùng reo nhân thế trên đàng phù sinh
Sáng đi tối đến an bình
Cho đêm ngày trọn như mình với ta.
Hữu không hữu, khác gì không diệu hữu !
Tháng 06-2005
Tôi là một con thuyền phiêu du viễn xứ
Mấy mươi năm chèo chống cõi trần gian
Những đi qua, đã bỏ lại bên đàng
Những chưa đến, còn xa mờ vời vợi
Chim rũ cánh giữa lưng trời đã mỏi
Chiều thấp dần mà tổ mãi tìm đâu
Trước mặt, chơi vơi, thăm thẳm một màu
Sau lưng, mất hút, không nơi điểm tựa
Cõi hữu thinh, mọi nẻo đường mở cửa
Cõi vô thinh, không một lối gợn hình
Sống như mơ còn mộng ảo lung linh
Thà mượn huyễn vẽ vời tranh gió bụi
Bám vào đó để phiêu du một cõi
Vẫn còn hơn buông thả chốn mịt mù
Dù bảo rằng trở về với thiên thu
Để sống với tánh linh không dấu vết
Hữu là giả, vô lại càng rỗng tuếch
Tôi không mơ để níu lấy thường hằng
Thà tôi làm cát bụi thả trôi lăn
Đi đi mãi trên hành trình bất tận
Tôi bám có dù cho rằng lẩn thẩn
Còn bám không, cho là có, lạ chưa
Hai danh từ, hai mệnh thể đẩy đưa
Tôi chọn có, rong chơi cho phỉ sức
Thuyền viễn xứ nổi khắp cùng đáy vực
Thuyền phiêu du trôi khắp chốn diêm phù
Tôi không về trong cõi tịnh thiên thu
Bám cái không, rồi nằm yên, nín thở
Tôi làm một con thuyền đi muôn thuở
Cỡi phong trần góp nhặt bụi phù sinh
Dù cho ai trong diệu hữu vô hình
Đừng có trách và nhìn tôi tiếc rẻ
Giữa hữu-vô, khác nhau một lằn kẽ
Tôi nắm lằn để kẽ nét mà chơi
Nếu bỏ đi còn gì nữa trong đời
Hữu không hữu, khác gì không diệu hữu!
Tôi đi mãi, trên hành trình bất diệt !
Tháng 06-2005
Nếu bảo chết là trở về cát bụi
Hỏi suối vàng còn có chỗ để dung
Mà xưa nay nhào vô đó tới cùng
Nhét một đống thì làm sao thở nổi
Cõi trần gian dù gian trần khá đủ
Tôi vẫn rong cho nát mộng ba sinh
Giữa thênh thang sao không bước đăng trình
Tội tình chi phải nằm im thiêm thiếp
Mượn cát bụi tôi đi trong muôn kiếp
Để nhìn chơi cùng cát bụi phù du
Đứng yên chi cho rong phủ mịt mù
Hình không nhận vẽ chi trong vô tướng
Nói cõi nào cũng chỉ là huyễn tượng
Đứng cõi này, nói cõi khác, lạ không
Tôi đứng đây, cho cõi hữu là không
Thì cõi vô, lấy gì mà làm có
Còn nếu bảo, vào trần gian chi khổ
Tránh trần gian, như thế có khổ không
Bám vào vô, nói chi nữa lông bông
Thà bám hữu, muôn hình bao thú vị
Hai nguyên tác vẽ lên đường bất nhị
Bỏ cái nầy, tìm cái khác, cũng vậy thôi
Cho nên tôi vẫn tự tại riêng tôi
Rong cho phỉ, cõi nào tôi cũng mặc
Sao trời vụt tắt
Vẽ ánh thiều quang
Tôi có đây, cả một cõi trần gian
Đi đi mãi, trên hành trình bất diệt !
Nghe rừng khua gió núi
Tháng 06-2005
Đừng đánh đổ, quãng đường dài quá lắm
Đánh đổ ai, đánh đổ cả chính mình
Mười năm rồi, khi trông lại thất kinh
Hai mươi năm nữa, còn chi để nói
Có buồn không, con nai vàng bên bờ suối
Có buồn không, con vượn hú giữa rừng khuya
Trong âm u, còn hậm hực phân chia
Trăng đã gát cuối đầu non hóc núi
Người đã đi vào thiên thu buồn tủi
Người cội cằn ngồi trơ gốc rung cây
Người phất cờ khi đã nắm trong tay
Cùng cố thủ leo lên đồi chí tử
Lưỡng hổ tranh hùng, nhứt sanh nhứt tử
Đa cáo tranh phong, đại náo đại thương
Anh nào cũng tranh, khí thế đường đường
Mang bào ảnh, phết phù du vân cẩu
Rồi bỏ nhau đi, ai tình ai tội
Rồi bỏ nhau đi, ai tội ai tình
Đày biển dâu cho nát bã nhục vinh
Đọa thương hải cho tang điền ứ đọng
Đã mười năm, đến cuối đồi hy vọng
Hai mươi năm, chưa ra khỏi đường hầm
Khi buông tay, mang ân hận ngậm câm
Gốc nhìn cội, trông đầu trơ tóc bạc
Vô tình nghe tiếng vạc
Cất tiếng hót kêu đêm
Nhắm mắt ngó xuống thềm
Tàn một đời ê ẩm
Anh hùng tận khi anh hùng đã thấm
Chỉ trượng phu mới biết chỗ dừng chân
Gát lại mái phong trần
Thả vèo cơn gió bụi
Ta đứng lại nghe rừng khua gió núi
Tiếng đêm khuya vẫn gào thét canh trường
Tiếng tự tình reo trên khắp quê hương
Giọt nước mắt đọng đôi bờ thăm thẳm !
Đôi vành khô ứ đọng !
Tháng 6 – 2005
Tôi vẫn nhớ những bàn tay vẫy vẫy
Tiễn tôi đi từ ngày đó lâu rồi
Bóng nhỏ dần rồi mất hút xa xôi
Còn đọng lại chưa nhòa trong ký ức
Chiếc xe chạy bon bon về phía trước
Tôi đứng yên nhìn ngược lại phía sau
Cho đến khi biên biếc chỉ một màu
Khép nhỏ lại cuối khung trời thăm thẳm
Tôi ngồi yên nghe tâm tư trĩu nặng
Hình dung nơi khi đến sẽ ra sao
Mang từ ly trong nhung nhớ rạc rào
Từ ngày đó, xa dần, xa mãi mãi
Tôi vẫn nhớ những bàn tay vẫy vẫy
Của ngày nào tiễn biệt bước tôi đi
Theo thời gian gõ những nhịp chia ly
Của từng nốt trên cung đàn còn mất
Biết bao người đã đi vào lòng đất
Biết bao người tắm gội bụi trần gian
Nợ nhân sinh mỗi kẻ bước lên đàng
Mang nghiệp dĩ vào đời cùng duyên số
Tôi vẫn nhớ chuyến ra đi ngày đó
Đến hôm nay đã một quãng đường dài
Còn nằm yên trong ký ức chưa phai
Nhưng trụ diệt cỡi vô thường biến hoại
Cánh cửa tử khép chân trời vời vợi
Cánh cửa sinh mở mặt mới tinh mơ
Những bàn tay vẫy vẫy thật xa mờ
Và ngày đó vẫn còn đây thăm thẳm
Ngồi một mình ở một nơi thanh vắng
Tôi lục ra trong gói cũ hành trang
Một chuyến đi đã biền biệt muôn ngàn
Bỗng ươn ướt đôi vành khô ứ đọng!!!
Mai nầy biết ru !
Tháng 06-2005
Mai nầy cất bước ra đi
Thời gian còn nhớ những gì đã qua
Mai nầy cất bước đi xa
Không gian còn dính dấu nhòa đã vương
Phù sinh gối mộng nghê thường
Bụi mờ đan kín trên đường thế nhân
Còn chăng đôi nét phong trần
Mờ mờ nhân ảnh phù vân cuối trời
Cuộc đời dù có trong đời
Biển khơi dù có trùng khơi mấy bờ
Rồi ra như một cơn mơ
Bừng con mắt dậy vật vờ đêm khuya
Dòng sông mấy khúc chia lìa
Nhịp cầu mấy nhịp đi-về vô thinh
Còn đâu chiếc bóng vương hình
Thuyền du mấy bến phù sinh mấy lần
Mai nầy gởi lại phù vân
Gió sương nhòa nhạt phong trần bụi bay
Mai nầy gởi gió heo may
Phất phơ chiếc lá tỏ bày bèo mây
Khi chưa đến lúc mai nầy
Đến khi tới lúc mai nầy biết ru !!!