Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Trưởng Dưỡng Tín Tâm

15 Tháng Hai 202119:14(Xem: 2122)
Trưởng Dưỡng Tín Tâm
TRƯỞNG DƯỠNG TÍN TÂM
Một Miêu Tả Ngắn Gọn Về Các Hoạt Động Trí Tuệ Của Bổn Sư
– Chúa Tể Phổ Quát Tulku Urgyen Rinpoche

Kyabje Chokyi Nyima Rinpoche soạn
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Hiệu quả của Thiền Tỉnh Thức áp dụng trong học đường Hoa Kỳ

 

Đạo sư vô song, Phật Thế Tôn;

Giáo Pháp linh thiêng, thù thắng và chẳng dối lừa;

Ruộng tích lũy, Tăng đoàn cao quý –

Tam Bảo vô song, xin ban cát tường, con cầu nguyện!

 

Tràng núi vàng, chư đạo sư gốc và truyền thừa,

Khi chúng con nhất tâm cầu nguyện Ngài với niềm tin trọn vẹn,

Với lòng bi mẫn, xin gia trì để chúng con hiện thực hóa Pháp tính

trở thành những vị dẫn dắt kiên quyết cho vô số chúng sinh!

 

Đã bắt đầu bằng tràng hoa tán thán như vậy, giờ đây, tôi sẽ chuyển sang chủ đề thảo luận chính yếu – những nguồn gốc của truyền thừa Giáo Pháp của chúng ta.

Trước tiên, bạn hữu vĩ đại nhất của mọi hữu tình chúng sinh, đấng dẫn dắt thứ tư của Kiếp này, Thế Tôn Phật viên mãn, đã sinh ra trong khu rừng ở Lâm Tỳ Ni, Nepal. Sự đản sinh của Ngài xảy ra với những dấu hiệu và điềm tuyệt diệu. Sau đấy, ở Ấn Độ, Ngài hiển bày Phật quả viên mãn tại Kim Cương Tòa ở Bồ Đề Đạo Tràngchuyển Pháp luân vô lượng, điều hiện nay được kết tập và phân loại thành Tam Tạng (Tripitaka) và Bốn Phần Mật Điển.

Sau đấy, tại Vikramasila và Nalanda vinh quang cùng nhiều Tu viện vĩ đại khác, những lời nguyên vẹn này từ Bậc Thầy của chúng ta được giữ gìn bởi Tăng đoàn, nhờ nghiên cứu, quán chiếuthiền định trọn vẹn, điều đưa chư vị đến những cấp độ học thuậtthành tựu cao. Vô số những hành giả thượng thặng như vậy đã dấn thân theo cách này – trong số chư vị có đại học giả vô cùng uyên bácthành tựu Tilopa Sherab Zangpo; học trò của Ngài – Naro Jnanasiddhi, lỗi lạc nhất trong năm trăm học giả; vị kế nhiệm của Ngài – dịch giả Tây Tạng uyên bácthành tựu, Marpa Chokyi Lodro; hành giả thù thắng Mila Shepa Dorje (Milarepa); và Pháp chủ Gampopa, vị được tiên đoán bởi những Đấng Chiến Thắng.

Kế đó xuất hiện điều được biết đến là Bốn Truyền Thừa Giáo Pháp Lớn và Tám Nhỏ. Trong số đó, Barom Kagyu đến từ Tổ Barom Darma Wangchuk[1]; Kamtsang Kagyu đến từ Tổ Karmapa Dusum Khyenpa[2]; Phakdru Kagyu đến từ Tổ Phakdu Dorje Gyalpo[3]; và Tổ Shangtsalpa Tsondru Drakpa trao cho chúng ta [truyền thừa] Tsalpa Kagyu. Đây là Bốn Truyền Thừa Lớn. Từ đó lại xuất hiện Tám Nhỏ hay Tám Truyền Thừa Thù Thắng: Drikung, Taklung, Tropu, Lingje (Drukpa), Marpa, Yelpa, Yabsang và Shuksep Kagyu.

Truyền thừa Barom Kagyu, phát khởi từ Pháp chủ Barom Darma Wangchuk, bao gồm những chỉ dẫn trọn vẹnhoàn hảo để đạt được cấp độ thành tựu cao trong một đời. Các chỉ dẫn như vậy là tinh túy đích thực của Tam Tạng và Bốn Phần Mật Điển. Chúng chứa đựng con đường của phương tiện (Sáu Du Già Của Naropa) và con đường của giải thoát (Mahamudra, Đại Thủ Ấn), cũng như các quán đỉnhchỉ dẫn cho Bốn Phần Mật Điển, những truyền thừa nhĩ truyền, chỉ dẫn cốt tủy, hướng dẫn kinh nghiệm và nhiều thực hành đặc biệt khác. Tất cả đã được giữ gìn bởi Tishri Repa Karpo, đệ tử xuất sắc nhất của Pháp chủ và sau đó được lần lượt truyền trao bởi Lume Dorje từ Tsangsar và các thành viên khác trong tộc Tsangsar, cả Tantrika (cư sĩ Mật thừa) và tu sĩ, cho đến Orgyen Chopel. Theo cách này, các truyền thừa gia đìnhtái sinh của giáo lý Barom Kagyu đã và vẫn được duy trì không gián đoạn, kể từ lúc bắt đầu.

Sau đấy, Lama Orgyen Chopel từ Tsangsar lấy Konchok Paldron, con gái cao quý của Đại Terton Chokgyur Dechen Lingpa[4], làm vị phối ngẫu tâm linh. Cùng nhau, họ có bốn người con trai; người con trai thứ hai là Tulku Chime Dorje. Con trai của vị này là chúa tể phổ quát vinh quang – Tulku Urgyen Rinpoche, Bổn Sư của chúng ta.

Tulku Urgyen Rinpoche nắm giữ tất cả truyền thừachỉ dẫn Barom Kagyu được nhắc đến phía trên. Ngài cũng thọ toàn bộ quán đỉnh, khẩu truyền, hướng dẫn và chỉ dẫn truyền miệng cho các kho tàng sâu xa của Hóa thân Khai Mật Tạng Terton Chokgyur Lingpa vĩ đại. Trong suốt cuộc đời, Tulku Urgyen Rinpoche dành hơn hai mươi mốt năm thực hành tâm yếu của Đại Thủ Ấn và Đại Viên Mãn trong sự nhập thất nghiêm ngặt và Ngài cũng hoằng dương những giáo lý này bằng cách liên tục ban quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát cho chúng sinh khác.

Tulku Urgyen Rinpoche, Đấng Quy Y thù thắng và cũng là Bổn Sư tôn quý của chúng ta, sinh vào năm Kim Thân của chu kỳ 60 năm thứ 14, năm được biết đến là Phẫn Nộ (tức năm 1920 theo Dương lịch). Ngài chào đời ở Nangchen, một tỉnh của Đại Tây Tạng, giữa các dấu hiệu và điềm tuyệt diệu. Đức Karmapa thứ 15 – Khakhyab Dorje[5] đã công nhận Ngài là vị tái sinh thứ ba của đạo sư từ Tu viện Lakyab ở Nangchen, với nền tảng hóa hiện là cả Tổ Nubchen Sangye Yeshe[6] và Terton Guru Chowang[7]. Ngài đã chủ động tái sinh một lần nữa vì lợi lạc của giáo lýchúng sinh. Đức Karmapa đã tấn phong và trao cho Ngài danh hiệu Karma Urgyen Tsewang Chokdrub Palbar “Huy Hoàng Rực Rỡ Của Thành Tựu Thù Thắng, Sinh Lực Hoạt Động Giác Ngộ Của Đức Urgyen”.

Ngay từ rất sớm, Rinpoche đã cho thấy bản thânhóa hiện của một bậc vĩ đại; bởi thậm chí khi còn là một đứa bé, Ngài đã cảm thấy sự xả ly và tỉnh ngộ mãnh liệt. Trái tim Ngài tự nhiên thấm đẫm tình yêu thươnglòng bi mẫn, với niềm tinnhận thức thanh tịnh.

Khi lớn thêm một chút, Ngài xuất sắc trong các nghiên cứu về đọc, viết và những lĩnh vực kiến thức khác. Ngài đã thọ nhận nhiều quán đỉnh, khẩu truyềnchỉ dẫn truyền miệng, cũng như vô vàn lời khuyên, từ chính cha Ngài, các bác/chú và nhiều đạo sư tôn quý khác. Từ thời trẻ, Ngài có mong ước chân thành về việc sống trên núi non trong các ẩn thất cô tịch.

Cha của Rinpoche, Đức Tsangsar Chime Dorje, là đạo sư của Tu viện Namgon Tupten Namdak Ling ở Tsangsar. Sở hữu vô vàn quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn, Ngài đã dành hầu hết thời gian trên núi non, thực hành trong sự nhập thất cô tịch nghiêm ngặt. Kinh nghiệm, chứng ngộ, sự sáng suốt và các dấu hiệu về sự làm chủ tâm linh của Ngài rành rành trước tất cả. Mẹ của Rinpoche, bà Yu Gatuk, có bản tính hiền hòaniềm tin lớn lao với Tam Bảo. Bà luôn thận trọng trong việc giữ gìn nhân quả nghiệp báo, tử tế và vị tha với mọi người và là một hành giả nghiêm túc. Bà luôn tinh tấn dâng cúng dườngbố thí hào phóng.

Tôi thường hay hỏi Rinpoche về ông nội Chime Dorje. Đáp lại, Ngài thường nói rằng, “Ồ, Ta cũng không biết nhiều lắm. Ngài là một đạo sư với kinh nghiệmchứng ngộ trực tiếp, đấy là chuyện chắc chắn và Ngài có sự sáng suốt, nhưng nói những điều như vậy chỉ chất chồng lời tán thán lên cha. Nếu con thích, Ta vẫn có thể kể cho con một hay hai câu chuyện”.

Trong một câu chuyện như thế, Đức Chime Dorje đang nhập thất nghiêm ngặt tại ẩn thất trên núi Dechen Ling, cùng với cha tôi và các đệ tử khác. Một trong những đệ tử của Ngài, một vị Ni, nhận được thông báo rằng cha bà ấy vừa qua đời rất bất ngờ và thân thể ông cụ đang được đưa đến nghĩa địa. Òa khóc nức nở, bà ấy than, “Xin hãy thưa với Rinpoche chuyện đã xảy ra! Hãy thỉnh Ngài làm Phowa (chuyển di thần thức) từ đây! Hãy thỉnh Ngài dẫn dắt thần thức của cha tôi qua trạng thái trung gian!”.

Khi lời thỉnh cầu được truyền đến, Đức Chime Dorje nói, “Con ơi, con ơi! Thật đáng thương! Được chứ, tất nhiên rồi! Hãy sắp xếp bàn thờ và Ta sẽ tiến hành sự dẫn dắt thần thức cho ông ấy”. Ngài đang sử dụng nghi thức Khorwa Dongtruk (Vét Cạn Luân Hồi) và sau đấy, khi nghi thức dẫn dắt đến chỗ mà thần thức của người đã khuất được triệu thỉnh, Ngài lắc đầu nghi ngờ. Ngài thử lại lần thứ hai và sau đấy bảo các thị giả thu dọn bàn thờ. Tulku Urgyen Rinpoche hỏi, “Tại sao vậy? Chuyện gì đã xảy ra ạ?”.

Cha Ngài đáp, “Ta chưa từng nghe nói đến việc tiến hành nghi thức dẫn dắt này trước khi người đó thực sự qua đời!”.

“Nhưng Rinpoche, họ nói rằng thân thể vốn đang được đưa đến nghĩa địa”.

Nhưng Đức Chime Dorje quả quyết: “Nếu Ta thậm chí còn chẳng biết thần thức đã đi đâu, làm sao Ta có thể thấy được mục đích của việc cử hành các nghi thức dẫn dắt như vậy”.

Vị Ni đang đợi tin về việc nghi thức đã diễn ra như thế nào và khi Tulku Urgyen Rinpoche bước ra ngoài, bà ấy hỏi Ngài, “Rinpoche đã hoàn tất rồi chứ?”. Ngài thành thật kể cho bà ấy điều đã xảy ra và bà ấy bật cười và rời đi mà cứ cười. Mặt khác, Ngài thì bị bỏ lại cực kỳ bối rối. Dẫu vậy, sau đấy, tin tức xuất hiện là khi mà họ đang đưa xác của cha bà ấy đến nghĩa địa, ông ấy hít thật sâu và sống trở lại; vì thế, ông ấy thực sự thì chưa chết.

Vào dịp khác, tôi nghe được từ Dabzang Rinpoche rằng Đức Chime Dorje đã để lại dấu tay trên đá. Khi tôi hỏi cha tôi về chuyện đó, Tulku Urgyen Rinpoche nói, “Đúng, đúng là vậy!”. Sáng nọ, Đức Chime Dorje đi ra ngoài để tắm rửa và đang đứng trên mặt đá bên ngoài ẩn thất. Khi Ngài nhìn quanh, từ sâu thẳm bên trong, Ngài thấy cách mà tất cả những hình tướngchúng ta thấy hoàn toànkhông thật. Sau đấy, Ngài nghĩ, “Ta băn khoăn sẽ ra sao nếu Ta chạm tay vào đá đấy” và khi Ngài vươn tay để chạm vào, các ngón tay của Ngài dường như trượt thẳng, chìm vào trong đá. Dẫu vậy, khi thời gian trôi quamọi người thấy dấu tay và bắt đầu đỉnh lễcúng dường, Ngài không hài lòng chút nào và bảo, “Ồ, chuyện ấy chẳng tốt, chẳng tốt chút nào”.

Cha tôi thường nói, “Điều chủ yếu cần biết về Đức Chime Dorje là Ngài là ai đó thực sự bền bỉ trong thực hành. Ngài là một kho quán đỉnh, trao truyền, chỉ dẫn và hướng dẫn và Ngài đã truyền lại tất cả các báu vật này cho những vị khác mà không có bất kỳ phân biệt hay thành kiến nào. Vậy thì mục đích của việc Ta nói về tất cả những chuyện này là gì chứ?”.

Các đạo sư khác, chẳng hạn Adeu Rinpoche và Dabzang Rinpoche, đều nhớ rằng Đức Chime Dorje có tài hùng biện lớn lao và rằng khi Ngài ban khẩu truyền cho KangyurTengyur hay khi ban các quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn khác, giọng Ngài thật dễ chịu, rõ ràng và du dương và tràn ngập ân phước gia trì đến mức chỉ giọng Ngài thôi cũng có thể chuyển hóa tâm người nghe.

Khi Đức Chime Dorje xả bỏ thân thểviên tịch, trái đất rung độngxá lợi quý xuất hiện từ tro cốt của Ngài. Tulku Urgyen Rinpoche xem Đức Chime Dorje là một trong những đạo sư từ ái nhất, thọ nhận từ vị này toàn bộ trao truyền Kangyur và Tengyur, cùng với vô số quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn khác về Nyingma Kama, Terma và các truyền thống khác.

Cùng với Đức Karmapa thứ 16 – Rangjung Rigpe Dorje vĩ đại, cha tôi – Tulku Urgyen Rinpoche đã thọ nhận toàn bộ Kho Tàng Terma Quý Báu (Rinchen Terdzod)[8] từ Đức Karse Kongtrul Palden Khyentse Ozer, cũng như các chỉ dẫn sâu xa mở rộng về Đại Thủ Ấn và Sáu Pháp. Dưới sự dìu dắt của đạo sư Kyungtrul Kargyam, Ngài đã nghiên cứu các ngành khoa học phổ thông, Nhập Bồ Tát Hạnh, Ba [Bộ] Giới Luật và nhiều bộ luận chính yếu khác, chẳng hạn Căn Bản Kệ Trung Đạo, Nhập Trung ĐạoBốn Trăm Đoạn Kệ Về Trung Đạo. Rinpoche cũng thọ nhận từ Đức Kyungtrul Kargyam nhiều giáo lý về Các Nguyên Tắc Bên Trong Sâu Xa, Mật điển Hevajra, Vô Thượng Tục Luận (Uttaratantra Sastra), Mật điển Guhyargarbha, Trích Yếu Mật Điển Nyingma, Mười Bảy Mật điển Đại Viên Mãn và nhiều bản văn sâu xa khác.

Ngài đã thọ nhận nhiều quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn từ Đức Shechen Kongtrul[9], Dzongsar Khyentse Chokyi Lodro[10] và từ chú ruột – Sang-ngak Rinpoche. Ngài dành nhiều tháng bên Poda Khen Rinpoche, thọ nhận giáo lý về Dòng Nhĩ Truyền Đại Viên Mãn. Và Ngài thọ vô số quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn khác từ tập hội chư đạo sư uyên bácthành tựu khác.

Từ bà nội Konchok Paldron của Ngài, con gái của Đại Terton Chokgyur Lingpa và chính là mẹ của Đức Chime Dorje, Ngài thọ nhận chỉ dẫn chi tiết về các thực hành [giai đoạn] phát triển và hoàn thiện, như chúng đã được trao truyền bởi chính Terton. Rinpoche cũng học từ Bà nghệ thuật nghi lễ về vũ điệu, thiết lập Mandala và các giai điệu, làm Torma và trang trí cũng như cách chơi và thổi các nhạc cụ, tất cả đều theo truyền thống nghi lễ của Terton.

Chính bác của Ngài, Tsangsar Lama Samten Gyatso, là vị đã giới thiệu cho Tulku Urgyen Rinpoche trạng thái tự nhiên, bản tính chân thật của tâm, nhờ đó, trở thành Bổn Sư của Ngài, đạo sư mà Rinpoche có niềm tinnhận thức thanh tịnh đến mức Ngài thấy vị này là Phật thực sự. Ngài thường rớt nước mắt khi chỉ nhắc đến danh hiệu của vị này. Khi được hỏi về vị thầy tôn quý này, Rinpoche thường bảo rằng, “Bác và cũng là thầy của Ta, Đức Samten Gyatso không chỉ uyên bác, kỷ luật và từ ái mà sự chứng ngộ của Ngài bao la như hư không. Ta nghĩ thật hiếm khi tìm được ai đó như Ngài về việc chỉ ra bản tính tâm.

Nhiều học trò vân tập về từ khắp nơi xa gần để thỉnh cầu quán đỉnhgiáo lý từ Đức Samten Gyatso và Ngài thường chỉ nói rằng, ‘Vị thầy này hay vị thầy kia uyên bácchứng ngộ hơn Ta rất nhiều; tốt hơn là đến thỉnh cầu giáo lý từ Ngài’. Và Ngài thường gửi họ đi. Ngài không thích có nhiều đệ tử xung quanh.

Khi được hỏi tại sao Ngài không thích có nhiều học trò xung quanh, Ngài nói, ‘Có học trò là trách nhiệm lớn lao. Để thực sự làm lợi lạc họ, con cần khiến họ nhận ra bản tính tâm và điều đấy thì cực kỳ khó. Tốt hơn là để họ đi gặp một vài đạo sư thực sự đủ phẩm tính – những Lama uyên bác và thành tựu’.

Tuy nhiên, luôn luôn có một số học trò hoàn toàn nhất tâm về niềm tinnhận thức thanh tịnh với Bác Tôn Quý và họ không nghe theo khi Ngài bảo họ đi. Với họ, Ngài chỉ ra bản tính tâm, sử dụng mọi phương tiện và không ai trong số họ không nhận ra nó”. Tulku Urgyen Rinpoche xem đây là di sản phi phàm nhất của Đức Samten Gyatso.

Cha tôi đã theo chân nhiều đạo sư tuyệt vời. Trong số chư vị, Ngài xem Đức Karmapa thứ 16 – Rangjung Rigpe Dorje không phải là người phàm mà là Phật thực sự. Bởi thế, Tulku Urgyen Rinpoche thọ nhận nhiều quán đỉnhchỉ dẫn từ vị này và khi chính Ngài cúng dường Đức Karmapa các quán đỉnhchỉ dẫn, Ngài làm thế với niềm tinnhận thức thanh tịnh lớn lao. Ngài duy trì niềm tinnhận thức thanh tịnh lớn lao như vậy với những đạo sư vĩ đại khác, chẳng hạn Kyabje Dudjom Rinpoche[11], Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche[12], Neten Chokling Rinpoche và Poda Khen Rinpoche[13]. Tất cả chư vị đều vừa là đạo sư vừa là đệ tử của nhau, cúng dường và thọ nhận nhiều quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn. Xuyên suốt, chư vị đã duy trì thệ nguyện Samaya thanh tịnh nhất và sự hòa thuận sâu sắc.

Khi nhiều đạo sư và Tulku vân tập lại cho các sự kiện này, Tulku Urgyen Rinpoche thường khiêm nhường ngồi phía sau tập hội, nhìn nhận những vị khác với niềm tin và lòng sùng mộ lớn lao, dẫu cho thực tế là chẳng có ai trong số chư vị không thọ nhận quán đỉnh và trao truyền trực tiếp từ Ngài!

Trong hơn hai mươi mốt năm, một cách nhất tâm, Rinpoche thực hành các du già sâu xa của hai giai đoạn ở Kham, Tsurphu, Sikkim và Nepal, tại Ni viện Nagi Gompa và các nơi khác. Ngài ban vô số quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫnđặc biệt vui thích ban các chỉ dẫn trực chỉ. Nhưng trong tất cả những hoàn cảnh này, Ngài luôn luôn khiêm cung.

Tulku Urgyen Rinpoche bày tỏ tình thương lớn lao cho mọi người Ngài gặp, không chỉ những đạo sưtu sĩ mà cả người bình thường nam và nữ; Ngài đối xử với tất cả bằng sự kính trọng. Ngài không thích ban “gia trì bằng tay” – phong tục gia trì người khác bằng cách đặt tay lên đầu họ – mà thích cụng đầu với mọi người hơn. Trong mọi hoàn cảnh, Ngài luôn khiêm nhường, giữ nhận thức thanh tịnh với tất cả.

Lặp đi lặp lại nhiều lần, Ngài ban các quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn cho tập hội đông đảo chư đạo sư và Tulku, hành giảcộng đồng, luôn luôn không chút thành kiến bộ phái. Ngài làm điều này vì hầu hết chư đạo sư và Tulku Kagyu quan trọng, chẳng hạn bốn Nhiếp Chính Kagyu và tương tự, vì chư vị trì giữ truyền thừa Nyingma chính yếu. Ngài đã dạy mọi kiểu người từ các bối cảnh khác nhau – đạo sư, Tulku, Khenpo, tu sĩcư sĩ từ các trường phái và nhánh khác nhau. Ngài cũng du hành ra nước ngoài, khắp Đông và Tây, để ban giáo lý, quán đỉnhchỉ dẫn ở đó.

Khi còn ở Tây Tạng, Rinpoche đã phục hồixây dựng lại chùa Lakyab Jangchup Nordzin Choling ở Tsangsar, cùng với những hỗ trợ và vật phẩm cúng dường bên trong, và các tòa nhà cho Tăng đoàn ở đó.

Khi xây dựng ngôi chùa mới tại Ni viện Nagi Gompa (Nang Kyi Tongsel Ling) ở Nepal, đích thân Rinpoche giúp việc xây dựng. Đặc biệt, Ngài khéo léo làm ba bức tượng chính trong chùa bằng tay, cũng như nghìn bức tượng Guru Rinpoche và những bàn thờ để lưu giữ.

Khi chúng tôi mua đất bên cạnh Bảo tháp Jarung Kashor (Boudha)[14] và bắt đầu xây dựng Tu viện Ka-Nying Shedrub Ling, Rinpoche cũng giúp đỡ việc xây dựng ở đó và luôn có mặt. Ngài thường đích thân đi mua những vật liệu xây dựng và bất cứ khi nào chúng tôi đề xuất gọi một chiếc tắc-xi, Ngài thường hỏi giá và sau đấy, khi chúng tôi nói hết 5 rupee, Ngài nói, “Tốt hơn thì dành tiền ấy để mua đồ, hãy đi xe buýt”. Sau đấy, Gyaltsen Dorje hay Sangye Yeshe sẽ đi cùng Ngài trên xe buýt.

Mẹ tôi nấu trà và đồ ăn cho tất cả công nhân. Bà cũng giúp việc xây dựng và thậm chí còn bán san hô, Dzi và những trang sức quý báu khác để giúp tài trợ cho việc xây dựng. Thế nhưng, Bà chẳng bao giờ bỏ các thời khóa thực hành sáng và tối và trong suốt cuộc đời, Bà đã hoàn thành mười ba bộ Ngondro (năm lần một trăm nghìn các thực hành sơ khởi). Bà cũng dành nhiều năm để nhập thất. Bà đóng vai trò chính yếu trong việc giám sát xây dựng Tu viện, được hỗ trợ bởi em trai tôi, Chokling Rinpoche.

Cuối cùng, ngôi chùa và những hỗ trợ bên trong đã hội tụ và khi công việc về cơ bản đã hoàn tất, Tu viện được khánh thành bởi Vua của Nepal. Chúng tôi đã cung thỉnh Đức Karmapa thứ 16 tối thắng, bốn Nhiếp Chính Kagyu cũng như nhiều đạo sư và Tulku khác từ mọi truyền thống cùng tham dự buổi lễ thánh hóa ngôi chùa. Sau đấy, tại Tu viện, trong hai tháng, Đức Karmapa vinh quang đã ban Kho Tàng Mật Chú Kagyu (Kagyu Ngagdzod), cùng với vô vàn quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn khác. Ngài cũng cử hành nghi lễ vương miện linh thiêng giải thoát nhờ nhìn ngắm.

Kể từ đó, gần như hằng năm, một trong những chúa tể của giáo lý Cựu Dịch đều viếng thăm Tu viện và ban quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn: những Lama như Kyabje Dudjom Rinpoche, Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche và Kyabje Shadeu Trulshik Rinpoche[15] đều đến và ban các pho giáo lý khác nhau, bao gồm [giáo lý] từ Kama và Terma.

Những vị vĩ đại từ mọi truyền thống – trong số chư vị có Sakya Trizin Rinpoche thứ 41, Kyabje Minling Trichen Rinpoche, Kyabje Drubwang Pema Norbu (Penor) Rinpoche[16], Drikung Kyabgon Rinpoche, Chogye Trichen Rinpoche và Kyabje Chatral Rinpoche[17] – đều đến và gia trì cho Tu viện bằng sự hiện diện và ban các quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn.

Giống như vậy, đích thân Đấng Quy Y của chúng ta – Tulku Urgyen Rinpoche đã ban quán đỉnh và trao truyền cho bốn Nhiếp Chính Kagyu và hàng nghìn đạo sư, Khenpo, Tulku, tu sĩcư sĩ từ mọi truyền thống đến gặp Ngài. Với các học trò thân cận, Ngài ban chỉ dẫn truyền miệng nhiều lần. Đặc biệt, Ngài đã cúng dường các quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn cho giáo lý như Ba Phần Đại Viên Mãn (Dzogchen Desum[18]) từ kho tàng sâu xa của Tổ Chokling lên những đạo sư vĩ đại như Đức Karmapa thứ 16, Kyabje Dudjom Rinpoche, Nangchen Adeu Rinpoche, Dabzang Rinpoche, Tarthang Rinpoche và Tenga Rinpoche. Mối liên hệ đạo sưđệ tử lẫn nhau giữa tất cả những đạo sư này thật mạnh mẽ và thanh tịnh.

Tại Tu viện mới ở Boudha, Ka-Nying Shedrub Ling, Rinpoche đã thành lập một Tăng đoàn tu sĩrường cột của giáo lý. Nói ngắn gọn, Đức Karmapa thứ 16 đã từ bi truyền tất cả giới Sa DiTỳ Kheo cho những vị tu sĩ mới. Kể từ ấy, không gián đoạn, chư Tăng Ka-Nying Shedrub Ling vẫn duy trì ba thực hành nền tảng của một Tăng đoàn tu sĩ: nghi lễ tịnh hóa và chữa lành thường xuyên (Sojong hay Bố-tát), an cư kiết hạ (Yarne) và lễ kết thúc an cư (Gakye – Tự Tứ). Kể từ đó, Tăng đoàn vẫn luôn cử hành các lễ Puja nhóm sáng và tối hằng ngày, những Puja tỉ mỉ vào ngày Mười và Hai mươi lăm (cùng những ngày đặc biệt khác) và nhiều Drubchen thường niên khác nhau, tất cả không gián đoạn.

Như đạoThế Thân (Vasubhandu) vĩ đại từng nói, “Trước tiên con cần nghiên cứu đúng đắn và sau đấy, quán chiếu rồi dấn thân thiền định”. Nói ngắn gọn, Tăng đoàn của Tu viện đang tuân theo lời dạy này. Kết quả là, Tăng đoàn của chúng ta tiếp tục phát triển theo từng năm. Tu viện hiện đang có một trường tiểu học, một trường trung học, một trung tâm tu sĩ, một trung tâm cho các Nghiên Cứu Phật Giáo Cao Hơn (Shedra – Phật học viện) và một trung tâm nhập thất (tại Động Asura). Tại tất cả những nơi này, sự uyên bác, thành thạo và thực hành thiền định của chư Tăng ngày càng sâu sắc và mở rộng.

Rinpoche cũng xây dựng một Tu viện mới – Ngedon Osel Ling ở Swayambhu và Ngài thiết lập trung tâm nhập thất Pema Osel Ling tại Động Asura, địa điểm thực hành linh thiêng của Guru Rinpoche. Ở đó, Ngài và mẹ tôi đã xây dựng một ngôi chùa và những sự hỗ trợ bên trong, cũng như các phòng và cơ sở khác.

Bên cạnh tất cả những công việc tại trú xứ, Tulku Urgyen Rinpoche cũng du hành rộng khắp ở Sikkim, Bhutan và Nepal, ban quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn và chủ trì nhiều [Pháp hội] tích lũy Chân ngôn nhóm về Mani và Vajra Guru.

Tuy nhiên, tâm yếu đích thực trong tiểu sử của vị đạo sư tôn quý này là sự thật rằng hầu hết các đệ tử của Ngài đã phát triển sự xả ly và tỉnh ngộ chân thành, tình yêu thươnglòng bi mẫn chân thật, niềm tinnhận thức thanh tịnh chân chính. Họ có lòng quyết tâm chân thành về việc thực hành Giáo Pháp thù thắng nói chung và đặc biệt, bản tính của tâm và nhờ phương tiện này, nhiều vị trong số họ đang điều phục nội tâm. Tôi xem đây là phần quan trọng nhất trong di sản của cha tôi.

Trong những năm về sau, Rinpoche sống ở Nagi Gompa, nơi Ngài duy trì nhất tâm trong thực hành đơn giản của Pháp tính, bản tính cố hữu. Cuối cùng, vào năm bảy mươi sáu tuổi, ngày Mười ba tháng Hai năm 1996 ([tức ngày Hai mươi tư tháng Mười hai] năm Mộc Hợi [Âm lịch Tây Tạng]), tâm trí tuệ của Ngài tan hòa trở lại hư không căn bản. Lúc Ngài viên tịch, trái đất rung động, bầu trời hoàn toàn quang đãng và tất cả bụi đều lắng dịu. Khi thánh thân Ngài được đưa từ Nagi Gompa đến Ka-Nying Shedrub Ling tại Bảo tháp Jarung Kashor (Boudha), hàng nghìn người, cả tu sĩcư sĩ, đã xếp hàng dọc đường, rớt nước mắt, cầm khăn Khata và hoa cúng dường trên tay với những cảm xúc đau buồn, niềm tin và lòng sùng mộ chẳng gì sánh bằng trong tim.

Các Puja tang lễ và lễ trà tỳ được ân cần tham dự bởi một tập hội vĩ đại của hàng trăm đạo sư, Tulku, Khenpo và đệ tử. Kyabje Chatral Rinpoche đã ở đó và Kyabje Chogye Trichen Rinpoche, Dilgo Khyentse Yangsi Rinpoche và Dudjom Yangsi Rinpoche, Shechen Rabjam Rinpoche, Dzongsar Khyentse Rinpoche, Dzigar Kongtrul Rinpoche, Sangye Nyenpa Rinpoche, Beru Khyentse Rinpoche, Tarthang Rinpoche, Thrangu Rinpoche, Tenga Rinpoche, Tarik Rinpoche, Neten Chokling Rinpoche, Dodzong Rinpoche, Sogyal Rinpoche, Chogyal Rinpoche, Orgyen Tobgyal Rinpoche, Khyentse Yeshe Rinpoche, Yongdzin Rinpoche, Gyatrul Rinpoche, Sachu Rinpoche, Zangzang Rinpoche, Ripa Jigme Rinpoche, Tulku Jigme Rinpoche, Trakar Rinpoche, Kushok Tsechu Rinpoche, Dungse Shenphen Dawa Rinpoche, Khenpo Tsultrim Gyatso Rinpoche, Khenpo Pema Sherab Rinpoche và Khenpo Namdrol Rinpoche cùng nhiều vị khác cũng tham dự.

Các đại sứ Tây Tạng, quan chức Nepal, đại sứ nước ngoài và hàng nghìn hành giả cư sĩtu sĩ, tất cả đến chứng kiến với niềm tin chân thành, lịch thiệp, cũng đã tham dự cùng chúng tôi. Sau lễ trà tỳ, toàn bộ sọ của Rinpoche vẫn nguyên vẹn; tim, lưỡi và mắt Ngài hòa vào nhau và tro cốt Ngài chứa đầy các xá lợi nhiều màu, để lại cho các đệ tử sùng kính vô vàn sự hỗ trợ cho niềm tin của họ. Hiện nay, những xá lợi được gia trì này vẫn có thể được chiêm bái.

 

Tiểu sử này, được tự tại tuyên thuyết để trưởng dưỡng niềm tin, đã được thỉnh cầu nhiều lần bởi chư Khenpo, Tulku, Đạo Sư Kim Cương và những tu sĩ cao niên của Tu viện chúng ta – Ka-Nying Shedrub Ling cũng như bởi các đệ tử tại Nagi Gompa, trung tâm nhập thất Động Asura và các trung tâm Giáo Pháp khác của chúng ta. Vào nhiều dịp, họ đã trao cho tôi các Mandala và Khata, với thỉnh cầu rằng tôi biên soạn tiểu sử của cha tôn quý. Do đó, theo thỉnh cầu quả quyết của chư vị, tôi, ông lão tên Tulku Chokyi Nyima, con trai trưởng của cha – đạo sư, đã viết lại điều này vào ngày 10 tháng 9 năm Thổ Tý, năm Tây Tạng 2135 (tức năm 2008 Dương lịch). Nguyện tốt lành!

 

Lhasey Lotsawa (Maitri Yarnell & Laura Dainty dịch; Libby Hogg hiệu đính) chuyển dịch Tạng-Anh năm 2021.

Nguồn Anh ngữ: https://lhaseylotsawa.org/library/to-nourish-faith-eng.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Barom Darma Wangchuk (1127-1199) – một trong bốn đệ tử chính yếu của Tổ Gampopa và là vị sáng lập nhánh Barom Kagyu của Dakpo Kagyu. Ngài cũng là vị sáng lập Tu viện Barom ở phía Bắc Lato.

[2] Theo Rigpawiki, Dusum Khyenpa (1110-1193), Đức Karmapa thứ nhất, sinh ở Kham. Là một trong bốn đệ tử chính yếu của Tổ Gampopa, Ngài là vị sáng lập phái Karma Kagyu và ba Tu viện chính của phái này: Kampo Nenang Gon vào năm 1164, Karma Gon vào năm 1184 và Tsurphu Gon vào năm 1189.

[3] Theo Rigpawiki, Phagmodrupa Dorje Gyalpo (1110-1170) – một trong ba đệ tử xuất sắc nhất của Tổ Gampopa và là một đạo sư quan trọng của truyền thống Kagyu. Trước khi hạnh ngộ Tổ Gampopa, Ngài cũng đã nghiên cứu với Tổ Sachen Kunga Nyingpo – vị mà Ngài thân cận mười hai năm, thọ nhận các giáo lý Lamdre, Tổ Padampa Sangye và Tổ Chapa Chokyi Senge. Sau khi Tổ Gampopa viên tịch, Phagmodrupa rời miền Trung Tây Tạng và đến sống ở Phagmo Dru, Kham, thành lập trường phái Pagdru Kagyu, điều sau này chia thành tám nhanh nhỏ, mỗi nhánh lần lượt được thành lập bởi tám đệ tử chính của Ngài. Ngài cũng là anh trai của Đức Kathok Dampa Deshek, vị Tổ của Tu viện Kathok.

[4] Về Terton Chokgyur Dechen Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30774/cuoc-doi-duc-chokgyur-lingpa.

[5] Theo Rigpawiki, Khakhyab Dorje, vị Karmapa thứ Mười lăm (1870/1-1921/2) là một đệ tử của cả Đức Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgon Kongtrul [Lodro Thaye]. Ngài đã phát lộ cả Terma đất và tâm. Hai con trai của Ngài là Karse Kongtrul và Shamarpa thứ Mười một. Một trong những vị phối ngẫu của Ngài là vị Không Hành Nữ vĩ đại của Tsurphu – Khandro Ugyen Tsomo.

[6] Theo Rigpawiki, Nubchen Sangye Yeshe – một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche. Ngài được cho là đã sống 110 năm hoặc hơn. Ngài đã đem giáo lý Anuyoga đến Tây Tạng và chuyển dịch nhiều Mật điển. Ngài cũng là học trò của Tôn giả Vô Cấu Hữu và nhiều đạo sư vĩ đại khác.

Người ta kể lại rằng chính nhờ những sức mạnh diệu kỳ của Ngài mà vua Langdarma đã tha cho các hành giả cư sĩ Mật thừa trong lúc khủng bố môn đồ Phật giáoTây Tạng.

[7] Theo Rigpawiki, Guru Chokyi Wangchuk, tức Guru Chowang (1212-1270) – vị thứ hai trong năm Khai Mật Tạng Vương và là hóa hiện về khẩu của Vua Trisong Deutsen. Trong các phát lộ của Ngài có thực hành Lama Sangdu.

[8] Theo Rigpawiki, Rinchen Terdzod – Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu là một trong Năm Kho Tàng Vĩ Đại của Tổ Jamgon Kongtrul. Đây là một tuyển tập từ tất cả các Terma được phát lộ cho đến thời của Ngài, bao gồm cả các kho tàng của Tổ Chokgyur Lingpa. Lo sợ rằng những giáo lý này sẽ bị mất, Ngài bắt đầu việc kết tập vào năm 1855 với sự gia trì của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và hoàn thành vào năm 1889. Đơn giản thọ nhận các quán đỉnh và khẩu truyền Rinchen Terdzod cũng cần từ 4 đến 6 tháng.

[9] Theo Rigpawiki, Shechen Kongtrul Pema Drime Lekpe Lodro (1901-khoảng 1960) – vị tái sinh của Tổ Jamgon Kongtrul Lodro Thaye cư ngụ tại Tu viện Shechen. Ngài được công nhận dựa trên một linh kiến giấc mộng mà trong đó, Shechen Rabjam Rinpoche thứ năm thấy bản văn Bát Nhã Ba La Mật 8000 Đoạn Kệ bay từ Tsadra Rinchen Drak đến phía Đông của Derge. Ngài cũng được ban danh hiệu Gyurme Kunzang Shenphen Thaye Lodro Drime bởi Đức Shechen Gyaltsap [thứ tư – Gyurme Pema Namgyal]. Ngài có lẽ đã qua đời trong nhà tù Trung Quốc. Ngài là một trong những đạo sư chính của Chogyam Trungpa Rinpoche và Khenpo Tsondru. Ngài đã ban các giáo lý Dzogchen cho Lama Sherap Dorje Rinpoche và Lama Tharchin Rinpoche.

[10] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a34025/2/huyen-hoa-du-hi.

[11] Về Kyabje Dudjom Rinpoche, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a35008/tieu-su-van-tat-dudjom-rinpoche-jigdral-yeshe-dorje-1904-1987-.

[12] Về Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a32138/2/tieu-su-dilgo-khyentse-rinpoche-1910-1991-.

[13] Tức Polu Khenpo Dorje. Theo Rigpawiki, Polu Khenpo Dorje hay Thupten Kunga Gyaltsen (khoảng 1896-1970) là một trong những đệ tử chính yếu của Khenpo Ngawang Palzang. Ngài được xem là một trong những đạo sư Dzogchen thành tựu nhất trong thời kỳ gần đây. Ngài đôi khi được nhắc đến là Bomta Khenpo theo [tên của] những thí chủ của Ngài – Bomta Tsang.

[14] Về Bảo tháp Jarung Kashor, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a29266/3/giai-thoat-nho-lang-nghe.

[15] Về Trulshik Rinpoche, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a34500/2/tieu-su-van-tat-duc-zhadeu-trulshik-chenpo-ngawang-chokyi-lodro-1924-2011-.

[16] Về Penor Rinpoche, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a33611/2/tieu-su-kyabje-pema-norbu-rinpoche-1932-2009-.

[17] Về Chatral Rinpoche, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a30967/3/chatral-rinpoche-cuoc-doi-cua-mot-huyen-thoai.

[18] Theo Rigpawiki, Ba Bộ Đại Viên Mãn (Dzogchen Desum) là một phát lộ (Terma) của Tổ Chokgyur Dechen Lingpa và Tổ Jamyang Khyentse Wangpo. Giáo lý này được phát lộ vào năm 1857 ở Mesho Dzomnang như một Terma đất từ Động Liên Hoa Pha Lê, một hang động linh thiêng của Guru Rinpoche. Tulku Urgyen Rinpoche miêu tả đây là kho tàng xuất sắc nhất của Tổ Chokgyur Lingpa, bởi nó là Terma Tây Tạng duy nhất phát lộ cả ba bộ của Dzogchen.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 182)
Ta sinh ra tại thung lũng thượng Dra ở Yoru, là con trai của Lobpon Tenpa Sung và Droza Sonam Gyen. Từ thuở nhỏ,
(Xem: 184)
Kính lễ đạo sư vinh quang, vị Thánh Tôn, Đấng viên thành mong ước thù thắng –
(Xem: 309)
Trong chuyến viếng thăm ngắn đến Hà Lan, Rinpoche được mời đến giảng dạy một tối về truyền thống Kim Cương thừa
(Xem: 651)
(1) Kính lễ bậc Chúa Tể (dòng họ) Thích Ca. Thân Ngài đản sanh từ vô lượng công đức, tướng hảo thù thắng. Lời Ngài làm thỏa mãn hy vọng của vô lượng chúng sanh.
(Xem: 660)
Trước khi chuyển di thần thức của người đã khuất, hãy bắt đầu bằng cách gọi tên họ số lần thích hợp.
(Xem: 775)
Nhìn chung, điều được gọi là Tâm Yếu Bốn Phần chủ yếu bao gồm những giáo lý của Tôn giả Vimalamitra [Vô Cấu Hữu],
(Xem: 751)
Khai thị của Kyabje Lama Zopa Rinpoche về tánh Không (shunyata) trong lễ quy y tại Trung Tâm Phật Giáo A Di Đà
(Xem: 1053)
Hãy đảm bảo rằng, trước khi tôi bắt đầu, các bạn phát khởi động cơ Bồ đề tâm thù thắng, tâm giác ngộ quý báu.
(Xem: 1276)
Tobgyal Rinpoche[1] được thỉnh cầu nói về các Bardo (những trạng thái chuyển tiếp), một nét đặc trưng độc đáo của giáo lý Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 1089)
Hãy phát khởi động lựchành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian,
(Xem: 2372)
Tôn giả Longchen Rabjam (1308-1363) sinh ra ở Yoru thuộc phần phía Đông của miền Trung Tây Tạng, gần Tu viện Samye vĩ đại mà Đạo Sư Liên Hoa Sinh xây dựng vào thế kỷ tám.
(Xem: 1764)
Có nhiều vị Tôn trên thế gian này và Phổ Ba Kim Cương là một trong số đó. Thực hành về Ngài được biết đến là “thực hành Phổ Ba Kim Cương để ...
(Xem: 3469)
Từ năm lên ba, Lama Drimed Rinpoche đã bày tỏ niềm tin và sự yêu thích đáng kinh ngạc với Phật Pháp.
(Xem: 1585)
Đức Shechen Rabjam thứ nhất – Tenpe Gyaltsen sinh năm 1650, năm Kim Dần của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười một.
(Xem: 2529)
Geshe Ngawang Dhargyey (1921-1995) sinh ra ở vùng Trehor thuộc Kham, phía đông của Tây Tạng và học ở Tu viện Dhargyey địa phương cho đến khi 18 tuổi.
(Xem: 2309)
Này Tashi Lhamo[2] thành kính, nếu con muốn đạt giác ngộ, Hãy suy nghĩ xem thật khó khăn làm sao mới có được thân người tự dothuận duyên này.
(Xem: 1951)
Nhìn chung, chúng ta có thể nói rằng có hai phần trong truyền thừa Barom Kagyu: truyền thừa truyền miệng dài và truyền thừa ngắn của linh kiến sâu xa.
(Xem: 2911)
Khi cặp vợ chồng từ tộc Drenka ở Penyul trở thành cha mẹ tự hào của một người contrai vào năm 1127, họ đặt tên cậu bé theo một Kinh điển:
(Xem: 1978)
Ngài Drapa Ngonshe sinh vào năm Thủy Tý đực (tức năm 1012 Dương lịch) với cha là ông Zhangtag Karwa, người đã đặt tên Ngài là Taktsab.
(Xem: 2343)
Ngài Phakmodrupa Dorje Gyalpo sinh năm 1110 và được nuôi dưỡng bởi cha mẹ nghèo khó ở phía Nam của Kham.
(Xem: 1763)
Từ quan điểm chiêm tinh, tháng Thân linh thiêng tương ứng với tháng 5 Âm lịch Tây Tạng. Ngài Terdak Lingpa[3], em trai[4] và Đức Dalai Lama thứ Năm ...
(Xem: 1655)
Theo các tiểu sử, Bà Mandarava là một công chúa thông tuệ, thiện lành và xinh đẹp, sinh ra trong một gia đình hoàng gia ở Zahor,
(Xem: 2388)
Khandro Tare Lhamo sinh năm Thổ Dần 1938 trong thung lũng Bokyi Yumolung của vùng du mục Golok.
(Xem: 1467)
Sera Khandro Kunzang Dekyong Wangmo sinh ra trong một gia đình giàu có, quyền lực về chính trị ở Lhasa.
(Xem: 2780)
Bà Jetsun Jampa Chokyi sinh vào ngày 30 tháng 12 năm Thủy Tuất (1922). Cha Bà, Sonam Tobgyal, xuất thân từ gia đình...
(Xem: 1821)
Dưới chân đạo sư, con đỉnh lễ. Nhớ về vô thường và cái chết, Đẩy lui bám chấp với đời này và trưởng dưỡng xả ly –
(Xem: 3739)
Đức Riwoche Jedrung thứ bảy – Jampa Jungne sinh năm 1856 trong gia đình Shol Danak của Tu viện Riwoche ở Kham,
(Xem: 2072)
Sau đây là ảnh hưởng từ hành vi của bạn tốt: Đồng hành cùng vị uyên bác giúp tăng trưởng sự thông tuệ. Đồng hành cùng vị bi mẫn giúp đánh thức Bồ đề tâm.
(Xem: 1927)
Thân người tự dothuận duyên này mà con đã có được. Cung cấp nền tảng để đạt được hỷ lạc vĩnh cửu.
(Xem: 2462)
Từng có một học trò, người đến gặp đạo sư để thỉnh cầu chỉ dẫn. Vị đạo sư sắp rời đi và đang vội nhưng Ngài vẫn chấp nhận lời thỉnh cầu.
(Xem: 4418)
Bản văn này được Orgyen Tobgyal Rinpoche mạnh mẽ khuyến khích với những vị mong muốn làm sâu sắc sự hiểu của họ về thực hành Sur[1].
(Xem: 1870)
Đầu tiên trong sáu ba la mật, bố thí ba la mật, không phải chỉ là về trao cho người nghèo.
(Xem: 2780)
Nhìn chung, những điểm then chốt để thấu triệt giáo lý của Phật là: Được thúc đẩy bởi sự xả ly và Bồ đề tâm, Tránh ác hạnhnỗ lực làm các thiện hạnh,
(Xem: 1604)
Đầu tiên, bởi thân người này – sự hỗ trợ cho các phẩm tính của giải thoát – khó được, chúng ta phải hướng các ý nghĩ rời khỏi những vấn đề của đời này.
(Xem: 2499)
Kính lễ đạo sư! Hãy quán chiếu về bốn chủ đề chuyển hóa, quy ytrưởng dưỡng từ, bi và Bồ đề tâm.
(Xem: 2594)
Kính lễ đạo sư! Hãy quán chiếu về bốn chủ đề chuyển hóa, quy ytrưởng dưỡng từ, bi và Bồ đề tâm.
(Xem: 1998)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3573)
Khi bắt đầu thiền định, một trong những cách thức để tăng trưởng Bồ đề tâmlòng bi mẫnthực hành cho và nhận
(Xem: 3021)
Thực hành chính yếu mà thầy tiến hành trong tù ngục là Tong-len (cho và nhận). Khenpo Munsel[1] đã trao cho thầy nhiều chỉ dẫn khẩu truyền đặc biệt về Tong-len, điều không có trong bản văn.
(Xem: 1957)
Bardor Tulku Rinpoche sinh năm 1949 ở Kham, miền Đông Tây Tạng. Từ rất nhỏ, Ngài đã được Đức Gyalwang Karmapa thứ 16 công nhậnhóa hiện thứ ba của Terchen Barway Dorje[1].
(Xem: 1985)
Môn đồ Nyingma của Chân ngôn Bí mật nhấn mạnh vào Mật điển thực sự[2]. Họ theo đuổi tri kiến cao nhất và ham thích hành vi ổn định.
(Xem: 2313)
Con đỉnh lễ đạo sư và đấng bảo hộ Văn Thù Sư Lợi! Trước tiên, hãy quy y Tam Bảo,
(Xem: 2020)
Một vị khác đã nghe những chỉ dẫn về cách tiếp cận Dzogchen Đại Viên Mãn từ Adzom Drukpa Rinpoche Drodul Pawo Dorje
(Xem: 1857)
Bopa Tulku Dongak Tenpe Nyima là một đệ tử của Kunpal Rinpoche[2], vị giữ gìn truyền thống thanh tịnh của Jamgon Mipham Rinpoche
(Xem: 2421)
Tôi, Pema Tsewang Lhundrup, đã chào đời trong năm Kim Mùi của chu kỳ lịch thứ mười sáu (tức năm 1931).
(Xem: 2078)
Khunkhen Pema Karpo là một trong những vị tổ dòng Phật giáo Drukpa Kayu ở miền xứ Tuyết.
(Xem: 2530)
Mọi người đã đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến ý nghĩa của quy y và vì lý do đó, thầy đã thiết kế thẻ quy y mới này.
(Xem: 3601)
Nếu thời gian của con trong khóa nhập thất được sử dụng tốt, con sẽ làm hài lòng chư Phật cùng những vị trưởng tử, giúp hoàn thành...
(Xem: 2171)
Điều này được gửi đến những vị đang trong khóa nhập thất ba năm tại Pháp.
(Xem: 3281)
Sau khi phát khởi Bồ đề tâm trong Mật thừa và thọ nhận một quán đỉnh, người ta bước qua cánh cửa dẫn vào thực hành Mật thừa.
(Xem: 2922)
Một số đạo hữu đã yêu cầu thầy giải thích ý nghĩa của đai thiền định. Nói chung, đai thiền định được sử dụng bởi Tổ Milarepa khi thực hành Sáu Du Già Của Naropa.
(Xem: 5199)
Phật Thế Tôn đã giảng dạy bản văn sau đây, điều đem đến lợi lạc trong thời kỳ đen tối.
(Xem: 2575)
Om Ah Hung. Hôm nay, thầy có được cơ hội tuyệt vời để chia sẻ đôi lời về giới quy y.
(Xem: 3859)
Terton Lerab Lingpa Trinle Thaye Tsal vĩ đại, tức Terton Sogyal, là hóa hiện về thân của Tổ Nanam Dorje Dudjom[1], hóa hiện về khẩu của Kim Cương Hợi Mẫuhóa hiện về ý của Đại Sư Liên Hoa Sinh.
(Xem: 5263)
Hôm nay, chúng ta đều đã đến Vườn Cấp Cô Độc ở thành Xá Vệ, Ấn Độ, vùng đất của chư Thánh giả, nơi đã được cúng dường lên Đức Phật.
(Xem: 3811)
Điều đầu tiên mà bạn cần hiểu là mọi hữu tình chúng sinh đang sống trên thế giới này – ‘hữu tình chúng sinh của tam giới của sự tồn tại’ – là một sản phẩm của tâm.
(Xem: 2719)
Khi chúng ta nhìn vào hiện tượng vật chất trong thế giới này, chúng ta thấy rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng xảy ra đều có nguyên nhân của nó.
(Xem: 2460)
Guru Rinpoche chào đời tám năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Khi Đức Phật nhập diệt, Ngài sách tấn các đệ tử hãy hoan hỷ bởi Ngài sẽ trở lại là Guru Rinpoche.
(Xem: 2669)
Gần đây, nhiều người hỏi về Khandro Rinpoche tôn quý và những hoạt động tâm linh của Bà.
(Xem: 3658)
Với những vị nhấn mạnh duy nhất vào việc trưởng dưỡng Bồ đề tâm trong cuộc đời, lời khuyên thích hợp cho họ khi tiến gần đến cái chết là nương tựa năm sức mạnh để định hướng lối đi của họ đến đời sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant