Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Mười Ba: Chén Bạc Của Ba Lăng

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 16063)
Tắc thứ Mười Ba: Chén Bạc Của Ba Lăng

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 2

TẮC THỨ MƯỜI BA

CHÉN BẠC CỦA BA LĂNG

 

THÙY:Mây đọng trên đồng, không che trời đất, Tuyết phủ hoa lau, khó phân dấu vết. Chỗ lạnh lạnh như băng tuyết, chỗ nhỏ nhỏ như bột gạo. Chổ sâu mắt Phật khó nhìn, chỗ kín ngoại ma khó dò. Nếu một hiểu ba tạm dẹp qua, làm cả thiên hạ líu lưỡi thì như thế nào? Thử nói xem đó là việc của ai? Xin thử nêu lên xem sao.

CỬ: Có ông tăng hỏi Ba Lăng, “Thế nào là tông của Đề Bà?”[14] Ba Lăng nói, “Tuyết đầy trong chén bạc.”

BÌNH: Công án này thường bị người ta hiểu lầm mà bảo rằng đây là tông của ngoại đạo. Đâu có gì là đúng. Tổ thứ mười lăm Đề Bà vốn cũng đã từng là một trong các ngoại đạo, nhân trông thấy tổ thứ mười bốn là Long Thụ Tôn Giả[15] lấy kim bỏ vào bát. Long Thụ cảm kích sâu xa mới truyền tâm ấn của Phật cho Đề Bà làm tổ thứ mười lăm. Kinh Lăng Già nói, “ Phật dạy tâm làm tông, vô môn làm pháp môn.” Mã Tổ nói, “Phàm có ngôn cú thì là tông của Đề Bà, chí lấy đó làm chủ mà thôi.” Các ông đều là khách trông tông môn của nạp tăng, các ông đã từng nghiên cứu thấu suốt tông của Đề Bà chưa? Nếu như đã thấu suốt thì cả chín mươi sáu thứ ngoại đạo của Tây thiên[16] đã bị các ông hàng phục một lúc. Nếu không thấu suốt thì các ông khó tránh khỏi phải mặc áo cà sa ngược mà đi. Thử nói xem như thế nào? Nếu nói là ngôn ngữ cũng không đúng, mà bảo không phải là ngôn ngữ cũng chẳng đúng. Thử nói xem ý của Mã Đại Sư là ở chỗ nào?

Vân Môn nói, “ Mã Đại Sư nói hay lắm có điều chẳng có ai hỏi cả.” Có ông tăng bèn hỏi, “Thế nào là tông môn của Đề Bà?” Vân Môn nói, “Trong chín mươi sáu loại ngoại đạo, ông là loại thấp nhất.”

Hồi xưa có ông tăng từ giã Đại Tùy. Đại Tùy nói, “Chú đi đâu?” Ông tăng nói, “Đi đảnh lễ Phổ Hiền.” Đại Tùyphất trần lên nói, “ Văn Thù Phổ Hiền đều ở đây cả”. Ông tăng vạch một vòng tròn rồi lấy tay đẩy về phía Đại Tùy, rồi lại ném về phía sau. Đại Tùy nói, “Thị giả, chuẩn bị trà cho ông tăng này ngay!”

Vân Môn cũng nói, “Ở Ấn Độ người ta chặt đầu chặt tay, ở đây chỉ tự mình đi ra mà thôi.” Lại nói, “ Cờ đỏ trong tay ta.”

Phàm ở Ấn Độ khi có luận nghị (giữa các tôn giáo), người thắng cầm cờ đỏ, kẻ thua thì phải mặc áo cà sa ngược mà đi ra bằng cửa hông. Muốn luận nghị trước tiên phải có sắc lệnh của vua, rồi đóng chuông đánh trống trong tự viện lớn, sau đó mới bắt đầu luận nghị. Lúc ấy ngoại đạo phong kín chuông trống trong tự viện của Phật giáo, nói là để sa thải. Ngài Cà Na Đề Bà biết rằng Phật Giáo có nạn, bèn vận thần thông lên lầu đánh chuông để đuổi các ngoại đạo ra. Ngoại đạo nói, “ Ai đánh chuông trên lầu vậy?” Đề Bà nói, “Thần.” Ngoại đạo hỏi, “ Thần là ai?” Đề Bà nói, “ Thần là ta.” Ngoại đạo nói, “Ta là ai?” Đề Bà nói, “Ta là ngươi.” Ngoại đạo nói, “Người là ai?” Đề Bà nói, “Ngươi là chó.” Ngoại đạo hỏi, “Chó là ai?”. Đề Bà nói, “Chó là ngươi.” Sau bảy vòng như thế, ngoại đạo tự biết là mình thua hèn mở cửa lầu. Do đó Đề Bà từ trên lầu cầm cờ đỏ bước xuống. Ngoại đạo nói, “ Sao ông không đi sau?” Đề Bà nói, “ Sao ngươi không đi trước?” Ngoại đạo nói, “Ông là người hạ tiện.” Đề Bà nói, “Người là kẻ lương thiện.”

Cứ thế mà hỏi đáp, song Đề Bà dùng biện tài vô ngại của mình mà bẻ ngoại đạo. Ngoại đạo do đó mới chịu qui phục. Lúc ầy Đề Bà tay cầm cờ đó, kẻ thua cuộc thì đứng dưới cờ. Lúc ấy Đề Bà tay cầm cờ đó, kẻ thua cuộc thì đứng dưới cờ. Lúc ấy ngoại đạo có tục lệ chặt đầu chuộc lỗi, song Đề Bà bèn chấm dứt cái tục ấy. Chỉ bảo họ cạo đầu theo Phật giáo. Từ đó tông của Đề Bà đâm ra hưng thịnh. Tuyết Đậu sau dùng tích này để tụng.

Trong chúng hội Ba Lăng có biệt danh là Giám Đa Khẩu, thường đem tọa cụ đi hành cước, lại đắc được chỗ uyên áo của giáo lý Vân Môn, cho nên hết sứcđặc sắc. Sau này ra đời với tư cách là người truyền thừa của Vân Môn. Trước tiên ở Ba Lăng, Nhạc Châu. Sư không có viết gì về việc truyền thừa Pháp, chỉ dùng ba chữ then chốt để dâng lên Vân Môn: “Đạo là gì? Người mắt sáng rơi xuống giếng.”Thế nào là lưỡi kiếm chẻ sợi tóc? Từng nhánh san hô chống mặt trăng?” Thế nào là tông của Đề Bà? Tuyết đầy trong chén bạc. Vân Môn nói, “ Sau này vào ngày giỗ kỵ, của lão tăng, các ông chỉ cần đọc ba lời then chốt này là kể như đã trả ơn đầy đủ.” Sau này quả nhiên ( Ba Lăng) không làm lễ giỗ kỵ,mà y theo lời Vân Môn chỉ tụng ba lời then chốt trên.

Sau này các nơi trả lời câu hỏi này thường dựa vào các sự kiện trên, chỉ có Ba Lăng là nói như vậy, thầy ta thật là siêu quần bạt tụy, hết sức là khó hiểu. Thầy ta chẳng để lộ chút nào chỗ sắc bén của mình, chịu sự tấn công của kẻ địch từ tám hướng, và dưới bất cứ đòn nào cũng vẫn có chỗ né tránh. Thầy ta có khả năng bẫy hổ,cũng như tước đoạt tất cả các kiến chấp của thiên hạ. nếu luận về việc một vấn đề này[17], đến chỗ này người ta cần phải tự mình thấu suốt lấy, song cũng vẫn còn cần phải được bậc thiện tri thức mới được. Cho nên mới có câu nói, “Đạo Vũ khoa trương, đồng lứa hiểu; Thạch Củng giương cung thức giả thấu.” Nguy6en lý này mà không có bậc thầy ấn thủ cho, biết dùng giáo lý nào để nói chỗ huyền diệu của nó đây? Sau đó Tuyết Đậu vì người khác mà nêu lên, cho nên mới tụng:

TỤNG:

Lão Tân Khai,

Ghê gớm thật

Biết nói trong chén bạc đầy tuyết.

Chín mươi sáu loại cần tự biết.

Không biết phải hỏi trăng trên trời.

Đề Bà Tông, Đề Bà Tông!

Dưới lá cờ đỏ gió phất phơ.

BÌNH: Tân Khai là tên của tự viện. “ Ghê gớm thật” là lời tán thán của Tuyết Đậu. Thử nói xem ghê gớm ở chỗ nào? “ Tất cả ngôn ngữ, đều là Phật Pháp.” Sưnúi tôi nói như thế có nghĩa là gì? Tuyết Đậu hé mở ra một chút khi thầy ta nói Ba Lăng ghê gớm thật. Sau đó thầy ta lại mở tung ra khi thầy ta nói, “ Biết trong chén bạc đầy tuyết.” Rồi lại cho các ông thêm cước chú rằng: “ Chín mươi sáu loại cần tự biết.” Song người ta phải có thua trước thì mới biết được ( thắng là thế nào). Nếu như các ông biết, thì cứ đi hỏi mặt trăng trên trời. Cổ nhân từng đáp câu hỏi này rằng, “Đi hỏi trăng trên trời.”

Cuối bài tụng Tuyết Đậu phải khai mở ra lối thoát cho một câu giống như con sư tử quay ngược lại ( nhảy xổ tới các ông). Cho nên thầy ta mới nêu lên với các ông rằng, “Đề Bà Tông, Đề Bà Tông, Dưới lá cờ đỏ gió phất phơ.” Ba Lăng nói, “Trong chén bạc đầy tuyết.” Tại sao Tuyết Đậu lại nói, “Dưới lá cở đỏ gió phất phơ?” Các ông đã biết là Tuyết Đậu giết người mà không dùng dao chăng?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15035)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13470)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15157)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16534)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13235)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12598)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13497)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13444)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12784)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12079)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12000)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12672)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11503)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11807)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11177)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13304)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13181)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11611)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12188)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12364)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11970)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12754)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12391)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12215)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12288)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12030)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11960)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11251)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11395)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12390)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12486)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12018)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12982)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12054)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12622)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13036)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13966)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12763)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14883)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11935)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12196)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12893)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12781)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14796)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12780)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15413)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12599)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13238)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14267)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15571)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13752)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13149)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13589)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12507)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12095)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12921)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13014)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13248)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21347)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143702)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant