Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Sáu Mươi Chín: Nam Tuyền Bái Trung Quốc Sư

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15651)
Tắc thứ Sáu Mươi Chín: Nam Tuyền Bái Trung Quốc Sư

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 7

TẮC THỨ SÁU MƯƠI CHÍN

NAM TUYỀN BÁI TRUNG QUỐC SƯ

 

THÙY:Không có chỗ nào để gậm cắn: Tâm ấn của Tổ Sưhình dáng như bộ máy của con trâu sắt. Vượt qua rừng gai góc, kẻ nạp tăng giống như thể một hòn tuyết trên lò lửa. Việc dìu đục trên đất bằng tạm gác qua một bên. Không rơi vào những cơ duyên rối rấm thì như thế nào? Thử nêu lên xem.

CỬ: Nam Tuyền, Qui Tông và Ma Cốc cùng đi tham bái Trung Quốc Sư. Đến nữa đường Nam Tuyền vẽ một vòng tròn trên mặt đất rồi nói,” Nếu như các ông nói được thì chúng mình tiếp tục đi.” Qui Tông ngồi xuống trong vòng tròn. Ma Cốc thì cúi chào theo kiểu đàn bà. Nam Tuyền nói, ”Như vầy thì thôi chẳng đi nữa.” Qui Tông nói, “Đó là tâm hành gì vậy?”

BÌNH: Lúc ấy Mã Tổ đang thịnh hóa ở Giang Tây, giáo lý của Thạch Đầu thì đang xiển dương ở Hồ Sương, còn giáo lý của Trung Quốc Sư thì hưng hóa ở Trường An.Trung Quốc Sư từng đích thân gặp Lục Tổ. Lúc ấy không có ai ở phương nam mà lại không munố thăng đường nhập thất ở chỗ của Trung Quốc Sư; nếu không được như thế thì sẽ bị nhục với thiên hạ.

Ba lão hán này muốn đi tham bái Trung Quốc Sư, đến giữa đường lại làm nên một màn thối chí này. Nam Tuyền nói, “Như vầy thì thôi chẳng đi nữa.” Nếu như ai cũng đã nói được rồi, tại sao bảo không đi nữa.” Nếu như ai cũng đã nói được rồi, tại sao lại bảo không đi nữa? Thử nói xem, ý của vị cổ nhân này như thế nào? Lúc thầy ta nói, “ Như vầy thì thôi chẳng đi nữa,’ cứ tát tai cho thầy ta ngay một cái, để thầy ta dở trò gì ra? Từ xưa đến nay chống đỡ tông môn lại chỉ là những cái nhỏ nhặt này mà thôi. Cho nên Từ minh nói, “Nếu muốn cầm giữ thì phải nắm chặt giây cương.” Xô đẩy thì nó xoay tròn, giống như thể trái bầu trên mặt nước. Nhiều người nói rằng lời của Nam Tuyền là lời phủ nhận, đâu có biết rằng việc này một khi đạt đến chỗ cực tắc, cần phải lìa bùn lìa nước, bạt chốt nhổ đinh. Nếu như các ông dùng tâm hành mà hiểu thì chẳng có gì là nhằm nhò cả.Cổ nhân chuyển biến rất khéo; đến chỗ này rồi không thể không như thế. Cần phải có sát có hoạt. Nhìn xem một người trong họ ngồi xuống trong vòng tròn, một người nữa thì cúi chào theo kiểu đàn bà. Điều ấy cũng rất là hay. Nam Tuyền nói, “Như vầy thì thôi chẳng đi nữa.” Qui Tông nói, “Đó là tâm hành gì vậy?” Gã lẩm cẩm này rốt cuộc cũng thế mà thôi. Ý của qui Tông là để thử thách Nam Tuyền. Nam Tuyền bình thường hay nói, “Gọi là như như là nó đã thấy đổi rồi.” Nam Tuyền, Qui Tông , Ma Cốc rốt cuộc là người trong một nhà: Một nắm, một buông, một sát, một hoạt. Quả thật là kỳ đặc.

TỤNG:

Tên Do Cơ bắn khỉ,

Vòng cây trực tiếp sao!

Ngàn kẻ và vạn kẻ,

Có ai từng bắn trúng?

Kêu nhau gọi nhau quay về thôi,

Trên lối Tào Khê dừng bước chân.

Lại nói, “Lối Tào Khê bằng Phẳng. Tại sao lại dừng bước chân?”

BÌNH: “Tên Do Cơ bắn khỉ, vòng cây trực tiếp sao!” Do Cơ là người đời Sở, họ Dương tên Thực, tự là Do Cơ. Có lần Sở Trang Vương đi săn, thấy một con khỉ trắng, sai người bắn nó. Con khỉ chụp lấy mũi tên mà chơi rỡn. Trang Vương sai các quần thần bắn nữa, song chẳng ai bắn trúng cả. Trang Vương bèn hỏi các quần thần, quần thần tâu rằng, “do Cơ mới là tay thiện xạ.” Trang Vương bèn sai Do Cơ bắn. Do Cơ vừa dương cung, con khỉ đã ôm lấy thân cây mà kêu lên một cách bi ai. Lúc mũi tên bắn ra, con khỉ chạy vòng quanh cội cây để tránh. Mũi tên cũng bay vòng theo cội cây rồi trúng và giết chết con khỉ. Đây đúng là mũi tên thần. Tại sao Tuyết Đậu lại bảo là quá trực tiếp? Nếu như mũi tên đã bay vòng thì hẳn đã không trúng con khỉ rồi. Đằng này mũi tên đã bay vòng theo cội cây, tại sao Tuyết Đậu lại bảo là quá trực tiếp? Tuyết Đậu mượn ý này mà sử dụng một cách hết sức là khéo léo. Chuyện này có ghi lại trong sách Xuân Thu. Có người bảo rằng bay vòng theo cội cây là viên tướng. Nếu hiểu như vậy, quả thực là không hiểu tông chỉ của lời nói, không hiểu cái trực tiếp nằm ở chỗ nào. Ba lão hán thù đồ mà đồng qui, đều trực tiếp như nhau cả. Nếu như các ông biết được cho họ đi, thì cố tung hoành ngang dọc đi nữa cũng chẳng rời đến gang tấc. Trăm sông chảy riêng, song đều đổ ra biển lớn. Cho nên Nam Tuyền mới nói, “Như vầy thì thôi chẳng đi nữa.” Nếu như các ông nhìn với con mắt chính đáng của nạp tăng thì đây chỉ là trò ma quỉ, song vừa gọi là trò ma quỉ thì nó lại không còn là trò ma quỉ nữa. Ngũ Tổ nói, “Ba người ấy là Huệ Cự Tam Muội, Trang Nghiêm Vương Tam Muội.” Ma Cốc tuy là vái chào theo kiểu đàn bà, song lại chẳng hiểu đó là vái chào theo kiểu đàn bà. Nam Tuyền tuy là vẽ một vòng tròn, song lại chẳng hề coi đó là vẽ một vòng tròn. Đã không hiểu như thế , thì phải hiểu như thế nào? Tuyết Đậu nói, “Ngàn người vạn người, có ai từng bắn trúng?” Có được mấy kẻ bách phát bách trúng?

“Kêu nhau gọi nhau quay về thôi.” Đây là để tụng lời Nam Tuyền nói, “Như vậy thì thôi chẳng đi nữa.” Nam Tuyền từ đó không đi nữa cho nên mới nói, “Trên lối Tào Khê dừng bước chân.” Phá hết rừng gai góc. Tuyết Đậu không nắm vững được, cho nên lại nói tiếp, “Lối Tào Khê bằng phẳng, tại sao lại dừng bước chân?” Lối Tào Khê tuyệt trần tuyệt tích, lồ lộ rờ rỡ bằng phẳng êm đềm. Tại sao dừng bước chân? Các ông mọi người hãy tự quán sát bước chân của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15055)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13499)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15211)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16607)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13274)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12629)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13518)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13493)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12810)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12116)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12036)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12702)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11557)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11836)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11207)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13345)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13231)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11638)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12227)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12398)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12027)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12788)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12422)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12260)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12321)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12057)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11976)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11267)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11409)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12415)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12508)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12035)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13001)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12102)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12647)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13055)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14004)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12774)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14905)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11969)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12216)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12926)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12805)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14838)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12804)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15440)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12626)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13254)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14296)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15607)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13779)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13170)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13618)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12515)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12115)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12939)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13034)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13269)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21380)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143934)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant