Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Mười Chín: Ngón Tay Thiên Của Câu Chi

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15477)
Tắc thứ Mười Chín: Ngón Tay Thiên Của Câu Chi

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 2

TẮC THỨ MƯỜI CHÍN

NGÓN TAY THIỀN CỦA CÂU CHI

 

THÙY: Một hạt bụi bay gom cả trời đất, một đóa hoa nở cả thế giới mở. Có điều trước khi hạt bụi bay lên và đóa hoa nở ra thì người ta phải nhìn như thế nào? Cho nên mới có câu nói, “Như cắt một cuộn chỉ, một sợi bị cắt là cả cuộn bị cắt. Như nhuộm một cuộn chỉ, một sợi bị nhuộm là cả cuộn bị nhuộm.”

Hiện giờ phải cắt đứt hết các dây dưa. Sử dụng hết gia tài trong nhà ra mà ứng với hoàn cảnh, cao thấp trước sau không hề sai biệt. Lúc ấy mọi cái sẽ hiện thành, thảng hoặc chưa được như thế, xin xem văn dưới đây.

CỬ: Câu Chi hòa thượng mỗi khi có ai hỏi gì chỉ dơ một ngón tay lên.

BÌNH: Nếu như dựa vào ngón tay mà hiểu là phụ lòng Câu Chi; còn nếu không dựa vào ngón tay mà hiểu thì cũng tựa như đục sắt vậy. Hiểu cũng thế mà không hiểu cũng thế, cao cũng thế mà thấp cũng thế, đúng cũng thế mà sai cũng thế. Cho nên mới có câu nói, “Một hạt bụi bay gom cả trời đất, một đóa hoa nở cả thế giới khởi, một con sư tử trên đầu một sợi lông hiện ra trên hàng tỉ sợi lông.”[28]

Viên Minh nói, “Lạnh thì cả trời đất lạnh, nóng thì cả trời đất nóng.” Sơn hà đại địa xuống tận suối vàng, sâm la vạn tượng lên tận trời cao. Thử nói xem, đây là cái gì và có gì là kỳ quái? Nếu như hiểu được thì chẳng có gì đáng ra sức, nếu như không hiểu được thì sẽ bị tắc nghẽn cả.

Câu Chi hòa thượng là người Kim Hoa Sơn thuộc Vụ Châu. Thuở xưa lúc Sư còn ở trong thảo am có một bà ni tên là Thực Tế đến nơi am của Sư. Vào thẳng bên trong, khnôg buồn cởi nón ra mà chỉ cầm tích trượng đi quanh giường Thiền ba vòng nói, “Nếu thầy nói được thì tôi cởi nón.” Hỏi như thế ba lần, Câu Chi không trả lời được. Bà ni bèn bỏ đi. Câu Chi nói, “ Trời cũng đã tối rồi, cô nghỉ lại một đêm cũng được.” Bà ni lại nói, “ Nếu thầy nói được thì tôi sẽ nghĩ lại.” Câu Chi thở dài nói, “ Ta tuy ở trong thân thể của bậc trượng phu, mà thiếu mất cái khí khái của bậc trượng phu.” Rồi phát phẫn nhất định phải tìm hiểu vấn đề này.

Sau đó Sư bèn nghĩ đến việc bỏ am mà đi các nơi để tham vấn các thiện tri thức, cho nên chuẩn bị sẵn sàng để hành cước. Đêm ấy sơn thần nói với Sư rằng, “ Thầy không cần phải rời nơi này, ngày mai sẽ có vị nhục thân Bồ tát đến đây thuyết pháp cho thầy, thầy không cần phải đi đâu cả.” Hôm sau quả nhiên Thiên Long hòa thượng đến am của sư. Câu Chi bèn tiếp đón với đầy đủ nghi lễ và kể lại chuyện hôm trước. Thiên Long chỉ dơ một ngón tay lên cho Câu Chi. Câu Chi hốt nhiên đại ngộ. Vì lúc ấytrịnh trọngchuyên chú cho nên đáy thùng mới dễ rơi ra như thế. Sau này bất cứ có ai hỏi gì Câu Chi cũng chỉ dơ một ngón tay lên.

BÌNH: Nếu như dựa vào ngón tay mà hiểu là phụ lòng Câu Chi; còn nếu không dựa vào ngón tay mà hiểu thì cũng tựa như đục sắt vậy. Hiểu cũng thế mà không hiểu cũng thế, cao cũng thế mà sai cũng thế. Cho nên mới có câu nói, “Một hạt bụi bay gom cả trời đất, một đóa hoa nở cả thế giới khởi, một con sư tử trên đầu một sợi lông hiện ra trên hàng tỉ sợi lông.”[29]

Viên Minh nói, “ Lạnh thì cả trời đất lạnh, nóng thì cả trời đất nóng.” Sơn hà đại địa xuống tận suối vàng, sâm la vạn tượng lên tận trời cao. thử nói xem, đây là cái gì và có gì là kỳ quái? Nếu như hiểu được thì chẳng có gì đáng ra sức, nếu như không hiểu được thì sẽ bị tắc nghẽn cả.

Câu Chi hòa thượng là người Kim Hoa Sơn thuộc Vụ Châu. Thuở xưa lúc Sư còn ở trong thảo am có một bà ni tên là Thực Tế đến nơi am của Sư. Vào thẳng bên trong , không buồn cởi nón ra mà chỉ cầm tích trượng đi quanh giường Thiền ba vòng nói, “ Nếu thầy nói được thì tôi cởi nón.” Hỏi như thế ba lần, Câu Chi không trả lời được. Bà ni bèn bỏ đi.Câu Chi nói, “ Trời cũng đã tối rồi, cô nghỉ lại một đêm cũng được.” Bà ni lại nói, “ Nếu thầy nói được thì tôi sẽ nghĩ lại.” Câu Chi lại cũng không nói gì được. Bà ni bỏ đi. Câu Chi thở dài nói, “ Ta tuy ở trong thân thể của bậc trượng phu, mà thiếu mất cái khí khái của bậc trượng phu.” Rồi phát phẫn nhất định phải tìm hiểu vấn đền này.

Sau đó Sư bèn nghĩ đến việc bỏ am mà đi các nơi đế tham vấn các thiện tri thức, cho nên chuẩn bị sẵn sàng để hành cước. Đêm ấy sơn thần nói với Sư rằng, “ Thầy không cần phải rời nơi này, ngày mai sẽ có vị phục thân Bồ Tát đến đây thuyết pháp cho thầy, thầy không cần phải đi đâu cả.” Hôm sau quả nhiên Thiên Long hòa thượng đến am của Sư. Câu Chi bèn tiếp đón với đầy đủ nghi lễ và kể lại chuyện hôm trước. Thiên Long chỉ dơ một ngón tay lên cho Câu Chi. Câu Chi hốt nhiên đại ngộ. Vì lúc ấytrịnh trọngchuyên chú cho nên đáy thùng mới dễ rơi ra như thế. Sau này bất cứ có ai hỏi Câu Chi cũng chỉ dơ một ngón tay lên.

Trường Khánh nói, “Đồ ăn ngon không để nuôi người no.” Huyền Giác nói, “ Huyền Sa nói như thế có nghĩa là gì?” Vân Cư Tích nói, “ Huyền sa nói như thế là chấp nhận hay không chấp nhận Câu Chi? Nếu chấp nhận tại sao lại nói là sẽ bẻ gãy ngón tay? Nếu không chấp nhận, thì Câu Chi lầm ở chỗ nào?” Tào sơn Bổn Tịch nói, “ Chỗ tiếp thu của Câu Chi có hơi sơ sài. Chỉ hiểu được một phương tiện một viễn cảnh mà thôi. Thầy ta chỉ biết vỗ tay xoa tay, ta thấy Tây Viên mới là đặc biệt.”[30] Huyền Giác lại nói, “ Thử nói xem, Câu Chi có ngộ hay không? Tại sao lại nói là chỗ tiếp thu của thầy ta có hơi sơ sài?” Nếu như chưa ngộ thì tại sao thầy ta lại nói, “ Ta bình sinh chỉ dùng một ngón tay Thiền mãi không hết.” Thử nói xem, ý của Tào Sơn là gì?

Lúc ấy đương nhiên Câu Chi không hiểu, đến lúc sau khi thầy ta ngộ rồi, bất cứ có ai hỏi gì Câu Chi cũng chìa đưa một ngón tay lên. Tại sao mà ngàn người vạn người không bẫy thầy ta hay không đập tan được (phương tiện) của thầy ta? Nếu như các ông hiểu theo ngón tay, nhất định là các ông không hiểu được ý của cổ nhân. Loại Thiền này dễ tham song khó hiểu. Người thời buổi này vừa bị hỏi đã dơ ngón tay dơ nắm tay, ấy chỉ là dở trò ma quỉ mà thôi. Cần phải thấu xương thấu tủy nhìn tận vào (vấn đề) thì mới hiểu được.

Trong am của Câu Chi có một đồng tử. Lúc ra ngoài có người hỏi, “ Bình thường hòa thượng của chú dùng phương pháp gì để dạy thiên hạ?” Đồng tử do ngón tay lên. Lúc về thuật lại cho Câu Chi, Câu Chi lấy dao cắt ngón tay đồng tử. Đồng tử vừa kêu ầm ĩ vừa chạy, Câu Chi gọi đồng tử. Đồng tử quay lại, Câu Chi bèn dơ ngón tay lên. đồng tử thoát nhiên hiểu thấu. Thử nói xem, đồng tử thấy được đạo lý gì vậy? Lúc sắp mất, Câu Chi dạy chúng rằng, “ Ta đắc được nơi Thiên long một ngón tay Thiền cả đời dùng không hết. Các ông có muốn hiểu chăng? Rồi dơ ngón tay lên mà mất.

Sau này độc Nhãn Long Minh chiếu hỏi sư thúc là Quốc Thái Thâm rằng, “ Cổ nhân nói Câu Chi chỉ đọc ba dòng chữ mà được tiếng vượt hơn mọi người. Làm thế nào có thể nêu ba dòng chữ kia lên cho thiên hạ được?” Thâm cũng dơ một ngón tay lên. Minh Chiếu nói, “ Nếu không nhân ngày hôm nay , làm sao tôi quen được người khách Qua Châu?” Thử nói xem, ý thầy ta muốn nói gì?

Bí Ma bình sinh chỉ dùng một cái chỉa ba. Đả Địa hòa thượng bình sinh bất cứ có ai hỏi gì cũng chỉ đầp xuống đất một cái. Sau này có người giấu mất cái gậy của thầy ta đi rồi hỏi, “ Phật là gì?” Đả Địa chỉ há to miệng ra . Đây cũng là những phương pháp mà cả đời dùng không hết.

Vô Nghiệp nói, “ Tổ Đạt Ma quán thấy đất này (Trung Hoa) có căn khí đại thừa, nên truyền tâm ấn để chỉ dạy những kẻ lạc nẻo mê. Những người đắc được (tâm ấn) chẳng còn phải so đo giữa ngu với trí, phàm với thánh. Nhiều giả không bằng một chút thật. Kẻ đại trượng phu hẳn sẽ lập tức ngơi nghỉ ngay, dứt bặt vạn duyên, vượt qua dòng sinh tử, thoát ra ngoài các khuôn khổ bình thường. Dù có quyến thuộc trang nghiêm đi nữa, không cần cầy mà tự nhiên đắc. “ Vô nghiệp bình sinh bất cứ có ai hỏi gì cũng chỉ nói, “Đừng vọng tưởng.” Cho nên mới có câu nói, “ Thầu được một đối tượng thì ngàn vạn đối tượng trong một lúc thấu được cà. Hiểu được một phương tiện, thì đột nhiên hiểu được ngàn vạn phương tiện.”

Người bây giờ thì không như thế, chỉ chìm đắm trong ý niệmkiến chấp, không hiểu được chỗ giác ngộ của cổ nhân. Câu Chi há không có phương pháp nào để thay đổi sao? Tại sao lại chỉ dùng một ngón tay? Cần phải biết rằng chính ở chỗ này mà Câu Chi vì người khác một cách sâu xa mật thiết làm sao!

Các ông có muốn biết phương pháp giữ gìn sức lực không? Trở lại với câu nói của Viên Minh, “Lạnh thì cả trời đất lạnh, nóng thì cả trời đất nóng.” Sơn hà đại địa vượt lên lừng lững, sâm la vạn tượng trườn xuống gập ghềnh. Biết tìm một ngón tay Thiền ở đâu đây?

TỤNG: 

Thâm ái Câu Chi khéo dạy người

Vũ trụ vốn không nào có ai?

Từng thả nhánh bè trong biển lớn,

Sóng đêm đẩy tới con rùa mù.

BÌNH: Tuyết Đậu rất là thông thạo văn chương. Thầy rất thích tụng các công án bí hiểm.” Thâm ái Câu Chi khéo dạy người,vũ trụ vốn không nào có ai?” Học giả ngày nay khen chê cổ nhân, hoặc chủ hoặc khách, một vấn một đáp, Tuyết Đậu nêu lên ngay cả, đó chính là cách giúp người khác của thầy ta. Cho nên mới nói, “ Thâm ái Câu Chi khéo dạy người.” Thử nói xem, tại sao Tuyết Đậu lại thương mến Câu Chi? kể từ tạo thiên lập địa đến nay từng có ai? Chỉ có một mình lão Câu Chi mà thôi. Nếu như là người khác thế nào cũng ôm đồm, chỉ có mình Câu Chi là có thể dùng một ngón tay Thiền cho đến khi già chết.

Người ta thường giải thích lầm lạc rằng, “ Sơn hà đại địa cũng không, nhân cũng không, pháp cũng không. Dù cho vũ trụ đột nhiên biến thánh không thì cũng chỉ còn một mình lão Câu Chi này mà thôi.” Song chẳng có gì nhằm nhò đến công án này cả.

“Từng thả nhánh bè trong biển lớn.” Ngày nay người ta gọi đó là biển sinh tử. Chúng sinh ngụp lặn trong biển nghiệp, không hiểu rõ chính mình, chẳng bao giờ thoát khỏi được. câu Chi dùng từ bi mà tiếp vật, ở trong biển sinh tử dùng một ngón tay Thiền mà cứu thiên hạ, giống như thể ném nhánh cây nổi xuống để cứu con rùa mù, khiến chúng sinh qua được bờ bến kia.

“Sóng đêm đẩy tới con rùa mù.” Kinh Pháp Hoa nói, “Như con rùa chột bám vào nhánh cây nổi mà thoát khỏi chết chìm.” Khi bậc thiện tri thức tiếp được một kẻ như rồng như cọp, khiến gã hướng về thế giới có Phật để cùng làm chủ khách, về thế giới không có Phật để cắt đoạn đường nối. Tiếp được con rùa mù thì làm được gì?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15055)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13499)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15211)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16607)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13274)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12630)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13518)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13493)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12810)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12117)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12036)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12702)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11557)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11837)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11208)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13345)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13231)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11638)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12227)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12398)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12029)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12788)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12422)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12260)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12321)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12057)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11977)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11268)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11409)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12415)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12508)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12036)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13001)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12104)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12647)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13055)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14005)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12774)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14905)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11969)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12216)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12926)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12806)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14840)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12804)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15440)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12626)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13254)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14296)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15607)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13780)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13170)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13619)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12515)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12116)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12940)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13034)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13270)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21381)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143938)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant