Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Tám Mươi Mốt: Dược Sơn Bắn Nai

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15707)
Tắc thứ Tám Mươi Mốt: Dược Sơn Bắn Nai

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 9

TẮC THỨ TÁM MUƠI MỐT

DƯỢC SƠN BẮN NAI

 

THÙY: Giựt cờ cướp trống, ngàn thánh không dò. Cắt đứt lầm lẫn, vạn cơ không đến. Không phải thần thông diệu dụng, chẳng phải bổn thể như thiên. Thử nói xem, bằng vào đâu mà đạt được sự kỳ đặc như vậy?

CỬ: Có ông tăng hỏi Dược Sơn, trên đất bằng cỏ thấp, có từng bầy nai, làm thế nào để bắn được con nai của loài nai? Dược Sơn nói, “Xem tên đây!” Ông tăng bèn ngã xuống. Dược Sơn nói, “Thị giả đâu kéo cái ngã chết này ra ngoài xem.” Ông tăng bèn đi. Dược Sơn nói, “Những kẻ chơi với đất bùn như thế này đến bao giờ mới dứt.”

Tuyết Đậu niệm rằng, “Ba bước tuy sống, năm bước phải chết.”

BÌNH: Công án này trong Tào Động gọi là “mượn sự mà hỏi.” Cũng gọi là “câu hỏi để biện chủ nhân.” Loại công án này được dùng để minh giải cơ biến hiện tiền. Bình thường thì nai rất dễ bắn. Chỉ có con nai này thường mài sừng của nó nơi vách đá, cho nên sừng của nó sắc như thể kiếm. Nó dùng chính thân của mình ra mà che chở bầy nai khiến cho cọp cũng không đến gần được.

Ông tăng này cũng rất là tỉnh táo dẫn việc đó ra để hỏi Dược Sơn để minh giải đệ nhất cơ.Dược Sơn nói, “Xem tên đây!” Đúng là bậc tông sư chuyên gia, kỳ đặc hết sức, giống như đá lửa điện chớp.

Há không nghe chyện lúc Tam Bình mới đến tham kiến Thạch Củng, Thạch Củng vừa thấy Tam Bình đến đã làm ra vẻ như đang giương cung rồi nói, “xem tên đây!” Tam Bình vạch ngực ra nói, “Đây là tên giết người hay tên cứu người?” Thạch Củng nói, “Ba mươi năm nay một cây cung hai mũi tên, hôm nay chỉ bắn được một nữa thánh nhân.” Rồi bèn bẻ cung tên đi.

Sau đó Tam Bình thuật lại cho Đại Điên. Đại Điên nói, “Đả là tên cứu người thì tại sao còn phải dựa trên cây cung mà phân biện?’ Tam Bình không nói gì được. Đại Điên nói, “Ba chục năm sau muốn có người thuật lại lời này rất là khó.”

Pháp Đăng có bài tụng rằng, “Xưa có thầy Thạch Củng, gác cung tên ngồi đó. Cứ thế ba mươi năm, không có một người hiểu, kịp khi Tam Bình đến, cha con khế hợp nhau. Suy nghĩ cặn kẽ lại, họ bắn trên ụ đất.”

Sách lược của Thạch Củng cũng giống y như thể sách lược của Dược Sơn. Tam Bình có mắt trên đỉnh đầu cho nên chỉ trong một câu là trúng đích. Giống y như thể Dược Sơn nói, “Xem tên đây!” Ông tăng kia bèn giả dạng làm con nai ngã xuống. Ông tăng kia kể cũng là một chuyên gia, có điều có đầu mà không có đuôi. Ông ta đặt hầm bẫy toan bẫy Dược Sơn. Song làm sao được khi mà Dược Sơn là bậc chuyên gia, vẫn tiếp tục bức ông ta. Lúc Dược Sơn nói, “Thị giả đâu kéo cái gã chết này ra ngoài xem” giống như thể thầy ta khai triển mặt trận của mình ra trước mặt. Ông tăng kia bèn bỏ đi. Đúng thì có đúng, có điều chưa thánh thoát và tay chân hãy còn dính dấp. Cho nên Dược Sơn nói, “ Những kẻ chơi với đất bùn như thế này đến bao giờ mới dứt.” Dược Sơn lúc ấy nếu không nói câu kết luận này, có lẽ đã bị thiên hạ phê bình suốt thiên cổ rồi.

Dược Sơn nói, “Xem tên đây!” Ông tăng kia bèn ngã xuống. Thử nói xem, đó có phải là hiểu hay không? Nếu bào là hiểu thì tại sao Dược Sơn lại bảo là những kẻ chơi với bùn gì đó. Điều này có vẻ ác hết sức.

Có ông tăng hỏi Đức Sơn, “Lúc người học cầm Mạc Da kiếm toan lấy đầu thầy thì như thế nào?” Đức Sơn đưa cổ ra rồi hét. Ông tăng nói, “Đầu thầy đã rụng rồi.” Đức Sơn cúi đầu quay về phương trượng. Nham Đầu hỏi một ông tăng,” Từ đâu tới?” Ông tăng nói, “Từ Tây Kinh tới.” Nham Đầu hỏi, “Kể từ sau nạn Hoàng Sào có còn thu kiếm được chăng?” Ông tăng nói, “Được”. Nham Đầu đưa cổ tới trước rồi hét. Ông tăng nói, “Đầu thầy đã rụng rồi.” Nham Đầu cười ầm lên. Những công án này đều là những cơ bẫy hổ, giống như công án này. Dược Sơn nhìn thấu ông tăng kia, cho nên tiếp tục bức tới mà thôi.

Tuyết Đậu nói, “Ba bước tuy sống, năm bước phải chết.” Ông tăng kia tuy rằng rất biết xem tên, cho nên mới nằm xuống. Dược Sơn nói, “Thị giả đâu kéo cái gã chết này ra ngoài xem.” Ông tăng bèn bỏ đi. Tuyết Đậu nói, “Chỉ e rằng ông ta không sống được ngoài ba bước. Nếu như lúc ấy ông ta nhảy ra ngoài được năm bước, người trong thiên hạ hẳn chẳng làm gì được ông ta.

Các bậc chuyên gia gặp nhau, cần phải có sự thay đổi ngôi chủ khách từ đầu đến cuối, không có gián đoạn, lúc ấy mới có phần tự do tự tại. Lúc ấy ông tăng kia đã không tiếp tục được từ đầu đến cuối, cho nên mới bị Tuyết Đậu phê phán. Cuối cùng Tuyết Đậu lại dùng lời của ông ta mà rụng rằng:

TỤNG

Nai của nai,

Ngài nhìn xem.

Bắn một tên,

Chạy ba bước.

Năm bước nếu sống,

Thành bầy đuổi cọp.

Mắt chính xưa nay cho thợ săn,

Tuyết Đậu lớn tiếng bảo xem tên!

BÌNH: “Nai của nai, ngài nhìn xem.” Các nạp tăng cần phải có mắt của con nai chúa có sứng của con nai chúa, phải có cơ quan phải có sách lược. Dù cho đó là mãnh hổ có cánh mèo rừng có sừng, con nai chúa vẫn giữ được thân mình không bị hại. Lúc ông tăng kia nằm xuống, có ý nói rằng, “Tôi chính là nai chúa.” Bắn một tên, chạy ba bước,” Dược Sơn nói, “Xem tên đây.” Ông tăng bèn nằm xuống. Dược Sơn nói, “Thị giả đâu kéo cái gã chết này ra ngoài xem.” Ông tăng này bèn bỏ đi. Hay lắm, nhưng mà ông ta chỉ đi được ba bước mà thôi.

“Năm bước nếu sống, thành bầy đuổi cọp.” Tuyết Đậu nói, “Chỉ e rằng trong vòng năm bước là ông ta chết mất. Nếu như lúc ấy mà ông ta có thể nhảy ra được năm bước mà vẫn còn sống, thì ông ta hẳn đã có thể kết hợp được bầy lũ để mà đuổi cọp rồi.” Sừng của con nai chúa sắc bén như mũi thương, ngay cả cọp trông thấy cũng phải sợ mà bỏ chạy. Đây là con nai chúa, thường lãnh đạo bầy nai đuổi cọp qua núi khác.

Cuối cùng Tuyết Đậu tụng Dược Sơn ngay lúc ấy có chỗ xuất thân “Mắt chính xưa nay cho thợ săn.” Dược Sơn giống như một thợ săn biết bắn, còn ông tăng kia thì giống như con nai. Tuyết Đậu lúc ấy nhận thượng đường thuật lại lời này, cuối cùng kết luận trong vài lời, nói lớn một câu rằng, “Xem tên!” Lúc ấy kẻ đứng hay người ngồi gì cũng chẳng động đậy được.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15055)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13499)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15210)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16593)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13272)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12629)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13518)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13491)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12810)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12114)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12035)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12702)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11557)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11836)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11205)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13344)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13229)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11636)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12227)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12397)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12026)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12788)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12421)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12259)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12320)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12056)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11975)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11267)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11409)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12413)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12505)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12033)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13000)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12100)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12645)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13053)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14002)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12773)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14905)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11969)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12216)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12925)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12801)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14835)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12799)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15438)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12626)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13253)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14296)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15607)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13778)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13170)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13615)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12514)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12113)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12938)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13031)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13268)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21378)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143917)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant