Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Hai Mươi Lăm: Liên Hoa Trụ Trượng

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15604)
Tắc thứ Hai Mươi Lăm: Liên Hoa Trụ Trượng

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 3

TẮC THỨ HAI MƯƠI LĂM

LIÊN HOA TRỤ TRƯỢNG

 

THÙY: Cơ không rời vị, rơi vào biển độc. Lời không kinh quần, vướng vào tầm thường. Hốt nhiên như ánh đá lửa phân biệt được tăng tục. Biện được sát hoạt trong ánh điện chớp, mới có thể tề bình mười phương, sừng sững như núi cao ngàn thước. Biết đó là thời tiết gì chăng? Xin nêu lên thử xem.

CỪ: Liên Hoa Phong Am Chủ dơ gậy lên dạy chúng rằng, “Cổ nhân đã đến đây, tại sao không chịu ở lại?” Trong chúng không ai nói gì, Am Chủ mới tự trả lời rằng, “Bởi vì họ không đắc lực trên đường.” Rồi lại nói tiếp, “Rốt cuộc như thế nào?” Rồi lại tự trả lời, “Vác gậy trên vai chẳng màng ai, đi thẳng lên trăm ngàn đỉnh cao.”

BÌNH: Các ông có phán xét được Liên Hoa Phong Am Chủ chăng? Gót chân của thầy ta vẫn chưa chấm đất. Vào đầu thời đại của chúng ta (nhà Tống) thầy ta dựng am trên đỉnh Liên Hoa trên núi Thiên Thai. Các bậc cổ nhân sau khi đắc đạo, thường ở trong lều tranh hang đá, nấu rau dãi trong nồi mẻ mà sống qua ngày. Không cầu danh lợi, phóng khoáng tùy duyên. (Thỉnh thoảng) dạy một lời then chốt, chỉ vì muốn đền ơn Phật, Tổ và truyền tâm ấn của Phật.

Mỗi khi thấy có ông tăng nào đến, Am Chủ thường dơ gậy lên nói, “ Cổ nhân đã đến đây, tại sao không chịu ở lại?.Trước sau hơn hai mươi năm mà rốt cuộc chưa từng có một người nào trả lời được. Chỉ một câu hỏi này thôi mà có cả quyền thực, chiếu dụng. Nếu như các ông đã biết cái bẫy của thầy ta, chẳng cần phải nắm vào làm gì. Nhưng mà thử nói xem, tại sao suốt hơn hai mươi năm mà thầy ta lại chỉ hỏi mỗi câu hỏi này? Đã là hành vi của bậc tong sư, tại sao lại chỉ nắm giữa một phía? nếu như các ông hiểu được điều này, đương nhiên sẽ không còn đi vào lối của tình trần.

Suốt trong hai mươi năm ấy có biết bao nhiêu người trình bày biện bạch, đưa ra kiến giải, giở hết tài nghệ của mình ra. Thí như có người nói được đi nữa, cũng chẳng đạt đến được chỗ cực tắc của Am Chủ. Hà huống tuy rằng việc này không ở nơi ngôn cú, song nếu khôngngôn cú thì làm sao phân biệt được? Há không nghe nói, “Đạo vốn vô ngôn, nhân ngôn hiển đạo” sao?Cho nên chỗ chính yếu để thử thách người khác là họ vừa mở miệng mình đã biết ngay âm thanh.

Cổ nhân dạy một câu nửa câu chẳng có ý gì khác, chỉ muốn xem các ông có biết có hay không mà thôi. Am Chủ muốn xem các ông có biết có hay không mà thôi. Am Chủ thấy người khác không hiểu cho nên mới tự trả lời rằng, “ Bởi vì nó không đắc lực trên đường.” Nhìn xem thầy ta nói được một cách khế cơ khế lý làm sao! Có bao giờ lạc mất tong chỉ đâu? Cổ nhân nói, “Nghe lời phải hiểu tông, đừng tự lập qui củ.” Người ngày nay vừa chạm phải đã nghĩ là mình đắc. Đắc thì đắc, song tại sao vẫn cứ một đầu lúng túng. Khi đến trước mặt một chuyên gia, thường có ba lời căn bản: “ấn không , ấn bùn , ấn nước,” để thử thách họ.Lúc ấy mới thấy rằng cũng giống như muốn nhét cọc vuông vào lỗ tròn, không thể nào mà vào được.

Đến chỗ này rồi, kiếm đâu ra được một người đồng đắc đồng chứng đây? Nếu như gặp được người biết là có, thì cứ mở rộng long mà giải bày. Có gì bất khả đâu? Nếu như không gặp được người, thì cứ giữ kín trong lòng. Tôi xin hỏi các ông, gậy là vật mà các ông tăng thường dung, tại sao Am Chủ lại nói là nó không đắc lực trên đường? Với lại cổ nhân đã đến đây tại sao không chịu ở lại? Bụi vàng tuy thực là quí song lúc nó bay vào mắt lại làm người ta mù.

Thạch Thất Thiện Đạo Hòa Thượng lúc bị nạn (khi Phật Giáo bị đàn áp vào năm 845) thường đưa gậy ra dạy chúng rằng, “Quá khứ chư Phật cũng thế, vị lai chư Phật cũng thế, hiện tiền chư Phật cũng thế.”

Một hôm trước tăng đường Tuyết Phong dơ gậy lên dạy chúng rằng.Cái này chỉ cho những người trung và hạ căn mà thôi. Lúc ấy có ông tăng bước ra hỏi, “Hốt nhiên gặp người thuộc căn cơ thượng thượng đến thì như thế nào?” Tuyết Phong nhặt gậy lên rồi bỉ đi. Vân Môn nói, “Tôi thì không giống như Tuyết Phong nhặt gậy lên rồi bỏ đi. Vân Môn nói, “ Tôi thì không giống như Tuyết Phong trong vấn đề dẹp tan những lúng túng.” Có ông tăng hỏi, “Chưa rõ hòa thượng thì như thế nào?” Vân Môn bèn đánh ông ta.

Phàm việc tham vấn, chẳng có gì nhiều nhặn cả.Chỉ vì các ông bên ngoài thì thấy có Phật để cầu, dưới thì thấy có chúng sinh để độ. Cần phải một lúc nhổ ra hết, sau đó trong suốt mười hai giờ, đi đứng nằm ngồi gì đều họp thành một thể. Lúc ấy tuy ở trên đầu một sợi lông mà vẫn thấy khoảng khoát như đại thiên thế giới, dù ở trong vạc dầu sôi mà vẫn như thể nơi an lạc quốc độ. Tuy ở giữa thất trân bát bảo mà vẫn tựa như ở trong lều tranh mái cỏ. Nếu như các ông là các tay chuyên gia thong suốt, các ông có thể đạt đến chỗ thật của cổ nhân một cách tự nhiên mà chẳng phí chút sức lực nào.

Am Chủ thấy không ai với tới được chỗ thâm sâu của mình cho nên mới lại nói, “ Rốt cuộc thì như thế nào?” Thiên hạ lại vẫn chẳng làm gì được, cho nên lại nói, “ Vác gậy trên vai chẳng màng ai, đi thẳng lên trăm ngàn đỉnh cao.” Thế nào là ý nghĩa của câu nói này? Thử nói xem, Am Chủ chỉ chỗ của thầy ta? Quả thật rằng có mắt trong lời, ngoài lời có ý. Tự đứng lên tự ngã xuống, tự buông bỏ tự nắm giữ.

Há không nghe chuyện Nghiêm Dương Tôn Giả trên đường gặp một ông tăng. Nghiêm Dương dơ gậy lên hỏi, “ Cái gì đây?” Ông tăng nói, “không biết.” Nghiêm Dương nói, “ Có mỗi một cái gậy mà ông cũng không biết!” Nghiêm Dương lại cầm gậy trên mặt đất nói, “ Biết chứ?” Ông tăng nói, “ Không biết.” Nghiêm Dương nói, “Cái lỗ trên mặt đất mà ông cũng không biết?” Nghiêm Dương lại gánh gậy lên vai, nói, “Hiểu không?” Ông tăng nói, “Không hiểu.” Nghiêm Dương nói, “Vác gậy lên vai chẳng màng ai, đi thẳng lên trăm ngàn đỉnh cao.” Cổ nhân đã đến đây , tại sao không chịu ở lại?”

Tuyết Đậu có bài tụng rằng, “ Ai kẻ gặp cơ duyên? Nêu lên không lừa dối. Người như thế thật hiếm, xô ngã cả đỉnh cao. Nấu chảy cả huyền vi, trùng quan đã mở rộng. Chuyên gia chưa cùng về, ngọc thỏ chợt tròn chợt khuyết.Kim ô bay mà không bay, lão Lô không biết đi về đâu, mây trắng nước trôi đều lưu luyến.”

Tại sao sư núi tôi lại nói, “ Sau đầu thấy má, đừng nên qua lại”? Vừa toan so đo là các ông đã vướng vấp trong núi tối hang ma rồi. Nếu như các ông thấy được suốt đủ được lòng tin thì ngàn người vạn người không chi phối mà cũng chẳng làm gì được các ông. Bị dồn này đẫy, các ông sẽ biết sát hoạt một cách tự nhiên. Tuyết Đậu hiểu ý của Am Chủ khi thầy ta nói, “Đi thằng lên trăm ngàn đỉnh cao.” Mới bắt đầu làm bài tụng. Nếu như các ông muốn biết ý hướng (của công án) xin xem tụng của Tuyết Đậu.

TỤNG

Bụi trần trong mắt đất trong tai,

Trăm ngàn đỉnh cao không chịu ở.

Nước chảy hoa trôi quá bang bạc,

Nhướng mắt lên nhìn đi về đâu?

BÌNH: Tuyết Đậu tụng hết sức là tuyệt, có chỗ chuyển than và không nệ vào một góc. Lập tức thầy ta nói, “ Bụi trần trong mắt đất trong tai.” Câu này tụng Liên Hoa Phong Am Chủ. Các nạp tăng đến chỗ này, trên không có gì để kính ngưỡng, dưới cắt đứt hết tự ngã, bất cứ lúc nào cũng như ngớ như ngẫn. Há không nghe Nam Tuyền nói, “ Những người học đạo mà như si độn thì thật là khó kiếm.” Pháp Đăng nói, “ Ai hiểu được ý này, khiến tôi nhớ Nam Tuyền.” Nam Tuyền lại nói, “ Bảy trăm cao tăng đều là những người hiểu Phật pháp. Chỉ có Lô hành giả là không hiểu Phật pháp, mà chỉ hiểu đạo, cho nên mới được y bát của (Ngũ Tổ)”. Thử nói xem Phật pháp và đạo cách nhau bao xa?

Tuyết Đậu nêu rằng, “ Cát không vào được mắt, nước không vào được tai. Thảng hoặc có một người như thế, có đủ đức tin, nắm giữ chắc chắn, kẻ ấy hẳn không bị người khác lừa dối. Ngôn giáo của Phật với Tổ lúc ấy chỉ còn là những tiếng huyên náo vô nghĩa mà thôi. Xin mời các ông treo cao bát và túi, bẻ gãy gậy đi, rồi làm các vô sự đạo nhân mà thôi.” Tuyết Đậu cũng nói, “ Mắt chứa được núi Tu Di, tai chứa được nước biển lớn. Có một loại người, chịu sự thương lượng của người khác. Ngôn giáo của Tổ, Phật lúc ấy như thể rồng gặp nước cọp dựa núi. Người ấy nên nhặt bát và túi vác gậy trên vai. kẻ ấy cũng là một vô sư đạo nhân.” Tuyết Đậu lại nói,” Như thế cũng không được mà không như thế cũng không được. Rốt cuộc chẳng có gì là nhằm nhò cả.”

Trong ba loại vô sự đạo nhân kia, nếu như chọn một làm thầy, thì phải là cái người đúc sắt này mới đúng. Tại sao vậy? Người này dù gặp cảnh giới ác hay gặp cảnh giới kỳ đặc, đối với gã cũng đều y như mộng cả. Kẻ ấy không biết có lục căn mà cũng chẳng biết sáng tối. Dù cho đến được cảnh giới này, kỵ nhất vẫn cứ là đừng ôm giữ tro lạnh lửa chết, cũng như đừng lạc vào nơi tối ám âm u. Cũng vẫn cần phải có một con đường để chuyển than mới được. Há không nghe cổ nhân nói, “Đừng nắm giữ màu xanh của cỏ lạ trên vách núi lạnh, ngồi như mây trắng tông môn không huyền diệu.” Cho nên Liên Hoa Phong Am Chủ mới nói, “ Bởi vì nó không đắc lực trên đường.” Phải lên ngàn vạn đỉnh cao thì mới được. Nhưng mà thử nói xem, “ Ngàn vạn đỉnh cao là gì?”

Tuyết Đậu chỉ thích Am Chủ nói, “ Vác gậy trên vai chẳng màng ai, đi thẳng lên ngàn vạn đỉnh cao.” Cho nên mới tụng ra. Thử nói xem, Am Chủ đi về đâu? Có còn ai biết thầy ta đi về đâu chăng? Nước chảy hoa trôi quá bang bạc.” Hoa rụng tơi tả, nước chảy dật dờ. Đối với kẻ có căn cơ như thiểm điện, trước mắt là gì? “ Nhướng mắt lên nhìn đi về đâu?” Tại sao chính Tuyết Đậu cũng không biết thầy ta đi về đâu?” Cũng giống như sư núi tôi nói vừa rồi mới dơ phất trần lên. Thử nói xem, hiện giờ nó ở đâu? Nếu như các ông thấy được, các ông có thể cùng tham Thiền với Liên Hoa Phong Am Chủ. Nếu chưa được như thế, xin quay về phòng của mình mà quán sát cho cặn kẽ xem.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14978)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13423)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15094)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16452)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13201)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12554)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13427)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13384)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12733)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12049)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11941)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12615)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11444)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11752)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11130)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13259)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13137)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11552)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12139)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12337)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11913)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12711)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12334)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12163)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12220)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11975)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11932)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11197)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11340)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12351)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12447)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11977)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12933)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12012)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12587)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12976)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13914)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12712)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14843)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11897)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12159)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12865)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12748)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14740)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12715)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15367)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12557)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13191)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14201)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15517)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13715)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13116)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13541)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12434)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12052)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12866)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12942)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13165)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21300)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143550)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant