Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Chín Mươi Bốn: Thấy Cái Không Thấy Trong Kinh Lăng Nghiêm

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15123)
Tắc thứ Chín Mươi Bốn: Thấy Cái Không Thấy Trong Kinh Lăng Nghiêm

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 10

TẮC THỨ CHÍN MƯƠI BỐN

THẤY CÁI KHÔNG THẤY TRONG KINH LĂNG NGHIÊM

 

THÙY: Một câu trước tiếng, ngàn thánh không truyền. Một sợi trước mặt, mãi mãi không đứt. Tự tại thánh thoát, trâu trằng trên đất. Mắt chăm chú tai chăm chú, kim mao sư tử. Tạm gác những cái này qua một bên, thử nói xem, trâu trắng trên mặt đất rộng là gì?

CỬ: Kinh Lăng Nghiêm nói, “Lúc tôi không thấy, tại sao ông không thấy cái chỗ không thấy của tôi. Nếu như ông thấy chỗ không thấy của tôi thì tự nhiên đó lại không phải là cái tướng của cái không thấy kia nữa. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật nữa, tại sao đó lại không phải là ông?”

BÌNH: Kinh Lăng Nghiêm nói, “Lúc tôi không thấy ,tại sao các ông không thấy cái chỗ không thấy của tôi. Nếu như các ông thấy cái chỗ không thấy của tôi thì tự nhiên đó lại không phải là cái tướng của cái không thấy kia nữa. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật nữa, tại sao nó lại không phải là ông?” Ở đây Tuyết Đậu không dẫn đủ cả đoạn văn, nếu như dẫn đủ cả đoạn thì có thể thấy rõ hơn. Kinh nói, “Nếu như thấy là một vật thì các ông có thể thất cái thấy của tôi. Nếu cũng cái thấy đó được gọi là thấy (cái thấy của) tôi, lúc tôi không thấy, tại sao các ông không thấy chỗ không thấy của tôi? Nếu như các ông thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên đó không phải là cái tướng của không thấy. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên no không phải là một vật; tại sao nó lại không thấy. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật; tại sao nó lại không phải là các ông?” Lời rất dài không ghi cả lại ở đây. A Nan nói, “Các đèn và cột trụ trên thế giới này đếu có thể được đặt tên, tôi vẫn còn muốn Phật chỉ ra cái diệu tính nguyên minh, gọi cái đó là gì, xin cho tôi biết ý của Phật?” Đức Thế Tôn nói, “Tôi thấy đài hương.” A Nan nói, “Tôi cũng thấy đài hương, làm sao ông thấy được?” A Nan nói, “Lúc tôi không thấy thì chính tôi biết, lúc ông nói ông không thấy thì chính ông biết. Chỗ không thấy của người khác, làm sao ông biết được?” Cổ nhân nói đến chỗ này rồi các ông chỉ có thể tự biết được?” Cổ nhân nói đến chỗ này rồi các ông chỉ có thể tự biết thôi chứ không thể giải thích cho người khác được. Giống như đức Thế Tôn nói, “Lúc tôi không thấy,tại sao ông không thấy cái không thấy của tôi? Nếu như các ông thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên đó không phải là cái tướng của cái không thấy. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật; tại sao nó lại không phải là ông?” Nếu các ông nói rằng các ông coi thấy như là một vật, các ông chưa thể tẩy hết các dấu tích được. ”Tôi không thấy” giống như con linh dương đeo sừng. Lúc âm thanh tiếng vọng, dấu vết tung tích, khí tức đều tuyệt, các ông nhắm vào đâu mà rờ rẫm đây? Ý của Kinh lúc đầu thì túng phá lúc sau lại đoạt phá. Tuyết Đậu vượt ra ngoài con mắt của giáo mà tụng, thầy ta không tụng vật mà cũng chẳng tụng cái thấy, chỉ tụng thấy Phật mà thôi.

TỤNG

Toàn với toàn bò đều chướng mắt,

Các bậc chuyên gia cũng mô tả.

Nếu như muốn gặp lão mặt vàng,

Sát sát trần trần ở giữa đường.

BÌNH: “Toàn với toàn bò đều chướng mắt.” Kinh Niết Bàn nói về một bọn người mù sờ voi rồi mỗi người đưa ra một thiển ý. Có ông tăng hỏi Ngưỡng Sơn, “Có người hỏi về Thiền về đạo Hòa Thượng bèn vẽ một vòng tròn rồi viết một chữ ‘bò’ trong ấy, ý của Hòa Thượng là như thế nào?” Ngưỡng Sơn nói, “Cái đó cũng chỉ là một việc vớ vẩn mà thôi, nếu như ông hiểu ngay được nó không phải là từ bên ngoài mà đến. Nếu như ông không hiểu ngay được, nhất định là ông không hiểu đâu. Tôi thử hỏi ông điều này, các bậc tôn túc ở các nơi chỉ ra trên người ông cái gì là Phật tính? Ông xem nó là cái có nói hay cái im lặng? Hay là cái không nói mà cũng chẳng im lặng? Hay các ông coi rằng tất cả là nó hay tất cả đều không là nó?Nếu như các ông coi ngôn ngữ là nó thì các ông cũng giống như người mù nắm đuôi con voi. Nếu như các ông coi im lặng là nó thì các ông cũng giống như người mù rờ tai con voi. Nếu như các ông coi không phải ngôn ngữ hay khôn phải im lặng là nó thì các ông cũng giống như người mù rờ vòi voi. Nếu như các ông coi tất cả là nó thì các ông giống như người mù rờ bốn chân con voi. Nếu như các ông coi tất cả đều không phải là nó thì các ông vứt bỏ con voi mà rơi vào không kiến. Những gì mà những người mù này cảm thấy thì chỉ là cùng một con voi mà họ mô tả khác nhau mà thôi. Nếu như các ông muốn khá hơn thì đừng có rờ voi, đừng nói kiến văn giác tri là nó mà cũng đừng nói là không phải.”

Lục Tổ nói, “Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng không đài. Bổn lai không một vật, chỗ nào nhuốm trần ai?” Lại cũng nói, “đạo vốn vô hình tướng, trí huệ tức là đạo. Hiểu được như thế gọi là chân Bát nhã.” Người sáng mắt nhìn thấy được toàn thể con voi, Phật kiến tính cũng giống như vậy.

“Toàn bò” phát xuất từ trong sách Trang Tử: Bào Đinh mổ bò chưa từng bao giờ thấy toàn thể bó con, cứ thuận theo lý mà cắt, lướt dao một cách tự tại, chẳng cần ra sức gì cả. Vừa mới đưa mắt nhìn đầu sừng chân thịt gì đã thấy đâu ra đấy cả rồi. Làm như thế suốt mưới chín năm mà dao vẫn sắc bén như thể mới mài xong. Đó gọi là “toàn (Thể con) bò”. Tuy rằng Bào Đinh đặc sắc như thế,Tuyết Đậu nói rằng dù cho các ông có được như thế đi nữa, toàn bò và toàn voi cũng chẳng khác gì chướng che mắt. “Các bậc chuyên gia cũng mô tả.” Dù cho là các chuyên gia đi nừa trong ấy vẫn chẳng mò mẫm ra được. Kể từ Ca Diếp cho đến các Tổ sư Ấn Độ và Trung Hoa, các lão hòa thượng cũng đều chỉ mô tả mà thôi.

Tuyết Đậu nói thẳng rằng, “Nếu như muốn gặp lão mặt vàng, sát sát trần trần ở giữa đường.” Cho nên mới có lời nói rằng muốn gặp thì gặp thẳng còn nếu như đòi tìm kiếm rồi mới gặp thì vẫn còn cách xa ngàn dặm vạn dặm. Giờ đây nếu các ông muốn gặp thì sát sát trần trần vẫn là ở giữa đường. Bình thường chúng ta nói rằng mỗi hạt bụi là một cõi Phật mỗi một chiếc lá là một Thích Ca. Dù khi tất cả tam thiên đại thiên thế giới được nhìn thấy trong một hạt bụi các ông cũng vẫn chỉ ở giữa đường mà thôi, vẫn còn một nữa quảng đường nữa. Thử nói xem, ở chỗ nào vậy? Thích Ca Lão Tử vốn không tự biết, các ông muốn sư núi tôi giải thích thì làm sao mà được?
Phần 10

TẮC THỨ CHÍN MƯƠI MỐT

TÊ GIÁC CỦA DIÊM QUAN

THÙY: Siêu tình ly kiến, cởi giây gỡ dính, đề khởi hướng thượng tông thừa, chống đỡ chính pháp nhãn tạng. Cần phải ứng đủ mười phương, rõ ràng tám hướng, đến thẳng cảnh giới như thế. Thử nói xem, còn có người cùng đắc cùng chứng cùng tử cùng sinh chăng? Thử nêu lên xem.

CỬ: Một hôm Diêm Quan gọi thị giả, “Đem cho tôi cái quạt sừng tê giác xem.” Thị giả nói, “ Quạt bị gẫy rồi.” Diêm Quan nói, “ Nếu như quạt gẫy rồi thì ông đem tê giác lại cho tôi đi.” Thị giả không trả lời được.

Đầu Tử nói, “ Không phải là tôi từ chối đem tới mà chỉ e rằng sừng trên đầu nó không toàn vẹn.” Tuyết Đậu niệm rằng, “ Tôi muốn cặp sừng không toàn vẹn.”

Thạch Sương nói, “ Nếu như tôi đem nó lại cho hòa thượng thì tôi lại không có nữa.” Tuyết Đậu niệm rằng, “ Con tê giác vẫn còn đó.”

Từ Phúc vẽ một vòng tròn rồi viết một chữ “tê” trong ấy. Tuyết Đậu niệm rằng, “ Vừa rồi đây tại sao không dắt nó tới?”

Bảo Phúc nói, “ Hòa thượng lớn tuổi rồi, đừng hỏi người khác nữa có hơn không?” Tuyết Đậu niệm rằng, “ Tiếc thay mất công mà chẳng được gì cả.”

BÌNH: Một hôm Diêm Quan gọi thị giả, “Đem cái quạt sừng tê giác đến cho tôi xem.” Việc này tuy không thuộc nơi ngôn ngữ, song nếu như muốn thử cái ý khí bình sinh của một người lại cũng cứ cần phải mượn vào ngôn ngữhiển thị. Vào ngày cuối cùng tháng cuối cùng, nếu như các ông vẫn còn ra sức được làm chủ tình thế được, thì dù cho có vạn cảnh đi nữa các ông vẫn có thể dững dưng nhìn mà chẳng bị đã động, đây có thể được gọi là công dụng không công dụng, sức mạnh không sức mạnh.

Diêm Quan tức là Tề An Thiền Sư, lúc trước có một cái quạt làm bằng sừng tê giác. Lúc đó há Diêm Quan lại không biết rằng cái quạt đã bị gẫy rồi sao? Thầy ta vẫn cố tình hỏi thị giả, thị giả nói, “ Quạt bị gẫy rồi.” Nhìn xem cổ nhân suốt hăm bốn giờ một ngày lúc nào cũng ở trong ấy, luôn luôn tiếp xúc với nó. Diêm Quan nói, “ Nếu như quạt gẫy rồi thì ông đem tê giác lại cho tôi đi.” Thử nói xem, Diêm Quan mướn tê giác để làm gì? Thầy ta chỉ muốn thử thách người khác xem họ có hiểu ý chỉ của công án hay không mà thôi.

Đầu Tử nói, “ Không phải là tôi từ chối đem nó tới mà chỉ e rằng sừng trên đầu nó không toàn vẹn.” Tuyết Đậu nói, “ Tôi muốn cặp sừng không toàn vẹn.” Thầy ta cũng dùng cơ biến ra đối lại trong câu nói ấy.

Thạch Sương nói, “Nếu như tôi đem nó lại cho hòa thượng thì tôi lại không có nó nữa.” Tuyết Đậu nói, “ Con tê giác vẫn còn đó.”

Từ Phúc vẽ một vòng tròn rồi viết một chữ “tê” trong ấy, bởi vì thầy ta là người thừa tự của Ngưỡng Sơn, cho nên bình sinh rất thích dùng cảnh để tiếp thiên hạ. Tuyết Đậu nói, “ Vừa rồi đây tại sao không dắt nó tới?” Xỏ luôn cả lỗ mũi của Từ Phúc.

Bảo Phúc nói, “ Hòa thượng lớn tuổi rồi, đừng hỏi người khác nữa có hơn không?” Lời nói nói ra một cách hết sức ẩn mật ổn thỏa. Ba lời trên vốn dễ thấy, chỉ có lời này là có ý nghĩa thâm sâu. Tuyết Đậu cũng đã phả luôn cả nó. Sư núi tôi lúc ở nơi của Khánh Tàng Chủ đã hiểu được. Thầy ta nói, “ Hòa thượng tuổi lớn già cả, được đầu quên đuôi, vừa rồi tìm cây quạt bây giờ lại kiếm tê giác. Thật là khó mà chiều ỳ, cho nên Bảo Phúc mới nói, “ Hòa thượng đừng hỏi người khác nữa có hơn không.” Tuyết Đậu nói, “ Tiếc thay mất công mà chẳng được gì cả.”

Tất cả những lời này đề thuộc vào cách thức “ hạ ngữ” ( nhận xét). Các cổ nhân nhìn thấu sự việc này, tuy rằng mỗi người khác nhau, song mỗi khi nói ra là đều bách phát bách trùng, luôn luôn có con đường xuất thân, chẳng câu nào lạc mất huyết mạch ( của tông môn) cả. Người thời nay mà bị hỏi là chỉ biết lý luận so đo, cho nên tôi mới muốn thiên hạ phải nhai nghiến vấn đề này suốt hăm bốn tiếng đồng hồ một ngày, khiến cho mọi giọt nước đều thành một giọt nước đá, tầm cầu chỗ chứng ngộ. Xem Tuyết Đậu tụng thành một chuỗi rằng:

TỤNG

Chiếc quạt tê giác dùng từ lâu,

Hỏi đến té ra chẳng ai biết.

Gió mát vô hạn với cặp sừng,

Giống như mây mưa qua khó theo.

Tuyết Đậu lại nói , “ Nếu như các ông muốn gió mát trở lại cặp sừng mọc lại , tôi xin mời các Thiền khách mỗi người nói một chuyển ngữ. Quạt đã gẫy rồi tôi muốn các ông đem tê giác lại cho tôi. Lúc ấy có ông tăng bước ra nói, “ mời đại chúng vào cả tham Thiền đường đi.” Tuyết Đậu hét nói, “ Thả câu câu kình ngư lại bắt được nhái bén.” Rồi xuống khỏi tòa.

BÌNH: “ Chiếc quạt tê giác dùng từ lâu, hỏi đến té ra chẳng ai biết.” Ai cũng có một chiếc quạt sừng tê giác, suốt hăm bốn giờ một ngày đều được nó đắc lực, tại sao lúc hỏi đến lại chẳng ai biết? Thị giả, Đầu Tử cho đến Bảo Phúc chẳng một ai biết cả. Tuyết Đậu có biết không?

Há không nghe Vô Trước đến thăm Văn Thù, lúc họ đang uống trà, Văn Thù dơ chén pha lê lên hỏi, “ Phương nam có có cái này không?” Vô Trước nói, “ Không”. Văn Thù nói, “ Bình thường họ dùng gì để uống trà?” Vô Trước không nói gì được.Nếu như các ông hiểu được cốt yếu của công án này, các ông sẽ biết được rằng sừng tê giác có vô hạn gió mát, lại cũng thấy được cặp sừng lừng lững trên đầu tê giác.

Bốn lão hán này ăn nói như vầy giống nư mây sớm mưa chiều; một khi đã qua khó mà đuổi theo được. Tuyết Đậu lại nói, “ Nếu như các ông muốn gió mát trở lại cặp sừng mọc lại, tôi xin mời các Thiền khác mỗi người nói một chuyển ngữ. Quạt đã gẫy rồi tôi muốn các ông đem tê giác lại cho tôi.” Lúc ấy một Thiền khách bước ra nói, “ Mời đại chúng vào cả tham Thiền đường đi.” Ông tăng này đoạt mất quyền bính của người chủ. Tuy rằng ông ta nói được một cách hết sức là xít xao song lại chỉ mới nói được có tám phần mà thôi. Nếu như các ông muốn cả mười phần, thì cứ lật đổ giường Thiền cho ông ta. Thử nói xem, ông tăng này có hiểu tê giác hay không? Nếu như không hiểu, ông lại biết cách nói như thế. Nếu như ông ta hiểu, tại sao Tuyết Đậu lại không chịu chấp nhận ông ta? Tại sao Tuyết Đậu lại nói, “ Thả câu câu king ngư lại bắt được nhái bén?”

Thử nói xem, rốt cuộc là như thế nào? Các ông cử chỉ nên vô sự, thử niêm xuyết xem sao!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15042)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13485)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15179)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16563)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13253)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12612)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13506)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13461)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12798)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12089)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12011)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12688)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11533)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11823)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11187)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13323)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13208)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11621)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12206)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12382)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11998)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12774)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12403)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12228)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12307)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12048)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11963)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11254)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11401)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12400)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12491)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12020)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12991)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12066)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12628)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13040)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13978)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12768)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14886)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11943)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12200)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12906)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12783)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14808)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12787)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15423)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12609)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13243)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14275)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15579)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13761)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13154)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13593)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12509)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12098)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12924)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13019)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13254)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21360)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143753)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant