Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Năm Mươi Bảy: Chí Đạo Vô Nam Của Triệu Châu

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15168)
Tắc thứ Năm Mươi Bảy: Chí Đạo Vô Nam Của Triệu Châu

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 6

TẮC THỨ NĂM MƯƠI BẢY

CHÍ ĐẠO VÔ NAN CỦA TRIỆU CHÂU

 

THÙY: Trước khi thấu được, (công án) giống như thể núi bạc tường sắt. Cho đến khi thấu được rồi thì chính mình là núi bạc vách sắt. Nếu như có người hỏi, “Như thế nào?” Chỉ cần nói với người ấy rằng, “Nếu như có thể ở nơi (công án này) mà lộ được một cơ, thấy được một cảnh, cắt đứt được câu nói, chẳng thông phàm thánh, chưa hẳn đã là ngoài khả năng của mình.” Còn nếu như chưa được như thế, hãy xem gương người xưa.

CỬ: Có ông tăng hỏi Triệu Châu, “Đạo lớn không khó, chỉ đừng so đo. Thế nào là đừng so đo?” Triệu Châu nói, “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.” Ông tăng nói, “Đó vẫn còn là so đo.” Triệu Châu nói, “Đồ nhà quê! So đo ở chỗ nào đâu?” Ông tăng kia không nói gì được.

BÌNH: Ông tăng hỏi Triệu Châu về câu “Đạo lớn không khó, chỉ đừng so đo.” trong Tín Tâm Minh của Tam Tổ (Tăng Sán). Ông ta nói thẳng ngay câu ấy ra. Có biết bao nhiêu là người hiểu lầm. Tại sao vậy? Theo họ thì đạo lớn không khó mà cũng không không khó, chỉ có điều đừng nên so đo mà thôi. Nếu như các ông hiểu như vậy, thì dù có một vạn năm nữa các ông cũng chẳng thấy được dù là trong mộng.

Triệu Châu thường dùng lời này ra hỏi thiên hạ. Ông tăng này lại đi đem câu hỏi này ra hỏi Triệu Châu. Nếu như dựa vào ngôn ngữ mà tìm, thì ông tăng này kinh thiên động địa thật. Nếu như không ở nơi ngôn ngữ thì như thế nào? Phải tham (Thiền) thêm ba mươi năm nữa thì mới có thể xoay chuyển được cái quan kiện này. Lúc ấy các ông mới hiểu được. Muốn vuốt râu cọp thì cũng phải cậy vào chính khả năng của mình thì mới được. Ông tăng này quên cả nguy vong, dám vuốt râu cọp cho nên mới nói: “Đó vẫn còn là so đo.” Triệu Châu lập tức bịt miệng ông ta, nói ngay rằng, “Đồ nhà quê! So đo ở chỗ nào đâu?” Nếu như ông tăng này hỏi một người nào khác, hẳn người ấy đạ một phen bối rối tay chân. Song làm sao được khi lão hán này là bậc chuyên gia? Triệu Châu động ở chỗ không động được, xoay chuyển ở chỗ không thể xiay chuyển được.

Nếu như các ông hiểu thấu được tất cả những câu ác độc, cho đến thiên sai vạn trạng thì thế gian hí luận đều là đề hồ cả. Nếu như các ông có thể đạt đến chỗ chân thực, thì các ông sẽ thấy được tấm lòng của Triệu Châu rơ rỡ ra đó. “Đồ nhà quê!” là chữ của người ở Phúc Đường dùng để mắng người khác là đồ ngu ngơ không biết gì cả. Ông tăng kia nói, “Đó vẫn cứ là so đo.” Triệu Châu nói, “Đồ nhà quê! So đo ở chỗ nào đâu?” Mắt của các bậc tông sư là phải như thế, giống như Kim Xí Điểu rẽ nước bắt rồng mà nuốt. Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Sâu tựa như biển,

Kiên cố như núi.

Muỗi mòng bay lượn trong gió táp,

Kiến càng đòi lay cột trụ sắt.

So hề đo hề.

Trống vải dưới hiên.

BÌNH: Tuyết Đậu chú giải hai câu của Triệu Châu nói rằng, “Sâu tựa biển, kiên cố như núi.” Ông tăng nói, “Đó vẫn còn là so đo.” Cho nên Tuyết Đậu mới nói là ông ta giống như con muỗi bay lượn trong gió táp, con kiến đòi lay cột trụ sắt. Tuyết Đậu khen ngợi cái đại đảm của ông ta. Tại sao vậy? Đây là chỗ thụ dụng tột cùng của thiên hạ mà ông ta lại dám nói ra như thế. Triệu Châu cũng không buông tha ông ta; bèn nói, “Đồ nhà quê! So đo ở chỗ nào đâu?” Đây há không phải là gió táp với cột trụ sắt sao?

“So hề đo hề, trống vải dưới hiên.” Cuối cùng Tuyết Đậu đề lên, khiến nó sống đ5ông lại. Nếu như hiểu rõ được, thì tất cả đều do chính các ông đem ại. Tại sao vậy? Há không nghe nói muốn đạt đến chỗ thân thiết, thì đừng đem câu hỏi lại hỏi. Cho nên mới là cái trống vải dưới hiên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15055)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13499)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15210)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16594)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13272)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12629)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13518)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13492)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12810)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12116)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12035)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12702)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11557)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11836)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11205)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13344)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13229)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11636)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12227)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12397)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12026)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12788)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12421)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12259)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12320)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12057)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11975)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11267)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11409)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12413)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12505)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12033)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13000)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12100)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12645)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13053)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14003)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12773)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14905)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11969)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12216)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12926)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12802)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14837)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12799)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15438)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12626)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13253)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14296)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15607)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13779)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13170)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13616)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12514)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12114)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12938)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13032)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13268)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21378)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143918)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant