Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Bốn Mươi Tám: Vương Thái Phó Nấu Trà

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15319)
Tắc thứ Bốn Mươi Tám: Vương Thái Phó Nấu Trà

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 5

TẮC THỨ BỐN MƯƠI TÁM

VƯƠNG THÁI PHÓ NẤU TRÀ

 

CỬ: Vương Thái Phó vào Chiêu Khánh Tự để nấu trà. Lúc ấy Lăng Thượng Tọa đang cầm ấm trà cho Minh Chiêu. LãngThượng Tọa lật ấm trà. Thấy thế Vương Thái Phó hỏi Lãng Thượng Tọa,” Dưới lò trà có gì vậy?” Lãng Thượng Tọa nói, “ Thần hộ lò.” Vương Thái Phó nói, “Đã là thần hộ lò thì tại sao ấm trà lại lật?” Lãng Thượng Tọa nói, “ Làm quan trăm ngày, mất chức một buổi.” Vương Thái Phó rũ áo bỏ ra.

Minh Chiêu nói, “Lãng Thượng Tọa ăn cơm của Chiêu Khánh lại đi ra ngoài song mà nhặt củi.” Lãng Thượng Tọa nói, “Thế hòa thượng thì sao?” Minh Chiêu nói, “Thần được lợi.”

Tuyết Đậu nói, “Lúc ấy phải đạp đổ lò trà mới phải.”

BÌNH: Muốn hiểu Phật tính phải quán thời tiết nhân duyên. Vương Thái Phó làm tri châu ở Tuyên Châu, học Thiền với Chiêu Khánh từ lâu. Một hôm lúc vào tự viện nhân khi Lãng Thượng Tọa đang nấu trà, Lãng Thượng Tọa lật ấm trà. Thái Phó cũng là tay chuyên gia, cho nên vừa thấy Lãng Thượng Tọa lật ấm trà đã hỏi, “ Dưới lò nấu trà có gì vậy?” Khi Lãng Thượng Tọa nói, “ Có thần hộ lò,” quả thật trong lời ấy có âm vọng. song làm gì được khi mà đầu đuôi mâu thuẫn, đánh mất tông chỉ, để mũi nhọn đâm vào tay. Như thế không những đã tự cô phụ mình mà còn động chạm đến người khác.

Tuy rằng đây không phải là một việc có được thua, song một khi vừa nêu lên thì lại như cũ có thân sơ, có người trong kẻ ngoài. Nếu như luận về việc này thì nó chẳng ở nơi ngôn ngữ, song các ông vẫn cứ phải dựa vào ngôn ngữtìm ra chỗ sống động của nó. Cho nên mới có câu nói, “ Chỉ tham câu sống mà không tham câu chết.” Lãng Thượng Tọa nói như thế chẳng khác gì con chó điên đuổi theo cục đất. Vương Thái Phó rũ áo bỏ ra, tựa như không chấp nhận thầy ta.

Minh Chiêu nói, “Lãng Thượng Tọa ăn cơm của Chiêu Khánh lại đi ra ngoài song mà nhặt củi khô.” Củi khô đây tức là những nhánh cây bị lửa hoang đốt cháy. Minh Chiêu nói như thế là để giải minh rằng Lãng Thượng Tọa không đi đúng đường mà đi trệch lối. Lãng Thượng Tọa lại dồn thầy ta nói rằng, “Thế hòa thượng thì sao?” Minh Chiêu nói, “Thần được lời.” Minh Chiêu đã có xuất thân mà lại cũng không cô phụ câu hỏi của Lãng Thượng Tọa. Cho nên mới có câu nói rằng, “ Chó khôn cắn người không lộ răng.”

Qui Sơn Triết Hòa Thượng nói, “ Vương Thái Phó giống y như Lạn Tương Như đoạt ngọc, đến nỗi râu ria chĩa ra khỏi hai bên mũ.” Minh Chiêu khó giấu được cái thông minh của mình, cho nên khó gặp được điểm tiện lợi. Nếu như tôi là Lãng Thượng Tọa, vừa trông thấy Vương Thái Phó rũ áo bỏ ra, là lập tức buông ấm trà xuống rồi ha hã cười lớn. Tại sao vậy? Thấy mà không giữ , ngàn năm khó gặp.

Há không nghe Bảo Thọ hỏi Hồ Đinh Giảo, “Lâu nay vẫn nghe tiếng Hồ Đinh Giảo, phải chăng là người ấy?” Hồ nói, “Vâng” Bảo Thọ nói, “Thế có đóng đinh vào hư không được chăng?” Hồ nói, “Mời thầy đến phá cho.” Bảo Thọ bèn đánh. Hồ không chịu, Bảo Thọ nói, “Sau này sẽ có một ông thầy nói nhiều đến đã phá cho ông.” Sau đó Hồ gặp Triệu Châu, bèn thuật lại câu chuyện trên. Triệu Châu nói, “Tại sao ông lại bị thầy ta đánh?” Hồ nói, “Tôi không hiểu mình có lỗi ở chỗ nào?” Triệu Châu nói, “ chỉ có cái kẽ này mà ông cũng không làm gì được thì bảo thầy ta đến đánh phá hư không để làm gì?” Hồ bèn thôi không thắc mắc nữa. Triệu Châu bèn nói hộ, “Thử đóng đinh vào kẽ này xem.” Hồ bèn tĩnh ngộ.

Kinh Triệu Mễ Thất Sư đi hành cước về, có bậc lão túc kia hỏi rằng, “Giải lụa trong đêm trăng, ai cũng bảo là rắn. Không hiểu lúc Thất Sư thất Phật thì gọi là gì?” Thất Sư nói, “Nếu có chỗ thấy, thì đồng với chúng sinh. Vị lão túc kia nói, “Đây đúng là hột đào ngàn năm mới nẩy mầm.”

Trung Quốc Sư hỏi vị Tử Lân Cung Phụng, “Nghe nói Cung phụng có viết chú giải cho Kinh Tư Ích, phải vậy chăng?” Cung phụng nói, “Vâng”. Quốc Sư nói, “Phàm muốn chú kinh, trước tiên phải hiểu ý của Phật mới được.” Cung Phụng nói, “Nếu như tôi không hiểu ý Phật, làm sao tôi dám nói là tôi chú giải kinh?” Quốc Sư bèn dạy thị giả bưng vào một chén nước, bẩy hạt gạo, và một chiếc đũa. Quốc Sư bỏ cả vào chén rồi đưa tới cho Cung Phụng, hỏi rằng, “ Như vậy là nghĩa gì đây?” Cung Phụng nói, “Tôi không hiểu.” Quốc Sư nói, “Ý của lão sư mà thầy cũng không hiểu, thế mà đòi đi hiểu ý Phật. Không phải chỉ có Vương Thái Phó và Lãng Thượng Tọa là có những đối thoại như trên.

Cuối cùng Tuyết Đậu nói, “Lúc ấy phải đạp đổ lò nấu trà mới phải.” Minh Chiêu tuy rằng như thế song rốt cuộc vẫn không bằng được Tuyết Đậu.Tuyết Phong có dạo là, đuầ bếp trong chúng hội của Động Sơn.Một hôm lúc Tuyết Phong đang vo gạo, Động Sơn hỏi, “Vo gạo để khử cát hay là vo cát để khử gạo?” Tuyết Phong nói, “Khử cả cát lẫn gạo một lúc.” Động Sơn hỏi, “Vậy thì đại chúng ăn cái gì?” Tuyết Phong bèn lật úp cái rổ. Động Sơn nói, “Nhân duyên của ông không phải là ở đây.” Tuy thế làm sao có thể giống với Tuyết Đậu nói, “Lúc ấy phải đạp đổ lò nấu trà mới phải.” Đó là thời tiết gì vậy? Dụng xứ của thầy ta tự nhiênchói sáng cho các thế hệ sau này, có chỗ giải thoát sống động. Tụng rằng:

TỤNG

Đến hỏi như gió thổi,

Ứng cơ không thiện xảo.

Buồn thay Độc Nhãn Long!

Chưa phô bầy nanh vuốt.

Nanh vuốt mở,

Sinh sấm sét.

Con sóng ngược dòng mấy bận về.

BÌNH: “Đến hỏi như gió thổi, ứng cơ không thiện xảo.” Câu hỏi của Vương Thái Phó giống như thể múa rìu sinh gió. Tích này xuất phát từ sách Trang Tử: Có người ở Dĩnh đang xây tường đất, chỉ còn một lỗ hổng nhỏ, bèn vo mộtviên bùn để lấp đầy. Lúc ấy có một đốm bùn rơi trên đầu mũi người ấy. Bên cạnh có một tay múa rìu nói, “Ông xây tường khéo lắm, để tôi dùng búa lấy đốm bùn trên đầu mũi hộ cho ông.” Mặc dù đốm bùn trên mũi ông ta chỉ nhỏ như cánh con ruồi ông ta vẫn bằng lòng để cho người múa rìu kia lấy hộ. Người kia múa rìu, vun vút thành gió đánh bạt đốm bùn kia đi mà không làm tổn thương mũi. Người ở Dĩnh vẫn đứng thản nhiên. Đây chính là cái gọi là sự xảo diệu của cả hai bên. Lãng Thượng Tọa tuy có ứng cơ, song lời của ông ta không thiện xảo. Cho nên Tuyết Đậu mới nói, “Đến hỏi như gió thổi, ứng cơ không thiện xảo.”

“Buồn thay Độc Nhãn Long, chưa phô bày nanh vuốt.” Minh Chiêu cũng nói một cách hết sức kỳ đặc. Có điều chưa có được thứ nanh vuốt đủ để bắt mây chụp sương. Tuyết Đậu tuy là bàng quan song không nhịn được ra sức hộ cho Minh Chiêu.

Tuyết Đậu ngầm hợp với ý của Vương Thái Phó, tự tụng việc đạp đỗ lò nấu trà rằng, “Nanh vuốt mở, sinh sấm sét. Con sông ngược dòng mấy bận về.” Vân Môn nói, “Không mong ông có sóng ngược dòng, chỉ cần có cái ý xuôi dòng là được rồi. Cho nên mới có câu nói, “Nếu như hiểu được câu sống, mãi mãi sẽ không bao giờ quên.” Những lời nói của Lãng Thượng TọaMinh Chiêu tựa như chết. Nếu như các ông muốn thấy chỗ sống, cứ việc nhìn Tuyết Đậu đạp đổ lò nấu trà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15005)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13445)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15128)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16495)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12584)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13461)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13411)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12759)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12075)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11974)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12647)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11474)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11782)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11150)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13279)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13163)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11588)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12168)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12357)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11951)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12747)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12367)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12192)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12261)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12010)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11222)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11370)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12375)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12468)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11994)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12960)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12042)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12601)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13944)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12736)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14868)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11925)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12186)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12883)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12772)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14766)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12747)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15390)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12576)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14239)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15547)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13137)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13568)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12483)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12087)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12896)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12981)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13208)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21334)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143646)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant