Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Bảy Mươi: Qui Sơn Đứng Hầu Bách Trượng

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15204)
Tắc thứ Bảy Mươi: Qui Sơn Đứng Hầu Bách Trượng

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 7

TẮC THỨ BẢY MƯƠI

QUI SƠN ĐỨNG HẦU BÁCH TRƯỢNG

 

THÙY: Người lanh một lời, ngựa nhanh một roi. Vạn năm một niệm, một niệm vạn năm. Cần hiểu trực tiếp, trước khi nêu lên. Thử nói xem, trước khi nêu lên thì biết phải rờ rẫm như thế nào? Thử nêu lên xem.

CỬ: Qui Sơn , Ngũ Phong và Vân Nham cùng đứng hầu Bách Trượng. Bách Trượng hỏi Qui Sơn, “Không có cổ họng với miệng môi, làm cách nào để nói đây?” Qui Sơn nói, “xin để hòa thượng nói vậy.” Bách Trượng nói, “Tôi không ngại gì mà không nói cho ông, song chỉ sợ sau này làm chết hết con cháu mà thôi.”

BÌNH: Qui Sơn, Ngũ Phong và Vân Nam cùng đứng hầu Bách Trượng. Bách Trượng hỏi Qui Sơn, “Không có cổ họng với miệng môi, làm cách nào để nói đây?” Qui Sơn nói, xin để hòa thượng nói vậy.” Bách Trượng nói, “Tôi không ngại gì mà không nói cho ông, song chỉ sợ sau này làm chết hết con cháu mà thôi.” Tuy Bách Trượng làm như thế, nơi của thầy ta đã bị người khác đoạt mất rồi. Bách Trượng lại hỏi Ngũ Phong. Ngũ Phong nói, “ Hòa thượng cũng nên im đi. ”Bách Trượng nói, “Ở chỗ không có ai, tôi lấy tay che mặt mà nhìn ông.” Bách Trượng lại hỏi Vân Nham. Vân Nham nói, “Hòa thượng đã có cách nói chưa?” Bách Trượng nói, “Ta đã làm chết hết con cháu rồi.” Ba người này mỗi người đều là một nhà.

Cổ nhân nói, “Trên đất bằng người chết vô số, vượt qua được rừng gai góc chính là tay hảo thủ.” Cho nên các bậc thầy trong tông môn của chúng ta mới dùng rừng gai góc ra để thử thách người khác. Tại sao vậy? Bởi vì làm sao có thể dựa vào lời lẽ thường tình để mà thử thách người khác được? Người nạo tăng phải biết trình cơ biến trong câu, phân biện ý trong ngôn ngữ. Còn như những kẻ khiêng ván thì chỉ bị vướng mắc trong ngôn ngữ, đi nói rằng, “Nếu như không có cổ họng với miệng môi thì không có cách chi để nói được cả.” Nếu như là người biện thông được, như sóng ngược dòng nước, chỉ có một con đường đối với câu hỏi mà thôi. Họ không bị phạm tay vào mũi nhọn.

Qui Sơn nói, “Xin để hòa thượng nói vậy?” Thử nói xem ý của thầy ta như thế nào? Qui Sơn giống như đá lửa điện chớp: Vừa gặp phải câu hỏi của Bách Trượng là lập tức trả lời ngay.Thầy ta có con đường xuất thân mà chẳng phí chút khí lực nào cả. Cho nên mới có câu nói rằng, “Thầy tat ham câu sống, không tham câu chết.” Bách Trượng lại chẳng buồn quan tâm đến Qui Sơn mà chỉ nói, “Tôi không ngại gì mà không nói cho ông, song chỉ sợ sau này làm chết hết con cháu mà thôi.” Các bậc tông sư bao giờ cũng giúp người khác nhổ đinh bạt chốt. Người bây giờ bèn nói rằng câu đáp của Bách Trượng có ý không chấp nhận Qui Sơn, và không hiểu câu nói của Qui Sơn. Đâu có dè rằng ở trong công án này có con đường đề tâm cơ linh hoạt, như vách núi vạn trượng, chủ khách hỗ tương một cách hết sứcsống động.

Tuyết Đậu thích ngữ khí của Qui Sơn, có cái uyển chuyển tự tại song vẫn có đầu mối vững vàng, cho nên mới tụng rằng:

TỤNG

Xin để hoà thượng nói,

Đầu cọp mọc sừng chốn cỏ hoang.

Mười châu xuân tàn hoa rơi rụng,

Mặt trời rực rỡ rừng san hô.

BÌNH:Ba người này cách trả lời của mọi người đều khác nhau. Người thì như vách núi vạn trượng, người thì có chiếu dụng đồng thời, kẻ thì tự cứu không được. “Xin để hòa thượng nói.” Ngay trong câu này Tuyết Đậu đã trình hiện tâm cơ của mình rồi. Lại khẽ tiến tới để cho người khác dễ thấy khi thầy ta nói thêm rằng, “Đầu cọp mọc sừng chốn cỏ hoang.” Câu trả lời của Qui Sơn giống như thể cắm sừng lên đầu cọp, có cách nào để đến gần được chăng?

Há không nghe có ông tăng hỏi La Sơn, “Đồng sinh mà không đồng tử thì như thế nào?” La Sơn nói, “Giống như con trâu không có sừng.” Ông tăng hỏi, “Thế còn đồng sinh đồng tử thì như thế nào?” La Sơn nói, “Giống như con cọp mọc sừng.”

Tuyết Đậu chỉ cần một câu là tụng xong cả. Thầy ta có thừa tài để mà chuyển biến, cho nên bèn nói, “mười châu xuân tàn hoa rọi rụng. Trên biển có ba núi, mười châu lấy trăm năm làm một mùa xuân. Lời của Tuyết Đậu uyển chuyển bàng bạc. Lúc mùa xuân, trăm ngàn vạn cây hoa đồng thời rơi rụng, chỉ có rừng san hô là không điêu linh mà thôi, cũng phản chiếu ánh sáng với vầng tháo dương. Đúng vào lúc ấy, quả thật là kỳ đặc biết mấy! Tuyết Đậu dùng hình ảnh này để minh giải lời của Qui Sơn rằng, “Xin để hòa thượng nói vậy.”
 
 

[1] “Vô duyên từ” là thứ từ bi cao cả nhất mà chỉ có bậc Bồ Tát mới thực hành được. Đó là một thứ từ bi “ vô điều kiện,” chỉ có được sau khi Bồ Tát đã chứng ngộ được “tính không”, không còn thấy bất cứ một dị biệt nào giữa mình và tất cả các chúng sinh. Trong Đại Thừa Phật Giáo (Duy Thức Tông) gọi đó là sự chứng ngộ được “ Bình Đẳng Tính Trí”(samatà-jnàna)

[2] “Hình” có nghĩa là “ hình tướng.”

[3] Tức Tăng Triệu.

[4] Kinh Duy Ma (Vimalakìrti-nirdesa-sutra), một trong những bộ kinh quan trọng nhất của Phật Giáo Đại Thừa.

[5] Trích trong Chứng Đạo Ca của Vĩnh Gia Huyền Giác

[6] “Hữu tình” (sattva) có nghĩa là chúng sinh.

[7] Nguyên tác là chữ “diện” (mặt). Chữ diện trong trường hợp này ám chỉ “ Bổn lai diện mục”, cho nên chúng tôi dùng chữ tính.

[8] Ngụ ý nói rằng cái tâm bổn lai thanh tịnh chiếu diệu kia chính là Phật tính.

[9] Tức là ngồi trên ghế của bậc thầy.

[10] Những lời này trích từ Tuyết Đậu Hậu Lục.

[11] Căn tức là ngũ căn: mắt, tai, mũi,lưỡi và thân. Trần tức là đối tượng của ngũ căn này.

[12] Kinh Vệ Đà (veda) là bộ kinh chính yếu của Ấn Độ Giáo . Bốn bộ Veda gồm có: Rig-Veda,Atharva-Veda, Yajur-Veda và Sama-Veda.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15037)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13479)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15170)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16545)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13245)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12608)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13501)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13453)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12793)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12087)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12009)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12688)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11512)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11817)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11186)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13316)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13192)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11618)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12197)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12372)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11985)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12764)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12400)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12225)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12301)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12038)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11961)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11251)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11396)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12392)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12487)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12018)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12982)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12059)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12622)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13039)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13966)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12763)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14883)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11938)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12196)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12894)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12781)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14801)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12782)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15413)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12604)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13239)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14269)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15573)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13758)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13151)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13589)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12507)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12096)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12921)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13017)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13251)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21348)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143715)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant