- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 75
(Từ bài số 741 đến số 750)
41. Hành trình 25 năm 741
42. Hoa Đạo Pháp 742
43. Kính mừng Khánh Tuế HTHT 743
44. Mộng bình thường 744
45. Cỡi không trung vờn thế giới 745
46. Đừng hỏi ngày mai 746
47. Khách lữ hành 747
48. Vạc rừng khua kẽ lá 748
49. Ta nghe rồi em ! 749
50. Em là ai ? 750
Hành trình 25 năm
Tháng 4 – 2007
Hai mươi lăm năm, kiến lập đạo tràng
Hai mươi lăm năm, đánh đổi lầm than
Nước muôn sông trôi về hạnh nguyện
Nguyện nhân gian thắm nhuận đạo vàng
Hai mươi lăm năm, tâm lực vô nghì
Hai mươi lăm năm, xây đạo từ bi
Nước cam lồ, cành dương, pháp nhũ
Đạo nhiệm mầu đại lộ ta đi
Trên báo Phật ân, dưới hoằng dương tế độ
Trên cầu Phật thừa, dưới cứu khổ hàm linh
Bao công khó, gian nan mới có
Bao tấm lòng, góp sức mới nên
Độc lộ di hành, cuộc hành trình khách lữ
Lục độ vạn hạnh, là sứ giả Như Lai
Cỡi phù sinh, vào ra ba cõi
Thức tỉnh lòng, tự kỷ, là ai
Hai mươi lăm năm, mang kiếp tha phương
Hai mươi lăm năm, biết mấy đoạn trường
Góp bàn tay, nâng niu tình tự
Quyết một lòng, Đạo Pháp – Quê Hương
Hai mươi lăm năm, một mái quê nhà
Hai mươi lăm năm, chưa thỏa lòng ta
Vì Đạo Pháp, tâm nguyền dấn bước
Vì Quê Hương, tâm nguyện thiết tha.
Hoa Đạo Pháp
Tháng 4 – 2007
Hoa chân lý ngát hương trên nền cờ ngũ sắc
Hoa từ bi thấm nhuận trên sáu nẻo ba đường
Đưa muôn loài tắm mát trong dòng nước thanh lương
Xóa tan đi những phiêu trầm kết từ vô thỉ
Từ đầu ghềnh, chận nguồn cơn của ý
Cuối vực sâu, dứt phiền não trần sa
Mọi lưu xuất, đều là lá là hoa
Ưu đàm tỏa, ngát ba ngàn thế giới
Chúng sanh khổ, bởi lầm mê, lạc lối
Chúng sanh đau, bởi quên mất linh tri
Ngọn hải đăng, soi biển đục, hồi quy
Bát nhã reo, bước lên thuyền, bỉ ngạn
Xóa màn đêm, ánh vừng đông tỏa rạng
Xóa vô minh, ngọc sáng chiếu minh châu
Hỡi nhân sinh, cùng nhau bước qua cầu
Đường thánh đức, ta về chân thiện mỹ
Hoa ưu bát, ngát hương vườn chân lý
Hoa từ bi, thắm nhuận khắp muôn phương
Hỡi nhân sinh, mau cất bước lên đường
Chắp tay nguyện, Đạo Vàng tươi sáng mãi.
Kính Mừng Khánh Tuế Bát Thập
Đại lão Hòa Thượng thượng Huyền hạ Tôn
(Tổ chức tại Bảo Vương tự, 10am-02pm Chủ Nhật 10-06-2007)
Tám mươi đại thọ trong trần thế
Thất thập quá thời cổ lai hy
Huyền, liễu tam thừa, chơn tánh thể
Tôn, thâm diệu pháp, lý vô nghì
Đồng ấu xuất gia, ngời xứ Quảng
Một đời phụng sự, nghiệp Như Lai
Đạo Pháp, bao thời lâm pháp nạn
Dân tộc, bao phen vướng ách tai
Tám mươi năm, độc thọ, vẫn miệt mài
Cả một đời, đơn hành, không mệt mỏi
Nhớ ngày nào, xa mái chùa quê, lặn lội
Vào Sài Thành, phố phường đô hội, tiếp tay
Tánh trực cương, tâm trung nghĩa, giải bày
Đạo như thể, quốc như gia, ý chỉ
Tù, đã nếm những bạo tàn, xiềng gông, lao lý
Tội, nói đi, tội yêu đạo, yêu nước, yêu dân
Quốc gia hưng vong, lịch sử 2000 năm, Phật Giáo dự phần
Thành bại nhục vinh, Phật Giáo với Dân Tộc, đan thanh nước Việt
Kiến nghĩa bất vi, vô dũng tiết
Vô tàm vô quý, hổ vô tâm
Trên rừng hoang, một đóa ưu đàm
Cây cỏ dại, thơm hương cát đá
Bảo Vương thị kim cang bảo tọa
Pháp Vương thị pháp thể Huyền Tôn
Đệ tử, môn đồ, pháp quyến, mới gọi tông môn !
Đạt lý vô ngã chơn thường, là gì cho biết ?
Sáng lập Phật Giáo Thống Nhất Úc Châu, chỉ là tiểu tiết
Chứng minh Giáo Hội Thống Nhất Hải Ngoại, chỉ là nhiệm phần
Thấu tam đồ, bát nạn, mới đáng lượng phân
Thâm tam tạng, pháp trần, mới là chơn thể
Chư Phật thị hiện giáng thần, cũng chỉ có thế
Chư Tổ chấn tích trùng quang, cũng chỉ vậy thôi
Đó mới là đạo giải thoát, cứu đời
Đó mới là đạo từ bi, độ thế
Không câu chấp ô dù lễ mễ
Không nại hà bào ảnh hư danh
Kìa trông mây trắng trời xanh
Kìa trông cam lộ reo nhành thanh lương
Kìa trông trăng tỏa đêm trường
Phù vân ngả bóng vô thường ai hay
Khi sinh, cũng chỉ trắng tay
Tám mươi, cũng chỉ mảy may, có gì
Thành quách, lâu đài, trêu ánh nguyệt
Núi cao, biển cả, cợt thâm u
Huyền Tôn, đại khánh, ngôn bất tuyệt
Bảo Vương, tam thế, ấn thiên thu.
Mộng Bình Thường
Tháng 6 – 2007
Cho tôi mang mộng bình thường
Không cao không vọng trên đường nhân gian
Cho tôi cuộc sống bình an
Không chao không động muôn ngàn lợi danh
Kìa trông gió thoảng hương lành
Con chim nho nhỏ reo cành thùy dương
Nhục vinh chi lắm đoạn trường
Khổ đau chi lắm, tư lường hồn ai
“Thức đêm mới biết đêm dài”
Dốc đèo mới biết miệt mài sơn khê
Mai sau một cõi đi về
Hoàng tuyền chật ních cốt hài sinh linh
Đèo bồng nhân ảnh phù sinh
Giàu nghèo, cao thấp phơi mình tha ma
Tan xương, đừng nói thịt da
Đẹp xinh cũng hết, xấu xa chẳng còn
May ra, một tấm lòng son
Treo gương trần thế tâm hồn thanh cao
Sống, thời như thể chiêm bao
Bước qua cửa tử, chiêm bao hết đường
Cho tôi giấc mộng bình thường
Nhân gian phù thế nghê thường thế thôi
Rừng nghiêng núi ngả lưng đồi
Bình thường giấc mộng một đời thế nhân.
Cỡi không trung vờn thế giới
Tháng 6 – 2007
Đôi cánh sắt nhấc tầng không bay bổng
Xé khung trời, lao vút giữa mênh mông
Cỡi ngàn mây loáng bạc nổi bềnh bồng
Đẩy bóng đêm, vẫy muôn vì tinh tú
Những vì sao chập chờn, như ngái ngủ
Một cánh bằng thét gió, lộng hư vô
Vũ trụ xoay, cuốn hút tận xa mờ
Ta đi về đâu, chân không chấm đất
Đường không gian, nơi nào làm điểm mốc
Đường thời gian, đánh dấu ở nơi đâu
Nước băng băng, lặng lẽ chảy qua cầu
Hỡi biển khơi, đã ngàn trùng sóng vỗ
Leo ngược dốc, ta băng về vô thỉ
Xuôi triền đồi, ta quẳng đến vô chung
Không nơi nào là điểm chấm cuối cùng
Vẽ một nét vô hình, không ngằn mé
Đi ra ngoài cửa bể
Hỏi lại bến sông mê
Đường nào là lối về
Bóng thời gian rêu phủ
Đôi cánh sắt, đáp xuống rồi, đã tới
Ồ, thì ra trái đất quá nhỏ nhoi
Ta chưa ra, khỏi khí quyển địa cầu
Một sinh thể li ti vờn thế giới.
Đừng hỏi ngày mai !
Tháng 6 – 2007
Xin đừng hỏi ngày mai, rồi sao nữa
Trong cuộc đời đều tự quyết hôm nay
Nhân đã gây, kết quả sẽ hiển bày
Nhanh hay chậm, tùy duyên sinh giao cảm
Xin đừng hỏi ngày mai, rồi sao nữa
Trong cuộc đời, không phải có tự nhiên
Không túc trái, thì cũng bởi tiền khiên
Quá - hiện - tương, đều do ta tạo tác
Xin đừng hỏi ngày mai, rồi sao nữa
Lưới phù sinh lồng lộng đã bao hàm
Nên nghĩ suy tường tận trước khi làm
Đừng bôn tẩu, chạy trời sao khỏi nắng
Xin đừng hỏi ngày mai, rồi sao nữa
Nghĩ và làm, cách một khoảng thật xa
Tận tâm lực, chưa được như ý mà
Đường vạch sẵn, có khi còn lạc lối
Xin đừng hỏi ngày mai, rồi sao nữa
Đừng đuổi đeo, cắm mũi, phóng theo lao
Thức không nhận, mà lại hỏi chiêm bao
Người có mắt, nhờ người mù đoán mộng
Sung bao giờ mới rụng
Gió bao giờ mới lay
Không chịu làm mà chỉ nói loay hoay
Càng hý luận, càng tâm viên ý mã
Cây bao lần thay lá
Cội bao lần cằn khô
Đến phút giây đang chui xuống đáy mồ
Lại còn hỏi, ngày mai rồi sao nữa !!!
Khách lữ hành
Tháng 6 – 2007
Ta đứng ngắm trên con đường cô độc
Khách lữ hành lững thững bước chân đi
Cứ bước đi và không nói năng gì
Đường thăm thẳm, không ai chào ai vẫy
Duyên nghiệp nào đã bày nên thế ấy
Căn cội nào đã tạo nên thế ni
Người cứ đi, mà chẳng than vãn chi
Không hơn thiệt, không muộn phiền, ta thán
Đồi heo hút, một mình bên suối cạn
Dưới chân đèo, một bóng vắt sơn khê
Bước thong dong, đâu là nẻo trở về
Khi nào đến, dừng chân, là chỗ tới
Vẽ bức tranh diêm phù treo ba cõi
Dệt bức ảnh hư hao lộng sáu đường
Trông mong manh hơn bọt sóng hơi sương
Tự tan biến không cần hong gió nắng
Tịch băng đêm vắng
Lặng lẽ canh thâu
Người lang thang như một bóng tinh cầu
Đi đi mãi giữa thiên hà vẫn vũ
Hạt bụi nào tích tụ
Hạt bụi nào tan đi
Khách lữ hành như một điểm li ti
Vẫn lững thững trên đường dài thăm thẳm !!!
Vạc rừng khua kẽ lá
Tháng 6 – 2007
Một áng mây ngủ giữa lưng trời
Một vầng trăng lung linh loáng bạc
Óng ánh sợi vàng
Rơi từng tia đổ xuống chơi vơi
Vạc rừng khua kẽ lá
Gió rừng vọng tiếng hoang vu
Màn đêm mở cửa mịt mù
Trôi về hư vô huyễn ảo
Ta đứng một khoảng không gian nào
Ta đứng một khoảng thời gian nào
Góp nhặt bóng dáng hư hao
Tụ tan hình hài cát bụi
Cõi sống hồi sinh
Một tâm hồn biết thở
Chuyển mạch hiện hình
Máu chảy về tim
Lan đi khắp cùng châu thể
Áng mây thức dậy bồng bềnh
Vầng trăng lại ngủ trên ngàn
Mập mờ xa tít những vì sao
Vạc rừng lay động lao chao.
Ta nghe rồi em !
Tháng 6 – 2007
Ta nghe rồi em, tiếng ngày xưa em nói
Ta nghe rồi em, tiếng em gọi hôm nay
Tiếng em gọi những ngày mai
Tiếng gọi hằng nhiên muôn thuở
Một vầng trăng chia đôi hai nửa
Nửa cho ta trên vạn nẻo đường đi
Nửa cho em lưu dấu ngọc tinh kỳ
Không lạc mất giữa muôn trùng diệu hữu
Ta đã có nhau từ vô thỉ
Ta sẽ có nhau đến vô chung
Cho đến khi vượt thoát điểm cuối cùng
Khép hai nửa, trăng tròn hơn mười sáu
Ta nghe rồi em, cho dù em không nói
Ta nghe rồi em, cho dù em lặng thinh
Một điểm son vẫn còn đó, nguyên trinh
Dù sinh tử đi qua từng dòng sống
Trên đỉnh đồi hy vọng
Trước ngưỡng cửa hợp tan
Vang lên tiếng cung đàn
Kết thành bản trường ca nhân thế
Khi vũ trụ còn hóa đài lân thể
Ta còn nhau nhịp bước tử sinh
Reo lên khúc hát đăng trình
Bảo ngọc minh châu ngời sáng
Như vầng trăng khi tròn khi khuyết
Nhưng ngàn đời vẫn bóng nguyệt lung linh
Ta nghe rồi em, tiếng nói lặng thinh
Ta nghe rồi em, tiếng nói riêng mình.
Em là ai ?
Tháng 6 – 2007
Ta đang đứng giữa đất trời lồng lộng
Ta đang đi giữa vạn hữu phù sinh
Em ở bên ta, như bóng với hình
Trông ngoại cảnh đến – đi, em không nói
Ta bước đi bên bờ lau đá sỏi
Ta bước đi bên cát bụi rêu mờ
Đi giữa đời như trong mộng trong mơ
Em có mặt, không rời ta nửa bước
Ta đi xa, từ kiếp sau qua kiếp trước
Ta đi xa, qua mọi bóng hình hài
Cõi hồng trần, hay diễm ảo thiên thai
Ta vẫn thấy, dù em không hiển lộ
Ta trở về, em chờ ta đầu ngõ
Ta bước đi, em đứng đợi từ lâu
Ta ra đi, trải bao cuộc biển dâu
Bóng dáng em, vẫn ngàn đời nguyên vẹn
Trước biển khổ trần lao vỗ sóng
Trên dọc đường gió bụi lung linh
Cơ chừng như, ta cô độc một mình
Chợt thấy em, ta không còn quạnh quẽ
Từ ngàn xưa vẫn thế
Cho đến tận mai sau
Em là ai, cho ta hỏi một câu
Em lặng thinh, không bao giờ lên tiếng.