Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE - ENGLISH VIỆT - ANH
Thiện Phúc
S
Sa:
1) Bất cẩn: Careless.
2) Cát: Baluka (skt)—Gravel—Sand or sands, e.g. of Ganges.
3) Dễ dàng: Easy-going.
4) Hằng sa: Vô số kể—Countless.
Sa Bà: Saha (skt)—Còn gọi là Sa Ha Lâu Đà, hay Sách Ha, nghĩa là
chịu đựng hay nhẫn độ; nơi có đầy đủ thiện ác, cũng là nơi mà chúng sanh luôn
chịu cảnh luân hồi sanh tử, được chia làm tam giới—That which bears, the earth,
interpreted as bearing, enduring; the place of good and evil; a universe, or
great chiliocosm, where all are subject to transmigration and which a Buddha
transforms; it is divided into three regions and Mahabrahma Sahampati is its
lord.
Sa Bà Ha: Svaha (skt)—Chữ cuối trong mỗi bài chú—Hail!—The last word
in any mantra—A Brahminical salutation at the end of a sacrifice.
Sa Bà Thế Giới: Saha-loka-dhatu (skt)—Saha World—The world of human
beings—The world.
Sa Cơ: Bị hoạn nạn—To meet with an accident—To have misfortune.
Sa Di: Sramanera (s&p)—Thất La Ma Na Lạc Ca—Thất Ma Na Y Lạc
Ca—Thất La Ma Ni La—Người nam mới tu, còn đang tập giữ những giới khinh và mười
giới sa Di—A male observer of the minor commandments (các giới khinh)—Sramanera
is the lowest rank of a person cultivating the way. He must keep properly ten
precepts.
1) Cần Sách Nam: Người nam cần cù chăm gắng tuân theo lời chỉ
dạy của các bậc đại Tăng—A Zealoues Man who zealously listen to the
instructions of great monks.
2) Thất La Ma Ni La:
a) Người tu hành cầu tịch tịnh viên mãn—One who seek rest.
b) Cầu Niết Bàn Tịch: One who seeks the peace of nirvana.
**
For more information, please see Tam
Sa Di Đạo Hầu: Một người mới tu, chưa đủ tuổi để thọ giới đàn—A novice
monk who is not old enough to be ordained.
Sa Di Giới: Mười giới Sa Di—The ten commandments (precepts) taken by a
sramanera:
1) Không sát sanh: Not to kill living beings.
2) Không trộm đạo: Not to steal.
3) Không dâm dục: Not to have sexual intercourse.
4) Không láo xược: Not to lie or speak evil.
5) Không uống rượu: Not to drink wine.
6) Không ghim hoa trên đầu, không dồi phấn, không xức dầu: Not
to decorate oneself with flowers, nor utilize cosmetologic powder, nor use
perfumes.
7) Không ca hát, không khiêu vũ như kỷ nữ dâm nữ: Not to sing
or dance.
8) Không ngồi ghế cao, không nằm giường rộng: Not to occupy
high chairs high beds.
9) Không ăn quá ngọ: Not to eat out of regulation hours.
10) Không cất giữ tiền, vàng bạc, của cải: Not to possess money,
gold, silver, and wealth.
Sa Di Ni: Sramanerika (s&p)—Thất La Ma Na Lí Ca—Nữ tu mới gia
nhập giáo đoàn Phật giáo, nguời trì giữ mười giới khinh—A female observer of
the minor commandments (các giới khinh)—A female religious novice who has taken
a vow to obey the ten commandments.
· Cần Sách Nữ: A zealous woman,
devoted.
** For more information, please see Sa Di.
Sa Di Ni Giới: Mười giói Sa Di Ni—The ten commandments taken by the
sramanerika—See Sa Di Giới.
Sa Di Thập Giới: Ten precepts of Sramanera—See Sa Di Giới.
Sa Đa Bà Na: Sadvahana, or Satavahana (skt)—Tên của một vị thí
chủ hoàng tộc của ngài Long Thọ—Name of a royal patron of Nagarjuna.
Sa Đa Cát Lý: Satakri (skt)—Tên của một trong những vị tướng của loài Dạ
Xoa—Name of one of the yaksa generals.
Sa Để Dã: Satya or Satyata (skt)—Dịch là “Đế” có nghĩa là chắc chắn
hay đúng sự thật—True—Truth—A truth.
Sa Độ: Sadhu (skt)—Thiện lành—Good—Virtuous—Perfect—A sage—A
saint.
Sa Giới: Hằng hà sa số thế giới hay thế giới nhiều như cát sông
Hằng—Worlds as numerous as the sand of Ganges.
Sa Ha: Saha (skt)—Còn gọi là Sa Bà hay Ta Bà, thế giới Ta bà của
chúng ta hiện tại—Saha world—The world around us—The present world.
Sa Kiếp: Hằng sa số kiếp---Kalpas countless as the sands of Ganges.
Sa Kiệt La: Sagara (skt).
1) Biển: Hàm hải—The ocean.
2) Theo Kinh Pháp Hoa, đây là biển nơi có cung điện của vua
rồng, ở về phương bắc núi Tu Di, nơi có nhiều ngọc quý, có long vương vũ; nơi
đây nàng Long Nữ (con của Long Vương) mới tám tuổi đã thành Phật: According to
the Lotus sutra, the Naga king of the ocean palace, north of Mount Meru,
possessed of priceless pearls; the dragon-king of rain; his eight-year-old
daughter instantly attained Buddhahood.
Sa La: Sala (skt)—Cây Ta La—Sala tree—The teak tree.
Sa La Lâm: Salavana (skt)—Rừng cây Ta La Song Thọ gần thành Câu Thi
Na, nơi mà Đức Phật ngồi vào giữa hai hàng cây rồi thị tịch (thành Câu Thi Na
còn có tên là Giác thành. Thành có ba góc nên gọi là giác, cũng gọi là ngưu
giác vì có những cây Ta La mọc song đôi. Sau khi Đức Phật thị tịch thì có 4 cây
khô héo, còn lại 4 cây còn tươi)—The forest of sala trees, or the grove of Sala
trees near Kusinagara, the reputed place of the Buddha’s death.
Sa La Lê Phất: Salaribhu (skt)—Tên của một vương quốc hay một tỉnh cổ của
Ấn Độ, mà vị trí chính xác không ai rõ—An ancient kingdom or province in India,
exact position is unknown.
Sa La Sa: Sarasa (skt)—Một loài chim sếu bên Ấn Độ—The Indian crane.
Sa La Song Thọ: Ta la song thọ (hai cây Ta La song đôi), nơi Phật đã nhập
Niết bàn—The twine trees in the grove in which Sakyamuni entered nirvana.
Sa La Thọ: Cây Ta La—Sala tree.
Sa La Thọ Vương: Salendra-raja (skt)—Danh hiệu của ngài Diệu Trang Nghiêm
Vương vị lai thành Phật có danh hiệu là Sa La Thụ Vương Như Lai, ngài cũng là
cha của ngài Quán Âm—A title of Salendra-raja Buddha, or Subhavyuha, father of
Kuan-Yin.
Sa La Vương: Salaraja (skt)—Danh hiệu của Phật—A title of the
Buddha.
Sa Lạc Ca: Charaka (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển,
đây là tên của một tịnh xá trong thành Kapisa—According to Eitel in The
Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed by Professor Soothill,
this is the name of a monastery in Kapisa.
Sa Lộ Đa La: Srotra (skt)—Nhĩ căn—The ear.
Sa Ma: Samaveda (skt)—Sách thứ ba trong bộ kinh Vệ Đà—The third
of the Vedas, containing the hymns.
Sa Ma Đế: Sammatiya (skt)—Chánh Lượng Bộ, một trong 18 tông Tiểu
Thừa—One of the eighteen Hinayana sects.
Sa Ma La: Smara (skt)—Ký ức—Recollection—Remembrance.
Sa Môn: Sramana (skt)—Ta Môn—Tang Môn—Bà Môn—Sa Môn Na—Xá La Ma
Na—Thất La Ma Na—Sa Ca Mãn Nang—Thất Ma Na Nã.
(I) Nghĩa của Sa Môn—The meanings of Sramana:
1) Tu hành khổ hạnh: Ascetics of all kinds.
2) Nhà tu Phật giáo, từ bỏ gia đình, từ bỏ dục vọng, cố công tu
hành và thanh bần tịnh chí—Buddhist monk or Buddhist priest who
have left their families, quitted the passions and have the toilful achievement
(công lao tu hành). Diligent quieting (Cần tức) of the mind and the passions,
Purity of mind (tịnh chí) and poverty (bần đạo).
(II) Những lời Phật dạy về “Sa Môn” trong Kinh Pháp Cú—The
Buddha’s teachings on “Sramana” in the Dharmapada Sutra:
1) Hàng Sa-môn (Mâu Ni) đi vào xóm làng để khất thực ví như con
ong đi kiếm hoa, chỉ lấy mật rồi đi chứ không làm tổn thương về hương sắc—As a
bee, without harming the flower, its color or scent, flies away, collecting
only the nectar, even so should the sage wander in the village
(Dharmapada 49).
2) Một đàng đưa tới thế gian, một đàng đưa tới Niết bàn, hàng
Tỳ Kheo đệ tửø Phật, hãy biết rõ như thế, chớ nên tham đắm lợi lạc thế gian để
chuyên chú vào đạo giải thoát—One is the path that leads to worldly gain, and
another is the path leads to nirvana. Once understand this, the monks and the
lay disciples of the Buddha, should not rejoice in the praise and worldly
favours, but cultivate detachment (Dharmapada 75).
1) Chư Phật thường dạy: “Niết bàn là quả vị tối thượng, nhẫn
nhục là khổ hạnh tối cao. Xuất gia mà não hại người khác, không gọi là xuất gia
Sa-môn.”—The Buddhas say: “Nirvana is supreme, forebearance is the highest
austerity. He is not a recluse who harms another, nor is he an ascetic who
oppresses others.” (Dharmapada 184).
Sa Môn Bất Kính Vương Giả Luận: Ordained Buddhists Do Not Have to Honor Royalty—See Luận
Sa Môn Bất Kính Vương Giả.
Sa Môn Nhị Chủng: Hai loại Sa Môn—Two kinds of Sammatiya:
1) Chánh mệnh sa môn: Monk who makes his living by mendicancy
(right livelihood for a monk).
2) Tà mệnh sa môn: Monk who works for a living (improper way of
living).
Sa Môn Quả: The fruit, or rebirth resulting from the practices of the
sramana.
Sa Môn Thống: Vị Tăng Thống các Tăng Đồ trong nước, được bổ nhậm bởi các
vua đời nhà Ngụy—The national superintendent of archbishop over the Order
appointed under Wei dynasty.
Sa Na Lợi Ca: Sannagarika (skt)—Mật Lâm Sơn Bộ—Một trong 18 tông phái
Tiểu Thừa—One of the eighteen Hinayana sects.
Sa Ngã: To go wrong—To fell—To be corrupted.
Sa Sầm: To darken—To become dark (gloomy).
Sa Sút: Decadent.
Sa Tâm: Hằng hà sa số tâm—Mind like sand in its countless
functionings.
Sa Thải: To dismiss—To fire.
Sa Tỳ Ca La: Kapila (skt)—Có lẽ là Tăng Kỳ Sa Tỳ Ca La, tên của vị
ngoại đạo đã sáng lập ra phái Số Luận Sư—Possibly Sankhya Kapila, the founder
of the sankhya philosophy.
Sa Xuống: To fall—To drop.
Sa Yết Đà: Svagata (skt)—Thiện lai (lời để chào hỏi)—Well-come, a
term of salutation.
Sách: Quyển sách—A book—A treatise—A tablet.
Sách Thánh: Sacred Books.
Sách Tu: To stimulate—To cultivation of the good; to keep oneself
up to the mark.
Sạch: Clean—Pure.
Sai: wrong—Err.
Sai Áp: To seize property—To confiscate.
Sai Bảo: To send—To command—To order—To direct.
Sai Bét: Completely wrong.
Sai Biệt: Pariccheda (skt)—Sai biệt hay khác biệt, hay sự phân biệt,
đối lại với “bình đẳng.”—Difference—Discrimination—Opposite of on the
level.
Sai Biệt Mê Lầm: Misled or misconducted.
Sai Biệt Tướng: See Vọng Kế Tự Tính.
Sai Đa La: Ksetra (skt)—Đất—Land—region—Country.
Sai Hẹn: To break an appointment.
Sai Khiến: See Sai Bảo.
Sai La Ba Ni: Ksarapaniya (skt).
1) Một loại chất lỏng có chứa chất kiềm chua ăn da tay:
Alkaline water, caustic liquid.
2) Một loại y áo: A kind of garment.
Sai Lạc: To distort.
Sai Lầm: Error.
Sai Lời: To dishonour one’s promise—To break one’s words.
Sai Lợi Ni Ca: Ksirinika (skt)—Một loại cây có mủ—A sap-bearing tree.
Sai Một Li, Đi Ngàn Dậm: If you are off track by a thousandth of an inch, you are a
thousand miles away from your destination.
Sai Trái: Wrong-doing.
Sai Ước: To break one’s promise.
Sái:
1) Tưới—To sprinkle.
2) Phơi nắng cho khô: To dry in the sun.
Sái Chỗ: Out of place—Misplaced
Sái Phép: Against the rules—Contrary to the rules
Sái Thủy: Rảy nước—To sprinkle the water.
Sái Thủy Quan Âm: Một trong 33 vị Quan Âm, tay phải cầm bình rảy nước cam
lồ—One of the thirty-three forms of Kuan-Yin, who holds a vase of sweet-dew in
his right hand.
Sái Tịnh: Phép tu của tông Chân Ngôn, lấy nước cam lồ trong bình
tịnh thủy mà rảy khắp đàn tràng (khi rảy nguyện cho tâm Bồ Đề thanh tịnh của
hết thảy chúng sanh đều được tăng trưởng)—To purify by sprinkling.
Sài: Củi—Firewood—Fuel—Brushwood.
Sài Đầu: Vị Tăng phụ trách về củi lửa trong tự viện—The one who
looks after firewood in a monastery.
Sài Lang: Chó sói—A wolf.
Sài Lang Địa Ngục: Một trong 16 du tầng địa ngục, nơi sói beo tới ăn thịt tội
nhân—One of the sixteen hells, where sinners are devoured by wolves.
Sải: Buddhist nun.
Sam Rông Ek: Tên của một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất của
Phật Giáo Nguyên Thủy trong tỉnh Trà Vinh, chùa tọa lạc trong quận Châu Thành,
tỉnh Trà Vinh, Nam Việt Nam. Chùa được xây lần đầu tiên vào năm 1373 và được
trùng tu nhiều lần. Trong chùa hiện còn giữ được một bức tượng cổ bằng đá quý,
gọi là tượng Noria—Name of one of the most famous ancient temples of Theravada
Buddhism in Trà Vinh, located in Châu Thành district, Trà Vinh province, South
Vietnam. It is said that the temple was first built in 1373 and has been
rebuilt many times. The temple has conserved an ancient statue made of precious
stone, called Noria.
Sám: Ksamayati (skt)—Hối hận về lỗi lầm (hối quá) và xin được
tha thứ. Sám hối là nghi thức tu tập thường xuyên trong các khóa lễ của chư
Tăng Ni—To repent or regret for error and seek forgiveness, or to ask for
pardon. It especially refers to the regular confessional service for monks and
nuns—See Sám Hối.
Sám Hối: Ksama (skt)—Repentance (confession and reform)—Sám hối hay
Sám ma có nghĩa là thân nên kiên trì nhẫn nại nói ra những lỗi lầm của mình, và
thỉnh cầu tiền nhân tha thứ. Trong vô số kiếp luân hồi của ta kể từ vô thủy cho
đến ngày nay, vì vô minh tham ái tài, sắc, danh, thực, thùy, của cải, quyền uy,
vân vân phủ che khiến cho chơn tánh của chúng ta bị mê mờ, do đó thân khẩu ý
gây tạo không biết bao nhiêu điều lầm lạc. Hơn nữa, do từ nơi ngã và ngã sở
chấp, nghĩa là chấp lấy cái ta và cái của ta, mà chúng ta chỉ muốn giữ phần lợi
cho riêng mình mà không cần quan tâm đến những tổn hại của người khác, vì thế
mà chúng ta vô tình hay cố ý làm não hại vô lượng chúng sanh, tạo ra vô biên
tội nghiệp, oan trái chất chồng. Ngay cả đến ngôi Tam Bảo chúng ta cũng không
chừa, những tội nghiệp như vậy không sao kể xiết. Nay may mắn còn chút duyên
lành dư lại từ kiếp trước nên gặp và được thiện hữu tri thức dạy dỗ, dắt dìu,
khiến hiểu được đôi chút đạo lý, thấy biết sự lỗi lầm. Thế nên chúng ta phải
phát tâm hổ thẹn ăn năn, đem ba nghiệp thân khẩu ý ra mà chí thành sám hối. Sám
hối là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ đó mà nội tâm
chúng ta luôn được gội rữa: Patience or forebearance of repentance or regret
for error. From infinite reincarnations in the past to the present, we have
existed in this cycle of rebirths. Because of ignorance and greediness for
desires of talent, beauty, fame, food, sleep, wealth, and power, etc. which
have masked and covered our true nature, causing us to lose our ways and end up
committing endless karmic transgressions. Moreover, because of our egotistical
nature, we only hold to the concept of self and what belong to us, we are only
concerned with benefitting to ourselves but have absolutely no regards on how
our actions may affect others. Thus, in this way, whether unintentionally or
intentionally, we often bring pains and sufferings to countless sentient
beings, committing infinite and endless unwholesome karma, consequently,
creating countless enemies. Even the most precious Triple Jewels, we still make
false accusations and slander. All such karmic transgressions are countless.
Now we are fortunate enough, having a few good karma leftover from former
lives, to be able to meet a good knowing advisor to guide and lead us, giving
us the opportunity to understand the philosophy of Buddhism, begin to see
clearly our former mistakes and offenses. Therefore, it is necessary to feel
ashame, be remorseful, and bring forth the three karmas of body, speech and
mind to repent sincerely. Repentance is one of the most entrances to the great
enlightenment; for with it, the mind within is always stilled.
Sám Hối Nghiệp Chướng: Repent misdeeds and mental hindrances—Đây là hạnh nguyện
thứ tư trong Phổ Hiền Thập Hạnh Nguyện. Sám hối nghiệp chướng là vì từ vô thỉ
tham, sân, si đã khiến thân khẩu ý tạp gây vô biên ác nghiệp, nay đem
trọn cả ba nghiệp thanh tịnh thân, khẩu và ý thành tâm sám hối trước mười
phương tam thế các Đức Như Lai—This is the fourth of the ten conducts and vows
of Universal Worthy Bodhisattva. Repent misdeeds and mental hindrances means
from beginningless kalpas in the past, we have created all measureless and
boundless evil karma with our body, mouth and mind because of greed, hatred and
ignorance; now we bow before all Buddhas of ten directions that we completely
purify these three karmas.
Sám Hối Với Mười Phương Chư Phật: To repent to the ten directions of Buddhas.
Sám Hối Tam Nghiệp: To repent three (body, speech, and mind) karmas.
1) Sám hối thân nghiệp: To repent the body karma—Đức Phật dạy:
“Thân là nguồn gốc của tất cả nỗi khổ, là nguyên nhân của mọi hình phạt và quả
báo trong tam đồ ác đạo.” Chúng sanh vì ngu muội nên chỉ biết có thân mình chớ
chẳng cần biết đến thân người khác. Chỉ biết nỗi khổ của mình chớ chẳng nghĩ
đến nỗi khổ của người. Chỉ biết mình cầu được yên vui, mà không biết rằng người
khác cũng mong được yên vui. Hơn nữa, cũng vì vô minh mà ta khởi tâm bỉ thử, từ
đó mà sanh ra ý tưởng thân sơ, dần dần kết thành thù oán lẫn nhau, gây nghiệp
oan trái tiếp nối đời đời kiếp kiếp. Thân nghiệp có ba lỗi lớn là sát sanh,
trộm cắp và tà dâm (see Thân Tam Khẩu Tứ Ý Tam). Muốn sám hối nơi thân, phải
đem thân lễ kính Tam Bảo, nghĩ biết rằng sắc thân nầy vô thường, nhiều bệnh
hoạn khổ đau, và hằng luôn thay đổi, chuyển biến, rốt lại chúng ta chẳng thể
nào chủ trì hay chỉ huy được thân nầy. Vì thế chúng ta chớ nên quá lệ thuộc vào
thân và đừng nên vì thân nầy mà tạo ra các điều ác nghiệp—The Buddha taught:
“The body is the origin of all sufferings, is the root of all tortures,
punishments and karmic retributions in the three domains.” Because of ignorance
and stupidity, sentient beings are only concerned with our bodies and have not
the slightest care of other people’s bodies. We are only aware of our own
sufferings, but completely oblivious of others’ pains and sufferings. We only
know of our hopes for peace and happiness but unaware that others, too, have
hope for peace and happiness. Moreover, because of ignorance and stupidity, we
give rise to the mind of self and other, which gives rise to the perception of friends
and strangers. Gradually over time, this perception sometimes develops into
feuds and hatred among people, who become enemies for countless aeons
(life after life, one reincarnation after reincarnation). There are three kinds
of body karma: killing, stealing, and sexual misconducts. To repent the body
karma, we should bow and prostrate our body to the Triple Jewels, and realize
that our body is inherently impermanent, filled with sicknesses,
constantly changing, and transforming. Thus, in the end, we cannot control and
command it. We should never be so obssessed and overly concerned with our
body and let it causes so many evil deeds.
2) Sám hối Khẩu nghiệp: To repent the speech karma—Đức Phật
dạy: “Miệng là cửa ngỏ của tất cả mọi oán họa.” Quả báo của khẩu nghiệp nặng nề
vào bậc nhất. Khẩu nghiệp có bốn thứ là nói dối, nói lời mạ lỵ, nói lời thêu
dệt, và nói lưỡi hai chiều. Do nơi bốn cái nghiệp ác khẩu nầy mà chúng sanh gây
tạo ra vô lượng vô biên tội lỗi, hoặc nói lời bay bướm, ngọt ngào, giả dối, lừa
gạt, ngôn hành trái nhau. Một khi ác tâm đã sanh khởi thì không nói chi đến
người khác, mà ngay cả cha mẹ, sư trưởng, chúng ta cũng không chừa, không một
điều nào mà ta không phỉ báng, chúng ta không từ một lời nói độc ác, trù rủa
nào, hoặc nói lời ly tán khiến cho cốt nhục chia lìa, không nói có, có nói
không, nói bừa bãi vô trách nhiệm. Phật tử chơn thuần phải luôn sám hối khẩu
nghiệp, phải dùng cái miệng tội lỗi ngày xưa mà phát ra những lời ca tụng, tán
thán công đức của chư Phật, tuyên nói những điều lành, khuyên bảo kẻ khác tu
hành, ngồi thiền, niệm Phật hay tụng kinh. Sau đó, thề trọn đời không dùng
miệng lưỡi đó nói ra những lời thô tục, hổn láo. Đối trước Tam Bảo phải thành
kính bày tỏ tội lỗi chẳng dám che dấu. Cũng cùng cái miệng lưỡi tội lỗi ngày
xưa đã từng gây tạo ra biết bao ác khẩu nghiệp, thì ngày nay tạo dựng được vô
lượng công đức và phước lành—The Buddha taught: “The mouth is the gate and door
to all hateful retaliations.” The karmic retribution for speech-karma is the
greatest. Speech-karma gives rise to four great karmic offenses: lying,
insulting, gossiping, and speaking with a double-tongue (see Thân Tam Khẩu Tứ Ý
Tam). Because of these four unwholesome speeches, sentient beings accumulate
infinite and endless offenses ranging from speaking artificially, sweetly,
manipulatively to speaking untruthfully, words and actions contradicting one
another, etc. Once the mind of hatred arises, not mention strangers, even one’s
parents, religious masters, etc., there is not an insult one will not speak. No
malicious words will be spared, whether saying hateful words with intention of
causing separation between two people, saying something happened when it didn’t
or when it didn’t happened saying it did; thus speaking irresponsibly and chaotically
without the slightest consideration of what is being said. Sincere Buddhists
should always repent the body-karma by using the “mouth of transgressions” of
the past to change it into praises and glorification of the virtuous
practices of the Buddhas. Use that speech often to speak of kindness,
encouraging others to cultivate the Way and change for the better, i.e. sitting
meditation, Buddha-Recitation, or chanting sutras, etc. Thereafter, for the
remainder of this life, vow not to use one mouth and tongue to speak vulgarly,
disrespectfully, and before the Triple Jewels, sincerely confess and willingly
admit to all offenses without concealment. Thus, use the same mouth and tongue
which has created countless offenses in the past to give birth to infinite
merits, virtues, and wholesome karma at the present.
3) Sám hối Ý nghiệp: To repent the mind-karma—Phật tử chơn
thuần nên luôn nhớ rằng tất cả năm thức từ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, sở
dĩ gây nên vô số tội lỗi là do ở nơi ý thức. Ý thức nầy cũng ví như mệnh
lệnh của vua ban xuống quần thần. Mắt ưa ngắm bậy, tai ham nghe âm thanh du
dương, mũi ưa ngửi mùi hương hoa, son phấn, lưỡi ưa phát ngôn tà vạy, thân ưa
thích sự xúc chạm mịn màng. Tất cả tội nghiệp gây ra từ năm thức nầy đều do chủ
nhân ông là tâm hay ý thức mà phát sanh ra. Cuối cùng phải bị đọa vào tam đồ ác
đạo, chịu vô lượng thống khổ nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Trong Kinh Pháp
Cú, Đức Phật dạy: “Phòng ý như phòng thành, giữ tâm như giữ gìn tròng con mắt.
Giặc cướp công đức, một đời hay nhiều đời, không gì hơn ý.” Nay muốn sám hối ý
nghiệp, trước hết phải nghĩ rằng ba nghiệp tham sân si (see Tam Độc) của ý là
mầm mống gây tạo nên vô lượng nghiệp tội, là màng vô minh che mất trí huệ, là
phiền não bao phủ chơn tâm. Thật là đáng sợ. Phật tử chơn thuần phải đem hết
tâm ý sám hối ăn năn, thề không tái phạm—Sincere Buddhists should always
remember that the mind consciousness is the reason to give rise to infinite
offenses of the other five consciousnesses, from Sight, Hearing, Scent, Taste, and
Touch Consciousnesses. The mind consciousness is similar to an order passed
down from the King to his magistrates and chancellors. Eyes take great pleasure
in looking and observing unwholesome things, ears take great pleasure in
listening to melodious sounds, nose takes great pleasure in smelling aromas and
fragrance, tongue takes great pleasure in speaking vulgarly and irresponsibly
as well as finding joy in tasting the various delicacies, foods, and wines,
etc; body takes great pleasure in feeling various sensations of warmth,
coolnes, softness, velvet clothing. Karmic offenses arise from these five
consciousness come from their master, the Mind; the mind consciousness is
solely responsible for all their actions. In the end, this will result in
continual drowning in the three evil paths, enduring infinite pains and
sufferings in hells, hungry ghosts, and animals. In the Dharmapada, the Buddha
taught: “Guard one’s mind much like guarding a castle; protect the mind similar
to protecting the eye ball. Mind is an enemy capable of destroying and
eliminating all of the virtues and merits one has worked so hard to accumulate
during one’s existence, or sometimes many lifetimes. To repent the mind-karma,
sincere Buddhists should think that the three karmas of Greed, Hatred, and
Ignorance of the mind are the roots and foundations of infinite karmic
transgressions. The mind-karma is the web of ignorance which masks our wisdom
and is the affliction and worry that cover our true nature. It should be feared
and needs be avoided. Sincere Buddhists should use their heart and mind to
sincerely confess and repent, be remorseful, and vow never again to
commit such offenses—See Thân Tam Khẩu Tứ Ý Tam.
Sám Ma: Ksama (skt)—Xoa Ma—Nhẫn Thứ hay kiên nhẫn thỉnh cầu được
tha thứ cho những lỗi lầm—To forebear or to have patience with; ask for
consideration or pardon.
Sám Ma Y: Y áo làm bằng một loại cây gai dại—Clothing made of
ksauma, i.e. wild flax.
Sám Nguyện Tâm: Repentance-Vow Mind—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong
Liên Tông Thập Tam Tổ, sao gọi là Sám Nguyện Tâm? Chúng ta từ vô thỉ kiếp đến
nay, do nơi chấp ngã quá nặng nên bị vô minh hành xử, thân, khẩu, ý vì thế mà
tạo ra vô lượng nghiệp nhân, thậm chí đến các việc nghịch ân bội nghĩa đối với
cha mẹ, Tam Bảo, vân vân chúng ta cũng không từ. Ngày nay giác ngộ, ắt phải
sanh lòng hỗ thẹn ăn năn bằng cách đem ba nghiệp thân khẩu ý ấy mà chí thành
sám hối. Như Đức Di Lặc Bồ Tát, đã là bậc Nhất sanh Bổ xứ thành Phật vậy mà mỗi
ngày còn phải sáu thời lễ sám, cầu cho mau dứt vô minh, huống là chúng ta! Tâm
Sám Nguyện phải bao gồm sám hối nghiệp chướng nơi thân khẩu ý, và nguyện hưng
long ngôi Tam Bảo—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen
Patriarchs of Pureland Buddhism, what is a Repentance-Vow Mind? From infinite
eons, because we have been drowning deeply in the concept of “Self,” ignorance
has ruled and governed us. Thus, our body, speech, and mind have created
infinite karmas and even great transgressions, such as being ungrateful and
disloyal to our fathers, mothers, the Triple Jewels, etc, were not spared. Now
that we are awakened, it is necessary to feel ashamed and be remorseful by
using the same three karmas of body, speech, and mind to repent sincerely.
Maitreya Bodhisattva, even as a “One-Birth Maha-Bodhisattva,” six times daily
he still performs the repentance ceremony praying to eliminate binding
ignorance quickly. As a Maha-Bodhisattva, his ‘binding ignorance’ is
infinitesimal, yet He still repents to eliminate them; thus, how can we not
repent given that, as unenlightened foolish mortals, we are bound by countless
ignorance. Repentance-Vow Mind must include the followings:
1)
Sám Hối—Repentance:
a) Sám Hối Thân nghiệp—Repentance on the Body Karma: Thân
nghiệp tỏ bày tội lỗi, phát lồ cầu được tiêu trừ, rồi dùng thân ấy mà hành
thiện nghiệp như bố thí cúng dường, vân vân—Body karma openly confess all
transgressions and pray for them to disappear, and then use that body to
practice wholesome actions, such as alms givings, offerings, etc.
b) Sám Hối Khẩu Nghiệp—Repentance on the Speech Karma: Khẩu
nghiệp tỏ bày tội lỗi, phát lồ cầu được tiêu trừ, rồi dùng khẩu ấy mà niệm
Phật, tụng kinh, hay ăn nói thiện lành, vân vân—Speech karma openly confess all
transgressions and pray for them to disappear, and then use that speech to
practice Buddha Recitation, chant sutras, speak wholesomely, etc.
c) Sám Hối Ý Nghiệp—Repentance on the Mind Karma: Ý nghiệp phải
thành khẩn ăn năn, thề không tái phạm—Mind Karma must be genuine, remorseful,
vowing not to revert back to the old ways.
2) Phát Nguyện—Vow-Developing: Phát nguyện hưng long ngôi
Tam Bảo, độ khắp chúng sanh để chuộc lại lỗi xưa và đáp đền bốn trọng ân Tam
Bảo, cha mẹ, sư trưởng, và chúng sanh—Develop vow to make the Triple Jewels
glorious, help and rescue sentient beings, in order to compensate and atone for
past transgressions and repay the four-gratefuls including the Triple Jewels,
parents, teachers of both life and religion, and all sentient beings.
Sám Nghi: Nghi thức của phép sám hối (Pháp Hoa Sám Pháp, Phương Đẳng
Sám Pháp, Quán Âm Sám Pháp, Di Đà Sám Pháp)—The rules for confession and
pardon.
Sám Pháp: Nghi thức hay phương cách sám hối; có nhiều loại như Quán
Âm Sám Pháp, Di Đà Sám Pháp, vân vân—The mode of action, or ritual, at the
confessional; the various types of confessional, e.g. that of Kuan-Yin,
Amitabha, etc.
Sám Trừ: Confession and forgiveness.
Sàm Siểm: To slander and flatter.
San: See San Hô.
San Bằng: To flatten—To level.
San Đề Lam: Được diễn tả như một thế giới xa xăm. Vào thời đó có vị
Luân Vương tên là Vô Tránh Niệm có 1000 người con, (nhưng điều nầy hãy
còn nhi ngờ)—Described as a fabulous world of the past whose name is given as
Sandilya, and who has 1,000 children, but this is doubtful.
San Hô: Một trong thất bảo—Coral, one of the seven treasures—See
Thất Bảo.
San Nhã: Sanjna (skt)—Một con số thật lớn, 10,000 tỷ (1,000,0007)—A
particularly high number, 1,000 septillions.
San Nhã Bà: A wasting disease.
San Ni La Xà: Tên một con sông ở Udyana—Name of a river of Udyana.
San Xà Dạ Tỳ La Chi Tử: Sanjaya-Vairatiputra or Samjayin Vairadiputra (skt)—San
Thệ Di Tỳ Lạt Tri Tử—Một trong lục sư ngoại đạo (sáu vị sư ngoại đạo). Vị nầy
cho rằng ở lâu trong cõi sanh tử, trải hết số kiếp, sau đó sẽ tự hết vòng khổ
đau phiền não, giống như cuốn cuộn chỉ, sợi hết thì thôi, không cần phải tìm
đạo—One of the six founders of heretical or non-Buddhist schools, whose
doctrine was that pain and suffering would end in due course, like unwinding a
ball of silk, hence there was no need of seeking the “Way.”
San Xà Tà Tỳ La Để: Sanjaya-Vairati (skt).
1) Vua của một loài Dạ Xoa: A king of yaksas.
2) Thầy của Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất trước khi các vị nầy
quy-y theo Phật: Name of the teacher of Maudgalyayana and Sariputra before
their conversion.
Sán Lạn: Bright—Radiant.
Sán Nhã: Sanjaya (skt)—Entirely Vanquishing (hoàn toàn bị đánh
bại).
1) Tên của một vị sáng lập ra một trong mười phái ngoại đạo:
Name of the founder of one of the ten heretical sects.
2) Tên của vị thầy của Xá Lợi Phất và Mục Kiến Liên trước khi
hai vị nầy về quy-y Phật: Name of the teacher of Maudgalyayana and Sariputra
before they were converted by the Buddha.
3) Vua của loài Dạ Xoa: Name of a king of yaksas.
Sang:
1) Mụt nhọt: A sore—Ulcer.
2) Quý phái: Noble.
3) Sang nhượng: To tranfer something in return for some money.
Sang Giàu: Noble and rich.
Sang Hay Hèn: Noble or common—Noble birth or low.
Sang Môn: Chín lổ trong thân thể—Ulcerating orifices, i.e. the nine
orifices in the body which discharge—See Cửu Khổng Bất Tịnh.
Sang Sảng: Sonorous.
Sang Trọng: Noble—Splendid and comfortable—Luxurious.
Sáng: Brilliant—Lunimous—Bright.
Sáng Dạ: Intelligent.
Sáng Dạ Thần: Nisakara (skt)—Người tạo ra ban đêm—Maker of the night.
Sáng Khởi: To create.
Sáng Lập: To found—To establish.
Sáng Loáng: Shining—Flashing—Glittering—Sparkling.
Sáng Ngời: See Sáng Loáng.
Sáng Suốt: Clear-sighted—Clear-headed (minded)—Conscious—Able-minded.
Sáng Tác: To compose (music)—To write (a book).
Sáng Tạo: Creatively—To create—To invent
Sáng Tỏ: To clear up (explain--solve) all misunderstandings.
Sáng Trí: Intelligent—Able-minded—Clear-headed.
Sáng, Trưa, Chiều, Tối Chỉ Một Hồng
Danh A Di Đà: Devoted cultivators should recite
Amitabha’s name without interruption in the morning, at noon, in the evening
and at night.
Sáng Trưng: Brilliant—Bright—Dazzling.
Sáng Ý: See Sáng Trí.
Sảng: To rave (nói sảng).
Sảng sốt: To fall into a panic.
Sanh: Jati (skt)—Born—See Sinh.
Sanh Báo: Next life retribution or rebirth retribution—Một trong Tam
Báo và Tứ Báo—Kiếp nầy (sanh báo) gây nghiệp thiện ác thì kiếp sau sẽ chịu quả
báo sướng khổ—One of the three and four retributions, life’s retribution. The
deeds, wholesome or unwholesome, done in this life produce their results,
meritorious retributions or evil karma, in the next reincarnation.
Sanh Bởi Tội Báo: To be born as retribution for their karmic offenses.
Sanh Chi: See Sinh Chi.
Sanh Diệt: Utpadanirodha (skt)—
1) Sanh và Diệt: Arising and extinction—Beginning and
end—Production and annihilation—Appearance and disappearance—Birth and
extinction.
2) Các pháp hữu vi dựa vào nhân duyên hòa hợp, từ pháp chưa có
trở thành có gọi là sanh; dựa vào nhân duyên mà pháp đã có trở thành không gọi
là diệt—All life or phenomena that have birth and death.
Sanh Diệt Khứ Lai: Trung Luận cho rằng sinh diệt khứ lai, chỉ là những từ ngữ
tương đối và không thật (ký thật chư pháp vốn là Như Lai Tạng bất
sanh bất diệt bất khứ bất lai)—The Madhyamika-Sastra believed that all things
coming into existence and ceasing to exist, past and future, are merely
relative terms and not true in reality.
**
For more information, please see Bát Bất
Sanh Diệt Khứ Lai Nhất Dị Đoạn
Thường: Coming into existence and ceasing
to exist, past and future; unity and difference, impermanence and permanence.
**
For more information, please see Bát Bất
Sanh Điền: The three regions of the constant round of rebirth—See Tam
Giới.
Sanh Đồ: Đường sanh tử luân hồi của chúng sanh—The way or lot of
rebirth or mortality.
Sanh Được Làm Thân Người Là Khó: Human birth is difficult—See Sanh Làm Người Là Khó.
Sanh Hóa: See Hóa Sanh.
Sanh Hữu: Một trong bốn hình thức của sự hiện hữu—One of the four
forms of existence—See Tứ Hữu Vi Tướng.
Sanh Khởi: Utpada or Pravritti (skt)—Arising—Appearance.
1) Năng Sanh (sanh) Sở Sinh (khởi): The beginning and rise.
2) Sự sanh ra và những gì khởi lên từ sự sanh ra ấy: Birth and
what arises from it.
3) Nguyên nhân của một hành động: Cause of an act.
Sanh Khởi Thức: Pravritti-vijnana (skt)—See Chuyển Thức.
Sanh Khổ: Birth is suffering.
Sanh Không: Một trong hai loại không, chúng sanh do ngũ uẩn hợp lại
chứ không có thực thể—One of the two kinds of void, empty at birth, or void of
a permanent ego.
**
For more information, please see Nhị
Không.
Sanh Kinh: Những chuyện về tiền thân Đức Phật và các đệ tử của Ngài,
được Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch ra năm quyển, vào khoảng thế kỷ thứ ba sau
Tây Lịch—Stories of the previous incarnations of the Buddha and his disciples,
translated by Dharmapala, 5 books (chuan), third century A.D..
Sanh Làm Người Là Khó: It’s difficult to be born in the human realm—Cõi người
sướng khổ lẫn lộn, nên dễ tiến tu để đạt thành quả vị Phật; trong khi các cõi
khác như cõi trời thì quá sướng nên không màng tu tập, cõi súc sanh, ngạ quỷ và
địa ngục thì khổ sở ngu tối, nhơ nhớp, ăn uống lẫn nhau nên cũng không tu được—Human
beings have both pleasure and suffering, thus it’s easy for them to advance in
cultivation and to attain Buddhahood; whereas the beings in the Deva realm
enjoy all kinds of joy and spend no time for cultivation; beings in the
realms of animals, hungry ghosts and hells are stupid, living in filth and
killing one another for food. They are so miserable with all kinds of
sufferings that no way they can cultivate.
Sanh Lão Bịnh Tử: Sanh già bệnh chết là bốn nỗi khổ đau của con người—Birth,
Old Age, Sickness, Death, the four afflictions that are the lot of every man.
**
For more information, please see Tứ Khổ,
Sanh Lão Bịnh Tử Khổ: Birth is suffering, old age or growing old is suffering,
sickness is suffering, death is suffering.
Sanh Linh: Tâm thức (tâm và trí thông minh) của một chúng sanh còn
gọi là linh hồn—The mind or intelligence of the living—A living intelligent
being—A living soul.
Sanh Manh: Mù lúc sanh—Born blind.
Sanh Nghi: To become doubtful.
Sanh Nhàm Chán: To grow tired and fed up.
Sanh Nhàm Chán Nơi Thân Bất Tịnh
(Nơi Ta Và Nơi Người) Để Giảm Thiểu Dục Vọng:
To develop a deep sense of disgust of our own body and the bodies of others to
decrease the desire of lust.
Sanh Nhẫn: See Sinh Nhẫn,
Sanh Niệm Xứ Bồ Tát: Vị Bồ Tát thứ hai bên phải của Hư Không Tạng Bồ Tát trong
Thai Tạng Giới—The second bodhisattva on the right of the Bodhisattva of Space
(Hư Không Tạng Bồ Tát) in the Garbhadhatu.
Sanh Phạn: Xuất Phạn—Xuất Chúng Sanh Thực—Theo Kinh Niết Bàn thì đây
là một phần cơm cúng cho ma quỷ và chư chúng sanh trước khi chư Tăng Ni độ
cơm—According to the Nirvana Sutra, these are offerings made before a meal of a
small portion of food to ghosts and all others living or souls.
Sanh Phạn Bàn: Chén hay tô để cơm cúng ma quỷ và chư hương linh—The bowl
in which the offerings of food to ghosts are contained.
Sanh Phạn Đài: Tấm kệ để cơm cúng cho ma quỷ và chư hương linh—A board on
which the offerings of food to ghosts are placed.
Sanh Pháp: Người và vật hay hữu tình và phi tình—The living and
things—Men and things—The self and things:
1) Hữu Tình: Chúng hữu tình là những chúng sanh có tình cảm và
lý trí—The living—The sentient or those with emotions and wisdom.
2) Phi Tình: Những chúng sanh không có tình cảm và lý
trí—Insentient things or those without emotions nor wisdom.
Sanh Pháp Nhị Thân: Hóa thân và pháp thân—The physical body (Nirmanakaya) and
the spiritual body (Dharmakaya).
Sanh Phật: See Sinh Phật.
Sanh Phật Nhứt Như: See Sinh Phật Nhứt Như.
Sanh Ra Lo Lắng: To become more and more anxious.
Sanh Sanh: Birth and rebirth.
Sanh Sanh Tử Tử: See Sanh Tử.
Sanh Sắc: Jata-rupa (skt)—See Sinh Tượng Sinh Tự (1).
Sanh Tâm Kiên Cố: To develop a firm mind.
Sanh Tân: Bến sanh—The ford of life—Mortality.
Sanh Thân:
1) Sanh thân của Phật và Bồ Tát, đối lại với pháp thân—The
physical body )sinh thân) of a Buddha or a Bodhisattva, in contrast with his
dharmakaya (pháp thân).
2) Thân (biến dịch và sinh tử) của một vị Bồ Tát khi sanh ra
trong cõi luân hồi—A Bodhisattva’s body when born in a mortal form.
Sanh Thân Cúng: Pháp hội cúng dường xá lợi sinh thân của Đức Phật—The
worship paid to the Buddha-relics.
** For more information, please see Nhị
Sanh Thân Xá Lợi: The Buddha-relics—See Nhị Chủng Xá Lợi.
Sanh Thể: Birth nature.
Sanh Thiên: Những cõi trời nơi chúng sanh có thể tái sanh vào (từ Tứ
Thiền Thiên đến Tứ Thiên Vương)—The heavens where those living in this world
can be reborn (from the Four Dhyana Heavens to the Four Heavenly Kings)—See Tứ
Thiên Vương, and Tứ Thiền Thiên.
Sanh Tiền: Until one’s death—Life-before.
Sanh Sanh Tử Tử: Ever-recurring samsara or transmigrations—The round of
mortality—To be born again and again.
Sanh Thú: Bốn cách sinh và sáu nẻo luân hồi—Four forms of birth and
the six forms of rebirth or transmigrations—See Tứ Sanh, and Lục Đạo.
Sanh Tri: Innately intelligent—To realize in bodily
experience.
Sanh Triệu Dung Duệ: Quan Trung Tứ Thánh—Bốn vị Thánh ở đất Quan Trung hay bốn
đại đệ tử của ngài Cưu Ma La Thập—Four great disciples of Kumarajiva:
1) Đạo Sinh: Tao-Shêng—Indian
Buddhajiva.
2) Tăng Triệu: Sêng-Chao (Chinese).
3) Đạo Dung: Tao-Jung (Chinese).
4) Tăng Duệ: Sêng-Jui (Chinese).
Sanh Trụ Dị Diệt: See Sinh Trụ Dị Diệt.
Sanh Trụ Diệt: Utpadasthitinirodha (skt)—Birth, existence, death
(birth-abiding-disappearance).
Sanh Tử: Samsara or Janma-marana (skt)—Sống chết (do hoặc
nghiệp của hết thảy chúng sanh gây ra, hễ có sanh là có tử)—Life and
death—Living and dying—Birth and death—Rebirth and redeath.
**
For more information, please see Nhị
Sanh Tử Dã: The wilderness of life and death.
Sanh Tử Đại Hải: Biển lớn sanh tử—The ocean of mortality—Mortal life.
Sanh Tử Đại Sự: The great issue of birth and death—The clarification of
life and death is one great purpose of all Buddhists.
Sanh Tử Giải Thoát:
1) Thoát ra những hệ lụy của vòng luân hồi sanh tử: Release from
the bonds of births and deaths.
2) Niết Bàn: Nirvana.
Sanh Tử Khứ Lai: Sống và chết, đi và đến—Living and dying—Going and coming.
Sanh Tử Luân:
1) Bánh xe sanh tử: The wheel of samsara (births-and-deaths).
2) Vòng sanh tử: The round of mortality.
Sanh Tử Luân Hồi: Chết đi đầu thai lại không ngừng nghỉ—Samsara or
transmigrations—Deaths and Rebirths continuously.
Sanh Tử Lưu: Dòng sanh tử (sự sanh tử khiến cho con người bị trôi dạt
chìm đắm nên gọi là dòng sinh tử)—The flow of transmigrations.
Sanh Tử Nê: Vũng lầy của luân hồi sanh tử—The quagmire of the circle
of life and death.
Sanh Tử Ngạn: Bờ bên nầy của biển sanh tử—The shore of mortal life—See
Nhị Ngạn.
Sanh Tử Niết Bàn Bình Đẳng: Samsara-nirvanasamata (skt)—Sự bình đẳng của sanh tử và
Niết Bàn, một trong những chứng đắc của vị Bồ Tát, và tuy vậy vị Bồ Tát thực
hành các hành động “không dụng công” và các “phương tiện thiện xảo” phát xuất
từ lòng đại bi—The sameness of birth-and-death and Nirvana, one of the
spiritual attainments of the Bodhisattva, who, however, practices “effortless”
deeds and “skillful means” born of a great compassionate heart.
Sanh Tử Tế: Cõi sanh tử, đối lại với cõi Niết Bàn—The region of
births-and-deaths, as compared with nirvana.
Sanh Tử Trường Dạ: Đêm dài của luân hồi sanh tử—The long night of births and
deaths.
Sanh Tử Tử Sanh: To be born gain and again—See Sanh Sanh Tử Tử.
Sanh
Tử Tức Niết Bàn: Phiền não tức bồ đề, sinh tử tức
niết bàn—Affliction is bodhi and mortality (samsara) is nirvana.
Sanh
Tử Vân: Mây mù sanh tử—The envelopment in
cloud of life and death.
Sanh
Tử Viên: See Sinh Tử Viên.
Sanh
Tức Vô Sanh, Vô Sanh Tức Sanh:
To be born is not to be born, not to be born is to be born—See Sinh Tức Vô
Sinh, Vô Sinh Tức Sinh.
Sanh
Về Cõi Nào: Where will a person be
reborn?—Theo Ấn Quang Đại Sư, sau khi tắt thở rồi thì thần thức lìa ra khỏi xác
thân. Nơi nào còn nóng sau rốt là thần thức xuất ra ở đó, và do đó người ta
biết được người ấy sẽ tái sanh vào cõi nào—According to Great Master Yin-Kuang,
when we take our last breath, our spirits or Alaya Consciousness will leave the
body. Thus the area of the body that remains warm is where the spirit left the
body.
1) Đảnh Thánh—Crown enlightenemt: Một người đã chết, thân thể
đã giá lạnh, nhưng đỉnh đầu hơi nóng ấm cũng còn gần bằng như lúc sống. Thần
thức do nơi đỉnh đầu mà xuất ra. Ở vào trường hợp nầy thì ta biết chắc chắn
rằng thần thức của người chết ấy được siêu thoát về nơi Thánh cảnh, ví dụ như
cõi Tây Phương Tịnh Độc của Đức Phật A Di Đà—A person who has been dead, the
entire body has turned cold, yet the crown of that person's head remains
warm just as if that person was still alive, the spirit or the soul of the dead
has left the body by that of the crown. In this case, we are absolutely certain
the spirit of the person who has just died has attained liberation to the
enlightened realm, i.e., the Western Pureland of the Amitabha
Buddha.
2) Mắt Sanh Trời—Eyes born in Heaven:
a) Khi các phần thân thể đều lạnh hết nhưng nơi mắt và trán vẫn
còn nóng thì ta biết chắc chắn rằng thần thức của người chết ấy xuất ra từ nơi
mắt và như thế, người nầy được siêu thoát về cõi trời—When all other parts of
the body have turned cold but the eyes and forehead remain warm, then the
spirit of the person who has just died left the body through the eyes. In this
case, the person will be born in Heaven.
b) Người nào khi sắp lâm chung sẽ sanh lên cõi Trời thì có
những dấu hiệu sau đây—When nearing death, people who will be born in Heaven
will exhibit the following signs and characteristics:
· Sanh lòng thương xót người khác:
Having compassion for others.
· Phát khởi tâm lành: Give rise to a
whole some mind.
· Lòng thường vui vẻ: Often happy and
contented.
· Chánh niệm hiện ra: Proper thoughts
are apparent.
· Đối với tiền của, vợ con, không còn
tham luyến: No longer having greed and attachment for money, possessions,
spouse, children, etc.
· Đôi mắt có vẻ sáng sạch: The eyes
are clear and shiny.
· Ngước mắt nhìn lên không trung mỉm
cười, hoặc tai nghe tiếng thiên nhạc, mắt trong thấy tiên đồng: Eyes staring
into space, smiling, ears hearing heavenly music or eyes seeing heavenly landscape.
· Thân không hôi hám: Body does not
emit odor.
· Sống mũi ngay thẳng, không xiên xẹo:
Nose bridge remains straight without crookedness.
· Lòng không giận dữ: Mind does not
exhibit hate and resentment.
3) Ngực sanh lại cõi người—Chest born in the Human Realm:
a) Khi các phần thân thể đều lạnh hết, nhưng nơi tim và ngực là
chỗ nóng tối hậu thì thần thức của người chết đó sẽ được sanh trở lại cõi
người—When other parts of the body have turned cold, but the chest and heart
remain as the last ‘warm spot,’ the spirit of that dead person will return to
the human realm.
b) Người nào khi lâm chung sẽ đáo sanh trở lại cõi người thì có
những dấu hiệu sau đây—When nearing death, those who will be reborn to the
human realm will exhibit the following signs and characteristics:
· Thân không bệnh nặng: Body is not
burdened with major illnesses.
· Khởi niệm lành, sanh lòng hòa diệu,
tâm vui vẻ, vô tư, ưa việc phước đức: Give rise to good and wholesome thoughts,
have peace and happiness, enjoy practicing meritorious and virtuous deeds.
· Ít sự nói phô truơng, nghĩ đến cha
mẹ, vợ con: There is little boasting, thinking of mother, father, spouse, and
children.
· Đối với các việc lành hay dữ, tâm
phân biệt rõ ràng không lầm lẫn: With regard to good and evil, their minds are
capable of discriminating clearly.
· Sanh lòng tịnh tín, thỉnh Tam Bảo
đến đối diện quy-y: Give rise to pure faith, requesting the Triple Jewels
to be present to take refuge.
· Con trai, con gái đều đem lòng
thương mến và gần gũi xem như việc thường: Sons and daughters are near and
adore them just as before without showing indifference.
· Tai muốn nghe tên họ của anh chị em
và bạn bè: Ears are fond of hearing the names of brothers, sisters, and
friends.
· Tâm chánh trực không dua nịnh:
Remaining dignified and having integrity instead of being petty and sycophant.
· Rõ biết bạn bè giúp đỡ mình, khi
thấy bà con đến săn sóc thời sanh lòng vui mừng: Clearly recognize helping
friends, when seeing family members take care of them, they are happy and
contented.
· Dặn dò, phó thác lại các công việc
cho thân quyến rồi từ biệt mà đi: Advise and give responsibilities to loved ones
before making the last goodbye.
4) Bụng sanh loài ngạ quỷ—Stomach born in the realm of hungry
ghosts: Nếu bụng là chỗ nóng sau cùng thì thần thức của người chết đó sẽ bị đọa
vào trong loài ngạ quỷ—If the stomach is the last warm spot, then the spirit of
the dead person will be condemned to the realm of hungry ghosts.
5) Đầu gối sanh loài súc sanh—Knee born in the animal realm:
Nếu đầu gối là chỗ nóng sau cùng thì thần thức của người chết đó sẽ bị đọa vào
loài bàng sanh (súc sanh)—The the knee is the last warm spot, then the spirit
of the dead will be condemned to the animal realm.
6) Nơi lòng bàn chân đọa vào địa ngục—The sole of the feet born
in the hells: Nếu lòng bàn chân là điểm nóng sau cùng thì thần thức của người
chết sẽ bị đọa vào địa ngục—If the last warm spot is at the sole of the feet
when the entire body has turned cold, then, undoubtedly, the spirit of the dead
person will be condemned into hells.
Sánh
Bằng: To be comparable (equal) to.
Sánh
Bước: To walk abreast (alongside of
someone).
Sành
Sỏi: To be expert (experienced) in.
Sao:
1) Bắt giữ: To seize all.
2) Giấy bạc: A banknote—A voucher—Paper-money.
3) Ngôi sao: Star.
4) Ra sao: How.
5) Sao chép: To copy.
Sao
Băng: Falling (shooting) star.
Sạo
Sụt: To search for something.
Sáp
Nhập Với: To be incorporated with.
Sát:
1) Cắt đứt mạng sống: To cut down, or cut off the life.
2) Chà sát: To rub—To wipe.
3) Sát sanh: To kill.
4) Đất: Land.
5) Khoảng thời gian rất ngắn (Sát na): A very short period of
time.
6) Sát (rãi ra): To scatter—To set loose—To sow.
7) Vicara (p): Sustained application—Danh từ “Sát” có nghĩa là
quan sát hay dò xét. Trong A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), “Sát” có nghĩa là
“liên tục đặt tâm trên đối tượng.”—The word “vicara” usually means
“examination,” but in Abhidharma it signifies the “sustained application” of
the mind on the object. Whereas “vitakka” is the directing of the mind and its
concomitants towards the object, vicara is the continued exercise of the mind
on the object.
a) “Tầm” tựa như con chim đang xoải cánh rộng ra để bay, còn
“Sát” thì tựa như con chim đang bay lượn trên không trung với đôi cánh xoải
rộng: Vitakka is like a bird’s spreading out its wings to fly, vicara is like
the bird’s gliding through the air with outstretched wings.
b) “Tầm” tựa như con ong bay hướng về cánh hoa, “Sát” tựa như
con ong đang bay lượn trên hoa: “Vitakka” is like a bee’s diving towards a
flower, vicara is like the bee’s buzzing above the flower.
c) Trong thực tập thiền, thì “Sát” giúp tạm thời khắc phục hoài
nghi: In practicing meditation, “vicara” serves to temporarily inhibit the
hindrance of doubt.
Sát Can: Yasti (skt)—Sát Trụ—Kim Sát—Biết Sát—Cây cột cờ của tự
viện, dựng trên đỉnh tháp, bên trên có gắn bảo châu hay hỏa châu mạ vàng, một
biểu tượng của Đạo Phật—The flagpole of a monastery, surmounted by a gilt ball
or pearl, symbolical of Buddhism; inferentially a monastery with its land.
Sát Cánh: To be side by side (elbow to elbow).
Sát Đất: Close to the ground.
Sát Đế Lợi: Một trong bốn giai cấp chính ở Ấn Độ—One of the four
Indian castes.
1) Ở Ấn Độ, sát Đế Lợi là giai cấp thứ nhì, dòng dõi chiến đấu
hay giai cấp cai trị trong thời Phật còn tại thế—In India, it is the second or
warrior and ruling caste in India during Sakyamuni’s time.
2) Hoa ngữ dịch là giai cấp địa chủ và Vương chủng, giai cấp mà
từ đó Đức Phật được sanh ra: Chinese render it as landowners and royal caste,
the caste from which the Buddha came forth.
3) Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân từ giai cấp nầy—Sakyamuni
Buddha belonged to this caste (came from this caste).
Sát Độ: Ksetra (skt).
1) Đất đai hay xứ sở: Land—Field—Country—Place.
2) Vũ trụ bao gồm Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới: A universe
consisting of three thousand large chiliocosms (great cosmo).
3) Tháp cờ trong tự viện: Flagstaff on a pagoda or monastery.
Sát Giả: Kẻ sát nhân, một tên của ma quân—The murderer, a name for
mara
Sát Hạch: to examine.
Sát Hải: Đất và biển—Land and sea.
Sát Hại: To kill.
Sát Hãn: Lau mồ hôi—To wipe off sweat.
Sát Ma: Ksema (skt)—Nơi cư ngụ—A residence, dwelling, abode,
land, property.
Sát Na: Ksana (skt)—Một khoảnh khắc được xem như một đơn vị đo
lường thời gian—An instance as a measure of time.
1) Khoảnh khắc của một khoảng thời gian rất ngắn, đối lại với
kiếp là một khoảng thời gian dài: The shortest period or measure of time, a
moment, an instant; in contrast with kalpa, the longest period of time.
2) 65 (có chỗ nói 60) sát na tương đương với một cái khảy móng
tay—Sixty-five (some says 60) ksanas are said to pass the clicking of the
fingers.
3) 90 sát na được coi như một niệm: 90 ksanas are equal to a
thought.
4) Một sát na tương đương với một phần bảy mươi lăm giây, hay
4.500 sát na tương đương với một phút—A ksana is equal to one seventy-fifth of
a second, or 4,500 ksanas are equal to a minute.
Sát Na Sinh Diệt: Chư pháp chuyển động liên tụ, trong khoảnh khắc một sát na
có cả sinh và diệt—All things are in continuous flow, born and destroyed every
instant.
Sát Na Tam Thế: Ba thời khác nhau trong khoảnh khắc ba sát na, sát na quá
khứ, sát na hiện tại và sát na vị lai—The moments past, present, future.
Sát Na Vô Thường: Không có lúc nào được gọi là thường hằng, chỉ trong khoảnh
khắc một sát na mà có đầy đủ bốn tướng sanh, trụ, dị , diệt—Not a moment is
permanent, but passes through stages of birth, stay, change, death.
Sát Nghĩa: Exact sense.
Sát Nghiệp: Một trong mười ác nghiệp, tức ác nghiệp giết hại các loài
hữu tình khác—One of the ten kinds of evil karma, the karma resulting from
kiling—See Thập Ác.
Sát Nhau: Close together.
Sát Niệm: A thought (90 ksana equal one finger-snap, 90th of a
thought equal 4.500th a minute).
Sát Niệm Sanh Diệt: All things are in continuous flow, born and destroyed
every instant.
Sát Niệm Tam Thế: The moments, past, present and future.
Sát Niệm Vô Thường: Not a moment is permanent, but passes through the stages
of birth, stay, change and death.
Sát Quỷ:
1) Loài quỷ giết hại chúng sanh (các chùa thường vẽ sát quỷ với
hai tay ôm lấy bánh xe luân hồi): To slay demons; a ghost of the slain; a
murderous demon.
2) Ám chỉ vô thường: A metaphor for impermanence.
Sát Sanh: See Sát Sinh.
Sát Sinh: Panatipata (p).
(I) Nghĩa của sát sanh—The meanings of Panatipata:
1) Một trong mười ác nghiệp, giết hại mạng sống của loài hữu
tình. Theo Đức Phật và Phật Pháp của Hòa Thượng Narada, sát sanh là cố ý
giết chết một chúng sanh. Trong Phạn ngữ, “Panatipata,” pana có nghĩa là đời
sống tâm vật lý của một chúng sanh. Xem thường đời sống, tiêu diệt, cắt đứt,
ngăn chận sức tiến của năng lực một đời sống, không cho nó tiếp tục trôi chảy
là panatipata. Pana còn có nghĩa là cái gì có hơi thở. Do đó tất cả những động
vật, kể cả loài thú, đều được xem là pana—One of the ten kinds of evil karma,
to kill living beings, to take life, kill the living, or any conscious being.
According to The Buddha and His Teaching, written by Most Venerable Narada,
killing means the intentional destruction of any living being. The Pali term
pana strictly means the psycho-physical life pertaining to one’s particular
existence. The wanton destruction of this life-force, without allowing it to
run its due course, is panatipata. Pana also means that which breathes. Hence
all animate beings, including animals, are regarded as pana.
2) Cây cỏ không được xem là “sinh vật” vì chúng không có phần
tinh thần. Tuy nhiên, chư Tăng Ni cũng không được phép hủy hoại đời sống của
cây cỏ. Giới nầy không áp dụng cho những cư sĩ tại gia—Plants are not
considered as “living beings” as they possess no mind. Monks and nuns, however,
are forbidden to destroy even plant life. This rule, it may be mentioned, does
not apply to lay-followers.
3) Theo giáo thuyết nhà Phật thì giết người là phạm trọng giới,
giết bất cứ loài sinh vật nào cũng đều phạm khinh giới. Tự vẩn cũng đưa đến
những hình phạt nặng nề trong kiếp lai sanh—According to the Buddhist laws, the
taking of human life offends against the major commands, of animal life against
the less stringent commands. Suicide also leads to severe penalties in the next
lives.
(II) Năm điều kiện cần thiết để thành lập một nghiệp sát
sanh—Five conditions that are necessary to complete the evil of killing:
1) Có một chúng sanh: A living being.
2) Biết rằng đó là một chúng sanh: Knowledge that it is a
living being.
3) Ý muốn giết: Intention of killing.
4) Cố gắng để giết: Effort to kill.
5) Giết chết: Consequent death.
(III) Hậu quả hay quả báo của sát sanh:
Nghiệp dữ gây ra do hành động sát sanh nặng hay nhẹ tùy sự quan trọng của chúng
sanh bị giết—The consequences of killing. The gravity of the evil deed of
killing depends on the goodness and the magnitude of the being concerned.
1) Giết một bậc vĩ nhân hiền đức hay một con thú to lớn tạo
nghiệp nặng hơn là giết một tên sát nhân hung dữ hay một sinh vật bé nhỏ, vì sự
cố gắng để thực hiện hành động sát sanh và tai hại gây ra quan trọng hơn: The
killing of a virtuous person or a big animal is regarded as more heinous than
the killing of a vicious person or a small animal, because a greater effort is
needed to commit the evil and the loss involved is considerably great.
2) Quả dữ của nghiệp sát sanh bao gồm—The evil effetcs of
killing include:
a) Yểu mạng: Brevity of life.
b) Bệnh hoạn: Ill-health.
c) Buồn rầu khổ nạn vì chia ly: Constant grief due to the
separation from the loved one.
d) Luôn luôn lo sợ: Constant fear.
(IV) Những lời Phật dạy về “Sát Sanh”
trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Killing” in the Dharmapada Sutra:
1) Ai ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng sợ sự chết; vậy nên lấy
lòng mình suy lòng người, chớ giết chớ bảo giết—All tremble at sword and rod,
all fear death; comparing others with onerself, one should neither kill nor
cause to kill (Dharmapada 129).
2) Ai ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng thích được sống còn; vậy
nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết chớ bảo giết—All tremble at sword
and rod, all love life; comparing others with oneself; one should not kill nor
cause to kill (Dharmapada 130).
3) Nếu lấy đao gậy hại người toàn thiện toàn nhân, lập tức kẻ
kia phải thọ lấy đau khổ trong mười điều—He who takes the rod and harms a harmless
person, will soon come to one of these ten stages (Dharmapada 137):
a) Thống khổ về tiền tài bị tiêu mất, thân thể bị bại hoại,
hoặc bị trọng bịnh bức bách—He will be subject to cruel suffering of infirmity,
bodily injury, or serious sickness (Dharmapada 138).
b) Hoặc bị tán tâm loạn ý, hoặc bị vua quan áp bách, hoặc bị vu
trọng tội, hoặc bị quyến thuộc ly tán—Or loss of mind, or oppression by the
king, or heavy accusation, or loss of family members or relatives (Dharmapada
(139)
c) Hoặc bị tài sản tan nát, hoặc phòng ốc nhà cửa bị giặc thiêu
đốt, và sau khi chết bị đọa vào địa ngục—Or destruction of wealth, or
lightening fire fire burn his house, and after death will go to the hell
(Dharmapada 140).
Sát Tặc: Ksinasrava (skt)—Người tiêu diệt những tên đạo tặc (của
chúng sanh), người chế ngự dục vọng, hay bậc A La Hán—Thief-destroyer, i.e.
conqueror of the passions, an arhat.
Sát Trần: Vô số những hạt bụi nhỏ hay vô số quốc độ—Lands, countless
as the dust.
Sạt Nghiệp: To ruin oneself.
Sau: After—Behind.
Sau Khi Chết: After death—Theo Phật giáo, chết không phải là hết. Sau
khi chết chỉ có thân xác ngừng hoạt động, còn thần thức, có người gọi là linh
hồn, chuyển theo nghiệp lành hoặc nghiệp dữ mà đầu thai vào nơi thiện hoặc nơi
ác, phát khởi sự tái sinh gọi là luân hồi. Thông hiểu giáo lý đạo Phật giúp cho
Phật tử sắp mãn phần được bình thản, không loạn động, vững tâm tin tưởng nơi
tương lai của chính mình, chỉ nương theo nghiệp đã tạo mà đi, không sợ hãi;
ngược lại, người Phật tử trước khi mãn phần có thể bình tĩnh tin tưởng trong
giờ phút cuối cùng của cuộc đời rằng sống thế nào thì chết như thế ấy. Trong
thực tế, có rất nhiều Phật tử hay không Phật tử, không hiểu giáo lý nhà Phật
lại cho rằng chết là hết, suy nghĩ về cái chết làm gì cho mệt, hãy sống cho
hiện tại. Đây là lối sống của những người không biết sống đúng theo hạnh phúc
an vui mà Phật đã dạy. Họ không hiểu mối tương quan nhân quả giữa các thế hệ,
giữa các cuộc sống tiếp nối nhau. Khi họ còn trẻ, còn mạnh, họ có thể lướt qua
được những cơn đau ốm, đến khi già yếu tiền bạc hao mòn, thân thích xa rời, sự
sợ hãi, nỗi âu sầu, cảnh buồn bã, lòng luyến tiếc đối với họ quá mạnh, sự xúc
động trước cảnh tử biệt, làm cho họ hối hận nhưng không còn kịp nữa. Người Phật
tử phải luôn nhớ câu ngạn ngữ “Phải đào giếng trước khi khát nước” để khỏi mang
tâm trạng hối hận thì đã muộn—According to Buddhism, death is not end. After
death, the heart ceases to beat, only consciousness generally identified as the
soul follows its course determined by the dead’s karmic forces to enter the
embryo to be reborn. Such a process is called reincarnation. If we understand
the Buddha’s Teachings, before parting, we can remain as calm as possible; we
will not fear, knowing that our next rebirth is dedicated by our own karma, not
by any external power. They will have a strong faith on “the way you live is
exactly the way you die.” In reality, there are so many Buddhists and
non-Buddhists who do not thoroughly understand the Buddha’s Teachings. For
them, death is the end; thinking of death only makes them tired. They just live
for the present. This is the way of living for those who do not know how to
live a happy and joyful life in accordance with the Buddha’s Teachings. They do
not understand the relationship between cause and effect, linking generations
to generations or successive lives. When they are young and strong, they feel
comfortable with everything, but when they become sick, or aged, isolated from
kinfolk or short of money, they will be agitated, but it is too late for them
to regret. Buddhists should always remember the old proverb “You need to dig
the well before you are thirsty” to prevent the feeling of late regret.
Sau Một Khắc Ngộ Đạo: After a glympse of enlighenment.
Sáu Cách Phung Phí Tài Sản: Six ways of wasting one’s property—Theo Kinh Thi Ca La
Việt, có sáu cách phung phí tài sản—According to the Sigalaka Sutra, there are
six ways of wasting one’s property.
1) Đam mê các loại rượu: Addiction to strong drinks and
sloth-producing drugs is one way of wasting one’s substance.
2) Du hành đường phố phi thời: Haunting the streets at
unfitting time.
3) La cà đình đám hý viện: Attending fairs.
4) Đam mê cờ bạc: Being addicted to gambling.
5) Giao du ác hữu: Keeping bad company.
6) Quen thói lười biếng: Habitual idleness.
Sáu Căn Nhân: The six chief causes—See Lục Căn Nhân.
Sáu Cung Kính Pháp: Garava (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có
sáu pháp cung kính—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the
Buddha, there are six kinds of respect:
1) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy thuận bậc ĐẠO SƯ—Here a
monk behaves respectfully and courteously towards the TEACHER.
2) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy
thuận PHÁP—Here a monk behaves respectfully and courteously towards the DHAMMA.
3) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy
thuận TĂNG—Here a monk behaves respectfully and courteously towards the SANGHA.
4) Ở đây vị Tỳ Kheo cung kính, tùy
thuận HỌC PHÁP—Here a monk behaves respectfully and courteously towards the
TRAINING.
5) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính,
không tùy thuận BẤT PHÓNG DẬT—Here a monk behaves respectfully and in respect
with EARNESTNESS.
6) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy
thuận LỄ PHÉP XÃ GIAO—Here a monk behaves respectfully and in respect of
HOSPITALITY.
Sáu Đường: Six paths—See Lục Đạo.
Sáu Hòa Kính Pháp: Six things conducive to communal living—See Lục Hòa.
Sáu Không Cung Kính Pháp: Agarava (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có
sáu không cung kính pháp—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses
of the Buddha, there are six kinds of disrespect:
1) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, không tùy thuận
bậc ĐẠO SƯ—Here a monk behaves disrepectfully and discourteously towards the
TEACHER.
2) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, không tùy thuận
PHÁP—Here a monk behaves disrespectfully and discourteously towards the DHAMMA.
3) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, không tùy thuận
TĂNG—Here a monk behaves disrespectfully and discourteously towards the SANGHA.
4) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, không tùy thuận HỌC
PHÁP—Here a monk behaves disrespectfuly and discourteously towards the TRAINING.
5) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, BẤT PHÓNG
DẬT—Appamade (p)—Here a monk behaves disrespectfully and in not respect
of EARNESTNESS.
6) Ở đây vị Tỳ Kheo sống không cung kính, không tùy thuận sự LỄ
PHÉP—Patisanthare (p)—Here a monk behaves disrespectfully and not in respect of
HOSPITALITY.
Sáu Loại Tâm Tánh: Carita (p)—Theo Hòa Thượng Narada trong Đức Phật và Phật
Pháp, có sáu tâm tánh hay sáu đề mục hành thiền. Carita là bản chất cố hữu của
một người. Bản chất nầy lộ ra khi ở vào trạng thái bình thường, không có gì làm
xao động. Bẩm tánh mỗi người khác nhau là do nơi hành động hay nghiệp trong quá
khứ khác nhau. Nơi một số người thì tham ái mạnh hơn, trong khi vài người
khác thì sân hận lại mạnh hơn—According to Most Venerable Narada in The Buddha
and His Teachings, there are six kinds of natures, six kinds of temperament, or
six subjects of meditation. Carita signifies the intrinsic nature of a person
which is revealed when one is in normal state without being preoccupied with
anything. The temperaments of people differ owing to the diversity of their
past actions or kamma. In some people raga or lust is predominant, while in
others dosa or anger, hatred.
1) Bẩm tánh tham ái: Ragacarita (p)—Covetousness, or lustful
temperament.
2) Bẩm tánh sân hận: Dosacarita (p)—Ill-will, or hateful
temperament.
3) Bẩm tánh si mê: Mohacarita (p)—Ignorance, or ignorant
temperament.
4) Bẩm tánh có nhiều đức tin: Saddhacarita (p)—Faith, or devout
temperament.
5) Bẩm tánh thiên về tri thức: Buddhicarita (p)—Wisdom, or
intellectual temperament.
6) Bẩm tánh phóng dật: Vitakkacarita
(p)—Distracted—Loose—Unrestrainted, or discursive temperament.
Sáu Loại Thực Phẩm: Six kinds of food—See Lục Trần.
Sáu Luận Chứng Về Duy Tâm: Six proofs for the “Mind-Only.”—Trong Kinh Lăng Già, có
sáu luận chứng về Duy Tâm như sau—According to The Lankavatara Sutra, there are
six proofs for the “Mind-Only” as follows:
1) Sự việc các sự vật không như vẻ dáng bề ngoài của chúng,
được chứng tỏ từ sự so sánh với một giấc mộng và với những sáng tạo bằng huyễn
thuật. Khi vua La Bà Na, vua xứ Lăng Già, nhìn thấy những hình ảnh của Đức Phật
quanh khắp ông rồi sau đó những hình ảnh nầy biến mất, ông nghĩ “Có thể đây là
một giấc mộng? Hay một hiện tượng huyễn ảo giống như thành của các Càn Thác
Bà?” Rồi ông lại suy nghĩ “Đây chỉ là sự phóng chiếu của những sáng tạo tâm
thức của chính ta.” Vì chúng ta không thực sự hiểu các sự vật đúng như các sự
vật nên chúng ta tách biệt cái bị thấy với người thấy; do đó mà tạo ra một thế
giới nhị biên. “Ở chỗ nào không có sự phân biệt sai lầm, ở đấy người ta thực sự
nhìn thấy Đức Phât.” Hễ chừng nào chúng ta còn ở trong mộng, chúng ta vẫn không
hiểu được rằng tất cả chúng ta đều đang mộng, rằng chúng ta là những nô lệ của
sự phân biệt sai lầm. Vì chỉ khi nào chúng ta tỉnh mộng thì khi ấy chúng ta mới
biết chúng ta ở đâu. Thí dụ về giấc mộng hoàn toàn là một luận điểm chống
lại cái thực tính của một thế giới bên ngoài, nhưng thí dụ ấy không có giá trị
gì đối với những ai đang thực sự nằm mộng. Những sáng tạo thuộc ảo thuật cũng
như thế, người Ấn Độ đã được ghi nhận là tinh xảo trong khoa phù phép và không
có dân tộc nào mà việc xử dụng các mật chú và đà la ni phổ biến như người Ấn
Độ. Do đó mà trong văn học Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa thường có những ám
chỉ về ảo thuật. Nhà ảo thuật hết sức thành thạo trong việc làm cho các khán
giả trông thấy các sự vật ở tại nơi không có cái gì cả. Chừng nào các khán giả
còn bị ảnh hưởng bởi phù phép của ông ta thì vẫn không có cách nào làm cho họ
hiểu rằng họ là những nạn nhân của thuật thôi miên. Những ví dụ hay ngoài ví dụ
về giấc mộng, về huyễn thuật được rút ra từ Lăng Già để chỉ vào sự không thực
của các sự vật được nhìn thấy bên ngoài và bên trong như là—Things are not what
they seem is proved from the analogy of a dream and magical creations.
When Ravana, king of Lanka, saw images of the Buddha all around him, which later disappeared, he thought, “Could this be a dream? Or a
magical phenomenon like the castle of the Gandharvas?” He reflected
again, “This is no other than the projection of my own mental creations.” As we
do not truly understand things as they are, we separate the seen from the
seer, thus producing a world of dualities. “Where there is no false discrimination,
one really sees the Buddha.” As long as we are in the dream, we do not realize
that we are all dreaming, that we are slaves of false discrimination. For it is
only when we are awakened from it that we know where we have been. The analogy
of dream is quite a strong argument against the reality of an external world,
but it is not all effective for them who are actually dreaming. So it is with
magical creations. The Indians have been noted for their skill in the art of
conjuration, and thee are no people among whom the use of mantrams and dharanis
is so universal. Hence the frequent allusions to magic in the literature of
Mahayana and Hinayana Buddhism. The magician is so wonderfully proficient in
making the spectators see objects where there are none whatever. As long as
they are under his spell, there is no way of making them realize that they are
the victims of hypnotism. The favorite analogies besides the dream and magic
that are resorted to in the Lankavatara to show the unreality of objects seen
externally and internally are:
a) Các bức tranh: Paintings.
b) Một vòng tóc đối với người bị nhặm mắt: A hair-circle to the
dim-eyed.
c) Sự quay tròn của một bánh xe lửa: A revolving fire-wheel.
d) Một bong bóng trông giống như mặt trời: A bubble looks like
a sun.
e) Cây cối phản chiếu trong nước: Reflected trees in water.
f) Các hình ảnh trong một tấm kiếng:
Images in a mirror.
g) Một tiếng dội: An echo.
h) Ảo ảnh: Fata morgana.
i) Người máy: A mechanical man.
j) Đám mây trôi: A floating cloud.
k) Ánh chớp: Lightning.
2) Tất cả các sự vật đều tương đối và không có cái tự tính nào
mãi mãi phân biệt một cách tuyệt đối sự vật nầy với sự vật khác. Các sự vật chỉ
là những tương đối; hãy phân tách chúng thành những thành phần của chúng thì sẽ
không còn lại gì cả. Và những cấu trúc của tâm há chẳng phải đều là những tương
đối? Cái tâm nhìn thấy nó bị phản ánh là do bởi sự phản ánh hay suy nghĩ và
phân biệt; đến đây thì sự việc chẳng gây hại gì, vì những cấu trúc tâm thức
được nhận thức như thế và không có những phán đoán sai lầm về chúng. Sự rắc rối
khởi đầu ngay khi chúng ta bị chấp như là có thực ở bên ngoài, có giá trị riêng
của chúng, độc lập với chính cái tâm đánh giá. Đây là lý do khiến bộ kinh nhấn
mạnh sự quan trọng của cái nhìn vào sự vật như thực, đúng thực như các sự
vật khi chúng được nhìn bằng cái nhìn như thực thì chúng chỉ là cái tâm mà
thôi. Nguyên lý về tương đối tạo thành một thế giới của các đặc thù, nhưng khi
nguyên lý nầy bị vượt qua, thì đó chính là cái tâm mình: All things are
relative and have no substance (svabhava) which would eternally and absolutely
distinguish on from another. Things are nothing but relations; analyze them
into their component elements and there will be nothing left. And are not all
relations the constructions of the mind? Thus the citta seing itself
reflected is due to reflection and discrimination; so far no harm is
done, for the mental constructions are perceived as such and there are no wrong
judgments about them. The trouble begins at once when they are adhered to as
externally real, having their own values independent of the valuing mind
itself. This is why the sutra emphasizes the importance of looking at things
(yathabhutam), as they really are. When they are thus looked at things, they
are no more than the mind itself. The principle of relativity creates a world
of individuals, but when it is transcended, there is Mind
itself.
3) Luận chứng thứ ba—The third proof:
a) Các tên gọi hay danh và ác hình ảnh hay tướng chỉ là những
dấu hiệu giả danh và không có thực tính nào (phi hữu) trong tự chúng, vì chúng
thuộc về sự tưởng tượng hay biên kiến sở chấp. Sự tưởng tượng là một cái tên
khác dùng cho sự phân biệt sai lầm vốn là tác nhân tinh quái của sự sáng tạo.
Sự kiện nhất tâm do đó bị chôn vùi trong sự sai biệt của những hiện hữu đặc
thù. Lại nữa, theo ngôn từ, họ phân biệt một cách sai lầm và nêu ra những khẳng
định về thực tính; và vì những khẳng định nầy mà họ bị đốt trong địa
ngục. Trong sự giao tiếp hằng ngày mà ta mang nợ ngôn từ biết bao nhiêu. Và tuy
thế, do từ ngôn từ, không những về luận lý mà cả về mặt tâm linh nữa, ta phải
chịu hậu quả trầm trọng biết bao nhiêu! Ánh sáng của tâm bị che phủ hết
trong ngôn từ. Và với ngôn từ quả thực là do tâm tạo rà, và bây giờ tưởng ngôn
từ là những thực tính độc lập với cái tạo ra nó, tâm trở thành vướng víu trong
ngôn từ, để rồi bị nuốt chửng trong cơn sóng của luân hồi sanh tử: Names and
images are mere signs (samketa) and have no reality whatever (abhava) in
themselves, for they belong to the imagination (parikalpita). Imagination is
another name for false discrimination, which is the mischievous agency of
creation. The fact of One Mind (ekacittam) is thus buried in the
differentiation of individual existence. According to words they discriminate
wrongfully and make statements concerning reality; and because of these
statements they are burned in hell. How much we owe in our daily intercourse to
words! And yet what grave consequences, not only logically but spiritually, we
suffer from words! The light of the mind is altogether beclouded in and with
words. The mind has, indeed, created words, and now taking these words
for realities independent of their creator, it gets entangled in them, and is swallowed
up in the waves of transmigration.
b) Người ngu tưởng những gì do chính cái tâm biểu hiện là những
thực tính khách quan vốn không thực sự hiện hữu, và do bởi sự diễn tả sai lạc
nầy mà phân biệt bị trở thành sai lầm. Tuy nhiên, trường hợp của người trí thì
không như thế: The ignorant take what is presented by the mind itself for
objective realities which do not really exist, and because of this wrong
representation, discrimination is falsified. This, however, is not the case
with the wise.
c) Người trí biết rằng các tên gọi, các hình tướng và các tượng
trưng phải được xem là những gì mà chúng được định từ ban đầu: The wise know
that names and signs and symbols are to be taken for what they are
intended from the beginning.
d) Trong khi người ngu thì chấp vào chúng như chúng là những
thực tính và để cho tâm họ mù quáng bám riết theo sự chấp trước nầy. Như thế họ
trở thành bị ràng buộc vào nhiều hình tướng và nuôi dưỡng cái kiến giải
rằng quả thực có cái “tôi” và cái “của tôi,” do bởi làm như thế, họ chấp chặt
vào các tướng trong cái tính phức tạp của chúng. Do bởi những ràng buộc chấp trước nầy mà trí tuệ của họ bị ngăn ngại không vươn lên được; tham, sân,
si bị quấy động lên, và mọi thứ nghiệp bị mắc phạm. Vì những chấp trước nầy cứ
bị mắc phạm mãi bên người ngu thấy mình bị cuốn chặt một cách vô vọng bên trong
những cái kén được dệt thành do bởi những phân biệt sai lầm của họ. Họ bị nuốt
chửng trong những cơn sóng luân hồi sanh tử, không biết làm sao để tiến lên
trong công việc giải thoát, vì họ cứ quay tròn giống như cái bánh xe nước. Quả
thực do bởi vô minh mà họ không thể hiểu được rằng tất cả các sự vật, giống như
huyễn ảo, như hạt bụi sáng, hay như ánh trăng trên nước, không có tự tánh hay
ngã thể, rằng trong chúng không có gì để chấp làm “tôi” hay “của tôi;” rằng tất
cả các sự vật là không thực hay hư vọng, được sinh ra do phân biệt sai lầm;
rằng thực tính tối hậu vượt khỏi cái nhị biên của cái được định tính và cái
định tính vượt khỏi dòng sinh, trụ, dị, diệt; rằng tất cả những gì được
biểu hiện là do chính cái tâm người ta phân biệt những gì hiển lộ ra đối với
nó. Tưởng rằng thế giới được sinh ra từ đấng Tự Tại, thời gian, nguyên tử hay
linh hồn, vũ trụ; người ngu bị mê đắm vào các danh xưng và hình tướng, do đó mà
để cho chúng thống trị: While the ignorant cling to them as if they were
realities and let their minds blindly follow up this clinging. Thus, they
get attached to a variety of forms and entertain the view that there are really
“I” and “mine,” and by doing so, they hold fast to appearances in their
multiplicity. Because of these attachments, their higher wisdom is obstructed;
greed, anger, and infatuation are stirred up, and all kinds of karma are
committed. As these attachments are repeatedly committed, the ignorant find
themselves hopelessly enwrapped within the cocoons woven out of their wrong
discriminations. They are swallowed up in the waves of transmigration, and do
not know how to go ahead in the work of emancipation for they turn round and
round like the water-wheel. It is owing to their ignorance, indeed, that they
fail to realize that all things, like maya, the shining mote, or the moonlight
on water, have no self-substance, that there is nothing in them to take hold of
as “me” and “mine;” that all things are unreal (abhuta) born of wrong
discrimination; that ultimate reality is above the dualism of marked and
marking, and the course of birth, staying, and disappearance; that is
manifested due to the discriminating by one’s own mind of what is presented to
it. Imagining that the world is born of Isvara, Time, Atom, or Universal Soul,
the ignorant are addicted to names and forms thereby allowing themselves to be
swayed by them.
4) Luận chứng thứ tư—The fourth proof:
a) “Những gì không được sinh ra thì không dính dáng gì đến nhân
quả, không có người tạo lập, tất cả chỉ là sự kiến lập của tâm, như ta thuyết
giảng về những gì bất sinh.” Sự việc không có người tạo lập nào như đấng Tự
Tại, bậc Thắng giả hay Phạm Thiên là một trong những chủ đề chính của Phật giáo
Đại Thừa. Theo kinh Lăng Già, ý niệm về một đấng tạo lập là do bởi phân biệt,
điều nầy luôn luôn có khuynh hướng dẫn cái tâm theo một hướng sai lầm. Khi
người ta thấy rằng tất cả là duy tâm thì những gì bất sinh sẽ hiện ra thay cho
ý niệm ấy: “That which is unborn has nothing to do with causation, there is no
creator, all is nothing but the construction (vyavasthana) of the mind, as I
teach that which is unborn." That there is no creator such as Isvara or
Pradhana or Brahma is one of the principal theses of Mahayana Buddhism.
According to the Lankavatara, the notion of a creator is due to discrimination,
which always tends to lead the mind in a wrong direction. When it is seen that
all is mind-only (cittamatra), that which is unborn will present itself
instead.
b) Vô sinh không phải do vì phi hiện hữu, cũng không phải do vì
hiện hữu là những thứ phải được xem là tùy thuộc lẫn nhau, cũng không phải do
vì một cái tên gọi cho hiện hữu, cũng không phải vì tên gọi không có thực tính đằng
sau nó. Sự việc tất cả là vô sinh không thuộc lãnh vực của hàng Thanh Văn,
Duyên Giác hay các triết gia, hay của chư Bồ Tát đang còn ở địa thứ bảy. Vô
sinh được xây dựng trên chân lý Duy Tâm: No birth, not because of
non-existence, nor because existence is to be regarded as mutually dependent,
nor because there is a name for existence, nor because name has no reality
behind it. That all is unborn does not belong to the realm of Sravakas,
Pratyekabuddhas, or philosophers, or of those Bodhisattvas who are still on the
seventh stage; no-birth is constructed on the truth of the Mind-Only.
5) Nhất Nguyên Luận Tuyệt Đối—The absolutely idealistic monism:
a) Sự cần thiết về luận lý để đạt đến cái ý niệm tối hậu về
nhất tính, vì thế mà Kinh Lăng Già chấp nhận học thuyết Duy Tâm thay vì Duy
Sắc. Khi không có đấng tạo hóa tạo lập nào được nhận biết và tất cả các hình
thức nhị biên đều bị gạt bỏ như là không phù hợp với trạng thái thực sự
của các sự vật thì chỉ còn hai cách thành tựu sự thống nhất tư tưởng, đó là
hiệp thực luận và lý niệm luận hay lý tưởng luận; vì Lăng Già bác bỏ cái thực
tính của một thế giới bên ngoài hay cảnh giới, hay các sự vật bên ngoài (ngoại
cảnh) là những thứ được định tính chủng chủng hợp thành, nên học thuyết Duy Tâm
hẳn phải là kết quả tự nhiên. Do đó nhất nguyên luận tuyệt đối là luận bằng cái
trí siêu việt vượt lên trên sự nhận biết đa phức của một thế giới đối tượng bởi
cái trí tương đối: The logical necessity of reaching the ultimate notion of
unity; thus, the Lankavatara accepts the doctrine of “Mind-Only” instead of
“Matter-Only.” When no creator is recognized and all forms of dualism are set
aside as not in accord with the real state of things, there remain two ways for
achieving the unification of thought, realism and idealism; and the Lankavatara
denies the reality of an external world (vishaya), or outside objects
(bahyabhava) that are characterized with multitudinousness (vicitrata), the
doctrine of “Mind-Only” seems to be the natural conclusion. Thus the absolutely
idealistic monism is to use the transcendental knowledge (prajna or jnana) to
take cognisance of the manifoldness of an objective world, not by the relative
knowledge (vijnana).
b) Lại nữa, cái trí siêu việt nầy không ở trong phạm vi của hai
thừa, vì quả thực nó vượt qua khỏi cảnh giới của hữu, cái trí hiểu biết của
hàng Thanh Văn vận hành bằng cách tự ràng buộc nó vào các hữu thể mà họ tưởng
là các thực tính, trong khi cái trí siêu việt thanh tịnh hay lý nhất tính của
Như Lai thì thấu nhập vào trong chân lý Duy Tâm. Trong khi thế giới đối tượng
làm nhiễu động cái nhất tính và làm cho tâm bị nhiễu động. Thế rồi tâm nầy lại
chấp vào những nhiễu động có tính cách phân biệt hóa nầy mà cho rằng đấy là
thực và do đó mất hết sự tinh thuần hay nhất tính vốn có của nó trong chúng.
Đây chính là nguồn gốc của những khổ đau: Again, this transcendental knowledge
is not within the reach of the two Vehicles, as it, indeed, goes beyond the
realm of beings; the knowledge of Sravakas moves by attaching itself to beings
which they take for realities, while the pure transcendental knowledge of the
Tathagata penetrates into the truth of the Mind-Only. While the objective
world disturbed this unity and makes the mind, thus disturbed, perceive
manifoldness within its own body. It then clings to these individualizing
disturbances as real, thus losing its original purity or unity altogether in
them. This is the source of spiritual tribulations.
6) Tam Giới Duy Thị Tự Tâm—The three worlds are mind itself:
a) Luận chứng mạnh mẽ nhất trong tất cả các luận chứng có thể
được nêu ra trước để khẳng định rằng thế giới là chính cái tâm hay tam giới duy
thị tự tâm, là luận chứng về cái biết trực giác hay hiện lượng. Trong khi đây
là cái biết tối hậu trong mọi hình thức xác quyết, thuộc lý thuyết hay thực
tiễn thì người ta cảm thấy cái sức mạnh của nó đặc biệt mãnh liệt trong cái
chân lý có tính cách tôn giáo vốn là những chân lý được xây dựng không phải
trên lý luận mà là trên sự nhận thức trực tiếp. Theo Kinh Lăng Già thì nguyên
lý tối hậu của cái biết không phụ thuộc vào bất cứ điều gì được lập luận bằng
luận lý (điều tôi thấy và tôi tin), mà là điều được thể nghiệm bên trong chính
mình, nhờ cái trí tối thượng của Đức Như Lai, hoặc đúng hơn, nó là chính cái
trí tuệ tối thượng, vì sự tỉnh thức của trí tuệ nầy nghĩa là sự thủ nhiếp cái
nguyên lý tối hậu vốn cùng một thứ với sự thể nghiệm bên trong cái tâm thức nội
tại của người ta về cái chân lý bảo rằng không có gì trong thế giới ngoại
trừ cái tâm. Chân lý nầy vượt khỏi phạm vi của cái trí lý luận. Cái trí chuyên
biệt nầy vốn có thể được gọi là thuộc về trực giác—The strongest of all the
proofs that can be advanced for the statement that the world is mind itself
(tribhavas-vacittamatram), is that of intuitive knowledge (pratyaksha). While
this is what is final in all form of conviction, speculative or practical, the
force is especially strongly felt in religious truths, which are not founded
upon reasoning but upon immediate perception. So with the Lankavatara, its
thesis is derived from its immediacy and not from its intellectual precision.
The ultimate principle of knowledge is not dependent upon anything logically
reasoned: it is “I see and I believe.” It is what is realized within oneself
means of the supreme wisdom (aryajnana) of the Tathagata, or rather it is the
supreme wisdom of itself, for the awakening of this wisdom means the grasping
of the ultimate principle, which is the same thing as the realization within
one’s inmost consciousness of the truth that there is nothing in the
world but the Mind. This truth is beyond the realm of discursive
knowledge. This special knowledge which may be called intuitive.
b) Đức Phật dạy ngài Mahamati trong Kinh Lăng Già: “Cái trí thủ
đắc cái tối hậu thì không thể bị đưa vào một hệ thống các phạm trù; vì nếu nói
về cái tối hậu bằng một điều gì đó thì điều nầy trở thành một ý niệm về tối
hậu, và cái nhân thực không còn ở đấy nữa, và kết quả là chỉ chuốc lấy lầm lẫn
hay hư vọng mà thôi. Chấp vào những thực tính mà cho rằng chúng có tự
tính là do không biết rằng không có gì ngoài cái được phản ánh và được nhận
thức bởi cái tâm của chính mình. Kỳ thật sự tỉnh giác một cái gì đó được
thức tỉnh trong tâm thức và nó được nhận ra ngay rằng tất cả đều là tâm. Sự
tỉnh giác thì ở bên trên cái nhị biên của hữu và phi hữu; hữu và phi hữu
là do phân biệt sai lầm mà có, ngược lại tỉnh thức là sự thấy cái nguyên lý tối
hậu về hiện hữu đúng như sự hiện hữu trong chính nó hoặc bằng cái khác
với nó. Điều nầy gọi là thấy biết như thực: The Buddha taught Mahamati in The
Lankavatara Sutra: “Oh Mahamati, if they form any notion at all about it, there
will be no supreme wisdom taking hold of reality (vastu). By this we know that
knowledge that takes hold of the ultimate cannot be brought into a system of
categories; for if anything is to be said about it, it turns into an idea of it
and the real thing is no more there, and what is left behind is nothing but
confusion or delusion. Attachment to realities as having self-substance is
produced from not knowing (anavabodha) that there is nothing but that
which is projected and perceived by one’s own mind. Avabodha is really
awakening; something is awakened within the consciousness, and it is at once
recognize that all is mind. The awakening is above the dualism of “to be” (sat)
and “not to be,” (asat), the latter being due to false discrimination
(vikalpa). The awakening is, therefore, the sight of the ultimate principle of
existence as it is in itselt and not determined by any form of confusion or
otherness. This is what meant by “To see yathabhutam.
.”
Sáu Nẻo Luân Hồi: Six Realms of Existence—See Lục Đạo, and Lục Phàm Tứ
Thánh.
Sáu Nguy Hiểm Của Thói Quen Lười
Biếng: Six dangers when one attaches to
idleness—Theo Kinh Thi Ca La Việt, thói quen lười biếng có sáu mối nguy
hiểm—According to the Sigalaka Sutra, there are six dangers when one attaches
to idleness:
1) Vì nghĩ rằng trời quá lạnh, nên người ta không chịu làm
việc: Thinking it’s too cold, one does not work.
2) Vì nghĩ rằng trời quá nóng, nên người ta không chịu làm
việc: Thinking it’s too hot, one does not work.
3) Vì nghĩ rằng hãy còn quá sớm nên người ta không chịu làm
việc: Thinking it’s too early, one does not work.
4) Vì nghĩ rằng đã quá trễ để làm việc: Thinking it’s too late,
one does not work.
5) Vì nghĩ rằng tôi quá đói nên không thể làm việc: Thinking
I’m too hungry, one does not work.
6) Vì nghĩ rằng quá no để làm việc: Thinking I’m full, one does
not work.
Sáu Nguy Hiểm Khi Du Hành Trên Đường
Phố Phi Thời: Six dangers when one wanders the
streets at unfitting time—Theo Kinh Thi Ca La Việt, du hành trên đường phố phi
thời có sáu mối nguy hiểm —According to the Sigalaka Sutra, there are six dangers
when one wanders the streets at unfitting time:
1) Tự mình không được che chở hộ trì: One is Defenseless and
without protection.
2) Vợ con không được che chở hộ trì: Wife and children are
defenseless and without protection.
3) Tài sản không được che chở hộ trì: One’s property is
defenseless and without protection.
4) Bị tình nghi là tác nhân của ác sự: One is suspected of
crimes.
5) Nạn nhân của các tin đồn thất thiệt: False reports are
pinned on one.
6) Tự rước vào thân nhiều khổ não: One encounters all sorts of
unpleasantness.
Sáu Nguy Hiểm Khi Đam Mê Các Loại
Rượu và Thuốc: Six dangers when one attaches to
addiction of alcoholic drinks and drugs—Theo Kinh Thi Ca La Việt, có sáu nguy
hiểm khi đam mê các loại rượu và thuốc—According to the Sigalaka Sutra, there
are six dangers when one attaches to addiction of alcoholic drinks and drugs:
1) Tài sản hiện tại bị tổn thất: Present waste of money.
2) Tăng trưởng sự gây gỗ: Increased quarrelling.
3) Bệnh tật dễ xâm nhập: Liability to sickness.
4) Thương tổn danh dự: Loss of good name.
5) Để lộ âm tàng: Indecent exposure of one’s person.
6) Trí lực tổn hại: Weakening of the intellect.
Sáu Nguy Hiểm Khi Đam Mê Cờ Bạc: Six dangers when one attaches to gambling—Theo Kinh Thi Ca
La Việt, có sáu mối nguy hiểm khi đam mê cờ bạc—According to the Sigalaka
Sutra, there are six dangers when one attaches to gambling:
1) Kẻ thắng thì sanh thù oán: The winner makes enemies.
2) Người bại thì sanh tâm sầu muộn: The loser bewails his loss.
3) Tài sản hiện tại bị tổn thất: One wastes one’s present
wealth.
4) Tại hội trường hay trong đại chúng, lời nói không hiệu lực:
One’s word is not trusted in the assembly.
5) Bằng hữu đồng liêu khinh miệt: One is despised by one’s
friends and companions.
6) Vấn đề cưới gả không được tín nhiệm, vì người đam mê cờ bạc
không thể quán xuyến lo lắng được vợ con: One is not in demand for
marriage. Because a gambler cannot afford to maintain a
wife.
Sáu Nguy Hiểm Khi La Cà Đình Đám Hý
Viện: Six dangers when one frequents
fairs and parties—Theo Kinh Thi Ca La Việt, có sáu nguy hiểm khi la cà đình
đám—According to the Sigalaka Sutra, there are six dangers when one frequents fairs
and parties:
1) Luôn luôn tìm xem chỗ nào có múa: One is always thinking,
where is there dancing?
2) Chỗ nào có ca: Where is there sinning?
3) Chỗ nào có nhạc: Where are they playing music?
4) Chỗ nào có tán tụng: Where are they reciting?
5) Chỗ nào có nhạc tay: Where is there hand-clapping?
6) Chỗ nào có trống: Where are the drums?
Sáu Nguy Hiểm Khi Thân Cận Ác Hữu: Six dangers when one keeps bad company—Theo Kinh Thi Ca La
Việt, có sáu mối nguy hiểm khi thân cận ác hữu (bạn xấu)—According to the
Sigalaka Sutra, there are six dangers when one keeps bad company:
1) Nguy hiểm của những kẻ cờ bạc: The danger of gamblers.
2) Nguy hiểm của những kẻ loạn hành: The danger of any glutton.
3) Nguy hiểm của những kẻ nghiện rượu: The danger of the
drunkard.
4) Nguy hiểm của những kẻ trá ngụy: The danger of cheaters.
5) Nguy hiểm của những kẻ lường gạt: The danger of tricksters.
6) Nguy hiểm của những kẻ bạo động: The danger of the bully.
Sáu Nguyên Lý: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học
Phật Giáo, có sáu nguyên lý tổng quát cho các tông phái Phật Giáo Đại
Thừa—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist
Philosophy, there are six general principles, commonly especially to all
schools of Mahayana:
1) Nguyên lý Duyên Khởi: The Principle of Causation—See Duyên
Khởi.
2) Nguyên lý Vô Ngã: The Principle of Indeterminism of the
Differentiated—See Vô Ngã.
3) Nguyên lý Tương Đối: The Principle of Reciprocal
Identification—See Tương Đối (Nguyên Lý).
4) Nguyên lý Như Thực: The Principle of True Reality—See Như
Thực Nguyên Lý.
5) Nguyên lý Viên Dung: The Principle of Totality—See Viên
Dung.
6) Nguyên lý Niết Bàn hay Giải Thoát Cứu Cánh: The Principle of
Perfect Freedom—See Niết Bàn Nguyên Lý.
Sáu Pháp Vô Vi Trong Duy Thức Học: The six Unconditioned Dharmas:
1) Hư không vô vi: Akasha (skt)—Unconditioned Empty Space.
2) Trạch diệt vô vi: Pratisamkhyanirodha (skt)—Unconditioned
Extinction which is attained through selection.
3) Phi trạch vô vi diệt pháp: Apratisamkhyanirodha
(skt)—Unconditioned Extinction which is Unselected.
4) Bất động diệt vô vi: Aninjya (skt)—Unconditioned Unmoving
Extinction.
5) Tưởng thọ diệt vô vi: Samjnavedayitanirodha
(skt)—Unconditioned Extinction of Feeling.
6) Chơn như vô vi: Tathata (skt)—Unconditioned True Suchness.
Sáu Suy Tư Đến Hỷ: Somanassupavicara (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ
Kinh, có sáu suy tư đến hỷ—According to the Sangiti Sutta in the Long
Discourses of the Buddha, there are six pleasurable investigations:
1) Khi mắt thấy sắc, hoan hỷ khởi lên, sắc ấy được suy tư:
When, on seeing a sight-object with the eye, one investigates a corresponding
object productive of pleasure.
2) Khi tai nghe tiếng, hoan hỷ khởi lên, âm thanh ấy được suy
tư: When, on hearing a sound-object with the ear, one investigates a
corresponding object productive of pleasure.
3) Khi mũi ngửi hương, hoan hỷ khởi lên, mùi hương ấy được suy
tư: When, on smelling a smell-object with the nose, one investigates a
corresponding object productive of pleasure.
4) Khi lưỡi nếm vị, hoan hỷ khởi lên, vị ấy được suy tư: When,
on tasting a taste-object with the tongue, one investigates a corresponding
object productive of pleasure.
5) Khi thân xúc chạm, hoan hỷ khởi lên, sự xúc chạm ấy được suy
tư: When, on touching a touch-object with the body, one investigates a
corresponding object productive of pleasure.
6) Khi ý nhận pháp, hoan hỷ khởi lên, pháp ấy được suy tư:
When, on knowing a mind-object with the mind, one investigates a corresponding
object productive of pleasure.
Sáu Suy Tư Đến Ưu: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu suy tư
đến ưu—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha,
there are six unpleasurable investigations:
1) Khi mắt thấy sắc, ưu khởi lên, sắc ấy được suy tư: When, on
seeing a sight-object with the eye, one investigates a corresponding object
productive of displeasure.
2) Khi tai nghe tiếng, ưu khởi lên, âm thanh ấy được suy tư:
When, on hearing a sound-object with the ear, one investigates a corresponding
object productive of displeasure.
3) Khi mũi ngửi hương, ưu khởi lên, mùi hương ấy được suy tư:
When, on smelling a smell-object with the nose, one investigates a
corresponding object productive of displeasure.
4) Khi lưỡi nếm vị, ưu khởi lên, vị ấy được suy tư: When, on
tasting a flavour with the tongue, one investigates a corresponding object
productive of displeasure.
5) Khi thân xúc chạm, ưu khởi lên, sự xúc chạm ấy được suy tư:
When, on touching a touch-object with the body, one investigates a
corresponding object productive of displeasure.
6) Khi ý nhận pháp, ưu khởi lên, pháp ấy được suy tư: When, on
knowing a mind-object with the mind, one investigates a corresponding object
productive of displeasure.
Sáu Suy Tư Đến Xả: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu suy tư
đến xả—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha,
there are six indifferent investigations:
1) Khi mắt thấy sắc, xả khởi lên, sắc ấy được suy tư: When, on
seeing a sight-object with the eye, one investigates a corresponding object
productive of indiffernce.
2) Khi tai nghe tiếng, xả khởi lên, âm thanh ấy được suy tư:
When, on hearing a sound-object with the ear, one investigates a corresponding
object productive of indifference.
3) Khi mũi ngửi hương, xả khởi lên, mùi hương ấy được suy tư:
When, on smelling a smell-object with the nose, one investigates a
corresponding object productive of indifference.
4) Khi lưỡi nếm vị, xả khởi lên, vị ấy được suy tư: When, on
tasting a flavour with the tongue, one investigates a corresponding object
productive of indifference.
5) Khi thân xúc chạm, xả khởi lên, sự xúc chạm ấy được suy tư:
When, on touching a touch-object with the body, one investigates a
corresponding object productive of indifference.
6) Khi ý nhận pháp, xả khởi lên, pháp ấy được suy tư: When, on
knowing a mind-object with the mind, one investigates a corresponding object
productive of indifference.
Sáu Tầng Trời Dục Giới: Six Deva Realms of desire:
1) Tứ Thiên vương (bốn người canh giữ quanh triền núi Tu Di):
The four celestial kings, who are the protectors of the four directions and
live on the slope of Mount Meru.
2) Ba mươi ba vị trời trên đỉnh Tu Di: The thirty-three
gods who live on the summit of Mount Meru.
3) Trời Diệm Ma: Thường xuyên sống trong trạng thái hạnh
phúc—The Yamas or Suyamas who are in the state of continual happiness.
4) Trời Đâu Xuất: Những vị trời thỏa mãn—The peaceful and
contented gods.
5) Trời vui sáng tạo ảo thuật: Gods who take joy in magical
creations.
6) Trời Mara: The gods who attempt to dominate each other.
Sáu Ý Nghĩa Của Chữ “Thế Tôn”: The six meanings of the Honoured One or Bhagava:
1) Tự tại: At ease and comfortable.
2) Rực rỡ hào quang: Radiant halo.
3) Trang nghiêm: Upright and adorned.
4) Danh xưng: Renowned.
5) Kiết tường: Auspicious.
6) Tôn quí: Honoured and noble.
Say Đắm: Passionately fond of .
Say Khướt: Dead drunk.
Sắc: Rupa (skt)—Form—Hình tướng của vật chất. Có nhiều loại sắc
(vật chất, hình thể, hay hình dáng vật thể—matter, form, or material
shape)—Appearance—Object. There are several different categories of rupa:
(I) Nghĩa của sắc—The meanings of Rupa: Sắc là hình thể, nhưng
thường dùng theo nghĩa thể chất, có một vị trí trong không gian, và ngăn ngại
với những hình thể khác. Vậy, sắc có thể tích, do đó có hạn cuộc, bị tùy thuộc.
Sắc phát hiện khi hội đủ những nhân duyên nào đó, và tùy những nhân duyên
ấy mà trụ một thời gian, rồi tiêu diệt mất. Sắc vốn vô thường, lệ thuộc, hư
giả, tương đối, nghịch đảo và sai biệt—Form is used more in the sense of
“substance,” or “something occupying space which will resist replacement by
another form.” So it has extension, it is limited and conditioned. It comes
into existence when conditions are matured, as Buddhists would say, and
staying as long as they continue, pass away. Form is impermanent, dependent,
illusory, relative, antithetical, and distinctive.
(II) Phân loại sắc—Categories of Rupa:
(A) Hai Loại Sắc—Two kinds of rupa.
1) Nội sắc (những căn của giác quan như nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt,
thân): inner rupa as the organs of sense (eye, ear, nose, tongue, body).
2) Ngoại sắc (những trần cảnh bên ngoài như màu sắc, âm thanh,
mùi thơm, hương vị, sự xúc chạm): Outer rupa as the objects of sense (colour,
sound, smell, taste, touch).
(B) Ba loại sắc—Three kinds of rupa:
1) Khả kiến hữu đối sắc (các sắc trần, trắng, xanh, vàng, đỏ,
v.v.): Visible objects (white, blue, yellow, red, etc.).
2) Bất khả kiến hữu đối sắc (thanh, hương, vị, xúc): Invisible
objects (sound, smell, taste, touch).
3) Bất khả kiến vô đối sắc (những vật thể trừu tượng):
Invisible immaterial or abstract objects.
(C) Thập Nhất Sắc (Mười Một loại Sắc)—Eleven kinds of rupa:
1) Ngũ Căn—The five organs of the sense:
a) Nhãn: Eye.
ii) Nhĩ: Ear.
iii) Tỷ: Nose.
iv) Thiệt: Tongue.
v) Thân: Body.
2) Ngũ Cảnh—The five objects of the sense:
i) Sắc:
Colour.
ii) Thanh: Sound.
iii) Hương: Smell.
iv) Vị: Taste.
v) Xúc: Touch.
3) Vô Biểu Sắc—The immaterial object:
(D) Thập Tứ Sắc (Mười Bốn loại sắc)—The fourteen elements:
1) Ngũ Căn—The five organs of sense (see Ngũ Căn in (C)
(a).
2) Ngũ Cảnh—The five objects of sense (see Ngũ Cảnh in (C) (b).
3) Tứ Đại—The four elements:
i) Đất:
Earth.
ii) Nước: Water.
iii) Lửa: Fire.
iv) Gió: Air or wind.
Sắc Âm: See Sắc Uẩn.
Sắc Bào: Sắc Diệm—Vật chất vô thường như bào như diệm (như bong
bóng như ánh lửa)—The material as a bubble, or a flame; impermanent.
Sắc Bất Dị Không, Không Bất Dị Sắc;
Sắc Tức Thị Không, Không Tức Thị Sắc; Thọ Tưởng, Hành, Thức Diệt Phục Như Thị: Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; thọ, tưởng,
hành, thức lại cũng như vậy—Form does not differ from emptiness (the void),
emptiness does not differ from form; form itself is emptiness, emptiness itself
is form; the same is true for feelings, conceptions, impulses and consciousness.
Sắc
Cái:
1) Bản chất của vật chất là che đậy và làm cho chúng sanh mê
muội—The concealing, or misleading, character of the visible or material.
2) Cái giả che đậy cái thật: The seeming concealing reality.
Sắc
Cảnh: Cảnh sắc, cảnh giới có hình sắc
(các pháp xanh, vàng, đỏ, trắng đều là cảnh giới đối với nhãn căn)—Visible
objects, the realm of vision or form.
Sắc
Chúng: See Sắc Uẩn.
Sắc
Cụ: Vật thể—Material objects.
Sắc
Cứu Cánh Thiên: Akanistha (skt)—Tầng trời sắc giới
cao nhất—The highest of the material heavens.
** For more information, please see
Sắc Giới and Thiên.
Sắc
Dục: Ham muốn nhục thể hay xác
thịt—Sexual desire—Lusts of flesh—Passion.
Sắc Giới: Rupadhatu, or rupavacara, or
(I) Nghĩa của Sắc giới—The meanings of Rupadhatu: Sắc giới, đệ
nhị giới trong tam giới—Realm of form, or material form, or material world. It
especially refers to the second Trailokya.
(II) Phân loại Dục giới—Categories of Rupadhatu: Tứ Thiền Thiên:
Brahmalokas (skt)—The four dhyana heavens—See Tứ Thiền Thiên.
Sắc
Giới Thập Bát Thiên: Mười tám tầng tứ thiền sắc
giới—Eighteen “Heavens of form.”
(I) Sơ Thiền Thiên—The first dhyana heavens:
1) Phạm Chúng Thiên: Brahmaparisadya (skt).
2) Phạm Phụ Thiên: Brahmapurohita or Brahmakayika (skt).
3) Đại Phạm Thiên: Mahabrahma.
(II) Nhị Thiền Thiên—The second dhyana heavens:
4) Thiểu Quang Thiên: Parittabha (skt).
5) Vô Lượng Quang Thiên: Apramanabha (skt).
6) Quang Âm Thiên: Abhasvara (skt).
(III) Tam Thiền Thiên—The third dhyana
heavens:
7) Thiểu Tịnh Thiên: Parittasubha (skt).
8) Vô Lượng Tịnh Thiên: Apramanasubha (skt).
9) Biến Tịnh Thiên: Subhakrtsna (skt).
(IV) Tứ Thiền Thiên—The fourth dhyana
heavens:
10) Vô Vân Thiên: Anabhraka (skt).
11) Phúc Sanh Thiên: Punyaprasava (skt).
12) Quảng Quả Thiên: Brhatphala (skt).
13) Vô Tưởng Thiên: Asanjnisattva (skt).
14) Vô Phiền Thiên: Avrha (skt).
15) Vô Nhiệt Thiên: Atapa (skt).
16) Thiện Hiện Thiên: Sudrsa (skt).
17) Sắc Cứu Cánh Thiên: Akanistha (skt).
18) Đại Mục Tại Thiên: Mahamahesvara (skt).
** For more information, please see
Thiên III.
Sắc
Hữu: Một trong tam hữu—One of three
kinds of existence, material existence.
** For more information, please see Tam Hữu.
Sắc
Không Ngoại Đạo: Một trong mười loại ngoại đạo, phủ
nhận sắc hữu, tìm cầu sự tự kiểm soát và cho rằng đây là niết bàn (dùng sắc phá
hữu dục, dùng không phá sắc hữu)—One of the ten kinds of heretics, who denied
material existence, and consequently sought self-control, or nirvana.
Sắc
Nhập: Chỗ hay nơi mà căn trần gặp nhau
thì gọi là “Sắc Nhập” hay “Sắc Xứ,” một trong thập nhị nhơn duyên—The
entrances, or places, where the organs and objects of physical sense meet, one
of the twelve nidanas.
** For more information, please see
Lục Nhập.
Sắc
Pháp: Rupani (skt)—Material.
Sắc
Quang: Thân quang hay ánh hào quang, đối
lại với “tâm quang;” mỗi vị Phật đều có đầy đủ cả hai—Physical light in
contrast with light of the mind; every Buddha has both.
Sắc
Quang Minh: Physical light.
Sắc,
Thanh, Danh, Lợi: Form, sound, fame, fortune or
profit.
Sắc
Tâm:
1) Sắc (pháp có hình chất gây trở ngại và không có tri giác):
Matter or material.
2) Tâm (pháp không có hình chất, không thể thấy được, nhưng có
tri giác): Mind or immaterial.
3) Ở chư pháp thì gọi là “Sắc Tâm,” trong các loài hữu tình thì
gọi là “Thân Tâm”: In inanimate we call “Material and immaterial,” in living
things or animate we call “Matter and mind.”
Sắc
Thanh: Thấy và nghe được—The visible and
audible.
Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp:
Sắc
Thân: Rupakaya (skt)—Thân do các sắc
pháp như tứ đại ngũ trần tạo ra của Phật, đối lại với pháp thân hay chân thân
của Phật (phần tâm linh phi vật chất và bất tử)—The physical body (of the
Buddha), as contrasted with the dharma-kaya, the immaterial, spiritual, or
immortal body.
Sắc
Thị Sắc, Không Thị Không: Matter
is matter, immaterial is immaterial.
Sắc
Trần: Ruparammana (skt)—The visual
object—Một trong lục trần, các màu sắc (xanh, đỏ, vàng, trắng, v.v.) và hình
sắc hấp dẫn của nam nữ (mang tánh ô nhiễm)—The quality of form, color, or
sexual attraction.
** For more information, please see
Lục Trần.
Sắc
Tứ Quan Âm Cổ Tự: See Quan Âm Sắc Tứ Tự.
Sắc
Tứ Tập Phước: See Tập Phước.
Sắc
Tứ Từ Ân Tự: See Từ Ân Sắc Tứ Tự.
Sắc
Tự Tướng: Rupasvabhava (skt)—Tự tính của thế
giới bên ngoài—The self-nature of the external world.
Sắc
Tức Thị Không, Không Tức Thị Sắc:
Rupam eva sunyata, sunyataiva rupam (p & skt)—Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức
Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: “Này Xá Lợi Phất! Thế giới hiện tượng hay sắc tướng
này là không, và
không quả thực là thế giới hiện tượng. Không không khác với
thế giới hiện tượng hay Sắc, thế giới hiện tượng hay Sắc không khác với Không.
Cái gì là thế giới hiện tượng thì cái đó là Không, cái gì Không thì cái đó là
thế giới hiện tượng”—Matter is just the immaterial, the immaterial is just
matter (form is emptiness and the very emptiness is form). In the Heart Sutra,
the Buddha told Sariputra: “Sariputra! This phenomenal world or form is
emptiness, and emptiness is truly the phenomenal world. Emptiness is not
different from the phenomenal world, the phenomenal world is not different from
emptiness. What is the phenomenal world that is emptiness, what is emptiness
that is the phenomenal world.”
Sắc
Tướng: Rupalakshana (skt)—Tướng mạo sắc
thân bên ngoài, có thể nhìn thấy được hay các đặc trưng của cơ thể—Material
appearance—External manifestation—The visible or corporeal features.
Sắc
Tướng Độ: Thế giới sắc tướng của chư Phật
(có thể thấy được)—A Buddha’s material or visible world.
Sắc
Uẩn: Sắc uẩn thuộc về thân, còn bốn uẩn
kia thuộc về tâm—The skandha of rupa (or that which has form)—Aggregate matter
or the skandha of form relates to the physical body, while the remaining four
concern the mind.
Sắc
Vi: Vi trần—Atoms of things, of form,
or colour.
Sắc
Vị: Hương vị của sự hấp dẫn dục
tình—The flavour of sexual attraction, or love of women.
Sắc
Xứ: See Sắc Nhập.
Săn
Sóc: To take care—To care.
Săn
Đuổi: To chase—To pursue.
Sẳn
Có: Available.
Sẳn
Sàng: Ready—Prepared.
Sắp:
1) To put in order—To arrange.
2) To be on the point of (about to).
Sắp
Đặt: See Sắp (1).
Sắp
Xếp Thời Khắc Tu Hành: To establish (arrange) a
time-table (frame) to practice the way.
Sắt: Ống sáo—A lute.
Sắt
Thạch: Tảng đá dùng làm ngôi cho Bất Động
Minh Vương—The stone of which the throne of Arya-acalanatha-raja consists—See
Bất Động Minh Vương.
Sâm: Dầy đặc như rừng—Forest-like—Dense.
Sâm
La Vạn Tượng: Các loại hiện tượng tồn tại trong
vũ trụ , vô số hình thể hay thiên hình vạn trạng dầy đặc và gần gụi nhau bày ra
trong vũ trụ—The myriad forms dense and close, i.e. the universe.
Sâm
La Vạn Tượng Chi Tâm: Theo Khởi Tín Luận thì đây là
nguồn của mọi hiện tượng. Nguyên tâm tròn đầy, bao trùm khắp mười phương—According
to the Awakening of Faith, the original mind is the source of all phenomena,
the mind which is in all things—See Nguyên Tâm.
Sâm
La Vạn Tượng Tức Pháp Thân: Theo
Hiển giáo thì pháp của tam thiên đại thiên thế giới là pháp thân. Theo Mật giáo
thì pháp của tam thiên thế giới đều là hình tam muội da của Đức Đại Nhật pháp
thân—The universe in its vast variety is the dharmakaya, or Buddha-body; in the
esoteric school it is the Vairocana-body.
Sấm: Điềm báo trước—The book of oracles—Prognosticate--Prophecy.
Sấm
La Bán Ni: Ksarapaniya (skt).
1) Nước tro: Ash-water.
2) Y áo màu nước tro: Ash-coloured garments.
Sân: Krodha or Pratigha or Dvesa (skt)—Hất La Đà—Căn bản phiền
não “Sân Khuể” hay sự nóng nảy, một trong tam độc (tham, sân, si)—Anger, ire,
wrath, resentment, one of the six fundamental klesas or one of the three
poisons (passion, anger, and ignorance)—See Sân Hận.
Sân
Hận: Dosa (skt).
(I) Nghĩa của sân hận—The meanings of dosa:
1) Sân hận là một trong tam độc, hay một trong ba ngọn lửa đang
đốt cháy tâm. Sân hận là nhiên liệu đốt cháy cả rừng công đức của kẻ tu hành.
Người tu phải luôn chế ngự sân hận và phát triển lòng từ bi trong tâm:
Anger—Ill-will—Hatred—One of the three poisons in Buddhism (greed, anger,
ignorance)—One of the three fires which burn in the mind until allowed to die
for fuelling---Anger manifests itself in a very crude manner, destroying the
practitioner in a most effective way. To subdue anger and resentment, we must
develop a compassionate mind.
2) Theo tâm lý học Phật giáo, yếu tố tâm thức về sân hận luôn
nối kết với kinh nghiệm khổ đau. Người ta có thể tham và lạc cùng một lúc,
nhưng không thể nào vừa sân hận mà lại vừa vui vẻ cùng một lúc được. Bất kỳ ai
vun xới oán ghét, sân hận, giận dữ, tính ác nuôi dưỡng sự trả thù hay bảo tồn
lòng căm giận đều bị trói buộc vào kinh nghiệm khổ đau như thế, vì người ấy đã
chấp chặt vào một nguồn cội rất mạnh của khổ đau. Những ai gieo hận thù cho
người khác như giết chóc hay hành hạ hay cắt xéo thân thể, có thể sẽ tái sanh
vào những cảnh giới nơi mà họ phải cảm thọ những kinh nghiệm cực kỳ đau đớn,
nhức nhối, khắc nghiệt. Chỉ trong những hoàn cảnh như thế họ mới có thể kinh
nghiệm những nỗi khốn khổ mà do sự bất thiện của chính họ, họ đã tự đem
dến cho chính họ—According to Buddhist psychology, the mental factor of
aversion is always linked to the experience of pain. One may be greedy and
happy, but never angry and happy at the same time. Anyone who cultures hatred,
anger, malice, nurses revenge or keeps alive a grudge is bound to experience
much suffering for he has laid hold a very potent source of it. Those who
exercise their hatred on others as in killing, torturing or maiming may expect
birth in a state, compared in the scriptural simile to a pitfull of glowing
situations, where they will experience feelings which are exclusively painful,
sharp, severe. Only in such an environment will they be able to experience all
the misery which they, by their own cruelty to others, have brought upon
themselves.
3) Đức Phật dạy: “Giặc cướp công đức, không gì hơn sân hận. Vì
khi tâm sân hận nổi lên thì chúng sanh lập tức tạo nghiệp, và do đó mà muôn
ngàn chướng ngại lập tức hiện ra, ngăn che Thánh đạo, lấp mờ Phật tánh. Cho nên
nói ‘Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai,’ nghĩa là chỉ vì một niệm
giận tức mà phải lãnh chịu bao nhiêu chướng nạn” —The Buddha taught: “Bandits
who steal merits are of no comparison to hatred and anger. Because when hatred
and anger arise, inevitable innumerable karma will be created. Immediately
thereafter, hundreds and thousands of obstructions will appear, masking the
proper teachings of enlightenment, burying and dimming the Buddha Nature.
Therefore, A thought of hatred and anger had just barely risen, ten thousands
of karmic doors will open immediately. It is to say with just one thought of
hatred, one must endure all such obstructions and obstacles.”
4) Sân hận là nguyên nhân chính của khổ đau và địa ngục:
The anger or dosa is the root of suffering and the rebirth in hell.
(II) Theo Hòa Thượng Narada trong Đức
Phật và Phật Pháp, có hai điều kiện cần thiết để thành lập nghiệp sân
hận—According to Most Venerable Narada in The Buddha and His Teaching, there
are two conditions that are necessary to complete the evil of ill-will:
1) Một người khác: Another person.
2) Tư tưởng muốn tạo phiền não cho người đó: The thought of
doing harm.
(III) Cũng theo Hòa Thượng Narada trong Đức Phật và Phật Pháp, đây
là những hậu quả tất yếu của sự sân hận—Also according to Most Venerable Narada
in The Buddha and His Teachings, these are the inevitable consequences of
ill-will:
1) Thân hình xấu xa: Ugliness.
2) Cơ thể bệnh hoạn: Manifold diseases.
3) Bẩm tánh khó thương: Detestable nature.
(IV) Sám Hối Tâm Sân Hận—To repent the
mind of hatred and anger: See Sám Hối Tam Nghiệp (3).
(V) Những lời Phật dạy về Sân Hận trong Kinh Pháp Cú—The
Buddha’s teachings on “Anger” in the Dharmapada Sutra:
1) Xa bỏ lòng giận dữ, trừ diệt tánh kiêu căng, giải thoát mọi
ràng buộc, không chấp trước danh sắc; người không có một vật chi ấy, sự khổ
chẳng còn theo dõi được—One should give up anger; one should abandon pride. One
should overcome all fetters. No suffering befall him who calls nothing his own
(Dharmapada 221).
2) Người nào ngăn được cơn giận dữ nổi lên như dừng được chiếc
xe đang chạy mạnh, mới là kẻ chế ngự giỏi, ngoài ra chỉ là kẻ cầm cương hờ mà
thôi—He who controls his anger which arises as a rolling chariot. He is a true
charioteer. Other people are only holding the rein (Dharmapada 222).
3) Lấy từ bi thắng nóng giận, lấy hiền lành thắng hung dữ, lấy
bố thí thắng xan tham, lấy chơn thật thắng ngoa ngụy—Conquer anger by love;
conquer evil by good; conquer stingy by giving; conquer the liar by truth
(Dharmapada 223).
4) Gìn giữ thân đừng nóng giận, điều phục thân hành động, xa
lìa thân làm ác, dùng thân tu hạnh lành—One should guard against the bodily
anger, or physical action, and should control the body. One should give up evil
conduct of the body. One should be of good bodily conduct (Dharmapada 231).
5) Gìn giữ lời nói đừng nóng giận, điều phục lời nói chánh
chơn, xa lìa lời nói thô ác, dùng lời nói tu hành—One should guard against the
anger of the tongue; one should control the tongue. One should give up evil
conduct in speech. One should be of good conduct in speech (Dharmapada 232).
6) Gìn giữ ý đừng nóng giận, điều phục ý tinh thuần, xa lìa ý
hung ác, dùng ý để tu chân—One should guard against the anger of the
mind; one should control the mind. One should give up evil conduct of the mind.
One should practice virtue with the mind (Dharmapada 233).
Sân
Hỏa: Lửa sân hận (sự sân hận một khi
nổi lên chẳng khác nào lửa đốt cháy cả rừng công đức)—The fire of anger, once
arises can burn the whole forest of merits.
Sân
Khuể: See Sân in Vietnamese-English
Section.
Sân
Khuể Sứ: Sứ giả sân hận (mối sai khiến do
lòng sân hận gây ra), là một trong năm độn sử—The messenger or lictor of anger,
one of the five envoys of stupidity.
** For more information, please see
Ngũ Độn Sử.
Sân Khuể Tâm: Sân Tâm—Tâm tức giận nóng nảy hay lòng sân nhuế, một trong
tam độc—The heart of anger, one of the three poisons.
Sân
Phiền Não: Phiền não do sân hận gây ra—The
passion or defilement of anger.
Sân Phược: Một trong tam phược, sự trói buộc của sân hận—One of the
three fetters, the fetter (bind) of anger—See Tam Phược.
Sân
Tâm: See Sân Khuể Tâm.
Sập
Xuống: To fall down.
Sâu
Rộng: Profound and extensive.
Sâu
Xa: So deep.
Sầu: Sorrowful—Sad.
Sầu Bi: Sad—Pitiful.
Sầu Cảm: Gloomy—Melancholy.
Sầu Khổ: To be sorrowful.
Sầu Muộn: Afflicted—Grieved—Distressed—Sadness.
Sầu Não: Mournful—Doleful.
Sầu Vạn Cổ: Never-ending sorrow.
Se Sẽ: Softly—Lightly—Gently.
Sè Tay: To open one’s hand.
Seû: Chia sẻ—To divide—To share.
Sen Báu: Jewelled Lotus Flowers.
Si:
Moha (skt)—Mudha (p).
1) Phiền não: Klesa (skt)—Phiền não hay sự uế nhiễm của tham
dục—Affliction or delifement by the passions.
2) Tà kiến: Wrong views.
3) Tâm ám muội: Deluded mind.
4) Vô minh: Mê sự bỏ lý, nghi ngờ chánh pháp, từ đó tất cả mọi
phiền não khởi lên. Đây là một trong tam độc tham, sân,
si—Ignorance—Foolish—Delusion—Unconsciousness—Perplexity—Silly—Infatuation.
Ignorance is interpreted by unenlightened, i.e. misled by appearances, taking
the seeming for real; from this unenlightened condition arises every kind of
klesa, i.e. affliction or defilement by the passions, etc. It is one of the
three poisons, desire, dislike, delusion.
Si Ái: Avidya (skt)—Si mê và ái dục hay sự tham ái mê muội, vô
minh hay si mê là cha, tham ái là mẹ, hai thứ nầy sản sanh ra tất cả các phiền
não và ác nghiệp—Ignorance and desire, or unenlightened desire, ignorance is
being father, desire is mother, which produce all affliction and evil karma.
Si Cẩu: Con chó ngu si, được đem ví với chúng sanh đầy dẫy tham,
sân, si, mạn, nghi, ác kiến, tà kiến, vân vân—Deluded dogs, i.e. a person who
is full of desire, dislike, delusion, pride, doubt, wickedness, wrong
views, etc.
Si Đăng: Si muội vô minh lôi cuốn người ám muội (không giác ngộ)
như ánh đèn lôi cuốn loài thiêu thân vậy—The lamp of delusion, attracting the
unenlightened as a lamp does the moth.
Si Định: Phép thiền định ám muội, chẳng những không giúp trí huệ
phát triển, mà còn làm cho tâm trí thêm mờ tối không tỏ ngộ—The samadhi of
ignorance, i.e. without mystic insight.
Si Đồ: Sự tối ám của ngu si—The darkness of the unenlightened
condition.
Si Độc: Một trong tam độc, sự độc hại của ngu si (ngu si chẳng
những hại mình mà còn hại người, chẳng những não loạn mình mà còn não loạn
người khác)—The poison of ignorance, or delusion, one of the three poisons.
Si Độn: Foolish—Stupid.
Si Hầu: Lấy hình ảnh con khỉ ngu si, chụp lấy bóng trăng trong
nước để ví với một con người ám muội, lấy hư làm thực, lấy giả làm chơn—The
deluded monkey seizing the reflection of the moon in the water, e.g.
unenlightened men who take the seeming for the real.
Si Hoặc: Si mê và nghi hoặc, khiến chúng sanh không thấy được chánh
đạo—Unenlightened and deluded, ignorant of the right way of seeing life and
phenomena (ignorance misleads sentient beings to be blind of the right way).
Si Mạn: Ngu si và ngã mạn cống cao, hay sự ngã mạn mê
muội—Ignorance and pride, or ignorant pride.
Si Mê: Tâm ngu si mê muội đối với sự lý, không tin nhân quả luân
hồi, nghi ngờ chánh pháp—Ignorance—Illusion—Unenlightened and led astray.
Si Mê Là Nguồn Gốc Của Tất Cả Mọi
Phiền Não: Delusion (ignorance or stupidity)
is the source of all afflictions.
Si Mê Tột Bực: Total ignorance.
Si Phàm: Phàm phu si mê ám muội—The common, unenlightened people.
Si Phược: Sự trói buộc của si mê—The bond of unenlightenment.
Si Sử: Một trong thập kiết sử, vô minh sai khiến con người đến
chỗ lầm lạc, khổ não, không rõ chánh kiến, không biết chánh đạo—The messenger,
lictor, or affliction of unenlightenment, one of the ten bonds or fetters.
**
For more information, please see Ngũ Hạ
Phần Kết and Ngũ Thượng Phần Kết in
Vietnamese-English Section.
Si Tâm: Tâm ám muội hay tối ám gây ra bởi vô minh—Deluded
mind—Unenlightened mind, ignorance darkening the mind.
Si Thủ: Chấp vào sự mê lầm mà gây ra phiền não—The klesa of moha,
held in unenlightenment.
Si Thủy:
1) Nước uế trược của sự si muội: The turbid waters of
ignorance.
2) Uống nước uế trược: To drink the water of delusion.
Si Tình: To be madly in love.
Si Tử: See Si Phàm.
Si Võng: Lưới ngu si—The net of delusion, or ignorance.
Sỉ:
1) Răng: Đặc biệt là răng trên phía trước—Teeth (especially the
front and upper teeth).
2) Sỉ Nhục: Disgrace—Shame—Ashamed.
Sỉ Ấn: Ấn có hình răng cưa—A serrated seal.
Sỉ Mạ: To affront—To insult.
Sỉ Mộc: Dantakastha (skt)—Cái que tăm làm sạch răng—A stick for
cleaning the teeth.
Sỉ Nhục: Disgrace—Dishonour—Shame.
Sỉ Tiểu Mộ Đại: Chối bỏ hay mắc cở với cái nhỏ (Tiểu Thừa) và mến mộ cái
lớn (Đại Thừa)—Ashamed of the small (Hinayana) and in love with the great
(Mahayana).
Sĩ:
A gentleman—Scholar.
Sĩ Diện: Scholar’s pride.
Sĩ Dụng Quả: Purusakara-phala (skt)—Quả đồng thời sanh ra bởi “câu hữu
nhân,” có nghĩa là tứ đại đều là nhân câu hữu với nhau, không có cái gì bị loại
bỏ; và “tương ưng nhân,” như sự tương ưng giữa những điều kiện tâm và tinh
thần, chủ quan và khách quan—Simultaneous effect produced by the co-operative
causes (sahabhu-hetu), as the four elements in nature, not one of which can be
omitted; and the mutual responsive or associated causes (samprayukta-hetu),
i.e. mind and mental conditions, subject with object.
Sĩ Đạt Đa: See Siddhartha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Sĩ Hạnh: Scholar’s virtue.
Sĩ Khí: See Sĩ Diện.
Sĩ nhân: Man of letters—Learned man.
Sĩ Nông Công Thương: Bốn giai cấp chính trong xã hội phong kiến—Four main classes
in the feudal society:
1) Sĩ: Intellectuals.
2) Nông: Peasants.
3) Công: Workers.
4) Thương: Tradesmen.
Sĩ Phu: Intellectuals.
Sị:
Bí sị—Sad.
Siếc: Rên siếc—To moan—To groan.
Siểm: Nịnh bợ hay dối gạt—Flattery—Conceit.
Siểm Khúc: Flattery and fawning.
Siêng: Industrious—Hard-working—Diligent—Laborious.
Siêng Cần: Earnestly striving.
Siết: To squeeze—To press.
Siêu: Vikrama (skt).
1) Siêu độ hay cứu độ: To save.
2) Siêu việt: Leap over—To surpass.
Siêu Âm: Ultra-sound—Supersonic—Above the speed of sound.
Siêu Bát: Theo tông Thiên Thai thì giáo thuyết trong những Kinh Pháp
Hoa và Niết Bàn vượt hẳn giáo thuyết của tám tông phái khác—According to the
T’ien-T’ai sect, the teaching of the Lotus and Nirvana sutras surpasses the
eight other schools—See Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.
Siêu Bạt: To surpass—To go beyond.
Siêu Đẳng: Super—Above the ordinary.
Siêu Độ: To free souls from suffering.
Siêu Hay Đọa: Salvation or perdition.
Siêu Hình Học: Metaphysics.
Siêu Lên Thượng Giới: To attain the highest ground—See Bodhisattva’s Ten
Grounds.
Siêu Linh Học: Matapsychics.
Siêu Nhân: Superman.
Siêu Nhật Vương: Vikramaditya (skt)—Còn gọi là Lực Nhật Vương, là vị vua
của nước A Du Đồ, người đã chinh phục các vương quốc của dân tộc Scythians,
thống trị cả một vùng bắc Ấn, là vị vua khôn ngoan nhất của vương triều Cấp Đa.
Ông còn là người bảo hộ các tôn giáo (Vô Trước là người cùng thời với nhà
vua)—A celebrated Hindu king, around 57 B.C., who drove out the Sakas or Scythians,
ruled all northern India, was one of the wisest of Hindu kings and a great
patron of literature.
Siêu Nhiên: Supernatural.
Siêu Phàm: Supermundane—Eminent—Super human.
Siêu Quá: Samatikram (skt)—Vượt quá—To go beyond—To cross over—To
transgress.
Siêu Quần: Outstanding.
Siêu Thế: Vượt hơn hẳn mọi thứ trên thế gian nầy—Surpassing the
world—Superior to anything in the world.
Siêu Thế Nguyện: Thệ nguyện vượt hơn hẳn các lời nguyện khác, ý nói 48 lời
nguyện của Đức Phật A Di Đà vượt hơn hẳn các lời nguyện của Tam Thế chư
Phật—Vows that are superior to any other vows, i.e. the forty-eight vows of
Amitabha Buddha—See Tứ Thập Bát Nguyện.
Siêu Việt: To be transcendental (transcending)—Supermundane—Pass
over—Surpassing—Supreme.
Sinh:
1) Jati (skt)—Life—Rebirth—Born—The living—See Tứ Sinh.
2) Utpada (skt)—Coming forth—Birth—Production.
3) Một trong Thập Nhị Nhân Duyên: One of the twelve nidanas—See
Thập Nhị Nhân Duyên.
Sinh Báo: Life’s retribution—See Sanh Báo.
Sinh Bất Nhị: All are Buddha, and of the same dharmakaya (pháp thân) or
spiritual nature, and the same infinity (không).
Sinh Bất Tăng Bất Diệt: The indestructibility of the living and the Buddha;
neither increase, nor decrease, nor extinct.
Sinh Bình: During one’s lifetime.
Sinh Chi: Linga or Anga-jata (skt)—Nam căn hay bộ phận sinh dục
nam—The male organ or penis.
Sinh Chuyện: To seek a quarrel with.
Sinh Dục: To give birth and to rear.
Sinh Động: Lively—Lifelike.
Sinh Hóa: See Hóa Sanh.
Sinh Hóa Nhị Thân: The nirmanakaya in its two forms of physical body (ứng
thân) and transformation body (hóa thân) are capable of any form.
Sinh Hoạt: Living—Life.
Sinh Hữu: See Sanh Hữu.
Sinh Khí: The breath of life—Vitality.
Sinh Lực: Vital force—Life force.
Sinh Ly: To be separated in life.
Sinh Lý: Livelihood.
Sinh Nghi: To become suspicious—To be in doubt.
Sinh Nhai: Means of living—See Sinh lý.
Sinh Nhân: Janmahetu (skt)—Nguyên nhân của sự sinh—Birth-cause.
Sinh Nhẫn:
1) Nhẫn bình thường: Common or ordinary patience.
2) Nhẫn của chúng sanh: The common or ordinary patience of the
masses.
Sinh Nhất Như: The living and the Buddha are one—See Sinh Nhứt Thể.
Sinh Nhứt Thể: The living and the Buddha are of the same substance—See
Sinh Bất Nhị.
Sinh Niệm Xứ Bồ Tát: See Sanh Niệm Xứ Bồ Tát.
Sinh Phật:
1) Vị Phật sống: A living Buddha.
2) Chúng sanh và Đức Phật: All the living and the Buddha.
Sinh Phật Bất Nhị: The living and the Buddha are one—See Sinh Phật Nhứt Như.
Sinh Phật Bất Tăng Bất Giảm: Tánh không hoại diệt, bất tăng bất giảm, và tuyệt đối của
chúng sanh và Phật—The indestructibility of the living and the Buddha; they
neither increase nor decrease, being the absolute.
Sinh Phật Giả Danh: Những từ ngữ chúng sanh và Phật chỉ là những giả danh tạm
thời—The living and the Buddha are but temporary names, borrowed or derived for
temporal indication.
Sinh Phật Nhứt Như: Sinh Phật Nhứt Thể—Sinh Phật Bất Nhị—Phàm Thánh Nhứt
Như—Chúng sanh và Phật đều như một, là nhất thể, là bất nhị, là không sai
khác—The living and the Buddha are one, i.e., all are the one undivided whole,
or absolute; they are all of the same substance; all are Buddha, and of the
same dharmakaya, or spiritual nature; all are of the same infinity.
Sinh Phật Nhứt Thể: All the living and the Buddha are the one undivided
whole—See Sinh Phật Nhứt Như.
Sinh Quán: Birth place—Native place.
Sinh Sát: Life and death.
Sinh Sinh Điểu: Jivajiva (skt)—See Cộng Mệnh Điểu and Mệnh Quang Điểu.
Sinh Sôi Nẩy Nở: To multiply—To reproduce.
Sinh Tệ: To become bad.
Sinh Thành: To give birth and to raise.
Sinh thân: Buddha’s earthly body.
Sinh Thiên: See Sanh Thiên.
Sinh Thời: While alive.
Sinh Tồn: To survive—To subsist—To exist.
Sinh Trái: To begin to fruit.
Sinh Trụ Dị Diệt: Bốn tướng sanh già bệnh chết của pháp hữu vi—Birth, stay,
change (decay), death.
Sinh Trưởng: To be born and grow up.
Sinh Tử: See Sinh Sát, Sanh Tử, and Thập Nhị Chủng Sanh Tử.
Sinh Tử Chi Tế: Giữa cái sống và cái chết—Between life and death.
Sinh Tử Đại Hải: See Sanh Tử Đại Hải.
Sinh Tử Luân Hồi: See Sanh Tử Luân Hồi.
Sinh Tử Nê: See Sanh Tử Nê.
Sinh Tử Ngạn: See Sanh Tử Ngạn.
Sinh Tử Tức Niết Bàn: See Sanh Tử Tức Niết Bàn.
Sinh Tử Viên: Vườn sanh tử, hay thế giới Ta Bà nơi mà chúng sanh vừa ý
hay bằng lòng một cách mê muội—The garden of life and death, this mortal world
in which the unenlightened find their satisfaction.
Sinh Tức Vô Sinh, Vô Sinh Tức Sinh: Sanh tứ là không sanh, không sanh tức là sanh. Đây là
thuyết của các kinh Bát Nhã và là tuyệt ý của Tam Luận tông. Sanh chỉ là một từ
ngữ giả tạm. Tục Đế gọi là “sanh,” nhưng Chân Đế lại là “vô sanh,” tương đối là
“sanh” trong khi tuyệt đối là “vô sanh.”—To be born is not to be born, not to
be born is to be born—It is an accepted doctrine of the Prajna teaching and the
ultimate doctrine of the Madhyamika school. Birth, creation, life, each is but
a temporary term, in common statement it is called birth, in truth it is not
birth; in the relative it is birth, in the absolute non-birth.
Sinh Tượng Sinh Tự: Tự nhiên và tương tự với tự nhiên, như vàng và bạc—Natural
and similar, i.e. gold and silver.
1) Sinh Tượng: Vàng là loại kim khí thiên nhiên và toàn hảo từ
phẩm chất lẫn màu sắc—The proper natural or unchanging (colour)—Gold being the
natural and perfect metal and colour.
2) Sinh Tự: Bạc được sắp hạng kế vàng, dù có thể bị mờ nhạt
đi—The tarnishable or changing (colour)—Silver being next, though it will
tarnish.
So Bằng: To equalize.
So Bì: To compare.
So Sánh: To compare.
Soạn:
1) Sửa soạn: To prepare.
2) Soạn nhạc: To compose.
3) Soạn sách: To compile.
Soạn Hiệu: Tên của người soạn giả—Compiler’s name—Author’s title.
Soát: To examine—To check—To verify.
Soi: To look at—To admire oneself (in a looking glass).
Soi Đèn: To light with a lamp.
Soi Gương: See Soi.
Soi Sáng: To light—To illuminate—To give light to someone—To shed
light on something—Ánh từ quang Phật Pháp soi sáng thế giới khổ đau tăm tối như
ngọn hải đăng chiếu sáng cho nhân loại—The radiance of Buddha’s dharma goes
through a world of suffering and darkness like a beacon light to guide and
illuminate mankind.
Soi Sáng Trạng Thái Tâm: To shed light on this state of mind.
Soi Xét: To investigate—To examine.
Sỏi Đời: Experienced.
Sõi: Old but still in good health.
Son Sắt: Steadfast—Constant.
Song: Một cặp—A pair—A couple—Twin—Mates—Matched.
Song Hỷ: Doubled joys
Song Lâm: Hàng cây Ta La (song thọ), khu rừng nơi Đức Thế Tôn nhập
diệt—Twin trees, the sala-trees under which the Buddha entered nirvana.
Song Lưu: Hai dòng giáo pháp hay hai anh em song sinh, hóa đạo và
quán tâm (cần phải thọ trì cả hai)—The twin streams of teaching and mystic
contemplation.
Song Mộc: See Song Lâm.
Song Phương: Bilateral.
Song Thân:
1) Cả cha lẫn mẹ: Both parents.
2) Hai thân, đặc biệt là hai thân của Phật Tỳ Lô Giá Na:
Twin-bodied, especially the two bodies of Vairocana.
Song Vương: Từ dùng để gọi Dạ Ma Vương—A term for Yama.
Sóng Gió: Waves and wind—Ups and downs
Sóng Soài: To fall in full length.
Sòng Phẳng: To be punctual in the payment of one’s debts.
Sót: To leave (miss) out—To omit.
Sơ:
1) Bắt đầu: Beginning—First.
2) Cắt vải: To cut cloth for clothes.
3) Đơn sơ: simple.
4) Sơ khai: Primitive.
Sơ Canh: See Sơ Dạ.
Sơ Dạ: Lúc đầu hôm (phần đầu, giữ khuya và hừng sáng)—The first
of the three divisions (watch) of the night.
Sơ Đẳng: Elementary.
Sơ Địa: Địa vị thứ nhất trong thập địa đi đến toàn giác và niết
bàn—The first stage of the ten bodhisattva stages to perfect enlightenment and
nirvana.
Sơ Địa Dĩ Thượng: The stages above the initial stage of a Bodhisatva’s
development.
Sơ Hoan Hỷ Địa: Địa vị thứ nhất của Thập Địa, giống như Hoan Hỷ Địa—The
stage of joy, the first of the ten stages toward Buddhahood.
Sơ Học: Elementary.
Sơ Khai: Primitive—Aboriginal—Existing from the beginning.
Sơ Lược: Summary.
Sơ Năng Biến: Alaya-vijnana (skt)—Cái tâm thứ biến hiện chư cảnh thành
tám thức. A-Lại Da hay thức thứ tám được gọi là “Sơ Năng Biến” vì các thức khác
đều từ đó mà ra—The initiator of change, or the first power of change, or
mutation, i.e. the alaya-vijnana, so called because other vijnanas are derived
from it—See A Lại Da Thức in Vietnamese-English Section.
Sơ Nguyện: First vows.
Sơ Nhật Phần: Buổi sáng sớm trong ngày—The first of the three divisions
of the day—See Sơ Trung Hậu.
Sơ Phát Tâm: Cái tâm mới phát cầu đạo Bồ Đề—The initial determination
to seek enlightenment.
Sơ Phát Tâm Thời Tiện Thành Chánh
Giác: Tần Hoa nghiêm Kinh nói rằng: “Vừa
mới phát tâm, liền thành chánh giác, biết rõ chân tánh thật của chư pháp đầy đủ
ở tuệ thân, không phải là sự giác ngộ từ những cái khác.”—The Chin dynasty
Hua-Yen Ching says: “At the very moment of the initial determination, the
novice enters into the status of perfect enlightenment.”
Sơ Quả: Quả dự lưu thứ nhất hay Tu Đà Hoàn, nơi đây mọi phiền não
bị đoạn tận đề bước vào dòng giải thoát—The initial fruit or achievement—The
stage of Srota-apanna, where illusion being discarded and the stream of
enlightenment entered.
Sơ Quả Hướng: Hướng về quả Tu Đà Hoàn hay Dự Lưu—The aiming at the fruit
of Srota-apanna.
Sơ Sát Na Thức: Thức thứ tám là sơ thức. Trong sát na đầu tiên chỉ có a
lại da thức hay thức thứ tám phát sinh mà thôi—The initial ksana, initial
consciounes, i.e the eighth or alaya-vijnana, from which arises consciousness.
Sơ Sơ: Slightly.
Sơ Tăng Kỳ: Kiếp thứ nhất trong 3 a tăng kỳ kiếp—The first of the
three assamkhyeya or incalculable kalpas.
Sơ Tâm: Cái tâm mới phát của người mới tu tập (chưa qua thực hành
sâu sắc)—First intention or the initial resolve or mind of the novice.
Sơ Tâm Ngộ Đạo: Newly awakened mind.
Sơ Thiền Định: Bậc thiền thứ nhất trong bốn bậc thiền định—The first
dhyana, the first degree of dhyana, which produces rebirth in the first dhyana
heaven.
**
For more information, please see Tứ Thiền
Sơ Thiền Phạm Thiên: Chư Thiên trong cõi Trời sắc giới, do xa lìa dâm dục mà
được thanh tịnh—Devas in the realms of form, who have purged themselves from
all sexuality.
Sơ Thiền Thiên: Cõi Thiền Thiên thứ nhất trong tứ thiền thiên—The first
region, as large as one whole universe. The first of the four dhyana heavens,
corresponding to the first stage of dhyana meditation.
**
For more information, please see Tứ Thiền,
Sơ Thời Giáo: Một trong ba thời giáo mà Pháp Tướng Tông đã lập ra,
trong giai đoạn nầy Đức Phật cố vượt qua những tà thuyết cho rằng có một cái
ngã thực, trong giai đoạn nầy Ngài cũng dạy về Tứ Diệu Đế và Ngũ Uẩn—A term of
the Dharmalaksana school, the first of the three periods of the Buddha’s
teaching, in which he overcame the ideas of heterodox teachers that the ego is
real, and preached the four noble truths and the five skandhas, etc.
Sơ Thô: Rude—Coarse.
Sơ Tổ: First ancestor—First Patriarch.
Sơ Trụ: See Sơ Trụ Địa.
Sơ Trụ Địa: Trụ thứ nhất trong thập trụ Bồ Tát—The first of the ten
stages or resting places of the bodhisattva.
1) Trụ: The resting-place or stage for a particular course of
development.
2) Địa: The position or rank attained by the spiritual
characteristics achieved in this place.
Sơ Trung Hậu: Ba thời trong ngày—The three divisions of the day,
beginning, middle and end.
Sơ Trung Hậu Thiện: The Dharma the Buddha preached is always good in the
beginning, in the middle, and in the end.
Sơ Tuần: Mười ngày đầu trong tháng hay 10 năm đầu của thế kỷ—The
first ten day (or decade) of the month.
Sơ Vị: Địa vị thứ nhất của hành vị tam thừa trên đường đi đến
giác ngộ—The initial stage on the road to enlightenment.
Sơ Xuất: Careless.
Sơ Ý: Negligent—Careless.
Sớ:
1) Giải thích: Explanation.
2) Sớ dâng lên Tây Phương Giáo Chủ khẩn nguyện Ngài cứu độ
những vong linh quá vãng—Request addressed to the Lord of the Western Paradise
asking him to save the souls of the deceased.
Sớ Pháp Hoa: Commentary on the Lotus Sutra—Trước khi tông Thiên Thai
được thành lập, việc nghiên cứu Kinh Pháp Hoa đã được khởi xướng rất sớm, từ
năm 300 sau Tây Lịch. Và những cuộc diễn giảng được mở ra khắp nơi. Một bản sớ
giải gồm bốn quyển do Trúc Pháp Tổng hoàn thành, nhưng sự nghiên cứu chủ đề của
Pháp Hoa thì bắt đầu từ sau bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập, vào năm 406. Nhờ
ghi nhận nhiều bản sớ giải Pháp Hoa được soạn từ thế kỷ thứ 5 do các đồ đệ và
truyền nhân của Cưu Ma La Thập mà chúng ta có thể hiểu rõ và đánh giá được tầm
phổ biến và việc nghiên cứu Kinh Pháp Hoa đã diễn ra nghiêm mật như thế nào.
Suốt trong thời gian nầy, có tám bản sớ giải đã được hoàn tất và nhiều khảo cứu
chuyên môn về những khía cạnh đặc biệt của học thuyết đã được thực hiện. Theo
Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, mặc dù công cuộc
khảo cứu và những công trình về Pháp Hoa khởi đầu ở phương Bắc, nghĩa là những
việc phiên dịch và sớ giải đã bắt đầu ở phương Bắc, tông phái nghiêng về học
thuật nầy đặc biệt nẩy nở ở phương Nam, như sự kiện thành lập tông Thiên
Thai—Prior to the establishment of the T’ien-T’ai School, a study of the Lotus
text was commenced as early as 300 A.D. and lectures were delivered everywhere. A commentary in 4 volumes was completed by Chu-Fa-Tsung but
research into the subject matter of Lotus was started after Kumarajiva’s
translation of the text in 406 A.D. By noticing the many commentaries compiled
in the fifth century by his pupils and successors, we can well understand and
appreciate to what an extent and how seriously the study of the Lotus was
undertaken. During the time eight complete commentaries were written and many
special studies of particular aspects of the doctrine were made. According to
Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Phiosophy, although the
study and the work of Lotus were commenced in the North., i.e., the translation
and commentaries, was begun in the North, the school of learning
flurished particularly in the South, a fact which eventually gave rise to
the foundation of the T’ien-T’ai School.
Sờ:
To feel—To touch.
Sờ Sờ: Evident—Clear—Obvious.
Sở:
1) Cơ sở—A place—Where—What—That which.
2) Rõ ràng: Clear—To clear up.
Sở Bất Năng Tri: An object cannot be recognized.
Sở Biến Kế: Hết thảy chư pháp đều do cái tâm hay ý thức so đo
tính toán chấp trước mà sanh ra—That by which the mind is circumscribed, i.e.
impregnated with the false view that the ego and thing possess reality.
Sở Biệt: Chủ đề của một luận đề có thể suy diễn, đối lại với năng
biệt hay cái đã bị tách biệt không còn suy diễn gì được nữa—The subject of the
thesis of a syllogism in contrast with the predicate; that which is
differentiated.
Sở Cầu: Desideratum.
Sở Cầu Như Ý: Sự việc xãy ra như ý muốn—Things are going as (in
accordance with) one’s wishes—Things are going our way.
Sở Dẫn: Đưa ra lời trích dẫn—That which is brought forward or out;
a quotation.
Sở Dĩ: That’s why—Therefore.
Sở Duyên: Alambana (skt)—Cảnh đối đãi với tâm thức (pháp tâm và sở
tâm là năng duyên, cảnh là sở duyên)—Upon which something rests or depends,
hence objects of perception; that which is the environmental or contributory
cause; attendant circumstances.
Sở Duyên Duyên: See Duyên Duyên.
Sở Đắc Chân Lý: To attain the truth.
Sở Đoản: Weakness.
Sở Giang Vương: Vua của địa ngục thứ nhì trong thập điện địa ngục—King of
the grievous river, the second of the ten rulers of Hades.
Sở Hóa: Người đã được chuyển hóa—The one who is transformed or
instructed.
Sở Hữu:
1) Cái mà người ta có: What one
has—Possession—Ownership—Proprietorship.
2) Cái đang hiện hữu: What there is—What ever exists.
Sở Kiến: Drisya (skt)—Những gì hiển lộ ra cho người ta thấy—What is
presented to one’s view.
Sở Lập: Luận đề đã được xắp đặt sẳn—A thesis; that which is
set up.
Sở Lượng: That which is estimated; the content of reasoning, or
reasoning.
Sở Nguyện: Wish—Desire.
Sở Sơn Thiệu Kỳ: Ch’u-Shan-Shao-Chi—Thiền Sư Sở Sơn Thiệu Kỳ, tác giả công
án ‘Ai đang niệm Phật?’ Trong Thiền Luận, Tập II của Thiền sư D.T. Suzuki,
Thiền sư Sở Sơn Thiệu Kỳ đã dạy về công án và niệm Phật như sau: “Người sơ cơ cần
nhất là phải có một vật để mà nắm vào Thiền; vì thế họ được dạy pháp môn niệm
Phật. Phật tức tâm, Tâm tức Phật. Tâm và Phật từ đâu mà có? Có phải đều từ
tâm?. Nhưng Tâm ấy không phải là tâm, không phải Phật, không phải vật. Vậy là
cái gì? Muốn thấy ra, hãy vứt bỏ đi tất cả những cái đã tích chứa do học tập,
tri thức, kiến giải; hãy chỉ hoàn toàn chuyên chú vào một câu hỏi: ‘Ai đang
niệm Phật?’ Hãy để cho nghi tình nầy nghi đến cực độ; đừng say sưa theo những
nghĩ tưởng mê lầm; đừng để cho những ý tưởng phân biệt cùng khởi lên. Một
khi công phu bền bĩ, liên tục không gián đoạn, thì thiền định của các người sẽ
được thuần thục, và nghi tình của các người nhất định bùng vỡ dữ dội. Rồi các
người sẽ thấy rằng Niết Bàn và sanh tử, cõi tịnh độ và cõi uế trược chỉ là hý
luận, và ngay từ đầu chẳng cần gì giải thích hay bình chú, và thêm nữa, Tâm
không thuộc cảnh giới tâm ý thức, do đó là Bất Khả Đắc.”—Zen master
Ch’u-Shan-Shao-Ch’i, the author of the koan ‘Who is that practises the
recitation of the Buddha name.’ In the Essays in Zen Buddhism, composed by Zen
master D.T. Suzuki, Zen master Ch’u-Shan-Shao-Ch’I taught about koan and
recitation of Buddha name as follows: :It is necessary for the uninitiated to
have a kind of too wherewith to take hold of Zen; and it is for this reason
that they are told to practise the Recitation of Buddha name, that is thinking
of the Buddha. The Buddha is no other than Mind, or rather, that which desires
to see this Mind. Where does this desire, this thought, take its rise? From the
Mind, we all say. And this Mind is neither a mind, nor a Buddha, nor a
something. What is it then? To find it out, let them abandon all that they have
accumulated in the way of learning, intellection, and knowledge; and let them
devote themselves exclusively to this one question ‘Who is it that practises
the Recitation of Buddha name?’ Let this inquiring spirit assert itself to the
highest degree. Do not try to reason it out; do not assume a state of mere
passivity for enlightenment to come by itself; do not allow yourself to cherish
false thoughts and imaginations; do not let ideas of discrimination assert
themselves. When your striving and seeking is constant, permitting to breaks
and interruptions, your Dhyana will naturally be matured, and your inquiring spirit
brough up to the inevitable crisis. You will then see that Nirvana and Samsara,
the land of purity and the land of defilement, are mere idle talk, and that
there is from the beginning nothing requiring explanation or commentary, and
further that Mind is not somewhat belonging to the realm of empirical
consciousness and therefore not an object of mental comprehension.
Sở Tác: To be done.
Sở Thích: Taste.
Sở Thủ: Grahya (skt)—Cái bị nắm lấy hay cái bị nhận thức—Seized,
that which is perceived.
Sở Thủ Năng Thủ: Grahyagrahaka (skt)—Cái được nhận thức hay được hiểu, và
cái nhận thức hay cái hiểu—That which is perceived or apprehended, and that
which perceives or apprehends—See Năng Thủ.
Sở Thuyên: Nghĩa lý của kinh điển là sở thuyên (còn dựa vào kinh văn
mà làm cho sáng tỏ nghĩa lý thì gọi là năng thuyên)—That which is expounded,
explained, or commented.
Sở Tín: See Năng Tín.
Sở Tri Chướng: Jneyavarana (skt)—Trở ngại của tri thức—Hindrance of
knowledge—Thế gian trí thường coi sự vật như thật là một chướng ngại cho chân
trí, thường đi kèm với phiền não chướng (trở ngại của các phiền não)—Worldly
wisdom which assumes seeming as real which is a hindrance to true wisdom (the
barrier of the known, arising from regarding the seeming as real), generally
coupled with Klesavarana, hindrance of passions.
**
For more information, please see Nhị
Sở Tri Y: Là cơ sở cho mọi tri thức hay mọi pháp tốt xấu tùy thuộc
vào, đây là tên khác của A Lại Da Thức—That on which all knowledge depends;
another name for alaya-vijnana—See A Lại Da Thức.
**For
more information, please see Bát Thức.
Sở Trường: Strong point.
Sở Tướng Năng Tướng: Lashyalakshana (skt)—Cái nêu định và cái được nêu
định—Predicating and predicated.
Sở Viện Từ Minh Thiền Sư: Zen master Zhi-Ming-Chu-Yuan—See Từ Minh Sở Viện Thiền Sư.
Sở Y: Asraya (skt)—Cơ sở mà mọi thứ phải tùy thuộc vào, hay căn
bản của các thức. Đây là sự chuyển biến hay đột chuyển xãy ra giữa căn bản của
tâm thức, nhờ đó người ta có thể nắm được cái chân lý thâm sâu nhất của tất cả
sự hiện hữu, mà giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc của phân biệt. Tất cả
việc tu tập trong Phật giáo đều nhằm vào cái biến cố nầy, không có nó sẽ không
có sự cải tiến nào cả. Khi người ta hiểu thông rằng thế giới bên ngoài chỉ là
sự biểu hiện của chính tâm mình; thì có một sự đột chuyển từ căn bản của phân
biệt, đấy là sự giải thoát chứ không phải là sự hủy diệt. Sự đột chuyển nầy là
chân như, là chỗ trú thoát ngoài sự phân biệt—That on which anything depends,
the basis of the vijnanas. This is a sudden revulsion or turning over which
takes place at the basis of consciousness, whereby we are enabled to grasp the
inmost truth of all existence, liberating us from the fetters of
discrimination. All the Buddhist discipline aims at this catastrophe, without
which there is no permanent conversion at all. When it is thoroughly
comprehended that the external world is no more than the manifestation of one’s
own mind, there is a revulsion at the basis of discrimination, which is emancipation
and not destruction. The revulsion is Suchness; the abode is free from
discrimination—See Năng Y.
Sợ:
To be afraid of—To fear—To dread—To feel (be) frightened—To apprehend.
Sợ Chết: To be afraid of (fear) death.
Sợ Cuống Chân: Paralyzed with fear.
Sợ Hãi: Fear.
Sợ Hãi Chỉ Là Trạng Thái Tâm Thần: Fear is only a state of mind.
Sợ Hết Hồn: To be frightened out of one’s wits.
Sợ Nhân Quả: To fear of cause and Effect.
Sợ Run: To tremble (shiver—quiver) with fear.
Sớm: Soon—Early.
Sớm Mai A Di Đà, Chiều Cũng A Di Đà,
Dù Gấp Thế Mấy Cũng Không Rời A Di Đà:
Recite Amitabha Buddha’s name in the morning, recite it again in the evening,
no matter how rush you are, do not part from the recitation of Amitabha
Buddha’s name.
Sớm Muộn: Sooner or later.
Sớm Quá: Too soon—Too early.
Sơn:
1) Ngọn đồi: Hill.
2) Ngọn núi: Mountain.
3) Sơn: To paint.
4) Tịnh xá: Monastery.
Sơn Cân: Cân dùng để cân núi Tu Di, dùng để ví với thọ mệnh của Đức
Phật khó thể nghĩ lường (núi Tu Di còn có thể cân lạng, nhưng thọ mạng của Đức
Như Lai không thể nghĩ bàn)—The weight of a mountain, or of Sumeru—May be more
readily ascertained than the eternity of the Buddha.
Sơn Gia: Thậm phái hay hệ phái giảng sâu về tông Thiên Thai, được
phát triển bởi Tứ Minh—The “mountain school,” the profounder interpretation of
T’ien-T’ai doctrines developed by Shu-Ming—For more information, please see Sơn
Ngoại Tông.
Sơn Hải Như Lai: Sagara-varadhara-buddhi-vikridita-bhijna—Sơn Hải Tuệ
(Huệ)—Tự Tại Thông Vương Như Lai—Theo Kinh Pháp Hoa, sau nầy A Nan Đà sẽ thành
Phật hiệu là Sơn Hải Như Lai—According to the Lotus Sutra (in
Anavanamita-vaijayanta), during the kalpa Manojna-sabdabhigarjita, this is the
name under which Anada is to reappear as Buddha.
Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như
Lai: See Sơn Hải Như Lai.
Sơn Hải Không Thị: Bốn nơi mà con người không thể tránh khỏi con mắt của vô
thường hay sứ giả của tử thần—The four places which men cannot conceal from the
eye of impermanence ( a messenger of death):
1) Sơn (núi): Mountain.
2) Hải (biển): Ocean.
3) Không (không trung): Sky or Space.
4) Thị (nơi chợ búa): Market place.
** Từ trên đây tóm tắc câu chuyện về
bốn anh em cố dùng phép thần thông để trốn chạy tử thần bằng cách trốn lên non,
xuống biển, vào hư không, và lẫn lộn vào nơi chợ búa. Người nơi chợ búa được
báo cáo là chết trước nhất. Thế mới biết tu chợ là khó—This phrase sums up a
story of four brothers who tried to use their miraculous power to escape death
by hiding in the mountains, seas, sky, and market places. The one in the market
place was the first to be reported as dead. It is so difficult to stay and
cultivate in the market place.
Sơn Hào: Writing brushes as numerous as mountains, or as the trees
on the mountains, and ink as vast as the ocean.
Sơn Hào Hải Vị: Những món ngon từ miền núi và miền biển—Succulent and
fragrant dishes—Delicacies from the moutain and the sea.
Sơn Môn: Cửa chùa hay chùa chiền—The gate of a monastery—A
monastery.
Sơn Ngoại Tông: Một nhánh của tông phái Thiên Thai được Ngộ Ân sáng lập
khoảng năm 986 sau Tây Lịch, giảng cạn về tông phái. Sở dĩ gọi là “Sơn Ngoại”
ví nó được phát triển trong những tự viện xa núi Thiên Thai. Thậm phái được
phát triển ngay tại núi Thiên Thai nên được gọi là Tông Sơn Gia—A branch of the
T’ien-T’ai school founded by Wu-En in around 986 A.D., giving the “shallower”
interpretation of the teaching of this sect; called Shan-Wai because it was
developed in temples away from the T’ien-T’ai mountain. The “profounder” sect
was developed at T’ien-T’ai and is known as “the sect of the mountain family”
or “home sect.”
**
For more information, please see Sơn Gia.
Sơn Tăng: Hill monk.
1) Tăng lữ ở miền sơn dã xa rời sự sung túc của chùa chiền: A
monk dwelling apart from monasteries.
2) Tăng lữ tự xưng hô một cách nhún nhường: A self-deprecatory
term used by monks.
Sơn Thanh Thủy Tú: Fine scenery, lovely landscape.
Sơn Thế: Mountain world—Monasteries.
Sơn Thủy: Mountain and water.
Sơn Thủy Nạp: Mountain and water robe.
1) Tên của một loại y mặc trong tu viện dưới thời nhà Tống:
Name of a monastic garment during the Sung dynasty.
2) Về sau nầy từ nầy được dùng để chỉ những loại y thêu dệt màu
mè: Later this was the name given to a richly embroidered dress.
Sơn Trang: House in the mountain.
Sơn Vương: Vua núi—ngôi vị cao nhất—The king of the mountains—The
highest peak.
Sô:
1) Chim non: A fledgling.
2) Cỏ khô: Hay—Straw.
Sô Ma: Ksauma or Ksaumaka (skt)—Còn gọi là Sấm Ma, Sô Ma Ca, Thủ
Ma, Tô Ma, hay Tu Ma, nghĩa là thứ quần áo làm bằng gai—Flax—Linen—Linen
garment.
Sô Tăng: Vị Tăng còn non trẻ—A fledgling priest, neophyte.
Số:
1) Con số: Number (n).
2) Đếm số: To Count—To Enumerate—To figure out.
3) Số mệnh: Fate—Destiny—Lot.
Số Châu: Lần chuỗi hạt, thường là 108—To count or tell beads
(rosary), which consist of various numbers, generally 108.
Số Diệt Vô Vi: See Trạch Diệt.
Số Duyên Tận: Pratisamkhyanirodha (skt)—Số diệt vô vi—See Trạch Diệt.
Số Đỏ: Good fortune—Luck.
Số Hành Phiền Não: Dục vọng và hậu quả của nó—The common passions and their
consequences.
Số Kiếp: Destiny—Fate.
Số Luận: Các bộ luận của phái Tát Bà Đa Bộ (bàn về bản pháp số của
Phật giáo)—The sastras of the Sarvastivadins.
(I) Triết học Số Luận (Nhị Nguyên), mà Câu Xá Tông lấy làm nền
tảng triết học chính, là một trong những nền triết học tối cổ ở Ấn Độ, có nhiều
điểm tương đồng với Phật Giáo. Theo “Những Nền Tảng Triết Học Chính Yếu Của
Phật Giáo” của Giáo Sư Junjiro Takakusu, thì phái nầy chủ trương rằng vạn hữu
thường tồn dù chúng biến chuyển liên tục không ngừng nghỉ; không có cái gì mới
xuất hiện, mà cũng không có cái gì biến mất. Tuy nhiên, Phật giáo chủ trương
vạn hữu chỉ hiện hữu trong từng sát na, chứ hoàn toàn không có bản thể lưu tồn.
Cả Số Luận và Phật Giáo đều phủ nhận lý thuyết về suy luận (tỷ lường). Do đó ta
có thể nói Phật giáo chủ trương lý thuyết về thể tính tạm thời hay tức khắc
(thuyết sát na diệt), nghĩa là mọi phân chia mọi thực tại thành những pháp “sát
na sinh diệt.” Trong khi học phái Số Luận chủ trương thuyết “cực vi” và thừa
nhận có ba thứ cực vi—The Sankhya Philosophy (Dualism), which the Kusa School
based on for its main philosophy, one of the oldest philosophies of
India, which has several tenets in common with Buddhism. According to Prof.
Junjiro Takakusu in “The Essentials Buddhist Philosophy,” this school maintains
that all things exist eternally though they are constantly changing; nothing
new appears and nothing disappears. Buddhism, however, holds that everything
exists only instantaneously; there is no abiding substance at all. Both
Buddhism and the Sankhya Philosophy deny the theory of inherence. Buddhism may
be said to hold, therefore, the theory of momentariness or instantaneous being.
All reality may be split into separate elements which are instantaneous. The Kusa School maintains the atomic theory and asserts the existence of
three atoms:
1) Vi Tế Cực Vi: Parama-anu (skt)—Bảy vi tế cực vi tạo thành
hữu hình cực vi, là bản thể vật chất nhỏ nhất, có hình lập phương. Vi tế cực vi
bất khả phân, vô cùng vi tế và không thể phân tích được nữa, nó chỉ có thể nhận
ra được bằng thiền định—The finest atom. Seven of these finest atoms constitute
the form atom which is the finest substance. It is of cubic form. The finest
atom is the finest divisable atom of all and cannot be further analyzed. It is
conceived only by meditation.
2) Hữu Hình Cực Vi: Anu (skt)—The form atom—Bảy hữu hình cực vi
tạo thành vi trần cực vi mà mắt của một vị Bồ Tát , một vị Phật tương lai, có
thể nhận thấy được—Seven of these form atoms constitute the fine dust atom
which can be perceived by the eyes of a Bodhisattva, a future Buddha.
3) Vi Trần Cực Vi: Rajas (skt)—The fine dust atom.
(II) Theo Số Luận, mỗi yếu tố hay pháp tạo thành những dữ kiện
giác quan và những dữ kiện tư tưởng trong từng sát na, được phái Duy Thực nói
đến lần đầu tiên trong lịch sử triết học Ấn Độ. Ý niệm một sự thể không có bản
thể thường trụ đi đôi với thuyết sinh diệt hay vô thường, mọi vật không thường
tồn. Theo thuyết nầy thì chỉ có hiện tại là hiện hữu. Quá khứ không hiện hữu vì
nó không còn nữa, và vị lai thì bất thực vì nó chưa xuất hiện. Thuyết nầy được
các bộ phái Phật giáo khác trung thành chủ trương như: Đại Chúng Bộ, Pháp Tạng
Bộ, và Kinh Lượng Bộ—According to the Sankhya, all elements or dharmas
which constitute momentary sense-data and thought-data were enumerated by the
Realistic School, perhaps for the first time in the history of Indian
philosophy. The idea that a thing has no “sub-stance” goes along with the
theory of change or impermanence, everything has no duration. According to this
theory, only the present exists. The pas does not exist, because it is no more,
and the future is not real, because it has not yet come into existence. This
theory has been faithfully held by such other Buddhist schools as the
Mahasanghika, the Mahisasaka, and the Sautrantika.
Số Luận Ngoại Đạo Sư: Kapila (skt)—Kiếp Tỳ La là người sáng lập ra Số Luận Ngoại
Đạo. Bộ luận cố đặt vạn pháp trong 25 đế. Thiên Thân Bồ Tát đã viết Chân Thực
Luận để phá lại bộ Tăng Khư Luận nầy—Founder of the Sankhya philosophy (Tăng
Khư Luận). It is an attempt to place all concepts in twenty-five categories,
with Purusa at the head and the others in ordered progress. It also teaches
“the eternity and multiplicity of souls.” Vasubandhu wrote in criticism of the
system.
Số Luận Sư: Kapila (skt)—See Số Luận Ngoại Đạo Sư.
Số Mệnh: Destiny.
Số Nhân: Another name for the Sarvastivahad—See Số Pháp Nhân in
Vietnamese-English Section, and Sarvastivada in Sanskrit/Pali-Vietnamese
Section.
Số Pháp Nhân: Người của bộ Tát Bà Đa hay Đại Chúng Bộ cho rằng vạn hữu
là thực—Those of the Sarvastivadah school, who held that all things are real.
**
For more information, please see
Sarvastivada in Sanskrit/Pali-Vietnamese
Section.
Số Rủi: Bad luck.
Số Thủ Thú: Pudgala (skt)—Bổ Đặc Già La—Tất cả các loài hữu tình đều
phải lưu chuyển trong luân hồi sanh tử—A definition of Pudgala, i.e. all beings
subject to transmigration.
Số Tức: See Sổ Tức.
Sổ Lồng: To escape from a cage.
Sổ Sanh Tử: Register of births and deaths.
Sổ Tức: Đếm hơi thở, từ đó lắng đọng thân tâm vào thiền định—To
count the breathings in order to calm mind and body for meditation.
Sổ Tức Môn: Pháp môn thiền quán bằng cách đếm hơi thở để lắng đọng
thân tâm—The method of meditation practice through counting the breathings in
order to calm mind and body.
Sổ Tức Quán: Anapanasatti (p)—Contemplation by counting the
breathing.
(A) Ý nghĩa của Quán Sổ Tức—The meanings of Contemplation by
counting the breathing: Có nhiều phương pháp quán, nhưng quán sổ tức là dễ thực
hành nhất. Sổ tức là phép quán đến hơi thở để loại trừ những tạp niệm. Trước
khi bắt đầu phải thở ra hít vào khoảng 10 lần cho điều hòa. Khi thở ra nhẹ
nhàng và dài, nên tưởng ‘những điều phiền não tham sân si cũng như các chất ô
trược đều bị tống khứ ra ngoài hết.’ Khi hít vào cũng nhẹ nhàng và dài như lúc
thở ra và tưởng ‘những chất thanh tịnh của vũ trụ đều theo hơi thở thấm vào khắp
thân tâm.’ Điều cần nhớ là cần phải chuyên tâm vào hơi thở, không để tạp niệm
xen vào; nếu có quên hay lầm lộn con số, đừng nên lo lắng, chỉ cần bắt đầu đếm
lại rõ ràng—There are many methods of contemplation, but the method of
contemplation by counting the breathing is the easiest way to practice. A
meditation of counting breathings to eliminate scattering thoughts. First we
inhale and exhale the air ten times for normalization. When exhaling deeply,
imagine that what is impure in our body such as worry, greed, anger, and
ignorance would be rejected in the atmosphere. When inhaling deeply, imagine
that what is pure from the cosmos would follow the air to impregnate our body
and mind. The most important detail to remember is to pay close attention to the
breathing. Do not let the mind wander. If there is some error in the counting,
don’t worry, just do it again.
(B) Có bốn cách đếm như sau—There are
four ways of counting:
1) Đếm hơi chẳn—Even counting: Hít vào, thở ra đếm 1; hít vào
thở ra đếm hai; đếm đến 10 rồi đếm lại trong khoảng thời gian 30 đến 45 phút:
Counting the cycle of breathing that comprises both inhaling and exhaling.
Count 1 for the first cycle, count 2 for the second cycle, and so on until 10
and do it again and again for 30 or 45 minutes. This way of counting is the
most commonly applied.
2) Đếm hơi lẽ—Odd counting: Thở vào đếm 1, thở ra đếm 2, đếm
đến mười rồi tiếp tục trở lại trong khoảng thời gian 30 đến 45 phút—Counting 1
for the inhaling process; counting 2 for the exhaling process until 10 and
repeat the same process for 30 or 45 minutes.
3) Đếm thuận: Đếm theo hai cách trên tuần tự từ 1 đến
10—Counting from 1 to 10, utilizing either one of the above two methods.
4) Đếm nghịch: Đếm theo hai cách trên từ 10 đến 1—Counting from
10 to 1 utilizing either one of the above two methods.
Sông Ni Liên Thiền: Anoma River
Sống Chết: Life and death.
Sống Dai: To live long.
Sống Đầy Đủ: To live in comfort.
Sống Đời Khổ Cực: To lead a miserable life.
Sống Động: Vivid.
Sống Hòa Hợp Với Người Khác: To live in harmony with each other.
Sống Lại: To revive—To come to life again—To come alive again—To
arise from death.
Sống Sót: To survive.
Sống Sượng: Tactless—Crude.
Sống Tạm: To live temporarily.
Sống Thác: See Sống Chết.
Sống Theo Dục Lạc: Sống theo dục lạc, bất cần đạo lý—To operate under
the pleasure principle. Doing things in life that brings one pleasure
regardless of morals and virtues.
Sống Thọ: Longevity.
Những
lời Phật dạy về “Sống thọ” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on
“Longevity” in the Dharmapada Sutra:
1) Sống trăm tuổi mà phá giới và buông lung, chẳng bằng sống
chỉ một ngày mà trì giới, tu thiền định—To live a hundred years, immoral and
uncontrolled, is no better than a single-day life of being moral and meditative
(Dharmapada 110).
2) Sống trăm tuổi mà thiếu trí huệ, không tu thiền, chẳng bằng
sống chỉ một ngày mà đủ trí, tu thiền định—To live a hundred years without
wisdom and control, is no better than a single-day life of being wise and
meditative (Dharmapada 111).
3) Sống trăm tuổi mà giải đãi không tinh tấn, chẳng bằng sống
chỉ một ngày mà hăng hái tinh cần—To live a hundred years, idle and inactive,
is no better than a single-day life of intense effort (Dharmapada 112).
4) Sống trăm tuổi mà không thấy pháp vô thường sinh diệt, chẳng
bằng sống chỉ một ngày mà được thấy pháp sinh diệt vô thường—To live a hundred
years without comprehending how all things rise and pass away, is no better
than a single-day life of seeing beginning and end of all things (Dharmapada
113).
5) Sống trăm tuổi mà không thấy đạo tịch tịnh vô vi, chẳng bằng
sống chỉ một ngày mà được thấy đạo tịch tịnh vô vi—To live a hundred years
without seeing the immortal state, is no better than a single-day life of one
who sees the deathless state (nirvana) (Dharmapada 114).
6) Sống trăm tuổi mà không thấy pháp tối thượng, chẳng bằng
sống chỉ một ngày mà được thấy pháp tối thượng—To live a hundred years without
seeing the Supreme Truth, is no better than a single-day life of someone who
see the highest law (Dharmapada 115).
Sống Vào Của Cúng Dường: To live on alms.
Sống Vất Vưởng: Precrious lives.
Sống Yên Ổn: Life of tranquility.
Sồng Sộc: To rush into the room.
Sốt Sắng: Fervent—Zealous.
Sú:
Mùi hôi thối—Stinking smell.
Sú Khẩu Quỷ: Demons with stinking breath.
Sụ Mặt: Sad face.
Suất:
1) Cái vợt có tay cầm—A net with handle.
2) Theo đuổi: To pursue—To follow after.
Suất Đô Bà: Stupa (skt)—A mound—See Stupa in Sanskrit/Pali-Vietnamese
Section.
Suất Lộc Cần Na: Srughna (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển,
Suất Lộc Cần Na là một vương quốc và thành phố cổ nằm gần Yamuna, có lẽ là vùng
giữa Saharanpur và Srinagar bây giờ—According to Eitel in The Dictionary of
Chinese-English Buddhist Terms, Srghna is an ancient kingdom and city near the
upper course of the Yamuna, probably the region between Saharanpur and
Srinagar.
Súc: Nuôi nấng trong nhà—To rear—To feed—To domesticate.
Súc Sanh: Tiryagyoni (skt)—Để Lật Xa—Bàng Sanh—Một trong lục thú
trong tam đồ ác đạo, nơi mà chúng sanh sanh vào để chịu khổ trong tay của thợ
săn, đồ tể, hay bị thương buôn và nông dân bắt buộc phải làm việc cực
nhọc—Domestic animals—Animals—The realm of animals—Animality—One of the sixth forms
of rebirth and one of the three Evil Paths is rebirth as an animal in the human
world. Beings who are reborn as animals suffer at the hands of hunters,
trappers, and butchers, and by being forced to work as beast of burden for
farmers and merchants.
Súc Sanh Đạo: See Súc Sanh Thú.
Súc Sanh Nhân: Nghiệp nhân khiến chúng sanh phải tái sanh vào loài súc
sanh (trong Thích Thị Yếu Lãm, có 5 tội phải sanh làm súc sanh: 1) Phạm giới
trộm cắp, 2) Nợ nần không trả, 3) Sát sanh, 4) Không thích nghe giảng kinh
pháp, 5) Thường vì nhân duyên khó đến trai hội.) —The cause, or karma, of
rebirth as an animal.
Súc Sanh Thú: Một trong sáu loại chúng sanh, nơi sinh sống của các loài
súc sanh (do nghiệp nhân mà sau khi chết phải đọa vào súc sanh)—The way,
destiny, or gati of rebirth as animals, one of the six forms of
rebirth.
Súc Tích: To collect—To accumulate.
Súc Vật: See Súc Sanh.
Sục Sạo: To search—To make (conduct) a search.
Sui Gia: Related by marriage.
Sum Họp: To come (gather) together—To meet.
Sụm: To drop on one’s knees.
Sún: Toothless.
Sung Mãn: Sufficient—Abundant—Complete.
Sung Mãn Của Tuổi Trẻ: At the height of youth.
Sung Mãn Nhứt Thiết Trí: The understanding of ubiquity.
Sung Sướng: Blissful—Well-being—Happy.
Sung Túc: Well-off—Sufficient.
Sùng:
1) Cao ngất: Lofty—Eminent.
2) Tôn sùng: To reverence—To adore—Honourable.
Sùng Bái: To worship—To adore.
Sùng Hưng: Tên một ngôi chùa cổ trong quận Phú Quốc (đảo), tỉnh Kiên
Giang. Không ai biết người nào đã xây dựng và chùa đã được xây vào năm nào—Name
of an ancient temple, located in Phú Quốc district, Kiên Giang province. No one
knows who built the temple and when it was built.
Sùng Kính: To revere—To respect—To reverence and respect.
Sùng Phạm: Thiền Sư Sùng Phạm (1004-1087)—Thiền sư Sùng Phạm, đời thứ
11 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau khi xuất gia sư đến tham vấn với ngài Vô Ngại ở
Hương Thành. Ít lau sau đó sư đi vân du khắp các miền xứ Thiên Trúc và trở về
trụ tại chùa Pháp Vân làng Cổ Pháp để hoằng dương Phật Pháp. Sư thị tịch năm
1087, thọ 84 tuổi—Zen master Sùng Phạm, the Dharma heir of the eleventh lineage
of the Vinitaruci Zen Sect. After leaving home to become a monk, he went to see
Zen Master Vô Ngại to study meditation. Sometime later he went to India and
wandered all over India to study dharmas. He went back to Vietnam and stayed at
Pháp Vân Temple in Cổ Pháp to expand the Buddha Dharma. He passed away in 1087,
at the age of 84.
Sùng Phúc Tự: See Thiên Phúc Tự.
Sùng Tín: Tôn sùng và tin tưởng—Reverence and faith, to revere and
trust.
Sủng: Ân sủng—Favour—Grace.
Sủng Ái: To love.
Suối Vàng: Hell—Hades.
Suôn: Straight and high.
Suông: Empty—Hollow (rỗng)—Useless—Tasteless.
Suồng Sã: To be too familiar.
Suốt: Throughout—Through.
Suốt Đời: Throughout the life.
Sụp: To fall in—To collapse—To come (go) down.
Sụt: To lower—To decrease—To diminish.
Suy:
1) Suy đồi: Decline—Decay—Fade—Frayed.
2) Suy nghĩ: To think.
Suy Cứu: to consider.
Suy Diễn: To deduce.
Suy Đoán: See Suy Diễn.
Suy Đồi: To degenerate—To decay—Downfall—See Kinh Suy Đồi in
Appendix E.
Suy Gẫm: To contemplate—To think over.
Suy Giảm: To decrease—To decline.
Suy Hoạn: Tai họa của suy thoái như nạn đói hay dịch bệnh—The
calamities of decadence, famine, epidemics.
Suy Luận: To deduce—To reason.
Suy Lý: See Suy Luận.
Suy Nghĩ: Cinteti (p)—Cintayati (skt)—To have thought or idea—To
ponder—To think—To think about—To think of.
Suy Nghĩ Thế Tục: The worldly way of thinking—Để phù hợp với suy nghĩ thế
tục của chúng ta nên Đức Phật nói đến sinh trụ dị diệt như là những sự vật hiện
hữu thật sự, kỳ thật không có gì được sanh, không có gì đang sanh và cả nhân
duyên cũng không ở đâu cả; không có cái gì hiện hữu, không ở đâu có hiện hữu—In
order to conform to our worldly way of thinking and expereince, the Buddha
talks of birth, stay, change and disappearance as if things were really
existent. In reality, nothing is produced, nothing is producing, and even causality
is nowhere, there exists nothing whatever anywhere.
Suy Nguyên: To trace to original.
Suy Nhược: Weak—Feeble—Delibitated.
Suy Rộng: To generalize.
Suy Sụp: To decline.
Suy Suyển: To be deminished (lessened).
Suy Tàn: To decay—To decline.
Suy Thịnh: Decadent and properous—Decadence and prosperity.
Suy Tính: To reflect—To calculate—To ponder—To think.
Suy Tướng: Dấu hiệu khi sắp chết—The indication of approaching
death—See Ngũ Suy Tướng.
Suy Tưởng: To think over.
Suy Vi: To sink into decay—To decline.
Suy Xét: To think out—To consider.
Suy Yếu: Feeble—Weak.
Suyển:
1) Ước lượng—To estimate—To guess.
2) Đoàn (vo cho tròn): To roll into a ball, or roll together.
Suyển Thực: Đoàn Thực hay vo tròn cơm cũng như những thức ăn, đây là
tập tục của người Ấn Độ là vo tròn thức ăn trong tay trước khi ăn—To roll rice,
etc., into a ball in eating, the Indian way, or Hindu fashion of eating by
first rolling the food into a ball in the hand.
Suyễn: Ướt đẫm—Soak—Wet—Damp.
Suyễn Phật: An image of Vairocana in the open.
Sư:
Upadryaya (skt)—Ô Ba Nễ.
1) Thầy: Teacher.
2) Nhà sư Phật giáo: Buddhist monk.
Sư Bà: Old Buddhist nun.
Sư Cân: See Sư Huyền.
Sư Cô: A nun—A Buddhist nun (Bhiksuni)—See Tỳ Kheo Ni.
Sư Đàn: Tăng và Đàn hay Tăng và tín thí—Teacher and donor, or monk
and patron.
Sư Đệ:
1) Teacher and student.
2) Younger disciple.
Sư Huyền: Ví như có người lấy gân sư tử làm dây đàn, một khi âm
thanh gảy lên thì các loại đàn khác ắt phải im tiếng—A tiger’s tendons as
lute-strings, i.e. bodhi music silences all minor strings.
Sư Nương: Ni sư—A nun.
Sư Phụ: Master—Teacher.
Sư Tổ: Thầy của thầy ai—The teacher of one’s teacher.
Sư Tôn: Học trò của học trò ai—Disciple of a disciple.
Sư Trưởng: Elder master.
Sư Tử: Simha (skt).
1) Sư tử là vua của loài thú: Loài sư tử trong các loài 4 chân,
nó không sợ loài nào, mà ngược lại có khả năng hàng phục tất cả các loài—A
lion, the king of animals.
2) Đức Phật cũng giống như loài sư tử vì đức vô úy của Ngài:
The Buddha, likened to the lion, king of animals, in respect of his
fearlessness.
Sư Tử Âm: Simhaghosa (skt)—Sư Tử Âm Phật, là vị Phật ở về phía đông
nam vũ trụ, con trai thứ ba của Mahabhijna—Lion’s voice, a Buddha south-east of
our universe, third son of Mahabhijna.
Sư Tử Du Hý Tam Muội: Sư Tử Du Hý Tam Muội được ví với sự vui thú tự tại của sư
tử giởn mồi làm chấn động các loài thú. Khi Đức Phật nhập vào Tam Muội nầy thì
cả địa cầu chấn động, hào quang chiếu khắp các chúng sanh trong cõi địa ngục
khiến họ được giải thoát mà sanh về cõi nhân Thiên—The joyous samadhi which is
likened to the play of the lion with his prey. When the Buddha enters this
degree of samadhi he causes the earth to tremble, and the purgatories to give up
their unmates.
Sư Tử Giáp Vương: Simhahanu (skt)—Ông nội của Đức Phật Thích Ca, vị chúa
thành Ca Tỳ La Vệ, cha của Tịnh Phạn Vương, Hộc Phạn Vương…,—The paternal
grandfather of sakyamuni, a king of Kapilavastu, father of Suddhodana,
Suklodana, Dronodana, and Amrtodana.
Sư Tử Hống: Simhanada (skt).
(A) Đức Phật trong đại chúng nói điều quyết định mà không sợ
hãi—The lion’s roar, a term designating authoritative or powerful preaching.
(B) Sư Tử Hống có bốn tác dụng—A lion’s roar has four functions:
1) Làm cho cân não của các giống thú tê liệt: A lion'’ roar
makes all animals tremble.
2) Hàng phục loài voi: A lion’s roar subdues elephants.
3) Làm cho chim sa: A lion’s roar arrests birds in their
flight.
4) Làm cho cá lặn: A lion’s roar makes fishes sunk deeply in
the water.
(C) Tiếng Phật và Bồ Tát thuyết pháp cũng có bốn tác
dụng—Buddha's or Bodhisattva’s preaching also has four functions:
1) Đánh đổ mọi giáo thuyết khác: Overthrows all other religions
or religious theories.
2) Hàng phục thiên ma: Subdues devils.
3) Đánh bạt tà đạo: Conquers heretics.
4) Thâu phục và đoạn diệt mọi phiền não: Arrest the
misery of life.
Sư Tử Khải: Harivarman (skt)—Cha đẻ của thuyết Thành Thực Luận—To whom
the Satyasiddhi sastra is ascribed.
Sư Tử Nhủ: Sữa sư tử, giống như sự giác ngộ bồ đề, có khả năng triệt
tiêu nghiệp của vạn ức kiếp, chỉ cần một giọt sữa sư tử có thể làm mất hết mùi
vị của tất cả các loại sữa khác—Lion’s milk, like bodhi-enlightenment, which is
able to annihilate countless ages of the karma of affliction, just as one drop
of lion’s milk can disintegrate an ocean of ordinary milk.
Sư Tử Phấn Tấn: Khí thế của con sư tử dũng mãnh được dùng để ví với sự uy
mãnh của chư Phật—The lion aroused to anger, i.e. the Buddha’s power of
arousing awe.
Sư Tử Quang: Simharasmi (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ
Điển, Sư Tử Quang là một người chống đối trường phái Du Già, sống vào khoảng
năm 630 sau Tây Lịch—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Budhist
Terms, Simharasmi was a learned opponent of the Ygacara school who lived about
630 A.D.
Sư Tử Quốc: Simhala (skt)—Tích Lan, một vương quốc nổi tiếng được
thành lập bởi một thương gia tên Sư Tử, trước là thương gia, sau hàng phục ma
quỷ mà lập quốc và làm vua tại đảo quốc nầy—Ceylon, the kingdom reputed to be
founded by Simha, first an Indian merchant, later king of the country, who
overcame the demons of Ceylon and conquered the island.
Sư Tử Sàng: Simhasana (skt)—See Sư Tử Tòa.
Sư Tử Thân Trung Trùng: Trùng trong thân sư tử. Không một loài nào có thể ăn thây
con sư tử, mà chỉ có những con trùng bên trong mới ăn chính nó; cũng như Phật
pháp, không một giáo pháp nào có thể tiêu diệt được, mà chỉ những ác Tăng mới
có khả năng làm hại giáo pháp mà thôi (trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật bảo
A Nan: “Này ông A Nan, ví như con sư tử mệnh tuyệt thân chết, tất cả chúng sanh
không ai dám ăn thịt con sư tử ấy, mà tự thân nó sinh ra dòi bọ để ăn thịt tự nó.
Này ông A Nan, Phật pháp của ta không có cái gì khác có thể hại được, chỉ có
bọn ác Tỳ Kheo trong đạo pháp của ta mới có thể phá hoại mà thôi.”)—Just as no
animal eats a dead lion, but it is destroyed by worms produced within itself,
so no outside force can destroy Buddhism, only evil monks within it can destroy
it.
Sư Tử Tòa: Simhasana (skt)—Theo Trí Độ Luận, Phật là sư tử trong loài
người. Bất kỳ chỗ nào Phật ngồi, dù đó là góc phố, hay nơi trống trải, chỗ đó
được gọi là “Tòa Sư Tử.”—According to the Maha-Prajnaparamita sastra, a lion
throne, or couch. A Buddha throne, or seat; wherever the Buddha sits, even the
corners of the town, the bare ground; a royal throne.
Sư Tử Tôn Giả: Aryasimha or Simha-bhiksu (skt)—See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ
(24).
Sư Tử Trụ: Harivarman (skt)—See Sư Tử Khải.
Sư Tử Tướng: Simhadhvaja (skt)—Tên vị Phật ở về phía đông nam của vũ
trụ, con trai thứ tư của Mahabhijna—A Buddha south-east of our universe, fourth
son of Mahabhijna.
Sư Tử Tỳ Kheo: Aryasimha or Simha-bhiksu (skt)—See Sư Tử Tôn Giả.
Sư Tử Vương: Ví chư Phật và chư Bồ Tát là vua trong loài (vì đức vô
úy)—The lion king Buddhas or Bodhisattvas for their fearlessness.
Sứ Đồ: Apostle.
Sứ Giả: Messenger—Men of noble countenance.
Sứ Giả Như Lai: A messenger of the Tathagata.
Sứ Mạng: Mission.
Sử:
1) History.
2) To order—To command.
3) Klesa (skt)—“Sử” là tên khác của phiền não hay những lo âu
thế gian, dẫn đến luân hồi sanh tử. Chúng là những trở ngại như ham muốn, thù
ghét, cao ngạo, nghi ngờ, tà kiến, vân vân, dẫn đến những hậu quả khổ đau trong
tương lai tái sanh, vì chúng là những sứ giả bị nghiệp lực sai
khiến—Affliction, distress, worldly cares, vexations, and as consequent
reincarnation. They are such troubles as desire, hate, stupor, pride, doubt,
erroneous views, etc., leading to painful results in future rebirths, for they
are karma-messengers executing its purpose.
Sử Dụng: To employ—To utilize—To use—To exercise.
Sưï:
(A)
Artha (skt).
1) Nhật Ca Tha: Sự việc—Affair—Matter—Thing.
2) Biến Cố: Event.
3) Hành Động: Action.
4) Thực Hành: Practice.
5) “Sự” hay các pháp hữu vi do nhân duyên sanh ra, đối lại với
“Lý” hay các pháp vô vi xa lìa khỏi mọi nhân duyên sanh ra: Phenomena in
contrast with Noumena.
6) “Thực hành” đối lại với “Lý thuyết”: “Practice” or the
thing, affair, matter, in contrast with “Theory” or the underlying
principle.
(B)
Vastu (skt):
1) Vatsu nghĩa là một đối tượng đặc thù được cái tâm phân biệt,
nhưng nó cũng có thể chỉ thực tính tối hậu được quan niệm như là một đối tượng
của trực giác siêu việt: Vatsu means a particular object discriminated by the
mind, but it may also designate ultimate reality conceived as an object of
transcendental intuition.
2) Sự có nghĩa là sự việc, là cớ sự xãy ra, hay là một vật hiện
hữu, nhưng nghĩa thông thường vẫn là “sự việc.” Phật tử không tin tưởng vào
thực tại của những hiện hữu cá nhân vì kinh nghiệm cho biết không có gì tồn tại
được dù chỉ trong chốc lát. Tất cả đều biến đổi, lần hồi, chầm chậm, nên lâu
ngày chầy tháng ta mới nhận ra. Cảm giác của ta gắn liền với ý niệm thời gian
và đo bằng không gian, cho nên mọi sự việc tiếp nối diễn ra trong thời gian đều
chuyển thành một chuỗi thực tại cá biệt trong không gian—Vatsu means “a
matter,” “an event,” or “a happening,” or “an existing thing.” However, its
general meaning is “an event.” Buddhists do not believe in the reality of an
individual existence, for there is nothing in our world of experience that
keeps its identity even for a moment; it is subject to constant change. The
changes are, however, imperceptively gradual as far as our human senses are
concerned, and are not noticed until they pass through certain stages of
modification. Human sensibility is bound up with the notion of time-divisions;
it translates time into space; a succession of events is converted into a
spatial system of individual realities.
3) “Sự” theo nghĩa thông thường là sự việc, là cơ sự, nhưng
theo Phật giáo, “sự” có nghĩa là cái cá thể, cái dị biệt, cái cụ thể, cái
đơn thể. Sự luôn đối lập với lý và đi đôi với lý thành “sự lý.” Sự thì sai biệt
và phân biệt, còn lý thì vô sai biệt và vô phân biệt. Theo nghĩa thông thường
trong đạo Phật, lý tức là “không,” và sự tức là “sắc.”: “Sự” ordinarily means
“an event,” “a happening,” but according to Buddhist philosophy, “Vastu” means
“the individual,” “the particular,” “the concrete,” “the monad.” “Sự” always
stands contrasted to “lý.” “Sự” is distinction and discrimination, and “lý” is
non-distinction and non-discrimination. In regular Buddhist terminology, “lý”
corresponds to Sunyata, Void or Emptiness, while “sự” is form.
Sự Báo Ứng: Retribution.
Sự Chướng: Chướng ngại của tham dục, đối lại với lý chướng—Hindrances
of passions to entry into nirvana such as desires, in contrast with noumenal
hindrances (lý chướng).
**
For more information, please see Nhị
Sự Cố: Reason of matter
Sự Độ: Cứu độ bằng cách hành trì ngũ giới hay thập thiện (sự tu
phước là việc thiện)—Salvation by observing the five commandments, the ten good
deeds, etc.
Sự Giáo: Giáo lý nói về hiện tượng—Teaching dealing with
phenomena—Đặc tính Tam Tạng Kinh Điển được nêu ra bởi tông Thiên Thai Biệt Giáo
và Tiểu Thừa Giáo Giới: The characterization by T’ien-T’ai of the Tripitaka or
Hinayana teaching as:
1) Giới Nội Sự Giáo: Giáo thuyết về hiện tượng bên trong tam
giới (Dục, sắc, và Vô Sắc): Teaching dealing with phenomena inside or inferior
within the three realms of desire, form, and formlessness.
2) Giới Ngoại Sự Giáo: Giáo thuyết về hiện tượng siêu việt bên
ngoài Tam Giới—Teaching dealing with outside or superior to those realms; the
one deals with the activities of time and sense, the other transcended these
but was still involved in the transcient.
Sự Hỏa:
1) Sự hỏa đối lại với “tánh hỏa.”—Phenomenal fire, in contrast
with natural fire (tánh hỏa).
2) Thờ Thần Lửa: Fire-worship.
Sự Hoặc: Illusions arising in practice.
Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung: The critical importance of the moment of death.
Sự Kiện: Fact.
Sự Luận: Bàn về sự sai biệt của sự tướng (hiện tượng hay sự thực
hành) thì gọi là “Sự Luận,” đối lại với “Lý Luận” hay bàn về chân lý tuyệt
đối—Discussion of phenomena in contrast with discussion of noumena or absolute
truth.
**
For more information, please see Lý Luận.
Sự Lười Biếng Hôn Trầm: Lazy and lethargic manner.
Sự Lý:
1) Thực hành và lý thuyết: Practice and theory.
2) Pháp hữu vi hay hiện tượng do nhân duyên sanh ra và pháp vô
vi không do nhân duyên sanh ra, tuyệt đối, không thay đổi vì nó là chơn như bất
biến: Phenomenon and noumenon, activity and principle or the absolute;
phenomena ever change, the underlying principle, being absolute, neither change
nor acts, it is the bhutatathata.
Sự Lý Ngũ Pháp: See Ngũ Pháp (B).
Sự Lý Tam Thiên: Ba ngàn sự tạo và ba ngàn sự lý được tông Thiên Thai dùng
đến—The three thousand phenomenal activities and three thousand principles, a
term of the T’ien-T’ai Sect.
Sự Lý Vô Ngại Pháp Giới: Một trong tứ pháp giới—One of the four realms—See Tứ Pháp
Giới.
Sự Nghiệp Thế Gian: Worldly careers or undertakings—Người tu nên luôn nhớ rằng
sự nghiệp thế gian như giác chiêm bao, như trò huyễn hóa, như bọt bóng, như
tiếng vang, chỉ thoáng chốc rồi tan biến, không có lợi gì cho công cuộc tu hành
giải thoát—Cultivators should always remember that the worldly affairs are like
a dream, an illusion, a bubble, an echo, existing for but a moment before
returning to the void; they offer no real benefit to our cultivation for
liberation.
Sự Nghiệp Tối Thắng: Perfect in constant performance.
Sự Pháp Giới: Sự pháp giới, một trong bốn pháp giới—The phenomenal
world, phenomenal existence, one of the four dharma-realms.
**
For more information, please see Tứ Pháp
Sự Pháp Thân: Phật tánh thực hành, đối lại với Phật tánh trong lý
thuyết, hay chân lý, hay “Lý Pháp Thân.”—The Buddha-nature in practice, in
contrast with the Buddha-nature in principle or essence, or the truth itself
(Lý pháp thân).
**
For more information, please see Lý Pháp
Sự Phân Biệt Thức: Vastuprativikalpajnana (skt)—Cái tâm thực nghiệm hay tâm
thức theo nghĩa khả năng phân biệt các sự vật đặc thù—Emperical mind or
consciousness as the faculty of discriminating particular object.
Sự Quán: Quán tưởng về hình tướng bên ngoài—Contemplation
(meditation) on the external forms or the phenomenal—See Nhị Quán.
Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới: Perfectly unimpeded interpenetration—“Sự” theo Hoa Nghiêm
liên quan đến thuật ngữ “Vatsu” trong Phạn ngữ có nghĩa là “sự việc,” “cớ sự
xãy ra,” hay “một vật hiện hữu.” Tuy nhiên nghĩa thông thường của “sự” là “sự
việc.” Người Phật tử chúng ta không tin tưởng vào thực tại của những hiện hữu
cá nhân vì kinh nghiệm cho biết không có gì tồn tại được dù trong chốc lát. Tất
cả đều biến đổi, lần hồi, chầm chậm, nên lâu ngày chầy tháng ta mời nhận ra.
Cảm giác của chúng ta thường gắn liền với ý niệm về thời gian và đo bằng không
gian, cho nên mọi sự việc tiếp nối diễn ra trong thời gian đều chuyển
thành một chuỗi thực tại cá biệt trong không gian. Giáo lý “sự sự vô ngại pháp
giới,” chỉ thấu triệt được khi ý thức của chúng ta hoàn toàn thâm nhập với dòng
diễn biến vô tận của muôn sự muôn vật kể trên—According to the Avatamsaka terminology,
which is a Sanskrit term “Vatsu” meaning “matter,” or “event,” or “happening,”
or “ an individual thing or substance.” However, its general idea is “an
event.” We, Buddhists, do not believe in the reality of an individual
existence, for there is nothing in our world of experience that keeps its
identity even for a moment; it is subject to constant change. The changes are,
however, imperceptively gradual as far as our human senses are concerned
, and are not noticed until they pass through certain stages of modification.
Human sensibility is bound up with the notion of time-divisions; it
translates time into space; a succession of events is converted into a
spatial system of individual realities. The idea of “pefectly unimpeded
interpenetration Dharmadhatu” is attained only when our consciousness is
thoroughly pervaded with a feeling for a never-ending process of occurrences
mentioned above.
Sự Tạo: Lập thuyết của tông Thiên Thai về 3000 tính cụ—Phenomenal
activities. According to T’ien-T’ai there are 3,000 underlying factors or
principles giving rise to the 3,000 phenomenal activities.
Sự Thần Biến Của Chư Phật: The miracles of all Buddhas.
Sự Thật: Realities—Truth.
Sự Thể: Affairs—Matters.
Sự Thiền: Hữu lậu định hay thiền định tập trung tư tưởng vào hiện
tượng—The dhyana of or concentration on phenomena.
Sự Tích: Dấu tích hành động hay đời sống của một cá
nhân—Biography—Traces of the deeds or life of an individual.
Sự Tình: Situation of matter.
Sự Thật Của Đời Sống: The realities of life.
Sự Trường Tồn Của Phật Giáo: The longevity for the Buddhism.
Sự Tướng: Các pháp hữu vi hay các hiện tượng có sanh có
diệt—Phenomenon—Affair—Practice.
Sự Tướng Bộ:
Pháp thực hành của mật giáo (thân khẩu ý mật), đối lại với “Giáo Tướng Bộ.”—The
practices of the esoterics, as contrasted with their open teaching.
Sự Tướng (Thiền) Sư:
Vị (thiền) sư với hình tướng bên ngoài, nhưng kỳ thật chỉ bận bịu với những
việc thế gian—A mystic, or monk in meditation, but always busy with worldly
affairs.
Sự Việc Kỳ Lạ:
Strange and wonderful occurrences.
Sửa Chữa: To
repair—To mend—To make repairs.
Sửa Đổi: To
reform—To mend—To modify.
Sửa Lỗi: To
correct an error (a mistake).
Sửa Sai: To
correct a wrong doing.
Sửa Tánh: To
change one’s way of living.
Sửa Trị: To
punish.
Sửa Túi Nâng Khăn:
To serve one’s husband.
Sức: Trang
sức—To adorn.
Sức Ép:
Pressure.
Sức Khỏe: Health.
Sức Lực:
Strength.
Sức Mạnh: Forces.
Sức Mạnh Thiên Nhiên: Natural forces.
Sức Mạnh Tinh Thần: Thought-power.
Sức Nghe: Power of hearing—Audition.
Sực: All of a sudden---Suddenly.
Sực Nhớ: To remember suddenly.
Sực Tỉnh: To wake up suddenly.
Sừng Sững: To stand motionless.
Sửng Sốt: Amazed.
Sướng: Satisfied—Content.
Sướng Mắt: Pleasant to the eye.