Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE - ENGLISH VIỆT - ANH
Thiện Phúc
Ta
Ta:
1) Nương tựa vào—To rely on—To avail oneself of.
2) Tiếng thở dài: To sigh—Alas!
Ta Bà: Jambudvida (skt)— The saha world—The worldly world—Impure
Land—Ta Bà có nghĩa là khổ não, lại cũng có nghĩa là phiền lụy hay trói buộc,
chẳng được ung dung tự tại. Thế giới Ta Bà, nơi đầy dẫy những mâu thuẫn, hận
thù và bạo động. Nơi mà chúng ta đang sống là một thế giới bất tịnh, và Phật
Thích Ca đã bắt đầu thanh tịnh nó. Con người sống trong thế giới nầy chịu phải
vô vàn khổ hãi vì tam độc tham, sân, si cũng như những dục vọng trần tục. Cõi
Ta Bà nầy đầy dẫy những đất, đá, gai chông, hầm hố, gò nổng, thường có những
mối khổ về đói khát, lạnh, nóng. Chúng sanh trong cõi Ta Bà phần nhiều tham đắm
nơi phi pháp, tà pháp, chớ chẳng chịu tin chánh pháp, thọ số của họ ngắn ngủi, nhiều
kẻ gian trá. Nói về vua quan, dầu có nước để cai trị, họ chẳng hề biết đủ, mà
ngược lại sanh lòng tham lam, kéo binh đánh chiếm nước khác, khiến cho nhiều
người vô tội chết oan; lại thêm nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt, mất mùa,
đói khát, vân vân nên chúng sanh trong cõi nầy phải chịu vô lượng khổ sở. Nơi
cõi Ta Bà nầy, sự thuận duyên cùng an vui tu tập thì ít, mà nghịch duyên phiền
não thì nhiều. Hầu hết người tu hành đều dễ bị thối thất tâm Bồ Đề đã phát lúc
ban đầu. Theo Đức Phật, quả đất mà chúng ta đang ở đây có tên là Nam Thiệm Bộ
Châu, nằm về hướng nam của núi Tu Di, vốn là một phần nhỏ nhất trong hệ thống
Đại Thiên Thế Giới do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ—Saha means
sufferings and afflictions; it also means worries, binding, unable to be free
and liberated. The worldly world is full of storm, conflict, hatred and
violence. The world in which we live is an impure field, and Sakyamuni is the
Buddha who has initiated its purification. People in this world endure many
sufferings stemming from three poisons of greed, anger and delusion as well as
earthly desires. The Saha World is filled with dirt, rocks, thorns, holes,
canyons, hills, cliffs. There are various sufferings regarding thirst, famine,
hot, and cold. The people in the Saha World like wicked doctrines and false
dharma; and do not have faith in the proper dharma. Their lives are short and
many are fraudulent. Kings and mandarins, although already have had lands to
govern and rule, are not satisfied; as they become greedy, they bring forces to
conquer other countries causing innocent people to die in vain. In addition,
there are other infinite calamities such as droughts, floods, loss of harvest,
thirst, famine, epidemics, etc. As for this Saha World, the favorable
circumstances to cultivate in peace and contenment are few, but the unfavorable
conditions of afflictions destroying path that are rather losing Bodhi Mind
they developed in the beginning. Moreover, it is very difficult to encounter a
highly virtuous and knowledgeable advisor. According to the Buddha, the planet
in which we are currently living is called Virtuous Southern Continent. It is
situated to the south of Mount Sumeru and is just a tiniest part of the Great
World System of the Saha World in which Sakyamuni Buddha is the ruler.
Ta Bà Thế Giới: Saha-loka-dhatu (skt)—The world of human beings.
Ta Bà Tịnh Độ: Samsara and the Pure Land—Theo Kinh Phật Thuyết A Di Đà,
có hai cõi là Ta Bà và Tịnh Độ—According to the Amitabha Sutra, there are two
realms, they are samsara and the Pure Land:
1) Ta Bà: Samsara—See Ta Bà.
2) Tịnh Độ: The Pure Land—See Tịnh Độ.
Ta Cát Lợi Đa Da Ni: Agni (skt)—See Ác Kỳ Ni.
Ta La Thọ: The Tala tree—Its edible fruit resembling the pomegranate,
its leaves being used for writing.
Ta La Bồ Tát: Bồ Tát Ta La là một hình thức của Quan Âm, người ta nói
rằng Bồ Tát Ta La được tạo thành bởi con mắt của Quán Âm—Tara Bodhisattva, as a
form of Kuan-Yin, is said to have been produced from the eye of Kuan-Yin.
Ta Thán: To complain.
Ta Thông Khai Đạo: Hai tông Biệt giáo và Viên giáo đều dựa vào Thông giáo để
tiến hóa—The two other schools of Differentiated and Complete Teachings depend
on the T’ung or Intermediate school for their evolution.
Tá:
Giả tá (mượn)—To borrow—To lend.
Tá Hoa Hiến Phật: Mượn Hoa cúng Phật (ý nói lấy đồ của người khác để cúng
Phật)—To borrow a flower to offer to Buddha, i.e. to serve him with another’s
gift.
Tá Túc: To stay overnight at someone’s house.
Tà:
Deviant—Improper—Evil—Deflected—Erroneous—Heterodox—Depraved—Opposite.
Tà Chấp: Cố chấp vào kiến giải bất chính—Heterodox tenets and
attachment to them.
Tà Chính: Slanting and straight.
Tà Dâm: Kamesu-micchacara (p).
(I) Nghĩa của tà dâm—The meaning of Kamesu-micchacara:
1) Sexual misconduct—Obscene—Adultery.
2) See Dâm in Vietnamese-English Section.
(II) Bốn điều kiện cần thiết để tạo nghiệp tà dâm—Four conditions
that are necessary to complete the evil of sexual misconduct:
1) Ý nghĩ muốn thỏa mãn nhục dục: The thought to enjoy.
2) Cố gắng thỏa mãn nhục dục: Consequent effort.
3) Tìm phương tiện để đạt được mục tiêu: Means to gratify.
4) Sự thỏa mãn: Gratification.
(III) Theo Đức Phật và Phật Pháp của Hòa
Thượng Narada, đây là những quả báo không tránh khỏi của tà dâm—According to
The Buddha and His Teachings, written by Most Venerable Narada, these are the
inevitable consequences of Kamesu-micchacara.
1) Có nhiều kẻ thù: Having many enemies.
2) Đời sống vợ chồng không hạnh phúc: Union with undesirable
wives and husbands (spouses).
3) Sanh ra làm đàn bà hay làm người bán nam bán nữ: Birth as a
woman or as a eunuch (thái giám).
(IV) Những lời Phật dạy về “Tà Dâm” trong
Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Sexual misconduct” in the Dharmapada
Sutra:
1) Buông lung theo tà dục, sẽ chịu bốn việc bất an: mắc tội vô
phước, ngủ không yên, bị chê là vô luân, đọa địa ngục—Four misfortunes occur to
a careless man who commits adultery: acquisition of demerit, restlessness,
moral blame and downward path (Dharmapada 309).
2) Vô phước đọa ác thú bị khủng bố, ít
vui, quốc vương kết trọng tội: đó là kết quả của tà dâm. Vậy chớ nên phạm
đến—There is acquisition of demerit as well as evil destiny. No joy of the
frightened man. The king imposes a heavy punishment. Therefore, man should
never commit adultery (Dharmapada 310).
Tà Dục: To follow wrong desires or emotions.
Tà Đảo Kiến: Perverted views.
Tà Đạo: Paganism—Heterodox way or doctrine.
Tà Định: Miccha-samadhi—Wrong concentration—Evil samadhi—The
accummulation of suffering to be endured in purgatory by one of heterodox
nature.
Tà Giải: Paramasa (p)—Misapprehension—Một từ để chỉ “tà kiến” vì nó
sanh khởi dưới hình thức không thấy được tự tính của một pháp, lại thấy cách
khác không thực—A term for “wrong view,” because it occurs in the aspect of
missing the individual essence of a given dharma and apprehending an unactual
individual-essence.
Tà Giáo: Heresy—Tà giáo nguyên thủy là một từ ngữ của khái niệm tôn
giáo của Tây Phương; không có từ tương đương trong Phật giáo. Phạn ngữ “Drsti”
có nghĩa là “tà kiến,” không phải vì lý luận mà vì khát vọng hay ao ước. Theo
truyền thống Phật giáo, hình thức tà giáo tệ hại nhất là nhóm chủ trương có một
cái ngã hằng hữu—Heresy is primary a Western religious concept; there is no
exact Buddhist equivalent. The Sanskrit word “Drsti” literally means a wrong
view, that is due not to reason but to craving or desire. According to Buddhist
tration, the most serious form of heresy is to assert the reality and
permanence of the individual human ego, i.e., the assertion of atta or atman.
Tà Giới: Heretical rules (precepts).
Tà Hành: erroneous ways.
Tà Hạnh:
1) Tà Dâm: Adulterous conduct.
2) Chín mươi sáu cách tà hạnh: The ninety-six heretical ways.
3) Giới hạnh ngoại đạo: The diciplines of non-Buddhist sects.
4) Theo Thanh Tịnh Đạo, tà hạnh là làm những điều đáng lý không
nên làm, và không làm cái nên làm, do tham sân si và sợ. Chúng được gọi là
đường xấu vì đó là những con đường mà bậc Thánh không đi—According to The Path
of Purification, “Bad Ways” is a term for doing what ought not to be done and
not doing what ought to be done, out of desire, hate, delusion, and fear. They
are called “bad ways” because they are ways not to be travel by Noble
Ones.
Tà Hạnh Chân Như: Hiện tượng chân như, từ đó khởi lên khổ đau chồng chất—The
phenomenal bhutatathata, from which arises the accumulation of misery.
Tà Hạnh Chướng: Common unenlightened conduct.
Tà Kế: Dishonest (wicked) plan.
Tà Khí: Bad air.
Tà Kiến: Drishti (skt)—False views—Heretical views—Không thừa nhận
nhân quả, không theo Phật pháp, một trong ngũ kiến và thập ác. Trong thời Đức
Phật còn tại thế, có ít nhất là 62 tà kiến ngoại đạo—Improper views—Wrong
views—Heterodox views—Not recognizing the doctrine of normal karma—To follow
wrong views—Perverted (wrong) views or opinions, not consistent with the
dharma, one of the five heterodox opinions and ten evils. There were at least
sixty-two heretical views (views of the externalist or non-Buddhist views) in
the Buddha’s time.
(I) Tà kiến theo quan điểm Phật Giáo Đại Thừa—Wrong views
according to the point of views of Mahayana Buddhism: Theo Phật Giáo Đại Thừa,
có ít nhất hai loại tà kiến—According to Mahayana, there are at least two kinds
of wrong
views:
1) Đoạn kiến: Annihilation-View.
2) Thường kiến: Eternity-View.
(II) Tà Kiến theo quan điểm Phật Giáo Nguyên Thủy—Wrong views
according to Hinayana Buddhism:
(A) Theo Phật Giáo nguyên Thủy được ghi lại trong A Tỳ Đạt Ma
Luận, tà kiến là ba quan kiến sai lầm sau đây được ghi lại trong Kinh
Tạng—According to Theravada Buddhism in Abhidharma, wrong views are the
following three wrong views which mentioned in the Sutra Pitaka:
1) Ahetuka-ditthi (p): Tin rằng mọi sự vật từ nhiễm đến tịnh
đều phát sanh không có nguyên nhân, nhiễm tịnh chỉ là tình cờ mà thôi—The
acausality view, which states that there is no cause or condition for the
defilement and purification of beings, that beings are defiled and purified by
chance, or necessity.
2) Akiriya-ditthi (p): Tin rằng hành động dầu tốt hay xấu đều
không tạo quả, do đó chối bỏ luân lý đạo đức—The inefficacy of action view,
which claims that deeds have no efficacy in producing results and thus
invalidates moral distinctions.
3) Natthika-ditthi (p): Đoạn kiến—Tin rằng không có kiếp sống
nào sau kiếp nầy, do đó chối bỏ mọi ý nghĩa đạo lý của nghiệp—Nihilism, which
denies the survival of the personality in any form after death, thus negating
the moral significance of deed.
(B) Cũng theo Phật Giáo Nguyên Thủy, có mười loại tà kiến
khác—Also according to the Hinayana Buddhism, there are another ten kinds of
wrong views:
1) Tin rằng không có cái gì gọi là “để bát,” nghĩa là để bát
cho chư Tăng Ni không đem lại lợi ích gì: There is no such virtue and
generosity. This means that there is no good effect in giving alms.
2) Tin rằng không có gì gọi là “cúng dường,” nghĩa là cúng
dường cho chư Tăng Ni không đem lại lợi ích gì: There is no such virtue as
liberal alms-giving.
3) Tin rằng không có gì gọi là “dâng tặng,” hay dâng tặng vật
dụng đến chư Tăng Ni không đem lại lợi ích gì: There is no such virtue as
offering gifts to guests. This means there is no effetc in such charitable
actions.
4) Tin rằng không có nhân quả, nghĩa là hành động thiện ác đều
không gây hậu quả nào: There is neither fruit, nor result of good or evil
deeds.
5) Tin rằng không có gì gọi là “thế gian nầy”: There is no such
belief as “this world.”
6) Tin rằng không có gì gọi là “thế giới tới,” nghĩa là người
sanh ở đây không chấp nhận có tiền kiếp và kiếp vị lai: There is no such belief
as “a world beyond,” i.e. those born here do not accept a past existence, and
those living here do not accept future life.
7) Tin rằng không có “mẹ”: There is no “mother.”
8) Tin rằng không có “cha,” nghĩa là đối xử với cha mẹ thế nào
cũng không có hậu quả: There is no father, i.e. there is no effect in anything
done to them.
9) Tin rằng không có chúng sanh chết và tái sanh: There are no
beings that died and are reborn.
10) Tin rằng không có những bậc tu sĩ xa lánh chốn phồn hoa đô
hội để tìm nơi vắng vẻ tham thiền nhập định, cũng như những bậc thiện tri thức,
đức độ cao thượng, đạo hạnh trang nghiêm đã chứng đạt đạo quả (chư Phật và A La
Hán): There are no righteous and well-disciplined recluses and brahmins who,
having realized by their own super-intellect this world and the world beyond,
make known the same (Buddhas and Arahants).
(III) Theo Kinh Ví Dụ Con Rắn trong Kinh Trung Bộ, Đức Phật
dạy về người có tà kiến như sau: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết,
tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển. Tôi sẽ trú như
thế này cho đến mãi mãi.”—According to the Simile of the Snake in the Middle
length Discourses of the Buddha, the Buddha taught about someone who has the
wrong views as follows: “This is self, this is the world; after death I shall
be permanent, everlasting, eternal, not subject to change; I shall endure as
long as eternity.”
(IV) Hai điều kiện cần thiết để thành lập nghiệp tà
kiến—Two things that are necessary to complete the evil of wrong
views:
1) Tánh cách sai lầm trong lối nhìn sự vật: Perverted manner in
which the object is viewed.
2) Cố chấp theo quan niệm sai lầm ấy: The understanding of it
according to that misconception.
(V) Những hậu quả không thể tránh được của nghiệp tà kiến—The
inevitable consequences of false views:
1) Những ham muốn thấp hèn: Base desire.
2) Kém trí tuệ: Lack of wisdom.
3) Thiếu thông minh: Dull wit.
4) Bệnh hoạn kinh niên: Chronic diseases.
5) Tư tưởng xấu xa đáng chê trách: Blameworthy ideas.
(VI)Không tà kiến—Having no wrong views: Theo Kinh Ví Dụ Con
Rắn trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã dạy: “Người nào nghe Như Lai hay đệ tử Như
Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy
miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa
đến ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn. Vĩ ấy nghĩ rằng chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt,
chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại. Vị ấy không sầu
muộn, không than vãn, không khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không đi đến bất
tỉnh.”—According to the Simile of the Snake in the Middle Length Discourses of
the Buddha, the Buddha taught about someone who does not have wrong views as
follows: “Here Bhikkhus! Someone who hears the Tathagata or a disciple of the
Tathagata teaching the Dharma for the elimination of all standpoints,
decisions, obsessions, adherences, and underlying tendencies, for the stilling
of all formations, for the relinquishing of all attachments, for the
destruction of craving, for dispassion, for cessation, for Nirvana. He thinks that
he will be annihilated, he will be perished; he will have no more sorrow,
grieve, and lament; he does not weep beating his breast and become
distraught.”
***For more information, please see Ngũ Kiến Vi Tế and Thập
Ác.
(VII) Những lời Phật dạy về “Tà
Kiến” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Wrong views” in the
Dharmapada Sutra:
1) Không đáng hổ lại hổ, việc đáng hổ lại không, cứ ôm tà kiến
ấy, địa ngục khó lánh xa—Those who embrace the wrong views, are ashamed
of what is not shameful, and are not ashamed of what is shameful, will not be
able to avoid the hell (Dharmapada 316).
2) Không đáng sợ lại sợ, việc đáng sợ lại không, cứ ôm tà kiến
ấy, địa ngục khó lánh xa—Those who fear when they should not fear, and don’t
fear in the fearsome, embrace these false views, will not be able to avoid the
hell (Dharmapada 317).
3) Không lỗi tưởng là lỗi, có lỗi lại tưởng không, cứ ôm tà
kiến ấy, địa ngục khó lánh xa—Those who perceive faults in the faultless, and
see no wrong in what is wrong; such men, embracing false doctrines, will not be
able to avoid the hell (Dharmapada 318).
Tà Kiến Thừa: Cỗ xe tà kiến—The Vehicle of perverted views.
Tà Kiến Trù Lâm: Tà kiến có muôn hình vạn trạng như cây rừng chằng chịt um
tùm—The thickets of heterodoxy.
Tà Kiến Võng: See Tà Võng.
Tà Lộ: Evil way.
Tà Ma: Maras—Evil spirit—Evil demons and spirits.
Tà Ma Ngoại Đạo: Maras and heretics.
Tà Mạn: Mithyamana (skt)—Không tôn kính Tam Bảo, làm những việc
quấy ác để được lợi mình. Ngã mạn trong tà kiến và những việc làm xằng bậy—To
hold to heterodox views and not to reverence Triratna—Perverse or evil
pride—Doing evil for self-advancement—Vaunting lack of virtue for virtue—Pride
in false views or doings.
Tà Mệnh: Tỳ Kheo không khất thực để tự sống như giới luật đã quy
định mà sinh sống bằng phương cách tà vạy, làm những nghề bị giới luật cấm. Một
vị sư đi làm kiếm tiền, xem quẻ, dùng tài để sinh sống, nịnh bợ, làm ảo thuật,
xin ăn hay cầu được bố thí cúng dường, vân vân—Heterodox or improper way to
obtain a living on the part of a monk by doing work by his hands, by
astrology, his wits, flattery, magic, etc.
**
For more information, please see Tứ Chủng
Tà Mệnh Thuyết Pháp: Thuyết pháp lấy tiền kiếm sống là tà mệnh thuyết pháp—The
heterodox way of preaching or teaching, for the purpose of making a
living.
Tà Mệnh Thực: See Tà Mệnh.
Tà Ngụy: Dishonest—False.
Tà Nhãn: Wicked eyes.
Tà Nịnh: Dishonest and flattering.
Tà Pháp: Heterodoxy—False doctrine or methods.
Tà Phiến: Quạt tà, dùng tà đạo để kích động nhân tâm—Heterodox
fanning, i.e. to influence people by flase doctrine.
Tà Sơn:
1) Một núi tà kiến: A mountain of error or heterodox ideas.
2) Tà kiến lớn như một ngọn núi: Heterodox ideas are as great
as a mountain.
Tà Tà:
1) Slanting—Oblique—Inclined.
2) To be slow.
Tà Tâm: Evil mind.
Tà Thuyết: False doctrine.
Tà Thuyết Pháp: Thuyết những giáo pháp tà ngụy hoặc thuyết giảng Phật pháp
kiếm tiền sinh sống—To preach false doctrine—To preach or teach the Dharma for
the purpose of making a living.
Tà Tính Định: Tà Định—Tà Định Tụ, một trong tam tụ—The accumulation of
suffering to be endured in purgatory by one of heterodox nature, one of the
three accumulation.
Tà Trí: Evil wisdom.
Tà Tụ: Khổ đau chồng chất vì tà kiến, một trong tam tụ—The
accumulation of misery produced by false views, one of the three accumulations.
Tà Tuần: Jhapita (skt)—Dùng lầm lẫn cho từ “Trà Tỳ”—Being
erroneously used to represent “Burial or cremation.”
Tà Tư: Ham muốn hay dục vọng vị kỷ—Depraved and selfish desires,
lust.
Tà Tư Duy: Sự tư duy tà vạy—Heterodox reflection or thought.
Tà Vạy: Crooked—Dishonest
Tà Vân: Đám mây tà kiến phủ trùm Phật tánh trong tâm—Clouds of
falsity or heterodoxy, which cover over the Buddha-nature in the heart.
Tà Võng: Lưới tà hay tà kiến đan bện vào nhau như như cái lưới—The
net of heterodoxy, or falsity.
Tả:
1) Bên trái: Left—The left hand.
2) Giả dối: False.
3) Tuôn ra: To purge—To drain.
4) Viết: To write.
Tả Dược: Thuốc xổ—Purgatives.
Tả Đạo: False doctrine.
Tả Hữu: Left and right.
Tả Khê: Tso-Ch’i—Vị tổ thứ tám của tông Thiên Thai, tên là Huyền
Lang—The eighth T’ien-T’ai patriarch, named Hsuan-Lang.
**
For more information, please see
Tả Kinh: Chép kinh—To copy the scriptures.
Tạ:
Cảm ơn—To thank—To return with thanks.
Tạ Giới: Cảm tạ (Tam Bảo) khi thọ giới—To give thanks for being
given the commandments, i.e. being ordained.
Tạ Lỗi: See Tạ Tội.
Tạ Ơn: To express gratitude to somone
Tạ Thế: To pass away—To die.
Tạ Tội: To apologize—To beg pardon—To excuse oneself.
Tạ Từ: To thank and leave.
Tác:
1) Dây gai: Cord.
2) Làm: To make—To do—To act.
3) Sợ dây mà Kim Cang Vương dùng để trói cột những kẻ ác: The
cord or snoose of the Vajra-King by which he binds the evil.
4) Sợi dây mà Đức Quán Thế Âm dùng để nối kết những người thiện
lại với nhau: The cord or snoose of Kuan-Yin by which he binds the good.
Tác Ác: Làm việc ác—To do evil.
Tác Bình Thiên Tử: See Táo Bình Thiên Tử.
Tác Chứng: Sacchikatabbo or Sacchikatori (p)—Ngộ hay nhận rõ như
thực—To realize—To be realized (Zen).
Tác Cử: Trong ngày tự tứ, mời vị sư có đức độ trong Tăng chúng chủ
trì, nêu rõ các tội mà vị Tỳ Kheo nào đó phạm phải cho Tăng chúng biết—The
accusation of sin made against particular monk by the virtuous monk who
presides at the pravarana gathering on the last day of the summer’s rest.
Tác Dụng: Function—Activity.
Tác Động: To manifest.
Tác Gia: Vị tổ khai sáng, một từ được dùng trong Thiền tông—Leader,
founder, head of sect, a term used by the Ch’an (Zen) or Intuitive school.
Tác Giả:
1) Người viết hay người biên soạn: Author—Writer.
2) Tác nhân của hành động: A doer, he who does
things—Maker—Creator.
Tác Giới: Tên gọi khác của “biểu sắc.” Tuân theo những giới luật để
thành tựu thân khẩu bên ngoài (những tác nghiệp của thân và khẩu khi thụ giới
thì gọi là “tác giới.” Những nghiệp thể thâu nhận vào bên trong thân thể thì
gọi là “vô tác giới”), đối lại với vô tác giới hay vô biểu sắc bên
trong—Obedience to the commandments, external fulfillment of them, in contrast
with the inner grace.
Tác Hại: To harm—To hurt—To damage.
Tác Họa: To cause misfortunes.
Tác Hợp: To combine.
Tác Lễ: To pay one’s respect by worship—To make an obeisance.
Tác Náo: To cause a stir.
Tác Nghiệp: Nghiệp được làm ra bởi thân, khẩu, ý đều được rút ra trong
kiếp tới—Karma produced (by action of body, words, and thought, which educe the
kernel of the next rebirth).
Tác Nguyện Môn: Thệ nguyện cứu độ chúng sanh và hoàn thành bổn nguyện như
là được sanh vào cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà. Đây là đệ tam môn trong Ngũ Môn
Tịnh Độ—To make a vow to benefit self and others, and to fulfill the vow so as to be born in the Pure Land of Amitabha. This is the third of the five
doors or ways of entering the Pure Land.
Tác Ngữ: See Tác Thoại.
Tác Nhân: Kartri (skt)—Nhân tố tạo ra sự tác động—Agent.
Tác Pháp: Karma, which results from action (the deeds of the body,
mouth and mind)—To perform ceremony.
Tác Pháp Đắc: To receive ceremonial ordination as a monk.
Tác Pháp Giới: The place of assembly for ceremonial purpose.
Tác Phạm: Phạm tội bằng hành động (hay phạm những giới mà mình đã
thụ) như sát sanh, trộm cắp, vân vân thì gọi là “tác phạm.”—Transgression sin
by action, active sin, or positive in doing evil such as killing, stealing,
etc.
Tác Pháp:
1) Làm lễ: To perform ceremonies.
2) Hậu quả từ tạo tác nơi thân miệng: Karma, which results from
action, i.e. the “deeds” of body or mouth.
Tác Pháp Đắc: Thọ giới Yết Ma phải có đầy đủ tam sư thất chứng (một hội
đồng gồm ba vị Tăng cao tuổi hạ, và bảy người khác có thể là chư Tăng hay những
vị hộ trì Phật pháp lâu năm)—To receive ceremonial ordination as a monk, with
the witness of an assembly of three senior monks, and seven other people,
either monks or senior lay people.
Tác Pháp Giới: Địa phận hay nơi để nhiếp Tăng (thực hành theo pháp yết ma
mà kết thành địa giới thì gọi là “Tác Pháp Giới”)—The place of assembly for
ceremonial purposes.
Tác Pháp Sám Hối: Một trong ba loại sám hối (thân lễ bái, miệng xưng lời, ý
suy nghĩ)—One of the three kinds of monastic confession and repentance.
Tác Phẩm: Work (of a writer or painter).
Tác Phật: Thành Phật, cắt đứt mọi phiền não, hoàn thành giác ngộ và
chấm dứt giai đoạn cuối cùng của Bồ Tát—To become or be a Buddha (to cut off
illusion, attain complete enlightenment, and end the stage of Bodhisattva
discipline).
Tác Phật Sự: Làm việc Phật sự hay hành lễ theo nghi thức Phật giáo—To
do the work of Buddha—To perform Buddhist ceremony.
Tác Quyền: Copyright.
Tác Thành: To accomplish—To combine.
Tác Thị Tư Duy Thời, Thập Phương
Phật Giai Hiện Tiền: Một khi đã có chánh tư duy thì
mười phương chư Phật đều hiện tiền—When establish the right thinking, the
Buddhas of the ten directions all appear.
Tác Thiện: Làm việc thiện như tu hành, bố thí, vân vân—To do good
(Worship, bestow alms, etc).
Tác Thoại: Express, expression in words; forced statements, a demand
or request, e.g. for information.
Tác Trì: Doing what is right (worship, monastic life, etc).
Tác Trì Giới: Tích cực trì giới (việc thiện vâng làm), đối lại với thụ
động hay tiêu cực trì giới (chỉ trì giới hay việc ác không làm) như không sát sanh,
không trộm cắp, vân vân—Active keeping of the commandments, active law in
contrast with passive, such as not killing, not stealing, etc.
Tác Văn: To write an essay.
Tác Ý: Manasikara (p)—Cittotpada or Manaskara (skt).
1) Sự chú ý của tâm: Attention-Attention of the mind.
2) Có những tư tưởng dấy lên nơi tâm, có tác dụng mách cho tâm
nương theo cái cảnh sở duyên—To have the thought arise—Be aroused, beget the
resolve.
Tạc: To engrave—To sculpture—To carve.
Tạc Nhật: Hôm qua.
Tạc Nhật Thuyết Định Pháp, Kim Nhật
Thuyết Bất Định Pháp: Hôm qua thuyết về định pháp, hôm
nay thuyết về những ngoại lệ—Yesterday preaching an established rule, today
preaching and exception to the rule.
Tạc Tượng: To carve a statue.
Tách: To split—To separate.
Tai:
1) Lỗ tai: Ear.
2) Tai họa: Calamity.
Tai Biến: Catastrophe—Disaster—Calamity.
Tai Hại: Damaging—Disastrous.
Tai Họa: Disaster—Terrible that happens unexpectedly.
Tai Nạn: Accident.
Tai Nạn Bất Kỳ: Unfoerseen accident.
Tai Thính: Quick ear.
Tai Tiếng: Bad reputation.
Tai To Mặt Lớn: Important or distinguished person.
Tai Ương: Disaster.
Tái:
1) Repeat—Again—The second time.
2) Pale—White.
Tái Diễn: To happen again.
Tái Hồi: To see again.
Tái Lập: To set-up again—To re-establish.
Tái Phạm: To repeat an offence—To replase into a crime.
Tái Sanh: Rebirth—To be born again—To come to life
again—Reincarnation: Sự tái sanh là do hậu quả của nghiệp. Theo niềm tin Phật
giáo, không có sự đầu thai của một linh hồn hay một chất nào từ một thân xác
nầy đến một thân xác khác. Cái thực sự xãy ra tiến trình tư tưởng chủ động của
người sắp chết (Javana) phóng ra một số lực thay đổi tùy theo sự thanh tịnh của
năm chập tư tưởng trong loạt nầy. Những lực nầy gọi là “năng lượng nghiệp” (Karma
vega) tự nó lôi cuốn vào lớp vật chất tạo ra bởi cha mẹ trong dạ con người mẹ.
Uẩn vật chất trong hợp chất phôi thai phải có những đặc tính khả dĩ có thể tiếp
nhận loại năng lượng nghiệp đặc biệt nầy. Sự lôi cuốn theo cách thức này của
những loại uẩn vật chất khác nhau tạo ra bởi cha mẹ xuất hiện do hoạt động của
cái chết và đem lại sự tái sinh thuận lợi cho người sắp chết. Một tư tưởng bất
thiện sẽ đưa đến một sự tái sanh không thuận lợi. Khi đầu thai, mỗi mỗi chúng
sanh đều có hình dáng xấu đẹp, sang hèn khác nhau, đó đều là do các nghiệp nhân
đã tạo ra khi còn mang thân tiền hữu cảm thành—Rebirth is the result of karma.
In Buddhist belief, there is no transmigration of soul or any substance from
one body to another. What really happens is that the last active thought
(Javana) process of dying man releases certain forces which vary in accordance
with the purity of the five thought moments in that series. These forces are
called karma vega or karmic energy which attracts itself to a material layer produced
by parents in the mother's’womb. The material aggregates in this germinal
compound must possess such characteristics as are suitable for the reception of
that particular type of karmic energy. Attraction in this manner of various
types of physical aggregates produced by parents occurs through the operation
of death and gives a favourable rebirth to the dying man. An unwholesome
thought gives an unfavourable rebirth. Each and every type of sentient being
will have different appearance whether it be beautiful or ugly, superior
or inferior. This is determined and is manifested based solely on the various
karma sentient beings created while alive with their antecedent
bodies.
Tái Thế: To come to life again—To be reborn.
Tái Vãng: The second time (reincarnation).
Tài:
1) Tài giỏi: Talent.
2) Tài lợi: Vasu (skt)—Wealth—Riches.
Tài Ăn Nói: Talent for speaking.
Tài Chủ: A wealthy (rich) man.
Tài Cúng Dường: Một trong ba phép cúng dường một vị Phật, lấy của cải châu
báu thế gian mà cúng dường lên chư Phật—One of the three modes of serving a
Buddha, offerings or gifts of material goods—See Tam Cúng Dường.
Tài Danh: Talent and fame.
Tài Dục: Một trong năm tà dục—One of the five wrong desires, the
desire for wealth—See Ngũ Dục.
Tài Đức: Talent and virtue.
Tài Hoa: Genius.
Tài Khan: Tham xan bỏn xẻn—Meanness—Stinginess.
Tài Liệu: Document.
Tài Lợi: Rich and interest.
Tài Lực: Talent and strength.
Tài Năng: Ability—Capability.
Tài Sắc: Tiền tài và sắc đẹp của đàn bà—Wealthy and beauty (beauty
of a woman).
Tài Thần: Kuvera (skt)—The god of wealth.
Tài Thí: Dana (skt)—Lấy của cải, quần áo, thức ăn, ruộng nương, nhà
cửa, châu báu mà bố thí—Almsgiving—Offering of goods—See Tài Cúng Dường, Tam
Cúng Dường, and Tam Bố Thí.
Tài Thí Cúng Dường: See Tài Thí.
Tài tình: Skilful—Clever.
Tại: At—In—On—Present.
Tại Gia: Cư sĩ tại gia, chứ không phải tu sĩ xuất gia—At home (a
lay man or woman)—Not leaving home as a monk or a nun—One who resides at home
(in a family).
Tại Gia Nhị Giới: Hai giới tại gia—Two kinds of commandments observed by the
lay:
(A) Nhị Giới Tiểu Thừa—Two kinds of commandments observed by the
Hinayana laypersons:
1) Tại gia ngũ giới: Five commandments for the lay.
2) Tại gia Bát quan Trai giới: Eight commandments for the lay.
(B) Thập Thiện Cho Tại Gia Giới Đại Thừa—Commandments observed
by the Mahayana laypersons are ten good rules.
Tại Gia Trì Giới Xuất Gia: One who is still at home, but observes the whole of a
monk’s or nun’s rules.
Tại Gia Trì Thập Thiện (Sa Di Giới): One who is still at home, but observes the ten good rules.
Tại Gia Xuất Gia:
1) Cư sĩ và tu sĩ: Lay people and monks.
2) Vị cư sĩ tại gia mà giữ cụ túc giới của một vị tăng hay Ni:
One who while remaining at home observes the whole of monk’s or nun’s rules.
Tại Lý Giáo: Tại Lý Giáo, thoát thai từ Bạch Liên Xã, được thành lập
tại tỉnh Sơn Đông vào đầu đời nhà Thanh; danh hiệu “Lý” tự nó liên hợp ba tôn
giáo lại với nhau, Khổng, Lão và Phật; tín đồ của tông phái nầy không thờ hình
tượng, không đốt nhang, không hút thuốc, không uống rượu, và là những người
trường chay—The T’sai-Li secret society, an offshoot of the White Lily Society,
was founded in Shan-Tung at the beginning of the Ch’ing dynasty; the title :in
the Li” indicating that the society associated itself with all religions,
Confuciansim, Taoism, and Buddhism; its followers set up no image, burnt no
incense, neither smoke nor drank, and were vegetarian.
Tại Tại Thế Thế: In every place.
Tại Tại Xứ Xứ: In every place.
Tại Tâm: In one’s heart.
Tại Thế:
1) Lúc sanh thời: While alive.
2) Trên thế giới: In the world.
3) Tam Giới: Lokiya (p)—See Tam Giới.
Tại Tôi: Because of me.
Tại Triền: In bonds—See Tại Triền Chân Như.
Tại Triền Chân Như: The fettered bhutatathata—Lý chân như pháp tính ẩn trong
phiền não triền phược—The bhutatathata in limitations.
Tại Triền Như Lai: Tathagata in bonds—See Tâm Pháp Thân.
Tại Tục: Trong trạng thái thế tục—In and of the world—Unenlightened—In
a lay condition.
Tại Vì: Because.
Tam: Tri or Traya (skt)—Three.
Tam A Tăng Kỳ Kiếp: Ba A Tăng Kỳ kiếp—The three great asamhkyeya kalpas—The
three timeless periods of a bodhisattva’s progress to Buddhahood.
Tam Ác Đạo:
(A) Tam ác thú—Three evil gati, or paths of transmigration—Three
hardships or sufferings in the three lower paths of transmigration:
1) Địa ngục: The hells.
2) Ngạ quỷ: The hungry ghosts.
3) Súc sanh: The animals.
(B) Ấn Quang Đại Sư khuyên người chuyên nhất niệm Phật cho tâm
mình không còn tham luyến chi đến việc trần lao bên ngoài. Đừng quên cái chết
đang rình rập bên mình chẳng biết xãy ra lúc nào. Nếu như không chuyên nhất
niệm Phật cầu sanh về Tây Phương, thì khi cái chết đến thình lình, chắc chắn là
phải bị đọa vào trong tam đồ ác đạo. Nơi đó phải chịu khổ có khi đến vô lượng
chư Phật ra đời hết rồi mà vẫn còn bị xoay lăn trong ác đạo, không được thoát
ly. Vì thế, hành giả lúc nào cũng phải nghĩ đến thân người mong manh, cái chết
thình lình. Đời trước và đời nầy đã tạo ra vô lượng vô biên ác nghiệp, và luôn
nghĩ đến sự khổ nơi tam đồ ác đạo đang đợi chúng ta, để luôn tỉnh ngộ mà tâm
không còn tham luyến chi đến các cảnh ngũ dục, lục trần ở bên ngoài nữa: Great
Master Ying-Kuang reminded Buddhist followers to singlemindedly recite the
Buddha’s name if they wish for their mind not to be attaching and wandering to
the external world. Do not forget that death is lurking and hovering over us,
it can strike us at any moment. If we do not wholeheartedly concentrate to
practice Buddha Recitation, praying to gain rebirth to the Western Pureland,
then if death should come suddenly, we are certain to be condemned to the three
unwholesome realms where we must endure innumerable sufferings and sometime infinite
Buddhas have in turn appeared in the world, but we are still trapped in the
evil paths and unable to find liberation. Thus, cultivators should always
ponder the impermanence of a human life, while death could come at any moment
without warning. We should always think that we have committed infinite and
endles unwholesome karmas in our former life and this life, and the sufferings
awaiting for us in the unwholesome realms. Upon thinking all these, we will be
awakened in every moment, and we no longer have greed and lust for the
pleasures of the five desires and six elements of the external world.
1) Nếu như bị đọa vào địa ngục thì bị cảnh non đao, rừng kiếm,
lò lửa, vạc dầu; một ngày đêm sống chết đến vạn lần, sự đau khổ cùng cực không
sao tả xiết: If condemned to hell, then we will experience the torturous and
agonizing conditions of a moutain of swords, a forest of knives, stoves, frying
pans; in each day and night living and dying ten thousand times, the agony of
pain and suffering is inconceivable—See Núi Đạo, Rừng Kiếm, and Vạc Dầu.
2) Nếu như bị đọa vào ngạ quỷ thì thân mình xấu xa hôi hám.
Bụng lớn như cái trống, còn cổ họng thì nhỏ như cây kim; đói khát mà không ăn
uống được. Khi thấy thức ăn nước uống thì các vật ấy đều hóa thành ra than lửa,
chịu đói khát khổ sở, lăn lộn, khóc la trong muôn vạn kiếp: If condemned to the
path of hungry ghost, then the body is hideously ugly wreaking foul odors.
Stomach is large as a drum but neck is as small as a needle; though starving
and thirsty, the offenders cannot eat or drink. When seeing food and drinks,
these items transform into coals and fires. Thus, they must endure the torture and suffering of famine and thirst, throwing, banging their bodies
against everything, crying out in pain and agony for tens and thousands of
kalpas.
3) Nếu như bị đọa vào súc sanh thì bị nghiệp chở, kéo, nặng nề,
bị người giết mà ăn thịt, hoặc bị cảnh loài mạnh ăn loài yếu, hân tâm kinh sợ,
khủng hoảng, không lúc nào yên: If condemned to the animal realm, then they
must endure the karmic consequences of carrying and pulling heavy loads, get
slaughtered for food, or the strong prey on the weak, mind and body always
paranoid, frightened, and fearful of being eaten or killed, without having any
moment of peace.
Tam Ác Giác: The three evil mental states:
1) Tham: Desire.
2) Sân: Hate—Anger.
3) Hại: Malevolence.
Tam Ác Hạnh: Theo Kinh Trường Bộ, Phúng Tụng Kinh, có ba ác
hạnh—According to the Long Discourses of the Buddha, there are three kinds of
wrong conduct.
1) Thân ác hạnh: Wrong conduct in body.
2) Khẩu ác hạnh: Wrong conduct in speech.
3) Ý ác hạnh: Wrong conduct in thought.
Tam Ái:
(I) Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại ái—According to
The Long Discourses of the Buddha, there are three kinds of craving.
(A) Tam ái—Three kinds of craving:
1) Dục ái: Kama-tanha (skt)—Sensual craving.
2) Hữu ái: Bhava-tanha (skt)—Craving for becoming.
3) Vô hữu ái: Vibhava-tanha (skt)—Craving for extinction.
(B) Tam ái khác—Three other kinds of craving:
1) Dục ái: Kama-tanha (skt)—Craving for the world of
Sense-Desire.
2) Sắc ái: Rupa-tanha (skt)—Craving for the world of form.
3) Vô sắc ái: Arupa-tanha (skt)—Craving for the formless world.
(C) Ba ái khác nữa—Three other kinds of craving:
1) Sắc ái: Craving for the world of form.
2) Vô sắc ái: Craving for the formless world.
3) Diệt ái: Craving for cessation.
(II) Three kinds of love—See Nhuận Sinh.
Tam An Cư: The three months of Summer Retreat.
Tam Ấn: Three signs (usually in Hinayana sutras):
1) Vô thường: Non-permanence.
2) Vô ngã: Non-personality.
3) Niết bàn: Nirvana.
Tam Ấn Nhứt: The three vehicles (Hinayana Tiểu thừa, Madhyamayana Trung
Thừa, Mahayana Đại thừa) are one. The three lead to bodhisattvaship and
Buddhahood for all.
Tam Báo: Three recompenses:
1) Hiện báo: Immediate result—Quả báo ngay trong kiếp hiện tại,
hay quả báo của những hành động, lành hay dữ, ngay trong đời nầy—Recompeses in the
present life for deeds done now, or result that happens in this present life.
2) Sinh báo: Future result—Hành động bây giờ mà đến đời sau mới
chịu quả báo—Recompenses in the next rebirth for deeds now done, or future
result which will happen in the next life.
3) Hậu báo: Deffered result—Hậu báo là quả báo về lâu xa sau
nầy mới gặt—Recompenses in subsequent lives, or result that is deffered for
some time to come.
Tam Bảo: Nền móng trong Phật Giáo là Tam Bảo. Không tin, không tôn
kính Tam Bảo thì không thể nào có được nếp sống Phật giáo—Three Precious
Ones—Triple Jewel—Triple Gem (Buddha, Dharma, Sangha)—The foundation of
Buddhism is the Three Treasures, without trust in which and reverence for there
can be no Buddhist religious life. There are three kinds of Triratna (three
Treasures):
(A) Nhất Thể Tam Bảo—The Unified or one-body Three Treasures:
1) Phật Tỳ Lô Giá Na: Sự biểu thị sự thể hiện của thế giới Tánh
Không, của Phật tánh, của tánh Bình Đẳng Vô Ngại: The Vairocana Buddha,
representing the realization of the world of Emptiness, of Buddha-nature, of
unconditioned Equality.
2) Pháp: Pháp từ vô thỉ vô chung mà tất cả mọi hiện tượng theo
nhân duyên tùy thuộc vào đó: The Dharma that is the law of beginningless and
endless becoming, to which all phenomena are subject according to causes and
conditions.
3) Sự hòa hợp giữa Phật Tỳ Lô Giá Na và Pháp (hai yếu tố trên)
tạo thành toàn bộ thực tại như những bậc giác ngộ kinh nghiệm: The harmonious
fusion of the preceding two, which constitutes total reality as experienced by
the enlightened.
(B) Hiện Tiền Tam Bảo—The Manifested Three Treasures:
1) Đức Phật Lịch Sử Thích Ca Mâu Ni: Người đã thể hiện nơi
chính mình sự thật của Nhất Thể Tam Bảo qua sự thành tựu viên mãn của Ngài: The
historic Buddha Sakyamuni, who through his perfect enlightenment relaized in
himself the truth of the Unified Three Treasures.
2) Pháp: Bao gồm những lời dạy và những bài thuyết pháp của
Phật Thích Ca Mâu Ni trong ấy đã giải rõ ý nghĩa của Nhất Thể Tam Bảo và con
đường đi đến thể hiện được nó: The Dharma, which comprises the spoken words and
sermons of Sakyamuni Buddha wherein he elucidated the significance of the
Unified Three Treasures and the way to its realization.
3) Những môn đệ trực tiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Bao gồm
luôn cả những đệ tử trong thời Ngài còn tại thế, đã nghe, tin, và thực hiện nơi
bản thân họ Nhất Thể Tam Bảo mà Ngài đã chỉ dạy: Sakyamuni Buddha’s Disciples,
including the immediate disciples of the Buddha Sakyamuni and other followers
of his day who heard, believed, and made real in their own bodies the Unified
Three Treasures that he taught.
(C) Thọ Trì Tam Bảo—The Abiding Three Treasures:
1) Phật bảo: Sự thờ cúng hình tượng chư Phật như đã được truyền
đến chúng ta: The Buddha—The Supremely Enlightened Being. The iconography of
Buddhas which have come down to us.
2) Pháp bảo: Bao gồm những bài giảng, bài thuyết pháp của chư
Phật (tức là những đấng giác ngộ viên mãn) như đã thấy trong các kinh điển
và bản văn Phật giáo khác vẫn được phát triển: The Dharma—The teaching
imparted by the Buddha. All written sermons and discourses of Buddhas (that is,
fully enlightened beings) as found in the sutras and other Buddhist texts still
extant.
3) Tăng bảo: Bao gồm các môn đệ đương thời tu tập và thể hiện
chân lý cứu độ của Nhất Thể Tam Bảo đầu tiên được Phật Thích Ca Mâu Ni khai
thị: The Sangha—The congregation of monks and nuns or genuine Dharma followers.
Sangha consists of contemporary disciples who practice and realize the saving
truth of the Unified Three Treasures that was first revealed by Sakyamuni
Buddha.
(D) See Kinh Tam Bảo in Appendix E.
Tam Bảo Phật: Phật Thích Ca là ngôi thứ Nhất của Tam Bảo, thì pháp của
Ngài là ngôi Hai, và Tăng đoàn là ngôi Ba. Tất cả ba ngôi nầy được coi như là
sự thị hiện của chư Phật—While Sakyamuni Buddha is the first person of the
Trinity, his Law the second, and the Order the third, all three by some are
accounted as manifestations of the All-Buddha.
**
For more information, please see Tam Bảo.
Tam Bảo Sắc Tứ Tự: Tên của một ngôi chùa tọa lạc trong thị xã Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang, Nam Việt Nam. Chùa được xây vào đầu thế kỷ thứ 19. Khi Chúa Nguyễn
Ánh lên ngôi, chùa đã được sắc phong là Sắc Tứ Tam Bảo Tự. Nguyên thủy chùa chỉ
làm bằng gỗ, mái lợp tranh, do bà Dương Thị Cán dựng lên để làm nơi tu trì.
Ngôi chùa hiện tại là do Hòa Thượng Chí Thiền xây dựng lại năm 1917—Name of a
temple, located in Rạch Giá town, Kiên Giang province, South Vietnam. The
temple was built in early nineteenth century. When Lord Nguyễn Ánh ascended the
throne, the temple was offered the royal proclamation. At first the temple was
made of wood and thatched roof, was a place for Ms. Dương Thị Cán stayed and
worshipped Buddhism. The present temple was rebuilt by Most Venerable Chí Thiền
in 1917.
Tam Bảo Tương Hệ Tương Tùy: Một người không nhận ra Nhất Thể Tam Bảo thì không thể nào
hiểu sâu ý nghĩa sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, không thể đánh giá
sự quý báu vô cùng của những lời Ngài dạy, cũng như không thể ấp ủ hình ảnh chư
Phật như những thực thể sinh động. Lại nữa, Nhất Thể Tam Bảo sẽ không được biết
đến nếu nó không được Phật Thích Ca Mâu Ni thể hiện nơi thân tâm Ngài và con
đường thể hiện do Ngài triển khai cũng vậy. Cuối cùng, không có những người
giác ngộ theo con đường của Phật trong thời đại chúng ta khích lệ và dẫn dắt
người khác theo con đường Tự Ngộ nầy thì Nhất Thể Tam Bảo chỉ là một lý tưởng
xa xôi. Câu chuyện lịch sử cuộc đời Đức Phật Thích Ca sẽ là câu chuyện lịch sử
khô héo về những lời Phật dạy, hoặc sẽ là những chuyện trừu tượng vô hồn. Hơn
nữa, khi mỗi chúng ta thể hiện Nhất Thể Tam Bảo, thì nền móng của Tam Bảo không
gì khác hơn chính tự tánh của mình—The Three Treasures are mutually related and
interindependent. One unrealized in the Unified Three Treasures can neither
comprehend in depth the import of Sakyamuni Buddha’s enlightenment, nor
appreciate the infinite preciousness of his teachings, nor cherish as living
images and pictures of Buddhas. Again, the Unified Three Treasures would be
unknown had not it been made manifest by Sakyamuni in his own body and mind and
the Way to its realization expounded by him. Lastly, without enlightened
followers of the Buddhas’ Way in our own time to inspire and lead others along
this Path to Self-realization, the Unified Three Treasures would be a remote
ideal, the saga of Sakyamuni’s life desiccated history, and the Buddhas’ words
lifeless abstractions. More, as each of us embodies the Unified Three Treasures,
the foundation of the Three Treasures is none other than one’s own
self.
Tam Bát Nhã: The three prajnas or perfect enlightenments:
1) Thực tướng Bát nhã: Wisdom in its essence or reality.
2) Quán chiếu Bát nhã: The wisdom of perceiving the real
meaning of all things.
3) Phương tiện Bát nhã: The wisdom of knowing things in their
temporal and changing condition.
** For more information, please see Bát Nhã.
Tam Bất Dị: Three non-easy things—Three reasons why the text should
not be changed.
Tam Bất Hộ: Ba thứ không cần phải bảo hộ—The three that need no
guarding because they are above error. They are Buddha’s body, mouth and mind.
Tam Bất Kiên Pháp: Three unstable things:
1) Thân: The body.
2) Mạng: The length of life.
3) Tài: Wealth.
Tam Bất Thiện Căn: Theo Kinh Trường Bộ, Phúng Tụng Kinh, có ba bất thiện
căn—According to the Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are
three bad (unwholesome) roots or qualities:
1) Tham Bất Thiện Căn: The unwholesome root of Greed or Desire.
2) Sân Bất Thiện Căn: The unwholesome root of Anger or Hatred.
3) Si Bất Thiện Căn: The unwholesome root of Stupidity, or
Ignorance, or Delusion.
Tam Bất Thiện Giới: Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại bất thiện
giới—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are
three kinds of unwholesome elements.
1) Dục giới: The unwholesome element of sensuality.
2) Sân giới: The unwholesome element of enmity.
3) Hại giới: The unwholesome element of cruelty.
Tam Bất Thiện Nghiệp Môn: Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), có ba cửa gây ra bất
thiện nghiệp—According to the Abhidharma, there are three doors of unwholesome
kamma:
1) Cửa Thân: The door of bodily action.
i) Sát Sanh: Killing.
ii) Trộm Cắp: Stealing.
iii) Tà Dâm: Sexual misconduct.
2) Cửa Khẩu: The door of verbal action.
i) Nói Dối: False speech.
ii) Nói Đâm Thọc: Slandering.
iii) Nói lời Thô Lỗ: Harsh speech.
iv) Nói Nhảm Nhí: Frivolous talk.
3) Cửa Ý: The door of mental action.
i) Tham Ái: Covetousness.
ii) Sân Hận: Ill-will.
iii) Tà Kiến: Wrong views.
Tam Bất Thiện Tầm: Akusala-vitakka (skt)—Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có
ba thức suy nghĩ thiện—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti
Sutra, there are three kinds of unwholesome investigation.
1) Dục tầm: Kama-vitakko (skt)—The unwholesome investigation of
sensuality.
2) Sân tầm: Vyapada-vitakko (skt)—The unwholesome investigation
of enmity.
3) Hại tầm: Vihimsa-vitakko (skt)—The unwholesome investigation
of cruelty.
Tam Bất Thiện Tư Duy: Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại thiện tư
duy—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are
three kinds of unwholesome thought.
1) Dục tư duy: The unwholesome thought of sensuality.
2) Sân tư duy: The unwholesome of enmity.
3) Hại tư duy: The unwholesome of cruelty.
Tam Bất Thiện Tưởng: Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại bất thiện
tưởng—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are
three kinds of unwholesome perception.
1) Dục tưởng: The unwholesome perception of sensuality.
2) Sân tưởng: The unwholesome perception of enmity.
3) Hại tưởng: The unwholesome perception of cruelty.
Tam Bất Thối Chuyển: The three non-backslidings—Three kinds of non-retreat:
1) Vị bất thối: Không thối chuyển từ chỗ đã đạt: From position
attained—Non-retreat from position—Never receding from position attained.
2) Hạnh bất thối: Không thối chuyển từ những hành động thiện
lành đang theo đuổi: From line of good action pursued—Non-retreat from
practice—Never receding from a right course of action.
3) Niệm bất thối: Không thối chuyển trong thiền định: In
dhyana—Non-retreat from mindfulness—Never receding from pursuing a right line
of thought or mental discipline.
Tam Bất Tịnh Nhục: Three kinds of unclean flesh to a monk:
1) Mắt thấy giết: When he has seen the animal killed.
2) Tai nghe giết: When he has heard the animal killed.
3) Ngờ là người giết vì mình: When he has doubted that the
animal killed to offer to him.
Tam Bí Mật: See Tam Mật.
Tam Bình Đẳng: Tâm, Phật, chúng sanh là một—Mind, Buddha and the living
are one and universal.
Tam Bịnh: The three ailments:
(A)
1) Tham: Lust—Craving—Greed—For which the meditation on
uncleanness (Quán thân bất tịnh) is the remedy.
2) Sân: Anger—Hate—Ire—For which the meditation on kindness
(từ) and pity (bi) is the remedy.
3) Si: Stupidity—Ignorance—Unwilling to learn the truth—For
which the meditation on causality (Nhơn duyên) is the remedy.
(B)
1) Hủy báng Đại Thừa: Slander of Mahayana.
2) Phạm tội Ngũ nghịch: Commit the five gross sins (Xem Ngũ
nghịch).
3) Tu theo ngoại đạo: To practice outsider or heathen doctrine.
Tam Bố Thí: Three kinds of dana or charity:
1) Tài Thí: Tài thí gồm có ngoại tài (tiền bạc, vật chất) và
nội tài thí (mắt, tai, óc, v.v.)—Giving of goods includes outward (money, materials)
and inward giving (eyes, ears, brain, etc).
2) Pháp Thí: Nói pháp giảng kinh hóa độ quần sanh—Giving of the
doctrine—Giving of the dharma to preach or to speak Dharma to save sentient
beings.
3 Vô Úy Thí: Abhaya—Khi thấy ai sợ
sệt, hay đang trong cơn nguy hiểm, mà mình có thể an ủi vỗ về, hay đem sự vô úy
không sợ hãi lại cho người, là vô úy thí—Giving of courage or
fearlessness—Whenever we find someone who is frightened or encountered some
difficult circumstances, we try to comfort.
Tam Bồ Đề: Sambodhi—The insight, wisdom and assimilation of truth
essential to the higher attainment of Arhatship.
Tam Bộ Nhứt Bái: Three steps one bow.
Tam Cảnh: Theo Pháp Tướng Tông, đối tượng của thế giới bên ngoài in
hình bóng vào tâm thức gồm có ba loại cảnh. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong
Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, thì thuyết về ba loại cảnh có thể là xuất xứ từ
Na Lan Đà. Những bài kệ thông dụng của Pháp Tướng Tông lại hầu như có nguồn gốc
từ Trung Hoa, như sau: “Tâm cảnh bất tùy tâm. Độc ảnh duy tùy kiến. Đái chất
thông tình bản. Tánh chủng đẳng tùy ưng.” Bài kệ nầy giải thích bằng cách nào
mà ba loại cảnh liên hệ với nhiệm vụ chủ thể và bản chất nguyên bản ngoại tại.
Bạn có thể điên đầu trong khi tìm hiểu vì sao Duy Thức Học lại có cái gọi là
“thực thể nguyên bản.” Thực ra, đừng quên rằng mặc dù nó là thực thể ngoại tại,
nó lại là cái biểu lộ ra ngoài từ nơi thức. Đệ bát A Lại Da thức tự nó không
phải là thực thể cố định không thay đổi; nó luôn luôn biến chuyển từng sát na,
và được huân tập hay ghi nhận ấn tượng bằng tri nhận và hành động, nó trở thành
tập quán và hiệu quả trong sự biểu lộ ngoại tại. Nó giống như dòng nước chảy
không bao giờ dừng lại ở một nơi nào trong hai thời hạn tiếp nối nhau. Và chỉ
duy có dựa vào sự liên tục của dòng nước ta mới có thể nói về “dòng
sông”—According to the Dharmalaksana, the objects of the outer world (visaya),
which throw shadows on the mind-face are of three kinds. The theory of three
kinds of the object-domain may have originated from Nalanda, but the four-line
memorial verse current in the school is probably of Chinese origin. It runs as
follow: “The object of nature does not follow the mind (subjective). The
subject may be good or evil, but the object is always neutral. The mere shadow
only follows the seeing (subjective). The object is as the subject imagines. The object with the original substance. The character, seed, etc, are
various as occasions require. The object has an original substance, but the
subject does not see it as it is.”
This
four-line verse explains how the three kinds of the object-domain are related
to the subjective function and the outer original substance. One may be puzzled
in understanding how an idealism can have the so-called original substance. We
should not forget that though it is an outer substance it is after all a thing
manifested out of ideation. The eighth, the Alaya-consciousness itself, is not
an unchangeable fixed substance (dravya), but is itself ever changing
instantaneously (ksanika) and repeatedly; and, being ‘perfumed’ or having
impressions made upon it by cognition and action, it becomes habituated and
efficient in manifestation. It is like a current of water which never stops at
one place for two consecutive moments. It is only with reference to the continuity
of the stream that we can speak of a river. Let examine these three kinds
of object-domain:
1) Tánh Cảnh: Tri nhận tức thời, nghĩa là đối tượng có bản chất
nguyên bản và trình bày nó như là chính nó, cũng như năm đối tượng giác quan,
sắc, thinh, hương, vị, xúc, được tri nhận như vậy. Tiền ngũ thức và đệ bát A
Lại Da thức, tri nhận đối tượng theo cách nầy—The object domain of nature or
immediate perception, i.e., the object that has the original substance and
presents it as it is, just as the five objects of the sense, form, sound,
smell, taste and touch, are perceived as they are. The first five
sense-consciousnesses and the eighth, the store-consciousness, perceive the
object in this way.
2) Độc Ảnh Cảnh: Hay là ảo giác. Hình bóng chỉ xuất hiện tự nơi
tưởng tượng và không có hiện hữu thực sự. Lẽ dĩ nhiên, nó không có bản chất
nguyên bản, như một bóng ma vốn không có hiện hữu. Chỉ có trung tâm giác quan
thứ sáu hoạt động và tưởng tượng ra loại cảnh nầy—The object-domain of mere
shadow or illusion. The shadow-image appears simply from one’s own imagination
and has no real existence. Of course, it has no original substance as a ghost
which which does not exist at all. Only the six sense-center, functions on it
and imagines it to be.
3) Đối Chất Cảnh: Đối tượng có một bản chất nguyên bản nhưng
lại không được tri nhận đúng y như vậy. Khi đệ thất Mạt Na Thức nhìn lại nhiệm
vụ chủ thể của đệ bát A Lại Da Thức, nó xem thức nầy như là ngã. Nhiệm vụ chủ thể
của A Lại Da đệ bát thức có bản chất nguyên bản, nhưng nó không được đệ thất
Mạt Na Thức nhìn thấy y như vậy, và chỉ được xem như là ngã, mà thực tại thì
chỉ là ảo giác vì nó không phải là ngã—The object-domain with the
original substance. The object has an original substance and yet is not
perceived as it is. When the seventh, the thought-center, looks at the
subjective function of the eighth, the store-center, it considers that it is
self or ego. The subjective function of the eighth, the store-center, has its
original substance or entity, but it is not seen as it is by the seventh
consciousness and is regarded to be self or an abiding ego, which is in reality
an illusion since it is not self at all.
Tam Căn: Three cultivated levels—Mỗi căn trong lục căn đều có ba
khả năng khác nhau—Each of the six organs has three different powers:
1) Thượng Căn: Clever (high).
2) Trung Căn: Middle capacity (intermediate).
3) Độn căn: Dull (low).
Tam Cấu Nhiễm: Tam Độc—Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, có ba Cấu
Nhiễm—According to The Connected Discourses of the Buddha, Chapter Esanavaggo
(Searches), there are three defilers or stains:
1) Tham Cấu Nhiễm: Desire—Greed—The stain of lust.
2) Sân Cấu Nhiễm: Anger—Ire—The stain of hatred.
3) Si Cấu Nhiễm: Stupidity—Ignorance—The stain of delusion.
Tam Chân Như: Three aspects of Bhutatathata:
(A)
1) Vô tướng: Without form—Above the limitation of form.
2) Vô sinh: Without creation—Above the limit of creation.
3) Vô tánh: Without nature (soul)—Above the limit of a
soul.
(B)
1) Thiện pháp chân như: The bhutathatata as good.
2) Bất thiện pháp chân như: The bhutathatata as evil.
3) Vô ký pháp chân như: The bhutathatata as neither good nor
evil.
**For
more information, please see Chân Như.
Tam Chấp Thủ: Three attachments—Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong
Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, để chứng ngộ Nhất Thiết Không, người ta phải lìa
bỏ ba sự chấp thủ—According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of
Buddhist Philosophy, to realize Total-Voidness, one must do away with the
three attachments.
1) Chấp thủ vào giả Danh Tâm—Attachment to the temporary name:
Vạn hữu và vạn vật, vì hiện hữu như là sự kết hợp của những nhân quả được liệt
vào giả danh bởi vì không có cách nào để chỉ định hiện hữu biến chuyển của nó
ngoại trừ bằng tên gọi. Ta phải nhận ra rằng thật vô dụng khi bám chặt vào một
tự ngã mà thực sự nó chỉ là một tên gọi. Trước hết chúng ta phải từ bỏ sự chấp
thủ vào giả danh của mình—All beings and things, since they exist as the
combination of causations, are given temporary names, beause there is no way to
designate changing existence except by name. One must realize that it is
useless to be attached to a self which is in truth only an appellation. One
must first get rid of this attachment to one’s temporary name.
2) Chấp thủ vào Pháp Tâm—Attachment to all elements: Các pháp
là nền tảng mà tên giả danh khởi lên. Từ bỏ sự chấp thủ vào các pháp là chúng
ta phải chứng nhập không tánh như trên—The elements are the basis on which the
temporary name arises. To be rid of the attachment to the elements is to
realize their voidness.
3) Chấp thủ vào Không Tâm—Attachment to the Void itself: Khi chúng ta chứng ngộ không tánh của Ngã và Pháp, chúng ta tưởng chừng đã có
thể đạt được Nhất Thiết Không; kỳ thật, chúng ta vẫn còn có ý thức về Không
chẳng khác gì như có một sự thể nào đó đang hiện hữu. Không tâm nầy có thể xóa
bỏ khi người ta đi vào Diệt Tận Định (Nirodha-samapatti) hay vào Niết Bàn viên
mãn. Diệt tận Định, như ở nơi vị A La Hán, là một trạng thái trong đó tất
cả những tham dục đều bị xả ly; và Niết Bàn viên mãn, như ở trường hợp
của Đức Phật, là trạng thái trong đó tất cả những điều kiện của sự sống, tâm và
vật, đều bị diệt tận bằng sự giác ngộ, giống như bóng tối bị tiêu diệt bởi ánh
sáng; bởi vì Đức Phật đã đạt đến trạng thái Niết Bàn viên mãn, nơi đây
không còn những phẩm tánh phân biệt, và siêu viêu việt cả “Tứ Cú.”—When as
above, we have realized the voidness of both the individual self and of the
elements, we may sem to have attained Total Voidness, but the truth there still
remains the consciousness of the Void, and we are liable to be attached to the
idea of the Void as much as if it were something existent. This
void-consciousness can be removed when one enters into the Meditation of
Extinction (nirodha-samapatti or into Perfect Nirvana. The former is, as in an
Arhat, a state in which all passions we have been done away with, and the later
is as in the case of the Buddha, the state in which all conditions of life,
matter and mind, have been extinguished by virtue of Enlightenment as darkness
is extinguished by light, because the Buddha had attained the state of Perfect Nirvana which is in itself devoid of any extinguishing qualities
and he had transcended the “four arhument.
Tam Chiếu: So sánh giáo pháp nhà Phật với ba ánh chiếu của mặt trời;
một là ánh mặt trời trên đỉnh đồi, sau đó là ánh chiếu trong thung lũng và cuối
cùng là ánh chiếu trên vùng đồng bằng. Đức Phật thuyết giảng Hoa nghiêm để
chuyển hóa các đệ tử thành Bồ tát; sau đó Ngài giảng Tiểu thừa cho hàng Thanh
văn Duyên giác trong vườn Lâm Tỳ Ni, và sau cùng Ngài thuyết giảng Phương Đẳng
và Niết Bàn cho chúng sanh mọi loài—The Buddha’s teachings compare to the three
shinings of the sun; the sun first shining on the hill-tops, then the valleys
and plains. The Buddha first preached Avatamsaka sutra (Kinh Hoa Nghiêm)
transforming his chief disciples into bodhisattvas; second he preached Hinayana
sutras to sravaskas and Pratyeka-buddhas in the Limbini garden; third he
preached Vaipulya (Phương Đẳng) and Nirvana for all the living.
Tam Chủng: Three kinds, sorts, classes or categories.
Tam Chủng Ba La Mật: Ba loại Ba La Mật—Three kinds of Paramitas. Trong Kinh
Lăng Già, Đức Phật đưa ra ba loại Ba La Mật—In the Lankavatara Sutra, the
Buddha gave three kinds of Paramitas:
1) Xuất thế gian thượng thượng Ba La Mật—Paramitas of the
supreme ones of Bodhisattvas, relating to the future life for all: Các loại Ba
La Mật siêu thế gian trong ý nghĩa cao nhất được thực hành bởi một vị Bồ Tát
hiểu rằng thế giới được quan niệm một cách nhị biên do bởi cái tâm phân biệt và
vị ấy thoát khỏi những tưởng tượng sai lầm và những ràng buộc hư vọng như
tâm, hình tưởng, đặc tính, vân vân. Vị ấy thực hành đức hạnh bố thí chỉ
nhằm làm lợi cho tất cả chúng sanh hữu tình và đưa họ đến trạng thái tâm linh
hạnh phúc. Vị ấy thực hành trì giới mà không ra bất cứ điều kiện hay sự ràng
buộc nào, ấy là trì giới Ba La Mật của một vị Bồ Tát. Vị ấy biết được sự khác
biệt giữa chủ thể và đối tượng, nhưng vẫn yên lặng chấp nhận mà không khởi lên
bất cứ ý nghĩ nào về sự gắn bó hay tách rời nào, đó chính là nhẫn nhục Ba La
Mật của một vị Bồ Tát. Vị ấy tu tập một cách mạnh mẽ suốt ngày suốt đêm, hòa
mình theo mọi đòi hỏi của kỹ luật mà không khởi lên cái tâm phân biệt nào, đó chính là tinh tấn Ba La Mật. Vị ấy không chấp vào kiến giải về
Niết Bàn của các triết gia và thoát khỏi mọi sự phân biệt, đó chính là Thiền định
Ba La Mật. Còn về Bát Nhã Ba La Mật, vị ấy không sanh tâm phân biệt bên trong
mình, không nhìn thế giới bằng bất cứ loại hiểu biết hay phân tách nào, không
rơi vào nhị biên mà gây nên sự chuyển biến từ căn bản của tâm thức. Đó là không
đoạn diệt sự vận hành của nghiệp trong quá khứ, mà cố gắng tu tập để tạo ra một
trạng thái tự chứng—The Paramita that are super-worldly in the highest sense
are practiced by a Bodhisattva who understands that the world is dualistically
conceived, because of the discriminating mind, and who is detached from
erroneous imaginations and wrong attachments of all kinds, such as mind, form,
characters, etc. He would practice the virtue of charity solely to benefit
sentient beings and to lead them a a blissful state of mind. To practice
morality without forming any attachment to condition in which he binds himself,
this is his sila-paramita. Knowing the distinction between subject and object,
and yet quietly to accept it without waking any sense of attachment or
detachment, this is the Bodhisattva’s Kshanti-paramita. To exercise himself
most intently throughout the day and night, to conform himself to all the
requirements of discipline, and not to evoke a discriminating mind, this is his
Vyria-paramita. Not to cling to the philosopher’s view of Nirvana and to be
free from discrimination, this is his Dhyana-paramita. As to Prajna-paramita,
it is not to evoke a discriminating mind within oneself, nor to review
the world with any kind of analytical understanding, not to fall into dualism,
but to cause a turning at the basis of consciousness. It is not to destroy the
working of a past karma, but to exert oneself in the exercise of bringing about
a state of self-realization, this is Prajna-paramita.
2) Xuất thế gian Ba La Mật—Paramitas for Sravakas and
Pratyeka-buddhas relating to the future life for themselves: Loại Ba La Mật
siêu thế gian được chư Thanh Văn và Duyên Giác thực hành. Chư vị nầy chấp vào ý
niệm về Niết Bàn và quyết đạt cho được Niết Bàn bằng mọi giá. Họ cũng giống như
người thế gian bị ràng buộc vào sự hưởng thụ quy ngã—The super-worldly kind of
paramitas is practiced by Sravakas and Pratyekabuddhas who, clinging to the
idea of Nirvana, are determined to attain it at all costs; they are like the
worldly people who are attached to the enjoyment of egotism.
3) Thế gian Ba La Mật—Paramitas for people in general relating
to this world: Loại thế gian Ba La Mật được thực hành bởi những người thế gian
tầm thường, thường chấp vào ý niệm về “ngã” và “ngã sở;” họ không thể vùng
thoát khỏi những ràng buộc nhị biên như hữu và phi hữu, và tất cả những đức
hạnh mà họ thực hành đều được đặt căn bản trên ý niệm đạt một cái gì đó có tính
cách vật chất như là một sự đền đáp lại. Họ có thể đạt được một số khả năng tâm
linh nào đó và sau khi chết được sanh vào cõi Trời của Phạm Thiên—The worldly
kind of paramitas is practiced by worldly people who cling to the idea of an
ego and what belongs to it; they are unable to shake themselves off the fetters
of dualism such as being and non-being, and all the virtues they would practice
are based on the idea of gaining something material as a reward. They may gain
certain psychic powers and after death be born in the heaven of
Brahma.
Tam Chủng Bố Thí: Ba loại bố thí—Three kinds of dana or charity—See Tam Bố
Thí.
Tam Chủng Bồ Đề: Three kinds of bodhi.
(A)
1) Thanh Văn Bồ Đề: Bồ Đề mà hàng Thanh Văn đạt được—The
enlightenment of sravakas.
2) Duyên Giác Bồ Đề: Bồ Đề mà hàng Duyên Giác đạt được—The
enlightenment of Pratyeka-buddhas.
3) Phật Bồ Đề: Bồ Đề mà Phật đạt được—The enlightenment of
Buddhas.
(B)
1) Hành nguyện Bồ Đề Tâm: To start out for bodhi-mind to act
out one’s vows to save all living beings—See Hành Nguyện Bồ Đề Tâm.
2) Thắng Nghĩa Bồ Đề Tâm: Bodhi-mind which is beyond
description, and which surpasses mere earthly ideas—See Thắng Nghĩa Bồ Đề Tâm.
3) Tam Ma Địa Bồ Đề Tâm: Samadhi-bodhi mind—See Tam Ma Địa Bồ
Đề Tâm.
Tam Chủng Cảnh A Lại Da Thức: See A Lại Da Thức Tam Chủng Cảnh.
Tam Chủng Chấp Thủ: See Tam Chấp Thủ.
Tam Chủng Chỉ Quán: Ba loại chỉ quán—Three modes of entering dhyana (three
methods of attaining abstraction):
1) Tiệm Thứ Chỉ Quán: Trước cạn sau sâu, trước đơn giản sau
phức tạp, chẳng hạn như trụ tâm tại đỉnh mũi hay rốn, vân vân—Gradual, from the
shallow to the deep, from the simple to the complex, such as fixing the mind on
the nose, or navel, etc.
2) Bất Định Chỉ Quán: Đơn giản và phức tạp dung hòa lẫn nhau,
chẳng hạn như ngừng sự suy nghĩ khi nó vừa khởi lên—Irregular, simple and
complex mixed, such as stopping every thought as it arises.
3) Viên Đốn Chỉ Quán: Tức thì và toàn diện, nghĩa là trước và
sau không khác, trụ tư tưởng vào chỗ không có gì tự hiện hữu, mà hiện hữu do
nhân từ trước—Immediate and whole, such as dwelling on the thought that nothing
exists of itself, but from a preceding cause.
Tam Chủng Cúng Dường: Ba loại cúng dường—The three kinds of offerings—See Tam
Cúng Dường.
Tam Chủng Dục: Three kinds of desire—See Tam dục.
Tam Chủng Đà La Ni: Three kinds of Dharani—See Tam Đà La Ni.
Tam Chủng Đại Trí: Ba loại đại trí—Three kinds of major wisdom:
1) Tự đạt trí: Self-acquired, no master needed.
2) Tự tánh trí: Unacquired or natural.
3) Phổ trí: Trí hiểu biết rộng lớn nhờ tu tập thiền định—Universal
mind through practicing medtiation.
Tam Chủng Địa Ngục: Three kinds of hells:
1) Nhiệt địa ngục: Hot hells.
2) Hàn địa ngục: Cold hells.
3) Cô độc địa ngục: Solitary hells.
** See Địa Ngục.
Tam Chủng Đoạn: Three kinds of cutting-off, excision or bringing to an end
(Uccheda)—See Tam Đoạn.
Tam Chủng Giáo Tướng: See Tam Giáo Tướng.
Tam Chủng Hiện Hữu: Theo quan niệm Phật Giáo, vạn hữu sinh khởi do tâm, và chỉ
có tâm mà thôi. Nhứt là trong học thức “Duy Thức,” cái mà chúng ta gọi là hiện
hữu nó tiến hành từ thức mà ra. Theo Duy Thức Tông, mọi vật hiện hữu được xếp
tùy theo bản tánh của nó vào ba loại—According to the Buddhist idea, all things
are born from mind and consist of mind only. Especially in the idealistic
theory, what we generally call existence proceeds from consciousness. According
to the Mind-Only School, everything that exists is classified as to the nature
of its origin into three species:
1) Vọng Hữu Tánh: Parikalpita-laksana (skt)—Còn được gọi là
“Biến Kế Sở Chấp Tánh.” Những hiện hữu không thật vốn đồng thời không có một
bản thể, như ma quỷ chỉ hiện hữu trong sự tưởng tượng của con người chứ không
có trong thực tại—False existence, also called “Character of Sole Imagination.”
Those of false existence which are at the same time bereft of an original
substance (adravya), just like a ghost that exists merely in one’s imagination
but not in reality.
2) Giả Hữu Tánh: Paratantra-laksana (skt)—Còn được gọi là “Y
Tha Khởi Tánh.” Những hữu thể giả tạm hay nhất thời không có tánh thường tại,
như căn nhà được dựng bằng gỗ, gạch, ngói, vân vân. Nó chỉ hiện hữu bằng một
tràng tổng hợp những nhân duyên và không tự hữu. Nó không có thực tại thường
tồn—Temporary or transitory existence, also called “Character of Dependence
upon others.” Those of temporary or transitory existence, having no permanent
character (asvabhava), like a house that is built by timbers, stones, tiles,
etc. It exists only by a combination of causes or causal combination, and is
not self-existent. It has no permanent reality.
3) Chân Hữu Tánh: Parinispanna-laksana (skt)—Còn được gọi là
“Viên Thành Thật Tánh.” Những hữu thể chân thật, nghĩa là phi hữu trong ý nghĩa
cao nhất của danh từ nầy, xa lìa tất cả tướng không thật và giả tạm hay vô
tướng. Sự thực, cái nầy không phải là phi hữu mà là hiện hữu siêu việt. Tánh
nầy còn được gọi là “Bản Thể của tất cả” và chỉ có những người có trí tuệ siêu
việt mới thấu hiểu nó được. Tánh nầy tiêu biểu những gì còn sót lại sau khi hai
tánh trước đã bị loại bỏ—True existence, also called “Character of Ultimate
Reality.” Those of true existence, that is to say, non-existent in the highest
sense of the word, bereft of all false and temporary nature (alaksana). This
is, in truth, not non-existence but transcendental existence. This is also
called the “Substratum of all” and can be known only by a person of supreme
knowledge. It represents merely the remainder after the elimination of the
first two.
Tam Chủng Hương: Ba loại nhang—Three kinds of scents or incense.
1) Nhang làm bằng cành cây: Incense made from branches.
2) Nhang làm bằng rễ cây: Incense made from roots.
3) Nhang làm bằng bông: Incense made from flower).
Tam Chủng Hữu: Three kinds of existence—See Tam Hữu.
Tam Chủng Kiến Hoặc: Ba loại kiến hoặc—Three classes of delusive views or
delusions:
1) Thường hoặc: Nghi hoặc thông thường—Common delusions to
humanity.
2) Tụ hoặc: Trong khi tu tập thấy những điều nghi
hoặc—Delusions of the inquiring mind.
3) Thông thái hoặc: Nghi hoặc của những học giả thông
thái—Delusions of the learned and settled mind.
Tam Chủng Lạc Sanh: Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại lạc
sanh—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are
three kinds of happy rebirths.
1) Có những loài hữu tình trong quá khứ luôn luôn tạo ra thiền
định lạc hay sống trong sự an lạc, như các vị Phạm Chúng Thiên: There are
beings who continually produced happiness now dwell in happiness, such as the
devas of the Brahma group.
2) Có những loài hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng
thịnh với an lạc. Thỉnh thoảng họ thốt ra những câu cảm hứng ‘Ôi an lạc thay,’
như chư Quang Âm Thiên: There are beings who are overflowing with happiness, drenched
with it, full of it, immersed in it, so that they occasionally exclaim ‘oh what
bliss’ such as the Radiant Devas.
3) Có những loại hữu tình thấm nhuấn, biến mãn, sung mãn, hưng
thịnh với an lạc. Họ sống mãn túc với an lạc ấy, cảm thọ an lạc, như chư Biến
Tịnh Thiên: There are beings who are overflowing with happiness, drenched with
it, full of it, immersed in happiness, who supremely blissful, experience only
perfect happiness, such as the Lustrous Devas.
Tam Chủng Ma: Three types of demons—“Ma” tiếng Phạn gọi là mara, Tàu
dịch là “sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của
người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo
tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị
sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến niết bàn,
gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa
trong luân hồi sanh tử, gọi là ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy
rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong
Niệm Phật Thập Yếu, ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: phiền não ma,
ngoại ma và Thiên ma—“Demons” are called “mara” in Sanskrit. In Chinese, the
word has connotation of “murderer” because demons usually plunder the virtues
and murder the wisdom-life of cultivators. “Demons” also represent the
destructive conditions or influences that cause practitioners to retrogress in
their cultivation. Demons can render cultivators insane, making them lose their
right thought, develop erroneous views, commit evil karma and end up sunk in
the lower realms. These activities which develop virtue and wisdom and lead
sentient beings to Nirvana are called Buddha work. Those activities which
destroy good roots, causing sentient beings to suffer and revolve in the cycle
of Birth and Death, are called demonic actions. The longer the practitioner
cultivates, and the higher his level of attainment, the more he discovers how
wicked, cunning and powerful the demons are. According to Most Venerable Thích
Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, although there are
numerous demons, they can be divided into three types: demons of afflictions,
external demons and celestial demons.
1) Phiền Não Ma: Demons of Afflictions.
a) Phiền não ma chỉ cho các phiền não tham nhiễm, hờn giận, si
mê, khinh mạn, nghi ngờ, ác kiến; cho đến các thứ ma ngũ ấm, lục nhập, mười hai
xứ, mười tám giới. Loại ma nầy cũng gọi là nội ma, do lòng mê muội điên đảo sanh
ra, nên phải dùng tâm chân chánh sáng suốt giác ngộ mà giải trừ. Phàm phu tự
mình đã có những nghiệp riêng, lại do cộng nghiệp sống chung trong khung cảnh,
mà người xung quanh phần nhiều tánh tình hiểm ác, nghiệp chướng sâu dầy, nên dễ
động sanh phiền não. Có kẻ không chịu đựng nổi sự lôi cuốn của ngũ trần nên bị
sa ngã. Có người vì nghịch cảnh, khiến cho bi thương sầu não, chí tiến thủ tiêu
tan. Những sự việc nầy xui khiến người tu nhẹ thì ưu sầu, uất ức sanh đau bệnh;
nặng thì chán nãn bỏ đạo, hoặc phẫn chí tự tận; nguy hại hơn nữa, tất đến chỗ
đối với hàng xuất gia tại gia đều mất hết mỹ cảm, tránh xa chán ghét, sanh việc
khinh rẽ chê bai, không tin nhân quả, làm điều ác, rồi phải đọa tam đồ—These
demons represent the afflictions of greed, anger, resentment, delusion,
contempt, doubt and wrong views. They also include the demons of the Five
Skandas, the Six Entrances, the Twelve Sense Fields, and the Eighteen Elements.
These demons are also called “internal” as they created by topsy-turvy,
delusive states of mind. Therefore, they must be overcome by the bright,
enlightened mind. The human mind is easily moved, developing afflictions not
only because of personal karma but also because of the common karma of living
in an environment filled, for the most part, with evil beings. Some persons
cannot resist the attractions of the five Dusts and thus fall into evil ways.
Others, encountering adverse conditions, grow sad and mournful and lose their
determination to progress. Such developments depending on their severity,
render the cultivator despondent , indignant and ill, or worse still, cause him
to abandon the Buddhist Order or even to commit suicide out of despair. More
harmful still, they can lead to loss of respect and good will toward other
cultivators, sometimes even hatred and avoidance of clergy and lay people
alike. Loss of faith in cause and effect, bad karma and finally, descent upon
the three Evil Paths are the end result.
b) Muốn đối trị thứ ma nầy, hành giả phải quán xét phiền não là
hư huyễn, xao động, nóng bức, trói buộc, tối tăm, chỉ làm khổ cho người và
mình. Dứt phiền não, ta sẽ trở về chân tâm tự tại giải thoát, mát lặng sáng
trong, an vui mầu nhiệm. Đối với sự mê chấp từ năm ấm cho đến mười tám giới,
cũng nên quán như thế—To counteract these demons, the practitioner should
reflect that all afflictions are illusory, upsetting, suffocating, binding,
evil and conducive only to suffering for both himself and others. To eliminate
afflictions is to return to the True Mind, free and liberated, fresh and
tranquil, bright and clear, happy and at peace, transcendental and wondrous.
The cultivator should also meditate in the same way on all attachments, from
the Five Skandas to the Eighteen Elements.
· Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật bảo:
“Các ngươi chớ nên tham đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, dù thô hay dù tế.
Nếu mê đắm tham trước, Tất bị nó thiêu đốt: In the Lotus Sutra, Sakyamuni
Buddha said: “You should not be greedy and attached to gross and vile forms,
sound, smell, taste, touch and dharmas. If you do, they will burn you up.”
· Khi xưa Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ
Tát hỏi một vị Thiên nữ: “Ngươi xem mười tám giới như thế nào?” Thiên nữ đáp:
“Như thấy kiếp lửa đốt thế gian!” Đây là những lời cảnh giác để phá trừ loại ma
phiền não: Manjusri Bodhisattva once asked a female deity, “How do you see the
Eighteen Elements?” The deity replied, “They are similar to the eonic fire
burning up the whole world.” These are words of warning, reminding us to
eliminate the demons of afflictions.
· Phiền não ma hay nội ma, nếu không
chế phục được, tất sẽ chiêu cảm đến ngoại ma ở ngoài đến phá. Lời xưa nói:
“Trong cửa có tiểu nhơn, ngoài cửa tiểu nhơn đến. Trong cửa có quân tử, ngoài
cửa quân tử đến.” Lại như khi ăn trộm đào ngách muốn vào nhà, gia chủ hay được
tỏ ra bình tỉnh răn trách, tất nó phải sợ hãi bỏ đi. Nếu chủ nhà kinh sợ rối
rít năn nỉ, đó chính là thái độ khuyên rước trộm vào nhà vậy: If the demons of
afflictions or internal demons are not subdued, they will attract external
demons which wreak havoc. The ancient have said: “If inside the door there are
mean-spirited people, mean-spirited people will arrive at the door; if inside
the door there are virtuous, superior people, noble superior people will arrive
at the door.” As an example, when thieves try to enter a house through
the side door, if the owner calmly scolds them in a loud voice, they will
naturally be frightened and leave. If on the other hand, he is terrified and
panic-stricken, and begs them to desist, he will unwittingly be inviting them
into his house.
2) Ngoại Ma: External Demons—Ngoại ma là những loài ma quỷ thần
yêu mị bên ngoài. Người tu khi có đôi chút công phu, liền bị nó đến thử thách
phá khuấy. Loài nầy có thể chia thành ba hạng là bố ma, ái ma và não ma—External
demons take the form of various spirits, ghosts and deities. Once the
cultivator has reached a certain level of attainment, he will be subject to
demonic disturbances which will put him to the test. External demons may be
divided into three groups:
a) Bố Ma: Terrorizing Demons—Bố ma là loài ma ưa khủng bố làm
cho người kinh sợ. Thứ ma nầy thường hóa hình cọp, sói, rắn, rít, hoặc các loài
thú hung dữ kỳ lạ, hay hình ác quỷ ghê rợn để dọa nhát người tu. Những hình
tướng nầy biến huyễn vô cùng, hoặc không đầu, nhiều đầu, nhiều tay, nhiều mắt;
hoặc mình người đầu thú, mình thú đầu người, hoặc cầm khí giới, hoặc phung lửa
đỏ. Nếu hành giả kinh hãi, liền bị nó phá làm mất chánh niệm, lắm khi sanh điên
cuồng. Gặp cảnh nầy, nên nghĩ các tướng đều giả dối, ma chỉ có thể hủy diệt
huyễn thân chớ không thể phá hoại được chân tâm. Suy xét như thế rồi bình tĩnh
không sợ chết, an nhiên chuyên tâm niệm Phật hoặc trì chú, nó sẽ tự rút
lui—These are ghosts that like to frighten and terrorize people. They usually
take the form of tigers, wolves, deadly serpents, poisonous snakes or other
ferocious beasts or hallucinatory, diabolic apparitions to scare the
cultivator. Their forms change ad infinitum. They may have no head or many
heads, many hands, many eyes, or a half-human, half-bestial body. They may
brandish weapons or spit fire. If the practitioner is frightened, he loses his
right thought and often goes insane. Faced with these occurences, we should
reflect that all forms and marks are illusory, and that demons can only destroy
the illusory body, not the True Mind. Meditating this way, we should remain
calm and unafraid of death, peacefully concentrating on Buddha or Mantra
Recitation. The demons will then retrest of their own accord.
b) Ái Ma: Demons of Lust and Attachment—Ái ma là loài ma khích
động lòng ái dục cho đến tâm tham nhiễm cảnh ngũ trần. Chúng hóa hình nam, nữ
lõa lồ xinh đẹp; hoặc hình cha mẹ anh em, kẻ thân mến, cho đến thân Phật, Bồ
Tát tướng tốt trang nghiêm để khuyến dụ. Nếu người thích ăn ngon, chúng hóa sơn
hào hải vị, hương thơm ngào ngạt đem dâng; người ưa bảo vật, chúng hiện hình
thú lạ ngậm châu ngọc đến hiến tặng. Tùy tâm niệm hành giả ưa thích điều chi,
chúng liền hiện ra thứ ấy. Chúng có thể dùng ma lực khiến cho người tu được tà
định, tà trí, tài biện thuyết, phép thần thông biết quá khứ vị lai. Những kẻ
không hiểu cho là đã chứng đạo quả, thảy đều tin phục; song kỳ thật người kia
trong tâm điên đảo, chuyên làm phép quỷ mê hoặc thế gian—These are a type of
demon which excites a range of emotions, from lust to delusive attachment to
the realm of the five Dusts, i.e., this world. They take the appearance of
alluring, nude men and women or of parents, siblings or close relatives, as
well as of Buddhas and Bodhisattvas with beautiful, adorned features, in order
to entice the practitioner. If he is fond of good food, these demons bring him
succulent, fragrant dishes. If he likes diamonds or gold, they take the
appearance of strange animals holding precious stones in their mouths as
offerings. They cause whatever the practitioner desires to appear. They can
also use their psychic power to lead him into evil samadhi, evil wisdom and
eloquence, giving him the mystic power to know the past and the future. Those
who do not understand will mistake these occurences for evidence that the
practitioner has attained Enlightenment, and thus believe in and trust him. In
reality, however, the cultivator’s mind is upside down and he spends all his
time engaging in errant, demonic practices to deceive others.
· Có một nhà sư Việt Nam tu tại một
ngôi chùa bỏ hoang bên Lào. Trong khi thiền định ông thấy một nhóm mỹ nhân lõa
lồ, nắm tay nhau nhảy múa. Sư trấn định tâm không nổi, bèn thành khẩn niệm
Phật, tướng ấy liền tan—Once there was a Vietnamese monk cultivating at a
deserted temple in Laos. In one of his meditation sessions, he saw a group of
beautiful, ethereal women, all naked, holding hands and dancing around. The
monk, unable to calm his agitated mind, immediately recited the Buddha’s name
in all earnestness. Only then did this scene disappear.
· Một câu chuyện khác—Another
story—Khi xưa bên Trung Quốc có một vị sư đang tham thiền, nhân khi trời lạnh
bụng đói, động niệm tưởng ăn; sư liền thấy một thiếu phụ bưng thức ăn đến cúng
dường. Thiếu phụ quỳ xuống sớt đồ ăn vào bát, thỉnh sư nên dùng liền kẻo nguội
mất ngon. Sư vì đói muốn thọ dụng ngay, nhưng nghĩ chưa đến giờ thọ trai, nên
nhẫn nại bảo hãy tạm để một bên, chờ đúng giờ sẽ ăn. Thiếu phụ nghe nói, có vẻ
hờn giận bỏ đi. Giây lâu sau đúng ngọ, sư giở bát ra thấy trong ấy toàn là dòi
bò lúc nhúc. Chừng ấy ông mới tỉnh ngộ, biết vừa động sanh vọng niệm, liền rước
lấy cảnh ma; may nhờ có chút định lực mới khỏi ăn đồ dơ và phạm giới sát—Once
in China, there was a monk seated in meditation. Because he was cold and
hungry, the thought of food arose in his mind. He suddenly saw a woman
presenting him with an offering of food. The woman knelt, put food in his bowl,
and respectfully asked him to eat immediately, before the food grew cold and
lost all taste. The monk, being hungry wanted to eat at once but remembering
that it was not yet noontime, he patiently told her to put the bowl aside for
the time being. The woman left, appearing angry and upset. Some time later, at
noon, he uncovered the bowl to discover that it was full of worms, crawling all
around. He then understood that his false thought of food had attracted the
demonic apparitions. Thanks to his self-restaint and power of concentration,
however, limited, he avoided consuming the dirty food and violating the precept
against killing.
· Lại cũng một vị sư tu thiền trong
núi, thấy mình lẻ loi cô quạnh, nên sanh vọng tưởng muốn được một ít người cùng
ở chung cho vui. Vừa đâu có bà lão dẫn hai cô gái trẻ đẹp, bảo nhà ở dưới làng
chân núi, tìm đến am tranh cầu xin dạy đạo. Vị Tăng ban đầu không nghi ngờ,
liền thuyết pháp khai thị. Tới lui như thế lâu ngày, một hôm bà lão bạch sư xin
cho hai cô gái làm thị giả lo việc giặt giủ cơm nước cho sư đỡ cực nhọc. Sư
nghe nói thoáng sanh lòng nghi, liền nghiêm trách từ chối. Ba người tỏ vẻ hờn
thẹn bỏ đi. Sư lén theo dõi qua một khúc quanh bỗng chợt mất bóng, sư đến xem
thì đã cùn đường, lại không có nhà cửa chi cả, chỉ thấy ba gốc cổ thụ, một to
hai nhỏ. Sư suy nghĩ biết đây là yêu tinh cổ thụ, muốn đem búa chặt đốn hoặc
nổi lửa thiêu đốt để dứt trừ hậu hoạn. Vừa nghĩ đến đó bỗng thấy ba người hiện
ra cầu sám hối và xin tha mạng. Thế mới biết tâm yên cảnh lặng, vọng khởi ma
sanh, người tu phải ghi nhớ điều nầy—Yet another story concerns a Zen monk who
practiced in a deserted mountain area. Lonely and isolated, he had a deluded
thought, wishing to have some fellow-cultivators practicing along with him to
make life more bearable. Immediately, an old woman appeared from nowhere,
leading two beautiful young girls by the hand, who, she said, lived in the
village down in the valley. They had come, they claimed , to seek guidance in
the Way. The monk, unsuspicious, immediately gave a Dharma talk to the group.
One day, after many such visits over a period of time, the old woman
respectfully requested that the two girls be allowed to become attendants
to the monk and relieve him of his daily chores. The monk, hearing this, became
suspicious. He reprimanded the old woman severely and refused the offer. The
three women left, apparently angry and ashamed. The monk, intrigued, followed
them discreetly until they disappeared around a bend in the road. When he
reached the spot, he found it was a dead end with no habitation or anything
else around, except for three very old trees, one big tree and two small ones.
He thought it over and realized that he had been tested . A fleeting thought
occurred to him, that he should cut down the trees, start a bonfire, and burn
them into ground. At that moment, the three women reappeared, repentant,
begging him to forgive them and spare their lives. Therefore, the cultivator
should remember: when the mind is still, all realms are calm; when delusion
arises, demons are born.
c) Não Ma: Nuisance Demons.
· Não ma là loại ma chuyên phá rối,
làm não loạn người tu. Có giống tinh mị mỗi loài đến theo giờ của nó, đại khái
mỗi giờ có ba loài, mười hai giờ thành ba mươi sáu loài tinh thú. Như giờ Dần
đến, tất là loài cọp, beo, gấu; giờ Mẹo đến là loài mèo, thỏ, cáo; giờ Thìn là
loài, rồng, cá, thuồng luồng…Theo trong Tọa Thiền Chỉ Quán có thứ quỷ Du Lạp
Kiết Chi, Tàu gọi là Đôi Dịch, đầu mặt như cây đàn tỳ bà, bốn mắt hai miệng,
thường ưa khuấy động phá rối người tu. Chúng chờ khi người tu đang tụng niệm,
hóa ra sâu trùng, hoặc bò lên khắp đầu mặt, hoặc chun vào miệng, lỗ mũi, mắt,
lỗ tai; hoặc chui vào nách, bụng của hành giả mà cắn chích. Đôi khi chúng kêu
vang vào lỗ tai, làm thành tiếng ồn ào, nhức óc; hoặc chợt ôm giữ người, quơ
tìm thì không đụng thấy. Chúng còn hóa ra cảnh ngũ trần hoặc thuận, hoặc
nghịch, hoặc không thuận nghịch, biến huyễn khôn lường, làm cho hành giả loạn
động chẳng biết đâu mà nhận thức, dễ mất định tâm. Muốn đối trị với ba mươi sáu
loài tinh thú, cứ theo giờ kêu tên của nó mà quở trách; với ma Đôi Dịch, nên
tụng tam quy ngũ giới hoặc giới bổn, bởi chúng là thứ quỷ phạm tội phá giới.
Làm như thế chúng liền ẩn mất. Hoặc cách đối trị tổng quát là nên nhiếp tâm vào
chánh định, hay chuyên chỉ trì chú niệm Phật, chúng sẽ tan biến—This type of
demon concentrates on harassing and disturbing the practitioner. There is a
certain species of spirits and ghosts which can be subdivided into many types,
each appearing at a fixed time of the day. In general, each hour has three
types of spirits. For example, during the period between seven and nine in the
morning, they take the appearance of dragons, fish, and serpent-like creatures.
In his commentaries Samatha and Vipassana for Beginners, the Patriarch Chih-I
mentioned a type of demon with a face like a pear-shaped lute, four eyes and
two mouths, which enjoys disturbing cultivators. Waiting for the individual to
begin to practice, it takes the form of worms or tiny insects and crawls all
over his head and face, penetrates into his mouth, nose, eyes and ears, or goes
under his armpits or belly to sting him. At other times it shouts loudly into
the practitioner’s ears, creating a great disturbance and giving him a
headache; or it suddenly embraces him tightly. If the practitioner attempt to
seize it in return, nothing is there. This type of nuisance demon also causes
scenes of the five Dusts to appear, either favorable or unfavorable, or neither
favorable nor unfavorable. Such transformations are countless and can cause the
practitioner to become agitated. As he does not know what to make of all this,
he loses his concentration. The general way to subdue these nuisance demons is
to “gather” the mind in correct samadhi or diligently recite mantras or the
Buddha’s name, they will then all disappear.
· Ngoại ma còn là những ma bàng môn tả
đạo. Những vị kiếp trước hoặc kiếp nầy đã từng tu theo ngoại đạo, sau trở lại
quy y Phật pháp; hoặc những vị tuy chỉ nương về Tam Bảo, nhưng xưa kia ông bà
cha mẹ đều theo bàng môn tả đạo, thường hay bị ngoại ma phá rối. Bởi lối tu của
ngoại đạo đều không rời phiền não hữu lậu, còn trong vòng tự cao chấp ngã, tham
đắm quyền danh, nên hàng ngoại đạo hay quy tụ bè phái, không muốn cho người có
ít nhiều liên hệ với phe mình tu theo đạo khác: External demons also include demons
belonging to externalist cults and other false or quasi-Buddhist sects; or
practitioners who have belonged to cults in this or previous lives but have now
converted to Buddhism, as well as those who are themselves Buddhists but who
come from families formerly active in other faiths and cults, tend to be
bothered by external demons. This is because the cultivation methods of
externalists are within the realm of worldly afflictions and are tainted
with pride, ego attachment, power and fame. Therefore, they stick together and
do not want people connected with them in some way to follow other
teachings.
3) Thiên Ma: Celestial Demons.
a) Thiên ma là loại ma ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại, thuộc tầng
thứ sáu của trời Lục Dục. Loại ma nầy có phước báo, hưởng sự vui mầu nhiệm cao
tột của ngũ trần, cho đó là cảnh khoái lạc tuyệt đối, nắm quyền hạn về dục
nhiễm, không muốn ai thoát khỏi phạm vi ấy. Khi hành giả đạt đến mức tu khá
cao, tâm quang phát lộ, ánh sáng chiếu thấu lên cõi trời Tha Hóa làm cho cung
điện ma rung động, chúng liền phát giác và vì sợ e có người giải thoát,
quyến thuộc mình sẽ giảm bớt đi, nên tìm cách phá hoại. Chúng hiện ra nhiều
cảnh, hoặc hăm dọa, hoặc khuyến dụ, hoặc giúp sức cho tà định tà trí cùng thần
thông cốt để gạt gẫm; lại thay phiên nhau rình rập không giây phút nào
rời để chờ cơ hội thuận tiện. Nếu hành giả có một niệm sơ hở, liền bị
chúng ám nhập, xúi dục làm những điều trái đạo đức, đời tu kể như đã hư tàn:
This refers to the type of demon that resides in the Sixth Heaven, also called
the Heaven of Free Enjoyment of Others’ Emanations. This type of demon
possesses merits and blessings and enjoys the highest heavenly bliss in the
Realm of desire, of which our world is but a small part. They then mistake such
happiness and bliss as ultimate, and do not wish anyone to escape their
influence. When a practitioner has attained a fairly high level of cultivation,
his mind-light develops and shines up to the realm of the Sixth Heaven. It is
then discovered by the celestial demons, who seek ways to sabotage his
cultivation. Such action can take many forms, threatening or cajoling, or even
helping the practitioner attain false samadhi “wisdom” and spiritual power,
with the aim of ultimately deceiving him. These demons take turns watching the
practitioner constantly and without interruption, waiting for the opportunity.
If the practitioner has a delusive thought, they pounce on him or steer him
toward things contrary to the Way. The practitioner’s entire lifetime of
cultivation is then over, for all practical purposes.
b) Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ Tát đã từng khuyên
dạy: “Trong khi hành giả tịnh tu, thường bị các thiên ma, ngoại đạo, hoặc quỷ
thần làm não loạn. Chúng hiện các hình tướng ghê rợn để khủng bố, hoặc tướng
nam nữ xinh đẹp để quyến rũ. Có khi chúng hiện thân Phật, Bồ Tát hay chư Thiên
đẻ các tướng trang nghiêm; hoặc nói các môn đà la ni; hoặc nói pháp bố thí, trì
giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ; hoặc nói các pháp bình đẳng,
không, vô tướng, vô nguyện, khen ngợi cảnh không oán không thân, không nhân
không quả, cứu cánh rỗng không vắng lặng, bảo đó là chân niết bàn. Hoặc chúng
làm cho hành giả biết đời trước của mình, suốt việc quá khứ vị lai, thấu rõ tâm
niệm của mọi người, cho đến được biện tài vô ngại. Chúng khiến người tu tham
luyến danh lợi thế gian, tánh tình thất thường, hay giận, hay cười, ưa ngủ,
nhiều bệnh, dễ xót thương xúc cảm, có khi rất tinh tấn, lắm lúc lại trễ nải
biếng nhác. Hoặc chúng xui hành giả sanh tâm nghi ngờ không tin, nhiều lo nghĩ,
bỏ pháp tu căn bản trở lại tu các tạp hạnh, đắm nhiễm những việc triền phược ở
thế gian. Hoặc chúng làm cho hành giả được một ít phần tương tợ như tam muội,
có thể ở trong định từ một ngày cho tới bảy ngày, thân tâm an vui không biết
đói khát; song đó là do sức tà chứng của ngoại đạo gia bị, không phải chân tam
muội. Hoặc lại khiến cho hành giả ăn uống không chừng độ, khi nhiều khi ít, sắc
mặt biến đổi luôn. Khi gặp những cảnh như trên, người tu phải dùng trí tuệ quán
sát, gắng giữ chánh niệm, đừng sanh tâm chấp trước mà lạc vào lưới tà. Phải
kiên trì như thế mới xa lìa được ma chướng.”—In the Awakening of Faith, the
Patriarch Asvaghosha admonished: “There may be some disciples whose root of
merit is not yet mature, whose control of mind is weak and whose power of
application is limited, and yet who are sincere in their purpose to seek
enlightenment, these for a time may beset and bewildered by maras and evil
influences who are seeking to break down their good purpose. Such disciples,
seeing seductive sights, attractive girls, strong young men, must constantly
remind themselves that all such tempting and alluring things are mind-made;
and, if they do this, their tempting power will disappear and they will no
longer be annoyed. Or, if they have vision of heavenly gods and Bodhisattvas
and Buddhas surrounded by celestial glories, they should remind themselves
that those, too, are mind-made and unreal. Or, if they should be uplifted
and excited by listening to mysterious Dharanis, to lectures upon the
paramitas, to elucidations of the great principles of the Mahayana, they must
remind themselves that these also are emptiness and mind-made, that in their
essence they are Nirvana itself. Or, if they should have intimations within
that they have atained transcendental powers, recalling past lives, or
foreseeing future lives, or, reading others’ thoughts, or freedom to visit
other Buddha-lands, or great powers of eloquence, all of these may tempt
them to become covetous for worldly power and riches and fame. Or, they may be
tempted by extremes of emotion, at times angry, at other time joyous, or
at times very kind-hearted and compassionate, at other times the very opposite,
or at times alert and purposeful, at other times indolent and stupid, at times
full of faith and zealous in their practice, at other times engrossed in other
affairs and negligent. All of these will keep them vacillating, at times
experiencing a kind of fictitious samadhi, such as the heretics boast of, but
not the true samadhi. Or later, when they are quite advanced they become
absorbed in trances for a day, or two, or even seven, not partaking of
any food but upheld inward food of their spirit, being admired by their
friends and feeling very comfortable and proud and complacent, and then later
becoming very erratic, sometimes eating little, sometimes greedily, and the
expression of their face constantly changing. Because of all such strange
manifestations and developments in the course of their practices,
disciples should be on their guard to keep the mind under constant
control. They should neither grasp after nor become attached to the
passing and unsubstantial things of the senses or concepts and moods of the
mind. If they do this they will be able to keep far away from the hindrances of
karma.”
c) Kết lại, chỉ có hai loại ma là nội ma và ngoại ma; Thiên ma
cũng thuộc về loài ngoại ma. Nhưng sở dĩ lập Thiên ma thành một loại riêng, là
vì muốn cho hành giả lưu ý đến sự phá hoại nguy hiểm tinh vi của nó. Ngoài
phiền não ma, ngoại ma, Thiên ma như trên, trong kinh còn nói đến bệnh ma và tử
ma. Bởi cơn đau bệnh thường làm cho hành giả tiêu giảm công phu, lại tu chưa
đến đâu rồi chết có thể khiến người thối thất đạo quả, nên mới gọi là ma. Nhưng
bệnh ma và tử ma đại ý chí sự chướng ngại của bệnh và chết thuộc về thân tứ đại
trên đường tu, không có tính cách phá hoại khuấy rối để giết hại đạo tâm theo
đúng nghĩa của ma—In summary and as a further generalization, there are only
two types of demon, internal and external. Celestial demons are within the
category of external demons; however, we described them separately to alert the
practitioner to the dangerous, subtle havoc they can cause. In addition to the
demons of afflictions, external demons and celestial demons described above,
Buddhist sutras also mention “disease demons” and the “demons of death.” For
disease will usually wither the practitioner’s efforts, while death in the
midst of cultivation can make him retrogress. Thus, disease and death are
called demons. In general, they represent obstacles to the way that affect the
physical body, but they cannot harm and destroy the Bodhi-Mind in the true
sense of the word “demon.”
d) Sức tu của người thời nay phần nhiều bị phiền não ma hoặc
ngoại ma phá hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma nầy chỉ đến với
những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có hy
vọng thoát khỏi. Trong Kinh Lăng Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, Đức
Phật khuyên các hành giả tham thiền nên kiêm trì mật chú, để được nhờ thần lực
gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định. Ấn Quang Đại Sư đã bảo: “Mới
xem qua dường như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ
sâu mới thấy kinh nầy vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế?
Bởi bậc đã chứng đệ tam Thánh quả A Na Hàm mà còn có thể bị ma cảnh làm cho
thối đọa, thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bậc thêm tánh cách trọng
yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của Đức A Di Đà không còn nạn ma nữa.”—Considering
the level of cultivation of today’s practitioners, they generally face
harassment only from demons of afflictions or external demons. Such cultivators
are not advanced enough to arouse opposition from celestial demons. However,
should the latter set their minds to destroying someone, that person has little
hope of escaping harm, unless his cultivation is examplary. In the Surangama
Sutra, Sakyamuni Buddha, out of compassion for cultivators faced with many
dangers along the Way, advised those who practiced meditation to recite mantras
at the same time. This would enable them to rely on the power of the Buddhas to
escape harm from demons and achieve correct samadhi. The Patriarch Yin Kuang
once said: “At first glance, it would appear that the Surangama Sutra has a different
viewpoint from Pure Land. However, upon closer scrutiny, that sutra, in its
essence, actually praised and commended the Pure Land School. Why is this so?
It is because, if even those who have attained the third level of sagehood can
suffer retrogression caused by demons, we can see the crucial importance of
Buddha Recitation and rebirth in the Pure Land: in the gathering and helping
light of the Lord Amitabha Buddha, there is no more danger of demons.
e) See Năm Điều Kiện Cần Thiết Để Thành Công Của Người Tu
Thiền.
f) Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã
Minh Bồ Tát sau khi kết hợp tổng quát về tinh yếu của pháp Đại Thừa, và trình
bày xong đường lối tu tập, Ngài đã bảo: “Cõi Ta Bà phiền não cang cường, chánh
tín khó vững, không thường được gặp Phật nghe pháp, đường tu nhiều hiểm nạn
chướng duyên. Nên biết Đức Như Lai có phương tiện thù thắng, dạy cầu sanh về
cõi Tịnh Độ ở Tây Phương. Như trong khế kinh nói ‘nếu chuyên tâm niệm Phật A Di
Đà, đem công đức tu hồi hướng cầu sanh Tây Phương, thì sẽ được về thế giới Cực
Lạc, thường thấy Phật nghe pháp, không còn thối chuyển. Nếu hành giả y theo
đường lối tu nầy, quyết định sẽ được vào chánh định tụ.”—In the Awakening of
Faith, after summarizing the essential points of Mahayana doctrine and explaining
the path of cultivation, the Patriarch Asvaghosha added: “Next, suppose there
is a man who learn this teaching for the first time and wishes to seek the
correct faith but lacks courage and strength. Because he lives in this world of
suffering, he fears that he will not always be able to meet the Buddhas and
honor them personally, and that faith being difficult to perfect, he will be
inclined to fall back. He should know that the Tathagathas have an excellent
expedient means by which they can protect his faith: that is, through the
strength of wholehearted meditation-recitation on Amitabha Buddha, he will in
fulfillment of his wishes be able to be born in the Buddha-land beyond, to see
the Buddha always, and to be forever separated from the evil states of existence.
It is as the sutra says, ‘if a man meditates wholly on Amitabha Buddha in the
world of the Western Paradise and wishes to be born in that world, directing
all the goodness he has cultivated toward that goal, then he will be born
there.’ Because he will see the Buddha at all times, he will never fall back.
If a cultivator follows this path, he will be able to be born there in the end
because he abides in the correct
samadhi.”
Tam Chủng Nhân: Three kinds of people—See Nhị Chủng Nhân.
Tam Chủng Nhẫn Hành: Three kinds of patience or forbearance—See Tam nhẫn.
Tam Chủng Pháp Thân: Three kinds of dharmakaya—See Tam Pháp Thân.
Tam Chủng Phật Tử: Có ba loại Phật tử—There are three kinds of Buddhist
followers:
1) Ngoại Tử: Người chưa tin đạo—External sons, who have not yet
believed.
2) Thứ Tử: Người theo Tiểu Thừa—Secondary sons, or Hinayanists.
3) Chân Tử: Người theo Đại Thừa—True sons, or Mahayanists.
Tam Chủng Quán Đảnh: Ba loại quán đảnh—Three kinds of baptism—Every Buddha baptizes
a disciple by either one of the below three kinds:
(A) Theo truyền thống Đại Thừa—Mahayana Tradition:
1) Ma đảnh quán đảnh: Every Buddha baptizes a disciple by
laying a hand on his head.
2) Thọ ký quán đảnh: Buddhas baptizes a disciple by predicting
Buddhahood to him.
3) Phóng quang quán đảnh: Buddhas baptizes a disciple by
revealing his glory to him to his profit.
(B) Theo truyền thống Mật Giáo—Tantric Tradition:
1) Sái Thủy Quán Đảnh: To sprinkle the head with water.
2) See (A) (2).
3) See (A) (3).
Tam Chủng Quang Minh: Ba loại ánh sáng—Three kinds of light:
1) Ngoại quang: External light (sun, moon, stars, lamps, etc).
2) Pháp quang: Dharma light or light of right teaching and
conduct.
3) Phật quang: The effulgence or bodily halo emitted by
Buddhas, Bodhisattvas and devas,
Tam Chủng Sa Di: Ba loại Sa Di dựa theo tuổi tác—Three kinds of Sramanera
which are recognized according to age:
1) Khu Ô Sa Di: Sa Di đuổi quạ, tuổi từ 7 đến 13 (đủ khả năng
đuổi quạ)—“Drive away crows” Sramanera, age from 7 to 13, old enough to drive
away crows.
2) Ứng Pháp Sa Di: Sa Di Ứng Pháp, tuổi từ 14 đến 19, đủ khả
năng thực hành theo Phật pháp—One who is able to respond to or follow the
doctrine, age from 14 to 19.
3) Sa Di: Tuổi từ 20 đến 70—Sramanera, age from 20 to 70.
Tam Chủng Sám Hối Pháp: Ba loại sám hối—Three modes of repentance:
1) Vô sinh sám hối: To meditate on the way to prevent
wrong thoughts and delusions—See Vô Sanh Hối.
2) Thủ tướng sám hối: To seek the presence of the Buddha to rid
one of sinful thoughts and passions—See Thủ Tướng Sám.
3) Tác pháp sám: In proper form to confess one’s breach of the
rules before the Buddha and seek remission—See Tác Pháp Sám.
Tam Chủng Sắc: Ba loại sắc—Three kinds of rupa (appearance or object):
(A)
1) Hiện sắc: Visible objects (body, face).
2) Ẩn sắc: Invisible objects (sound, voice).
3) Trừu tượng sắc: Immaterial or abstract objects.
(B)
1) Sắc: Color.
2) Tướng (hình thể): Shape.
3) Phẩm chất: Quality.
Tam Chủng Sinh Ái Dục: Ba nguồn gốc gây nên dục vọng và ảo tưởng—Three sources or
causes of the rise of the passions and illusions:
1) Tưởng sinh: The mind or active thought.
2) Tướng sinh: The objective world.
3) Lưu chú sinh: Constant interaction, or the continuous stream
of latent predispositions.
Tam Chủng Tam Thế: See Tam Thế.
Tam Chủng Tâm Khổ: Three kinds of mental distress (tham: desire, sân: hatred,
si: stupidity)—See Tam Độc.
Tam Chủng Tầm Cầu: Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, có ba loại tầm
cầu—According to the Connected Discourses of the Buddha, Chapter Esanavaggo
(Searches), there are three kinds of searches:
1) Tầm Cầu Về Dục: The search for sensual pleasure.
2) Tầm Cầu Về Hữu: The search for existence.
3) Tầm Cầu Về Phạm Hạnh: The search for a holy life.
Tam Chủng Thanh Tịnh: Ba loại thanh tịnh của Bồ Tát—Three purities of a
bodhisattva—See Tam Thanh Tịnh.
Tam Chủng Thân: See Tam Thân.
Tam Chủng Thân Khổ: Three dukhas or afflictions of the body:
1) Già: Old age.
2) Bịnh: Sickness.
3) Chết: Death.
Tam Chủng Thị Đạo: Ba cách dẫn dắt—Three ways in which bodhisattvas manifest
themselves for saving those suffering the pains of hell:
1) Thần biến thị đạo: Dùng thân nghiệp dẫn dắt—Physically, by
supernatural powers, change of form.
2) Giáo giải thị đạo: Dùng khẩu nghiệp (lời nói) mà dẫn
dắt—Orally, by moral exhortation.
3) Ký thuyết thị đạo: Lúc nào cũng ghi nhớ và tìm đủ mọi cách
mả giảng giải bằng ý nghiệp—Mentally, through powers or memory and
enlightenment.
Tam Chủng Thiên: Ba loại trời—Thre kinds of heaven:
(A)
1) Tự thiên: Heaven by name or title (divine king, son of king,
etc).
2) Tái sanh thiên: Heaven as a place of rebirth (the heavens of
the gods).
3) Tịnh Phật thiên: Cung trời nơi chư Phật đồng cư—The pure
Buddha-land.
(B)
1) Danh Thiên: Thiên vương hay thiên tử, vua trong loài
người—Famous rulers on earth
2) Sanh Thiên: Thiên thú trong lục thú (từ vương thiên đến phi
tưởng thiên)—The highest incarantions of the six paths.
3) Tịnh Thiên: Cõi của các bậc Thánh giả từ Thanh Văn đến Duyên
Giác, đã diệt trừ hết phiền não cấu chướng—The pure or the saints, from Sravakas
to Pratyeka-buddhas.
Tam Chủng Thiện Căn: Ba loại thiện căn—Three kinds of good roots:
1) Bố thí: Almsgiving.
2) Bi mẫn: Mercy.
3) Trí huệ: Wisdom.
Tam Chủng Thiện Tâm: Ba điều thiện nơi tâm—Three good deeds of the mind:
1) Không tham lam: Not to be greedy.
2) Không sân hận: Not to be angry.
3) Không si mê tà kiến: Not to be ignorant with wrong
views.
Tam Chủng Thiện Thân: Ba điều thiện nơi thân—Three good deeds of the body:
1) Không sát sanh: Not to kill any living beings.
2) Không trộm cắp: Not to steal any properties of others.
3) Không tà dâm: Not to commit adultery.
Tam Chủng Thiện Tri Thức: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu,
người đả thất chuyên tu (chuyên tu bảy ngày trong thất), phải có ba bậc thiện
tri thức—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism
in Theory and Practice, in conducting a seven-day retreat, one can either
practice alone, to attain purity more easily, or with many other cultivators.
There are three types of good spiritual advisors:
1) Giáo Thọ Thiện Tri Thức: Teaching Spiritual Advisor—Giáo thọ
thiện tri thức là vị thông hiểu Phật pháp và có kinh nghiệm về đường tu để
thường chỉ dạy mình; hay mình đến để thỉnh giáo trước và sau khi kiết thất.
Trong trường hợp nhiều người đồng đả thất, nên thỉnh vị giáo thọ nầy làm chủ
thất, mỗi ngày đều khai thị nửa giờ hoặc mười lăm phút—This is someone
conversant with the Dharma and experienced in cultivation. The retreat members
can have him follow their progress, guiding them throughout the retreat, or
they can simply seek guidance before and after the retreat. When several
persons hold a retreat together, they should ask a spiritual advisor to lead
the retreat and give a daily fifteen-to-thirty-minute inspirational talk.
2) Ngoại Hộ Thiện Tri Thức: Caretaking Spiritual Advisor—Đây là
một hay nhiều vị ủng hộ bên ngoài, lo việc cơm nước, quét dọn, cho hành giả
được yên vui tu tập. Thông thường, vị nầy thường được gọi là người hộ thất—This
refers to one or several persons assisting with outside daily chores such as
preparing meals or cleaning up, so that on retreat can cultivate peacefully
without distraction. Such persons are called “Retreat assistant.”
3) Đồng Tu Thiện Tri Thức: Common Practice Spiritual
Advisor—Đây là những người đồng tu một môn với mình, để nhìn ngó sách tấn lẫn
nhau. Vị đồng tu nầy có thể là người đồng kiết thất chung tu, hoặc có một ngôi
tịnh am tu ở gần bên mình. Ngoài sự trông nhìn sách tấn, vị đồng tu còn trao
đổi ý kiến hoặc kinh nghiệm, để cùng nhau tiến bước trên đường đạo. Lời tục
thường nói: “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn” là ý nghĩa nầy—These are persons
who practice the same method as the individual(s) on retreat. They keep an eye
on one another, encouraging and urging each other on. These cultivators can
either be participants in the same retreat or cultivators living nearby. In
addition to keeping an eye out and urging the practitioners on, they can
exchange ideas or experiences for the common good. This concept has been
captured in a proverb: “Rice should be eaten with soup, practice should be
conducted with friends.”
Tam Chủng Thường: Ba phẩm chất thường hằng của Phật—A Buddha in his three
eternal qualities:
1) Bổn tánh thường: Buddha nature or Dharmakaya.
2) Bất đoạn thường: Buddha’s unbroken eternity or Sambhogakaya.
3) Tương tục thường: Buddha’s continuous and eternally varied
forms or Nirmanakaya.
Tam Chủng Tinh Tấn: Theo Luận Thành Duy Thức, có ba loại tinh tấn—According to
the Consciousness Only Sastra (Mind-Only-Sastra), there are three kinds of
virya:
1) Bộ Giáp Tinh Tấn: Luôn mặc áo đại giáp của Bồ tát, không còn
sợ tai ương gì nữa—Entering the world with a Bodhisattva’s robe, and without
and fear of calmities, i.e. to go on a Bodhisattva path—See Bồ Tát Đạo.
2) Nhiếp Thiện Tinh Tấn: Chăm tu thiện pháp không biết mệt
mỏi—To cultivate good deeds with zeal.
3) Lợi Lạc Tinh Tấn: Chuyên cầu giáo hóa chúng sanh mà không
nhập vào thế tục—To benefit beings with the power of unfailing progress.
Tam Chủng Tịnh Nghiệp: Ba loại tịnh nghiệp—Three foldway of obtaining a pure
karma—See Tam Phước.
Tam Chủng Trí: Ba loại trí huệ—Three kinds of wisdom—See Tam Trí.
Tam Chủng Từ Bi: Ba nguyên nhân của Từ bi—Three reasons of a bodhisattva’s
pity—See Tam Từ Bi.
Tam Chủng Tướng: Ba loại tướng—Three kinds of appearance:
(A)
1) Phiêu tướng: Inferential, as fire is inferred from smoke.
2) Hình tướng: Formal or spacial, as length, breadth, ect.
3) Thể tướng: Qualitative, as heat is in fire.
(B)
1) Giả danh tướng: Names, which are merely indications of the
temporal.
2) Pháp tướng: Dharmas or things.
3) Vô tướng tướng: The formless.
Tam Chủng Vãng Sanh: Chúng sanh tu tập cầu vãng sanh về Cực Lạc nhiều không kể
xiết, còn hơn vô số điểm giọt mưa. Tuy nhiên, theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
trong Niệm Phật Thập Yếu, chúng sanh cầu về Tịnh Độ không riêng những hạng chán
cảnh khổ Ta Bà ngũ trược ác thế, mà cũng có hạng vì thương xót muốn tế độ chúng
sanh cõi Ta Bà, cho đến những bậc “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.” Tuy
sở nguyện có cao thấp, một khi đã sanh về Cực Lạc thì cũng đồng được sự lợi ích
như nhau, nghĩa là tất cả đều không thối chuyển, cuối cùng đều đạt đến quả vị
Phật. Cổ đức đã bảo: “Pháp môn Tịnh Độ rất cao thâm mầu nhiệm, duy có Phật với
Phật mới biết hết được, vì bậc Đẳng giác còn nguyện vãng sanh, ngôi Nhất Sanh
Bồ Tát còn phải trụ nơi miền Cực Lạc để học hỏi. Các Kinh Đại Thừa như Hoa
Nghiêm, Pháp Hoa, Đại Bảo Tích, vân vân đều khen ngợi Tịnh Độ và đề cập đến sự
vãng sanh.” Xét chung về tâm nguyện cầu sanh của những vị ấy, có ba loại vãng
sanh—Countless sentient beings will be reborn in the Pure Land, their numbers
exceeding even the innumerable rain drops. However, according to Most Venerable
Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, sentient
beings who seek rebirth in the Pure Land are not limited to those weary of the
sufferings in the realm of the Five Turbidities, there are also those who
compassionately wish to save sentient beings in the Saha World, and those who
look upward to the goal of Buddhahood and downward to the salvation of deluded
sentient beings throughout the worlds of the ten directions. Whether their vows
and aspirations are low or high, once they are reborn in the Pure Land, all
derive the same benefits; none will ever retrogress and will ultimately achieve
Buddhahood and help sentient beings. Ancient masters once said: “The Pure Land
method is extremely lofty, profound and wonderful; only the Buddhas can really
fathom its depth. This is why even those great Bodhisattvas who have reached
the level of Equal Enlightenment still vow to be reborn there. Even “One-life
Bodhisattvas” or those who will become Buddhas in their next lifetime must
remain there to study and practice. Such Mahayana texts as the Avatamsaka
Sutra, the Lotus Sutra, the Maharatnakuta Sutra, etc., all extol the Pure Land
and discuss rebirth there. There are are three categories of rebirth in the
Pure Land.
1) Hạng thứ nhất, là những phàm phu thấp kém nhưng chân thật,
không hiểu công đức cùng sự trang nghiêm ở Tịnh Độ, chỉ cảm nghĩ đời sống nhiều
vất vã khổ nhọc, cõi Ta Bà đầy chán nãn lo phiền, nên nguyện sanh về cõi nước
thanh tịnh an vui—The first category comprises ordinary beings who are of
limited capacities but true and sincere. They may not understand what
constitutes the virtues or adornments of Buddha lands; nevertheless, realizing
that life is full of hardship and suffering, and that the Saha World abounds in
worries and troubles, they vow to be reborn in a pure and happy land.
2) Hạng thứ hai, tuy cũng là phàm phu nhưng có trí huệ và chí
nguyện lớn, muốn sanh về cõi Cực Lạc để bảo đảm thoát ly nẻo luân hồi, mau
chứng đạo quả, hoàn thành chí nguyện tự độ độ tha—The second category is
composed of individuals who, although ordinary beings, possess great
aspirations and a certain degree of wisdom. They seek rebirth in the Pure Land
to ensure escape from transmigration, swift attainment of Buddhahood and
fulfillment of their Vows to rescue themselves and others.
3) Hạng thứ ba, gồm từ hàng tiểu Thánh đã thoát ly vòng sống
chết cho đến bậc Đẳng Giác Bồ Tát, vì muốn mau tiến lên thượng địa, muốn học
hỏi diệu pháp thành Phật, nên phát nguyện vãng sanh—The third category ranges
from the lesser saints who have escaped Birth and Death to the greatest
Bodhisattvas, those at Equal Enlightenment stage. They vow to be reborn in the
Pure Land in order to progress swiftly to the ultimate “Bodhisattva ground” and
study the wonderful Dharma leading to Buddhahood.
Tam Chủng Viên Dung: See Tam Viên Dung.
Tam Chủng Xiển Đề: Ba loại xiển đề—Three kinds of icchantika:
1) Nhứt Xiển đề: The wicked.
2) A Xiển đề ca: Đại bi Xiển đề—Bodhisattvas who become
icchantika to save all beings, i.e. Earth Store Bodhisattva.
3) Vô tính Xiển đề: Those without a nature for final
nirvana.
Tam Chuyển: Ba lần chuyển Pháp Luân khi Đức Phật giảng pháp trong vườn
Lộc uyển—The three turns of the law-wheel when the Buddha preached in the Deer
Park:
1) Thị chuyển: Indicative, postulation and definition of the
Four Noble Truths.
2) Cần chuyển: Khuyến chuyển—Hortative, suffering should be
diagnosed—See Khuyến Chuyển.
3) Chứng chuyển: Evidential overcoming suffering.
Tam Chướng: Ba loại chướng ngại—Three kinds of Vighna—Three
hinderers—Three barriers
(A)
1) Phiền não chướng: Hoặc chướng—Hindrances of
affliction—Chướng gây nên bởi dục vọng, ham muốn, hận thù và ngu si—Hinderers
or barriers caused by passions, desires, hate, stupidity.
2) Nghiệp chướng: Karmic hindrances—Chướng ngại gây nên bởi
những nghiệp đã được làm—Hinderers caused by the deeds done.
3) Báo chướng: Hindrances of retribution—Chướng gây nên những
quả báo—Hinderers caused by the retributions.
(B)
1) Bì phiền não: Chướng ngại bởi ngoại cảnh—Delusions from
external objects.
2) Nhục phiền não: Chướng ngại gây nên bởi nội kiến—Delusions
from internal views.
3) Tâm phiền não: Chướng ngại gây nên bởi tâm thần mê
muội—Delusions from mental ignorance.
(C)
1) Ngã mạn: Self-importance.
2) Tật đố: Envy.
3) Tham dục: Desire.
Tam Cổng Niết Bàn: Ba cửa ngõ đi vào Niết Bàn—Three gates to the city of
nirvana:
1) Không: The emptiness—The void—Immaterial.
2) Vô tướng: Vô sắc—Formless.
3) Vô tác: Inactivity.
Tam Cụ Túc: Ba món cần thiết khi thờ cúng—The three essential articles
for worship:
1) Bình hoa: Flower vase.
2) Đèn: Candlestick.
3) Lư hương: Censer.
Tam Cúng Dường: Ba pháp cúng dường—Three modes of serving the Buddha:
1) Tài Cúng Dường: Dâng hương, hoa, quả—Offerings of incense,
flowers and fruits.
2) Lễ Bái Cúng Dường: Tỏ lòng tôn kính—Offerings of praise and
reverence.
3) Giới Cúng Dường: Hành trì tốt—Good (right) conduct.
Tam Cùng: Three togethers:
1) Cùng ăn: Eat together.
2) Cùng ở: Live together.
3) Cùng làm việc: Work together.
Tam Cương:
(A) Ba bổn phận của con người được Khổng Tử dạy trong Tứ
thư—Three relations of a man’s duty taught in Confucian theory:
1) Quân thần: King and subject.
2) Phụ tử: Father and son.
3) Phu phụ: Husband and wife.
(B) Ba vị sư chính trong tự viện—Three main monks in a
monastery:
1) Tự Chủ: Vị sư trong coi tổng quát trong tự viện—Head of a
monastery—An abbot, or controller of all affairs in a monastery.
2) Thượng Tọa: Vị sư trông coi việc hoằng pháp—Venerable, or
bhikkhu who is responsible for preaching the dharma.
3) Duy Na: Vị sư giám viện—Supervisors of monks in a
monastery.
Tam Dao Động: Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, có ba Dao
Động—According to The Connected Discourses of the Buddha, Chapter Esanavaggo
(Searches), there are three kinds of trouble:
1) Tham Dao Động: The trouble of lust.
2) Sân Dao Động: The trouble of hatred.
3) Si Dao Động: The trouble of delusion.
Tam Diện Đại Hắc Thiên: Trời mặt đen—The three-faced great black deva—Mahakala.
Tam Diệu Hạnh: Ba phẩm chất của một tăng sĩ—Three characteristics of a
good monk:
1) Kềm thúc nơi thân: Control his body.
2) Kềm thúc nơi khẩu: Control his mouth.
3) Kềm thúc nơi ý: Control his mind.
Tam Dục: The three lusts—Three kinds of desire:
(A)
1) Hình mạo dục: Ưa thích mặt mày mình mẩy đẹp đẻ—Lust for
form.
2) Tư thái dục: Ưa thích dung nghi cốt cách—Lust for carriage
or beauty.
3) Tế xúc dục: Thích sự xúc chạm nhẹ nhàng êm ái—Lust for
softness to the touch or refinement.
(B)
1) Dâm: Sex.
2) Thực: Food.
3) Thùy: Sleep.
Tam Dục Sanh: Kamupapattiyo (skt)—Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba
loại dục sanh—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra,
there are three kinds of rebirth in the realm of Sense-Desire.
1) Có những loại hữu tình do dục an trú. Đối với các dục họ
chịu sự an trú, họ bị chi phối phụ thuộc, như loài người, một số chư Thiên, và
một số tái sanh trong các đọa xứ: There are beings who desire what presents
itself to them, and are in the grip of that desire, such as human beings, some
devas, and some in state of woe.
2) Có những loại hữu có lòng dục đối với những sự vật do họ tạo
ra. Họ tạo ra các sự vật và họ sống bị chi phối phụ thuộc trong những dục vọng
ấy, như các loài chư Thiên, Hóa Lạc Thiên: There are beings who desire what they have created, such as the devas who rejoice in their own creation.
3) Có những loại hữu tình có lòng dục đối với sự vật do các
loài khác tạo ra. Họ sống bị chi phối phụ thuộc trong những dục vọng đối với sự
vật do các loài khác tạo ra, như các loài Tha Hóa Tự Tại Thiên: There are
beings who rejoice the creations of others, such as the devas Having Power over
Others’ Creation.
Tam Duyên: Ba mối duyên nối kết khi chúng ta cầu niệm Phật—Three
nidanas or links with the Buddha resulting from calling upon him:
1) Thân duyên: Đức Phật A Di Đà nghe những người trì niệm hồng
danh của Ngài, thờ phụng Ngài, biết tâm họ và tâm Ngài là một—That Amitabha
hears those who call his name, sees their worship, knows their hearts and is
one with them.
2) Cận duyên: Đức Phật A Di Đà hiển hiện ngay trước những người
mong mỏi được thấy Ngài—That Amitabha shows himself to those who desire to see
him.
3) Tăng thượng duyên: Những người mà trong mỗi lời nguyện
luôn nguyện tẩy sạch tội chướng, khi lâm mạng chung thời Đức Phật A Di Đà sẽ
tiếp dẫn—At every invocation (cầu nguyện) aeons of sins are blotted out
(tẩy đi), Amitabha and his sacred host receive such a disciple at death.
Tam Dư: Ba thứ còn thừa lại khiến chúng sanh tiếp tục luân hồi—The
three after death remainders, or continued mortal experiences, of sravakas and
pratyeka-buddha, who mistakenly think they are going to final nirvana (Vô dư
Niết bàn), but will still find the following three remainders:
1) Phiền não dư: Further passion and illusion.
2) Nghiệp dư: Further karma.
3) Quả dư: Continued rebirth, in realms beyond the trailoka
(tam giới).
Tam Đa: Three More Dharmas.
1) Thêm bạn tốt: Making more friends with good people.
2) Nghe nhiều Phật pháp: Hearing more of Dharma law.
3) Quán chiếu nhiều hơn về sự bất tịnh: Meditation more on the
impure.
Tam Đà La Ni: Ba pháp Đà La Ni hay là ba lực trì giữ trí huệ—Three kinds
of Dharani or the power to maintain wisdom or knowledge:
1) Thính trì Đà La Ni: The power to retain all the teaching one
hears.
2) Phân biệt Đà La Ni: Unerring powers of discrimination.
3) Nhập Âm thanh Đà La Ni: Power to rise superior to external
praise or blame.
Tam Đại: Ba “Đại” được nói đến trong Khởi Tín Luận—The three great
characteristics mentioned in the Awakening of Faith:
(A)
1) Thể đại: Substance—The greatness of the bhutatathata in its
essence or substance.
2) Tướng đại: Form—The greatness of its attributes or
manifestations; perfect in wisdom and mercy and every achievement.
3) Dụng đại: Function—The greatness of its functions and
operations within and without, perfectly transforming all the living to good
works and good karma now and hereafter.
(B) Three generations:
1) Ông: Grandfather.
2) Cha: Father,
3) Con: Son.
Tam Đại Tai: Ba tai họa lớn—Three major calamities:
1) Thủy tai: Calamities of water.
2) Hỏa tai: Calamities of fires.
3) Phong tai: Calamities of wind.
Tam Đàn: Tam bố thí—Three kinds of dana—See Tam Bố Thí.
Tam Đảnh Lễ: Three prostrates or prostrating to the Triple Jewel.
1) Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá,
hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam
Bảo—With one mind I now prostrate: Namo to the end of space of all the infinite
dharma realms of the three lifespans of all the ten directions of Buddhas,
Dharmas and virtuous Sangha of the Unchanging Triple Jewels.
2) Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu
Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại
Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ
Tát—With one mind I now prostrate: Namo the ruler of the Saha World, Sakyamuni
Buddha, future born Maitreya Buddha, Great Wisdom Manjusri Maha-Bodhisattva,
Great Conduct Samantabhadra Maha-Bodhisattva, Dharma Protectors
Maha-Bodhisattvas, Mount Gradhakuta Assembly of Buddha and Maha-Bodhisattvas.
3) Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ
Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện
Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát—With one mind I now
prostrate: Namo Western Ultimate Bliss World, the Greatly Compassionate
Amitabha Buddha, Greatly Compassionate Avalokitesvara Bodhisattva, Great
Strength Mahasthamaprapta, Bodhisattva, Great Vow Ksitigarbha King Bodhisattva,
and the Ocean Assembly of Peaceful Bodhisattva.
Tam Đạo:
(A) Ba con đường mà mọi người chúng ta đều phải đi qua—The three
paths all have to tread:
1) Phiền não đạo: The path of misery, illusion, mortality.
2) Nghiệp đạo: The path of works, action or doing, productive
of karma.
3) Khổ đạo: The resultant path of suffering.
(B) Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học
Phật Giáo—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist
Philosophy: Phật giáo đặt nền tảng trên Tam Học (siksa): Giới, Định, Tuệ. Nghĩa
là nếu không trì giới thì tâm không định, tâm không định thì không phát tuệ.
Định ở đây bao gồm những kết quả vừa tư biện vừa trực quán. Tiếp đó Đạo Phật
còn dạy hành giả phải đi vào Tam Đạo là Kiến đạo, Tu đạo, và Vô học đạo. Đây là
ba giai đoạn mà hành giả phải trải qua khi tu tập Kiến Đạo với Tứ Diệu Đế bằng
cách thực hành Bát Chánh Đạo; kế đến, hành giả tu tập Tu Đạo với Thất
Giác Chi. Tu đạo ở đây lại có nghĩa là kết quả của suy tư chân chánh; và cuối
cùng là thực hiện hoàn toàn bằng Vô Học Đạo. Nói cách khác, không thấy được đạo
thì không tu được đạo và không thực hiện được đời sống lý tưởng—Buddhism lays
stress on the Threefold Learning (siksa) of Higher Morality, Higher Thought,
and Higher Insight. That is to say, without higher morals one cannot get higher
thought and without higher thought one cannot attain higher insight. Higher
thought here comprises the results of both analytical investigation and
meditative intuition. Buddhism further instructs the aspirants, when they are
qualified, in the Threefold Way (marga) of Life-View, Life-Culture and
Realization of Life-Ideal or No-More Learning. These are three stages to be
passed through in the study of the Fourfold Truth by the application of the
Eightfold Noble Path; in the second stage it is investigated more fully and
actualized by the practice of the Seven Branches of Enlightenment, life-culture
here again means the results of right meditation; and in the last stage the
Truth is fully realized in the Path of No-More-Learning. In other words,
without a right view of life there will be no culture, and without proper
culture there will be no realization of life.
1) Kiến Đạo—The Path of Life-View: Thấy được chân lý chấm dứt
luân hồi sanh tử, như các bậc Thanh Văn và Sơ Địa Bồ Tát. Trong Tứ Diệu Đế, Đạo
đế với Bát Thánh Đạo mà Đức Phật dạy hàng Thánh giả phải tu tập (chánh kiến,
chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh mạng,
chánh định)—The way or stage of beholding the truth of no reincarnation, i.e.
that of the Sravakas and the first stage of the Bodhisattvas. In the Fourfold
Noble Truth, the Path to Enlightenment with the Eightfold Noble Path which the
Buddha taught to be pursued by the Ariya (right view, right thought, right
speech, right action, right mindfulness, right endeavor, right livelihood,
right concentration)—See Tứ Diệu Đế and Bát Chánh Đạo.
2) Tu Đạo—The Path of Life-Culture (Cultivating the truth):
Giai đoạn thứ hai của con đường nầy là con đường tu tập hay Tu Đạo theo Thất
Giác Chi (trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, và xả)—The next stage
of the path is the Path of Practice and is described as the Seven Branches of
Enlightenment (thorough investigation of the Principle, brave effort, joyous
thought, peaceful thought, mindfulness, concentration, and equanimity)—See Thất
Giác Chi.
3) Vô Học Đạo—The Path of No-More-Learning: Đã hoàn toàn thấu
triệt chân lý mà không phải học nữa. Hành giả đi đến giai đoạn sau cùng, tức là
con đường không còn gì để học nữa, Vô Học Đạo. Khi đó kết quả mà hành giả hướng
đến khi tu tập tứ diệu đế sẽ tự đến. Khi hành giả đạt đến giai đoạn cuối cùng
nầy thì trở thành một vị A La Hán. Theo Tiểu Thừa, đó là quả vị giác ngộ cao
nhất. Nhưng theo Đại Thừa, A La Hán chỉ mới giác ngộ được một phần mà thôi. Lý
tưởng của đạo Phật là hoàn tất đức tính của con người, hay là đưa con người đến
Phật quả bằng căn bản trí tuệ giới hạnh, đó là nhân cách cao nhất. Đó là những
đặc điểm của đạo Phật—Completely comprehending the truth without further study.
Practitioners proceed to the last stage, i.e., the Path of No-More-Learning.
Then the firm conviction that they have realized the Fourfold Truth will
present itself. When the Ariya reaches this stage, he becomes an arhat.
According to the Hinayanistic view this is the perfect state of enlightenment,
but according to the Mahayanistic view an arhat is thought to be only partially
enlightened. The purpose of Buddhism is to perfect a man's ’haracter, or to let
him attain Buddhahood on the basis of wisdom and right cultivation, i.e., the highest
personality. Such are the characteristics of Buddhism—See A La Hán.
** For more information, please see Nghiệp,
Khổ, Hoặc nghiệp Khổ, and Phiền Não Nghiệp Khổ.
Tam Đạt: Ba siêu việt của Phật—The three aspects of the omniscience
of Buddha:
1) Biết nghiệp tương lai: Knowledge of future karma.
2) Biết nghiệp quá khứ: Knowledge of past karma.
3) Biết phiền não và giải thoát trong hiện tại: Knowledge of
present illusion and liberation.
Tam Đắc: Ba loại thọ giới—Three kinds of obtaining the
commandments.
1) Đắc Giới: Hiểu và hành trì được theo giới pháp—To attain to
the understanding and performance of the moral law—See Đắc Giới.
2) Tác Pháp Đắc: Được truyền giới qua nghi thức—To obtain
ordination in a ceremony—See Tác Pháp Đắc.
3) Tự Thệ Đắc: Self-ordination—See Tự Thệ Thọ Giới.
Tam Đẳng: Ba bình đẳng tánh—Three equal and universal
characteristics of the one Tathagata:
(A)
1) Thân: Body.
2) Ngữ: Discourse.
3) Ý: Mind.
(B)
1) Tu hành: Buddha’s life or works.
2) Pháp thân: Spiritual body.
3) Độ sinh: Salvation.
Tam Đẳng Lưu: Three equal or universal currents or consequences:
1) Chân đẳng lưu: Hậu quả theo sau hành động thiện, bất thiện
hay trung tính—The certain consequences that follow on a good, evil or neutral
kind of nature respectively.
2) Giả đẳng lưu: Hậu quả đặc biệt của tiền kiếp như giết người
thì yểu mệnh—The temporal or particular fate derived from a previous life’s ill
deeds (shortened life from taking life).
3) Phân vị đẳng lưu: Từng bộ phận khi tái sanh theo hậu quả
trước, chẳng hạn mình làm mù mắt ai trong kiếp trước thì kiếp nầy mình mù
mắt—Each organ as reincarnated according to its previous deeds (if you had made
someone blind in your previous life, you will be blind this or next life).
Tam Đẳng Trì: Samadhi-equilibrium.
Tam Đế Thiên Thai: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học
Phật Giáo, nếu bạn giả thuyết thật thể là một bản thể trường tồn là bạn hoàn
toàn mê hoặc, thế nên tông Thiên Thai đề ra ba chân lý hay tam đế. Theo tông
nầy thì cả ba chân lý ấy là ba trong một, một trong ba. Nguyên lý thì là một,
nhưng phương pháp diễn nhập lại là ba. Mỗi một trong ba đều có giá trị toàn
diện—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist
Philosophy, if you suppose noumenon to be such an abiding substance, you will
be misled altogether; therefore, the T’ien-T’ai School sets forth the threefold
truth. According to this school the three truths are three in one, one in
three. The principle is one but the method of explanation is threefold. Each
one of the three has the value of all:
1) Không Đế: Chân lý của của Không—The truth of void—Mọi sự thể
đều không có hiện thực tính và do đó, tất cả đều không. Vì vậy, khi luận chứng
của chúng ta y cứ trên “Không,” chúng ta coi “Không” như là siêu việt tất cả
ba. Như vậy, cả thảy đều là “Không.” Và khi một là không thì cả thảy đều là
“Không.” (Nhất không nhất thiết không, nhất giả nhất thiết giả, nhất trung nhất
thiết trung). Chúng còn được gọi là “Tức không, tức giả, và tứ trung,” hay Viên
Dung Tam Đế, ba chân lý đúng hợp tròn đầy, hay là tuyệt đối tam đế, ba chân lý
tuyệt đối. Chúng ta không nên coi ba chân lý nầy như là cách biệt nhau, bởi vì
cả ba thâm nhập lẫn nhau và cũng tìm thấy sự dung hòa và hợp nhất hoàn toàn.
Một sự thể là không nhưng cũng là giả hữu. Nó là giả bởi vi nó không, và rồi,
một sự là không, đồng thời là giả cho nên cũng là trung—All things have no
reality and, therefore, are void. Therefore, when our argument is based on the
void, we deny the existence of both the temporary and the middle, since we
consider the void as transcending all. Thus, the three will all be void. And,
when one is void, all will be void (When one is void, all will be void; when
one is temporary, all is temporary; when one is middle, all will be middle).
They are also called the identical void, identical temporary and identical
middle. It is also said to be the perfectly harmonious triple truth or the
absolute triple truth. We should not consider the three truths as
separate because the three penetrate one another and are found perfectly
harmonized and united together. A thing is void but is also temporarily
existent. It is temporary because it is void, and the fact that everything is
void and at the same time temporary is the middle truth.
2) Giả Đế: Chân lý của giả tạm—The truth of temporariness—Dù sự
thể có hiện hữu thì cũng chỉ là giả tạm. Giống như khi biện luận về Không Đế,
khi một là Giả thì tất cả là Giả—Although things are present at the moment,
they have temporary existence. The same will be the case when we argue by
means of the temporary truth.
3) Trung Đế: Chân lý của phương tiện—The truth of mean—Sự thể
chỉ là phương tiện, hay quảng giữa. Giống như biện luận trên Không Đế, khi một
là Trung thì tất cả là Trung. Trung không có nghĩa là ở giữa hai cái phi hữu và
giả hữu, mà nó ở trên, nó vượt qua cả hai. Thực ra nó là cả hai bởi vì thực
tướng có nghĩa Trung chính là không tướng và giả tướng—They are only mean or
middle. The same will be the case when we argue by means of the middle truth.
The middle does not mean that it is between the non-existence and temporary
existence. In fact, it is over and above the two; nor it is identical with the
two, because the true state means that the middle is the very state of being
void and temporary.
Tam Điên Đảo: Ba điên đảo làm cho chúng sanh nghĩ tưởng điên đảo, vô
thường cho là thường, khổ cho là lạc, vô ngã cho là ngã, bất tịnh cho là
tịnh—The three subversions or subverters which make beings to apprehend objects
that are impermanent, painful, not self, and foul, as permanent, pleasant,
self, and beautiful:
1) Tưởng đảo: Evil thoughts.
2) Kiến đảo: False views.
3) Tâm đảo: A deluded mind.
** For more information, please see Tứ Điên Đảo, Thất Điên Đảo, and Bát Điên Đảo
in Vietnamese-English Section.
Tam Định: Three Samadhis—See Tam Giải Thoát.
Tam Đoạn: Ba diệt đoạn—Three cutting off or excisions of beguiling
delusions or perplexities:
(A)
1) Kiến sở đoạn: To cut off delusions of view.
2) Tu sở đoạn: Practice to cut off delusions.
3) Phi sở đoạn: Nothing left to cut off.
(B)
1) Tự tính đoạn: To cut off the nature or roots of delusions.
2) Duyên phược đoạn: To cut off the external bonds, or
objective cause of delusion.
3) Bất sinh đoạn: Delusions no longer arise, therfore, nothing
produced to cut off. This is the stage of an Arhat.
(C) Theo Thanh Tịnh Đạo—The Path of Purification:
1) Ức đoạn: Đoạn trừ bằng cách ức chế như đè cây lau bằng cách
đặt trên ngọn cây một cái bình đầy nước có lỗ—Abandoning by supressing. This is
like the pressing down of water-weed by placing a porous pot on weed-filled
water.
2) Đoạn bằng cách thay vào một pháp ngược lại, giống như thay
thế bóng tối bằng ánh sáng: Abandoning by substitution of opposite. It is like
the abandning of darkness at night through the means of a light—Please see Thập
Bát Tuệ Quán.
3) Đoạn trừ bằng cách cắt đứt: Abandoning by cutting off.
Tam Đồ: Ba đường dữ—The three unhappy gati or ways:
1) Hỏa đồ: The hell of fires.
2) Huyết đồ: The hell of blood where animals devour each other.
3) Đao đồ: The hell of swords where the leaves and grasses are
sharp-edged swords.
Tam Đồ Ác Đạo: Ba đường dữ—Three realms (paths) of woe—Three lower paths
of the six destinations—The paths of evil deeds—Three evil courses—Three
miserable worlds:
1) Địa ngục: The hells.
2) Ngạ quỷ: The world of hungry ghosts.
3) Súc sanh: The world of animals.
Tam Đồ Lục Đạo: Ba nẻo sáu đường—Three miserable paths and six realms—See
Tam Đồ, Tam đồ Ác đạo and Lục Đạo in Vietnamese-English Section.
Tam Độc: Còn gọi là Tam Cấu hay Tam Chướng, là ba thứ độc hại hay
ba món phiền não lớn. Đây là những thứ ác căn bản gắn liền trong đời sống khởi
sanh đau khổ. Phiền não có rất nhiều, nói rộng thì đến 84 ngàn, nói hẹp thì có
10 loại phiền não gốc, trong có có tam độc tham sân si—Three Poisons—Three
sources of all passions and delusions. The fundamental evils inherent in life
which give rise to human suffering. The three poisons are regarded as the
sources of all illusions and earthly desires. They pollute people’s lives. Men
worry about many things. Broadly speaking, there are 84,000 worries. But after
analysis, we can say there are only 10 serious ones including the three evil
roots of greed, hatred, and delusion.
1) Tham: Raga (skt)—Greed—Concupiscience—Lust—Wrong desire—Lòng
ham muốn vị kỷ thúc đẩy chúng ta thỏa mãn những gì mình cần cũng như những gì
mình không xứng đáng được như ăn uống, nhà cửa, xe cộ, tài sản và danh vọng,
vân vân. Mắt thì ham nhìn nơi sắc đẹp không biết chán, tai ham nghe mọi thứ âm
thanh du dương, mũi ham mong ngửi mùi hương các loại, lưỡi ham nếm các vị béo
bổ ngọt ngon, thân ham những xúc chạm mịn màng, và ý ham các sự ghét thương bỉ
thử, vân vân. Lòng tham của con người như thùng không đáy, như biển cả
lấy nước liên tục từ trăm ngàn sông hồ to nhỏ, hết ngày nầy qua ngày khác.
Trong thời mạt pháp nầy, chúng sanh nói chung và nhân loại nói riêng, đã và
đang dùng đủ mọi phương cách, thủ đoạn, mưu chước để lường gạt và tàn hại lẫn
nhau. Thế nên cuộc đời của chúng sanh, nhất là nhân loại, vốn dĩ đã đau khổ,
lại càng đau khổ hơn. Tất cả đều do nơi tánh tham lam, lòng ích kỷ bỏn xẻn mà
ra. Chính bằng mưu gian chước quỷ, dối gạt, phương tiện cũng như lật lọng bằng
mọi thủ đoạn để đạt cho bằng được. Lòng tham là mãnh lực tinh thần mạnh mẽ khiến
cho người ta đấu tranh giết chóc, lọc lừa dối trá lẫn nhau, ngay cả những hành
động tàn độc cũng không chừa—It is a selfish desire for more than we need or
deserve, such as food, house, car, wealth, honors, etc. Eyes are longing for
viewing beautiful forms without any satisfaction, ears are longing for
melodious sounds, nose is longing for fragrance, tongue is longing for delicate
tastes, body is longing for soothing touches, and mind is longing for various
emotions of love and hate from self and others. Human beings’ greediness is
like a barrel without bottom. It is just as the great ocean obtaining
continuously the water from hundreds and thousands of large and small rivers
and lakes everyday. In this Dharma Ending Age, sentient beings, especially human
beings use every method to manipulate and harm one another. Sentient beings’
lives, especially, those of human beings’ are already filled with pain and
sufferings, now there are even more pain and sufferings. Through tricks,
expedients, and manipulations we try to reach our goal irrespective of whatever
happens to others. Greed is a powerful mental force that drives people to
fight, kill, cheat, lie and perform various forms of unwholesome deeds.
2) Sân: Pratigha (p)—Dosa or Dvesa (skt)—Anger—Aversion—Hate—Resentment—Sự
sân hận đốt cháy trong lòng chúng sanh, gây nên biết bao cảnh trái ý và thù
nghịch cho người khác. Người sân hận nói năng thô bỉ không có chút từ bi, tạo
nên không biết bao nhiêu là khổ não. Trong Tam Độc, mỗi thứ có một ác tính độc đáo
khác nhau; tuy nhiên, sân hận có một tướng trạng vô cùng thô bạo, nó là kẻ thù
phá hoại đường tu cũng như công hạnh của người tu Phật mạnh mẽ nhất. Lý do là
khi một niệm sân hận đã sanh khởi trong tâm thì liền theo đó có muôn ngàn thứ
chướng ngại khác lập tức hiện ra, ngăn trở con đường tu đạo, công hạnh cũng như
sự tiến tu của người học đạo. Chính vì thế mà cổ đức có dạy rằng: “Nhứt niệm
sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai.” (có nghĩa là khi một niệm oán thù vừa
chớm khởi, thì có ngàn muôn cửa chướng khai mở). Thí dụ như đang lúc ngồi
thiền, bỗng chợt nhớ đến người kia bạc ác, xấu xa, gây cho ta nhiều điều cay
đắng xưa nay. Do nghĩ nhớ như thế nên tâm ta chẳng những không yên, mà
còn sanh ra các sự buồn giận, bức rức. Thân tuy ngồi yên đó mà lòng dẫy đầy
phiền não sân hận. Thậm chí có người không thể tiếp tục tọa thiền được nữa,
cũng như không thể tiếp tục làm những gì họ đang làm vì tâm họ bị tràn ngập bởi
phiền não. Lại có người bực tức đến quên ăn bỏ ngủ, nhiều khi muốn làm gì cho
kẻ kia phải chết liền tức khắc mới hả dạ. Qua đó mới biết cái tâm sân hận nó
luôn dày xéo tâm can và phá hoại con đường tu tập của người tu như thế nào.
Chính vì thấy như thế mà Đức Phật đã dạy cách đối trị sân hận trong Kinh Pháp
Hoa như sau: “Lấy đại từ bi làm nhà, lấy nhẫn nhục làm áo giáp, lấy tất cả pháp
không làm tòa ngồi.” Chúng ta phải nên nghĩ rằng khi ta khởi tâm giận hờn phiền
não là trước tiên tự ta làm khổ ta. Chính ngọn lửa sân hận ấy bên trong thì
thiêu đốt nội tâm, còn bên ngoài thì nó khiến thân ta ngồi đứng chẳng
yên, than dài, thở vắn. Như thế ấy, chẳng những chúng ta không cải hóa được kẻ
thù, mà còn không đem lại chút nào an vui lợi lạc cho chính mình—It is a fire
that burns in all human beings, causing a feeling of displeasure or hostility
toward others. Angry people speak and act coarsely or pitiless, creating all
kinds of sufferings. Of the three great poisons of Greed, Hatred and Ignorance,
each has its own unique evil characteristic. However, of these poisons, hatred
is unimaginably destructive and is the most powerful enemy of one’s cultivated
path and wholesome conducts. The reason is that once hatred arises from within
the mind, thousands of karmic obstructions will follow to appear immediately,
impeding the practitioner from making progress on the cultivated path and
learning of the philosophy of Buddhism. Therefore, the ancient virtuous
beings taught: “One vindictive thought just barely surfaced, ten thousands
doors of obstructions are all open.” Supposing while you were practicing
meditation, and your mind suddenly drifted to a person who has often insulted
and mistreated you with bitter words. Because of these thoughts, you begin to
feel sad, angry, and unable to maintain peace of mind; thus, even though your
body is sitting there quietly, your mind is filled with afflictions and hatred.
Some may go so far as leaving their seat, stopping meditation, abandoning
whatever they are doing, and getting completely caught up in their
afflictions. Furthermore, there are those who get so angry and so depressed
to the point where they can’t eat and sleep; for their satisfaction, sometimes
they wish their wicked friend to die right before their eyes. Through these, we
know that hatred is capable of trampling the heart and mind, destroying
people’s cultivated path, and preventing everyone from practicing wholesome
deeds. Thus the Buddha taught the way to tame hatred in the Lotus Sutra as
follows: “Use great compassion as a home, use peace and tolerance as the armor,
use all the Dharma of Emptiness as the sitting throne.” We should think
that when we have hatred and afflictions, the first thing that we should be
aware of is we are bringing miseries on ourselves. The fire of hatred and
afflictions internally burns at our soul, and externally influences our bodies,
standing and sitting restlessly, crying, moaning, screaming, etc. In this way,
not only are we unable to change and tame the enemy, but also unable to gain
any peace and happiness for ourselves.
3) Si: Mudhaya (p)—Moha (skt)—Folly or Ignorance—Stupidity—Delusion—Unwillingness
to accept Buddha-truth—Unintelligence—Vì si mê mà người ta không thấy được cái
nhìn như thị, không thể phân biệt đúng sai. Ngu si làm cho người ta mù quáng về
chấp ngã, chấp pháp là những thứ vô thường, luôn thay đổi và hoại diệt—Due to
ignorance, people do not see things as they really are, and cannot distinguish
between right and wrong. They become blind under the delusion of self, clinging
to things which are impermanent, changeable, and perishable.
Tam Độc Tham, Sân, Si Chẳng Những
Gây Phiền Chuốc Não Cho Ta, Mà Còn Ngăn Chận Không Cho Chúng Ta Hưởng Được
Hương Vị Thanh Lương Giải Thoát:
Three poisons of greed, hatred and ignorance do not only cause our afflictions,
but also prevent us from tasting the pure and cool flavor of emancipation
(liberation).
Tam Đức: Ba đức của Phật là thường hằng, hỷ lạc, và thanh tịnh
(Thường, Lạc, Tịnh)—Three Buddha’s virtues or powers which are eternal, joyful,
and pure :
(A) Theo Đại Thừa, có ba đức của Phật—According to the
Mahayana, there are three Buddha’s virtues:
1) Pháp thân đức: Pháp thân Phật là vĩnh hằng—Dharmakaya—The
virtue or potency of the Buddha’s eternal sipritual body.
2) Bát nhã đức: Trí huệ Phật biết được thực tính của chư
pháp—Buddha’s prjana or wisdom, knowing all things in their reality.
3) Giải thoát đức: Phật giải thoát, không còn vướng mắc
nào—Buddha’s freedom from all bonds and his sovereign liberty.
(B) Theo Kinh Niết Bàn có ba đức của Phật—According to Nirvana
Sutra, there are another three Buddha’s virtues:
1) Trí đức: Đức toàn giác—The potency of Buddha perfect
knowledge.
2) Đoạn đức: Đức đoạn diệt khổ đau và chứng nhập Niết bàn tối
thượng—Buddha’s ability to cut off all illusion and perfect of supreme
nirvana—The power or virtue of bringing to an end all passion and illusion, and
enter the perfect nirvana.
3) Ân đức: Đức phổ cứu chúng sanh—Buddha’s universal grace and
salvation which bestows the benefits he has acquired on others.
(C)
1) Nhân viên đức: Qua ba a tăng kỳ kiếp, nhân duyên tròn
đầy—The perfection of Buddha’s causative or karmaic works during his three
great kalpas of preparation.
2) Quả viên đức: Toàn thiện quả vị và trí huệ Phật—The
perfection of the fruit or result of Buddha’s own character and wisdom.
3) Ân viên đức: Toàn thiện ân cứu độ chúng sanh—The perfection
of Buddha’s grace in the salvation of others.
(D)
1) Trí Đức: All-knowing virtues or qualities of a Buddha.
2) Bi Đức: All-pitying virtues of a Buddha.
3) Định Đức: Contemplative virtues of a Buddha.
Tam Giả: Prajnapti (skt)—Ba cái không thật—Trong Phật giáo, đặc
biệt là trong Thành Thực Luận và Kinh Bát Nhã, mọi vật chỉ là hiện tượng, gồm
những yếu tố cấu thành; không có cái gì có thực hữu, chỉ là hư không và không
thật—Three unrealities or three phenomenals—Three fallacious postulates—In
Buddhism, especially in the Satyasiddhi-sastra and the Maha-Prajna Sutra,
everything is merely phenomenal, and consists of derived elements; nothing
therefore has real existence, but all is empty and unreal:
1) Pháp giả: Chư pháp tự tánh vốn là hư giả không thật
(pháp do nhân duyên mà sinh ra)—All dharmas (things) are unreal.
2) Thọ giả: Thọ nhận vốn không thật (chư pháp đều thọ nhận nơi
các pháp khác, như thọ nhận tứ đại mà thành vô tình chúng sanh, thọ nhận ngũ
uẩn mà thành hữu tình chúng sanh, tức là thọ nhận biệt thể để làm thành tổng
thể)—Sensations (feelings) are unreal.
3) Danh giả: Cái tên của chư pháp đều không thật (Danh nương
vào ý tưởng mà có chứ không có tự tánh)—Names are unreal.
Tam Giả Quán: Ba cách quán chư pháp là giả tạm—The meditation on three
unreal objects:
1) Quán pháp giả: Contemplate on unreal dharmas.
2) Quán thọ giả: Contemplate on unreal sensations.
3) Quán danh giả: Contemplate on unreal names.
Tam Giác: Ba loại giác ngộ—Three kinds of enlightenments:
(A)
1) Tự giác: Enlightenment for self.
2) Giác tha: Help others attain enlightenment.
3) Giác hạnh viên mãn: Perfect enlightenment and achievement.
(B)
1) Bổn giác: Inherent, potential enlightenment or intelligence
of every being.
2) Thủy giác: Initial or early stage of enlightement,
brought about through the external or influence of teaching.
3) Cứu cánh giác: Completion of enlightenment.
Tam Giải Thoát: Vimokshatraya (skt)—Ba đối tượng quán chiếu dẫn tới giải
thoát—Three subjects or objects of the meditation that lead toward liberation
(three emancipations):
1) Không: Sunyata (skt)—Emptiness—Hiểu được bản chất của vạn
hữu vốn không nên làm cho cái tâm không, cái tôi không, cái của tôi
không, khổ không, là giải thoát—To empty the mind of the ideas of me, mine and
sufferings which are unreal.
2) Vô Tướng: Animitta (skt)—Signlessness (having no-signs)—Đoạn
trừ mọi hình tướng bên ngoài là giải thoát—To get rid of the idea of form, or
externals. There are no objects to be perceived by sense-organs.
3) Vô Nguyện: Apranihita (skt)—Wishlessness
(desirelessness)—Đoạn trừ tất cả mọi mong cầu cho đến khi nào không còn một mảy
may ham muốn hay cố gắng để đạt được bất cứ thứ gì là giải thoát—To get rid of
all wishes or desires until no wish of any kind whatsoever remains in the
cultivator’s mind, for he no longer needs to strive for anything.
Tam Giáo:
(A) Three religions: Buddhism, Confucianism and Taoism.
(B) Sakyamuni’s teaching:
1) Tạng giáo hay Tam tạng giáo: The Tripitaka doctrine (the
orthodox of Hinayana)—See Tạng Giáo, Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo and Thiên
Thai Tông.
2) Thông giáo: The intermediate, or interrelated doctrine
(Hinayana-cum-Mahayana)—See Thông Giáo and Thiên Thai Hóa Pháp Tứ Giáo.
3) Biệt giáo: The differentiated or separated doctrine (Early
Mahayana as a cult or development, as distinct from Hinayana)—See Biệt
Giáo.
Tam Giáo Thông Khảo: A Thorough Study in the Three Religions—Bộ sách được biên
soạn bởi An Thiền Thiền Sư, Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ
19. Sách được biên soạn vào giữa thế kỷ thứ 19, có lẽ được in vào khoảng năm
1845. Sách gồm ba phần—A book composed by Zen master An Thiền, A Vietnamese famous Zen master in the early nineteenth century. The book was
composed in the middle of the nineteenth century. Probably printed in 1845. The
bok included three divisions:
I) Quyển thứ nhất—Phật Giáo: First
volume—Buddhism.
1) Phụng Chiếu cầu pháp: Việc du học của Thiền sư Tính Tuyền
Trạm Công—The travel in seeking the Buddha Dharma of Zen Master Tính
Tuyền Trạm Công.
2) Bản Quốc Thiền Môn Kinh Bản: Các bản kinh khắc ở Việt
Nam—Sutras printed in Vietnam.
3) Đại Nam Thiền Học Sơ Khởi: Khởi thủy Thiền học Việt Nam—The
beginning of Zen in Vietnam.
4) Đại Nam Phật Tháp: Các tháp Phật ở Việt Nam—Buddha stupas in
Vietnam.
5) Vô Ngôn Thông Truyền Pháp: Thiền phái Vô Ngôn
Thông—Wu-Yun-T’ung Zen Sect.
6) Danh Trấn Triều Đình: Các cao Tăng nổi tiếng ở triều
đình—Famous monks at the Royal Palace.
7) Lê Triều Danh Đức: Các cao Tăng thời Tiền Lê—Famous monks
during the Tiền Lê Dynasty.
8) Lý Triều Danh Đức: Các cao Tăng thời nhà Lý—Famous monks
during the Lý Dynasty.
9) Trần Triều Danh Đức: Các cao Tăng đời Trần—Famous monks
during the Trần Dynasty.
10) Tỳ Ni Đa Lưu Chi Truyền Pháp: Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu
Chi—Vinitaruci Zen Sect.
11) Tuyết Đậu Truyền Pháp: Thiền phái Thảo Đường—Thảo Đường Zen
Sect.
12) Những việc thần bí liên quan đến các Thiền sư Việt Nam qua
các triều đại: Mystic things involving Vietnamese Zen masters throughout all
dynasties.
13) Danh từ Phật học và các thần thoại Phật Giáo ở Trung Hoa và
Việt Nam: Buddhist terms and mythological stories about Buddhism in China and
Vietnam.
II) Quyển thứ hai—Khổng Giáo: Second volume—Confucianism.
III) Quyển thứ ba—Lão Giáo: Third volume—Taoism.
Tam Giáo Tướng: Ba cách dạy của Phật—The three modes of the Buddha’s
teaching of the Southern sects:
1) Đốn: Immediate—See Đốn Giáo and Đốn Tiệm.
2) Tiệm: Gradual or progressive—See Tiệm Giáo.
3) Bất định: Intermediate—See Bất Định Giáo.
Tam Giới: Traidhatuka (skt)—Trailokya (p)—Tại Thế—Three realms
(three worlds) and Three sets of commandments:
(A) Three realms: Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, cõi luân hồi
sanh tử được chia làm ba—According to The Long Discourses of the Buddha,
Sangiti Sutra, the realms of births and deaths divided into three realms of
existence:
1) Dục giới: Kamadhatu (skt)—Cảnh giới tham sắc dục và thực
dục. Gồm sáu cõi trời, cõi người và địa ngục. Chúng sanh trong cõi dục giới nầy
đều có ngũ uẩn tạo thành thân thể vật chất (thế giới vật chất bao trùm từ lục
đạo đến các cõi trời đều thuộc dục giới nầy)—The realm of passions—The realm of
(sensuous) desire of sex and food. It includes the six heavens, the human
world, and then hells. All beings in this realm possess five aggregates or panca-skandha—See
Ngũ Uẩn.
2) Sắc giới: Rupadhatu (skt)—Cảnh giới bên trên Dục giới gồm Tứ
Thiền Thiên—Đây là cõi của thiên thần bậc thấp (Chúng sanh trong cõi nầy không
có dâm dục và thực dục, chỉ có thân thân thể vật chất tốt đẹp thù thắng, cõi
nước cung điện nguy nga. Tóm lại trong cõi nầy tham dục vật chất không ngừng tự
thạnh, nhưng chưa giải thoát hết các mối phiền trược của vật chất vi tế. Y cứ
theo tinh thần tu dưỡng cao cấp, cõi nầy chia làm tứ thiền thiên)—The realm of
Beauty—The realm of form or matter. It is above the lust world. It is
represented in the Brahamlokas (tứ thiền thiên)—The realm of the lesser
deities—See Tứ Thiền Thiên.
3) Vô sắc giới: Arupadhatu (skt)—Cảnh giới vô sắc, không còn
thân thể, cung điện, đồ vật. Nơi đó tâm an trụ trong thiền định thâm diệu. Cảnh
giới nầy trải dài đến Tứ Không Xứ—Đây là cõi của thiên thần bậc cao (cảnh giới
nầy cao hơn cảnh sắc giới, chúng sanh không còn bị vật chất ràng buộc, đương
thể thuần là tinh thần độc lập, chúng sanh trong cõi nầy thường trụ trong thâm
định, không có cảnh giới xứ sở. Y theo thắng liệt của thiền định, cõi nầy là
cõi tứ không xứ)—The realm of no Beauty (non-form)—The formless or immaterial
realm of pure spirit. There are no bodies, palaces, things. Where the
mind dwells in mystic contemplation. Its extent is indefinable in the
four “empty” regions of spaces (Tứ không xứ)—This is the realm of the higher
deities—See Tứ Không Xứ.
(B) Ba giới khác—Three more realms:
1) Sắc giới: Rupa-dhatu (skt)—The realm of form.
2) Vô sắc giới: Arupa-dhatu (skt)—The formless realm.
3) Diệt giới: Nirodha-dhatu (skt)—The realm of cessation.
(C) Ba loại giới khác—Three other realms:
1) Liệt giới: Hina-dhatu (skt)—The low realm.
2) Trung giới: Majjhima-dhatu (skt)—The middle realm.
3) Thắng giới: Panita-dhatu (skt)—The sublime realm.
(D) Ba loại giới luật—Three sets of commandments:
1) Sa di giới: Mười giới Sa Di—The ten commandments for
the novice.
2) Bát quan trai giới: The eight commandments for the devout
Buddhist at home.
3) Ngũ giới: Năm giới cho Phật tử tại gia—The five commandments
for the ordinary laity.
**
For more information, please see Tam Hữu.
Tam Giới Do Tâm Sinh: Cittamhi-traidhatukayonih (skt)—Tâm là nguồn gốc của ba
cõi—The mind is the origin of the triple world.
Tam Giới Duy Nhất Tâm: Tribhavasva-cittamatram (skt)—Tam giới duy thị tự tâm hay
tam giới duy chỉ do tâm nầy. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Vị Bồ tát Ma
ha Tát thấy rằng thế giới chỉ là sự sáng tạo của tâm, mạt na và ý thức; rằng
thế giới được sinh tạo do phân biệt sai lầm bởi cái tâm của chính mình; rằng
không có những tướng trạng hay dấu hiệu nào của một thế giới bên ngoài mà trong
đó nguyên lý đa phức điều động; và cuối cùng rằng ba cõi chỉ là cái tâm
của chính mình—The triple world is but one mind—The triple world is just Mind.
In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “The Bodhisattva-mahasattvas sees
that the triple world is no more than the creation of the citta, manas, and
mano-vijnana, that it is brought forth by falsely discriminating one’s own
mind, that there are no signs of an external world where the principle of
multiplicity rules, and finally that the triple world is just one’s own mind.”
Tam Giới Duy Thị Tự Tâm: Svacitta-matram-traidhatukam (skt)—Ba cõi chỉ là tâm của
mình—The triple world is no more than one’s own mind—See Tam Giới Duy Nhất Tâm.
Tam Giới Hỏa Trạch: The burning house of the triple worlds—See Tam Giới Như
Hỏa Trạch.
Tam Giới Nhãn: The trailokya—Buddha who sees all the realms and the way
of universal escape.
Tam Giới Như Hỏa Trạch: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới đang thiêu đốt chúng
sanh với những khổ đau không kể xiết. Tam giới giống như nhà lửa đang hừng hực
cháy. Kinh Pháp Hoa dạy: “Ba cõi không an, dường như nhà lửa, sự khổ dẫy đầy,
đáng nên sợ hãi.” Chúng sanh trong ba cõi, đặc biệt là chúng sanh trong cõi Ta
Bà nầy, luôn bị những sự khổ não và phiền muộn bức bách. Sống chen chúc nhau
trong đó như ở giữa một căn nhà đang bốc cháy, dẫy đầy hiểm họa, chẳng biết còn
mất lúc nào. Ấy thế mà mọi người chẳng biết, chẳng hay, cứ mãi nhởn nhơ vui thú
của ngũ dục, làm như không có chuyện gì xãy ra cả. Phật tử chơn thuần nên luôn
nhớ vậy để lúc nào cũng chuyên cần tinh tấn tu hành cầu giải thoát—The three
realms of Desire, Form and Formless realms scorching sentient beings, such
sufferings are limitless. The triple worlds as a burning house. In the Lotus
Sutra, the Buddha taught: “The three worlds are unsafe, much like a house on
fire. Suffering is all pervasive, truly deserving to be terrified and
frightened.” Sentient beings in the three worlds, especially those in the Saha
World, are hampered constantly by afflictions and sufferings. Living crowded in
the suffering conditions of this Saha World is similar to living in a house on fire,
full of dangers, life can end at any moment. Even so, everyone is completely
oblivious and unaware, but continues to live leisurely, chasing after the five
desires, as if nothing was happening. Sincere Buddhists should always remember
this and should always diligently cultivate to seek liberation.
Tam Giới Sàng: The sick-bed of the Trailokya—The Saha World of suffering.
Tam Giới Tạng: The Trailokya-garbha—The womb or storehouse of all the
transmigrational.
Tam Giới Tôn: The Honoured One of the three worlds (Buddha).
Tam Giới Từ Phụ: The kindly father of the triple world.
Tam Hành: Three lines of action that affect karma:
(A) Sự hành động dưới ba loại nghiệp—Actions under three kinds
of karma:
1) Thập thiện nghiệp: Phước Hành—The ten good deeds that cause
happy karma.
2) Thập ác nghiệp: The ten evil deeds that cause unhappy karma.
3) Vô ký nghiệp (Vô thiện vô ác): Bất động nghiệp—Neither good
nor evil karma, that arise without activity.
(C) Sự hành động dưới ba hình thức—Actions in three forms:
1) Thân hành: Kaya-sankhara (p)—Physical actions.
2) Ngôn hành: Vaci-sankhara (p)—Verbal actions.
3) Tâm hành: Citta-sankhara (p)—Mental actions.
Tam Hỏa: Three fires:
1) Lửa Tham dục: Fire of desire.
2) Lửa Sân hận: Fire of hatred.
3) Lửa Vô minh: Fire of stupidity or ignorance.
Tam Hoang Vu: Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, có ba Hoang
Vu—According to The Connected Discourses of the Buddha, Chapter Esanavaggo
(Searches), there are three kinds of barrenness:
1) Tham Hoang Vu: The barrenness of lust.
2) Sân Hoang Vu: The barrenness of hatred.
3) Si Hoang Vu: The barrenness of delusion.
Tam Hoặc: Tam phiền não—Tam lậu—Tam cấu—Three delusions.
(A) Theo tông Thiên Thai, có ba loại hoặc—According to the
T’ien-T’ai Sect, there are three delusions:
1) Kiến tư hoặc: Thấy và nghĩ tưởng theo ảo vọng từ những nhận
xét không hoàn hảo, với những cám dỗ của yêu ghét, vân vân. Muốn loại bỏ những
cấu chướng nầy, người ta phải tuân thủ và hành trì giới luật (mê chấp tướng
sanh tử)—Things seen and thought illusions from imperfect perception, with
temptation to love, hate, etc., to be rid of these false views and temptations,
one must cultivate and observe moral precepts.
2) Trần sa hoặc: Phiền não và cám dỗ trong lúc cứu độ chúng
sanh (mê chấp cứu độ chúng sanh để đuợc vào cõi Niết Bàn)—Illusion and
temptation through the immense variety of duties in saving others.
3) Vô minh hoặc: Phiền não và cám dỗ khởi lên từ chỗ không hiểu
chư pháp và thực tánh của chúng. Phiền não khởi lên từ căn bản vô minh làm che
lấp mất chân lý. Trong Biệt Giáo và Viên Giáo, Bồ Tát khắc phục vô minh hoặc
trong sơ địa (mê chấp về tướng nhị biên)—The illusions and temptations that
arise from failure philosophically to understand things in their
reality—Illusion arising from primal ignorance which covers and hinders the
truth. In the Differentiated Teaching, this illusion is overcome by the
Bodhisattva from the first stage; in the Perfect Teaching, it is overcome by
the Bodhisatva in the first resting-place.
(B) Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, có ba nhóm lậu hoặc—According to
the Hinayana Buddhism, there are three groups of delusions:
1) Dục lậu: Say mê về dục lạc trần thế: Kamasava (p)—Intoxicant
of worldly desires or sensual pleasures.
2) Hữu lậu: Bhavasava (p)—Sự ham muốn hiện hữu trong một trong
những cảnh giới hữu lậu—The love of existence in one of the conditioned
realms.
3) Vô minh lậu: Avijjasava (p)—Sự uế nhiễm trong tâm khởi lên
từ sự ngu si—The defilements of ignorance in mind.
*** Ngoài ra, có người còn cho rằng có lậu thứ tư là Kiến
lậu, là những quan điểm đồi bại—Besides, some considers the fourth delusion:
the corruption of views.
Tam Học: Three studies—Three practices of precepts, meditation and
wisdom:
1) Giới: Sila (skt & p)—Trì giới là để tránh những hậu quả
xấu ác do thân khẩu ý gây nên. Theo Phật Giáo Nhìn Toàn Diện của Tỳ Kheo
Piyadassi Mahathera, trước khi gia công thực hành những nhiệm vụ khó khăn hơn,
như tu tập thiền định, điều chánh yếu là chúng ta phải tự khép mình vào khuôn
khổ kỷ cương, đặt hành động và lời nói trong giới luật. Giới luật trong Phật
Giáo nhằm điều ngự thân nghiệp và khẩu nghiệp, nói cách khác, giới luật nhằm
giúp lời nói và hành động trong sạch. Trong Bát Chánh Đạo, ba chi liên hệ tới
giới luật là chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng. Người muốn hành thiền có
kết quả thì trước tiên phải trì giữ ngũ giới căn bản không sát sanh, trộm cắp,
tà dâm, vọng ngữ và uống rượu cũng như những chất cay độc làm cho tâm thần
buông lung phóng túng, không tỉnh giác—Discipline—Learning by the commandments
or prohibitions, so as to guard against the evil consequences of error by
mouth, body or mind. According to Bhikkhu Piyadassi Mahathera in The Spetrum of
Buddhism, it is essential for us to discipline ourselves in speech and action
before we undertake the arduous task of training our mind through meditation.
The aim of Buddhism morality is the control of our verbal and physical action,
in other words, purity of speech and action. This is called training in virtue.
Three factors of the Noble Eightfold Path form the Buddhsit code of conduct.
They are right speech, right action, and right livelihood. If you wish to be
successful in meditation practice, you should try to observe at least the five
basic precepts of morality, abstinence from killing, stealing, illicit sexual
indulgence, speaking falsehood and from taking any liquor, including narcotic
drugs that cause intoxication and heedlessness—See Giới (I).
2) Định: Dhyana (skt)—Thiền định. Theo Tỳ Kheo Piyadassi
Mahathera trong Phật Giáo Nhìn Toàn Diện, giới đức trang nghiêm giúp phát triển
định tâm. Ba chi cuối cùng của Bát Chánh Đạo là chánh tinh tấn, chánh niệm, và
chánh định, hợp thành nhóm định. Hành giả có thể ngồi lại trong một tịnh thất,
dưới một cội cây hay ngoài trời, hoặc một nơi nào thích hợp khác để gom
tâm chăm chú vào đề mục hành thiền, đồng thời không ngừng tinh tấn gội rữa
những bợn nhơ trong tâm và dần dần triệt tiêu năm triền cái để định tâm vào một
điểm—Meditation—By Dhyana or quiet meditation. According to Bhikkhu Piyadassi
Mahathera in The Spectrum of Buddhism, virtue aids the cultivation of
concentration. The first three factors of the Noble Eightfold Path, right
effort, right mindfulness and right concentration, form the concentration
group. This called training in concentration or samadhi-sikkha. Progressing in
virtue the meditator practices mental culture, Seated in cloister cell, or at
the foot of a tree, or in the open sky, or in some other suitable place, he
fixes his mind on a subject of meditation and by unceasing effort washes out
the impurities of his mind and gradually gains mental absorption by abandoning
the five hindrances.
3) Huệ: Prajna (skt)—Cũng theo Tỳ Kheo Piyadassi Mahathera
trong Phật Giáo Nhìn Toàn Diện thì tâm định ở mức độ cao là phương tiện để
thành đạt trí tuệ hay tuệ minh sát. Tuệ bao gồm chánh kiến và chánh tư duy, tức
là hai chi đầu trong Bát Chánh Đạo. Trí tuệ giúp chúng ta phá tan lớp mây mờ si
mê bao phủ sự vật và thực chứng thực tướng của vạn pháp, thấy đời sống đúng như
thật sự, nghĩa là thấy rõ sự sanh diệt của vạn hữu—Wisdom—By philosophy—Study
of principles and solving of doubts. Also according to Bhikkhu Piyadassi
Mahathera in The Spectrum of Buddhism, high concentration is the means to the
acquisition of wisdom or insight. Wisdom consists of right understanding and
right thought, the first two factors of the path. This is called the training
in wisdom or panna-sikkha. Wisdom helps us get rid of the clouded view of
things, and to see life as it really is, that is to see life and things
pertaining to life as arising and passing.
** For more information, please see Tam Tu
in Vietnamese-English Section.
Tam Huệ: Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, có ba cách đạt
được trí huệ—According to the Theravadan Buddhism, there are three modes of
attaining moral wisdom:
1) Văn Huệ: Sutamaya-panna (p)—Đạt được văn huệ qua đọc nghe và
những lời giáo huấn—Attaining moral wisdom from reading, hearing and
instruction—Attaining wisdom based on learning.
2) Tư huệ: Cintamaya-panna (p)—Đạt được tư huệ qua suy
tư—Attaining moral wisdom from reflection—Attaining wisdom based on thinking.
3) Tu huệ: Bhavanamaya-panna (p)—Đạt được tu huệ qua tu hành
phát triển tâm linh—Attaining moral wisdom from practice of abstract meditation
(attaining wisdom based on mental development).
Tam Hữu: Ba loại hiện hữu—Three kinds of existence—Three states of
mortal existence in the trailikya:
(A)
1) Tướng trì hữu: Qualities (good, bad, length, shortness).
2) Giả danh hữu: Phenomenal things—See Giả Danh Hữu.
3) Pháp hữu: The noumenal or imaginary, understood as facts and
not as illusions—See Pháp Hữu.
(E) Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, có ba loại
hữu—According to The Connected Discourses of the Buddha, Chapter Esanavaggo
(Searches), there are three kinds of existence:
1) Dục Hữu: Hiện hữu dục giới—Existence in the realm of
desire—Sense-sphere existence.
2) Sắc Hữu: Hiện hữu sắc giới—Existence in the realm of
form—Form-sphere existence.
3) Vô Sắc Hữu: Hiện hữu hay quả báo thực tại của vô sắc
giới—Existence in the realm of formlessness (immaterial realm)—Formless-sphere
existence.
(C)
1) Hiện hữu: Bổn Hữu—Present existence or the present body and
mind.
2) Trung hữu: Antara-bhava (skt)—Thân tâm sau khi chết—The
intermediate state of existence.
3) Đương hữu: Thân tâm đời sau—Existence in the future state.
** For more information, please see Tam
Tam Hữu Duy Phân Biệt: Ba cõi là sản phẩm của phân biệt, không có cái gì như là
thế giới bên ngoài cả—The triple world is no more than the product of
discrimination, there is no such thing as an external world.
Tam Hữu-Vi Pháp: Three active or functioning dharmas:
1) Sắc pháp: Pratigha—Matter or form which has
substantial resistance—Material or things which have form.
2) Tâm Pháp: Phi sắc pháp—The mind (mental).
3) Phi sắc phi tâm pháp: Những pháp không phải sắc mà cũng
không phải tâm—Entities neither of matter nor mind.
Tam Hữu-Vi Tướng: Ba tướng hữu vi—Three forms of all phenomena:
1) Sanh: Upada—Birth.
2) Trụ: Sthiti—Stay or life.
3) Chết: Nirvana—Death.
Tam Kết: Samyoga (skt)—Đức Phật đã nói trong Kinh Niết Bàn: “Này
thiện nam tử, Tu Đà Hoàn tuy có thể cắt đứt vô lượng phiền não, nhưng vì ba kết
rất nặng nên chúng cũng bao hàm tất cả kết mà Tu Đà Hoàn đã đoạn.”—In the
Nirvana Sutra, the Buddha said: “Srota-apanna though has cut off inummerable illusions; however, the three ties are so serious that if he is
able to cut off these three ties, he can cut off all other ties:
1) Kiến Kết: Ngã kiến—The tie of false views of permanent ego.
2) Giới Thủ Kết: Silavrataparamarsa (skt)—Giới Cấm Thủ Kết.
· Hành tà giới: The tie of wrong
discipline.
· Chấp vào cái công hạnh phát sinh do
sự tuân thủ giới luật đạo đức: Taking hold of the merit accruing from the
observance of the rules of morality.
3) Nghi Kết: Nghi ngờ chánh lý—The tie of doubt.
Tam Khát Ái: Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, có ba loại Khát
Ái—According to The Connected Discourses of the Buddha, Chapter Esanavaggo
(Searches), there are three kinds of craving:
1) Dục Khát Ái: Craving (thirst) for sensual pleasures.
2) Hữu Khát Ái: Craving (thirst) for existence.
3) Phi Hữu Khát Ái: Craving (thirst) for extermination.
Tam Khổ: Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, có ba loại khổ—Chúng
sanh mọi loài đều kinh qua ba loại khổ—According to The Connected Discourses of
the Buddha, Chapter Esanavaggo (Searches), there are three aspects of
Dukkha—Three kinds of duhkha (Pain—Sufferings)—All sentient beings experience
three types of sufferings:
1) Khổ Khổ Tánh: Dukkha-dukkha (skt)—Khổ gây ra bởi những
nguyên nhân trực tiếp hay khổ khổ, gồm những nỗi khổ xác thân như đau đớn, già,
chết; cũng như những lo âu tinh thần—Dukkha as ordinary suffering—Suffering due
to pain—Suffering that produce by direct causes or suffering of misery,
Including physical sufferings such as pain, old age, death; as well as mental
anxieties.
2) Hoại Khổ Tánh: Viparinama-dukkha (skt)—Khổ gây ra bởi những
thay đổi—Dukkha as produced by change—Suffering due to change—Suffering by loss
or deprivation or change.
3) Hành Khổ Tánh: Samkhara-dukkha (skt)—Khổ vì chư pháp vô
thường, thân tâm nầy vô thường—Dukkha as conditioned states—Suffering due to
formations—Suffering by the passing or impermanency of all things, body and
mind are impermanent.
Tam Không: The three voids or immaterialities, or the threefold of
svabhava:
(A)
1) Không: Empty—Void.
2) Vô tướng: No-appearance.
3) Vô nguyện: No vow.
(B) Svabhava (skt).
1) Ngã không: No-self.
2) Pháp không: All things are empty.
3) Câu không: Tất cả đều không—All phenomena are empty or
immaterial.
(C) Tam Không trong bố thí Ba La Mật—Three voids in Paramita
charity:
1) Không thấy người nhận: No receiver.
2) Không thấy người cho: No giver.
3) Tất cả đều không: All are empty.
Tam Kiên: The three sure or certain things for the true disciple:
1) Thân sống vô cực: Infinite body or personality.
2) Mạng thọ vô cùng: Endless life.
3) Tài sản vô tận: Boundless sipritual possessions.
Tam Kiếp: The three asankhyeya kalpas—The three countless aeons—The
periods of a bodhisattva’s development:
1) Trang nghiêm kiếp: The past aeon.
2) Hiền kiếp: The present aeon.
3) Tinh túc kiếp: The future kalpa.
Tam Kiếp Tam Thiên Phật: The thousand Buddhas in each of the three kalpas.
Tam Kiêu: Three intoxications—See Tam Pháp (xxxxxiii).
Tam Kiêu Mạn: Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, có ba loại kiêu
mạn—According to The Connected Discourses of the Buddha, Chapter Esanavaggo
(searches), there are three kinds of discrimination:
1) Kiêu mạn ‘Tôi hơn’: The discrimination ‘I am superior.’
2) Kiêu mạn ‘Tôi bằng’: The discrimination ‘I am equal.’
3) Kiêu mạn ‘Tôi thua’: The discrimination ‘I am inferior.’
Tam Kinh Tịnh Độ: Three Pure Land Sutras:
1) Kinh A Di Đà: Amitabha Sutra.
2) Kinh Vô Lượng Thọ: Longer Amitabha Sutra.
3) Kinh Quán Vô Lượng Thọ: Meditation Sutra.
Tam Kỳ Đặc: The three incomparable kinds of rareness.
1) Thần Thông Kỳ Đặc: Thần lực kỳ đặc hóa độ chúng
sanh—Incomparable kinds of power to convert all beings.
2) Huệ Tâm Kỳ Đặc: Trí huệ Phật—Buddha wisdom.
3) Nhiếp Thọ Kỳ Đặc: Phật lực có khả năng lôi kéo và cứu độ
chúng sanh—Buddha-power to attract and save all beings.
Tam Lạc: Three joys:
1) Vui được sanh Thiên: The joy of being born a deva.
2) Vui trong thiền định: The joy of meditation.
3) Vui nhập Niết bàn: The joy of nirvana.
Tam Lậu: Three taints—See Tam Lậu Hoặc.
Tam Lậu Hoặc: Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, có ba lậu
hoặc—According to The Connected Discourses of the Buddha, Chapter Esanavaggo
(Searches), there are three affluences or taints that feed the stream of
mortality or transmigration:
1) Dục Lậu Hoặc: Tất cả phiền não trong dục giới, ngoại trừ vô
minh—Desire or the taint of sensuality.
2) Hữu Lậu Hoặc: Tất cả phiền não trong sắc giới và vô sắc giới
ngoại trừ vô minh—Material or phenomenal existence—The taint of existence.
3) Vô Minh Lậu Hoặc: Vô minh trong tam giới—Ignorance of the
way of escape—The taint of ignorance.
Tam Liễu Tri: Theo Thanh Tịnh Đạo, có ba loại Liễu Tri—According to The
Path of Purification, there are three kinds of Full-Understanding.
1) Sở Tri Liễu Tri: Trí trong ý nghĩa hiểu biết—Full
understanding as the known. Understanding that is direct-knowledge is knowledge
in the sense of the known
2) Suy Đạt Liễu Tri: Tuệ với tư cách liễu tri gọi là trí trong
ý nghĩa phê phán—Full understanding as investigating or judging. Whatever
states are fully-understod are judged.
3) Đoạn Trừ Liễu Tri: Trí theo ý nghĩa từ bỏ—Full understanding
as abandoning.
Tam Luân: The three-wheel.
(A)
1) Thân Phật: Buddha’s body or deeds.
2) Khẩu Phật: Buddha’s mouth or discourses.
3) Tâm Phật: Buddha’s mind or ideas.
(B)
1) Thần Thông Luân: Buddha’s supernatural powers, or powers of
bodily self-transformation, associated with his body.
2) Ký Tâm Luân: Buddha’s discriminating understanding of
others, asociated with his mind.
3) Giáo Giới Luân: Buddha’s oral powers of teaching, associated
with his discourses or speech.
(C) Bánh xe phiền não sanh nghiệp, nghiệp sanh khổ đau, và
khổ đau lại sanh phiền não. Ba bánh xe này luân chuyển không ngừng nghỉ—The
wheel of illusion produces karma, that of karma sets rolling that of suffering,
which in turn sets rolling the wheel of illusion. These three wheels are in
constant revolution
1) Hoặc Luân: The wheel of Delusions.
2) Nghiệp Luân: The wheel of Karma.
3) Khổ Luân: The wheel of Suffering.
(D)
1) Vô Thường Luân: The wheel of Impermanence.
2) Bất Tịnh Luân: The wheel of Impurity.
3) Khổ Luân: The wheel of Distress.
Tam Luân Giáo: The three periods of the Buddha’s teaching:
1) Chuyển Pháp Luân: The first rolling onwards of the
Law-wheel, the first years teaching of Hinayana, four axioms (Tứ Đế) and
unreality (Không).
2) Chiếu Pháp Luân: Illuminating or explaining the law-wheel,
the thirty years teaching of the Prajna (Bát Nhã) or Wisdom Sutras.
3) Trì Pháp Luân: Maintaining the law-wheel, the remaining
years of teaching of the deeper truths of both unreality (Không) and reality
(Hữu).
Tam Luân Hóa Đạo: Three sovereign powers for converting others:
1) Thần biến: Do thân nghiệp của Đức Phật hiện đủ loại thần
biến, khiến chúng sanh khởi chánh tín—Supernatural transformation (thân:
physical).
2) Ký tâm: Dùng ý nghiệp của Đức Phật phân biệt được tâm hành
sai biệt của kẻ khác (thức biệt tha tâm)—Memory or knowledge of all the
thoughts of all beings (ý: mental).
3) Giáo giới: Dùng khẩu nghiệp của Đức Phật để răn dạy chúng
sanh khiến họ tu hành—Teaching and warning.
Tam Luân Thế giới: The Three-Wheel world.
Tam Luận Sự: Three topics of discussion—See Tam Pháp (xxxxxv).
Tam Luận Tông:
(A) Cương yếu Tam Luận Tông—Preliminary of the Madhyamika
School—Đây là tông phái chủ trương “Đại Thừa Phủ Định Luận.” Tiếng Phạn gọi là
Madhyamika, chủ trương học thuyết Trung Đạo, Không Luận, hay Tương Đối Luận.
Tam Luận Tông dựa vào ba bộ luận được Ngài Long Thọ và đệ tử của ngài là Đề Bà
biên soạn. Ba bộ luận ấy là Trung Quán Luận, Thập Nhị Môn Luận, và Bách Luận
(see Trung Quán Luận, Thập Nhị Môn Luận, and Bách Luận). Những cố gắng của Tam
Luận Tông quy tụ vào sự bài bác tất cả các quan điểm tích cực và khẳng định của
các tông không lấy phủ định biện chứng làm căn bản. Sự bài bác trước tiên nhắm
thẳng vào những quan điểm sai lầm của Bà La Môn và tà giáo; kế đến nhắm vào
những thiên kiến của phái Tiểu Thừa; và sau cùng nhắm vào những kiến giải độc
đoán của đề ra bởi các tác giả của phái Đại Thừa không phải là Tam Luận. Lý
tưởng của Tam Luận Tông hình như là tiêu diệt hý luận. Căn bản của mọi luận
chứng của Tam Luận Tông là ‘Tứ Cú.’ (see Tứ Cú Tam Luận Tông
(A))—Madhyamika school of Nagarjuna, or the Mahayanistic Negativism, called
Madhyamika in Sanskrit. The doctrine of the Middle Path, or Sunyatavada, the
“Theory of Negativity” or “Relativity.” The school was based on the three main
sastras, Madhyamika-Sastra or Middle Path, Dvadasa-dvara-Sastra or the Twelve
Gates, and the Sata-Sastra or the One Hundred Verse Treatise. The efforts of
the Madhyamika School are centered on the refutation of all positive and
affirmative views of other schools which have no foundation of dialectical
negation. The refutation is directed first against the wrong views of
Brahmanism and heretics, secondly against the one-sided views of Hinayana, and
thirdly against the dogmatic views positively set forth by the
Mahayanistic authors other than San-Lun School. The ideal of the Madhyamika
School seems to have been eliminated the ‘inexplicable in speech and
unrealizable in thought.’ The basis of all arguments is what we called the
‘Four Points of Argumentation.”
(B) Sơ Tổ Tam Luận Tông—The founder of the Madhyamika School:
Long Thọ Bồ Tát—Nagarjuna Bodhisattva—See Long Thọ (2) in Vietnamese-English
Section, and Nagarjuna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
(C) Lịch sử thành lập Tam Luận Tông ở Ấn Độ—History of the
formation of the Madhyamika School in India—Theo Giáo Sư Stcherbatsky trong
“Cương Yếu Triết Học Phật Giáo,” được soạn bởi Giáo Sư Takakusu, những giai
đoạn phát triển của giáo lý Đại Thừa đặc biệt đề cập đến Trung Quán sau
đây—According to Prof. Stcherbatsky in The Essentials of Buddhist Philosophy
composed by Prof. Takakusu, the Mahayana philosophy has developed in the
following periods with special reference to Madhyamika:
1) Thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch—First century A.D.: Sự hưng
khởi của Đại Thừa A Lại Da Thức và Chân Như, cả hai đều do Ngài Mã Minh khởi
xướng—The rise of Mahayana Alaya-vijnana or Store-Consciousness and Tathata or
Thusness, both admitted by Asvaghosa.
2) Thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch—Second century A.D.: Tánh Không
Duyên Khởi Luận, do Long Thọ và Đề Bà thành lập—The theory of universal
relativity or Sunyata, formulated by Nagarjuna and Aryadeva.
3) Thế kỷ thứ ba và thứ tư sau Tây Lịch—Third and fourth
centuries A.D.: Một khoảng trống. Tuy nhiên, trong thời gian nầy có hai ngài
Kiên Huệ và Di Lặc. Di Lặc là vị thầy trực tiếp hay gián tiếp của ngài Vô
Trước, và tính cách lịch sử của ông thì không thể nghi ngờ gì được, mặc
dù có những huyền thuyết nên một số học giả xem ông như là nhân vật tưởng
tượng—A gap; however, during this time two great monks Saramati and Maiteya
appeared. Maitreya is a direct or indirect teacher of Asanga and his
historicity cannot be doubted, although, because of mysterious legends
surrounding him, some scholars are inclined to regard him as an imaginary
person.
4) Thế kỷ thứ năm—Fifth century: Lập trường duy tâm của Vô
Trước và Thế Thân—The idealistic interpretation of Asanga and Vasubandhu.
5) Thế kỷ thứ sáu—Sixth century: Phân tranh giữa các phái duy
tâm và tánh không—A split between the idealistic and relativistic schools.
a) An Huệ và Trần Na là những đại biểu cho phái Duy Tâm: Sthiramati
and Dignaga are representatives for the idealistic school.
b) Phật Hộ và Thanh Biện là những đại biểu cho phái Tánh
Không—Buddhapalita and Bhavaviveka are representatives for the relativistic
school.
6) Thế kỷ thứ bảy—Seventh century: Hệ thống Trung Quán hoàn
thành triệt để dưới sự xiển dương của Nguyệt Xứng—Final establishment of
Madhyamika system in its extreme form by Candrakirti.
(D) Lịch sử thành lập Tam Luận Tông ở Trung Quốc—History of the
formation of the Madhyamika School in China: Lịch sử của Tam Luận Tông bắt đầu
ở Trung Hoa với sự xuất hiện của Cưu Ma La Thập như sau—The history of the
Madhyamika School begins in China with the advent of the famous Kumarajiva, and
the transmission is said to have been as follows:
1) Thế kỷ thứ năm sau Tây Lịch—Fifth century A.D.: Trung Luận
Quán của ngài Long Thọ được Cưu Ma La Thập phiên dịch và truyền cho các đồ đệ
Đạo Sanh, Đàm Tế, và Tăng Lãng. Trong số đó Tăng Lãng là một truyền nhân xuất
sắc, cuối cùng đã tách hẳn Tam Luận tông khỏi Thành Thật tông (Tiểu Thừa Không
Luận tông). Tam Luận Tông Trung Quốc có nền tảng thực thụ là do công trình của
Tăng Lãng—Nagarjuna’s Madhyamika Sastra was translated and expounded by
Kumarajiva and handed down to his pupil Tao-Sheng, T’an-Chi, and Seng-Lang.
Seng-Land, a distinguished successor, finally separated the San-Lun
School clearly from Satyasiddhi School, the Hinayanistic Nihilism. The Chinese
San-Lun School owes its real foundation to Seng-Lang’s work.
2) Thế kỷ thứ sáu sau Tây Lịch—Sixth century A.D.: Pháp Lãng là
một đạo sư vĩ đại, có hai mươi lăm đệ tử dưới tay. Cát Tạng là một nhân vật lỗi
lạc trong nhóm nầy. Thân phụ ông đã xuất gia và thường dẫn ông đi nghe ngài
Chân Đế thuyết pháp. Rồi Cát Tạng xuất gia theo Pháp Lãng và được Pháp Lãng đặc
biệt dạy dỗ. Khi được 19 tuổi đọc và trùng tuyên những bài giảng của Thầy không
mảy may sai lạc, khiến thính chúng rất đỗi ngạc nhiên. Ông trụ tại chùa Gia
Tường, do đó được gọi là Gia Tường Đại Sư—Fa-Lang was a great leader who had
twenty-five pupils under him. Chi-Tsang was the outstanding member of this
group. His father had entered the order and often took him to hear
lectures by Paramartha, the then flourishing Indian teacher in China. Chi-Tsang
himself joined the order under Fa-Lang and received a special training from
him. When nineteen years of age, he lectured and recapitulated his
teacher’s lectures without any mistakes, to the great atonishment of the
listeners. He lived in Chia-Hsiang monastery and is known by the name
Chia-Hsiang Tashih, or the great master of Chia-Hsiang—See Cát Tạng Đại Sư.
(E) Các bộ luận căn bản—Basic commentaries:
1) Trung Quán Luận: Trung Quán Luận được viết bởi Ngài Long
Thọ. May mắn là bản Phạn ngữ vẫn còn tồn tại. Bản Hán văn do Cưu Ma La Thập
dịch—Madhyamika Sastra written by Nagarjuna. Fortunately the Sanskrit text of
it has been preserved. It was translated into Chinese by Kumarajiva—See Trung
Quán Luận.
2) Thập Nhị Môn Luận: Thập Nhị Môn Luận cũng được viết bởi Ngài
Long Thọ—The Twelve Gates, also written by Nagarjuna—See Thập Nhị Môn Luận.
3) Bách Luận: Bách Luận được viết bởi Đề Bà, đệ tử của Ngài
Long Thọ—The One Hundred Verse Treatise, written by Aryadeva—See Bách Luận.
4) Đại Trí Độ Luận: Prajnaparamita sastra—See Đại Trí Độ Luận.
(F) Lịch sử thành lập Tam Luận tông tại Nhật Bản—The history of
the formation of the Madhyamika School in Japan: Ở Nhật Bản, Tam Luận tông
không hề là một ngành học độc lập, nhưng học thuyết vẫn được tiếp nối học
hỏi một cách nồng nhiệt đến cả ngày nay, vì nó thiết yếu cho người học Phật, là
một khí giới sắc bén của luận chứng biện chứng, cũng như là căn bản lý thuyết
làm nền tảng cho nhiều tông phái tích cực và hoạt động của Phật Giáo ngày
nay—In Japan, the school was never an independent institution, but the study of
its doctrine has been ardently continued even to the present time because it is
indispensable for Buddhist students as one of the chief objects of Buddhist
learning and a strong weapon of dialectic argument, as well as the theoretical
basis underlying many of the more positive and active schools of Buddhism
today.
1) Thế kỷ thứ bảy—Seventh century A.D.: Huệ Quán, người Cao Ly,
đồ đệ của Cát Tạng, sang Nhật năm 625 và giảng giáo lý Tam Luận tại chùa Nguyên
Hưng ở Nại Lương. Đây là sự truyền thừa Tam Luận tông đầu tiên tại Nhật
Bản—Chi-Tsang’s Korean pupil, Hui-Kuan from Kauli, a state in Korea, came to
Japan in 625 and taught the Madhyamika doctrine at the monastery Gwangoji in
Nara. This is the first transmission of Madhyamika to Japan.
2) Truyền thừa thứ hai do Trí tạng, một đồ đệ của Huệ Quán—The
second transmission was by Chizo, a pupil of Hui-Kuan.
3) Truyền thừa thứ ba do Đạo Từ, đồ đệ của Nguyên Khang, tác
giả bản Sớ Giải Tam Luận—The third transmission was by Doji, a pupil of
Yuan-K’ang, the author of the commentary on the Three treatise.
(G) Triết Lý Tam Luận Tông—Philosophy of the Madhyamika School:
Triết lý Tam Luận Tông có ba phần—The teaching of the Madhyamika School has
three aspects:
1) Phá tà hiển chánh: The refutation of erroneous views and
elucidation of right views—See Phá Tà Hiển Chánh.
2) Phân biệt Chân Đế Tục Đế: The distinction between worldly
truth and the higher truth—See Nhị Đế.
3) Bát Bất Trung Đạo: The Middle Path of the Eightfold
Negation—See Bát Bất Trung Đạo.
Tam Lực: Three powers:
1) Ngã công đức lực: Năng lực tu hành của tự thân hay tự
duyên—Personal power.
2) Như lai gia trì lực: Sự gia trì của Đức Như Lai hay tha
duyên—Tathagata power.
3) Pháp giới lực: Phật tính sẳn có trong tự tâm hay nội
nhân—Power of Buddha-nature within.
Tam Lượng: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu
và Liên Tông Thập Tam Tổ, kinh điển dạy rằng người niệm Phật nên y theo ba
lượng để củng cố lòng tin—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The
Pure Land Buddhism in Theory and Practice and The Thirteen Patriarchs of Pure
Land Buddhism, the Buddhist sutras and commentaries, the Pure Land practitioner
should follow three guidelines to consolidate his faith.
1) Lý Trí Lượng: The Guideline of Reason—Lý trí lượng là sự suy
lường tìm hiểu của lý trí, chẳng hạn như suy nghĩ, ‘các thế giới đều do tâm
tạo, đã có cõi người thuộc phân nửa thiện ác, tất có tam đồ thuộc nhiều nghiệp
dữ, và các cõi trời thuộc nhiều nghiệp lành. Như thế tất cũng có cõi Cực Lạc do
nguyện lực thuần thiện của Phật, và công đức lành của chư Bồ Tát cùng những bậc
thượng thiện nhơn—This is the reasoning and understanding of human logic. For
example, we may reflect, ‘all realms are created from the mind. If there is a
world such as ours, where god karma and bad karma are about equal, there must
exist other worlds such as the three Evil Paths, with a preponderance of evil
karma, as well as celestial realms, where good karma prevails. It therefore
stands to reason that the Western Pure Land exists as a result of the pure,
good Vows of Amitabha Buddha as well as the virtues of the Bodhisattvas and
other morally superior beings.
2) Thánh Ngôn Lượng: The Guideline of the Teachings of the
Sages—Thánh ngôn lượng là giá trị lời nói của chư Phật và chư Bồ Tát trong các
kinh điển. Đức Thế Tôn đã dùng tịnh nhãn thấy rõ y báo và chánh báo nơi cõi Cực
Lạc, và diễn tả cảnh giới ấy trong các kinh Tịnh Độ. Các bậc đại Bồ Tát như Văn
Thù, Phổ Hiền đều ngợi khen cõi Cực Lạc và khuyên nên cầu vãng sanh. Người Phật
tử nếu không lấy lời của Phật, Bồ Tát làm mực thước, thử hỏi còn phải tin ai
hơn?—These are the words of the Buddhas and Bodhisattvas in sutras and
commentaries. Buddha Sakyamuni, with his pure vision, clearly saw the
auspicious environment and superior beings of the Western Pure Land and
described them in the Pure Land sutras. The great Bodhisattvas, such as
Manjusri and Samantabhadra, all extolled the Land of Ultimate Bliss and enjoined
sentient beings to seek rebirth there. If Buddhists are not guided by the words
of Buddhas and Bodhisattvas, whom then should they believe?
3) Hiện Chứng Lượng: The Guideline of Actual Seeing and
Understanding—Hiện chứng lượng là lối tìm hiểu do sự thấy biết hoặc chứng
nghiệm hiện thực để khởi lòng tin. Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục đã chứng minh
rất nhiều vị niệm Phật được vãng sanh, và ở Việt Nam cũng có nhiều Phật tử tu
Tịnh Độ được về Cực Lạc. Chẳng những thế mà hiện tiền khi tịnh niệm, các vị ấy
cũng thấy cảnh Tịnh Độ hiện bày. Nếu không có cõi Cực Lạc, và không có Phật A
Di Đà tiếp dẫn, thì làm sao những vị ấy thấy rõ và được kết quả vãng sanh?—This
is a method of reasoning based on actual occurences, verifiable through our
eyes and understanding. The commentary, Biographies of Pure Land Sages and
Saints, has amply documented the stories of individuals who have achieved
rebirth in the Land of Ultimate Bliss through Buddha Recitation. Moreover,
those who have practiced Buddha Recitation with a pure mind have been known to
witness scenes of the Pure Land during their current lifetimes.
Tam Lý Tâm Duyên Quyết Định: Theo Trí Giả và Thiên Như Đại Sư trong Tịnh Độ Thập Nghi
Hoặc Vấn Luận, có ba lý do khiến vãng sanh Tịnh Độ không tùy thuộc vào ác nghiệp,
hạnh tu và thời gian tu tập lâu mau—According to Masters Chih-I and T’ien-Ju in
The Pure Land Buddhism, there are three reasons why rebirth in the Pure Land
does not necessarily depend on the weight of bad karma, the amount of practice
or the duration of cultivation.
1) Do bởi Tâm—Because of Mind: Là loài hữu tình khi tạo tội đều
từ nơi vọng niệm điên đảo mà sanh, còn lúc niệm Phật lại từ nơi nghe danh hiệu
công đức chân thật của Phật A Di Đà mà khởi; một bên hư một bên thật đâu thể
sánh nhau! Ví như một gian thạch thất đóng kín để tối muôn năm, nếu được người
mở ra cho ánh sáng mặt trời soi vào, sự tối ấy liền mất; đâu phải vì do tối tăm
đã lâu mà không làm được sáng ư? Người tạo ra tội nhiều kiếp, khi lâm chung với
tâm thành tựu mười niệm vãng sanh cũng lại như vậy—The transgressions committed
by sentient beings spring from deluded, perverse thought. Recitation of the
Buddha’s name, on the other hand, arises from right thought, that is, hearing
of Amitabha Buddha’s name and true virtues. One is false and the other is true.
There is no possible comparison between them! This is similar to a house which
has been boarded up for ten thousand years. If the windows are suddenly opened
to let the sunlight in, all darkness immediately dissipates. However, long the
period of darkness may have been, how can it fail to disappear? It is likewise
for sentient beings who have committed transgressions for many eons but achieve
rebirth at the time of death through ten pure recitations.
2) Do bởi Duyên—Because of Conditions: Là loài hữu tình khi tạo
tội đều từ nơi vọng niệm tối tăm điên đảo, duyên theo cảnh giới hư huyễn mà
sanh; lúc niệm Phật từ nơi nghe danh hiệu công đức chân thật thanh tịnh của
Phật A Di Đà duyên theo Bồ Đề tâm mà khởi. Như thế, một bên chân một bên ngụy,
đâu thể sánh nhau! Ví như có người bị trúng tên độc, tên ghim sâu sức độc mạnh,
xương thịt nhiễm trọng thương, nếu được nghe tiếng trống thần dược, thì tên tự
bắn ra, độc tiêu tan hết; đâu phải vì do tên sâu độc nặng mà không được an lành
ư? Người tạo tội nhiều kiếp, khi lâm chung có duyên thành tựu mười niệm mà được
vãng sanh cũng lại như vậy—Transgressions grow out of dark, inverted thoughts,
combined with illusory circumstances and environments. Buddha Recitation, on
the contrary, arises from hearing of Amitabha Buddha’s name and pure virtues,
combined with the aspiration for enlightenment. One is false and the other is
true. There is no possible comparison between them! This is analogous to a
person struck by a poisoned arrow. The arrow has penetrated deep inside his
body and the poison is strong, deeply wounding his flesh and bones. Still, if
at that moment he hears the ‘celestial drum,’ the arrow will shoot out of his
flesh by itself and the poison will be neutralized. The arrow has not penetrate
so deep nor is the poison so strong that he cannot recover! It is likewise for
sentient beings who have committed transgressions for many eons but achieve
rebirth at the time of death through ten pure recitations.
3) Do Bởi Quyết Định—Because of Certainty of Salvation: Là loài
hữu tình khi tạo tội đều từ nơi gián tâm hoặc hậu tâm; lúc lâm chung niệm Phật
lại không có hai tâm đó, mà từ nơi một niệm mãnh liệt trì danh rồi xả mạng, nên
được siêu thoát. Ví như sợi dây cực to, cả ngàn người bứt không đứt, nếu có đứa
bé cầm gươm Thái A mà chém, dây liền đứt đoạn. Lại như đống củi rất lớn chứa
góp từ cả ngàn năm, nếu có người dùng một đốm lửa mà đốt, củi liền cháy hết. Và
như có người trong đời tu mười nghiệp lành, ưng được sanh về cõi trời, nhưng khi
lâm chung kẻ ấy khởi một niệm tà kiến mạnh mẽ, liền bị đọa vào A Tỳ địa ngục.
Nghiệp ác vẫn hư vọng, mà do bởi tâm niệm quyết liệt, còn có thể lấn lướt
nghiệp lành một đời, khiến cho chúng sanh bị đọa vào ác đạo; huống chi sự niệm
Phật là nghiệp lành chân thật, có người khi lâm chung, dùng tâm mãnh liệt trì
danh, lại không thể lấn áp ác nghiệp từ vô thỉ ư? Cho nên người tạo tội nhiều
kiếp, khi lâm chung tâm mãnh liệt thành tựu mười niệm mà không được vãng sanh,
quyết không có lý do đó!—When sentient beings committed transgressions, they do
so either from the ‘intervening mental state’ or the ‘post mental state.’ These
two mental states do not apply, however, at the time of death: there is only
one extremely powerful, utterly intense thought of recitation, letting go of
everything before dying. Therefore, rebirth is achieved. This is analogous to a
very large, strong cable which even thousands of people cannot break. Yet, a
child wielding a ‘celestial sword’ can cut it in a several pieces without
difficulty. It is also similar to a huge pile of wood, accumulated for
thousands of years, which, when set on fire by a small flame, is completely
consumed within a short time. The same is true of someone who has practiced the
Ten Virtues throughout his life, seeking rebirth in the Heavens. If, at the
time of death, he develops an intense perverse thought, he will immediately
descend, instead, into the Avici or Never-Ending Hell. Although bad karma is
intrinsically false and illusory, the overpowering strength of Mind and thought
can still upset a lifetime of good karma and cause the individual to descend
onto the evil paths. How, then, can Buddha Recitation, which is true, wholesome
karma, generated intensely at the time of death, fail to upset his bad karma,
even though that karma may have been accumulated from time immemorial?
Therefore, someone who has committed transgressions for many eons, but, at the
time of death accomplishes ten recitations with a totally earnest Mind, will
certainly be reborn in the Pure Land. Not to achieve rebirth under such
circumstances would indeed be inconceivable!
Tam Ma Địa: Tam Muội—Samadhi (skt)—Concentration—Contemplation on
reality—Trạng thái tâm không loạn động, tập trung vào không định vì thế mà nội
tâm đi vào trạng thái yên tĩnh hoàn toàn—A state of mind in which the mind is
free from distraction (loạn động), is absorbed in intense, purposeless
concentration, thereby entering a state of inner serenity—See Samatha in
Sanskrit/Pali-Vietnamese Section and Samadhi in English-Vietnamese Section.
Tam Ma Địa Bồ Đề: Samadhi-bodhi (skt)—Trạng thái giác ngộ trong đó tâm hành
giả thoát khỏi mọi loạn động, thoát mọi cấu chướng, tập trung vào “không định,”
vì thế mà nội tâm đi vào một trạng thái yên tĩnh hoàn toàn—A state of
enlightenment in which the mind is free from distraction, free from unclean
hindrances, absorbed in intense, purposeless concentration, thereby entering a
state of inner serenity.
**
For more information, please see Samadhi
in English-Vietnamese Section.
Tam Mật: Thân Khẩu Ý—Thân khẩu ý của mọi sinh vật là những phần của
Chân như, nhưng phiền não che lấp bản tánh chân như—The three mystic things
(body, mouth and mind) of the Tathagata—All creatures in body, voice and mind
are only individualized parts of the Tathagata, but illusion hides their
Tathagata nature from them. Buddhist cultivators seek to realize their
Tathagata nature by physical signs and postures, by voicing of dharani and by
meditation:
1) Thân mật: All things being this mystic body.
2) Khẩu mật: All sound this mystic voice.
3) Ý mật: All thought this mystic mind.
Tam Miệu: Turn together or in one direction—Right and balanced.
** For more information, please see Đẳng Chánh Giác in
Vietnamese-English Section, and Samyak-sambuddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese
Section.
Tam Miệu Tam Bồ Đề: Samyak-sambodhi—Correct universal intelligence—Perfect
knowledge or wisdom—See Tam Miệu.
Tam Miệu Tam Phật Đà: Samyaksambuddha—One who has perfect universal knowledge or
understanding.
Tam Minh: Three insights—Three kinds of clarity—Ba loại sáng suốt có
thể đạt được bằng trì giới (theo Thanh Tịnh Đạo của Ngài Bhadantacariya
Buddhaghosa)—Three kinds of knowledge which can be obtained by observing
precepts (according to The Path of Purification by Bhadantacariya Buddhaghosa):
1) Túc mạng minh: Biết được các đời trước—Insight into the
mortal conditions of self and others in previous life.
2) Thiên nhãn minh: Biết sự chết và tái sanh của các loài hữu
tình—Supernatural insight into future mortal conditions (deaths and rebirths).
3) Lậu tận minh: Đoạn trừ tất cả các lậu hoặc (những dục vọng
và quyến rủ)—Nirvana insight—Insight into present mortal sufferings so as to
overcome all passions or temptations.
Tam Minh Trí: The three clear conceptions of all beings:
1) Vô thường: Anitya—All is impermanent.
2) Khổ: Duhkha—All is sorrowful.
3) Vô ngã: Anatman—All is devoid of a self.
Tam Môn Tịnh Độ: Three Methods in the Pure Land Cultivation—Theo Hòa Thượng
Thích Thiền Tâm trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, pháp môn không cao
không thấp, cao thấp do căn tánh mà phân. Vì chúng sanh căn cơ sai biệt nhau,
nên pháp tu cũng có nhiều cách. Tuy nhiên, căn bản có ba môn tu trong Tịnh
Độ—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism, the
Dharma methods are not, in themselves, high or low. It is only because the
different natures and capacities of individuals that they have been
categorized as such. Sentient beings are at different levels of spiritual
development, and therefore, various methods are required. There are numerous
methods; however, we can summarize in the three basic ones.
(I) Đệ Nhất Môn là pháp môn Quán Tưởng—First Method,
Visualization Method—Quán tưởng là như trong Quán Kinh dạy: “Chư Phật Như Lai
là thân pháp giới, vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Cho nên khi tâm
các bạn tưởng Phật, thì tâm ấy chính là 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tùy hình, tâm
ấy là tâm Phật, tâm ấy chính là Phật. Biển chánh biến tri của Phật từ nơi
tâm tưởng mà sanh. Vì thế các bạn phải nhớ nghĩ và quán tưởng kỹ thân Đức Phật
kia.”—Visualization Method, is explained as follows in the Meditation Sutra:
“Every Buddha, Tathagata, is One who is a Dharma realm Body and enters into the
Mind of all beings. For this reason when you perceive the Buddha-state in your
Minds, this indeed is the Mind which possesses the thirty-two signs of
perfection and the eighty minor marks of excellence. It is the Mind that
becomes Buddha; indeed, it is the Mind that is Buddha. The ocean of true and
universal knowledge of all the Buddhas is born of Mind and thought. For this
reason, you ought to apply your Mind with one thought to the meditation on that
Buddha.
1) Thiên Thai sớ nói mấy chữ “Chư Phật Như Lai” sắp xuống, là
thuyết minh tất cả chư Phật; lại nói mấy chữ “Phải nhớ nghĩ” sắp xuống,
là chỉ cho quán tưởng riêng Đức Phật A Di Đà, pháp giới thân là pháp thân của
Báo Phật. Tâm chúng sanh tịnh, pháp thân tự hiện, nên gọi là “vào;” như khi
vầng hồng nhật mọc lên tất bóng hiện xuống trăm sông. Đây là chỉ cho Phật thân
tự tại, có thể tùy vật hiện hình vậy. Lại “pháp giới thân” là chỉ cho thân
Phật, khắp tất cả chỗ, lấy pháp giới làm thể. Khi hành giả chứng được môn Quán
Phật Tam Muội nầy, giải nhập tương ưng, nên nói “vào trong tâm tưởng.” “Tâm nầy
là Phật” là Phật nguyên vẫn không, nhân chúng sanh tâm tịnh mới có, sợ e
người hiểu lầm cho rằng bỗng nhiên mà có, nên mới nói “là Phật.” Mới khởi tu
quán nên nói “làm,” sự tu đã thành nên gọi “là.”—According to the T’ien-T’ai
Treatise, the passage beginning from ‘Every Buddha, Tathagata’ refers to all
Buddhas. The passge beginning with ‘You ought to apply your Minds,’ etc.,
refers specifically to meditation on Buddha Amitabha. The Dharma Realm Body is
the Dharma Body of the Reward Buddha. If the Minds of sentient beings are pure,
the Dharma Body reveals itself. Thus, the word ‘enter’ is used. This is similar
to the brilliant sun; when it rises, its image appears in a multitude of
rivers. This is to indicate that the Buddha Body is free and unimpeded and can
manifest itself according to the object. Moreover, the ‘Dharma Realm Body’
refers to the Buddha Body, appearing everywhere, taking the Dharma Realm as its
nature. When the practitioner achieves this Buddha Visualization Samadhi, his
understanding and actions (noumenon and phenomenon) interpenetrate and become
one. This is expressed in the words ‘enters into the Minds of all beings.’ “It
is the Mind that becomes Buddha” means that the Buddha has always been
inherently empty and void. Because the Minds of sentient beings are pure,
Buddha exists. Indeed, it is the Mind that is Buddha. Since people might
misunderstand what was said previously and think that the Buddha has
spontaneously come into existence, the words ‘is Buddha’ are used. The word
‘become’ indicates the beginning of visualization, while the word ‘is’ means
that visualization has been accomplished.
2) Diệu Tông Thích nói: “Muốn tưởng thân Phật phải hiểu rõ quán
thể. Thể đó là bản giác; từ nơi đây mà khởi thành pháp quán. Bản giác là thân
pháp giới của chư Phật, vì chư Phật không sở chứng chi khác, toàn chứng bản
tánh của chúng sanh. Nếu thỉ giác có công, bản giác mới hiển, nên nói “pháp
thân từ nơi tâm tưởng mà sanh.” Lại Đức Di Đà cùng tất cả chư Phật đồng như một
pháp thân, một trí huệ, sự ứng dụng cũng như vậy. Hiển được thân Đức Di Đà tức
là hiển được thân chư Phật, tỏ được thân chư Phật tức là lộ được thể Di Đà. Cho
nên trong văn kinh nói rộng qua chư Phật để kết về sự quán tưởng Đức A Di Đà.
Từ mấy chữ “thân pháp giới” trở xuống là nói về sự giao cảm của đạo cảm ứng và
ước về lý giải nhập tương ưng—Another commentary states: “To visualize the
Buddha’s body, you should clearly understand the nature of visualization. That
nature is self-enlightenment. Visualization methods are developed from there.
Self-enlightenment is the Dharma Realm Body of the Buddhas because what the
Buddhas have completely attained is nothing other than the Self-Nature of
sentient beings. Only when the ‘initial enlightenment’ is meritorious does
‘self-enlightenment’ appear. This is the meaning of the words ‘the Dharma Realm
Body is born of Mind and thought.’ Moreover, Amitabha Buddha and all Buddhas
possess the same Dharma Body, the same wisdom and the same capacities and
functions. When the body of Amitabha Buddha is manifested, the bodies of all
Buddhas are manifested; when the bodies of the Buddhas are understood, the
nature of Amitabha Buddha is revealed. Therefore, the Meditation Sutra refers
broadly to all Buddhas in order to end in the visualization of Amitabha Buddha.
“From the words ‘Dharma Realm Body’ on, the Sutra refers to the mutual response
between the Buddhas and the practitioner and the '‘nterpenetration’ between
understanding and action (theory and practice).
Đại Sư Dung Tâm đã phê bình về hai lời giải trên như sau:
“Nếu không có lời giải trước, thì môn quán tưởng ấy không phải là quán Phật;
như không có lời giải sau, e hành giả hiểu lầm rằng thể của chúng sanh và Phật
khác nhau, nên hai lối giải đã tác thành cho nhau mà thuyết minh thuyết Quán
Pháp vậy.”—Commenting on these two explanations, Elder Master Dung Tâm has
written: “Without the first explanation, the above visualization would not be a
meditation on the Buddha. Without the second explanation, the practitioner
could misunderstand and think that the nature of sentient beings is different
from that of the Buddhas. The two explanations are complementary in elucidating
the Visualization method.”
(II) Đệ Nhị Môn là pháp môn Ức Niệm—The Second Method, Recitation
or Recollection Method—Nói ức niệm là hành giả hoặc duyên theo tướng tốt, hoặc
trì danh hiệu của Phật, đều gọi là ức niệm. Môn nầy có cả lý lẫn sự—With
recitation or recollection method, the cultivator either “recollects” the
auspicious features of Amitabha Buddha or “recites” His name. This method has
both noumenal and phenomenal aspects.
1) Lý Nhất Tâm—One-pontedness of Mind on noumenal level: Trong
Kinh Hoa Nghiêm, Giải Thoát Trưởng Giả nói: “Nếu tôi muốn thấy Đức Vô Lượng Thọ
Như Lai và thế giới an lạc, thì tùy ý liền được thấy. Tôi có thể biết rõ tất cả
chư Phật, quốc độ tùy thuộc, cùng những việc thần thông của các ngài. Bao nhiêu
cảnh tướng trên đây, không từ đâu mà đến, không đi về đâu, không có xứ sở và
không chỗ trụ; cũng như thân tôi không thật có đi, đứng, tới lui. Các Đức Như
Lai kia không đến chỗ tôi, tôi cũng không đi đến chỗ của các Ngài. Sở dĩ như
thế, vì tôi hiểu rõ tất cả chư Phật cùng với tâm mình đều như mộng. Lại hiểu tự
tâm như nước trong chum, các pháp như hình bóng hiện trong nước. Tôi đã ngộ tâm
mình như nhà huyễn thuật, tất cả chư Phật như cảnh huyễn hóa. Lại biết chư Phật
chư Bồ Tát trong tự tâm, đều như tiếng vang, như hang trống, tùy theo âm thanh
mà phát ra tiếng dội lại. Ví tôi ngộ giải tâm mình như thế nên có thể tùy niệm
thấy Phật.” Về đoạn kinh trên, ngài Trinh Nguyên giải rằng: “Từ đầu đến mấy chữ
‘chỗ của các Ngài’ chính là thuyết minh lý duy tâm, nếu ngộ tức tâm mà vô tâm
liền vào chân như tam muội. Khi hành giả hiểu rõ các cảnh tướng đều như huyễn,
duy tâm hiện ra, đã ngộ duy tâm và tức tâm tức Phật, thì tùy chỗ tưởng niệm,
không đâu chẳng là Phật. Đoạn văn sau nêu ra bốn điều thí dụ với đều đủ bốn
quán thông và biệt để hiển lý duy tâm, tất cả vẫn viên dung không ngại: In the
Avatamsaka Sutra, the Elder Liberation said: “If I wish to see Amitabha Thus
Come One in the World of Happiness, then as soon as I formulate the intention I
see Him. I can clearly see all the various Buddhas, their lands and retinues as
well as their spiritual powers. And yet, these Thus Come Ones do not come here,
nor do I go to them. . This is so because I know that all Buddhas and my own
Mind are completely like a dream. I know that all Buddhas are like an image or
reflection in the water. I know that all thephysical characteristics of all
Buddhas together with my own Mind, are both like an illusion, an echo. I
realize this as such and recollect and consider this as such, that all Buddhas
I see arise from my own Mind. Because I clearly understand my Mind as such, I
can at will see the Buddhas. An Elder Master commented on the above quote as
follows: “From the first sentence to the words ‘Nor do I go to the Buddhas,’
the sutra elucidates the truth of Mind-Only. If the practitioner is enlightened
to the truth of ‘Mind but not Mind,’ he immediately enters the True Thusness
Samadhi. When the practitioner truly understands that all realms and marks are
illusory, created from the Mind, and awakens to the truth of ‘Mind-Only and
Mind is Buddha,’ then, depending on the object of his thoughts and
recollection, there is nothing which is not Buddha. The second part of this
quote refers to four examples. These four examples encompass the Four
Meditations and include the ‘general’ and the ‘specific,’ thus revealing the
truth of Mind-Only, everything has always been perfect and unobstructed:
a) Cảnh mộng là dụ cho lý không đến không đi, có nghĩa là toàn
thể đều duy tâm: ‘Like a dream’ stands for the truth of ‘neither coming nor
going.’ This means that everything is Mind-Only.
b) Hình bóng trong nước là dụ cho lý không ra không vào, vì duy
tâm nên tất cả đều “không”: ‘Like a reflection in the water’ represents the
truth of ‘neither leaving nor entering.’ This shows that because it is
Mind-Only, it is empty.
c) Tướng huyễn hóa là dụ cho lý chẳng có chẳng không, vì duy
tâm nên tất cả đều “giả”: ‘Like an illusion’ stands for the truth of ‘neither
existing nor non-existing.’ This indicates that because it is Mind-Only, it is
false.
d) Tiếng vang là dụ cho lý chẳng tan chẳng hợp, vì duy tâm nên
tất cả đều “trung”: ‘Like an echo’ means ‘neither disintegrating nor
amalgamating.’ This shows that because it is Mind-Only, it is the Middle Way.
** Nếu hành giả hiểu rõ lý trên đây, rồi chấp
trì bốn chữ A Di Đà Phật, sẽ không còn những thứ sau đây—If the practitioner clearly
understands this truth and concentrates upon the Buddha’s name, he or she will
be free of the followings:
e) Tâm có tâm không: The Mind of existence and non-existence.
f) Tâm cũng có cũng không: The Mind of
simultaneous existence and non-existence.
g) Tâm chẳng phải có chẳng phải không: The Mind of simultaneous
non-existence and non-non-existence.
h) Dứt cả quá khứ hiện tại vị lai mà niệm, đó gọi là “lý ức
niệm” hay lý nhất tâm: Serving all past, present and future, this is call
“Noumenal recitation.
i) Và ngày đêm sáu thời cứ như thế mà
nhiếp tâm trì niệm, không cho gián đoạn, không sanh một niệm, thì chẳng cần
vượt giai tầng mà đi thẳng vào cõi Phật. Đây cũng gọi là “lý nhất tâm.” Tóm
lại, lý nhất tâm là người thông đạt bốn lý quán trên, dùng tâm ấy mà niệm Phật,
tương ưng với không huệ, đi đến chỗ thuần chơn. Lý nhất tâm là hành môn của bậc
thượng căn: If the practitioner can recite singlemindedly in this way
throughout the six periods of day and night, i.e., all the time, without
interruption and without developing a single thought , he need not pass through
any stage of cultivation but can enter directly into the realm of the Buddhas.
This is also called “One-pointedness of Mind” or noumenal level.
One-pointedness of Mind on noumenal level is the practice of those of the
highest capacities.
2) Sự Nhất Tâm—One-pointedness of Mind on phenomenal level: Về
“sự ức niệm,” như trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhớ Phật niệm Phật, hiện đời
hoặc đương lai nhất định sẽ thấy Phật, cách Phật không xa, không cần mượn
phương tiện chi khác mà tâm tự được khai ngộ.” Hay như các kinh sách khác đã
chỉ dạy, ‘hoặc hệ niệm suốt một đời, hoặc trì niệm trong ba tháng, bốn mươi
chín ngày, một ngày đêm, cho đến bảy ngày đêm, hoặc mỗi buổi sớm mai giữ mười
niệm. Nếu hành giả dùng lòng tin sâu, nguyện thiết, chấp trì câu niệm Phật như
rồng gặp nước, như cọp dựa non, thì được sức Phật gia bị đều vãng sanh về Cực
Lạc. Theo trong Kinh cho đến hạng phàm phu tạo tội ngũ nghịch thập ác, nếu khi
lâm chung chí tâm xưng danh hiệu Phật mười niệm, cũng được vãng sanh. Và đây
gọi là “sự nhất tâm.” Tóm lại, sự nhất tâm là hành giả tâm còn giữ niệm, mỗi
niệm không cho xen hở, đi đến chỗ không còn tạp niệm. Sự nhất tâm thông dụng
cho hàng trung hạ: The Surangama Sutra states: “Moreover, whoever recites the
name of Amitabha Buddha, whether in the present time, or in the future time,
will surely see the Amitabha Buddha and never become separated from him. By
reason of that association, just as one associating with the maker of perfumes
becomes permeated with the same perfumes, so he will become enlightened without
Amitabha’s compassion, and will become enlightened without any other expedient
means. Another sutra teaches that: “Whether he focusses on the Buddha constantly
throughout his life, or recites assiduously for three months, or forty-nine
days, or one to seven days and nights, or recites only ten times each morning,
as long as the practitioner holds the Buddha’s name with deep faith and fervent
vows, like a dragon encountering water or a tiger hidden deep in the mountains,
he will be assisted by the Buddha’s power and achieve rebirth in the Pure Land.
A dragon outside the ocean or a tiger without the protection of the forest has
but one thought in mind: to return to its environment. One-pointedness of Mind
on phenomenal level refers to the practitioner whose Mind is still attached to
recitation, one recitation following another without pause, leading to he state
of extinction of all sundry thought.
(III) Đệ Tam Môn là pháp môn Chúng
Hạnh—The Third Method, method of “Sundry Practices:
1) Nguyện Lực Vãng Sanh—Seeking rebirth through the power of
vows: Pháp Môn Chúng Hạnh là môn nói về hành giả dùng nhiều hạnh để vãng sanh
về Cực Lạc. Như trong Kinh Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Bồ Tát khuyến tấn Thiện Tài
đồng tử và đại chúng nơi hải hội dùng mười đại nguyện cầu sanh Tịnh Độ (see
Thập Hạnh Phổ Hiền). Trong mỗi nguyện ấy đều có nói khi nào cõi hư không, cõi
chúng sanh, nghiệp chúng sanh, phiền não của chúng sanh hết, thì nguyện tôi mới
hết. Và hành giả phải dùng ba nghiệp thân, khẩu, ý, thực hành nguyện đó không
gián đoạn, không chán mỏi. Đến khi lâm chung, tất cả mọi thứ tùy thân đều để
lại, cho đến các căn đều tan rã, duy những đại nguyện ấy hằng theo bên mình
trong khoảng sát na hành giả liền được sanh về Cực Lạc—The “Sundry Practices”
is the method in which the cultivator engages in many practices seeking rebirth
in the Pure Land. Thus, in the Avatamsaka Sutra, the Bodhisattva Samantabhadra
advises and urges the youth Sudhana (Good Wealth) and the Ocean-Wide Great
Assembly to seek rebirth throught the Ten Great Vows (see Thập Hạnh Phổ Hiền).
Each Vow contains the clause: “When the realm of empty space is exhausted, my
Vows will be exhausted. But because the realm of empty space is inexhaustible,
my Vows will never end. In the same way, when the realm of living beings,
the karma of living beings, and the afflictions of living beings are exhausted,
my Vows will be exhausted. But the realms of living beings, the karma of living
beings, and the afflictions of living beings are inexhaustible. Therefore, my
Vows are inexhaustible. They continue in thought after thought without cease.
My body, mouth and mind never tire of doing these deeds. At the time of death,
when all family and possessions are left behind and all faculties disintegrate,
only these great vows will follow close behind, and in an instant, the
practitioner will be reborn in the Pure Land.
2) Tâm Lực Vãng Sanh—Achieving rebirth through Mind-power: Lại
như trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Thế Tôn bảo Ngài Di Lặc về mười tâm như sau:
“Mười thứ tâm nầy không phải hạng phàm phu, bất thiện hay kẻ có nhiều phiền não
có thể phát được. Nếu có kẻ nào thành tựu một trong mười tâm trên, muốn sanh về
thế giới Cực Lạc mà không được như nguyện, đó là điều không khi nào
có.”—Moreover, in the Maharatnakuta Sutra, Sakyamuni Buddha told Maitreya
Bodhisattva: “These Ten Minds cannot be developed by ordinary people, nor those
who lack virtue and beset by afflictions (See Thập Tâm Tịnh Độ). For someone to
attain one of these ten frames of Mind while seeking rebirth in the Pure Land
and yet fail to be reborn is simply impossible.”
3) Thần Lực Vãng Sanh—Achieving rebirth through spiritual
power: Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật: “Bạch
Thế Tôn! Nếu chúng sanh nào trì tụng thần chú Đại Bi, mà còn bị đọa vào ba
đường ác, tôi thề không thành Chánh Giác. Tụng trì thần chú Đại Bi, mà không
được sanh về cõi Phật, tôi thề không thành Chánh Giác. Tụng trì thần chú Đại Bi
nếu không được vô lượng tam muội biện tài, tôi thề không thành Chánh Giác. Tụng
trì thần chú Đại Bi, tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại, nếu không được như
nguyện, thì chú nầy không được gọi là chú Đại Bi Tâm Đà La Ni; duy trừ cầu
những việc bất thiện, trừ kẻ tâm không chí thành.” Ngoài ra, những kẻ chí tâm
trì tụng các chú như Bạch Tán Cái, Chuẩn Đề, Vãng Sanh, đều có thể sanh về Cực
Lạc hoặc các Tịnh Độ khác—Moreover, in the Sutra of the Heart of Great
Compassion Mantra, Avalokitesvara Bodhisattva (Kuan-Yin) said to the Buddha:
“Great Honored Teacher! If any sentient being should assiduously recite the
Great Compassion Mantra and still descend upon the Three Evil Paths, I vow not
to attain Buddhahood. If any practitioner should assiduously recite the Great
Compassion Mantra and fail to be reborn in the lands of the Buddhas, I vow not
to attain Buddhahood. If any practitioner should assiduously recite the Great
Compassion Mantra and not to achieve innumerable samadhis and great eloquence,
I vow not to attain Buddhahood. If anyone should assiduously recite the Great
Compassion Mantra and not have all wishes and hopes of his present life
fulfilled, this dharani cannot be called the Great Compassion Mantra! The only
exceptions are wishes which are unwholesome and those made when the Mind is not
utterly sincere."”Moreover, practitioners who assiduously recite such
dharani as the Thousand-Armed Avalokitesvara Mantra, the Rebirth Mantra, etc.
with utmost sincerity, can all be reborn in the Western Pure Land or other pure
lands.
4) Phước Lực Vãng Sanh—Achieving rebirth through the power of
accumulated merits: Lại nữa, Kinh Quán Vô Lượng Thọ có nói: “Muốn
sanh về Cực Lạc, phải tu ba thứ phước. Ba thứ phước nầy là chánh nhân tịnh
nghiệp của chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai”—Moreover, the Meditation Sutra
states: “Those who wish to be reborn in the land of Ultimate Bliss, must
cultivate the three-fold goodness. These are the efficient causes for the pure
actions of all the Buddhas of the three worlds, past, present and future.
a) Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, tâm từ bi không giết
hại, tu mười nghiệp lành: They should be filial toward their parents and
support them; serve and respect their teachers and elders; be of compassionate
heart and abstain from doing harm; and cultivate the ten virtuous actions.
b) Thọ trì tam quy, giữ kỹ các giới, không phạm oai nghi: They
should accept and hold on to their refuge in the Three Jewels; perfectly
observe all moral precepts and not lower their dignity nor neglect ceremonial
observances.
c) Phát lòng Bồ Đề, tin lý nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại
Thừa, khuyến tấn người tu hành. Ngoài ra, những kẻ cất chùa xây tháp, tạo
tượng, lễ bái tán tụng, giữ gìn trai giới, đốt hương, rải hoa, cúng dường tràng
phan bảo cái, trai Tăng bố thí, nếu hạnh lành thuần thục, dùng lòng tín nguyện
hồi hướng, đều có thể vãng sanh: They should awaken in their Minds a longing
for Bodhi, deeply believe in the principle of cause and effect, recite Mahayan
sutras, persuade and encourage other practitioners. Furthermore, those who
perform good deeds, carrying them out to perfection and transferring the merits
with a Mind of faith and vows, can all achieve rebirth as well. These meritorious
acts include erecting temples, stupas and statues of the Buddhas, worshipping
the Buddhas, burning incense, offering flowers, donating pennants and other
decorations to Buddhist temples, making offerings of food to the clergy,
practicing charity, etc.
Tam Muội (Tam ma địa): Chánh định—Samaya—Samadhi—Từ nầy có nhiều nghĩa khác nhau.
Theo Phật giáo, Tam Muội có nghĩa là tâm định tĩnh, không bị quấy rối. Sự nối
kết giữa người quán tưởng và đối tượng thiền. Trong nhà Thiền, Tam Muội chẳng
những ám chỉ sự quân bình, tĩnh lặng hay nhất tâm bất loạn, mà nó còn ám chỉ
trạng thái tập trung mãnh liệt nhưng không hề gắng sức, mà là sự thấm nhập trọn
vẹn của tâm trong chính nó hay là sự trực quan cao rộng (nhập chánh định). Tam
Muội và Bồ Đề đồng nhất với nhau theo cái nhìn của tâm Bồ Đề Giác Ngộ, tuy
nhiên nhìn theo giai đoạn đang phát triển thì tam muội và ngộ khác nhau—This
term has a variety of meanings. In Buddhism, it means the mind fixed and
undisturbed—To assemble together—Putting together—Composing the mind, intent
contemplation, perfect absorption, union of the meditator with the object of
meditation. In Zen it implies not merely equilibrium, tranquility, and
one-pointedness, but a state of intense yet effortless concentration, of
complete absorption of the mind in itself, of heightened and expanded
awareness. Samadhi and Bodhi are identical from the view of the enlightened
Bodhi-mind. Seen from the developing stages leading to enlightenment-awakening;
however, samadhi and enlightenment are different.
Tam Muội Da: Samaya (skt)—Coming together—Meeting—Convention—Riddance
of unclean hindrances (trừ cấu chướng).
Tam Muội Da Giới: Giới Tam Muội phải được nghiêm trì trước khi thọ
giới đàn trong Mật Giáo—Samaya commandments to be strictly observed before full
ordination in the esoteric sect.
Tam Muội Da Hình: Một biểu tượng đặc biệt của Phật và Bồ Tát—The
distinguishing symbol of a Buddha or Bodhisattva (The Lotus of Kuan Shi Yin).
Tam Muội Da Mạn Đà La: Samaya-mandala (skt)—One of the four kinds of magic circles
in which the saints are represented by the symbols of their powers.
Tam Muội Da Trí: See Tam Muội Trí.
Tam Muội Giới:
1) Tam Muội Giới là một danh từ phổ thông trong Mật Giáo:
Samaya world, a general name for esoteric sect.
2) Giới phải nghiêm giữ trước khi được thọ giới đàn Cụ Túc
trong Mật Giáo: Samaya commandments (the rules to be strictly observed before
full ordination in the esoteric sect.
Tam Muội Hình: Tam muội thân, biểu tượng đặc sắc của Phật và Bồ Tát, dùng
diễn tả nội tánh—The distinguishing symbol of a Buddha or a Bodhisattva which
expresses his inner nature (the stupa as one of the symbol of Vairocana, the
lotus for Kuan Shi Yin)—The embodiment of Samaya—Báo thân—Sambhogakaya.
Tam Muội Hỏa: Fire of samadhi (the fire that consumed the body of the
Buddha when he entered nirvana).
Tam Muội Lạc: Samadhisukha (skt)—Hạnh phúc khởi sinh từ trạng thái tập
trung của tâm. Những vị chưa có thể lên đến hàng Bồ Tát thì quá mê đắm vào hạnh
phúc của Tam Muội và quên mất thế giới bên ngoài mà tại đấy có rất nhiều chúng
sanh chưa giác ngộ đang mong chờ sự giải thoát. Loại người theo Phật giáo tự
mãn nầy thường bị Đức Phật lên án nghiêm khắc—The bliss arising from a
concentrated state of mind. Those who have not yet been able to rise to the
rank of Bodhisattvahood are too deeply drunk with the beatitude of a samadhi,
forgetful of the outside world where so many unenlightened ones are waiting for
emancipation. This class of self-complacent Buddhists is severely indicted by
the Buddha.
Tam Muội Lạc Chánh Thọ Ý Sanh Thân: Samadhi-sukha-samapatti-manomayakaya (skt)—Một trong ba
loại thân do ý sanh—One of the three will-bodies.
Tam Muội Ma: Một trong thập ma ẩn núp trong tâm làm chướng ngại tiến bộ
trong thiền định, làm cản trở chân lý và phá nát trí tuệ—Samadhi mara, one of
the ten maras who lurks in the heart and hinders progress in meditation,
obstructs the truth and destroys wisdom.
Tam Muội Mạn Đà La: Samaya-mandala—Một trong bốn vòng ảo thuật trong đó Thánh
chúng dùng để làm biểu tượng cho sức mạnh—One of the four kinds of magic
circles in which the saints are represented by the symbols of their power.
Tam Muội Nguyệt Luân Tướng: The candra-mandala—The moon-wheel or disc samadhi
(Nagarjuna is said to have entered it).
Tam Muội Pháp Giới: Ba phương pháp thiền quán về sự liên hệ giữa lý và sự
trong Kinh Hoa Nghiêm—Three meditations, on the relationship of the noumenal
and phenomenal in the Flower Ornament Scripture (Kinh Hoa Nghiêm):
1) Lý pháp giới: The universe as law or mind that things or
phenomena are of the same Buddha-nature, or the Absolute.
2) Lý Sự pháp giới: The Buddha-nature and the thing, or the
Absolute and phenomena are not mutually exclusive.
3) Sự sự vô ngại pháp giới: Phenomena are not mutually
exclusive, but in a common harmony as pasrts of the whole.
Tam Muội Trí: Samaya-wisdom—Buddhas’ or bodhisattvas’ wisdom.
Tam Muội Tương Ưng: The symbols or offerings should tally with the object
worshipped.
Tam Muội Vương: See Vương Tam Muội.
Tam Muội Vương Tam Muội: See Vương Tam Muội.
Tam Nan: See Tam Ác Đạo.
Tam Năng Biến: Duy Thức Luận chia tám thức ra làm ba loại năng biến—The
“Only-Consciousness” Sastra divided the eight consciousnesses into three powers
of change.
1) Sơ Năng Biến: The first power of change—See A Lại Da Thức.
2) Đệ Nhị Năng Biến: The second power of change—See Mạt Na
Thức.
3) Đệ Tam Năng Biến: The third power of change—See Lục Thức.
Tam Ngại: Ba mối lo ngại về tự ngã, về tôn sư và về chư pháp—The
three doubts of self, of teacher, and of the dharma-truth.
Tam Nghi:
(A) Three doubts:
1) Nghi mình: Doubts of self.
2) Nghi Thầy: Doubts of teachers.
3) Nghi Pháp: Doubts of Dharma.
(B) Three ranks:
1) Trời: Heaven.
2) Đất: Earth.
3) Người: Man.
Tam Nghiệp: Ba nghiệp—The three conditions, inheritances, or three
kinds of karma:
(A) Three kinds of behavior:
1) Thân nghiệp: Behavior of body—Action—Deed—Doing.
2) Khẩu nghiệp: Behavior of speech—Speech—Word—Speaking.
3) Ý nghiệp: Behavior of mind—Thought—Thinking.
(B)
1) Hiện Phước nghiệp: Present life happy karma.
2) Hiện Phi Phước nghiệp: Present life unhappy karma.
3) Hiện Bất Động nghiệp: Karma of an imperturbable nature.
(C)
1) Hữu lậu nghiệp: Karma of ordinary rebirth.
2) Vô lâu nghiệp: Karma of Hinayan Nirvana.
3) Phi lậu phi vô lậu nghiệp: Karma of Mahayana Nirvana.
Tam Nghiệp Cúng Dường: Ba loại cúng dường—The three kinds of offerings or
praises:
1) Thân nghiệp cúng dường: The offering or praise of the body.
2) Khẩu nghiệp cúng dường: The offering or praise of the lips.
3) Ý nghiệp cúng dường: The offering or praise of the mind.
Tam Nghiệp Hằng Thanh Tịnh, Đồng
Phật Vãng Tây Phương: By keeping the karma of body,
speech and mind pure, we will be no different from Buddhas when reborn into the
Pure Land.
Tam Nguyên: The three big days of the year in Buddhism tradition:
1) Thượng nguyên (ngươn): Ngày rằm tháng giêng—The fifteen of
the first moon.
2) Trung nguyên (ngươn): Ngày rằm tháng bảy—The fifteen of the
seventh moon.
3) Hạ nguyên (ngươn): Ngày rằm tháng mười—The fifteen of the
tenth moon.
Tam Nhẫn: Ba loại nhẫn—Three forms of ksanti
(Patience—Endurance—Tolerance):
(A)
1) Âm hưởng nhẫn: Kham nhẫn chịu đựng những âm thanh mình
nghe—Endure the sound we hear—Patience in hearing the sound—Understanding the
truth we hear.
2) Nhu thuận nhẫn: Kham nhẫn khi lắng nghe chân lý—Patience in
obeying the truth.
3) Vô sanh pháp nhẫn: Kham nhẫn khi đạt thành chân lý tuyệt
đối—Patience in attaining absolute reality.
(B)
1) Thân nhẫn: Nhẫn nhục nơi thân—Patience or forbearance of the
body.
2) Khẩu nhẩn: Nhẫn nhục nơi khẩu—Patience or forbearance of the
mouth.
3) Ý nhẫn: Nhẫn nhục nơi ý—Patience or forbearance of the mind.
Tam Nhất Nhị Thừa: Có ba hàng nhị thừa trước khi Phật thuyết Kinh Pháp Hoa là
Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, khi tới hội Pháp Hoa thì tất cả đều đã được
thành thục để đi vào Nhứt Thừa—The “Two Vehicles” of “Three” and “One,” the
three being the pre-Lotus ideas of Sravaka, Pratyeka and Bodhisattva, the one
being the doctrine of the Lotus Sutra which combined all three in one.
Tam Nhật Phần: Ba phần trong một ngày—The three divisions of the day.
1) Sơ Nhật Phần: The beginning of the day.
2) Trung Nhật Phần: The middle of the day.
3) Hậu Nhật Phần: The end of the day.
Tam Nhiễm: Three kasaya—Ba nhiễm trược—Three infections:
1) Dục nhiễm: The infection of the passions.
2) Nghiệp nhiễm: Karma infection.
3) Tái sanh nhiễm: The infection of reincarnation.
Tam Nhiệt: Ba nỗi khổ đau—The three heats—Three kinds of burning:
1) Khổ đau vì ngoại nhiệt làm nóng cháy da: The pain of hot
wind and sand being blown against the skin.
2) Khổ đau vì tai ương làm tiêu tan trang sức áo quần: The pain
of disasters (violent winds) which take away jeweled clothes and ornaments.
3) Khổ đau vì bị garuda (loài chim hay ăn thịt rồng) ăn thịt:
Khổ đau vì bị ngũ dục giết chết huệ mạng—The pain of being eaten by a garuda, a
dragon-eating bird—The pain of wisdom-life being killed by the five
desires.
Tam Nhơn: Three causes:
1) Sanh nhơn: Producing cause, as good or evil deeds cause good
or evil karma.
2) Tập nhơn: habit cause—Lust breeding lust.
3) Y nhơn: dependent or hypostatic cause (Lục căn Six organs
and their lục trần or six objects causing the cognitions lục thức or six
consciousnesses).
Tam Nhơn Phật Tánh: The first three characteristics of Buddha’s nature—See Ngũ
Phật Tánh (A).
Tam Nhơn Tam Quả: The three causes produce their three effects:
1) Dị thục nhơn dị thục quả: Mọi nhân trong kiếp hiện tại đều
tạo thành quả trong kiếp tới—Differently ripening causes produce differently
ripening effects (every developed cause produces its developed effect,
especially the effect of the present causes in the next transmigration).
2) Phúc nhơn phúc báo: Phúc nhơn tạo phúc quả ở đời nầy và đời
sau—Blessed deeds produce blessed rewards, now and hereafter.
3) Trí nhơn trí quả: Trí nhơn tạo trí quả sau nầy—Wisdom now
produces wisdom-fruit hereafter.
Tam Nhứt Nhị Thừa: See Tam Nhất Nhị Thừa in Vietnamese-English Section.
Tam Niệm Trụ (Xứ): Phật luôn luôn trụ trong chánh tâm và trí huệ. Phật không
vui sướng cũng không khổ sầu, dù rằng chúng sanh có tin, không tin, hơi tin hay
hơi không tin, Phật vẫn luôn giữ mình vượt trên những vui sướng khổ sầu—The
Buddha always rests in his proper mind and wisdom. He neither
rejoices, nor grieves whether all creatures believe, do not believe, part
believe and part do not believe. The Buddha always keep himself above the
disturbances of joy and sorrow.
Tam Niết Bàn Môn: See Tam Giải thoát môn—Three gates to the city of Nirvana:
1) Không: The void—Immaterial.
2) Vô tướng: Formlessness.
3) Vô tác: Inactivity.
Tam Pháp:
(A)
Three dharma:
1) Phật pháp: The Buddha’s teaching.
2) Hành pháp: The practice of Buddha dharma.
3) Chứng pháp: The realization of experiential proof of the
dharma in bodhi or nirvana.
(B)
Tam Bất Thiện Căn—Three unwholesome
roots: Theo Kinh Phúng
Tụng trong Trường Bộ Kinh, có một chuỗi ba pháp—According to the Sangiti Sutta
in the Long Discourses of the Buddha, there are sets of THREE THINGS:
1) Tham bất thiện căn: Lobho akusala mulam (p)—Unwholesome root
of greed.
2) Sân bất thiện căn: Doso akusala mulam (p)—Unwholesome root
of hatred.
3) Si bất thiện căn: Moho akusala mulam (p)—Unwholesome root of
delusion.
(D)
Tam Thiện Căn—Three wholesome
roots:
1) Vô tham thiện căn: alobho kusala (p)—Wholesome root of
non-greed.
2) Vô sân thiện căn: Adoso kusala (p)—Wholesome root of
non-hatred.
3) Vô si thiện căn: Amoho kusala (p)—Wholesome root of
non-delusion.
(E)
Tam Ác Hạnh—Three kinds of wrong
conduct:
1) Thân ác hạnh: Kaya-duccaritam (p)—Wrong conduct in body.
2) Khẩu ác hạnh: Vaci-duccaritam (p)—Wrong conduct in speech.
3) Ý ác hạnh: Mano-duccaritam (p)—Wrong conduct in thought.
(F) Tam Thiện Hạnh—Three kinds of right
conduct:
1) Thân thiện hạnh: Kaya-succaritam (p)—Roght conduct in body.
2) Khẩu thiện hạnh: Vaci-succaritam (p)—Right conduct in
speech.
3) Ý thiện hạnh: Mano-succaritam (p)—Right conduct in thought.
(G) Tam Bất Thiện Tầm: Akusala vitakka
(p)—Three kinds
of unwholesome
thought:
1) Dục tầm: Kama-vitakko (p)—Unwholesome thought of sentuality.
2) Sân tầm: Vyapada-vitakko (p)—Unwholesome thought of enmity.
3) Hại tầm: Vihimsa-vitakko (p)—Unwholesome thought of cruelty.
(H) Tam Thiện Tầm—Three kinds of
wholesome
thought:
1) Ly dục tầm: Nekkkama-vitakko (p)—Wholesome thought of
renunciation.
2) Vô sân tầm: Wholesome thought of non-enmity.
3) Vô hại tầm: Wholesome thought of non-cruelty.
(I) Tam Bất Thiện Tư Duy—Three kinds of unwholesome motivation:
1) Dục bất thiện tư duy: Unwholesome motivation through
sensuality.
2) Sân bất thiện tư duy: Unwholesome motivation through enmity.
3) Hại bất thiện tư duy: Unwholesome motivation through
cruelty.
(J) Tam Bất Thiện Tưởng—Three kinds of unwholesome perception:
1) Dục bất thiện tưởng: Unwholesome perception of sensuality.
2) Sân bất thiện tưởng: Unwholesome perception of enmity.
3) Hại bất thiện tưởng: Unwholesome perception of cruelty.
(K) Tam Thiện Tưởng—Three kinds of wholesome perception:
1) Ly dục tưởng: Wholesome perception of renunciation.
2) Vô sân tưởng: Wholesome perception of non-enmity.
3) Vô hại tưởng: Wholesome perception of non-cruelty.
(L) Tam Bất Thiện Giới—Three unwholesome elements:
1) Dục giới: Sensuality.
2) Sân giới: Enmity.
3) Hại giới: Cruelty.
(M)
Tam Thiện Giới—Three wholesome elements:
1) Ly dục giới: Renunciation.
2) Vô sân giới: Non-enmity.
3) Vô hại giới: Non-cruelty.
(N) Ba Giới Khác—Three more elements:
(a)
i) Dục giới:
kama-dhatu (p)—The element of sense-desire.
ii) Sắc giới: Rupa dhatu (p)—The element
of form.
iii) Vô sắc giới: Arupa-dhatu (p)—The formless element.
(b)
i) Sắc giới: Rupa-dhatu (p)—The
element of form.
ii) Vô sắc giới: Arupa-dhatu (p)—The
formless element.
iii) Diệt giới: Nirodha-dhatu (p)—The element of cessation.
(c)
i) Liệt giới: Hina-dhatu
(p)—The low element.
ii) Trung giới: Majjhima-dhatu (p)—The
middling element.
iii) Thắng giới: Patina-dhatu (p)—The sublime element.
(O)
Tam Ái—Three kinds of craving:
1) Dục ái: Kama-tanha (p)—Sensual craving.
2) Hữu ái: Bhava-tanha (p)—Craving for becoming.
3) Vô hữu ái: Vibhava-tanha (p)—Craving for extinction.
(P) Ba Ái Khác—Three more kinds of craving:
1) Dục ái: Kama-tanha (p)—Craving for the world of sensual
desire.
2) Sắc ái: Rupa-tanha (p)—Craving for the world of form.
3) Vô sắc ái: Arupa-tanha (p)—Craving for the formless world.
(Q) Ba Ái Khác—Three more kinds of craving:
1) Sắc ái: Craving for the world of form.
2) Vô sắc ái: Craving for the formless world.
3) Diệt ái: Craving for cessation.
(R) Tam Kiết Sử: Samyojanani (p)—Three fetters:
1) Thân kiến kiết sử: Sakkaya-ditthi (p)—The fetter of
personality belief.
2) Nghi kiết sử: Vici-kiccha (p)—The fetter of doubt.
3) Giới cấm thủ: Silabhata-paramaso (p)—The fetter of
attachment to rite and ritual.
(S) Tam Lậu: Asava (p)—Three corruptions:
1) Dục lậu: kamasavo (p)—The corruption of desire.
2) Hữu lậu: Bhavasavo (p)—The corruption of becoming.
3) Vô minh lậu: Avijjasavo (p)—The corruption of ignorance.
(T) Tam Hữu—Three kinds of becoming:
1) Dục hữu: Kama-bhavo (p)—Becoming in the world of
sense-desire.
2) Sắc hữu: Rupa-bhavo (p)—Becoming in the world of form.
3) Vô sắc hữu: Arupa-bhavo (p)—Becoming in the formless world.
(U)
Tam Cầu—Three quests:
1) Dục cầu: Kamesana (p)—Quests for sense-desire.
2) Hữu cầu: Bhavesana (p)—Quests for becoming.
3) Phạm hạnh cầu: Brahmacariyesana (p)—Quests for the holy
life.
(V) Tam Mạn—Three forms of conceit:
1) Thắng mạn: Tôi tốt hơn—I am better than…
2) Đẳng mạn: Tôi bằng—I am equal to…
3) Ty liệt mạn: Tôi tệ hơn—I am worse than…
(W)
Tam Thời—Three times:
1) Quá khứ: Atito addha (p)—Past.
2) Vị lai: Anagato addha (p)—Future.
3) Hiện tại: Paccuppanno addha (p)—Present.
(X)
Tam Biên—Three ends:
1) Hữu thân biên: Sakkaya anto (p)—Personality.
2) Hữu thân tập biên: Sakkaya-samudayo anto (p)—Arising of
personality.
3) Hữu thân diệt biên: Sakkaya-noridho anto (p)—Cessation of
personality.
(Y)
Tam Thọ—Three feelings:
1) Lạc thọ: Sukha vedana (p)—The pleasant feeling.
2) Khổ thọ: Dukkha vedana (p)—The painful feeling.
3) Phi khổ phi lạc thọ: Adukkham-asukha vedana (p)—Neither
pleasant nor painful feeling.
(Z) Tam Khổ Tánh—Three kinds of suffering:
1) Khổ khổ: Dukkha-dukkhata (p)—Suffering as pain.
2) Hành khổ: sankhara-dukkhata (p)—Suffering as inherent in
formations.
3) Hoại khổ: Viparinama-dukkhata (p)—Suffering as due to
change.
(AA)
Tam Tụ—Three accumulations:
1) Tà định tụ: Micchatta-niyato rasi (p)—Evil accumulation with
fixed result.
2) Chánh định tụ: Sammatta-niyato rasi (p)—Good accumulation
with fixed result.
3) Bất định tụ: Aniyato rasi (p)—Indeterminate.
(BB)
Tam Nghi—Three obscurations:
1) Đối với vấn đề thuộc về quá khứ nghi ngờ, do dự, không quyết
định, không hài lòng: One hesitates, vacillates, is undecided, is unsettled
about the past.
2) Đối với vấn đề thuộc về tương lai nghi ngờ, do dự, không
quyết định, không hài lòng: One hesitates, vacillates, is undecided, is
unsettled about the future.
3) Đối với vấn đề thuộc về hiện tại nghi ngờ, do dự, không
quyết định, không hài lòng: One hesitates, vacillates, is undecided, is
unsettled about the present.
(CC)
Ba điều Như Lai không cần gìn giữ—Three things a Tathagata has no need to guard
against:
1) Như Lai thanh tịnh hiện hành về thân, Như Lai không có ác
hạnh về thân mà Như Lai phải gìn giữ: A Tathagata is perfectly pure in bodily
conduct. There is no misdeed of the body which He must conceal lest anyone
should get to hear about it.
2) Như Lai thanh tịnh hiện hành về miệng. Như Lai không có ác
hạnh về miệng mà Như Lai phải gìn giữ: A Tathagata is perfectly pure in speech.
There is no misdeed of the speech.
3) Như Lai thanh tịnh hiện hành về ý. Như Lai không có ác hạnh
về ý mà Như Lai phải gìn giữ: A Tathagata is perfectly pure in thought. There
is no misdeed of thought.
(DD)
Tam Chướng—Three obstacles:
1) Tham chướng: Rago-kincanam (p)—Obstacles of Lust.
2) Sân chướng: Dosa kincanam (p)—Obstacles of hatred.
3) Si chướng: Moho kincanam (p)—Obstacles of delusion.
(EE)
Tam Chủng Hỏa—Three fires:
1) Lửa tham: Ragaggi (p)—Fire of lust.
2) Lửa sân: Dosaggi (p)—Fire of hatred.
3) Lửa si: Mohaggi (p)—Fire of delusion.
(FF)
Ba Loại Lửa Khác—Three more fires:
1) Lửa của người hiếu kính: Ahuneyyaggi (p)—The fire of those
to be revered.
2) Lửa của người gia chủ: Gahapataggi (p)—The fire of the
householder.
3) Lửa của người đáng cúng dường (cha mẹ, vợ con, và các vị
xuất gia): Dakkhineyyaggi (p)—The fire of those worthy of offerings (parents,
husband, wife, children, monks and nuns).
(GG)
Tam Chủng Sắc Tụ—Threefold classification of matter:
1) Hữu kiến hữu đối sắc: Sanidas-sana-sappatigham rupam
(p)—Visible and resisting matter.
2) Vô kiến hữu đối sắc: Anidassana-sappatigham rupam
(p)—Invisible and resisting matter.
3) Vô kiến vô đối sắc: Anidas-sana-appatigham-rupam
(p)—Invisible and unresisting matter.
(HH)
Tam Hành—Three kinds of karmic formation:
1) Phước hành: Punnabhisankharo (p)—Meritorious karmic
formation.
2) Phi phước hành: Apunnabhisankharo (p)—Demeritorious karmic
formation.
3) Bất động hành: Anenjabhisankharo (p)—Imperturbable karmic
formation.