Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tuyển tập 132

19 Tháng Chín 201200:00(Xem: 10427)
Tuyển tập 132


TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG


Tuyển tập 10 bài Số 132 - thơ Mặc Giang

(Từ bài số 1311 đến số 1320)

 thnhattan@yahoo.com.au

 

01. Trường Ca Pháp Hoa 10 (Phẩm Pháp Sư, thứ 10)

02. Trường Ca Pháp Hoa 11 (Phẩm Hiện Bảo Tháp, thứ 11)

03. Trường Ca Pháp Hoa 12 (Phẩm Đề Bà Đạt Đa, thứ 12)

04. Trường Ca Pháp Hoa 13 (Phẩm Trì, thứ 13)

05. Trường Ca Pháp Hoa 14 (Phẩm An Lạc Hạnh, thứ 14)

06. Trường Ca Pháp Hoa 15 (Phẩm Tùng Địa dõng xuất, thứ 15)

07. Trường Ca Pháp Hoa 16 (Phẩm Như Lai thọ lượng, thứ 16)

08. Trường Ca Pháp Hoa 17 (Phẩm Phân biệt Công đức, thứ 17)

09. Trường Ca Pháp Hoa 18 (Phẩm Tùy Hỷ Công đức, thứ 18)

10. Trường Ca Pháp Hoa 19 (Phẩm Pháp sư Công đức, thứ 19)

 

Trường Ca Pháp Hoa 10

(Phẩm Pháp Sư, thứ 10)

 

Pháp Sư khi nói pháp

Phải vào nhà Như Lai

Mặc chiếc áo Như Lai

Ngồi pháp tọa Như Lai

 

Nhà Như Lai, là đức từ bi

Áo Như Lai, là áo nhẫn nhục

Tòa Như Lai, là vô vị vô cầu

 

Tri kiến Phật, biển tuệ thâm sâu

Đâu phải đèn dầu, hay đom đóm nhỏ

 

Anh muốn có Phật tuệ

Chị muốn thấy Phật thân

Em muốn đón Phật thừa

Nhờ Pháp Hoa Hải Hội

 

Đỉnh Linh Sơn, diệu âm vượt ba cõi

Núi Linh Thứu, Pháp Phật vượt phương ngàn

Mỗi chúng sanh, đều là Phật sẽ thành

Bởi đều có thường chơn, chân thật tánh

 

Pháp Hoa, ai nói ra một tiếng

Pháp Hoa, ai lắng nghe một câu

Như dòng sông bắc nhịp cầu kiều

Đi đi khắp trường giang đại hải

 

Đầu ghềnh quan ải

Cuối ngõ thênh thang

Gieo rắc đạo vàng

Đài sen thơm ngát

 

Thần tiên cỡi hạc

Tứ Thánh đường về

Một bước Tào Khê

Hoa Nghiêm pháp giới.

 

Tháng 11 – 2009

 

Trường Ca Pháp Hoa 11

(Phẩm Hiện Bảo Tháp, thứ 11)

 

Phật Đa Bảo, đã nhập Niết bàn vô lượng kiếp

Nghe Pháp Hoa, Ngài cũng hiện Pháp thân

Bảo Tháp kia, phương tiện nói, ân cần

Pháp thân Phật, vốn bất sanh bất diệt

 

Phật pháp thân, luôn thường hằng chân thật

Thể như thế, tánh như thế, biết không

Tướng như thế, dụng như thế tương đồng

Ta ca hát trên dòng sông bất nhị

 

Bên nầy sông, thuyền ai chờ ai đợi

Bên kia sông, bến cũ đợi con đò

Khách lên thuyền, xin cứ bước lên cho

Ta đưa khách đi về sông bến cũ

 

Xin đảnh lễ Đấng Cha Lành Điều Ngự

Xin chân thành xưng tán Đức Pháp vương

Chúng con đi trên con thuyền thanh lương

Thuyền bát nhã, đưa người qua biển khổ

 

Phật Đa Bảo, nhường nửa tòa pháp tọa

Cùng nhau ngồi, Đức Giáo chủ Thích Ca

Hai Đức Thế Tôn, chung một mái nhà

Vô lượng vô biên, hằng sa Thánh Chúng

 

Hiện bảo tháp, là pháp thân bất diệt

Hiện pháp tòa, là thần lực Như Lai

Nói pháp âm, là Pháp Phật không hai

Độ độ tận chúng sanh, nhập Tỳ Lô Tánh Hải.

 

Tháng 11 – 2009

 

Trường Ca Pháp Hoa 12

(Phẩm Đề Bà Đạt Đa, thứ 12)

 

Đề Bà Đạt Đa, với Thích Ca tuy hai mà một

Thích Ca với Đề Bà Đạt Đa, tuy một mà hai

Kiếp này, có mặt trong đời

Thật ra, đã có muôn đời kiếp xưa

Nói một, chưa trọn biết chưa

Bảo hai, chưa vẹn, rằng thừa đó nghe

Còn kia, Long Nữ nữa hè

Hiện ra chân thật, rằng e quá chừng

Bởi không biết thì đừng có hỏi

Khi biết rồi, còn hỏi nữa chi

Nói sao, nghe lạ rứa hì

Biết không không biết, cái gì biết không

Trong cái dị, có cái đồng, ai biết

Trong cái đồng, có cái dị, ai hay

Nghe không tiếng vỗ bàn tay

Không còn vỗ nữa bàn tay vẫn còn

Mở ra thêm một triện son

Tặng thêm dấu ấn tròn vuông vuông tròn

Đề Bà lên núi tìm non

Thích Ca đứng đợi bên hòn Tào Khê

Đưa thêm Long Nữ trở về

Chúng sanh Phật tánh đề huề Như Lai.

 

Tháng 11 – 2009

 

Trường Ca Pháp Hoa 13

(Phẩm Trì, thứ 13)

 

Kiều Đàm, Dì mẫu thuở xa xưa

Khi Phật sinh ra, sao thế hè

Hoàng hậu Ma Gia đà khuất bóng

Bà thay thế Mẹ, nuôi con thơ

 

Gia Du «thiếu phụ» nữa thì sao

Nguyệt lão se tơ khá vụng (về) nào

Thế tử La Hầu vừa có mặt

Đạt Đa đêm tối bỏ hoàng trào

 

Trần thế phiêu du đâu phải nhà

Vua Cha Tịnh Phạn lại băng hà

Phật về hầu lễ lo tang chế

Rồi Phật cũng đi chẳng xót xa

 

Thái tử Hầu La cũng xuất gia

Thời gian thấm thoát mộng can qua

Vô thường quán trọ còn chi nữa

Xuất giá xuất gia, xuất thế à

 

Đàm Di phát nguyện xin đi tu

Phật chẳng nói năng chẳng ậm ừ

Thấy vậy A Nan lòng trắc ẩn

Ba lần thưa thỉnh, Phật im ru

 

Kiều Đàm hòa nước mắt Gia Du

Phật cảm thương như chiếc lá thu

Ni giới nay cho hòa đại chúng

Đạo mầu nhiệm thể với thiên thu

 

Nói thêm chút nữa kẻo sanh nghi

Phật với Gia Du chẳng vết tì

Nguyện ước cùng sanh cùng tế độ

Chứ không oan trái nợ thê nhi

 

Xuất gia xuất thế khó khôn lường

Cắt ái từ thân, cắt tóc luôn

Cắt cả tam đồbát nạn

Con thuyền bát nhã thật thanh lương

 

Đến khi thọ ký, ngóng trông lòng

Long Nữ qua cầu, mình sẽ xong

Phật tánh Phật tâm, tri kiến Phật

Trời xanh mây trắng mãi thong dong

 

Đức Phật tuyên dương nói một lời

Kiều Đàm, Dì mẫu của ta ơi

Gia Du, Ni trưởng kia cũng thế

Thọ ký cùng nhau ráng cứu đời

 

Ca hát vạn lời Đức Thích Ca

Đạo mầu chân thật, chính là nhà

Đường về đã biết còn tay chỉ

Ni giới hành trì đẹp thế a.

 

Tháng 11 – 2009

 

Trường Ca Pháp Hoa 14

(Phẩm An Lạc Hạnh, thứ 14)

 

Người tu, giới luật tinh nghiêm

Trần sa biến mất, não phiền tiêu tan

Hiểu thông sự lý rõ ràng

Trùng trùng duyên khởi trên đàng ta đi

Thượng hoằng Phật Đạo vô nghì

Hạ hoằng pháp giới từ bi độ đời

“Nơi nào cần chúng ta đến

Nơi nào gọi chúng ta đi

Không quản gian nguy

Không màng khó nhọc”

Dù phải trải đến muôn ngàn gian khổ

Dù hát câu băng vạn lý qua đèo

Đi qua tận cuối xóm nghèo

Đi về tận chốn vùng sâu mưa rừng

Đi qua thôn dã ruộng đồng

Đi về vùng thấp mặn nồng phèn chua

Không vì thành thị gió lùa

Bèo tan mấy độ, bọt xua mấy thời

Đầm lầy nước đọng lở bồi

Sen vàng từ đó đâm chồi trổ bông

Bùn theo nước đổ trôi sông

Gần bùn mà chẳng chút trông mùi bùn

Nơi nào cần chúng ta đến

Nơi nào gọi chúng ta đi

Đó là đạo huyền vi

Đó là đời phụng sự

Không ngã nhân bỉ thử

Bình đẳng tánh Như Lai

Hoa sen kết liên đài

Bảo Thành Vô Thượng Giác.

 

Tháng 11 – 2009

 

Trường Ca Pháp Hoa 15

(Phẩm Tùng Địa Dõng Xuất, thứ 15)

 

Kinh Pháp Hoa, là vua của các kinh

Pháp Hoa, là vua của các Pháp

Nên hằng hà sa số Chư Bồ Tát

Khắp mười phương vân tập xin hộ trì

 

Đức Như Lai, vốn vô lượng từ bi

Thiện nam tử, các ông lo chi rứa

Cõi Ta Bà, ba ngàn thế giới tùng địa

Đất nứt ra, Chư Bồ Tát hóa thân

 

Kéo nhau trùng trùng, điệp điệp thênh thang

Dùng Phật Nhãn, không làm sao kể xiết

Vô Sư Trí, Vô Sư Trí, diễm tuyệt

Hữu Sư Trí, Hữu Sư Trí, kẹt rồi

 

Chư Bồ Tát từ phương xa

Không sao thốt nên lời

Chư Bồ Tát cõi Ta Bà

Ấn tâm, ấn tâm địa

 

Bảo rằng có, kiếm một người không có

Bảo rằng không, pháp giới vốn rỗng không

«Nhìn xem bóng nguyệt dòng sông

Nào hay có có không không là gì»

Nhìn xem vũ trụ li ti

Nhét trong hạt cải, chưa vì là sao

Nhìn xem vũ trụ thấp cao

Chân lông chui tọt, thế nào mà chi

 

Lành thay Ta Bà Tùng Địa

Lành thay Bồ Tát dũng xuất

Pháp Hoa, diệu pháp bậc nhất

Pháp Hoa, diệu pháp vô nghì

 

Vô chung vô thỉ mất đi

Nụ hoa hàm tiếu từ bi hiển bày

Hoa Đàm một đóa trên tay

Thong dong tự tại tháng ngày tiêu dao

Cao hơn núi cả Diệu Cao

A Tỳ đâu thấp, ai nào biết chưa?

 

Tháng 11 – 2009

 

Trường Ca Pháp Hoa 16

(Phẩm Như Lai Thọ Lượng, thứ 16)

 

Như Lai Thọ Lượng không cùng

Vô thỉ biến mất, vô chung vẫn còn

Như Lai Thọ Lượng càn khôn

Bao trùm vũ trụ chưa lờn hằng sa

Số nhân, số cộng thua xa

Lũy thừa, cấp số những là thấm sâu

Như Lai Thọ Lượng nhiệm mầu

Ba ngàn thế giới trên đầu chân lông

Như Lai Thọ Lượng vô cùng

Lông rùa sừng thỏ nhét trong mộng đào

Vượt qua đối đãi chiêm bao

Kìa xem trước mặt cây đào trổ bông

Vượt qua vĩ tuyến chắn đường

Xuyên qua kinh tuyến chơn thường trinh nguyên

Vốn không có một con thuyền

Vào ra bốn biển con thuyền tinh anh

Kìa xem chiếc lá lìa cành

Lá non non lá, cây xanh xanh rừng

Kìa xem những cánh đồng vàng

Mạ non non mạ, lúa vàng vàng ươm

Như Lai Thọ Lượng khôn lường

Như Lai Thọ Lượng khôn lường Như Lai.

 

Tháng 11 – 2009

 

Trường Ca Pháp Hoa 17

(Phẩm Phân Biệt Công Đức, thứ 17)

 

Này A Dật Đa, hãy nghe ta nói

Người trì Kinh Pháp Hoa công đức vô lường

Là pháp vô lậu, trùm khắp mười phương

Còn pháp hữu lậu, vào ra ba cõi

 

Ví có Trưởng giả, đem bạc vàng châu báu

Ví có đại gia, đem hiến cả của tiền

Công đức kia, chỉ hưởng được nhơn thiên

Không thể sánh, người nhập Tri kiến Phật

 

Kinh Pháp Hoa, lại là Kinh bậc nhất

Trì Kinh Pháp Hoa, là trì huệ mạng Như Lai

Thông quá khứ, xuyên hiện tại, suốt tương lai

Đèn giải thoát soi mười phương thế giới

 

Người trì Kinh Pháp Hoa, công đức bậc nhất

Phật Pháp Thân mầu nhiệm, không giảm không tăng

Không lớn không nhỏ, không đục không trong

Không những gì của trần gian so sánh được

 

Người trì Kinh Pháp Hoa, công đức tuyệt thế

kiến lập đạo tràng ba cõi sáu đường

pháp âm bất tuyệt trăm hướng ngàn phương

Hạt giống Bồ Đề lưu truyền không chấm dứt

 

Núi Tu Di, cao nhất trong các núi

Kinh Pháp Hoa, vi diệu nhất trong các kinh

Không cần bóng, cũng đã thấy được hình

Không cần gương, chiếu rạng ngời chơn thể

 

Chư Thiên nghe, trong lòng vui không tả

Đem hoa trời rải cúng khắp trần gian

Đem nhạc trời hòa điệu khắp ba ngàn

Xin cúng dường Thế Tôn Vô Thượng Giác

 

Bảy chúng đệ tử, hết rồi mùa hạ

Không mùa thu, cũng chẳng có mùa đông

Sống Lạc Bang, cần chi nữa Mùa Xuân

Tâm thánh thoát an bình Vi Diệu Pháp.

 

Tháng 11 – 2009

 

Trường Ca Pháp Hoa 18

(Phẩm Tùy Hỷ Công Đức, thứ 18)

 

Phẩm Tùy hỷ Công Đức

Thật thù thắng không lường

Pháp Hoa Diệu Pháp Vương

Bất thuyết, bất khả thuyết

 

Phẩm Tùy Hỷ siêu tuyệt

Thật bất khả tư nghì

Một niệm hỷ, tùy nghi

Bao trùm lên tất cả

 

Người nghe lần thứ nhất

Đến người thứ năm mươi

Cho đến vạn mười mươi

Công đức kia vẫn thế

 

Xanh non mầm lá mạ

Vàng ươm cánh đồng vàng

Thanh thoát ánh trăng ngàn

Trăng thanh trăng mười sáu

 

Không còn kia bờ giậu

Không còn nọ hàng rào

Lay động cả trăng sao

Rung ngân hà xao xuyến

 

Anh, tùy hỷ một tiếng

Chị, tùy hỷ một lời

Em, nhoẻn miệng mỉm cười

Gắn Pháp Hoa hàm tiếu

 

Em, người em nhỏ xíu

Chị, người chị lớn khôn

Anh, ngựa lý chân bon

Tôi, hát ca đồng nội

 

Đều nhờ ơn Pháp gội

Đều tắm pháp mưa nhuần

Nhẹ như tiếng chuông ngân

Rong thuyền du Diệu Pháp.

 

Tháng 11 – 2009

 

Trường Ca Pháp Hoa 19

(Phẩm Pháp Sư Công Đức, thứ 19)

 

Này, Thường Tinh Tấn Bồ Tát, hãy lắng nghe

Nay, nhân duyên hội đủ, ta nói thật

Nói hôm nay, sẽ không thêm một lần nói nữa

 

Các chúng đệ tử con ơi, nghe cho rõ

Nghe, để rồi thọ trì, giảng giải thâm sâu

Và truyền lưu đến tận ngàn sau

Không suy suyển, không dễ duôi, mai một

 

Các con hãy thọ trì cho nghiêm mật

Nói, nghe, giảng dạy, truyền tụng Pháp Hoa

Còn hơn xây đến chín đợt phù đồ

Bởi lục căn, tinh thông xuyên pháp giới

 

Mắt thanh tịnh, thấy những gì không thể thấy

Tai thanh tịnh, nghe những gì không thể nghe

Mũi thanh tịnh, ngửi những gì gì không thể ngửi

Miệng thanh tịnh, nói một lời rúng động thiên thu

 

Thân thanh tịnh, ba ngàn thế giới trống rỗng

Ý thanh tịnh, hiểu rõ vạn pháp nhân duyên

Trì Pháp Hoa, sẽ không cần phi thuyền

Xuyên vũ trụ, trong sát na hơi thở

 

Khi đã gọi, là Pháp Sư Công Đức

Bởi thâm sâu uyên áo Kinh Pháp Hoa

Như Sen vàng, đỏ, trắng, xanh, kết đại Liên Tòa

Tam Thế Phật hiện pháp thân thường trụ

 

Gom pháp giới, vo tròn trong một chữ

Gom vũ trụ, nhẹ hững trên bàn tay

Các con ơi, cần chi nữa ban ngày

Vì không còn hoàng hôn và đêm tối.

 

Tháng 11 – 2009

01. Tiếng lòng nức nở quê hương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương còn đó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ 04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12499)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 9610)
Tìm Phật ở đâu? Trăm ngàn kẻ điên đi tìm Phật, nếu có tìm thấy một người thì đó cũng không phải là Phật... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10165)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
(Xem: 20503)
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực... Nguyễn Hữu Đức
(Xem: 11703)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt... Hồng Quang
(Xem: 46792)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12143)
Thiền cứu tôi từ tuyệt vọng hơn một lần. Trong những giai đoạn bệnh hoạn trầm trọng nhất, tôi đã được cứu bằng nhận thức rằng kinh nghiệm đau đớn chỉ là nhất thời... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11833)
Các khoa học gia đã tìm thấy Thiền tập đều đặn có thể thay đổi cơ cấu hoạt độnghệ thống kinh mạch bên trong não bộ... Nguyên tác: Marc Kaufman; Trần Như Mai dịch
(Xem: 17916)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10197)
"Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền." Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 17875)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 18257)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 17088)
Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á...
(Xem: 11531)
Tinh yếu của thiền trước tiên là quay cái nhìn vào bên trong tự thể. Muốn như thế chúng ta cần phải biết sử dụng 3 phương tiện...
(Xem: 11688)
Thiền Và Chỉ Quán - Nguyên tác: Thiên Thai Trí Khải, Paul L. Swanson biên soạn, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
(Xem: 19860)
Pháp bản như vô pháp, Phi hữu diệc phi vô, Nhược nhân tri thử pháp, Chúng sanh dữ Phật đồng... Thiền sư Huệ Sinh
(Xem: 7220)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định...
(Xem: 9248)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ”
(Xem: 14933)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạcgiải thoát...
(Xem: 18714)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
(Xem: 15322)
Quán các pháp chẳng thường chẳng đoạn, cũng chẳng phải có, chẳng phải không, chỗ tâm hành diệt, ngôn thuyết cũng bặt dứt. Đó gọi là quán sâu xa thanh tịnh.
(Xem: 17374)
Quyển "Thiền tông quyết nghi tập" này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh...
(Xem: 29839)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31614)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 32885)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 30887)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 32662)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39416)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40519)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 50234)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 16132)
Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
(Xem: 25531)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
(Xem: 17858)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận chớ không nhất thiết chỉ có Đạt Ma tông... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 33401)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 39701)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 44084)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 23142)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữ và Đạt tâm... Thích Giác Nguyên
(Xem: 44145)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42956)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44475)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 39279)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 19306)
Bài tụng giảng về tất cả các pháp đều phát xuất từ một Nguồn (Source), cũng như cành, lá, hoa, trái của một cây đều từ một gốc mà ra.
(Xem: 35728)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 24270)
Chúng ta ai cũng có tánh Phật nhưng chưa phải Phật quả. Phật tánh không rời mình, nhưng ta còn mê, còn quên nên làm chúng sanh.
(Xem: 20448)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
(Xem: 19066)
Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánhgiải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
(Xem: 18976)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
(Xem: 19370)
“Ta có Chánh Pháp Nhãn TạngNiết Bàn Diệu Tâm, nay trao truyền cho ông Ca Diếp”. Thích Đức Trí
(Xem: 20372)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
(Xem: 15610)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 36383)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 20351)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 31592)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15980)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 35984)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 34464)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19543)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18991)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22981)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20230)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant