Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tuyển tập 134

19 Tháng Chín 201200:00(Xem: 11320)
Tuyển tập 134


TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG


Tuyển tập 10 bài Số 134 - thơ Mặc Giang

(Từ bài số 1331 đến số 1340)

 thnhattan@yahoo.com.au

 

01. Trao lại cho em

02. Ân Phụ Mẫu Tiên Rồng

03. Thương Người Miền Trung

04. Cát bụi hoen mờ

05. Thế à!

06. Quán Âm Thị Kính Việt Nam 1

07. Quán Âm Thị Kính Việt Nam 2

08. Mấy cuộc phù sinh

09. Con tàu quê hương

10. Con tàu tha phương

 

Trao lại cho em

 

Có những người em biết hướng về nguồn cội

Nghe trong lòng sung sướng quá đi thôi

Tre già măng mọc, sợ gì giữa đất trời

Khóe mắt khô hoen mi mờ lệ sử

 

Cha Quốc Tổ trên ngôi cao thờ tự

Mẹ Âu Cơ trên đỉnh núi kiêu sa

Năm ngàn năm sừng sững mái quê nhà

Mảnh dư đồ thiêng liêng thêu gấm vóc

 

Sóng Biển Đông triều triều dâng hồn nước

Gió Trường Sơn lồng lộng ngát hương quê

Để tượng trưng son sắt vẹn ước thề

Dòng lịch sử ngân vang trao thế hệ

 

Có những ngưòi em biết giữ gìn Đất Mẹ

Hoa cội nguồn bừng nở đất Quê Cha

Lòng an vui nghe hai tiếng sơn hà

Đất phương Nam, người phương Nam tọa thị

 

Ta hát vang trên đầu nguồn của suối

Em reo hò giao tiếp tận cuối sông

Chim Lạc kêu đáp lại tiếng chim Hồng

Tiên cỡi hạc, Rồng hóa thân cất cánh

 

Ải Nam Quan, đỉnh địa đầu dựng nước

Mũi Cà Mau, điểm cuối mở giang san

Trỗi hồn thiêng sông núi của năm ngàn

Truyền trao mãi muôn đời không thay đổi.

 

Tháng 11 – 2009

 

Ân Phụ Mẫu Tiên Rồng

 

Bông hồng hiếu hạnh thiêng liêng

Lành thay, con cháu thảo hiền nhớ ân

Mẹ Cha, công đức song thân

Ông Bà, dòng họ gốc phần thâm sâu

Băng qua vạn lý nhịp cầu

Dâng lên Tiên Tổ khởi đầu sơ khai

Hùng Vương quốc phụ phương đài

Âu Cơ quốc mẫu ươm ngai Lạc Hồng

Ngàn năm văn hiến núi sông

An nhiên tọa thị giống dòng Việt Nam

Bông hồng hai sắc cưu mang

Cho anh cho chị lên đàng đắp xây

Cho em nâng cánh hoa nầy

Tin yêu sức sống đong đầy trong tim

Ân cha nghĩa mẹ đáp đền

Ân Tiên ân Tổ thênh thênh đất trời

Cùng nhau phụng hiến suốt đời

Băng đèo vượt núi không lời thở than

Dù cho đổi cả trần gian

Ân kia vời vợi muôn ngàn thấm sâu

Dù cho bãi biển nương dâu

Ân kia giữ mãi trong đầu nhớ nghe.

 

Tháng 11 – 2009

 

Thương Người Miền Trung

Bão số 9, tử vong hơn 200 người, tàn phá hơn 10 Tỉnh

Bão số 10, tràn ra phía Bắc, đe dọa phía Nam

Bão số 11, mới một ngày 4-11-09, giết chết gần 100 người chỉ riêng

Phú Yên, Bình Định, Nha Trang. Còn nhiều Tỉnh nữa thì sao?

Biết nói gì cho Miền Trung và chia sẻ gì cho Miền Trung?

 

Nhìn quê hương thiên tai đang ập phủ

Bão lụt gì mà bão lụt triền miên

Nước trào dâng, bão xoáy tốc liền liền

Dân mình ơi, biết làm sao chịu nổi

Tiếng nước cuốn, nước trôi, kêu la ơi ới

Tiếng nhà sập, mái tung, hớt hãi thất thanh

Mắt Mẹ già bỗng tuôn chảy thật nhanh

Đứa con nhỏ nước xoáy chìm biến mất

Trời ơi là trời

Đất ơi là đất

Sao không giết mẹ già mà lại giết con thơ

Lụt năm ngoái đã cướp đi một đứa

Tâm hồn muốn dại khờ

Lụt năm nay, lại cướp thêm đứa nữa

Tấm lòng xé nát tan, còn gì mà than thở

Nước, nước ùn ùn như thác đổ

Bão, bão co giật như điên cuồng

Mẹ sống làm gì, con ơi là con

Phải chi có thang, leo lên hỏi ông trời cho ra lẽ

Ổng ngậm câm, gầm gừ, ngạo nghễ

Chẳng nói chẳng rằng

Đánh sấm đánh sét chớp lòe

Mây đen sì, mây vần vũ phát ghê

Mưa trút nước, trút ào ào phát sợ

Trâu bò chìm lỉm, nói chi đến nghé

Gà vịt nổi trôi, nói chi gia cầm

Làm đất trời mà đày đọa quá thâm

Miền Trung ơi, phải từng cơn gánh chịu

Lúa ngô ngâm mộng chết thúi

Hoa màu rủ mục chết bông

Mì, lang trôi nổi phập phồng

Áo, quần cuốn phăng đây đó

Rồi bàn, rồi ghế

Nào chảo, nào xoong

Vụn vỡ mái tôn

Dập vùi mái lá

Tất cả tơi tả

Tất cả lở bồi

Mền rách đắp trời

Trăng sao đắp chiếu

Đã biết cảnh màn trời chiếu đất thưở sinh ra

Cho đến nay, cũng không cửa không nhà

Sống ủm thủm như cái chuồng mỗi lần vá lại

Biển dâu mấy bãi

Nát cõi tang thương

Đời tôi mấy nẻo

Nát cảnh đoạn trường

Miền Trung ơi Miền Trung

Ôi, thùy dương cát trắng

Đất thì đất đá, khô cằn mùa nắng

Bùn thì quến bùn, nhầy nhụa mùa mưa

Miền Trung ơi, khổ quá biết chưa

Đổ tâm lực, nhũn tàn gai góc

Ai nhớ Miền Trung, đèo cao núi dốc

Ai thương Miền Trung, vũng chéo lưng đồi

Đó là vùng đất quê tôi

Từng năm lũ lụt tơi bời tang thương

Của miền cát trắng thùy dương

Miếng cơm manh áo đoạn trường đắp xây

Hèn chi, «Hoành Sơn nhất đái»

Hèn chi, «Vạn đại dung thân»

Trần thân, cho biết thân trần

Bồ hòn cho biết, lựa lần mô tê

Lại còn răn, rứa nữa hè

Hò khoan đứt nhịp, sao nghe nức lòng

Hèn chi, thế núi đỡ sông

Hải Vân chất ngất, Cù Mông nghiêng đồi

Khi cao, cao vút lưng trời

Khi sâu, sâu thẳm mịt mờ bụi bay

Miền Trung sỏi đá khô cày

Gừng cay muối mặn mới hay nỗi niềm

Dù cho bão lụt triền miên

Dù sao đi nữa cũng miền quê tôi

Khổ đau, mới quý nụ cười

Đọa đày, mới biết thương người Miền Trung.

 

Tháng 11 – 2009

Mặc Giang

macgiang@y7mail.com

 

Cát bụi hoen mờ

 

Cọp chết để da cũng mịt mù

Người dù để tiếng cũng thiên thu

Tháp đền nhện kéo nhòa tro cốt

Nghĩa địa cỏ giăng sương phủ mờ

 

Cuộc lữ trăm năm có nghĩa gì

Lợi danh quyền thế lắm như ri

Hòn chồng đá tảng khua tung tóe

Cát đá bờ lau cái mốc xì

 

Chén sành chén kiểu choãng mà chơi

Châu chấu đá xe đã cuộc đời

Nghiệp dĩ thiêu thân tiêu một kiếp

Cột đèn nhầy nhụa xác tàn phơi

 

Quân tử tiểu nhân nhiễu loạn mà

Nếu không sao gọi tiếng Ta bà

Trần sa biến mất, buồn phiền não

Tâm địa tịch không, tội quỷ ma

 

Cái đầu có sạn bủa tan hoang

Động não mới rêm cái sắt son

Đã gọi là vàng cần thử lửa

Xát xây cho biết mặt vuông tròn

 

Sắt, kẽm, thau, chì, đồng, thép, gang

Ngọc ngà, châu báu, trộn kim ngân

Cao lương, mỹ vị hay cơm cháo

Khéo đọa đày cho nát ngã nhân

 

Tài, trí, dại, khôn, tật, tánh đa

Cái mâu, cái thuẫn thở không ra

Một mai quẳng gánh ra nhà gió

Cát bụi mù bay sương trắng pha.

 

Tháng 11- 2009

Mặc Giang

macgiang@y7mail.com

 

Thế à !!!

 

Vào đống tro tàn tìm thoáng xưa

Có còn đóm lửa nhỏ dây dưa

Đẳng đeo gai góc thềm hoang lạnh

Hay tắt ngúm theo bụi gió lùa

 

Chiếc bóng thời gian lặng lẽ trôi

Kìa trông núi ngã ngủ lưng dồi

Đèo heo hút gió vi vu mãi

Quá khứ qua rồi cũng thế thôi

 

Vó câu cửa sổ thoáng đưa vèo

Gió cuốn mịt mờ mất hút theo

Rêu phủ bên đường nhòa dấu vết

Hoàng hôn buông xuống bé tèo teo

 

Huy hoàng một thuở lại hoàng huy

Có thịnh, đương nhiên phải có suy

Bỉ cực thái lai, lai bỉ cực

Thế thời thời thế, phải như ri

 

Phướng lọng cờ bay rợp hí trường

Đã mang dáng dấp của phong sương

Chưa qua ẩn hiện hồn thu thảo

Ngó lại điêu tàn bóng tịch dương

 

Nền cũ chênh vênh ngã ngửa nghiêng

Lâu đài loang lở đổ lưng triền

Cheo leo ghềnh ráng đeo bờ dốc

Thung lũng núi đồi đứng lặng yên

 

Lịch thì sử tích phải can qua

Đối đáp, đẩy đưa, hã, thế à

Vật đổi sao dời trêu nghiệt ngã

Trần lao kham nhẫn cợt ta bà.

 

Tháng 11 – 2009

Mặc Giang

macgiang@y7mail.com

 

Quán Âm Thị Kính Việt Nam 1

 

Đêm khuya lạnh giữa núi rừng Bình Phước

Tiếng con ai sao khóc trước cổng chùa

Già Lam nghèo xuyên vách lá đong đưa

Tiếng trẻ khóc từng hồi khua thét gió

 

Thầy Chiếu Pháp cầm đèn dầu nho nhỏ

Cùng vài Chú Điệu, cất bước ra soi

Không bóng dáng ai, sao lạ hỡ trời

Chỉ thấy em bé, trùm khăn khóc ré

 

Hình như mới sinh, em còn nhỏ quá

Hai mắt nhắm nghiền, da thịt đỏ au

Sao lạ thế nầy, cha mẹ em đâu

Không lẽ ở dưới đất chui lên, hay trên trời rớt xuống

 

Rừng núi hoang vu, chùa quê thanh vắng

Nợ phong trần sao lại nặng duyên vương

Em bé ơi, ôi giấc mộng nghê thường

Thầy đành phải cưu mang ru giấc điệp

 

Đêm đầu tiên Thầy không sao ngủ được

Tiếng trẻ thơ khát sữa khóc oa oa

Đun nước sôi, pha sữa hộp, chứ biết sao bây giờ

Bàn tay Thầy sần sùi không đủ ấm

 

Ru bé ngủ, cất tiếng à ơ vịt rống

Nghe sao mà trầm bỗng giống tiếng tụng kinh

Em bé nghe, hình như không phải tiếng của mẹ, giật mình

Thầy chẳng biết bế bồng ra sao, nhìn em mà ứa nước mắt

 

Bản thân Thầy mở ra một khúc ngoặc

Khúc ngoặc hai năm, trải qua biết mấy khúc ngoèo

Ngoèo như núi rừng, hoang vắng cheo leo

Ngoặc như đồi dốc, Thầy âm thầm gánh chịu

 

Rừng khuya hỡi, có nghe không tiếng núi

Trăng sao ơi, le lói chi khung trời

Lòng dạ Thầy heo hút đỉnh chơi vơi

Là đàn ông, mà phải thành Thị Kính

 

Nhân gian có câu :

Người tính không bằng trời tính

Thị Kính xưa có pháp danh Kỉnh Tâm

Tên của Thầy lại là tên Minh Tâm

Hiệu của Thầy lại còn mang Chiếu Pháp

 

Quê ở Vĩnh Long, tìm lên Bình Phước

Xây dựng chùa, đặt danh hiệu Thanh Tâm

Núi rừng khuya, vằng vặc ánh trăng rằm

Sáng và tròn đầy hơn trăng mười sáu

 

Nhớ chuyện xưa, có Quán Âm Thị Kính

Thì chuyện nay, cũng có Thị Kính Quán Âm

Không phải chuyện của người, mà là chuyện của Việt Nam

Ta ca hát đi khắp cùng nhân thế.

 

Viết ngay, khi đã gởi Câu chuyện này đi cùng khắp,

và không đầy một tiếng đồng hồ sau, đã có bài này.

7 giờ tối Thứ Hai ngày 23-11-2009

TNT Mặc Giang

macgiang@y7mail.com

 

Quán Âm Thị Kính Việt Nam 2

 

Thầy Chiếu Pháp sớm hồi đầu, quy y cửa Phật

Mộng thư sinh, xin trả lại sân trường

Ba năm đại học, bụi phấn không vương

Khoác áo nâu sồng, tương chao dưa muối

 

Tỉnh Vĩnh Long của Miền Nam bạt ngàn ruộng lúa

Sợ chim ngàn lỡ gãy cánh sa chân

Nên Thầy tìm lên tận gió núi mưa rừng

Đèo heo hút giữa hoang vu Bình Phước

 

Trên dưới mười năm, bần hàn đạm bạc

Kiến tạo ngôi chùa, tên tự Thanh Tâm

Thầy trò trong lành, như tiếng chuông ngân

Nhưng bỗng một hôm, đất bằng dậy sóng

 

Vào giữa đêm khuya, núi rừng hoang vắng

Có tiếng khóc gào, như tiếng bé thơ

Tiếng khóc ngoài cổng, theo gió bay vô

Xuyên kẽ lá vách chùa che sao nổi

 

Thầy Trò thắp đèn, lần mò ra cổng

Tiếng khóc trẻ thơ càng rõ ràng hơn

Con của nhà ai, khóc giữa đêm hôm

Cha mẹ em đâu, mà em nằm ngo ngoe đỏ hỏn

 

Thầy Trò cùng kêu, mà chẳng nghe ai lên tiếng

Duyên nghiệp thế này, biết đành đoạn sao cam

Thầy không nói không rằng, đưa hai tay bồng em lên

Đem vào phòng, châm thêm dầu, thức trắng

 

Cứ một hai tiếng, em cục cựa, khóc rống

Thầy lại đun nước sôi, pha thêm sữa cho em

Em oe oe, rồi nhắm mắt ngủ yên

Thầy ngồi đó, tâm can như lửa cháy

 

Ngày lại ngày qua, cha mẹ em đâu không có thấy

Tháng lần năm lựa, bão bùng sóng gió thị phi

Nghiệp cảnh nghiệp duyên, tột đỉnh tư nghì

Ập phủ lên Thầy, như Núi Bà Đen, cuối Trường Sơn hùng vĩ

 

Rồi Tỉnh, rồi Huyện, mọi Ban Ngành, đem ra cân ký

Rồi dân, rồi quân, ai cũng mổ xẻ tường tận li ti

Ngậm miệng cũng mắc quai, đừng nói há miệng, biết nói năng gì

Thầy cam phận, cam lòng, mang thân Thị Kính

 

Thị Kính xưa, vẫn diễm phúc hơn Thầy, nhờ giới tính

Còn Thầy thì, mang cái kiếp đàn ông

Khổ gì hơn, bằng cảnh gà trống nuôi con

Hai vai rộng, nhiều khi thua đôi cánh nhỏ

 

Chỉ bú, mớm, dỗ dành, hát ru, thay tả

Mà khó lòng hơn vượt núi băng đèo

Năm ba tháng đầu, ghềnh đá đẳng đeo

Đành chấp nhận như ba hồi kinh dị

 

Ngày tháng dần qua, em dần hơi lớn

Khi em biết đi, Thầy sung sướng quá đi thôi

Khi em biết nói những tiếng bập bẹ đầu đời

Thầy diễm phúc như đường tu chứng ngộ

 

Bởi thuyền khổ ải đã vượt qua biển khổ

Bởi bây giờ, em cười, em khóc, còn biết tại sao

Chứ trước đây, dù Thầy biết Bắc Đẩu, Nam Tào

Nhưng em bé khóc cười, Thầy không sao hiểu nổi

 

Gần hai năm sau, cha mẹ của em, lương tâm mòn mỏi

Không có nỗi đau nào, bằng nỗi đau cắn rứt lương tâm

Nên cha mẹ của em, chân thành sám hối ăn năn

Xin nhận lại đứa con thơ, khúc ruột núm nhau, ôi là da là thịt

 

Thầy từ mẫn nhưng nghe lòng xa xót

Không công sinh, công dưỡng cũng lắm tơ vương

Nhưng Thầy chỉ mang tạm một đoạn trường

Cuộc đày ải trả cho người nhân thế

 

Câu chuyện thời xưa, có Quán Âm Thị Kính

Câu chuyện thời nay, có Thị Kính Quán Âm

Trời xanh xanh, mà cây lá cũng xanh xanh

Trăng sáng tỏ trăng rằm, trăng thanh trăng mười sáu

 

Tôi xin hát bản trường ca hợp tấu

Chuyện Quán Âm Thị Kính của Việt Nam

Truyền cho nhau và đi khắp nhân gian

Việt Nam ta, cũng có những con người siêu xuất.

 

11 giờ đêm Thứ Hai, ngày 23-11-2009

Dành thêm một tiếng hồ và có thêm một bài nữa.

TNT Mặc Giang

macgiang@y7mail.com

 

Mấy cuộc phù sinh

 

Anh một anh hai anh ba

Ba anh cộng lại hơn năm trăm à

Anh một không cửa thì nhà

Anh hai cỡi gió xông pha bụi trần

Anh ba cột trụ tương phần

Đội trời đáp đất phù vân sá gì

Đường trường phỉ sức ngựa phi

Trùng dương đạp sóng kình ngư vẫy vùng

Chân mây, không có điểm cùng

Góc biển, không có điểm chung xô bờ

Mở toang cánh cửa hư vô

Thử xem vũ trụ trỗi cờ ra sao

Tiên du mơ cảnh bồng đào

Thiên thần gãy cánh lộn nhào trần gian

Nghe rằng bốn biển dọc ngang

Năm châu vỗ mặt ngỡ ngàng thế nhân

Đọa đày cát đá phong trần

Xéo giày sỉ nhục cơ cần chi ai

Lão làng chưa thỏa cân đai

Thùng thình loạng choạng chân tay lều khều

Đeo mang vân cẩu tranh thêu

Ảo danh phù tướng mốc meo đã nhiều

Một mai về chốn cô liêu

Xác xơ cát bụi tiêu điều thế thôi !!!

 

Tháng 11 – 2009

 

Con tàu quê hương

 

Quê hương nặng mấy con tàu

Sân ga mấy bến sắc màu thời gian

Biết bao nhiêu cuộc ly tan

Biết bao nhiêu cuộc điêu tàn xát xây

Chìm trong tận đáy đọa đày

Sức cùng lực kiệt mặt mày tiêu sơ

Khổ đau tận đáy dại khờ

Đường hầm thăm thẳm mịt mờ chưa ra

Đêm thời hết nỗi sương pha

Ngày thời hết nỗi trầm kha bãi sầu

Quê hương nặng mấy con tàu

Dòng sông mấy khúc, nhịp cầu mấy phen

Canh khuya heo hút bên thềm

Trời đen như mực bóng đêm còn dài

Sao Hôm chi nữa Sao Mai

Gom bong bóng nước phơi đài giá băng

Ba mươi chi nữa còn trăng

Vành khuyên khuyết nguyệt, vành khăn khắn tì

Hòn chồng, đá tảng đen sì

Lâu đài, thành quách nguyên xi thủ thừa

Thời gian, mưa dập gió lùa

Lại qua, lên xuống, bốn mùa kéo nhau

Quê hương nặng mấy con tàu

Ai hay bãi biển bờ dâu bẽ bàng.

 

Tháng 11 – 2009

 

Con tàu tha phương

 

Tha phương từ bước lên tàu

Đoạn đành chấp nhận một màu ly tan

Biển khơi sóng bạc phũ phàng

Đẩy xô vận nước ngỡ ngàng chia xa

Chắp tay từ tạ quê nhà

Rầu rầu biển gọi mặn mà thùy dương

Chắp tay từ tạ quê hương

Lưu đày biệt xứ tha phương vọng về

Một năm chưa dám ước thề

Ba mươi năm đã, ước thề còn đi

Nào ngờ một chuyến ra đi

Kéo dài nửa kiếp bờ mi héo mòn

Núi kia còn đứng trông non

Nước kia còn đợi chờ con nước về

Người đi, bến đã xa bờ

Nửa đời lưu lạc dại khờ hồn đau

Tha phương từ vượt con tàu

Nương dâu bãi biển một màu xanh xanh

Nào em nào chị nào anh

Nghe không sóng vỗ kêu quanh ghế ngồi

Nào anh nào chị cùng tôi

Kéo tay em với vạn lời tình quê

Rằng non rằng nước chưa về

Rằng thương rằng nhớ vẹn thề có nhau

Tha phương từ vượt con tàu

Nào hay cố quận một màu biệt ly

Tha phương từ bước ra đi

Con tàu đi mãi cũng vì quê hương.

 

Tháng 11 – 2009

01. Tiếng lòng nức nở quê hương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương còn đó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ 04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12499)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 9610)
Tìm Phật ở đâu? Trăm ngàn kẻ điên đi tìm Phật, nếu có tìm thấy một người thì đó cũng không phải là Phật... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10165)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
(Xem: 20503)
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực... Nguyễn Hữu Đức
(Xem: 11702)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt... Hồng Quang
(Xem: 46792)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12143)
Thiền cứu tôi từ tuyệt vọng hơn một lần. Trong những giai đoạn bệnh hoạn trầm trọng nhất, tôi đã được cứu bằng nhận thức rằng kinh nghiệm đau đớn chỉ là nhất thời... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11833)
Các khoa học gia đã tìm thấy Thiền tập đều đặn có thể thay đổi cơ cấu hoạt độnghệ thống kinh mạch bên trong não bộ... Nguyên tác: Marc Kaufman; Trần Như Mai dịch
(Xem: 17916)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10197)
"Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền." Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 17875)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 18257)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 17088)
Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á...
(Xem: 11531)
Tinh yếu của thiền trước tiên là quay cái nhìn vào bên trong tự thể. Muốn như thế chúng ta cần phải biết sử dụng 3 phương tiện...
(Xem: 11688)
Thiền Và Chỉ Quán - Nguyên tác: Thiên Thai Trí Khải, Paul L. Swanson biên soạn, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
(Xem: 19860)
Pháp bản như vô pháp, Phi hữu diệc phi vô, Nhược nhân tri thử pháp, Chúng sanh dữ Phật đồng... Thiền sư Huệ Sinh
(Xem: 7220)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định...
(Xem: 9248)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ”
(Xem: 14933)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạcgiải thoát...
(Xem: 18714)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
(Xem: 15322)
Quán các pháp chẳng thường chẳng đoạn, cũng chẳng phải có, chẳng phải không, chỗ tâm hành diệt, ngôn thuyết cũng bặt dứt. Đó gọi là quán sâu xa thanh tịnh.
(Xem: 17374)
Quyển "Thiền tông quyết nghi tập" này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh...
(Xem: 29839)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31613)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 32885)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 30887)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 32662)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39416)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40518)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 50234)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 16132)
Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
(Xem: 25531)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
(Xem: 17858)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận chớ không nhất thiết chỉ có Đạt Ma tông... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 33401)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 39701)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 44084)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 23142)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữ và Đạt tâm... Thích Giác Nguyên
(Xem: 44145)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42956)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44475)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 39279)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 19306)
Bài tụng giảng về tất cả các pháp đều phát xuất từ một Nguồn (Source), cũng như cành, lá, hoa, trái của một cây đều từ một gốc mà ra.
(Xem: 35728)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 24270)
Chúng ta ai cũng có tánh Phật nhưng chưa phải Phật quả. Phật tánh không rời mình, nhưng ta còn mê, còn quên nên làm chúng sanh.
(Xem: 20448)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
(Xem: 19066)
Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánhgiải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
(Xem: 18976)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
(Xem: 19370)
“Ta có Chánh Pháp Nhãn TạngNiết Bàn Diệu Tâm, nay trao truyền cho ông Ca Diếp”. Thích Đức Trí
(Xem: 20372)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
(Xem: 15610)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 36383)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 20351)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 31592)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15980)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 35984)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 34464)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19543)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18990)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22981)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20230)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant